Sức khỏe Đời sống quanh Ta

Sức khỏe Đời sống quanh Ta

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Sức khỏe Đời sống quanh Ta, Nutritionist, .

21/02/2023

Sự khác biệt của ngành nghề chúng ta
Nhiều khi đi làm đeo khẩu trang ra ngoài gặp đồng nghiệp không nhận ra luôn ạ😶

21/02/2023

Đời mà đâu ai biết trước chữ ngờ🙃

16/02/2023

Bạn nghĩ sao nếu một ngày trong bệnh viện không xuất hiện hình bóng của các cô ĐIỀU DƯỠNG???

17/03/2022

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi Covid-19.
Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên càng ngày càng có nhiều người than phiền mất ngủ.
Theo thống kê, khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của chúng ta cũng thay đổi trong thời đại dịch Covid-19, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính Covid-19 gây ra.
ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay, rối loạn giấc ngủ là một rối loạn rất phổ biến và thường gặp ở bệnh nhân sau mắc Covid-19. Cụ thể, các bệnh nhân sau mắc Covid-19 thường có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu, thức dậy sớm. Do đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động ban ngày vì suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Duy trì một lịch trình sinh hoạt khoa học, nhất quán. Cố gắng ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, và cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.
- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và dành ít thời gian hơn cho tin tức và mạng xã hội trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Giữ môi trường ngủ an lành, với một căn phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối. Cất đồ điện tử xa tầm tay và nên thư giãn bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen nước ấm, đọc sách hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.
- Nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Người khỏi bệnh nên bắt đầu chế độ ăn hậu Covid-19 bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
"Những bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động chức năng hàng ngày có thể dẫn đến trạng thái như lo lắng quá mức, bồn chồn, bất an, buồn chán, chán nản, giảm quan tâm, thích thú các hoạt động hàng ngày. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị sớm nhất", BS Dương khuyến cáo.
------------------
Theo: Dân trí

Photos from Sức khỏe Đời sống quanh Ta's post 15/03/2022

Viêm phổi do COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể, khác với các loại viêm phổi khác. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh viêm phổi COVID-19, bao gồm các triệu chứng và các lựa chọn điều trị thường được sử dụng trong đại dịch.

COVID-19, căn bệnh do SARS-CoV-2 gây ra, tấn công mọi người theo cách khác nhau. Hầu hết những người bị nhiễm virus sẽ có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình: Đau đầu, mệt mỏi, ho… Những người này thường chống lại virus mà không cần điều trị đặc biệt hoặc nhập viện. Đối với những người khác, virus diễn ra nghiêm trọng hơn và trong một số trường hợp, có thể bao gồm sự phát triển của viêm phổi, một biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus, đôi khi dẫn đến nhập viện, thở máy hoặc thậm chí tử vong.

Mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh viêm phổi

COVID-19 là một bệnh hô hấp nghiêm trọng do SARS-CoV-2 gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), COVID-19 có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm ho, sốt, khó thở và mất vị giác hoặc khứu giác… Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng các túi khí nhỏ trong phổi (gọi là phế nang), có thể từ nhẹ đến nặng, phát triển ở bệnh nhân COVID-19, còn gọi là viêm phổi COVID-19.

BS Raymond Casciari, chuyên khoa phổi tại Bệnh viện St. Joseph ở Orange, California cho biết, viêm phổi có thể phát triển do bất kỳ loại virus nào. Trong bệnh COVID-19, virus có thể làm hỏng phế nang và khiến chất lỏng tích tụ trong phổi. Điều đó cũng có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), một dạng suy hô hấp nghiêm trọng.

Viêm phổi do COVID-19 khác các loại viêm phổi khác thế nào?

Bác sĩ Marc Sala, trợ lí giáo sư y học tại Đại học Y Northwestern, Hoa Kỳ, cho biết: Viêm phổi do COVID-19 cũng có xu hướng nặng hơn các dạng viêm phổi khác. So với các dạng viêm phổi khác bao gồm bệnh cúm, COVID-19 tạo ra một dạng viêm nặng hơn, gây ra bệnh nặng và kéo dài ở một số người.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature cho thấy, COVID-19 tác động đến nhiều vùng nhỏ trong phổi cùng một lúc, trong khi nhiều dạng viêm phổi khác ảnh hưởng tới những vùng rộng trong phổi. Sau đó, COVID-19 chiếm quyền kiểm soát các tế bào miễn dịch của phổi và sử dụng chúng để lan rộng khắp phổi trong vài ngày hoặc vài tuần. Khi virus phát tán, nó hủy hoại phổi và gây sốt, huyết áp thấp, và gây hại cho thận, não, tim, và các nội tạng khác. Các nhà nghiên cứu nói rằng các biến chứng nặng của COVID-19 (khi so sánh với các dạng viêm phổi khác) có thể do virus gây bệnh lâu hơn.

Một nghiên cứu khác phân tích bản scan CT và mẫu xét nghiệm của các bệnh nhân bị viêm phổi do COVID-19 và so sánh chúng với những người bị viêm phổi thông thường. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị viêm phổi do COVID-19 có nguy cơ mắc viêm phổi ở cả hai phổi và có các tổn thương dạng kính mờ trên các bản scan, một dấu hiệu bất thường ở phổi.

Triệu chứng của viêm phổi do COVID-19

Bác sĩ Casciari cho biết các triệu chứng của viêm phổi do COVID-19 về cơ bản giống với triệu chứng ở các dạng viêm phổi khác. Chúng bao gồm: Ho, sốt, khó thở, đau ngực dữ dội và đau hơn khi hít thở sâu hoặc ho, chán ăn, mệt mỏi.

Những người mắc viêm phổi do COVID-19 thường cũng có các triệu chứng của COVID-19. Theo CDC, các triệu chứng này bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ và người, đau đầu, tự nhiên mất vị giác hoặc khướu giác, đau họng, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy…

Những ai có khả năng cao bị viêm phổi do COVID -19?

Các bác sĩ khó có thể tiên đoán được ai sẽ mắc viêm phổi do COVID-19. Bác sĩ Sala cho biết: Chúng tôi vẫn chưa hiểu được tại sao một số người bị viêm phổi và những người khác thì không bị. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng một số người có nguy cơ cao hơn, bao gồm những người có yếu tố nguy cơ hoặc mắc các bệnh sau: Béo phì, tiểu đường, cao tuổi, ác bệnh lý phổi nền. Những người uống thuốc ức chế hệ miễn dịch và phụ nữ có thai cũng thuộc đối tượng nguy cơ cao.

Các bác sĩ phát hiện và điều trị viêm phổi do COVID-19 như thế nào?

Trước tiên, các bác sĩ sẽ phải xác nhận là bạn mắc COVID-19 bằng cách xét nghiệm dịch đường hô hấp để phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2.

Một khi đã khẳng định bạn mắc COVID-19, bác sĩ sẽ làm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT để tìm các bất thường trong phổi. Ngoài chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể thu thập thêm thông tin cho việc chẩn đoán dựa trên bất cứ triệu chứng nào bạn đang có.

Phương pháp điều trị cho viêm phổi do COVID-19 là một chủ đề phức tạp. Bác sĩ Hanania cho biết, nhìn chung, chúng ta chưa có thuốc chữa cho các loại viêm phổi do virus. Tuy nhiên, các bác sĩ thường điều trị viêm phổi do COVID-19 với thuốc kháng virus remdesivir, một loại thuốc kháng viêm tương tự như thuốc steroid dexamethasone.

Bác sĩ Casciari cho biết, trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể được dùng kháng thể đơn dòng, tức là các phân tử được sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể thay thế cho kháng thể và có thể khôi phục, đẩy mạnh, hoặc bắt chước lại sự tấn công của hệ miễn dịch lên các tế bào. Ông cũng cho biết chúng không có mặt rộng rãi, và không được sử dụng thường xuyên.

Nhìn chung, nếu bạn có các triệu chứng của viêm phổi do COVID-19, bạn cần phải tới bệnh viện ngay, vì các triệu chứng này có thể rất nghiêm trọng. Theo CDC, các triệu chứng của COVID-19 cần được cấp cứu bao gồm khó thở; đau hoặc nặng ngực dai dẳng; và da, môi, hoặc móng tay màu xám hoặc xanh. Hãy nhớ rằng có thể sẽ còn nhiều triệu chứng khác nữa – nếu bạn thấy có bất cứ triệu chứng nào đáng lo ngại, hãy đến cơ sở y tế.

Cre: http://dongnaicdc.vn/viem-phoi-covid-19-trieu-chung-va-nhung-dieu-can-biet
: Y Học Thực Chứng

12/03/2022

Di chứng hậu Covid thật đáng lo ngại, hàng xóm nhà tôi vĩnh viễn không hát được mấy bài tủ, nhiều nốt cao như mọi khi nữa. 😰
Thật đáng sợ hãi các thứ

Có cần đi khám hậu COVID? 09/03/2022

Nguồn tham khảo cho ai cần. https://suckhoedoisong.vn/co-can-di-kham-hau-covid-19-khong-169220308145919083.htm

Có cần đi khám hậu COVID? SKĐS - Biến chứng hậu COVID-19 là điều khiến không ít người lo lắng, thậm chí còn tìm mọi cách điều trị để "thoát" hội chứng này. Nhưng có phải ai cũng cần đi khám hậu COVID-19?

07/03/2022

Một số thông tin tham khảo về Omicron

+ Omicron có BA.1 (omicron gốc) và BA.2 (omicron tàng hình, thiếu 1 đoạn gien so với BA.1).

+ Hiện tại, các số liệu sơ bộ từ lấy mẫu ngẫu nhiên cho thấy, omicron đang chiếm ưu thế so với delta trong các ca nhiễm mới tại HN và SG. Ở HN thì omicron BA.2 chiếm ưu thế, SG chưa rõ.

+ Nếu đã nhiễm delta thì có thể vẫn nhiễm omicron. Nếu đã nhiễm omicron BA.1 thì vẫn có thể nhiễm omicron BA.2 như thường. Nếu nhiễm omicron BA.2 thì trong vòng 2 tháng khó nhiễm delta hoặc omicron.

Nhìn chung, khi tái nhiễm thì các triệu chứng có vẻ nhẹ hơn, nhưng nguy cơ trở nặng thì chưa rõ.

+ Test nhanh kháng nguyên và PCR vẫn bắt được omicron như thường, nhưng có thể độ nhạy kém hơn. Omicron đột biến chủ yếu ở g*i (gen S) trong khi các test nhanh kháng nguyên và PCR không tìm gen S (mà tìm các gen khác).

+ Dường như các ca nhiễm mới ít bị mất khứu giác, vị giác hơn trước đây, trong khi lại đau họng, sưng họng, khàn tiếng nhiều hơn.

Làm sao biết mình nhiễm delta hay omicron, BA.1 hay BA.2: chịu, trừ phi giải trinh tự gien, PCR ko phân biệt được. Mà dưới góc độ cá nhân, cũng chẳng để làm gì.

+ Dù omicron hay delta thì cũng không nên chủ quan, và cũng không nên sợ hãi. Bình tĩnh, tự tin, không uống thuốc vô tội vạ, nên theo các hướng dẫn chính thống từ Bộ Y tế, Sở Y tế.

+ Molnupiravir hoặc Favipiravir có tác dụng với cả omicron lẫn delta nhưng không có tác dụng phòng lây nhiễm. Không cần tích trữ thuốc khang virus. Chỉ sử dụng khi chắc chắn nhiễm SARS-CoV2, và nên dùng sớm nếu có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ chuyển nặng. Đọc thật kỹ các khuyến cáo về chống chỉ định và thận trọng khi dùng.

Photos from Sức khỏe Đời sống quanh Ta's post 04/03/2022

[TÁI NHIỄM- F0 đã khỏi đừng nghĩ mình “bất tử”]
Sau khi cụm từ F0 không còn xa lạ thì các người bệnh thường tìm kiếm thông tin về khám HẬU COVID mà chưa nghĩ mình sẽ là F0 một lần nữa ít nhất trong khoảng thời gian là 6 tháng. TÁI NHIỄM.
SAI!
Bạn có thể tái nhiễm Covid trong khoảng thời gian rất ngắn khi tiếp xúc với F0 khác ( ít hơn 6 tháng so với bạn dự tính) với một số lý do sau:
1- PHƠI NHIỄM VỚI BIẾN CHỦNG MỚI
2- HỆ MIỄN DỊCH CỦA BẠN CÓ VẤN ĐỀ

Là một loại virus RNA dễ bị đột biến, SARS-CoV-2 đã được báo cáo có thành phần gen không đồng nhất ở các vị trí địa lý khác nhau. Kể từ tháng 8 năm 2020, một số trường hợp tái nhiễm COVID-19 đã được báo cáo.
Các bạn cứ “ thoải mái” nhiễm rồi “thoải mái” khỏi bệnh sau 7-10 ngày.

Nhưng cái sự THOẢI MÁI khi nghĩ mình đã khỏi đã tạo cho tính chủ quan của các bạn. Bạn tiếp xúc với F0 khác khi không có phòng vệ 5K thì CoronaVirus là “ đứa” rất láu cá. Lây lan và nhân lên là quá trình học hỏi, xảy ra đột biến và Bùm!!! 💥
Hàng trăm nghìn biến chủng khác được sinh ra và đứa nào tinh nhuệ hơn sẽ phá được hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch đã xây bằng cách nào đó như : nhảy dù, leo trèo, đục tường, thậm chí chân nó dài hơn cả cái hàng rào miễn dịch nhà bạn. 😰
Tái nhiễm xảy ra. Nên không có 5k thì đừng nghĩ bạn không 2 vạch 1 lần nữa.

Lý do thứ 2 là hệ miễn dịch của bạn “ phèn” quá. Do bạn mắc bệnh hệ thống về miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch ( như corticoid), hệ miễn dịch đã suy yếu sau khoảng thời gian dài đấm đá với đợt COVID lần trước mà chưa kịp hồi phục( hay còn gọi là tái phát)….

Lần tái nhiễm có thể có triệu chứng nhẹ, nhưng 1 loạt trường hợp hiện tại chỉ ra rằng có thể tái nhiễm COVID-19 và lần nhiễm trùng thứ hai có thể dẫn đến các triệu chứng tồi tệ hơn ở gần 20% bệnh nhân và các biến chứng nghiêm trọng ở những người cao tuổi và suy giảm miễn dịch.

Cũng rất khó để phân biệt giữa tái nhiễm COVID-19, tái phát và tái mẫn cảm với PCR trong một số trường hợp.
Theo nghiên cứu tại Nhật Bản do Tiến sĩ Atsushi Sakuraba, Bộ phận Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng, Khoa Y, Đại học Chicago, Chicago, IL 60637, Hoa Kỳ , kể từ trường hợp tái nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận vào tháng 8 năm 2020, đã có một số trường hợp bị tái nhiễm. Nhiều trường hợp thiếu dữ liệu di truyền của hai bệnh nhiễm trùng và vẫn chưa rõ liệu chúng có phải do các chủng khác nhau gây ra hay không. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hệ thống nhanh chóng để xác định các trường hợp bị nhiễm các chủng di truyền khác nhau của SARS-CoV-2 đã được xác nhận bằng PCR và giải trình tự gen của virus.
Tổng cộng có 17 trường hợp tái nhiễm COVID-19 được xác nhận về mặt di truyền đã được tìm thấy.
Một bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có các triệu chứng nhẹ với lần nhiễm trùng đầu tiên nhưng lại phát triển các triệu chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong với lần nhiễm trùng thứ hai.
Nhìn chung, 68,8% (11/16) có mức độ nghiêm trọng tương tự; 18,8% (3/16) có các triệu chứng tồi tệ hơn; và 12,5% (2/16) có các triệu chứng nhẹ hơn với đợt thứ hai. Loạt trường hợp của chúng tôi cho thấy khả năng tái nhiễm với các chủng khác nhau và một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng nặng hơn với đợt thứ hai.
Vậy bạn không đỡ khổ hơn sau khi tái nhiễm đâu.
Tiếp tục 5K anh em nhé!

Photos from Sức khỏe Đời sống quanh Ta's post 03/03/2022

Các tổn thương hậu COVID😷

02/03/2022

Mọi người hãy bình tĩnh lựa chọn các sản phẩm tốt và phù hợp nhé.

27/02/2022

Hãy bỏ suy nghĩ : "Ai rồi cũng F0 - Tiêm đủ 3 mũi rồi thì nhanh khỏi thôi, không lo"...
Nhưng không phải cứ khỏi là không sao đâu ạ
Sau_khi_bị_F0_khỏi rồi nhưng biến chứng để lại rất nguy hiểm có nhiều người khỏi f0 rồi đi chụp rỗ hết phổi.
1. Biến Chứng Phổi
Khó thở, phụ thuộc oxy và xơ phổi, giảm chức năng hô hấp.
2. Biến Chứng Huyết Học
Tắc mạch máu
3. Biến Chứng Hệ Tiêu Hoá
Buồn nôn, nôn, đau bụng và đi ngoài.
4. Biến Chứng Thận
Viêm thận, suy thận.
5. Biến Chứng Hệ Nội Tiết
Đái tháo đường
6. Biến Chứng Da
Ban đỏ, viêm da, mề đay và rụng tóc
7. Biến Chứng Hệ Cơ Xương Khớp
Đau nhức cơ, yếu cơ, mỏi cơ, viêm khớp
8. Biến Chứng Hệ Tim Mạch
Nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim
9. Biến Chứng Hệ Thần Kinh
Lo lắng, trầm cảm, chứng mất trí nhớ, chứng sương mù não.
* TRẺ EM CÓ THỂ MẮC HỘI CHỨNG VIÊM HỆ THỐNG
💥HÃY GIỮ GÌN NHẤT KHI CÓ THỂ
Và khi nhiễm, hãy làm đủ biện pháp, không đc coi thường. Chúc cả nhà bình an, mạnh khoẻ vượt qua mùa dịch 💪💪💪
: NGHIỆN NGOẠI KHOA

22/02/2022

“THUỐC GIẢ” CHỮA COVID?
======================

Mọi người rất sợ hậu Covid, nhưng lại rất tích cực mua “thuốc giả” vế uống, thậm chí uống một loạt thuốc để phòng.

Đó là những thuốc xách tay Arbidol, Areplivir…

Từ tháng 4 năm 2021 đến nay, tôi phải tư vấn cho quá nhiều trường hợp mua và uống những thứ thuốc này. Nhiều người hỏi tôi cho có, rồi lại hỏi các bác sĩ khác, hỏi xong thì nghe theo bạn bè và người bán “thuốc giả” mách chứ không nghe tôi hay lời khuyên của bất cứ ai có chuyên môn.

Tôi mất khá nhiều thời gian về việc này.

Để bài viết không quá dài, tôi chọn một loại thuốc để nói, đó là Arbidol mà tôi bị hỏi nhiều nhất, riêng đêm qua tôi phải mất đến gần 3 tiếng giải thích cho các bệnh nhân Covid.

Арбидол là chữ tiếng Nga.

Viết chữ Nga thì tôi tin chắc sẽ có rất rất nhiều người biết, nhưng khi viết tiếng Latin là Arbidol thì không mấy người biết, hầu hết chúng ta chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng sự thực nó có nhiều trên các kệ thuốc ở Việt Nam với giá rẻ thôi.

Nhưng có người đã phải mua 6 triệu một vỉ 10 viên.

Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn mua rất nhiều kể từ tháng Tư năm 2021, khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát dữ dội. Sau đó đến các vùng nông thôn. Nông dân mua cực nhiều, họ mua tích trữ cho gia đình, cho cả vài thế hệ anh em cha chú, thỉnh thoảng bỏ ra uống như thần dược phòng bệnh Covid.

Арбидол = Arbidol.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, Arbidol có hoạt tính kháng một số chủng virus cúm A, B và , adenovirus, rhinovirus… Tôi đã từng uống thử loại thuốc này. Vào cuối tháng 1 năm 2020, khi đại dịch Covid lan ra toàn cầu, hãng dược Отисифарм (OTCPharm) đã tung ra quảng cáo Arbidol là thuốc hiệu quả chống lại Coronavirus. Đến cuối tháng Ba thì Bộ Y tế Nga tuýt còi, lí do là OTCPharm không đưa ra được bằng chứng thuốc này có tác dụng, mà đang chỉ ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Tháng 1 năm 2021 thì Bộ Y tế Nga lại đồng ý sử dụng.

Một trong những lí do mà Bộ Y tế Nga đồng ý, là dựa vào nghiên cứu trong ống nghiệm, kết qủa Arbidol có tác dụng ức chế đặc biệt với virus.

Như tôi đã nói ở bài viết trước, nghiên cứu trong ống nghiệm rất khác với thực hành lâm sàng, mà tôi đã ví như bạn Thai Hang đái một bãi vào ống nghiệm, thả virus vào rồi cũng chết hết, nhưng nếu khuyến cáo người bệnh uống nước đái của Thái Hằng sẽ không ổn.

Và ngày 22 tháng 9 năm 2021…

Ngày này, Bộ Y tế Nga chính thức loại Arbidol ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid, ngay cả trường hợp Covid nhẹ điều trị tại nhà cũng không được khuyến cáo dùng thuốc này. Tôi có nhiều nguồn tham khảo, nhưng để tiện cho bạn đọc kiểm chứng, tôi chỉ cần dán link của trang RBC vào phần comment, mọi người có thể đọc tất cả những thông tin tôi viết ở trên.

Tiếp tục ở Trung Quốc, thuốc này cũng được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngay từ đầu năm 2020, tôi đọc khá nhiều nghiên cứu. Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã liệt kê thuốc này vào nhóm nghiên cứu điều trị Covid. Tôi cho rằng Trung Quốc nghiên cứu Arbidol mạnh mẽ hơn Nga.

Trưởng nhóm nghiên cứu là Giáo sư Lý Lăng Hoá.

Bạn đọc kiểm chứng bằng những từ khoá liên qua tới Gs Lý Lăng Hoá, phiên âm là Li Linghua, tên tiếng Trung của ông là 李凌华, vì nhiều tài liệu mà tôi đã đọc nên chỉ cần từ khoá sẽ tìm ra.

Gs Hoá khẳng định: Arbidol điều trị Covid không có sự khác biệt về tỉ lệ hạ sốt, giảm triệu chứng ho và tỉ lệ cải thiện hình ảnh CT ngực; cũng không có sự thay đổi rõ ràng các các triệu chứng bất lợi do dùng thuốc như tiêu chảy, buồn nôn và chán ăn.

Tức là thuốc “vô thưởng vô phạt”.

Từ tháng Tư năm 2020, Trung Quốc đã loại bỏ Arbidol ra khỏi thuốc điều trị Covid, còn sớm hơn cả Nga tới một năm rưỡi. Tôi xin dán vào cmt một đường link nghiên cứu cho thấy Arbidol chẳng có tác dụng gì điều trị Covid, do nhóm của Gs Hoá thực hiện, để bạn đọc tham khảo.

Vậy “Thần dược” này là gì và tại sao chúng ta ít nghe đến?

Арбидол tiếng Nga, hay cách viết khác Arbidol tiếng Latin, đó là thuốc kháng virus phổ rộng, hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói đến. Thành thật mà nói, tôi cũng không sử dụng thuốc này trước đây, cho đến mãi sau này tôi mới sử dụng vài lần. Арбидол là thuốc kháng virus do Liên Xô phát triển. Mọi người chú ý nhé, tôi viết hẳn chữ Liên Xô mà không viết là Nga. Bởi vì Liên Xô là trước năm 1991 và Nga là sau đó.

Ý tôi muốn nói loại thuốc này đã có từ rất lâu đời.

Arbidol nhập vào VN chủ yếu từ Trung Quốc. Mà ở Trung Quốc, đến giờ mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất Arbidol. Hãy nhớ rằng Trung Quốc có 1,7 tỉ người. Ngoài hai nước Nga và Trung Quốc, hiện tôi chưa tìm thấy quốc gia thứ ba nào sản xất Arbidol.

“Thần dược” mà quá hiếm thì là điều lạ.

Lí do Arbidol không được sản xuất ở các quốc gia khác, theo tôi, có lẽ vì thuốc này độc hại quá mức. Có câu “thị dược tam phân độc”. Nghĩa là thuốc bổ cũng chỉ có tác dụng bảy phần, còn lại ba phần độc, nói gì thuốc chữa bệnh. Sử dụng thuốc này có một số tác dụng phụ về đường tiêu hoá và tim mạch. Đó rất có thể là lí do chỉ có Nga và Trung Quốc tích cực sản xuát Arbidol, các quốc gia khác ít quan tâm, thuốc đã có từ rất lâu.

Bản thân tôi, có vài lần nhiễm virus tôi dùng thử, có thấy bị tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn và những dấu hiệu khác. Từ đó tôi không khuyến khích bệnh nhân uống thuốc này. Tôi cũng bẵng quên đi, cho đến khi đại dịch Covid bùng phát thì tôi đọc rất kĩ về Arbidol, tôi nghĩ nó không đến Việt Nam, nhưng sự thực thì ngược lại.

Chúng ta đã từng chống thuốc ung thư giả!

Vụ án VNPharma với thuốc ung thư giả, vẫn chưa khép lại, nhưng hôm nay lại có rất nhiều người uống “thuốc giả” điều trị Covid.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa thuốc giả là thuốc có sự giả mạo và gian lận, liên quan đến nhận dạng và nguồn gốc. Định nghĩa này hơi khó hình dung với người ngoài ngành. Tôi thấy khái niệm thuốc giả của Châu Âu và Mỹ dễ hiểu hơn nhiều, có phân ra làm 6 loại và thuốc chữa ung thư giả của VNPharma thuộc nhóm đầu tiên, nay thì những thuốc chữa Covid nhập lậu như Arbidol cũng vậy.

Theo quy định của châu Âu và Mỹ về nhóm thuốc giả hàng đầu này là, thuốc chính hãng, nhưng bị ăn cắp bán lậu ra ngoài, hoặc bị xuất vào những quốc gia nhưng chưa được cấp phép, hoặc bằng cách dán nhãn sai để phù hợp cấp phép. Arbidol xách tay từ Nga cũng vậy. Tôi cho rằng thuốc có thể được sản xuất đúng từ hãng OTCPharm của Nga, nhưng ở Việt Nam không cấp phép, nên nó là thuốc lậu.

Thuốc lậu có nghĩa là thuốc giả.

Người Việt tích cực chống thuốc giả nhưng lại đang vô tư uống “thuốc giả”. Và tôi cứ nghĩ rằng, trong số những người uống các loại thuốc ấy, nó vô thưởng vô phạt với Covid, nhưng liệu có bao nhiêu người trong đó bị “hậu Covid”.

Chiều qua, sau hai ngày tư vấn cho gia đình bệnh nhân Covid, đến cuối cùng tôi nhận được một cái “đơn thuốc” có 7 loại, đủ cả kháng sinh lẫn thuốc kháng Covid.

Tôi chỉ biết lắc đầu từ chối.

Qua thực hành khám chữa bệnh, tôi thấy nhiều cháu bé ho sốt, gia đình nghe ngóng cho uống 4-5 loại thuốc mà tôi xem không ổn. Nhiều cháu sau đó bị hen phế quản. Tôi cũng nghiệm ra rằng, thế hệ trẻ hôm nay bị hen phế quản và dị ứng rất nhiều, thế hệ tôi trở lại trước nhóm hen phế quản và dị ứng chủ yếu “con cơ quan”, tôi sử dụng thuật ngữ này như một hội chứng.

Đừng để có hội chứng “Con cơ quan” biến thành hậu Covid.

Bs Trần Văn Phúc

21/02/2022

CHIA SẺ TỔNG HỢP CỦA BÁC SĨ TRƯƠNG HỮU KHANH VỀ CHĂM SÓC, THEO DÕI NGƯỜI BỆNH MẮC COVID

Không có chọn lựa khác, bình tĩnh và bình tĩnh
Mỗi người chúng ta đều có thể là F0 hay F1 hay F2 bất cứ lúc nào
Số ca bệnh sẽ tăng trong 5-7 ngày tới, có tăng nữa sau đó hay không phụ thuộc vào mỗi người chấp hành đúng giãn cách
1. Nếu bạn là F0 không triệu chứng trong khu cách ly: uống đủ nước , uống nước đều, giờ giấc nghỉ ngơi và vận động cố gắng như ở nhà, tự vệ sinh và giữ thông thoáng trong phòng cách ly. Giữ vệ chung trong khu nhà vệ sinh, mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch và thường xuyên. Khi có triệu chứng gì khó chịu, bình tĩnh báo cho nhân viên y tế. Có thể bạn sẽ chứng kiến trong phòng nhiều người chuyển đến , nhiều người chuyển đi cũng là hiện tượng bình thường
2. Nếu ban F 0 nhưng chưa được chuyển đến khu cách ly. Bình tĩnh chờ, thực hiện giống như trong khu cách ly. Phải giữ khoảng cách trên 2 m và luôn mang khẩu trang đúng, tấm che giọt bắn vì có thể bạn sẽ lây thêm cho thành viên khác trong gia đình
3. Nếu bạn là F 1 trong khu cách ly, rất có thể bạn chưa bị lây nên thường xuyên mang khẩu trang đúng tấm che giọt bắn , hạn chế tối đa mặt đối mặt dưới 2 m với người khác , tốt nhất nên tự theo dõi nhiệt độ. Cũng uống nhiều nước, xúc miệng, rửa tay, giữ vệ sinh như F 0 trong khu cách ly. Phòng thông thoáng là rất quan trọng
4. Nếu bạn là F1 nhưng chưa được đi cách ly. Thực hiện đúng như F 1 đang cách ly tại nhà. Bạn có thể chuyển thành F 0 hay đang là F0 ( cho đến khi có xn âm tính), bạn có thể lây cho các thành viên khác trong gia đình. Làm mọi việc giống như F 0 mà chưa đi cách ly. Khẩu trang đúng, tấm che giọt bắn và khoảng cách trên 2 m là rất quan trọng
5. Nếu trong gia đình có người là F0 thì cả nhà là F 1 nhưng có thể chưa lây cho nhau nên thực hiện như F 1 và chờ
6. Nếu trong cơ quan có người F 0, F 1 phải nhớ lại lịch sử tiếp xúc để biết mình là F nào
7. Nếu bạn là F 2 bình tĩnh tự phòng bệnh cho bản thân, phòng bệnh cho người nhà, chờ kết quả F 1. Nếu chỉ gặp F 1 vài lần và F0 cũng tình cờ gặp F 1 thì yên tâm nếu F 1 âm tính trước khi vào khu cách ly hay cách ly tại nhà
8. Nếu bạn ở khu phố, hàng xóm có F 0,F1. Chuyện này không lạ vì cộng đồng có bệnh nhiều rồi. Vi rút không bao tự nhiên đi vào nhà và tấn công vào khuôn mặt mình. Chỉ có tiếp xúc trực tiếp dưới 2 m VÀ KHÔNG CÓ PHÒNG HỘ KHUÔN MẶT. Tự nhớ lại khả năng tiếp xúc của bản thân với hàng xóm để biết mình có bị lây không
9. Tất cả những người khác đều có thể bị lây nếu lơ là, đặc biệt là người trẻ đi ra ngoài mang mần bệnh về. Chỉ có khẩu trang đúng thường xuyên, tấm che giọt bắn khi tiếp xúc với bất cứ ai mới bảo vệ được bản thân và gia đình.
KHÔNG CÓ CÁCH KHÁC. NẾU THỰC HIỆN ĐÚNG KHÔNG THỂ BỊ LÂY
Còn thắc mắc thì coi bài ghim

Hồn ai nấy giữ nghĩa là
1 . Vaccin: tìm mọi cách để được chích và chích đủ 2 mũi càng sớm càng tốt
2. Khuôn mặt bàn tay là vô cùng quan trọng:
- Khẩu trang đúng, tấm che giọt bắn. Tấm che giọt bắn cũng rất quan trọng vì ngắn giọt bắn văng vào da mặt và bỏ thói quen đưa tay lên vùng mặt. Thực hiện như với bất cứ ai, không chừa ai hết. Trong cùng một gia đình làm được cứ làm
- Bàn tay : rửa tay nhiều nhất có thể thấy chai cồn là rửa
3. Thông thoáng: càng thông thoáng càng tốt, nếu không thể thì kiếm đèn UV mà dùng (có hệ thống vừa mở mà không hại đến người)
KHÔNG LÀM THEO BỊ LÂY RÁNG CHỊU AI BIỂU
Còn những thứ khác bây giờ chả giúp được gì nhiều, chỉ mất sức thêm thôi

Chích ngừa vaccin Covid
1. Ai nên chích
- Không có chuyện người thể trạng yếu ớt thì chích sẽ bị hành nhiều, có người to như voi cũng bị hành, có người như sên nhưng lại không bị hành
- Không có chuyện người đang bị bệnh nền ổn định thì chích vô sẽ ảnh hưởng bệnh nền, người bệnh nền càng nên chích ngừa vì người bệnh nền mắc Covid rất dễ biến chứng nặng. ( bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đặt xì ten, viêm gan b,c, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu g6pd …mấy bữa nay bị hỏi quài, ổn định là chích, càng nên chích)
- Không có chuyện người lớn tuổi chích vô bị hành nhiều , ảnh hưởng sức khỏe, người càng lớn tuổi hành càng ít bị hành
- Rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng ảnh hưởng đến chích vaccin, chích xong vẫn uống thuốc hàng ngày bình thường
2. Những nhóm người này vẫn chích được
- Dị ứng phản ứng phản mức độ 2 (phù mặt , nôn ói đau bụng dữ dội, phải chích adrenalin) với tất cả các thứ ( thức ăn, thuốc…)
- Phụ nữ mang thai ( nước ngoài họ cho chích nếu nguy cơ mắc bệnh cao)
- Cho con bú , nước ngoài chích xong vẫn bú phà phà. Nên chích và bú bình thường
- Người đang bị ung thư giai đoạn cuối, đang chứ không phải đã chữa ổn định.
- Người đang xơ gan giai đoạn cuối
3. Ai khoan chích chờ qua cơn rồi chích
- Trẻ dưới 18 tuổi chưa có chich, bây giờ chích cho người lớn thôi
- Đang bệnh cấp tính
- Đang uống thuốc ức chế miễn dịch, nếu ngưng 14 ngày rồi thì chích
4. Trước khi chích nên làm gì
- Hợp tác khai báo y tế, thực hiện các thủ tục, trật tự khoảng cách
- Bình tĩnh, không đọc tin tức lung tung về vaccin làm gì, chích vaccin là cơ hội tốt không được bỏ qua tầm tay
- Không uống cà phê nhiều vì khi khám sàng lọc mạch nhanh,quá, tim đập thình thịch lại phiền
- Ngồi nghĩ thư giãn chút rồi khám sàng lọc, chứ không đi lật đật huyết áp tăng lên lại phiền
- Có một số người nguy cơ thì chích tại bệnh viện hay chích cuối buổi
5. Trong vòng 30 phút ở tại nơi chích ngừa nên làm gì
- Giữ khoảng cách an toàn, không bàn về chuyện hành của vaccin sau chích
- Thư giãn, nói chuyện vui cũng được
- Báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều ( tình huống này rất hiếm )
6. Về nhà làm gì, sẽ bị hành hay không thì tuỳ và nhiều kiểu khác nhau, 6 tiếng đầu đa số phơi phới vui vẻ. Sáu tiếng sau thì:
- Kiểu 1: khỏe re, không thấy gì đặc biệt, đau chút chút nơi chích, hay suy nghĩ ủa ủa sao kỳ vậy ta, chắc tại …, hay là… kệ, người ta có người này người khác
- Kiểu 2: thường gặp nhất, rêm mình, g*i g*i sốt, cảm thấy quải quá, sốt nhẹ, đêm đầu sẽ khó ngủ chút, đau đầu chút chút, 24-36-48 tiếng hết, đa số nhóm này đi làm bình thường, người nào nói không đi làm nổi là do nhõng nhẽo
- Kiểu 3: sốt cao , mệt mỏi quá, sốt run cầm cập, đau nhức mình quá, uống thuốc giảm đau hạ sốt mà nó cũng giảm chậm quá. Cũng ráng gồng mình chịu đựng , cũng 24-36-48 tiếng hết, hiếm ai 72 tiếng mới hết
- Kiểu 4: đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều , quài, tầng xuất ra vào nhà vệ sinh tăng lên đột ngột, ăn uống không được, ráng ăn chút một cũng sẽ ổn sau 24-48 h. Mệt quá thì vào bệnh viện truyền nước biển
- Người có bị cao huyết áp hay khi đi khám sàng lọc mới biết huyết áp hơi cao thì nên đo huyết áp mỗi 4-6 h trong 24 h đầu sau chích
Sau 4 ngày mà còn đau nơi chích, đau nơi nào đó trên người quài, nhiều thì đi khám hay gọi điện thoại hỏi tư vấn
7. Chích ngừa vaccin này không có chuyện sinh ra con vi rút Covid trong người ( đồn lung tung), chích xong thường 14 ngày mới có tạo kháng thể, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần tuỳ. Đa số mũi 2 ít hành hơn mũi 1 nhiều
8. Bây giờ tỷ lệ chích ở công đồng còn thấp lắm, chích ngừa rồi vẫn 5 K nghiêm chỉnh
CHÚ Ý VACCIN KHÔNG CÓ VI RÚT COVID, VACCIN KHÔNG BAO GIỜ TẠO RA VI RÚT COVID, VACCIN KHÔNG LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XN

Nếu bạn sợ bị hoãn mất cơ hội vì cao huyết áp lúc khám sàng lọc nên:
Bây giờ nên theo dõi huyết áp của mình vì nhiều khi bản thân bị mà không biết, nếu bị thì tư vấn bs hay khám
Không nên ăn mặn, không lo lắng về chuyện chích ngừa sắp tới, người ta chích nhiều lắm rồi, tôi cũng chích rồi
Thư giãn trước khi vào khám sàng lọc , nghe chuyện tiếu lâm càng tốt, hít thở đều

Kén vaccin , chờ vaccin
Cho tới hiện nay vaccin AZ hay những vaccin của Mỹ đều có giá trị phòng không bị nặng và không tử vong ngang nhau
Câu chuyện nghe tác dụng phụ hành nhiều ít thì nên hỏi những người đã chích vaccin Pfizer hay Moderna sẽ biết hành cỡ nào, học trò và đồng nghiệp tôi bên Mỹ cho biết vaccin này cũng “vật” te tua và cũng có người này người khác.
Tâm lý chờ vaccin Mỹ có lẽ do đọc nhiều và thấy VN chích hành nhiều VÀ đặc biệt những ca tử vong trùng hợp. Về xác suất khi chích vaccin Mỹ cũng sẽ được nghe như vậy vì chích nhiều và số người đột tử khi không có chương trình vaccin luôn luôn có và sẽ có trùng hợp khi chích vaccin Mỹ và …
Việc bộ y tế nói có thể chích xen kẻ giữa các loại với nhau và nghe tin về vaccin Mỹ có thể làm mọi người chờ. Điều này sẽ rủi ro cho người chờ
Khi phủ vaccin cho cộng đồng sẽ có nhiều mục tiêu
- Làm sao nhiều người chích 1 mũi nhất
- Làm sao để người xung trận chiến đấu chích đủ 2 mũi sớm nhất
- Làm sao để người dễ mắc bệnh và khi bệnh sẽ nặng chích được 1 mũi rồi 2 mũi sớm nhất
Vaccin nhiều nguồn nhiều loại và không chủ động được nên có cơ hội thì lo mà chích: ít nhất 1 mũi, rồi 2 mũi cách nhau tầm 4-5 tuần rồi mới đến 2 mũi cách nhau 8-12 tuần. Chứ kén và chờ chẳng may bị bệnh và sợ nhất là bệnh xong lây cho người nguy cơ cao trong nhà thì không biết nói và than thế nào
CÓ LÀ CHÍCH

Chích ngừa và phản ứng sau tiêm chủng ( đoán trước sẽ phải viết bài này)
Phản ứng gì đó sau chích ngừa được dịch sang tiếng việt từ chữ event. Chữ event trong giới nghệ sĩ thì rất vui, có thảm đỏ, có ca hát tiệc tùng, còn chữ event trong tiêm chủng thì làm người dân và nhà quản lý lo lắng và tìm nguyên nhân giải thích cho rõ ràng
Hiện nay có chiến dịch tiêm vaccin Covid cực lớn, có thể cả đời người không thấy được, càng chích nhiều sẽ càng có nhiều “event” chuyện này đối với người thường xuyên làm tiêm chủng ở trẻ em không có gì lạ
Phản ứng sau tiêm chủng được chia làm 2 nhóm thông thường và nghiêm trọng. Thông thường thì ai cũng biết, còn nghiêm trọng thì dễ bị bàn tán gây lo lắng trong cộng đồng và có thể sẽ “phá nát” vai trò của tiêm chủng, đặc biệt là khi có sự vô tình hay cố ý của truyền thông mạng và ngay cả báo chí chính thống.
Một dạo trẻ em đã phải trả giá bằng những cái chết vì chuyện này. Bệnh sởi năm 2014,15, bênh ho gà, bệnh bạch hầu…gần đây chuyện này đã đỡ hơn nhiều vì báo chí chính thống hiểu vấn đề, hợp tác đưa tin đúng bản chất của vấn đề.
HIỆN NAY CẦN BIẾT
Bình thường khi không có chiến dịch chích ngừa Covid ở Việt Nam có bao nhiêu trường hợp đột tử. Chắc chắn rằng mỗi người chúng ta đều nghe nói hay biết chính xác, thậm chí là người thân của mình đang rất khỏe mạnh những ngày trước rồi ra đi vì đột tử mà không hề có chích ngừa.
NẾU
Trong chiến dịch hiện nay nếu ghép những ca đột tử vào nguyên nhân do vaccin thì sẽ còn nhiều vì sắp tới số người chích sẽ ngày càng nhiều mà hiện tượng đột tử không bao giờ không có trong thời gian chiến dịch diễn ra
Theo mô tả của 2 trường hợp đột tử gần đây ( và sắp tới sẽ còn nữa) không giống liên quan tới vaccin vì không phải sốc phản vệ vì đã hơn 24 giờ sau chích. Không hề có nguyên nhân gây đột tử vì vaccin trong nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tế chích ngừa trên toàn thế giới

Website