TS.BS.Phạm Lê Duy

TS.BS.Phạm Lê Duy

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from TS.BS.Phạm Lê Duy, Allergist, .

04/10/2023

Ngày mai (5/10/2023) BS Duy nghỉ khám ở BV ĐHYD do có lịch giảng. Xin cáo lỗi với các BN ở xa. Sẽ có Bs khác khám thay nên cứ an tâm

25/09/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 25/9-30/9/2023)
1. Chiều thứ 3, 5 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu!
2. TỐI thứ 4 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

12/09/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 19/9-24/9/2023)
1. Chiều thứ 3, 5 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu!
2. TỐI thứ 4, 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

30/08/2023

Bs Duy đi công tác từ 7-16/9 nên lịch khám tuần 04/9-10/9/2023 chỉ có 2 buổi:

1. Chiều thứ 3 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu!

2. TỐI thứ 4 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

28/08/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 28/8-03/9/2023)
1. Chiều thứ 3, 5 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu!

2. TỐI thứ 4 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421 (dự kiến sáng thứ 2, sáng thứ 4)

18/08/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 21/8-27/8/2023)

1. Chiều thứ 3, 5 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu!

2. TỐI thứ 4, 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421

07/08/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 07/8-14/8/2023)

1. Chiều thứ 3, 5 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu!

2. TỐI thứ 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421

Photos from TS.BS.Phạm Lê Duy's post 01/08/2023

Chương tình dành cho nhân viên y tế
Lưu ý: xin liên hệ các số điện thoại có trong brochure nếu có thắc mắc, BS Duy chỉ tham gia báo cáo chứ không phải ban tổ chức.

27/07/2023

THÔNG BÁO!

Kể từ tháng 8, lịch khám của Bs Duy tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược cơ sở 1 (215 Hồng Bàng, Q5) sẽ đổi thành
- Chiều thứ 3
- Chiều thứ 5
Thời gian từ 13g00 đến 16g00
Có thể hẹn khám trước qua app UMC-Datkham (chỉ có thể đặt trước ngày khám 24 giờ)

Ngoài ra, Lịch khám ở Phòng Khám Dr For Kids+ sẽ là
- Tối thứ 4
- Tối thứ 7
Thời gian từ 17g00 đến 19g30
Hẹn khám qua fanpage Phòng Khám Dr For Kids+

Khám online có thể liên hệ Mr.Khoa (0906515421) để sắp xếp lịch khám qua app của Dr. Anywhere

26/07/2023

DỊ ỨNG MẠT NHÀ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ HẾT ĐƯỢC KHÔNG?

Đây là câu hỏi mà BS Duy nhận được rất nhiều từ các bố mẹ có con bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen, viêm da cơ địa mà xét nghiệm thấy có dị ứng mạt nhà ở mức cao (4+, 5+).

Rất may mắn là hiện tại dị ứng mạt nhà có thể được điều trị để làm giảm hoặc hết mức độ mẫn cảm với nó. Phương pháp hiệu quả để giảm mức độ dị ứng với mạt nhà là GIẢI MẪN CẢM (Allergy Immunotherapy).

Vậy hôm nay mình cùng tìm hiểu về Giải mẫn cảm nhé!

1. Thuốc giải mẫn cảm có phải là thuốc điều trị thông thường?
Thuốc dùng trong giải mẫn cảm là chiết xuất dị nguyên, tức là chiết xuất những thành phần gây dị ứng từ con mạt nhà, kèm thêm 1 số thành phần tá dược để làm tăng tính hấp thu, tính sinh miễn dịch của thuốc.
Thuốc giải mẫn cảm không giống các thuốc thông thường, không chuyển hoá qua gan, thận hay gây các tác dụng phụ lên các cơ quan khác khi sử dụng lâu dài.
Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng là phản ứng dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân. Phía dưới BS Duy có phân tích kỹ hơn.

2. Giải mẫn cảm gồm những phương pháp nào?
Giải mẫn cảm hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Tiêm dưới da: dùng chiết xuất mạt nhà tiêm vào dưới da thường là ở vùng cánh tay. Phương pháp này người bệnh phải đến bệnh viện định kỳ để tiêm
- Nhỏ/ngậm dưới lưỡi: Dùng dung dịch hoặc viên nén chứa chiết xuất mạt nhà để nhỏ hoặc ngậm dưới lưỡi. Phương pháp này có thể được người bệnh tự thực hiện tại nhà.

Ngoài ra hiện nay còn có một số phương pháp khác được nghiên cứu nhưng chưa được sử dụng rộng rãi như dán trên da, tiêm hạch bạch huyết...

3. Phương pháp nào hiệu quả hơn?
Phương pháp tiêm dưới da tỏ ra hiệu quả hơn nhỏ/ngậm dưới lưỡi trong 1 số nghiên cứu, tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại thấy 2 phương pháp có hiệu quả như nhau

4. Phương pháp nào ít tác dụng phụ hơn?
Phương pháp nhỏ/ngậm dưới lưỡi ít tác dụng phụ hơn và an toàn hơn rất nhiều so với tiêm dưới da. Do đó, người bệnh có thể tự dùng thuốc tại nhà mà không cần đến bệnh viện.

Tác dụng phụ của phương pháp nhỏ/ngậm dưới lưỡi rất ít xảy ra, nếu có chỉ thường là dị ứng nhẹ tại chỗ như ngứa miệng khi ngậm thuốc, và triệu chứng này hoàn toàn có thể điều trị bằng các thuốc kháng histamine uống.

Tiêm dưới da có nguy có phản ứng sưng, đỏ, ngứa tại chỗ tiêm, và nặng hơn là phản vệ hay sốc phản vệ, do đó cần tiêm tại bệnh viện để được theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Phương pháp này cũng khó thực hiện ở trẻ nhỏ do các bé sợ tiêm, không hợp tác, trong khi phương pháp này phải tiêm lặp lại nhiều lần theo định kỳ.

5. Lứa tuổi nào nên thực hiện giải mẫn cảm?
Trẻ em hay người lớn đều có thể sử dụng phương pháp này, nhưng thường sẽ được áp dụng cho trẻ từ đủ 5 tuổi trở lên vì bé có thể hợp tác tốt trong việc sử dụng thuốc. Trẻ nhỏ hơn nếu có thể hợp tác tốt trong việc ngậm thuốc, nhỏ thuốc hay tiêm thuốc thì hoàn toàn có thể thực hiện được.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc hiệu quả nhất đối với người dưới 12 tuổi với cả dạng tiêm và ngậm/nhỏ dưới lưỡi. Tuy nhiên, người lớn vẫn có đáp ứng khá tốt với thuốc, đặc biệt là dạng tiêm. Do đó nếu bé có dị ứng mạt nhà thì nên tiến hành sớm.

6. Hiệu quả giải mẫn cảm có thể kéo dài bao lâu?
Hiệu quả của việc giải mẫn cảm có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc hơn, có thể không dị ứng lại.

7. Hiệu quả của giải mẫn cảm có nhanh không?
Vì giải mẫn cảm là làm thay đổi sự đáp ứng của hệ miễn dịch từ "Căn cơ", "gốc rễ", nên hiệu quả của thuốc diễn ra từ từ, thường sau 6 tháng đến 1 năm mới có thể đánh giá được thuốc có hiệu quả hay không.

8. Hiệu quả của giải mẫn cảm có phải là 100% không?
Tuỳ theo độ tuổi mà hiệu quả của giải mẫn cảm sẽ khác nhau. Người dưới 12 tuổi thì hiệu quả trong khoảng 60-80%, có nghĩa là 10 người sử dụng thuốc thì có 6-8 người giải mẫn cảm thành công.

9. Có phải ai cũng có thể giải mẫn cảm không?
Theo nguyên tắc, giải mẫn cảm có thể thực hiện trên các bệnh nhân dị ứng nặng, phải sử dụng thuốc liều cao để kiểm soát bệnh hoặc không thể kiểm soát hoàn toàn với các thuốc điều trị (VD: hen nặng, viêm mũi dị ứng dai dẳng mức độ trung bình-nặng, viêm da cơ địa nặng).

Tuy nhiên, người có dị ứng và có nhu cầu không muốn sử dụng thuốc điều trị vì ngại tác dụng phụ đều có thể sử dụng phương pháp giải mẫn cảm. Có điều cần lưu ý: tác dụng của thuốc trên người có triệu chứng nhẹ sẽ mờ nhạt hơn người có triệu chứng nặng, vì người có triệu chứng nặng sẽ có sự cải thiện rõ rệt hơn nhiều.

10. Giải mẫn cảm thành công là không bao giờ cần sử dụng lại thuốc điều trị bệnh?
Mặc dù giải mẫn cảm thành công, nhưng tình trạng bệnh có thể vẫn còn nhưng ở mức độ nhẹ hơn nhiều và việc sử dụng thuốc có thể là cần thiết trong những đợt bùng phát do các yếu tố như: ô nhiễm, cảm, cúm, nhiễm trùng...

Hy vọng bài viết này giúp các bố mẹ hiểu hơn về giải mẫn cảm.
Có điều, hiện nay thuốc chưa có mặt ở Việt Nam nên một số Bác Sĩ Việt Nam có thể phải phối hợp điều trị với các BS ở nước khác để có thể có phương pháp tốt nhất cho người bệnh.

Chúc mọi người sống vui, sống khoẻ nhé!

22/07/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 24/7-30/7/2023)
Do tuần này BS Duy đi công tác cuối tuần nên nghỉ khám từ thứ 6 (28/7) đến hết chủ nhật (30/7)

1. Chiều thứ 5 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu! Nên đi khám chiều thứ 5 vì thứ 6 thường đông bệnh

2. TỐI thứ 3 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421

*lưu ý: xét nghiệm dị ứng thường sẽ có kết quả sau 1-2 ngày làm việc. Do đó nên sắp xếp thời gian khám cho phù hợp nếu muốn làm Xét nghiệm

06/07/2023

Lịch khám của Bs Duy (tuần 3/6-10/7/2023)

1. Chiều thứ 5, 6 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Giờ đăng ký không quan trọng, cứ đến sớm trước 2g vì sau đó phải chờ lâu! Nên đi khám chiều thứ 5 vì thứ 6 thường đông bệnh

2. TỐI thứ 3, 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng Khám Dr For Kids”) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421

15/12/2022

Noel này Bs Duy ko đi chơi mà về Cần Thơ tranh thủ khám dị ứng.
Chiều ngày 25/12 tại Phòng Khám Nhi Đồng Sài Gòn-Cần Thơ

💥 💥 ĐẶT HẸN KHÁM CÁC BỆNH VỀ DỊ ỨNG DAI DẲNG VỚI TIẾN SĨ BÁC SĨ PHẠM LÊ DUY (NGÀY KHÁM CHIỀU 25/12)

Phòng khám Nhi Đồng Sài gòn Cần Thơ rất vinh dự được TS BS Phạm Lê Duy hợp tác hỗ trợ điều trị cho các nhóm bệnh nhi gặp các vấn đề về dị ứng: viêm da cơ địa, chàm da, viêm mũi dị ứng dai dẳng, dị ứng đạm sữa bò…

- TS-BS Phạm Lê Duy, hiện là giảng viên Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh miễn dịch của Khoa Y - Trường ĐH Y Dược TP HCM, đồng thời là bác sĩ điều trị tại Phòng khám Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng thuộc Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM chuyên chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dị ứng và miễn dịch như hen suyễn, mày đay, viêm da cơ địa.
- Ở tuổi 35 anh đang sở hữu 25 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng và là người Việt đầu tiên trong Ban chấp hành Nhóm Thành viên trẻ của Tổ chức Dị ứng thế giới (WAO).
- Không chỉ vinh dự giành được giải thưởng Quả cầu vàng của Bộ khoa học và công nghệ, BS Lê Duy cũng trở thành một trong 12 gương mặt đạt danh hiệu “Công dân trẻ tiêu biểu” của Thành đoàn TP.HCM.
Cuối năm 2020, TS BS Lê Duy còn lọt vào top 10 gương mặt “Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu toàn quốc” do Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trao tặng.

- Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như với kiến thức chuyên môn dày dặn, cập nhật liên tục, là người tiên phong trong nghiên cứu cũng như điều trị các nhóm bệnh liên quan đến dị ứng - miễn dịch, TS BS Phạm Lê Duy và Phòng khám Nhi đồng Sài gòn Cần thơ hy vọng sẽ mang lại những chẩn đoán kịp thời, mang lại kết quả điều trị tốt nhất, cải thiện dự hậu cho các bệnh Nhi có các vấn đề liên quan đến dị ứng tại Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung.
Đặt hẹn sớm với phòng khám để được kết nối với TS BS Phạm Lê Duy ba mẹ nhé.

---------0---------0----------0----------0---------

Phòng khám Nhi Đồng Sài Gòn - Cần Thơ (đội ngũ BS Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 khám)

🏥 500 Nguyễn Văn Cừ - P. An Hòa - Q. Ninh Kiều- TP. Cần Thơ
⏰ 7h30-11h30 / 13h-19h (từ thứ 2 - CN, kể cả lễ)
☎ Hotline: 02923 896896 (để gọi điện)

15/12/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 19/12-25/12)
1. Chiều thứ 5, 6 (chiều 13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ. Nên đến sớm cho dù giờ hẹn là sớm hay trễ.
2. TỐI thứ 3 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage Dr For Kids) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm
3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421

Photos from Phạm Lê Duy's post 13/12/2022

Vinh dự được bầu chọn là thành viên ban chấp hành (Board of Director) của Hội Hen- Dị ứng & Miễn dịch lâm sàng Châu Á-Thái Bình Dương (APAAACI) nhiệm kỳ 2023-2024
Tham dự Hội nghị APAAACI 2022 với vai trò báo cáo viên và chủ toạ, được học hỏi và trao đổi với nhiều đồng nghiệp và giáo sư lớn trong lĩnh vực Dị ứng-Miễn Dịch của khu vực và thế giới

12/12/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 12/12-18/12)
1. Chiều thứ 5 (chiều 13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ.
2. TỐI thứ 3, 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage Dr For Kids) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

04/12/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 5/12-11/12)
1. Chiều thứ 6 (chiều 13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ.
2. TỐI thứ 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage Dr For Kids) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

01/12/2022

Tác dụng phụ của corticoid mà bố mẹ đọc được trên internet đa số là do uống corticoid kéo dài
Corticoid bôi tại chỗ thuờng hiếm khi gây tác dụng phụ toàn thân, thường gây tác dụng phụ tại chỗ như đỏ da sau khi ngưng thuốc, teo da, bội nhiễm nấm, vi trùng, bầm da, rạn da
Tuy nhiên corticoid bôi tại chỗ được chia thành các nhóm có hoạt lực (độ mạnh khác nhau), khi kê toa cho trẻ em các Bs thường lựa chọn các thuốc có hoạt lực yếu hoặc trung bình.
-———————————
Thuốc hoạt lực yếu nhất:
Hydrocortisone 1%
Hoạt lực trung bình (mạnh gấp 2-25 lần hydrocortisone)
Triamcinilone acetonide
Clobetasone butyrate
Hoạt lực mạnh (mạnh gấp 100-150 lần hydrocortisone)
Betamethasone valerate
Mometasone furoate
Hoạt lực rất mạnh (mạnh gấp 600 lần hydrocortisone)
Clobetasol propionate
Betamethasone dipropionate
-———————————

Hội chứng cushing (do tác dụng phụ toàn thân của corticoid gây ra) có thể xảy ra khi bôi corticoid hoạt lực mạnh như Clobetasol propionate 50 gram trong 1 tuần, tương đương với 500 gram Hydrocortisone trong 1 tuần (tức là 50 tuýp hydrocortisone 1% trong 1 tuần). Mặc dù đây là liều ước tính cho người lớn nhưng đối với trẻ em việc bôi corticoid cũng rất được các BS cân nhắc. BS thường sẽ lựa chọn các loại hoạt lực yếu, diện tích da được bôi thuốc sẽ hạn chế và thời gian bôi ngắn, giảm liều dần sẽ rất khó gây tác dụng phụ toàn thân, và ít tác dụng phụ tại chỗ.

25/11/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 28/11-2/12)
1. Chiều thứ 5 và chiều thứ 6 (chiều 13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ.
2. TỐI thứ 3 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage Dr For Kids) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm
3. Khám online: đăng ký với Khoa (thư ký y khoa) 090 6515421

10/11/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 7-13/11)
1. Chiều thứ 5 và chiều thứ 6 (sáng 6:30-11:30, chiều 13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ.
2. TỐI thứ 3, 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage Dr For Kids) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

Photos from Phạm Lê Duy's post 30/10/2022

Cuối tuần của Di được đi trao đổi và học hỏi, được nghe, được nói, được gói một đống kiến thức mang về 😇

29/10/2022

DỊ ỨNG THUỐC - VẤN ĐỂ CÒN NHỨC NHỐI

Qua nay không biết ai độ mà toàn gặp những ca dị ứng thuốc đến khám. Vui là nhiều người đã biết đến phòng khám dị ứng để đến khám và tìm nguyên nhân gây dị ứng, buồn là hơn 90% trường hợp đều:
- Không giữ toa thuốc, hoặc
- BS tiếp nhận lúc bị dị ứng lần đầu cứ ghi là dị ứng kháng sinh trong khi bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc, và cũng chưa được thực hiện bất kỳ test nào để xác định chính xác do loại thuốc nào, hoặc
- Bệnh nhân bị dị ứng nhiều lần nhưng vẫn không đến khám dị ứng mà hầu như đều được Bs hay dược sĩ bán thuốc cho là dị ứng tất cả các loại thuốc và thế là không dám sử dụng thuốc gì

Hậu quả của việc “dán nhãn” sai lầm về dị ứng thuốc là gì? Dị ứng cứ thế mà xảy ra nhiều lần, có lần phải nhập viện vì sốc phản vệ xém chết vì không biết thuốc nào gây dị ứng để loại ra. Có người thì tới lúc sắp mổ tới nơi thì phải trì hoãn chờ test thuốc để tìm thuốc an toàn, chỉ vì được gắn cái mác là: dị ứng tất cả các loại thuốc. Thấy bệnh nhân khổ, thấy thương, nhưng không test thì làm sao dám mổ?

Như hôm trước, trường hợp một bệnh nhân 22 tuổi đến khám vì nhiều lần sốc phản vệ do thuốc, BS tuyến dưới ghi cho 1 phiếu dị ứng 4 loại kháng sinh không liên quan về cấu trúc hoá học và phản ứng chéo, bệnh nhân giờ bị nhiễm trùng cần phải điều trị kháng sinh nhưng không ai dám cho nữa. Sau khi hỏi bệnh sử kỹ càng, thì nhận thấy các lần sử dụng thuốc trước kia là để điều trị viêm họng, sau nhổ răng… sẽ thường có cả kháng sinh và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Những trường hợp dị ứng nhiều lần với các toa thuốc như vậy thường là do NSAID. Để xác định dị ứng có phải do NSAID hay không, bệnh nhân được tiến hành test thử thách với Aspirin, tức là cho uống thử Aspirin từ liều thấp tăng dần để kiểm soát tình trạng dị ứng nếu xảy ra. Khi uống đến liều 81mg thì người bệnh có tình trạng nổi mày đay, sưng nhẹ ở môi và ngay lập tức được xử trí dị ứng. Bệnh nhân sau đó vài giờ thì hết triệu chứng và ra về với chẩn đoán xác định là quá mẫn với NSAID. Bệnh nhân cần phải tránh sử dụng các thuốc NSAID nhóm ức chế COX-1 như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Ketoprofen… người bệnh được hẹn lại một ngày khác để test loại trừ dị ứng kháng sinh và tìm thuốc NSAID an toàn để sử dụng sau này.

Nếu không được khám dị ứng và thực hiện các test cần thiết, thì bệnh nhân này, cùng với nhiều bệnh nhân khác nữa sẽ phải chịu cảnh không thể dùng thuốc và khi cần dùng kháng sinh sẽ phải dùng những loại mới, tạo ra nguy cơ kháng những loại kháng sinh mới sau này. Hậu quả này không phải đơn giản.

Rất nhiều những trường hợp BN đi khám phòng mạch tư, mua thuốc tự do, thì được phát cho 1 nắm thuốc xanh đỏ, không nhãn mác, không toa, khi dị ứng xảy ra thì thuốc được “thu hồi”, khiến cho Bs dị ứng rất khó khăn trong việc sàng lọc các nguyên nhân gây dị ứng. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có xét nghiệm máu để sàng lọc xem dị ứng với loại thuốc nào, mà phải dựa vào bệnh sử (hoàn cảnh xảy ra dị ứng và các thuốc sử dụng khi đó) để tìm thuốc nghi ngờ và test trực tiếp bằng lẩy da, nội bì hay thử thách. Do đó, manh mối các loại thuốc đã sử dụng rất quan trọng.

Do đó, mình rất hy vọng tình trạng dị ứng thuốc sẽ được lưu tâm nhiều hơn. Những biện pháp đơn giản có thể thực hiện:

1. Về phía bệnh nhân:
- Luôn xin toa thuốc khi khám bệnh, mua thuốc và giữ lại toa thuốc cho đến khi sử dụng hết, cho dù là toa thuốc an toàn hay thuốc dị ứng (vì toa thuốc an toàn cũng giúp các Bs khác sử dụng thuốc tương tự)
- Nếu có dị ứng xảy ra, lập tức đến BV để được cấp cứu, sau đó đem toa thuốc bị dị ứng đến khám tại các đơn vị dị ứng để được chẩn đoán xác định thuốc gây dị ứng

2. Về phía bác sĩ và dược sĩ:
- Luôn cung cấp toa thuốc cho bệnh nhân. Dị ứng là tình trạng không ai đoán trước được, nếu dị ứng xảy ra, nhờ toa thuốc sẽ giúp Bs khác chẩn đoán và xử trí phù hợp. Nếu không có toa thuốc thì có thể được quy vào trách nhiệm của người cho thuốc.
- Nếu bệnh nhân dị ứng thuốc, hướng dẫn bệnh nhân đến khám tại nơi có đơn vị dị ứng để được chẩn đoán, chỉ ghi lại tên các thuốc đã sử dụng (nếu không có toa), không nên “dán nhãn” dị ứng loại thuốc nào đó nếu không được huấn luyện để xác định thuốc gây dị ứng.

3. Về phía cơ sở giáo dục y khoa:
Cần đưa chương trình huấn luyện về dị ứng vào chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, dược sĩ, để họ biết cách xử trí ban đầu cho người dị ứng thuốc, và để biết các quy định cần làm để hạn chế các chẩn đoán sai lầm do dị ứng thuốc.

Hy vọng trong một tương lai gần, Dị ứng thuốc sẽ được quan tâm một cách đúng mức, giúp người dân sống vui, sống khoẻ và sống an tâm hơn

Hình: chụp chung với GS Ruby Pawankar (thứ 2 từ trái qua), chủ tịch Hội Dị ứng, Hen và Miễn dịch lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương (APAAACI) tại Hội nghị Dị Ứng Thế Giới 2022

23/10/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 24-30/10)

1. Sáng chiều thứ 4, sáng chiều thứ 5 và chiều thứ 6 (sáng 6:30-11:30, chiều 13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app UMC-datkham trước ngày khám 24 giờ.

2. TỐI thứ 3 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage Dr For Kids) ở đây nếu cần xét nghiệm thì sẽ được giới thiệu ra ngoài làm

23/10/2022

Có 2 câu mà ai cũng hỏi nên post luôn cái tus ai share gì share dùm, các mẹ đỡ hỏi nha!

1. Tại sao bé uống sữa/ăn tôm/ăn cua đó giờ mà giờ mới bị dị ứng vậy bác sĩ?

Mới uống/ăn mà dị ứng ngay thì mới kì chứ uống với ăn sau 1 thời gian mới bị dị ứng là bình thường nha. Hệ miễn dịch khi tiếp xúc với 1 chất gì đó sau 1 thời gian mới nhận diện ra nó và phản ứng với nó. Giống như đi tiêm vaccine cũng phải tiêm mấy mũi mới có miễn dịch vậy đó! (So sánh nôm na cho dễ hiểu)

2. Vậy ai ăn hay uống gì sau 1 thời gian cũng dị ứng hả bác sĩ?

Có gene dị ứng mới bị, ko có gene dị ứng thì hiếm khi bị. Mà có gene rồi cũng chưa phải bị ngay mà phải cần yếu tố thiên thời-địa lợi nữa. Yếu tố đó là gì hả? Hok nói đâu liu liu

Photos from Phạm Lê Duy's post 18/10/2022

Một chuyến công tác bổ ích và thú vị, tham dự Hội nghị Dị Ứng Thế Giới 2022, được trao đổi học thuật về chuyên ngành Dị ứng-miễn dịch với các đồng nghiệp mọi nơi trên thế giới, họp bàn kế hoạch tương lai cho WAO Junior member’s Group, vừa được tham quan thành phố đông đúc nhưng xinh đẹp, với màu sắc tôn giáo tự do Istanbul - Turkiye.

05/10/2022

Tuần 10-16/10/2022, BS Duy chỉ khám chiều thứ 3 tại Phòng Khám Dr For Kids (17:00-19:30), xin đặt hẹn trên fanpage của Phòng Khám Dr For Kids.
Từ ngày 12-16/10 BS Duy đi công tác nên không khám bệnh được.

27/09/2022

Lịch khám của Bs Duy (tuần 3-8/10/2022)
1. Chiều thứ 5 và 6 (13g00-16g00), Bệnh viện đại học y dược (phòng khám dị ứng), số 215 Hồng Bàng, Q5. Đặt khám trên app “UMC-datkham” trước ngày khám 24 giờ.
2. TỐI thứ 7 (17g00-19g30) tại phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Q. Bình Thạnh (đặt hẹn qua fanpage “Phòng khám Dr For Kids”)

Photos from Phạm Lê Duy's post 26/09/2022

Một bệnh nhân 13 tuổi bị Viêm da cơ địa mức độ nặng (SCORAD = 50) kéo dài 2 năm, đã đến nhiều nơi để điều trị nhiều lần với các thuốc bôi và uống khác nhau nhưng không cải thiện. Bé mẫn cảm với mạt nhà với mức độ IgE đặc hiệu mạt nhà rất cao.
Sau khi được điều trị với thuốc ức chế miễn dịch phù hợp, sau đó ngưng thuốc và kiểm soát bằng liệu pháp miễn dịch thì hiện tại thương tổn giảm > 90%, SCORAD= 9-11, chất lượng cuộc sống cải thiện đáng kể. Mừng cho bệnh nhân!

12/07/2022

Lịch khám của BS Duy:

1. Sáng thứ 3 (8g00-11g00)
Tại Phòng khám Bệnh viện Đại Học Y Dược 1 (20-22 Dương Quang Trung, P12, Q.10)

2. Chiều thứ 4 và chiều thứ 6 (13g00-16g00)
Tại phòng khám Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng, Bệnh Viện Đại Học Y Dược (215 Hồng Bàng, Q5). Có thể đặt lịch khám qua app UMC trước giờ khám 24 tiếng.

3. Tối thứ 3 và thứ 7 (17g00-19g30)
Tại Phòng khám Dr For Kids, 13A Phan Chu Trinh, P2, Bình Thạnh (gần chợ Bà Chiểu), xin đặt lịch khám qua Fanpage Dr For Kids trên Facebook

4. Khám online qua Dr Anywhere (lịch thay đổi theo tuần)
Liên lạc Mr.Khoa (0906-515-421) để được hướng dẫn đặt lịch khám

Lưu ý: Các xét nghiệm dị ứng thường tiến hành trước 18g30 mỗi ngày và có thể phải chờ 1-2 ngày làm việc mới có kết quả, nên nếu ở xa, xin sắp xếp đến khám vào những giờ hành chính để có thể làm xét nghiệm nếu cần.

16/06/2022

Nổi mày đay, ngứa da là do giun?

Website