Sống thức tỉnh, hạnh phúc bằng Phật pháp nhiệm mầu

Sống thức tỉnh, hạnh phúc bằng Phật pháp nhiệm mầu

Để có một cuộc sống thức tỉnh, hạnh phúc, an nhiên, ấm áp trong ánh sáng nhi?

21/02/2024

Duyên đến nên quý giữ
Duyên hết nên nhẹ buông
Hoa nỡ là hữu tình
Hoa rơi là vô ý
Người đến là duyên khởi
Người đi là duyên tàn
Duyên nặng sâu thì hợp
Duyên nhẹ mỏng thì tan
Vạn pháp đều do duyên
Vạn sự cũng tùy duyên
Không thể cầu hoa mai
Mãi e ấp buổi đầu
Khi xuân đã nhè nhẹ
Rời đi qua ngoài song thưa...

21/02/2024

PHƯỚC ...
Phước cũng giống như tiền tiết kiệm để dành hàng ngày, khi gặp tai nạn hoặc lâm nguy, bạn luôn có sẵn để dùng.

Khi làm được các việc thiện nên hồi hướng phước báu cho mọi người, nhờ đó lòng mình cũng được rộng mở, đạo đức càng thêm sâu dày.

Phước phải do chính mình tạo nên chứ không phải cầu mà có. Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước.

Nếu bình thường bạn chịu khó gánh vác công việc, giúp người, giúp đời, làm nhiều hơn mức mình được trả lương hay mức đang hưởng thụ, và biết tạo phước (giúp đỡ người nghèo khổ, phóng sanh cứu vật, cúng dường Tam Bảo, hiếu thảo với cha mẹ ...) thì phước càng ngày càng tăng. Đương nhiên làm ngược lại, lười biếng, muốn hưởng, lười làm, ít giúp người thì ngày càng mỏng phước.

Không biết tiếc phước (tiêu dùng, mua sắm lãng phí, ăn uống vô độ, không phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu, sân si thù hận,...) thì khi gặp nạn tai có cầu xin van vái khắp nơi cũng không có người giúp.

Phước như cái áo hộ thân, khi phước mỏng, phước rách, hoạ liền đến ngay, hoạ đã đến thì liên tiếp, như người rách áo ra trời mưa gió lạnh, không chỉ mỗi đỏ mũi húng hắng đâu. Câu "hoạ bất trùng lai" là ý đó.

Chính vì vậy, đừng coi thường việc gieo phước hàng ngày.
Vô Thường
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

19/02/2024

Dối trời, dối Phật, dối nhân sinh
Đố ai dối được lòng mình tự soi
Trốn đời, trốn nợ, trốn tình
Đố ai trốn được nghiệp mình đã gieo.

12/02/2024

- Ngày mới, chưa hẳn là ngày Xuân
Nhưng ngày Xuân thì bao giờ cũng mới.
- Người đẹp chưa hẳn là người tốt
Nhưng người tốt thì luôn là người đẹp.
- Người cười chưa chắc đã vui
Nhưng người vui thường hay nhoẻn môi cười.
CUNG kính mời nhau một tách trà
CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua
TÂN niên hạnh phúc và như nguyện
XUÂN đến bình an khắp mọi nhà.
VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết
SỰ đời Phước Lộc được thăng hoa
NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng
Ý nguyện vẹn toàn đẹp khúc ca.
Thầy Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ

10/02/2024

HỌC CÁCH CHẤP NHẬN...!!!
- Học cách chấp nhận rằng hạnh phúc nào rồi cũng nhạt phai.
- Học cách chấp nhận là tình yêu không bao giờ vĩnh cửu.
- Học cách chấp nhận không nuối tiếc quá khứ để sống cùng hiện tại.
- Học cách chấp nhận rằng vật chất là phù du, có hôm nay rồi mai lại mất.
- Học cách chấp nhận cuộc sống là muôn vàn thử thách ta phải đương đầu.
- Học cách chấp nhận rằng cho đi là mất mát, nhưng ngay sau đó sẽ đón nhận được hạnh phúc từ sự biết cho đi
- Học cách chấp nhận rằng mỗi sai lầm trong cuộc sống là một bài học để giúp ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ.
- Học cách chấp nhận một ngày nào đó vì cuộc sống ta cũng sẽ phải đứng vững một mình để tranh đấu và sinh tồn.
- Học cách chấp nhận rằng thất bại để có được thành công.
- Học cách chấp nhận là mọi vật chung quanh chúng ta cũng sẽ thay đổi thì lòng dạ người ta cũng là như thế.
- Cuộc sống vốn không hoàn hảo, và con người không mấy ai hoàn hảo trên đời.
Biết bản chất cuộc đời là như vậy, biết cách chấp nhận mọi điều như vậy, thì bạn sẽ có bản lĩnh sống an nhiên giữa đời nhiều sóng gió...!!!

29/01/2024

🙏🙏🙏TỰ NHẮC MÌNH
1. Hạnh phúc là để cảm nhận, không phải để ba hoa.
2. Công danh là để cống hiến, không phải để kiêu mạn.
3. Vật chất là để sử dụng, không phải để khoe khoang
4. Tiền bạc là để chi tiêu, không phải để so lường.
5. Cuộc sống là để trải nghiệm, không phải để toan tính.
6. Tình cảm là để chia sẻ, không phải để lợi dụng.
7. Cha mẹ là để hiếu thuận, không phải để đòi hỏi.
8. Bạn bè là để sớt chia, không phải để lấn lướt.
9. Niềm Tin là để chắc chắn, không phải để lường gạt.
10. Người thân là để chăm sóc, không phải để tổn thương.
Làm được vậy tự khắc sẽ AN ỔN.

29/01/2024

KHI BẠN CẢM THẤY CÔ ĐƠN...!!!
- Hai từ thường lập đi lập lại trong FaceBook của nhiều bạn trẻ là: ”BUỒN và CÔ ĐƠN”.
Dường như chưa có ai trong cuộc đời chưa từng trải cảm giác đó. Cảm giác của sự cô đơn. Đó là những lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn đông người, đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa cách, đang cùng bạn bè vui đùa mà vẫn thầm tự nhủ: “Nào có ai hiểu lòng ta”.
- Cô đơn đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà không biết tỏ cùng ai, kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết nhất. Là khi ta thấy mình như bị bỏ lại đằng sau trong một thế giới đang rộng ra mãi. Là khi ta thấy tràn ngập trong tâm hồn mình một nỗi buồn dai dẳng không tên. Và rất nhiều khi chỉ là nỗi buồn vô cớ. Cô độc là một tâm trạng đáng sợ. Có người trốn chạy sự cô độc bằng cách… ngủ vùi. Có người cố lấp đầy nó bằng niềm vui ồn ào ở Vũ trường hay trong những trò Games, cũng có người gặm nhấm nó bằng nước mắt. Có người thăng hoa vào nghệ thuật. Nhưng cũng có người bị nó bủa vây không lối thoát, để rồi tìm đến cái chết chỉ vì cảm thấy quá cô đơn. Ít hay nhiều, khi rơi vào sự cô đơn, chúng ta đều cảm thấy tâm hồn mình là một khoảng không đáng sợ, và ta tự hỏi: “Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây?” Nhưng, bạn biết không, khoảng trống đó không phải để lấp đầy...
- Bản chất của con người vốn là cô đơn. Đó là sự thật. Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy cô độc. Cả những người cởi mở, vui tính nhất, hay những người đang chìm đắm trong hạnh phúc vô biên, vẫn luôn có những khoảnh khắc không thể chia sẻ cùng ai. Những khoảng trống mà ở đó chỉ mình ta đối diện với chính ta. Không phải vì chia tay 1 người bạn, hay mất đi một người thân, hay khi một mối tình tan vỡ thì nó mới xuất hiện. Khoảng trống đã có sẵn ở đó rồi. Luôn luôn ở đó, trong mọi con người.
Tôi sẽ đọc cho bạn nghe bài thơ Haiku này:
”Những lỗ trống trong củ sen
Khi ta ăn. Ăn luôn cả nó.”
Bạn thấy chăng? Những lỗ trống là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. ĐỐI DIỆN với nó. Đừng ngại nói: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô đơn” nếu bạn muốn được chia sẻ . Nhưng cũng đừng ngại nói “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại, vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách chúng ta đối xử với nó .
Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống. Bạn càng muốn trốn chạy thì nó càng bám đuổi. Bạn càng muốn vùi lấp thì nó càng dễ quay lại vùi lấp chính bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng nên tìm cách lấp đầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện với nó.
Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là đã chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của khoảng trống tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng, có những lúc, mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn.
Mỗi lần vào căn phòng đó, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh, tranh thủ khoảnh khắc đó để khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui. Và bạn hãy cùng tôi thử tập sống đời phụng sự tha nhân trong từng hành động nhỏ nhặt, khi ta làm việc lợi ích cộng đồng, cái cảm giác cô độc sẽ biến mất một cái tự nhiên như giọt nước được hòa vào trong đại dương bao la...
Cô độc là sống một mình
Cô đơn ở giữa muôn nghìn... cô đơn.

28/01/2024

Nhiều người cả đời bôn ba, để mong đến cuối cùng tìm được một góc tĩnh lặng giữa cuộc sống ngày càng ồn ã, mà quên mất góc tĩnh lặng thật sự giữa thế gian vô thường này chính là trái tim mình.
Người đời thường đổ cốc nước đục trong tay đi rồi ngược xuôi khắp chốn tìm một cốc nước trong, mà người đâu hay, chỉ cần để yên một lát, đợi tạp chất lắng xuống là trong tay đã có được một cốc nước trong.
Chỉ cần lòng tĩnh lặng, mọi bụi bặm sẽ lắng xuống, bất an tan theo gió mây, nơi đó trở thành một góc an yên che chắn cho mình giữa cuộc đời đầy biến động.
Phía sau mỗi vết sẹo lành đều có một nỗi đau, phía sau sự tĩnh lặng của một người có một câu chuyện bão giông đã lặng.

26/01/2024

"Người ta vui không phải vì sở hữu nhiều, mà nhờ tính toán ít."
Làm người, còn sống được là tốt.
Có cơm để ăn, có nước để uống, có áo để mặc, có giường để ngủ, có núi để leo, có sách để đọc, có việc để làm, có đường để đi, có Xuân để đón, có người làm bạn chính là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi!?
Ta đang ''sở hữu'' nhiều hạnh phúc lắm, vì mãi đi tìm hạnh phúc phía trước nên ta không nhớ ra đó thôi!!.

Photos from Sống thức tỉnh, hạnh phúc bằng Phật pháp nhiệm mầu's post 25/01/2024

Tổng hợp các bài văn khấn cho tết âm lịch 2024. Xin được chia sẻ để tất cả mọi người cùng lưu về dùng cho năm mới.
Kính chúc tất cả luôn an lành !

21/01/2024

Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi ta đã bị làm hại, bị tổn thương, bị phản bội, bỏ rơi hay bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi.

Thử tưởng tượng thế giới này sẽ ra sao nếu sự tha thứ không có mặt. Thử tưởng tượng chúng ta sẽ như thế nào nếu mọi người đều giữ chặt mọi tổn thương, mọi bất mãn, mọi sân hận phát khởi khi ta cảm thấy bị phản bội. Nếu ta cứ giữ mọi thứ đó trong tâm, không chịu buông bỏ chúng, thì cuộc sống sẽ khốn khổ thế nào.

Không biết tha thứ là ta phải mang theo mình những khổ đau của quá khứ. Như Jack Kornfield đã nói, “Tha thứ là xóa bỏ mọi hy vọng làm cho quá khứ tốt hơn”. Trong ý nghĩa đó thì tha thứ không phải là cho hành động ác hại nào của ai đó; mà là cho mối liên hệ của ta đối với quá khứ của mình. Khi bắt đầu khởi lên lòng tha thứ, đó chính là sự khởi đầu tu tập cho bản thân ta.
Ngài Đại Trưởng lão Ghosananda, một Tỷ-kheo Nguyên thủy, được biết đến với danh hiệu là “Gandhi của Campuchia”. Ngài thường hướng dẫn những cuộc thiền hành Dhammayietra (Cuộc hành hương của chân lý) vào đầu những năm 1990, sau khi các hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc nội chiến giữa Khờ-me Đỏ và chính quyền Campuchia mới đã được ký kết.

Khi ngài Ghosananda mất năm 2007, ở tuổi 78, một bài điếu văn đăng trên báo The Economist đã tả chi tiết về những trải nghiệm của ngài khi đi xuyên suốt Campuchia sau chiến tranh. Ngài thường thấy chiến tranh vẫn còn dữ dội. Rốc-két vẫn bay trên đầu người đi hành hương, các cuộc đọ súng vẫn xảy ra quanh họ. Một số người hành hương đã bị giết. Nhiều người vì sợ hãi đã quay trở về, nhưng ngài Ghosananda dứt khoát chọn đi qua những ngả đường còn có xung đột. Đôi khi những người thiền hành bị mắc kẹt vào giữa các dòng người tị nạn dài dằng dặc, chân sưng tấy giống như họ, lê lết theo những chiếc xe bò và xe đạp chở đầy gối nệm, nồi niêu và mấy chú gà. “Chúng ta phải có can đảm rời bỏ ngôi chùa bình an của mình”, ngài Ghosananda cương quyết nói, “để đi vào các ngôi chùa đầy dẫy khổ đau của chúng sanh”.

Dầu Khờ-me Đỏ đã không cho thờ cúng, đã cào bằng các tự viện, quăng các tượng Phật đã bị hủy hoại xuống sông, các tập quán cũ vẫn còn. Khi những người lính nghe ngài Ghosananda khuyên bảo, “Sân hận không thể xóa bằng sân hận; sân hận chỉ có thể xóa bằng tình thương yêu”, họ đã buông bỏ vũ khí, quỳ xuống ven đường. Dân làng mang nước ra để ngài tịnh hóa, và họ ghim những cây nhang đang cháy vào đó như là dấu hiệu chiến tranh đã chấm dứt… Ngài không thể rời bỏ thế gian. Thay vì chỉ dốc tâm lo cho tự viện của mình, ngài đã dựng lên những căn lều tạm làm chùa trong các trại tị nạn.

Trưởng lão Ghosananda đã xây dựng các ngôi chùa này dù các thế lực tàn dư của Khờ-me Đỏ đã đe dọa giết ngài nếu không vâng lời chúng. Khi hàng ngàn người tị nạn kéo đến các chùa này, ngài phát cho họ bản kinh Tâm từ của Đức Phật in trên những tờ giấy sờn rách:

Với tâm rộng mở

Ta ôm ấp tất cả mọi chúng sanh:

Lòng từ chói sáng khắp muôn phương,

Lên thấu trời xanh,

Xuống tận đất cùng.

Câu chuyện này là một sự nhắc nhở sâu sắc về những gì việc tha thứ có thể làm được. Gia đình của Trưởng lão Ghosananda đã bị Khờ-me Đỏ tiêu diệt, và suốt thời gian họ cai trị, các vị sư Phật giáo bị coi là những ký sinh trùng của xã hội. Họ bị lột áo tu, buộc làm lao công hay bị giết hại: trong số 60.000 vị sư, sau chiến tranh ở Campuchia chỉ còn lại 3.000 vị. Nhưng không kể những gì ngài đã phải hứng chịu dưới thời Khờ-me Đỏ, Trưởng lão Ghosananda vẫn dành sự tha thứ trong tâm cho họ.

Sự tha thứ giải thoát ta khỏi quyền lực của sợ hãi, giúp ta nhìn mọi việc với trí tuệ, với lòng từ. Trước hết, ta cần hiểu tâm khoan dung, tha thứ: sau đó ta học cách thực hành và cách làm thế nào để tha thứ cho bản thân và cho người. Đức Phật đã dạy rằng, “Nếu tâm chúng sanh không thể giải thoát khỏi tham, sân, si, sợ hãi, thì ta đã không dạy điều đó và không bảo chúng thực hành”. Uy lực của lòng khoan dung, tha thứ giải thoát ta khỏi uy lực của sợ hãi.

Sự thực hành tâm từ của ta có thể được trợ lực bằng cách thực hành khoan dung, tha thứ, vì nó giúp ta nhìn tha nhân với lòng tử tế, với trí tuệ, tâm bình an. Bất cứ lúc nào ta cũng có thể tập buông bỏ sân hận, sợ hãi và an trú trong yên bình, khoan dung - điều đó không bao giờ, chẳng bao giờ trễ muộn. Nhưng để có thể vun trồng một trái tim thực sự biết yêu thương, biết tử tế, chúng ta cần huân tập các cách thực hành để có thể làm tăng sức mạnh cho sự tha thứ, khoan dung và bi mẫn vốn sẵn có trong ta. Khả năng tha thứ giúp ta có khả năng đối mặt với khổ - khổ đau của bản thân cũng như của tha nhân - với tâm từ.

Lòng khoan dung, tha thứ không lướt qua những gì đã xảy ra một cách hời hợt. Việc thực hành không phải là cố tạo ra một nụ cười trên gương mặt, rồi nói, “Không sao. Tôi không quan tâm”. Đó không phải là một nỗ lực giả tạo để đè nén nỗi đau hay phớt lờ nó. Nếu bạn đã phải trải qua một sự bất công cùng cực, để có thể đi đến chỗ tha thứ được, đôi khi ta phải trải qua một quá trình bao gồm sự đau đớn, giận dữ, buồn tủi, và mất mát.

Sự tha thứ là một quá trình sâu sắc, cần phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tâm ta. Nó bao gồm cái đau, bao gồm sự uất nghẹn. Dần dần với thời gian, nó sẽ đưa đến sự tự do của việc thực sự tha thứ. Nếu ta chân thành nhìn lại cuộc đời mình, ta có thể thấy những nỗi sầu muộn, khổ đau đã đưa đến các sai phạm của bản thân. Chúng ta không chỉ là nạn nhân; đôi khi chúng ta cũng là người tạo tác. Ta cũng cần được tha thứ. Bằng cách đó, cuối cùng ta có thể đem lòng tha thứ cho bản thân và chôn niềm đau vào trái tim bi mẫn. Không có sự tha thứ, khoan dung đó, ta sẽ sống trong cô lập, trong lưu đày.

Khi bạn thực hành theo các phương cách tha thứ sau đây, hãy cảm nhận sự buông thư dầu ít hay nhiều trong tâm bạn. Hoặc giả như không có sự thư giãn nào, cũng cần cảm nhận điều đó. Nếu như bạn chưa sẵn sàng để tha thứ, cũng không sao. Đôi khi quá trình đi đến tha thứ xuyên suốt cả một đời người, và điều đó cũng không sao. Bạn có thể làm điều đó khi đúng thời và theo cách của bạn. Ta không nên gò ép cảm xúc của mình, nên nếu điều duy nhất bạn có thể làm là ý thức được tác hại gì đã xảy ra, đó cũng đủ rồi. Không thể ép buộc tình cảm, nó chỉ xảy ra khi nó xảy ra, vì nó đã có mặt trong sâu thẳm tận đáy lòng ta. Vì thế, nếu do bị tác hại mà bạn đóng cửa lòng hay bưng kín các cảm xúc, bạn có thể ghi nhận điều đó như là một phần của sự tác hại. Bạn cảm nhận như thế nào, thì nó là như thế ấy, cũng như ngược lại. Sự tha thứ là thái độ cởi mở, phóng khoáng, bao dung, không phải là thứ tình cảm mà ta tạo lập ra nơi thân tâm.

Chúng ta thực hành với niềm tin rằng khi ta lặp đi, lặp lại thì thân tâm ta sẽ lãnh hội chúng. Đó là nét đẹp của các cách thực hành này, ta biết rằng mình không làm chủ các kết quả của việc thực hành, nhưng ta làm chủ cách ta thực tập - ta biết mình có thực hành với lòng kiên nhẫn, tinh cần, quyết tâm, trí tuệ và nỗ lực không. Ta không biết chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời ta. Ta không cố gắng để khiến điều gì xảy ra, vì khi cố gắng làm điều đó, ta sẽ đánh mất nét đẹp và sự hân hoan khi điều gì đó thực sự xảy ra.

Cách thực hành tha thứ

Phương cách thực hành tha thứ này có ba phần: 1-Sự tha thứ từ người khác, 2-Tha thứ cho bản thân, 3-Tha thứ cho người đã làm tổn hại ta. Các cách thực hành này không bó buộc, nên nếu bạn cảm thấy không cần cầu xin sự tha thứ, thì bạn không tham gia. Nếu bạn cảm thấy không thể tha thứ cho bản thân, bạn có thể ngồi im lặng, quan sát xem có cánh cửa nào dù nhỏ hẹp hé mở trong trái tim để cho chút ánh sáng nhỏ nhoi nhất có thể len vào. Và nếu bạn cảm thấy không thể nào tha thứ cho người vì nghĩ là việc làm của họ không thể nào có thể được tha thứ, thì bạn cũng cần biết điều đó. Trong quá trình thực hành, ta quán chiếu xem mình đang ôm ấp nỗi đau xót, chua cay nào, và nó dày vò trái tim ta như thế nào. Nếu như bạn chỉ có thể tha thứ một phần rất nhỏ, thì cũng không sao. Đây là một quá trình tháo gỡ mà đôi khi cần cả đời người để làm việc đó.

Có thể bạn không nên bắt đầu bằng những việc trọng đại mà cho đến bây giờ bạn vẫn chưa muốn tha thứ. Có thể bạn nên bắt đầu bằng những việc nhỏ. Hãy để tâm bạn được làm quen với việc thực hành tha thứ. Cũng giống như khi tập thể lực, ta không thể bắt đầu bằng việc nâng cân nặng 250 ký. Ta phải bắt đầu bằng các cục sắt nhỏ, để bắp thịt bắt đầu làm việc. Rồi dần dần ta nâng ký lên. Cũng thế, khi tập hành tha thứ, ta bắt đầu bằng những việc nhỏ, rồi dần dần khả năng tha thứ của ta sẽ lớn mạnh để ta có thể đối mặt với khổ đau - khổ đau của bản thân cũng như của người - với tâm từ.

Hãy ngồi thoải mái, mắt khép lại, và thở tự nhiên, không gắng sức. Buông thư thân tâm. Cảm nhận sự kết nối giữa bạn và vũ trụ. Để hơi thở nhẹ nhàng đi khắp châu thân, nhất là vào tim bạn.

Khi đang hít thở, hãy cảm nhận tất cả mọi rào chắn mà bạn đã dựng lên, các tình cảm mà bạn chất chứa vì chưa thể tha thứ cho mình và cho người. Hãy nhận biết cảm giác đau đớn vì đã đóng chặt trái tim bạn.

Sự tha thứ từ người khác

Khi hơi thở len vào tim, hãy cảm nhận bất cứ sự khô cằn nơi đó, hãy lặp lại thầm những lời sau: “Tôi đã làm tổn thương, làm phương hại đến người khác bằng nhiều cách khác nhau. Giờ thì tôi đã nhớ lại. Những cách mà tôi đã phản bội, bỏ rơi, gây đau khổ, một cách cố ý hay vô tình, do đau khổ, sợ hãi, sân hận hay vô minh”. Hãy để mình tự nhớ lại và mường tượng lại các cách mà ta đã làm tổn hại người. Hãy nhìn thấy được những khổ đau mà ta đã gây ra cho người do sợ hãi, vô minh. Cảm nhận được như thế, bạn sẽ cuối cùng buông xuống gánh nặng này và xin được tha thứ. Hãy dành nhiều thời gian để hình dung lại ký ức trĩu nặng tâm bạn. Khi từng khuôn mặt cá nhân hiện lên trong tâm, hãy nhẹ nhàng nói: “Tôi xin được tha thứ. Tôi xin được tha thứ”.

Tha thứ cho bản thân

Để cầu xin sự tha thứ cho bản thân, hãy niệm thầm: “Khi tôi gây đau khổ cho người, bằng nhiều cách tôi cũng bị tổn thương, bị tác hại. Đã bao lần tôi phản bội, hay bỏ rơi bản thân trong ý nghĩ, lời nói hay hành động, một cách cố ý hay vô tình”. Hãy tự nhớ lại những cách mà bạn đã làm tổn hại mình. Và tha thứ cho từng hành động tác hại. “Qua những cách mà tôi đã làm tổn hại bản thân bằng hành động hay ý nghĩ, do sợ hãi, khổ và vô minh, giờ tôi chân thành hối lỗi. Tôi xin tha thứ cho bản thân. Tôi tha thứ cho bản thân. Tôi tha thứ cho bản thân”.

Tha thứ cho người đã làm tổn hại ta

Để phát tâm tha thứ cho những người đã tổn hại ta, hãy lặp lại như sau: “Tôi đã bị tha nhân làm tổn hại, bóc lột, bỏ rơi bằng nhiều cách, dù vô tình hay cố ý, bằng lời nói, ý nghĩ hay hành động”. Hãy hình dung ra những cách bạn cảm thấy bị tổn hại. Hãy ghi nhận chúng. Từng sự tổn hại. Hãy ghi nhớ những điều này là thực đối với bạn, và cảm nhận sự đau buồn bạn đã gánh chịu trong quá khứ. Và giờ bạn cảm nhận rằng mình có thể buông gánh nặng này xuống bằng cách tha thứ dần dần khi tâm bạn đã sẵn sàng. Đừng ép buộc nó; không cần phải buông bỏ mọi muộn phiền trong một lần ngồi thiền.

Quan trọng là thực tập từng bước nhỏ điều gì bạn cảm thấy đã sẵn sàng để tha thứ. Hãy tự nhủ thầm: “Tôi nhớ những cách tôi đã bị tổn thương, làm hại. Và tôi biết đó là do những nỗi sợ hãi, vô minh, khổ, sân hận của tha nhân gây ra. Tôi đã mang vết thương này trong lòng đủ lâu. Vì đã sẵn sàng, tôi xin tha thứ cho người. Người đã tổn hại tôi, tôi chân thành tha thứ cho người. Tôi tha thứ cho người”.

Ba phương cách thực hành tha thứ này có thể được nhẹ nhàng lặp đi, lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy tâm thật thanh thản. Đối với một số tổn thương nặng nề, có thể bạn chưa thấy thanh thản. Ngược lại, bạn còn có thể trải nghiệm lại cảm giác tổn thương, sân hận mà bạn từng gánh chịu. Trong trường hợp đó, bạn có thể chỉ nghĩ thoáng qua, rồi tha thứ cho bản thân vì sự chưa sẵn sàng buông bỏ và bước tới.

Gina Sharpe
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển ngữ theo The Power of Forgiveness, tạp chí Tricycle, Xuân 2013)

17/01/2024

🍃 Trích dẫn hay
❝Trên chiến trường, có được mấy người không mặt đầy bụi đất. Điều quan trọng là, cuối cùng có thể đứng lên lần nữa không. Đứng lên lần nữa, mới là dũng sĩ.❞
― Phim: Đi đến nơi có gió (phim chữa lành hay nhất 2023, Lưu Diệc Phi, Lý Hiện)

13/01/2024

Người ta bảo, không tha thứ là nhỏ nhen, phải tha thứ đi cho nhẹ lòng. Nhưng người ta không hiểu, có một số chuyện, tha thứ chẳng dễ dàng, mà mỗi một lần nhớ lại, cố thuyết phục nhưng cũng không thể làm nổi.
Tha thứ cũng được, không tha thứ cũng được. Miễn là bạn thấy ổn. Đừng ép mình phải làm điều gì, nếu như mình không làm được. Bạn có thể không chọn “tha thứ”, mà chọn “bỏ qua”.
Nhưng dù thế nào cũng không chọn "ôm giữ" oán hận trong lòng, hoặc cứ chìm đắm băn khoăn "nhấc lên hay bỏ xuống".

Vì.... "tha thứ" hoặc "bỏ qua" bạn chỉ phải làm có một lần.
Nguồn: Inside the box

13/01/2024
13/01/2024

Mỗi người là một dòng chảy khác biệt, và chỉ duy nhất chúng ta biết mình đang hướng về đâu.
Thời gian như nước chảy qua cầu, một đi không trở lại. Trái tim mình nằm ở đâu? Sống sao cho sau này ngoảnh lại không phải hối tiếc? Chỉ bản thân mình biết. Người khác không hiểu, cũng chẳng thể giúp được gì...
Bất an nảy nở bởi chúng ta luôn sợ những điều không đáng sợ: Như một hai ánh mắt rẻ rúng thoáng qua, hay đôi ba lời xì xào vô nghĩa. Người ôm nỗi sợ bước đi cũng giống như một con thuyền lạc giữa mịt mùng sương giăng, cố gắng cách mấy cũng không thể cập bến bình yên được.
Lòng người sâu rộng, vẫn phải đi qua.
Thị phi chất chồng, vẫn phải đối diện.
Gian nan bủa vây, vẫn phải lần lượt tìm cách giải quyết.
Chiếc kẹo mút có giá một ngàn, bình yên cũng phải đổi bằng vô ngần lòng can đảm.
Trích: Mình phải sống như biển rộng sông dài.

13/01/2024

QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ CHỮ " TU ".
Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.
Chữ “ TU ” có lẽ là một chữ đã có từ lâu lắm trong danh từ của người Trung Hoa và Việt Nam.
Thế mà cho đến ngày nay còn không biết bao nhiêu người, cả trong giới Phật tử lẫn người ngoài còn quan niện chữ “Tu” một cách sai lầm, chật hẹp, mập mờ...
🌺 Ít ai hiểu được một cách đúng đắn, toàn diện chữ “Tu”.
Người đứng ở khía cạnh này của chữ “Tu” công kích người đứng ở khía cạnh kia, người cho mình tu như thế này là đúng, kẻ khác bảo như thế là sai.
Người này chấp chặt quan niệm thế này là phải, kẻ nọ chấp chặt quan niệm trái ngược lại, cuối cùng không ai biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là chánh, đâu là tà, đâu là hay, đâu là dở.
Những quan niệm sai lầm hay chật hẹp của người đời về chữ “Tu” không thể kể xiết được.
Dưới đây chúng tôi chỉ xin nêu lên một số quan niệm sai lầm hay chật hẹp thông thường nhất, cần đả phá mà thôi.
Đại loại chúng ta thường nghe phát biểu những ý kiến sau đây:
1.🍁 Trong thời khoa học, văn minh và vật chất này mà tu cái gì?
Người nói như thế là có ý nghĩ rằng, chỉ trong thời đại dã man, lạc hậu người ta mới tu, chứ không ngờ rằng càng văn minh, người ta càng tu và càng tu người ta càng tiến bộ.
Cũng có thể những người phát biểu ý kiến như trên, nghĩ lầm rằng thời đại này là thời đại chỉ để dành cho vật chất, là thời đại độc quyền của vật chất chứ tinh thần không có chỗ đứng nữa.
Nhưng xét cho đúng, thì không có thời đại nào có thể gọi là văn minh mà không chú trọng đến tinh thần.
🌷Vật chất càng phát triển mạnh, thì tinh thần càng phải được đề cao, để giữ cán cân thăng bằng cho xã hội nhân loại, nếu không thì sự sụp đổ không thể tránh khỏi được.
2. 🍁Già mới tu, chứ còn trẻ mà tu cái gì?
Những người thốt ca câu nói này đã hiểu lầm chữ “Tu”.
Họ xem nhà chùa như một nhà dưỡng lão, dành riêng cho ông già, bà cả không còn đủ sức để vật lộn với đời, nhựa sống sắp héo khô, hay mùi đời đã nếm trải, chán chường rồi, không còn thấy có sinh thú nữa.
Họ cho rằng tu hành là một cách an hưởng cảnh già trong khi chờ chết, chứ người trẻ trung ai lại đi tu.
Còn hạng thanh niên thì phải tranh đấu với đời, để tận hưởng những lạc thú, chứ sao lại lo chuyện tu hành?
Họ không ngờ rằng, người già hay trẻ gì cũng cần phải tu, và sự trẻ trung hăng hái cũng cần cho sự tu hành như cho bao nhiêu việc khác ở đời.
🍂 Vả lại, chắc gì chúng ta còn có một tuổi già để tu hành hay tử thần đã tàn nhẫn đến gõ cửa ngay khi chúng ta còn ở tuổi hoa niên?
3. 🌷 Những người tật nguyền, bệnh hoạn, côi cút mới tu, chứ còn khỏe khoắn lành mạnh, làm ăn được mà tu cái gì?
Nói như thế là quan niệm rằng, nhà chùa cũng giống như một bệnh viện, một dưỡng đường, một nhà thương điên hay một nhà tế bần để cho những kẻ bị đời sa thải, vào chùa để nương nhờ tấm thân.
Họ không ngờ rằng tu cũng rất cần cho những người khỏe mạnh, có năng lực, có tài ba lỗi lạc, chứ không riêng cho hạng người tật nguyền, yếu đuối, côi cút...
4. 🌷 Tu là phải xuất gia như chư Tăng, ni, chứ ở tại gia, vợ còn, con đủ mà tu cái gì?
Những người nói như thế là vì đã quan niệm một cách sai lầm rằng, tu là nhiệm vụ của những người thoát trần, lìa tục, dành riêng cho những hạng Tăng, ni là những người chán đời, yếm thế.
Họ không hiểu rằng:
🌺Tu không phải chỉ có một hình thức là bỏ nhà đi ở chùa, mà chính ở đâu cũng tu được, và cũng không phải chỉ dành riêng cho hạng Tăng, ni mà tất cả mọi người đều cần phải tu.
5. 🌷Tu phải ở núi, ở non, ở am, ở cốc, chứ ở chùa cao, Phật lớn, ngay giữa thành thị, đâu có phải là chơn tu?
Người nói như thế, vì tưởng rằng tu là phải xa lánh đời, trốn đời, không còn liên lạc gì với xã hội nữa.
Tu như thế là đứng về phương diện tiêu cực, chỉ lo riêng phần mình.
💐Chứ còn tu một cách tích cực, thì phải nhập thế, độ sanh, hoằng truyền chánh pháp.
6. 🌷Tu là phải ép xác, ăn chay nằm đất, ăn ngọ, ngủ ngồi... vv, mới là chơn tu?
Nói như thế là hiểu chữ tu một cách phiến diện, hình thức, lấy những hình tướng không quan trọng hay sai lạc mà cho là chính yếu.
🙏Phật đâu có dạy tu là phải ép xác?
Chính ngài là người đầu tiên bài xích lối tu này nhất.
🌹Ăn chay như phái Đại thừa là một hình thức tu đã đành, nhưng không ăn chay, như phái Tiểu thừa, đâu phải là không tu.
Ăn ngọ thì tốt, nhưng không ăn ngọ cũng không phải là không tu được. Còn ngồi để tham thiền, niệm Phật thì mới quý, chứ ngồi mà ngủ, thà là nằm ngủ còn khỏe hơn.
Luật của Phật đâu có cấm nằm và bắt ngủ ngồi?
Nếu ngủ ngồi mà thành Phật được, thì hóa ra những kẻ ngủ gật đều thành Phật cả hay sao?
7.🌷Có người nói: “Những người tuyệt cốc, chỉ ăn hoa quả, khoai, chuối mới là chơn tu?”
Nếu cho người chỉ ăn hoa quả là chơn tu, thì những người ăn cơm là không chơn tu hay sao?
Thế thì đức Phật khi còn tại thế, mỗi ngày đều mang bình bát đi khất thực, làm sao thành Phật được?
Và tất cả các đệ tử của Ngài, từ Tổ Ca-diếp trở xuống, có một vị nào cử cơm đâu?
Vả lại xét cho cùng, ăn cơm hay ăn hoa quả cũng giống nhau cả, vì lúa cũng là một giống quả, cũng là loài thảo mộc.
Cử một thứ quả này mà ăn một thứ quả khác, thì cũng chẳng khác gì nhau.
Những người làm như hình thức trên, chẳng qua vì thiếu học, không biết nên tu như thế nào, vả lại có tánh lập dị, muốn cho những kẻ hiếu kỳ chú ý, nên mới làm như vậy.
8. 🌷Có người nói: “Tu như ông đạo ớt, đạo sả... kia mới thật là chơn tu, vì chỉ độ ớt, ăn muối tiêu, muối sả... chứ tu gì mà còn ăn đồ ngon bổ?”
Những người nói như thế, cũng như những người tu như thế, rõ ràng là không hiểu gì về chữ “Tu” hết.
Nếu ăn ớt chẳng hạn là chơn tu, thì những con chim sáo, chim nhồng chắc đã thành Phật cả rồi.
9. 🌷Có người nói: “Tu sao còn đau, còn uống thuốc?”
🪷Nói như thế là hiểu lầm đạo Phật với đạo Tiên.
Người tu theo đạo Tiên thường phô trương rằng họ có phép thuật trường sanh, dùng sức nội công, luyện thần khí làm cho thân không già, không bệnh.
Những điều ấy chúng ta nghe cho biết vậy, chứ chưa có thể chứng thực được.
Nhưng theo giáo lý đạo Phật thì thân này là giả tạm, vô thường chỉ tạm dùng trong một thời gian để tu hành, cũng như chiếc thuyền tạm dùng để đưa người qua sông, rốt cuộc rồi cũng phải hư hoại.
🙏Mọi sinh vật trên đời đều phải tuân theo luật vô thường: Sanh, già, bệnh, chết.
Chính xác thân của đức Phật cũng không vượt ra ngoài bốn trạng thái ấy, huống chi là những người thường như chúng ta?
10.🌷 Những người đi khất thực, đầu không đội nón, che dù, chân không đi giày dép, không ngồi ghế, chẳng nằm ván... vv, mới thật là chơn tu.
Về việc tu hành, Phật chế có đến 84.000 pháp môn, mà khất thực chỉ là một trong các hạnh.
Nếu chỉ có hành khất là chơn tu, thì còn vô số pháp môn khác không phải là chơn tu hay sao?
Còn che dù, đội nón, mang giày, guốc, ngồi ghế nằm ván, Phật đâu có ngăn cấm?
Trong 10 giới Sa-di,hai trăm năm mươi giới Tỳ-kheo, năm mươi tám giới Bồ-tát, không có một giới nào Phật cấm che dù, đội nón, mang guốc, ngồi ghế và nằm ván cả.
Chỉ trừ khi vào Phật điện hay nghe pháp.
11.🌷 Ngoài ra còn có một số người hẹp hòi, chấp chặt pháp môn của mình tu là đúng, còn bao nhiêu pháp môn của người khác là sai.
🌺Người tu pháp môn tịnh độ, họ cho chỉ có mình là theo đúng chánh pháp và tu như thế mới thành Phật được, ngoài ra những người tu theo bao nhiêu pháp môn khác hay làm các Phật sự khác đều cho là lạc đường, là không phải tu.
🌺Người trì giới cho rằng trì giới mới là tu, còn các pháp môn khác đều không có hiệu quả.
🌺Người tu thiền chỉ cho có tu thiền mới chứng được Phật quả, còn bao nhiêu pháp môn khác đều vô bổ, chẳng đưa đến đâu cả.
🌺Người tu theo hạnh Bồ-tát làm việc lợi tha, từ thiện xã hội,... vv, cho như thế mới là tu, và bài xích các lối tu khác.
Các quan niệm, thái độ trên đều là hiểu phiến diện hẹp hòi, vì chưa hiểu rốt ráo toàn diện chữ “Tu”.
Tình trạng này, trong Nhiếp Đại Thừa luận có thí dụ, như người mù rờ voi, rờ được phần nào thì cho phần ấy là con voi.
Nếu tu chỉ có một pháp môn như họ chấp, thì đức Phật nói Tam tạng kinh điển, Ngũ thừa Phật giáo và 84.000 pháp môn để làm gì?
12.🌷 Cuối cùng, có người cho rằng tu sẽ làm cho con người nhu nhược, dễ bị người lấn áp, bóc lột, nếu tất cả dân chúng trong nước đều tu, thì nước sẽ mất.
Nói như thế thì quan niệm người tu hành chẳng khác gì một cục đất, mặc tình cho ai muốn lăn đi đâu thì lăn, bóp méo vo tròn như thế nào cũng được.
Thật ra, tu đâu có phải là khiếp nhược, đầu hàng, yếu đuối, mà trái lại là hùng lực, là dõng mãnh, là tinh tấn, không sợ đau, không sợ chết, không sợ hy sinh.
Đức Phật Thích-ca đã dám rũ bỏ tất cả để theo chí nguyện của mình, xuất gia tìm đạo, trải bao gian khổ, vượt bao trở ngại, đâu có nhu nhược, có bị ai lấn át được đâu?
🪷Đời Lý, đời Trần, mà toàn dân đều theo Phật giáo, có phải là những thời đại yếu hèn đâu?
🪷 Nước Nhật Bản ngày nay mà phần lớn dân chúng là Phật tử lại là một nước đứng trong hàng ngủ những nước hùng cường nhất thế giới.
🙏🙏🙏 Tóm lại, tất cả các quan niệm sai lầm hay chật hẹp nói trên, đều do ở chỗ chưa rõ biết một cách đầy đủ, chính xác toàn diện chữ “TU”.
Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.
Trích trong : CHỌN ĐƯỜNG TU.
( Hình ảnh chỉ có tính minh họa).

Website