Trẻ biếng ăn khó ngủ - Amano Enzym Gold

Trẻ biếng ăn khó ngủ - Amano Enzym Gold

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Trẻ biếng ăn khó ngủ - Amano Enzym Gold, Vitamins/Supplements, .

Timeline photos 25/02/2022

Làm sao để kích thích bé thèm ăn một cách tự nhiên:
1 Không bỏ bữa sáng của trẻ:
Ba mẹ nên nhớ bữa sáng là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng của bé. Bữa sáng cũng là bữa nên chú trọng về dinh dưỡng nhất. Chăm chút nhất trong các bữa trong ngày.
Cung cấp một bữa sáng đầy đủ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho một ngày vui chơi và hoạt động liên tục.
Những sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng của bé như ngũ cốc, sữa chua, sữa tươi, bánh mì nguyên cám, các món cháo, súp,....
Nếu bạn muốn tăng cường lượng calo cho bé từ các loại ngũ cốc nên chế biến một cách đẹp mắt, kết hợp cùng với nhiều loại hoa quả. Như vậy, không những giúp cung cấp năng lượng mà còn giúp bé có đủ vitamin cho một ngày hoạt động mệt mỏi.
2 Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ đều nhau:
Khi chia 1 ngày thành 3 bữa chính cho bé thì lượng thức ăn vô tình khiến bé rất áp lực. Vì thế, ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra. Chia thành những bữa nhỏ là làm giảm áp lực tâm lý cho bé. Hơn thế nữa, thức ăn được hấp thu từ từ và với lượng nhỏ như vậy sẽ được nhiều hơn là cứ thúc ép trẻ ăn trong 1 bữa. Vừa mất thời gian cho bé ăn lại không tạo ra hiệu quả.
3 Chọn những đồ ăn bữa phụ lành mạnh cho bé:
Bữa phụ lành mạnh là một trong những cách giúp cho bé có một sức khỏe tốt hơn. Ví dụ như thay vào bim bim hay bánh kẹo ba mẹ nên thay bằng những loại đồ ăn vặt khác lành mạnh hơn với sức khỏe của bé. Như hoa quả, nước ép, những loại bánh từ ngũ cốc,...
Tránh cho bé ăn vặt gần với bữa chính. Như vậy sẽ khiến đến bữa chính bé sẽ không còn muốn ăn nữa.
4 Chọn những món ăn mà bé yêu thích:
Đây là một trong những cách kích thích bé ăn tự nhiên hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể cho bé ăn những món ăn theo ý thích của trẻ bằng cách trước khi nấu cho bé lựa chọn món ăn. Ngoài ra, với những bé chưa biết nói, chưa biết đòi hỏi thì nên quan sát trẻ. Với những món bé thích ăn bé sẽ có thái độ hoàn toàn khác đấy.
Theo dõi kênh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé.

Timeline photos 25/02/2022

Những nguyên nhân khiến bé biếng ăn:
1 Bé biếng ăn do loạn khuẩn đường ruột:
Rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị loạn khuẩn đường ruột. Sử dụng kháng sinh cũng khiến cho đường tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng, ngoài tiêu diệt đi những vi khuẩn có lợi thì giết chết những vi khuẩn có hại. Dùng những sản phẩm bổ sung quá mức lợi khuẩn,....
Khi bé bị loạn khuẩn đường ruột ba mẹ nên làm gì: Nếu bổ sung lợi khuẩn cho bé thì nên bổ sung theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, bổ sung theo chỉ định của bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng,...
Nếu bé bị loạn khuẩn do kháng sinh thì thường sau khi không sử dụng kháng sinh nữa bé sẽ tự hết loạn khuẩn. Nếu bé vẫn có những biểu hiện của loạn khuẩn do uống kháng sinh thì ba mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho bé từ các loại thực phẩm hay thực phẩm chức năng nhé.
2 Bé biếng ăn do sinh lý:
Nhiều giai đoạn phát triển của bé có những giai đoạn là sự phát triển tự nhiên nhưng vẫn ảnh hưởng đến khả năng ăn của bé như bé mọc răng, bé tập đi, bé tập bò,...
Khi bé đến những giai đoạn phát triển sinh lý như vậy bé sẽ biếng ăn do những sự phát triển sinh lý như vậy gây khó chịu cho bé. Có bé sốt, đau, khó chịu trong người, có những thay đổi về thể chất cũng như tâm lý,...
Khi bé có những biểu hiện biếng ăn sinh lý ba mẹ nên làm gì? Bình thường cũng như biếng ăn do loạn khuẩn đường ruột bé cũng sẽ tự hết. Khi bé trải qua giai đoạn biếng ăn sinh lý như vậy. Nhưng nếu bé không tự hết mà kéo theo sau đó bé vẫn biếng ăn thì ba mẹ nên làm gì?
Thay đổi chế độ ăn cho bé là điều cần làm ngay lúc này. Thực đơn đa dạng cũng như sự bày biện đẹp mắt sẽ kích thích bé ăn nhiều hơn đấy.
3 Biếng ăn do bệnh lý:
Biếng ăn bệnh lý là trường hợp phổ biến do bé có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện cộng thêm sức đề kháng của bé còn khá yếu nên bé hay bị ốm vặt. Khi bé bị bệnh thường có những biểu hiện biếng ăn gọi là biếng ăn bệnh lý.
Khi bé bị bệnh ba mẹ nên bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho bé. Không những thế việc bổ sung thêm vitamin C là khá cần thiết trong thời điểm này.
4 Biếng ăn do tâm lý:
Bé bị biếng ăn do ảnh hưởng của tâm lý. Tâm lý bé bị ảnh hưởng khi bị ba mẹ quát mắng, khi bé đến tuổi thay đổi tâm lý. Khi bé ảnh hưởng bởi tâm lý như vậy sẽ khiến bé bị biếng ăn.
Cùng theo dõi kênh để biết được cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ. Giúp bé ăn ngon hơn, tăng cân tốt hơn nhé

Timeline photos 25/02/2022

Trẻ em bị hen và những điều cần biết:
Hen là một bệnh mạn tính tại đường thở khiến cho hệ hô hấp của trẻ bị nhạy cảm với những tác nhân kích thích khác nhau.
- Bé mắc hen thường có những biểu hiện như thế nào?
+ Trẻ ho
+ Bé có cảm giác nặng người nặng ngực
+ Ho và hay khò khè
+ Khó thở, thở nhanh, thở co kéo lồng ngực
+ Thở co kéo cơ vùng cổ
+ Cánh mũi phập phồng... Những mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Tùy từng tình trạng của mỗi trẻ mà mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhé.
- Phải làm gì để chăm sóc bé bị hen:
+ Không để thú vật và những thứ có lông trong nhà sẽ gây dị ứng cho trẻ.
+ Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ không có bụi bặm.
+ Không để những đồ nặng mùi trong nhà.
+ Không hút thuốc trong nhà những nơi ở gần trẻ.
+ Tránh dùng các loại xịt như nước hoa, xịt muỗi,... trong nhà.
- Khi bé bị hen ba mẹ chăm sóc bé như thế nào?
+ Khi bé có những biểu hiện như trên ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
+ Khi bé lên cơn hen thường sẽ được bác sĩ cho sử dụng những loại thuốc sông hít đường tiêu hóa để làm giảm cơn hen cấp cho bé.
Cùng theo dõi trang để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.

Timeline photos 25/02/2022

series những điều thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách nhận biết:
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và gồng người:
Trong thời gian đầu khi còn trong giai đoạn sơ sinh. Bé hay vặn mình, xoay người nhưng đó là tình trạng sinh lý bình thường không nên quá lo ngại. Điều này sẽ giảm dần khi bé lên khoảng 3 tháng tuổi. Nhưng điều này sẽ giảm dần khi bé đến khoảng 3 tháng tuổi. Nhưng nếu bé vặn mình kèm theo những dấu hiệu như ra mồ hôi nhiều, quấy khóc, sốt, ... Thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nhé.

Timeline photos 25/02/2022

Kích thích bé cảm giác thèm ăn tự nhiên?
Kích thích sự thèm ăn của trẻ thường khá khó khăn. Thông thường ba mẹ có con biếng ăn sẽ không biết làm cách nào để kích thích bé ăn tự nhiên. Vậy có những cách nào giúp kích thích bé ăn tự nhiên. Cùng amano tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Làm sao để kích thích bé thèm ăn một cách tự nhiên:
1.1 Không bỏ bữa sáng của trẻ:
Ba mẹ nên nhớ bữa sáng là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng của bé. Bữa sáng cũng là bữa nên chú trọng về dinh dưỡng nhất. Chăm chút nhất trong các bữa trong ngày.
Cung cấp một bữa sáng đầy đủ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho một ngày vui chơi và hoạt động liên tục.
Những sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng của bé như ngũ cốc, sữa chua, sữa tươi, bánh mì nguyên cám, các món cháo, súp,....
Nếu bạn muốn tăng cường lượng calo cho bé từ các loại ngũ cốc nên chế biến một cách đẹp mắt, kết hợp cùng với nhiều loại hoa quả. Như vậy, không những giúp cung cấp năng lượng mà còn giúp bé có đủ vitamin cho một ngày hoạt động mệt mỏi.
1.2 Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ đều nhau:
Khi chia 1 ngày thành 3 bữa chính cho bé thì lượng thức ăn vô tình khiến bé rất áp lực. Vì thế, ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra. Chia thành những bữa nhỏ là làm giảm áp lực tâm lý cho bé. Hơn thế nữa, thức ăn được hấp thu từ từ và với lượng nhỏ như vậy sẽ được nhiều hơn là cứ thúc ép trẻ ăn trong 1 bữa. Vừa mất thời gian cho bé ăn lại không tạo ra hiệu quả.
Còn rất nhiều phương pháp kích thích bé ăn tự nhiên. Cùng theo dõi kênh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé

Timeline photos 24/02/2022

Trẻ bị nôn trớ khi ăn:
Nôn hay tình trạng trớ khi ăn là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi tần xuất gặp nhiều hơn kèm theo những dấu hiệu khác như sặc sữa, biếng ăn, khò khè,... thì ba mẹ nên để ý đến bé vì đó có thể không còn là sinh lý bình thường nữa mà có thể đã tiến triển thành bệnh lý rồi đó.
Hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện nên có thể bé đang bị trào ngược thức ăn. Khi ăn bé cũng có thể nuốt phải không khí nên khiến bé sẽ bị đầy hơi, dễ bị trớ sữa hơn.
Khi bé bị những hiện tượng như vậy ba mẹ nên cho bé bú đúng tư thế. Việc bú đúng tư thế khiến bé không bị nuốt phải hơi, tiếp theo khiến sữa không dễ bị ọc lên trên phần họng của bé. Tiếp nữa nên kê cao đầu bé khi bú. Việc để bé nằm thấp khi bú sẽ khiến cho dạ dày và thực quản bé nằm ngang ra, khiến sữa dễ dàng bị trào lên trên hơn. Khi kê cao đầu bé lên thì sẽ khiến bé không bị ọc sữa lên nữa. Lưu ý khi kê cao đầu thì nên kê từ phần thắt lưng lên đến cổ, không chỉ kê riêng đầu cao lên. Kê như vậy sẽ khiến bé bị mỏi cổ, biếng ăn hơn.
Cùng theo dõi page để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Timeline photos 24/02/2022

Vàng da ở trẻ sơ sinh những điều mẹ nên biết:
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tăng bilirubin ở trẻ. Có 2 mức độ của bệnh này nhẹ thì gây vàng da sinh lý. Nặng hơn gây vàng da bệnh lý.
Bé bị vàng da có thể gặp các bệnh như nhóm bệnh liên quan đến hồng cầu, nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan, nhóm bệnh liên quan đến ống mật chủ, nhóm bệnh vàng da do thuốc, ... Nếu không phân biệt được vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý thì khá nguy hiểm do có thể bé đang gặp phải những tình trạng bệnh nguy hiểm.
Theo dõi page để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Timeline photos 24/02/2022

Bé bị hăm tã ba mẹ sẽ xử lý như thế nào?
Thông thường do những chất dư thừa khi bé đi tiểu, đi đại tiện còn sót lại. Hoặc khi mẹ sử dụng tã cho bé lâu không thay những chất thải như vậy tiếp xúc với da bé sẽ gây cho bé hiện tượng hăm do tã.
Vậy ba mẹ nên làm gì để phòng ngừa hăm tã:
- Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày
- Thay tã thường xuyên cho trẻ
- Vệ sinh, rửa sạch bé mỗi lần thay tã.
- Khi cuốn tã nên cuốn lỏng một chút.
- Nên chọn tã có nhiều lỗ thoáng để không khí bên trong được lưu thông.
- Không dùng phấn rôm bôi lên phần hăm của bé sẽ khiến bé bị hăm tã nặng hơn do phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông.
- Mặc cho bé quần rộng. Chất liệu thông thoáng thoải mái.
- Bôi thuốc Bephanthe n theo hình quần cho bé. Mỗi ngày bôi từ 2-3 lần bôi vào mỗi lần vệ sinh.
Lưu ý: Khi sử dụng tất cả những cách trên mà bé vẫn không thay đổi tình trạng hăm tã mà còn có biến chuyển nặng hơn.

Timeline photos 24/02/2022

MEN VI SINH GIÚP CẢI THIỆN TÁO BÓN NHƯ THẾ NÀO?
👉 Trẻ bị táo bón, thức ăn chưa được tiêu hoá ứ đọng trong thành ruột. Vì vậy tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và làm tổn thương đường ruột. Hệ tiêu hoá bị tổn thương dẫn tới giảm bài tiết enzym, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn. Cứ thế tình trạng táo bón kéo dài mà không cải thiện.
✅ Việc bổ sung thêm men vi sinh là đưa vào cơ thể những chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường.
👨‍🔬 Cũng vì lợi ích này mà hiện nay trên thị trường nhiều sản phẩm dành cho trẻ bị táo bón có chứa cả chất nhuận tràng và men vi sinh. Sự kết hợp này giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón và có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Timeline photos 24/02/2022

Thời tiết lạnh như vậy là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển. Thêm vào đó, thời tiết lạnh hệ miễn dịch của bé bị giảm nên các tác nhân lạ càng dễ xâm nhập vào cơ thể bé.
Cảm cúm đến hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với bé trong giai đoạn này.
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời gian này. Ba mẹ nên làm gì khi bé bị cảm cúm đây??? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Những mẹo khi bé bị cảm cúm
1. Cho bé nghỉ ngơi tại nhà.
2. Bổ sung cho bé vitamin C: Vitamin C thường được biết đến như là một chất giúp tăng sức đề kháng. Vì thế, khi bé bị cúm ba mẹ nên bổ sung vitamin C cho bé để bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống trọi với bệnh tật.
3. Thời tiết hanh khô có thể gây khó chịu thêm cho đường hô hấp của những bé bị cúm. Nên bổ sung cho bé thêm nước hoặc bật máy làm ẩm không khí lên, cung cấp đầy đủ độ ẩm cho bé.
4. Tránh xa những thực phẩm gây khó tiêu cho bé vào thời gian này. thời gian bé bị cúm bé sẽ phải sử dụng hết tất cả năng lượng của mình chống trọi với virus cúm. Vì thế, ba mẹ không nên gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé nữa khiến bé không tiêu hóa được sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
5. Cho bé bị cúm ăn cháo tía tô hay canh nóng đều khá tốt.
6. Cho bé ngậm kẹo trị ho.
Theo dõi page để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!

Timeline photos 23/02/2022

Bệnh sởi là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người.
✔ Biểu hiện của sởi ở trẻ:
Sốt, viêm đường hô hấp, nổi ban đặc trưng,...
Sởi ngày trước thường xảy ra vào mùa đông xuân, nhưng những năm gần đây, sởi thường xuất hiện cả năm.
❌ Bệnh sởi tại sao lại nguy hiểm như vậy?
Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến biến chứng như
- Tiêu chảy và nôn ói.
- Mờ hoặc viêm loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa.
- Viêm tai giữa.
- Viêm não cấp tính: Trẻ nhỏ sau khi phát ban (1-15 ngày) biểu hiện là lơ mơ, hôn mê, co giật, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy.
- Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
- Các biến chứng khác: viêm dây thần kinh, viêm tủy ngang, nhiễm độc não, viêm tủy lên, viêm cơ tim.
❗ Chăm sóc bé bị sởi như thế nào?
- Cách ly bé với những trẻ lành không bị sởi khác
- Nếu bé sốt cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh thân thể cho bé
- Cắt móng tay, móng chân tránh tình trạng bé gãi vết thương bị b**g ra.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 3 lần trên ngày để vệ sinh mắt.
- Bổ sung vitamin cho bé.
- Khẩu phần ăn của bé nên cung cấp cho bé những món ăn dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Đặc biệt tiêm vaccin phòng sởi cho bé theo chỉ định.
Theo dõi page để có thể cập nhật thêm những kiến thức bổ ích nhé!

Timeline photos 23/02/2022

Trẻ đi ngoài phân có bọt giải quyết như thế nào?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa ổn định nên thường có các tình trạng như đi ngoài, táo bón, đi ngoài phân sủi bọt, có dính nhầy,... Nhưng Ba Mẹ đừng quá lo lắng với tình trạng của bé như vậy vì phải kèm nhiều triệu chứng khác nữa thì mới dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khi bé đi ngoài phân sủi bọt kèm theo những biểu hiện như nôn mửa, sụt cân, kém ăn, gầy yếu,... thì ba mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám ngay nhé.
Khi bé đi ngoài phân sủi bọt ba mẹ nên làm gì?
1. Thay đổi khẩu phần ăn dặm cho bé. Có thể bé không thích hợp với khẩu phần ăn dặm của ba mẹ đang chuẩn bị cho bé ăn. Vì vậy nên thay đổi khẩu phần ăn dặm của bé nhé.
2. Khi bé đi ngoài phân sủi bọt nhưng bé vẫn ăn tốt, tăng cân đều thì ba mẹ không cần quá lo lắng đâu. Tình trạng này sẽ nhanh hết thôi.
3. Nếu ba mẹ đổi sữa mà bé lại bị tình trạng này thì nên dừng sữa mới dùng cho trẻ. Vì có thể trẻ đang không hợp với loại sữa mới đó.
4. Kiểm tra lại những món ăn chuẩn bị cho bé xem có được sạch sẽ hay không. Đảm bảo nguyên liệu sạch, quá trình chế biến có sạch hay không.
5. Bổ sung cho bé lợi khuẩn đường ruột để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé.
Theo dõi các bài viết trên trang để có thể biết được nhiều kiến thức hơn nhé!

Timeline photos 23/02/2022

Những tác dụng của tổ yến với sự phát triển của trẻ
🎉 Yến xào được biết đến từ xưa đến nay như một món ăn bổ dưỡng. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách sử dụng yến xào sao cho hợp lý. Không biết tác dụng cũng như thành phần của yến xào. Qua bài viết này Amano sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích nhé.
✔ Thành phần của yến xào:
Từ xưa đến nay chúng ta đã biết yến xào là một món bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người mới ốm dậy.
💕 Vậy thành phần của Yến xào gồm những gì?
Trong tổ yến có chứa hàm lượng đạm rất cao, nhưng lại không chứa chất béo. Giàu canxi và sắt giúp bé trong sự phát triển của xương và răng rất tốt.
✔ Đường trong tổ yến là đường galactose, rất tốt cho sức khỏe của bé.
Trong Tổ yến có 1 thành phần khá đặc biệt đó là acid glutamic hỗ trợ phát triển não bộ cho bé rất tốt. Ngoài ra, còn có acid aspatic, acid proline thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào. Acid threonin tốt cho gan, tăng cường hệ miễn dịch của bé tốt hơn.
Hơn thế nữa trong tổ yến còn chứa các vi chất như Mn, Cu, Zn, Br,... Rất cần thiết cho sự phát triển những năm đầu đời của trẻ.
Tuy nhiên giá thành tổ yến không hề rẻ do quá trình nuôi và thu hoạch rất vất vả và nguy hiểm. Vì thế ba mẹ nên cân nhắc sử dụng cho bé những thực phẩm chức năng có giá trị tương dương với tổ yến nhưng giá thành thấp hơn nhé!

Timeline photos 23/02/2022

Rụng tóc vành khăn là gì? Rụng tóc vành khăn ở trẻ có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé:
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng trẻ bị rụng tóc ở phía sau đầu thành hình vòng cung người ta gọi là rụng tóc vành khăn.
1. Hiện tượng này hay gặp ở những trẻ em thiếu vitamin D vì khi trẻ thiếu vitamin D trẻ sẽ có hiện tượng bị rụng tóc phần sau gáy. Vitamin D tham gia vào sự phát triển của lông và tóc nên khi bé bị rụng tóc vành khăn liên quan đến rụng tóc vành khăn.
2. Phương pháp giúp bé hết rụng tóc vành khăn:
- Cho bé nằm ngủ đúng tư thế:
Ba mẹ không nên để bé nằm một tư thế quá lâu. Cho bé hạn chế cọ sát phần đầu với gối 1 vị trí quá nhiều. Khi cho bé nằm ngửa, nằm úp hay nằm nghiêng 1 tư thế không quá 2 tiếng trên ngày.
- Dùng dầu gội đầu cho bé đúng cách:
Khi ba mẹ gội đầu cho bé nên chọn những loại dầu gội đầu phù hợp với bé. Không nên cho bé sử dụng dầu gội của người lớn, những loại dầu này có độ tẩy khả lớn ảnh hưởng đến tóc của bé.
Mẹ có thể chọn những loại dầu có thành phần tự nhiên tốt với da đầu của bé.
- Điều chỉnh chế độ ăn của bé
Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng khiến bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. Khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ các bữa ăn bé sẽ không còn hiện tượng rụng tóc vành khăn nữa đâu.
- Bổ sung vitamin D cho bé:
Bổ sung đầy đủ vitamin D là một phương pháp nhanh nhất giúp bé không bị rụng tóc vành khăn do thiếu vitamin D nữa.
Trước tiên ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để theo dõi xem tình trạng rụng tóc vành khăn của bé là do đâu.
Tắm nắng không phải là phương pháp an toàn. Vì ba mẹ không biết cách tắm nắng cho bé sẽ gây hại đến da và sức khỏe của bé.
Thông thường vitamin D3 được cung cấp cho trẻ sơ sinh dưới dạng giọt để trẻ dễ uống, dễ hấp thu.
Theo dõi nhiều bài viết trên page để có những kiến thức bổ ích nhé.

Timeline photos 23/02/2022

Series những bệnh gặp ở trẻ em
1. Viêm đường hô hấp:
Bệnh viêm đường hô hấp là tình trạng viêm gặp phải tại đường hô hấp. Bài viết này cùng tìm hiểu về viêm đường hô hấp trên nhé.
Viêm đường hô hấp trên gồm một số bệnh như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa,...
Đối tượng trẻ nhỏ với hệ miễn dịch khá kém nên dễ bị mắc viêm đường hô hấp trên.
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ: Do vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi bẩn,...và một số nguyên nhân khác như tình trạng sức khỏe, môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm đường hô hấp ở trẻ.
✔ Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có những biểu hiện như thế nào?
- Ho: Thường xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp là ho, trẻ khi bị các bệnh về đường hô hấp trên sẽ có biểu hiện có thể là ho khan, ho có đờm hoặc không có đờm.
- Sốt: Một số bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra tình trạng sốt, bé có thể sốt từ 38-39 độ tùy thể trạng từng bé. Nhưng hầu như các bé bị viêm đường hô hấp trên đều có tình trạng sốt. Thân nhiệt của trẻ thường khi sốt sẽ cao hơn người lớn.
- Nghẹt mũi: Đây là tình trạng thường thấy ở viêm đường hô hấp trên. Do đờm được tiết ra gây tắc nghẽn đường hô hấp bên sẽ gây ra tình trạng này.
- Khó thở: Cũng như nghẹt mũi thì những dịch tiết ra khi bị viêm sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Gây khó thở.
💕 Chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp trên như thế nào?
Khi bé bị viêm đường hô hấp trên ba mẹ nên
- Giữ ấm cho bé khi thời tiết lạnh.
- Vệ sinh cơ thể bé không để bé bị nhiễm vi khuẩn và virus, nấm từ bên ngoài
- Bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho bé
- Nếu bé sốt cung cấp đầy đủ nước và chất điện giải cho bé.
- Nếu bé ho nhiều thì nên cho bé sử dụng những sản phẩm từ thảo dược để bé không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kháng sinh.
💗 Phòng viêm đường hô hấp trên
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Không để bé tiếp xúc với nguồn bệnh
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin cho bé có một sức đề kháng khỏe mạnh
- Tiêm phòng đầy đủ cho bé. Ngoài ra có thể tiêm thêm một số mũi như vaccin phòng viêm phổi, viêm tai giữa, cúm, viêm phế quản,...
Cùng theo dõi page để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Timeline photos 22/02/2022

Series những bệnh gặp ở trẻ em
Bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ
Bé nhà bạn có bị nhiễm trùng tai hay không?
Nhiễm trùng tai hay còn gọi là viêm tai giữa. Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết này nhé:
💕 Những yếu tố nguy cơ nào gây ra tình trạng này:
- Bé bú bình tăng nguy cơ viêm tai giữa
- Nhà có người hút thuốc
- Ngậm ti giả cũng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
- Có tiền sử gia đình bị viêm tai.
- Gia đình có người bị viêm tai tái phát.
Viêm tai giữa là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Khi đó, gây tắc nghẽn ở ống tai và gây viêm tai.
✔ Biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ:
- Cảm giác đau sẽ nhận thấy khi bé nhỏ sẽ quấy khóc, hay lấy tay sờ vào tai.
- Bé lớn hơn sẽ kêu đau tai
- Soi đèn sẽ thấy trong tai đỏ, chứa dịch bịt tai.
- Sưng vị trí viêm
💕 Điều trị viêm tai cho bé như thế nào?
- Bé sẽ phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Thường thì nếu không quá đau bé sẽ được sử dụng kháng sinh từ 3 đến 5 ngày.
- Với những bé quá đau quấy khóc nhiều. Bỏ ăn không ăn được gì sẽ được sử dụng thêm thuốc giảm đau.
- Thường những bé bị viêm tai giữa sẽ kèm sốt: Nếu bé bị sốt sẽ được bù nước và chất điện giải, bé sẽ được uống thuốc hạ sốt nếu cần.
✔ Chú ý: Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và có tỷ lệ tái phát vô cùng cao. Vì thế bé nên được tái khám khi khỏi khoảng 14 đến 21 ngày.
Cùng theo dõi page để cập nhật thêm nhiều kiến thức hơn nhé!

Timeline photos 22/02/2022

Các thời điểm mọc răng của bé:
✔ Có bao giờ các mẹ đặt câu hỏi con nhà mình mọc răng như vậy có bình thường hay không? Có chậm hơn những đứa trẻ khác không nhỉ? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé:
🎉 Trẻ sơ sinh được khoảng 6 tháng sẽ nhú chiếc răng sữa đầu tiên, đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé
Trẻ được 12 tháng sẽ có khoảng 6 răng
Đến 24 tháng trẻ sẽ có đầy đủ hàm răng sữa gồm 20 răng. 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.
❗ Tuy vậy tùy vào thể chất từng bé. Có bé 4, 5 tháng đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Có bé đến 10 tháng tuổi vẫn chưa có chiếc răng đầu tiên. Vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng, vì nếu bé chưa đủ 1 tuổi thì bé mọc răng chậm hơn một chút vẫn là rất bình thường.
Nếu bé mọc răng chậm kèm theo các biểu hiện như chán ăn, giảm cân, sốt,... Thì nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự thăm khám từ bác sĩ có chuyên môn nhé!

Timeline photos 22/02/2022

Có bao giờ bạn hỏi rằng khi ta nhai thức ăn thì sẽ có những quá trình nào diễn ra trong miệng của chúng ta hay không? Những chất nào tham gia vào quá trình nhào trộn và tiêu hóa thức ăn như vậy.
Qua bài viết này tìm hiểu thêm nhé:
Khi nhai chúng sẽ trải qua 2 sự biến đổi: Biến đổi lý học và biến đổi hóa học. Biến đổi lý học là những hoạt động thay đổi diễn ra trong khoang miệng chúng ta có thể nhìn thấy được. Còn biến đổi hóa học là biến đổi của các chất có trong khoang miệng.
1. Biến đổi lý học:
- Tiết nước bọt: Do tuyến nước bọt đảm nhiệm với chức năng là làm ướt và làm mềm thức ăn.
- Nhai: Do răng đảm nhiệm có tác dụng làm nát, nghiền thức ăn làm mềm và nhuyễn thức ăn.
- Đảo trộn thức ăn: Do răng, lưỡi, các cơ môi má: Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt.
- Tạo viên thức ăn: Làm cho thức ăn thành viêm dễ nuốt.
2. Những biến đổi hóa học:
Cùng với những thay đổi lý học sẽ là những thay đổi hóa học đó là hoạt động của enzym amylase. Enzym này có trong nước bọt có tác dụng chuyển một phần tinh bột thành đường.
Vậy tác dụng của enzym amylase rất quan trọng trong hệ tiêu hóa. Cùng tìm hiểu về enzym này qua các bài viết sau nhé!

Timeline photos 22/02/2022

Nên hay không cho trẻ dưới 6 tuổi uống sữa milo
Không phải tự nhiên nhà sản xuất lại ghi khuyến nghị không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi do loại thức uống này rất giàu năng lượng.
Với nhu cầu của một đứa trẻ dưới 6 tuổi thì không cần đến mức nhiều năng lượng như vậy. Hơn nữa khi dùng cho trẻ dưới 6 tuổi trong thời gian dài sẽ gây dư thừa năng lượng có thể gây táo bón, béo phì tệ hơn gây dậy thì sớm ở trẻ.
Vì vậy, khi quyết định sử dụng bất kì thực phẩm hay loại sữa nào cho bé cần tìm hiểu kỹ thành phần cũng như lưu ý của nhà sản xuất để bé được sử dụng đúng với độ tuổi của bé nhé!

Timeline photos 22/02/2022

Dính thắng lưỡi ở trẻ và những điều cần lưu ý?
Ba mẹ có bao giờ thấy con có những biểu hiện này hay chưa?
- Cử động 2 bên lưỡi của bé gặp khó khăn.
- Đầu lưỡi bé bị vuông hoặc phẳng, không nhọn như những bé khác
- Đầu lưỡi bé hình trái tim nguyên nhân do lưỡi đẩy ra phía trước hoặc phía sau bị giới hạn.
- Răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở
- Bé bú rất lâu, khi bú phát ra tiếng kêu.
Khi bé có những biểu hiện trên có thể bé nhà bạn đã bị dính thắng lưỡi rồi đó.
Dính thắng lưỡi không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng nó làm chất lượng cuộc sống của bé bị giảm.
Dính thắng lưỡi còn ảnh hưởng đến giọng nói của bé, gây khó khăn trong việc bú, ăn uống,...
✔ Bé bị dính thắng lưỡi khi nào nên đi làm tiểu phẫu: Khi ảnh hưởng đến ăn uống, phát âm, cũng như chất lượng cuộc sống của bé thì ba mẹ nên đưa bé đi cắt.
Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bé từ 3 đến 4 tháng tuổi cắt dính thắng lưỡi vì nếu để quá lâu sẽ có nhiều mạch máu hơn. Khi cắt có thể gây chảy nhiều máu, thời gian gây tê có thể lâu hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Timeline photos 22/02/2022

Vài năm nay có nhiều bài viết nói về ngành công nghiệp sữa bò. Liệu nên hay không cho bé uống sữa bò. Sữa bò có thật sự thần thánh như quảng cáo. Sữa bò có đẩy lùi được loãng xương không?
Hoa kỳ, Anh và Thụy Điển là 3 quốc gia sử dụng sữa bò nhiều nhất nhưng cũng là 3 quốc gia có tỷ lệ loãng xương cao nhất.
Theo các nghiên cứu lâm sàng nhiều nước khác nhau thì cho thấy sữa bò không làm giảm nguy cơ loãng xương trên người.
Những con bò mẹ có được đối đãi tốt như trên quảng cáo?
Hãy cùng theo dõi qua những bài viết tiếp trên page nhé!

21/02/2022

LƯỢNG ĂN CỦA CON TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN‼
THEO PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG ( ADTT)
🤜6-7 Tháng : bé bú mẹ là chính + 1-2 bữa bột loãng (5%) tăng dần độ đặc + 1 chút nước hoa quả
Lượng ăn cụ thể mỗi ngày :
- Sữa : 600 ml – 700ml
- Bột gạo : 20g
- Thịt : 20g – 30g
- Rau xanh :20g
- Dầu ăn : 1-2 thìa café
🙌8-9 tháng : sữa + 2-3 bữa bột đặc (10%) + nước hoặc hoa quả nghiền , váng sữa , sữa chua , caramel … lượng mỗi ngày
- Sữa : 500-600ml
- Bột gạo : 40g đến 60g
- Thịt ( tôm , cá ) : 40-50g
- Rau xanh 40-50g
- Dầu ăn : 5- 6 thìa ca phê
🙌10-12 tháng : bé bú mẹ + 3-4 bữa bột đặc (15%) hoặc cháo nấu nhừ + hoa quả nghiền, váng sữa, sữa chua , phô mai … cụ thể lượng ăn mỗi ngày
- Sữa 500-600ml
- Bột gạo : 60-80g
- Rau xanh khoảng 60g
- Dầu mỡ 7-8 thìa cà phê
🙌12 – 24 tháng : bé bú mẹ + 3-4 bữa cháo / cơm/ mỳ + hoa quả cắt miếng nhỏ hoặc váng sữa, sữa chua , kem , caramen ,…cụ thể lượng ăn mỗi ngày :
- Gạo : 100 – 200 g
- Thịt , cá , tôm : 100-200g
- Rau xanh 60-80g
- Mỗi tuần có thể 2-3 quả trứng
- Dầu mỡ 20-30g
- Hoa quả 100-150g
- Sữa : 400-500ml
✅Lượng ăn trên chỉ mang tính chất tương đối để mẹ tham khảo , mẹ là người hiểu bé nhất , mẹ cũng sẽ biết chính xác được lượng ăn của con đến đâu , và như nào mới thích hợp với bé ❤️

Timeline photos 16/02/2022

4 NHÓM DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ ⁉
🌈Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất là 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
👉Ở bất kì giai đoạn phát triển nào của trẻ thì việc bổ sung đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng đều vô cùng cần thiết. Cách dễ nhất và hiệu quả nhất đó là bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày.
👉Để bổ sung dinh dưỡng tối ưu cho trẻ từ các bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể tham khảo các lời khuyên dinh dưỡng của viện dinh dưỡng quốc gia:
👉Cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
🔘Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
🔘Nên sử dụng muối Iốt, không nên cho trẻ ăn mặn.
🔘Bổ sung rau quả hàng ngày cho trẻ.
🔘Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
👉Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
👉Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.

Timeline photos 16/02/2022

SỮA MẸ - LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ NHIỀU SỮA⁉
Có 2 điều cần lưu ý:
(1) Muốn có nhiều sữa thì mọi sự nỗ lực là từ trước khi mang thai. Tìm các tài liệu chính thống từ các bác sĩ mà đọc.
(2) Muốn có nhiều sữa thì sự nỗ lực phải từ NGÀY ĐẦU TIÊN SAU SINH
Mẹ nào muốn nhiều sữa cho con thì xin đọc THẬT KỸ đoạn này bởi vì chỉ khi hiểu rõ cơ chế sinh lý của nó, chúng ta mới nắm được cách tạo ra nhiều sữa
GIAI ĐOẠN LI: Từ tuần 16-22, prolactin bắt đầu tiết rồi, nhưng do bánh nhau tiết ra progesterone nên nó ức chế prolactin. Vì vậy giai đoạn này đã có sữa non, nhưng không nhiều, có mẹ có chảy sữa có mẹ không
=> Vậy thì sữa non đã có sẵn cho con để con dùng trong 2 ngày đầu
GIAI ĐOẠN LII: Khi bánh nhau b**g ra, progesterone giảm đột ngột, prolactin không còn bị ức chế nữa nên quá trình tạo sữa ào ạt xảy ra. Giai đoạn II xuất hiện mạnh mẽ vào 30-40 giờ sau sinh.
=> Vì vậy 1 số me sẽ bắt đầu cương sữa dần từ ngày 2-3-4-5
Giai đoạn I và II là 2 giai đoạn tạo sữa bằng nội tiết tố.
GIAI ĐOẠN LIII : Giai đoạn kích thích tạo sữa tại chỗ
Khi bé bú sữa mẹ, các nang chứa sữa sẽ xẹp xuống. Mà em bé bú càng nhiều thì nang sữa càng trống, càng trống thì nó báo hiệu cho cơ thể người mẹ biết để tăng sản xuất sữa và tiết ra lấp đầy nang sữa. Vì vậy, nếu bạn không cho con bú, không có cơ chế làm xẹp nang sữa, tín hiệu sẽ báo lên não là con bạn “đủ” sữa và cơ thể bạn sẽ “giảm tạo sữa lại”.
Nếu vì lí do nào đó trong 2 - 3 ngày đầu mẹ không cho con bú thì cơ chế nội tiết tố vẫn hoạt động giúp mẹ vẫn có sữa cho con. Tuy nhiên, nếu như mẹ không cho bé bú thì giai đoạn III sẽ không hoạt động, vì vậy, cơ thể mẹ sẽ hiểu sai là con “đủ” sữa và không kích thích tạo sữa nữa. Hệ quả là mẹ dần mất sữa về sau.
Tóm lại: “CON CÀNG BÚ SỮA, MẸ CÀNG CÓ SỮA” hay nói cách khác “CÀNG LÀM TRỐNG NANG SỮA THÌ QUÁ TRÌNH TẠO SỮA CÀNG ĐƯỢC KÍCH THÍCH”
Một số quan niệm sai lầm khi mới sinh, sữa mẹ chưa có nhiều nên chêm thêm sữa bình vào. Hệ quả là bé không đói nên không bú mẹ nhiều => không làm trống nang sữa => giảm sữa những ngày sau.
Ngay từ ngày đầu sau sanh, lượng sữa non nhiều và rất đặc, chỉ có bé hút mới ra, nên mẹ sẽ thấy mình không có nhiều sữa, nhưng cứ cho con ngậm ti và bú trọn vẹn. Khi nang sữa xẹp nhiều, cơ chế LIII sẽ giúp não mẹ tiết ra nội tiết tốt kích thích tạo thêm sữa và những ngày sau sữa sẽ về nhiều. Nếu dặm thêm bú bình tại thời điểm này => mẹ rất dễ mất sữa về sau.
Về lực hút sữa từ vú mẹ thì
- Bé là số 1
- Vắt tay là số 2 (cái này phải được hướng dẫn đúng kỹ thuật)
- Máy hút sữa là yếu nhất
=> Vì vậy, không nên lạm dụng máy hút sữa mà nên cho bé bú trọn vẹn nhất.
THEO THỜI GIAN, SỮA MẸ SẼ MẤT CHẤT?
Một số mẹ hoặc người lớn khi trẻ qua giai đoạn 6 tháng tuổi thì lại cho rằng sữa mẹ mất chất và không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm khác.
Sữa mẹ vẫn sẽ là sữa mẹ cho dù con 6 tháng hay 2 tuổi. Nhưng bạn hãy tự hỏi một điều rằng tại sao lại là 6 tháng mà không phải 9 tháng hay 12 tháng các chuyên gia khuyên nên bắt đầu ăn dặm?
Vì khi mới sinh, con nặng 3kg thì lượng sữa mẹ đủ cung cấp nặng lượng cho con
Rồi khi con 3 tháng là 6kg thì lượng sữa sẽ gấp đôi
Rồi khi con 6 tháng là 7.5kg thì lượng sữa sẽ gấp 2.5
Không có đứa trẻ nào bú mẹ mãi được vì suy cho cùng, sữa mẹ cũng có ngưỡng. Và đó là khi chúng ta cần bổ sung bằng thức ăn dặm. Và 6 tháng tuổi cũng là lúc hệ tiêu hóa của con có thể tập tiêu hóa những thức ăn dạng lỏng
Một số khuyến cáo mới trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn nhưng không tăng cân thì có thể bắt đầu ăn dặm
Vậy nên
“Khi một ai đó nói rằng hãy cho đứa bé ăn dặm đi, sữa mẹ mất chất rồi. Hãy cười và trả lời rằng: Mình đã hỏi bác sĩ và câu trả lời là SỮA MẸ VẪN LÀ SỮA MẸ, nhưng con lớn nên mình sẽ cho ăn thêm thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, con sẽ cho con của con bú mẹ cho đến khi 2 tuổi vì đó là cách con tăng cường hệ miễn dịch cho con của mình”
Tóm lại
1. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì nó có chứa kháng thể giúp bảo vệ con nên việc cho con bú tới 2 tuổi là hoàn toàn khoa học. Không hề có chuyện mất chất.
2. Khi con bú mẹ nhiều, mối gắn kết mẹ - con càng thêm chặt, mẹ sẽ thấy hạnh phúc hơn và chăm con tốt hơn. Con cũng được yêu thương nhiều hơn. Sữa mẹ khi ấy sẽ về nhiều hơn.
3. Xin đừng đả kích nhưng bà mẹ không có sữa. Hãy cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ họ tìm lại sữa cho con. Trong thời gian đó, chấp nhận dùng sữa công thức thay thế.

Enzym tiêu hóa số 1 Nhật Bản

AMANO ENZYM GOLD là Enzym tiêu hóa số 1 Nhật Bản. sản phẩm sử dụng CÔNG NGHỆ ENZYM Nhật Bản trong hỗ trợ điều trị biếng ăn. AMANO ENZYM GOLD giúp thức ăn được tiêu hóa BẰNG CÁCH tham gia vào quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn, Kích thích tiêu hóa tạo sự thèm ăn và ăn ngon mỗi ngày. Từ đó giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu thức ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. AMANO ENZYM GOLD kích hoạt hệ thống miễn dịch lympho B và Lympho Ttăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thểgiúp ngăn ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh . Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bới công ty cổ phần dược AMANO NHẬT BẢN.

Website