Zxczxc

Zxczxc

sadasd

31/07/2022

Ăn tối đúng cách như thế nào?

1. Không nhịn bữa tối
Với nhịp sống hiện đại, bữa tối dường như trở thành bữa ăn chính cho mọi gia đình bởi tính chất công việc, chuyện học hành. Mọi người thường ăn qua loa vào buổi sáng, bữa trưa tùy biến nơi công sở, trường học, chỉ có bữa tối chúng ta mới có thời gian quây quần bên gia đình, cùng ăn, cùng trò chuyện và bổ sung thật nhiều dinh dưỡng để bù lại một ngày ăn uống không điều độ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người cho rằng nhịn ăn tối có thể giúp giảm vòng eo một cách đáng kể nên họ không bao gì mà đi ngủ với chiếc bụng rỗng. Quan niệm ấy thật sai lầm và nguy hại đến sức khỏe. Ăn tối đúng cách là không được nhịn bữa tối. Bởi cơ thể bạn rất cần được cung cấp năng lượng sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi, nhằm khôi phục và tái tạo hoạt động cho các tế bào. Cũng chính vì vậy, bữa tối là nhiệm vụ bắt buộc đối với bạn. Việc không ăn tối có thể khiến bạn bị hạ đường huyết và luôn cảm thấy mệt mỏi.

2. Không nên ăn quá nhiều vào bữa tối
Ăn nhiều vào bữa tối điều đầu tiên là sự tích tụ quá nhiều mỡ bụng. Đây là điều mà không ai mong muốn, nhất là chị em phụ nữ. Ngoài ra, ăn quá nhiều cũng khiến cho bạn khó ngủ bởi dạ dày và ruột phải làm việc nhiều. Ăn nhiều còn kích thích sự tiết insulin dẫn đến bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối với những người trung niên. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận quá nhiều thức ăn vào buổi tối sẽ có một lượng protein không được hấp thụ. Chúng sẽ tích tụ và tạo thành một chất độc hại dưới tác động của vi khuẩn đường ruột. Chất độc này làm chậm quá trình đi vào giấc ngủ, thậm chí còn dẫn đến ung thư ruột kết nếu thường xuyên ăn tối quá nhiều.

3. Ăn tối đúng cách là không ăn quá nhiều các món thịt
Những người ăn quá nhiều thịt vào bữa tối có mức độ mỡ máu cao gấp 3 – 4 lần so với người luôn ăn nhiều rau, nhất là ăn thịt đỏ quá nhiều nồng độ mỡ máu càng cao. Với những người bị cao huyết áp, ăn nhiều thịt vào bữa tối khiến bệnh của họ càng nghiêm trọng hơn. Chúng sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol tăng cao, tích tụ nhiều trên thành mạch máu, nếu để lâu có thể gây xơ vữa động mạch về các bệnh tim mạch rất nguy hiểm.

4. Đừng ăn tối quá muộn
Thời gian ăn tối tốt nhất là khoảng 18 giờ và đi ngủ lúc 22 giờ. Nếu ăn sau 8 giờ tối, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như:
+)Sỏi đường tiết niệu: Sau bữa ăn khoảng 4 – 5 giờ, bạn sẽ đi tiểu tiện. Nếu ăn tối muộn, khi đang chìm sâu trong giấc ngủ, bạn sẽ lười dậy để đi tiểu. Từ đó, sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng các chất độc hại như oxalat canxi, acid uric… trong thận và niệu đạo. Lâu dần có thể gây bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
+)Béo phì: Ăn muộn khiến nồng độ axit béo và đường trong máu tăng. Cộng thêm việc ít vận động, nhiệt năng tiêu hao ít sẽ khiến chất béo tích tụ làm tăng nguy cơ béo phì.
+)Tăng huyết áp: Sau khi ăn xong rồi ngủ luôn khiến cho sự lưu thông máu chậm lại, tích tụ ở các thành mạch gây xơ vữa động mạch.
+)Tiểu đường: Insulin có tác dụng kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu. Khi ăn tối quá muộn và ăn quá nhiều, lượng insulin giảm, từ đó sẽ gây tăng đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.

5. Ăn gì vào bữa tối?
Ăn tối đúng cách không chỉ thể hiện ở việc ăn đúng giờ, kiêng nhiều chất béo, thịt đỏ mà nó còn thể hiện qua việc bạn ăn gì vào bữa tối. Một bữa tối khoa học là bữa ăn với:
+)Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất: Cơm là thực phẩm thích hợp cho bữa tối vì giúp tăng cường giấc ngủ. Cơm có thể giúp não bộ phóng chất kích thích giấc ngủ để bạn có được giấc ngủ ngon hơn. Ngoài cơm, bạn có thể ăn bánh bao. Tuy nhiên, với người đang ăn kiêng thì không nên ăn nhiều tinh bột.
+)Thực phẩm chứa Tryptophan: Bao gồm các loại ngũ cốc, chuối, rong biển… Sau khi ăn, chúng có tác dụng thúc đẩy bài tiết insulin, tăng cao số lượng Tryptophan trong não.
+)Thực phẩm chứa nhóm vitamin B: Thực phẩm chứa vitamin B12 như sữa bò, trứng… có thể duy trì sự ổn định chức năng thần kinh, làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, đem đến cho bạn giấc ngủ ngon hơn. Các thực phẩm chứa vitamin B6 như rau bắp cải, tiểu mạch… tốt cho sự tổng hợp huyết thanh, giúp bạn ngủ ngon.
Như vây, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin để ăn tối đúng cách, vừa cung cấp đầy đủ năng lượng, vừa hạn chế bệnh tật, tốt cho sức khỏe. Hãy ăn uống khoa học để có được một sức khỏe bền bỉ, bạn nhé!

30/07/2022

Bữa trưa ăn như thế nào để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất
1. Tầm quan trọng của việc ăn trưa
-Bữa ăn trưa cũng rất quan trọng đối với những người thường có bữa ăn sáng qua loa. Thông thường, đối với những ai làm công việc văn phòng, bữa ăn trưa thường là bữa ăn qua loa. Nhưng đối với các công việc hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều thể lực thì việc bữa trưa ăn qua loa khiến cơ thể thiếu năng lượng dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ sao nhãng công việc. Bên cạnh đó, việc bỏ bữa ăn trưa cũng thường thấy ở những người bận rộn. Việc này đem đến tác hại lớn đến sức khỏe về lâu dài. Bỏ bữa ăn trưa là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, về sau nếu tình trạng này kéo dài, bạn dễ có nguy cơ viêm loét dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn cần có một bữa ăn trưa chất lượng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bạn tiếp tục làm việc, học tập.

2. Bữa trưa nên ăn gì?
Trong bữa trưa, bạn nên bổ sung các thực phẩm có nhiều chất đạm để cung cấp năng lượng cho bạn và chống lại cơn đói để bạn có khả năng tiếp tục làm việc. Bạn nên ăn 50% thức ăn chứa đạm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản,….) kết hợp với 50% chất đạm có nguồn gốc thực vật (sữa đậu nành, rau, đậu, đỗ,…). Bên cạnh chất đạm, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm chất xơ, các vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh. Rau xanh không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, giảm ăn và giảm lượng cholestarol trong máu. Sau bữa ăn chính, bạn nên tráng miệng bằng các loại trái cây, nước ép rau quả để bổ sung thêm nước, khoáng chất, vitamin cho buổi chiều làm việc có hiệu quả nhé!

3. Nên ăn vào thời gian nào, ăn như thế nào
Theo nhiều nghiên cứu, bữa ăn trưa theo một khung giờ cố định là một thói quen tốt. Lâu nay, chúng ta thường khá dễ chia khung giờ ăn sáng và ăn tối, kể cả trong các gia đình truyền thống, người ta khó có thể xác định giờ ăn trưa cố định. Theo các nhà dinh dưỡng học, bạn nên lặp một thời gian biểu cố định cho các bữa ăn trưa của mình. Thời gian thích hợp để ăn trưa mọt cách khoa học là 12 giờ 30 – 14 giờ. Trong thực tế, thời điểm tốt nhất để ăn trưa là 13 giờ đấy! Bên cạnh việc lên kế hoạch cho khung giờ ăn trưa, bạn cũng nên lưu ý ăn trưa đúng cách nhé. Ăn chậm, nhai kĩ. Không nên uống nước có thành phần chứa nhiều calorie. Bạn chỉ nên dùng nước lọc cho bữa trưa thôi nha. Không ngồi ăn trước màn hình máy tính, điện thoại. Nên chọn mua những loại thực phẩm ăn vặt lành mạnh trên bàn làm việc như các loại quả hạch, trái cây tươi. Không nên uống trong khi đang ăn. Bữa trưa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Nó chiếm 40% khẩu phần ăn. Một bữa trưa được cho là lí tưởng cần có đủ các thực phẩm thuộc nhóm đường bột (cacbonhydates), protein và không thể thiếu vitamin và chất xơ.

4. Những thứ không nên ăn vào buổi trưa
Ngoài những nhóm thực phẩm quan trọng cần cho bữa trưa. Bạn cũng nên lưu ý một số thực phẩm không nên dùng trong bữa trưa dưới đây nhé!
1. Bánh ngũ cốc
2. Sữa chua hoa quả
3. Khoai tây chiên
4. Mì sợi
5. Bánh mì trắng
6. Trà, cà phê
7. Đồ ngọt
Những thực phẩm này sẽ gây khó tiêu đồng thời khiến bạn căng thẳng. Vậy nên, nên chú ý hạn chế ăn uống những thực phẩm trên vào buổi trưa nhé. Trên đây là những kinh nghiệm về bữa ăn trưa được thao khảo từ nhiều lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn không còn phải băn khoăn hàng ngày với một câu hỏi "bữa trưa ăn gì" rồi nhỉ. Chúc bạn luôn luôn có những bữa ăn vui vẻ và đủ dinh dưỡng.

Photos from Zxczxc's post 28/07/2022

"Món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể dành cho ba mẹ của mình chính là một bạn khỏe mạnh".💝

25/07/2022

zxcasdqwe

Website