Forex kiếm được bao nhiêu tiền - tuhocforex.com

Forex kiếm được bao nhiêu tiền - tuhocforex.com

forex kiếm được bao nhiêu tiền, kiếm tiền, ngoại hối, không khó tuhocforex.com

Timeline photos 19/12/2021

FOREX , NHỮNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRADINGVIEW CHI TIẾT NHẤT NĂM 2020
🌷
Đã là 1 trader giao dịch forex, chắc chắn bạn sẽ không xa lạ gì với 2 công cụ là phần mềm MT4 và TradingView. Nếu MT4 được phát triển, tùy biến theo từng sàn thì TradingView lại trở thành nền tảng “quốc dân” dùng chung cho tất cả trader, cho những ai yêu thích tài chính. Tuy nhiên, do TradingView vốn là 1 kho lưu trữ khổng lồ, nên nếu lần đầu tiên bước vào đây, chắc hẳn sẽ choáng ngợp không biết nên sử dụng như thế nào để phát huy tối đa hiệu quả từ TradingView.

Trong bài viết này, ngoài việc giải thích đầy đủ cho bạn toàn bộ tính năng có trong TradingView. Chúng tôi còn giới thiệu thêm 1 số mẹo hay ho không thể bỏ qua, nếu bạn chủ yếu sử dụng TradingView để phân tích.
🌼
TradingView là gì?
TradingView là một dịch vụ cung cấp công cụ dành cho trader được thành lập vào năm 2011.

Về kết cấu, TradingView được xây dựng giống như các nền tảng xã hội đang được sử dụng hiện nay như Facebook hay Tweeter. Chỉ có điều nền tảng này không phải dành cho tất cả người dùng, mà nó chỉ là nơi để kết nối những người yêu thích, quan tâm tìm hiểu hay tham gia giao dịch tài chính mà thôi.

Chính vì được thiết kế như một mạng xã hội nên thông tin có trong Tradingview, về cơ bản kha khá tương đồng với những mạng phổ biến khác gồm: phần tin tức, phần ý kiến phân tích của trader (đây là nơi bạn bày tỏ, thể hiện quan điểm cá nhân về xu hướng giá sản phẩm). Ngoài ra, trong phần này, TradingView cũng chứa đầy đủ like, share hay bình luận của những trader khác. Đặc biệt, TradingView còn cung cấp 1 phần gần giống với nhóm facebook để bạn bàn luận hay đưa ra ý kiến cùng phần chat riêng tư giúp bạn trao đổi, nhắn tin với 1 trader nào đó.
🌛
Tuy nhiên, hầu hết trader đều loại bỏ toàn bộ tính năng kể trên, thay vào đó sử dụng TradingView như là 1 công cụ phân tích, thay thế cho phần mềm MT4. Nói chung, cái này tùy mỗi người, bạn muốn sử dụng sao cũng được.

Tại sao nên sử dụng TradingView?
Bản thân TradingView thực sự là 1 kho lưu trữ thông tin khổng lồ mà nếu bỏ thời gian ra nghiên cứu, bạn có thể không cần phải đi học bất cứ ai. Thực sự TradingView chứa rất nhiều thông tin hữu ích giống như 1 cuốn bách khoa toàn thư về tài chính, không những thế, giao diện TradingView còn thân thiện hơn rất nhiều so với MT4. Ngoài ra, vì là 1 mạng xã hội khổng lồ nên TradingView không chỉ bó hẹp kết nối với những thành viên giao dịch cùng 1 sàn, mà là với bất cứ ai trên thế giới có niềm yêu thích tài chính và có sử dụng TradingView!

Không dừng lại ở đó, TradingView còn có 1 số ưu điểm nổi bật như:

TradingView hỗ trợ 18 ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt nên rất dễ sử dụng.
Sau nhiều nỗ lực cải tiến, TradingView đã cung cấp đầy đủ phiên bản cho trader từ website cho đến ứng dụng trên iOS và Android.
Dễ dàng kết nối với rất nhiều “anh tài” trader trên thế giới để học hỏi cách phân tích nhằm nâng cao khả năng phân tích của chính bản thân của bạn lên.
Giao diện TradingView được thiết kế vô cùng đẹp đẽ, thân thiện, nên cực kỳ dễ sử dụng cho bất cứ ai, kể cả là người mới vào nghề.
Tất cả biểu đồ từng phân tích trên TradingView đều được lưu lại ở nhiều thiết bị khác nhau. Nhờ tính đồng bộ hóa cao như vậy, nên chỉ cần có internet là có thể xem biểu đồ của bạn hoặc của người khác.
💥
>>> Xem ngay: Những tay poker chuyên nghiệp dạy bạn điều gì về trading

Các loại tài khoản có trong TradingView
TradingView chia tài khoản thành 2 dạng là tài khoản miễn phí và tài khoản trả phí.

Tài khoản miễn phí hay tài khoản Basic
Việc sử dụng loại tài khoản nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu từng người. Câu nói “tiền nào của nấy” quả thực rất đúng trong trường hợp này. Với tài khoản miễn phí hay tài khoản Basic, TradingView chỉ cho phép trader sử dụng tính năng cơ bản nhất; luôn có sự xuất hiện các quảng cáo; hay chỉ truy cập được trên 1 thiết bị; không được sử dụng quá 3 chỉ báo…

Tuy nhiên, nếu là người mới chưa từng sử dụng TradingView, hay đang tập phân tích biểu đồ, bạn có thể sử dụng bản này trước cho thành thạo. Vì phí của TradingView sẽ được trừ theo tháng hoặc theo năm, nên bao giờ có nhu cầu bạn có thể nâng cấp sau cũng được. Trong phần hướng dẫn đăng ký tài khoản, mình sẽ chỉ cách “lách luật” để có thể sử dụng nhiều tính năng trên TradingView mà không cần trả phí, bạn nhé.

Tài khoản trả phí
Tài khoản trả phí được TradingView chia theo 3 cấp độ gồm: Pro, Pro+ và Premium Account, từng gói sẽ có mức phí khác nhau như hình bên dưới:

Trong số này, tài khoản Premium Account sẽ là tài khoản có mức phí cao nhất 49.95 USD/tháng và 599.40/ năm.

Đây là tài khoản được TradingView hướng tới khách hàng của họ là những trader sở hữu website liên quan tới tài chính. Vì Premium Account có thêm phần chữ ký, nơi điền các thông tin liên quan tới website, từ đó có thể quảng bá site tới các trader khác. Một điểm lưu ý vì giá 599 USD cho 1 năm dùng tài khoản dạng này, theo mình là khá đắt, bạn có thể chờ tới Black Friday ngày mà TradingView tung ra gói khuyến mãi giảm giá 50%, nhờ vậy bạn chỉ phải bỏ khoảng 287 USD cho 1 năm dùng bằng tài khoản Premium mà thôi.

Lý do phải nâng cấp lên tài khoản trả phí là bởi như có nói trước đó, tài khoản basic sẽ bị TradingView giới hạn rất nhiều tính năng. Thậm chí, các tài khoản trả phí khác như Pro và Pro+ tuy có thêm nhiều tính năng hơn, nhưng vẫn bị hạn chế, không thoải mái như tài khoản Premium.
🌟
Hãy nhìn bảng so sánh dưới đây để hiểu thêm:

Hướng dẫn đăng ký tài khoản tại TradingView
Đây là phần mình sẽ hướng dẫn đăng ký cũng như cách “lách luật” nâng cấp tài khoản lên không còn ở dạng Basic, để sử dụng thêm nhiều công cụ và tính năng mà vẫn hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, vì là hàng “lậu” nên không thể nào “bì phấn với vôi” được, vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thế, nếu sử dụng TradingView lâu dài, mình vẫn khuyến khích các bạn đi theo đường “chính ngạch”, đặc biệt nếu muốn được giá tốt hơn, bạn cứ chờ tới ngày Black Friday để nâng cấp tài khoản, với mức 287 USD cho tài khoản Premium thực tế cũng là khoản tiền đáng để đầu tư, không quá đắt!
🌛
Trước hết để đăng ký, hãy truy cập vào trang TradingView theo link bên dưới:

Đăng ký TradingView

Sau đó TradingView yêu cầu bạn điền thông tin như sau:

Tại đây, bạn có thể điền toàn bộ thông tin theo hướng thủ công. Hoặc bạn có thể sử dụng 1 trong các mạng xã hội TradingView gợi ý để liên kết tài khoản. Tốt nhất nên điền thông tin theo cách thủ công, rồi nhấn vào đăng ký,bạn nhé.

Tiếp theo, sẽ có 1 email gửi tới, bạn chỉ cần xác minh tài khoản là đã hoàn tất việc đăng ký trên TradingView.
🌏
Bây giờ sẽ đi tới phần “lách luật”.

Như bạn biết tài khoản mặc định tại TradingView là tài khoản basic. Bạn hãy tiến hành nâng cấp lên thành tài khoản trả phí. Việc này cứ làm bình thường, vì TradingView cho phép dùng thử 1 tháng, hết 1 tháng mới bắt đầu trừ tiền. Vì lẽ đó, bạn chỉ cần có 1 thẻ visa hoặc tài khoản Paypal (hình thức này được ưu tiên hơn) để nâng cấp tài khoản.

Trader có thể chọn 1 trong 3 loại khoản trả phí, dùng loại nào thì sau 30 ngày TradingView sẽ trừ tiền cho tài khoản đó. Cái này tùy bạn!

Phần quan trọng nhất của lách luật nằm tại đây.

Khi dùng tài khoản Paypal đăng nhập, bạn tiến hành thanh toán bình thường. Sau khi được TradingView kích hoạt tài khoản thành công. Trong 30 ngày sử dụng, hãy “lôi” hết toàn bộ chỉ báo bạn muốn dùng ra. Vì sau 30 ngày, khi TradingView trừ tiền, nếu trừ không thành công, tài khoản sẽ chuyển về chế độ basic, không mất tiền. Nhưng toàn bộ chỉ báo hay tính năng có trong tài khoản vẫn được lưu giữ, không bị xóa đi mất.
🎄
Chính vì thế, muốn dùng gì cứ lấy hết ra, nếu cái nào chưa cần thiết thì nhấn vào biểu tượng con mắt hay chữ ẩn để ẩn chúng đi. Tuyệt đối không được xóa đi bạn nhé. Vì khi xóa đi, bạn sẽ không thể nào khôi phục sau 30 ngày được đâu! Theo quy định từ TradingView, tài khoản basic chỉ cho phép sử dụng tối đa 3 chỉ báo mà thôi.

Timeline photos 17/12/2021

FOREX NÀ NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN.

Tại Sao Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng Cự Lại Bị Phá Vỡ?
🍁
Việc xác định các mức hỗ trợ kháng cự trong trading là điều vô cùng quan trọng đối với các trader, tuy nhiên đây không phải là việc tuy dễ dàng và đa số các nhà đầu tư đã bỏ qua không được chú trọng cho lắm đến các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Các mức hỗ trợ và kháng cự là gì?
Các trader thường dùng hỗ trợ, kháng cự vì đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật, các mức giá quan trọng này dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng rất khó để thành thạo trong sử dụng thực chiến.

Việc xác định các mức giá tức là phương pháp này dùng để xác định các ngưỡng mà giá trong quá khứ đã từng đảo chiều hoặc ít nhất đã chậm lại và tin rằng các hành vi giá đó sẽ lặp lại trong tương lai, đó cũng là phù hợp với lý thuyết Dow, và chúng ta có rất nhiều cách để xác định các ngưỡng với các mức giá quan trọng này và áp dụng trong giao dịch.


Hỗ trợ và kháng cự là các mức giá quan trọng trong thực tế.

Chẳng hạn như xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự dựa trên kênh giá, hoặc có thể dựa trên đỉnh và đáy, hoặc cũng có thể dựa trên các mô hình giá thông dụng, các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự này có thể trùng nhau tại các điểm đảo chiều, các vùng nghẽn hoặc các vùng giá mà đại đa số các nhà giao dịch thường để ý tới, và tại các khung thời gian càng cao, các ngưỡng này càng có liên quan với nhau rất mật thiết, khi chúng ta nắm được các yếu tố này, khả năng thành công trong giao dịch của chúng ta khá cao.

Các mức hỗ trợ kháng cự có ý nghĩa gì?
Nếu bạn xác định được và xác định đúng những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng thì bạn đã làm được một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là yếu tố quyết định sống còn của các trader, nhưng nó có thể mất nhiều thời gian để học tập và thực hành.

Thông thường, các mức giá quan trọng này thường xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường, thậm chí ngoài thực tế cho thấy các ngưỡng này thay đổi vai trò hỗ trợ và kháng cự lẫn nhau và có thể được dùng để xác định biên độ của thị trường, các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ.
🌼
Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường có trend
Trong một thị trường có xu hướng rõ ràng, tức xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều rất dễ gặp. Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm này.

Hai đường trên và dưới kênh giá được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự, và việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đó.

Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường đi ngang
Ngược lại, trong một thị trường không có bất kỳ xu hướng nào rõ ràng, tức xu hướng tăng cũng không có và xu hướng giảm cũng không có, việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều không thể, vì lúc này thị trường có xu hướng đi ngang. Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá đi ngang này.
💥

Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường đi ngang.

Hai đường trên và dưới của của kênh giá đi ngang này được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự, việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đi ngang đó, khi giá lên gặp vùng kháng cự, thì chúng ta Sell xuống. Ngược lại, khi giá xuống dưới vùng hỗ trợ thì cơ hội để chúng ta Buy lên.

Chúng ta cần lưu ý rằng hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác và chúng có thể bị phá vỡ, khi thị trường thử thách ở mức giá này, nếu bạn sử dụng biểu đồ nến, bạn có thể tìm thấy các mức hỗ trợ và kháng cự dễ dàng, nhưng cần hiểu rằng các mức hỗ trợ và kháng cự này là một vùng giá, chứ không phải là một mức giá cụ thể.

Thực tế, có một số trường hợp các mức hỗ trợ và kháng cự được phá vỡ nhưng phá vỡ giả, và có những lúc các bóng nến sẽ phá vỡ các mức này, tuy nhiên lại đóng ở trên mức hỗ trợ hoặc dưới mức kháng cự, tạo thành phá vỡ giả, và cũng sẽ có nhiều khi giá phá vỡ mức kháng cự và hỗ trợ, nhưng rồi lại quay trở lại, tức phá vỡ giả.
🌼
Vai trò của các đường giá quan trọng
Hiện với sự phát triển của công nghệ, đã có vô số các công cụ xác định các mức giá ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tự động, giúp cho các nhà đầu tư bớt vất vả hơn rất nhiều, các mức hỗ trợ và kháng cự hoặc mức cung và cầu là xương sống của giao dịch kỹ thuật.

Bất kể loại phương pháp phân tích kỹ thuật nào được sử dụng, có thể là hệ thống giao dịch dựa trên chỉ báo hoặc hệ thống giao dịch dựa trên hành động giá, các mức hỗ trợ và kháng cự đóng một vai trò quan trọng.

Tại các mức quá mua và quá bán cũng là các mức hỗ trợ và kháng cự, và trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thấy các tín hiệu trùng với các mức hỗ trợ và kháng cự, kiến thức phổ biến chỉ ra rằng các nhà giao dịch nên mua tại hỗ trợ và bán ở mức kháng cự.
🎄
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy rằng mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự mà bạn hy vọng sẽ đi dài để quét stop loss của các nhà giao dịch, trong những trường hợp như vậy, nếu bạn có một lệnh chờ xử lý, rất có thể nó sẽ được kích hoạt và trong một số trường hợp cũng bị dừng lỗ.

Làm sao biết các mức hỗ trợ và kháng cự không còn mạnh nữa?
Đầu tiên cần hiểu các mức hỗ trợ và kháng cự là các khu vực hoặc vùng giá mà áp lực mua hoặc áp đảo áp đảo khác. Do đó, giá cả khi gặp các mức này và trong hầu hết các trường hợp dẫn đến sự đảo ngược theo hướng giá, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Một khi các mức đủ yếu, giá có thể breakout khỏi các mức này một cách dễ dàng, có nhiều cách khác nhau phá vỡ một mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

Trong đó có những cách phổ biến nhất là giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự với nến tăng hoặc giảm mạnh và giá dao động xung quanh mức hỗ trợ hoặc kháng cự, tạo ra một phá vỡ giả và sau đó phá vỡ thật mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

Vùng hỗ trợ/kháng cự có quá nhiều nến lên xuống sẽ không còn an toàn.

Các thị trường thường có xu hướng giảm giá tất cả các tin tức cần biết. Do đó, khi một số thông tin mới được tiết lộ, thị trường điều chỉnh cho phù hợp, điều này dẫn đến một nến tăng mạnh hoặc giảm mạnh phá vỡ mức hỗ trợ và kháng cự rõ ràng nhất hoặc gần nhất.
🌍
Khi giá hợp nhất quanh mức hỗ trợ hoặc kháng cự, nhà đầu tư bắt đầu tích lũy giá, giá càng dài hợp nhất gần mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự, các mức này càng yếu. Rất thường xuyên, tất cả chỉ là một báo cáo thị trường đơn thuần hoặc một bản phát hành kinh tế để vượt qua các vùng cung và cầu.

Mức độ hỗ trợ và kháng cự mới so với cũ
Thông thường các trader nên biết rằng một mức hỗ trợ có thể đóng vai trò là mức kháng cự và ngược lại khi nó bị phá vỡ , mức hỗ trợ hoặc kháng cự được biết là mạnh nhất trong bài kiểm tra đầu tiên, và có nhiều khả năng các mức này sẽ giữ vững.

Tuy nhiên, cần thận trọng vì điều này không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ tiếp theo cho thấy mức độ hỗ trợ mới hình thành cuối cùng bị phá vỡ, mặc dù mức độ vẫn còn khá mới (được thử nghiệm chỉ một lần dưới dạng hỗ trợ).
🌬
Hỗ trợ và kháng cự có thể chuyển đổi qua lại cho nhau.

Các mức hỗ trợ và kháng cự tiếp tục thay đổi khi giá tiếp tục mở ra và thông tin mới, khi đã xác định được mức hỗ trợ hoặc kháng cự, tốt nhất là luôn xác nhận các mức này bằng một chỉ báo khác hoặc với một số phân tích cơ bản để xác định xem các mức đó sẽ giữ vững hay phá vỡ.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh những lúc thị trường Forex có biến động mạnh bằng cách thường xuyên theo dõi tin tức trên các trang tin tức lớn của thế giới như forexfactory.com, investing.com, fxstreet.com, để theo dõi thông tin kinh tế kịp thời.

Timeline photos 14/12/2021

NGOẠI HỐI VÀ CÁCH KIỂM SOÁT TÂM LÍ HIỆU QUẢ
🌙
Tất cả chúng ta ai ai cũng đều biết, tâm lý là điều quan trọng nhất trong trading, suy nghĩ và cảm xúc của một trader khi họ giao dịch trên thị trường, sẽ giúp cho các bạn có thể học được nhiều điều quan trọng từ sự khác biệt trong cách suy nghĩ của một trader thất bại và một trade thành công.

Tâm lý giao dịch vốn dĩ rất quan trọng, vì sự cám dỗ trong thị trường này rất lớn và nó có thể đưa bạn đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như hưng phấn, sợ hãi, trả thù và cả tham lam nữa.

Thế nào là tâm lý thị trường?
Tâm lý là một trong những khái niệm thuộc về phạm trù cảm xúc của con người, từ ngàn xưa đến nay.
🌫
Thông thường, các nhà giao dịch ngoại hối thường cảm thấy lo lắng vì các giao dịch trong quá khứ, và để tránh những người giao dịch ngoại hối gây rối trong tương lai, điều quan trọng là phải tách rời cảm xúc khỏi các giao dịch trong quá khứ. Có thể học hỏi từ mỗi giao dịch tạo ra một tư duy thoải mái, đặc biệt là trong các tình huống giao dịch căng thẳng.

Tâm lý giao dịch mà vấn đề rất quan trọng trong trading.

Tâm lý thị trường còn phải có thời gian để thực hành, với thời gian và thực hành, tách rời cảm xúc có thể giúp các nhà giao dịch vượt qua sự hốt hoảng giao dịch ngoại hối và tránh những ảnh hưởng về sức khỏe.

Làm sao để tâm lý được thoải mái
Bạn cần có niềm tin vào chiến lược của mình
Trong thị trường forex, có 2 cảm xúc cơ bản, sợ hãi và tham lam, để vượt qua sự sợ hãi giao dịch ngoại hối, các nhà giao dịch cần tin tưởng vào chiến lược mà họ đã tạo ra vốn dĩ họ rất dễ để lo lắng về nó.
🌬
Bạn sẽ cần lập kế hoạch hiệu quả và thực hiện một chiến lược đáng tin cậy sẽ dẫn đến các giao dịch mong muốn. Một khi bạn có được sự tự tin về chiến lược của mình, bạn có thể dễ dàng dựa vào hệ thống của mình bất cứ khi nào.

Muốn thành công, bạn phải tự tin vào chiến lược của mình, bạn cũng phải xem hành trình giao dịch của mình với một tư duy chủ động và tích cực. Với sự tích cực và một kế hoạch giao dịch hiệu quả, bạn có thể chinh phục các dây thần kinh trong khi cải thiện hiệu suất tổng thể.

Điều chỉnh hệ thống giao dịch
Không một ai có thể tìm được phương pháp giao dịch trong thời gian ngắn được nên trước khi có được một chiến lược giao dịch đáng tin cậy, các bạn cần phải tinh chỉnh quá trình thông qua test thử.

Nhưng hãy test thử bằng cách bắt đầu với một tài khoản demo, các nhà giao dịch có thể thực hành và thành thạo các kỹ năng mà không gặp rủi ro về vốn thực sự, và mỗi lần thực hiện trong tài khoản demo cho phép bạn thực hành chiến lược của mình và cũng áp dụng giáo dục ngoại hối, cách làm này cung cấp cho bạn một ý tưởng về sự chuyển động của thị trường và tầm quan trọng của việc tập trung trong các giao dịch.
🌪
Làm sao để tách cảm xúc khỏi các giao dịch
Đừng quá lo lắng khi giao dịch, trong thực tế, mọi người đều trải qua sự lo lắng theo thời gian, cách tốt nhất để đánh lo lắng là tiếp xúc liên tục và chủ động học tập, nâng cao kiến thức.

Việc hốt hoảng giao dịch Forex không bao giờ giúp chúng ta tích cực đến cả tư duy và hiệu suất, thông qua một tạp chí giao dịch ngoại hối hữu ích, các nhà giao dịch có thể nhập và xem xét các giao dịch trong quá khứ để quản lý các giao dịch ngoại hối. Điều này sẽ cho phép bạn xem các giao dịch của mình một cách xây dựng và chủ động tránh né sự lo lắng.

Việc bạn lo sợ trong giao dịch forex cũng chẳng giúp ích được gì cho bạn.
🌙
Hãy tận dụng điểm mạnh của bạn để vượt qua cảm giác lo lắng, hãy chắc chắn giữ thái độ tích cực và tự tin vào thế mạnh cá nhân của bạn. Đối với các nhà giao dịch mới, giáo dục ngoại hối là thời gian tuyệt vời để học các kỹ năng mới và tiếp xúc với các công cụ hoặc kỹ thuật giao dịch mới nhất.

Bởi vì nếu bạn không thể tin tưởng vào phán đoán của chính mình, thì hãy tin vào chiến lược và bài học được tính toán từ các giao dịch trước đó, luôn kết hợp những điểm mạnh bên trong của bạn với sự cam kết và đam mê. Bằng cách này, bạn không chỉ vượt qua được những người giao dịch ngoại hối mà còn tìm thấy nhiều cơ hội hơn trên thị trường forex.

Việc bạn tạo cho mình một kế hoạch phát triển cá nhân là tăng cường các kỹ năng hướng đến mục tiêu. Cho dù cho công việc hay cho mục tiêu cá nhân, là một phương pháp tuyệt vời để củng cố mọi nỗ lực cho một thành tích mục tiêu, thì áp dụng một kế hoạch phát triển cá nhân trong giao dịch ngoại hối cung cấp nhiều cấu trúc hơn khi tối ưu hóa và đạt được các mục tiêu, điều này bao gồm cải thiện cách suy nghĩ hoặc tối ưu hóa các kỹ năng bị ảnh hưởng bởi những người giao dịch ngoại hối.
💐
Từ đó các bạn cũng có thể tăng sự tự nhận thức, xác định lĩnh vực nào cần nhiều công việc hơn và kỹ năng nào đòi hỏi phải thực hành nhiều hơn. Cách xem giao dịch ngoại hối này khuyến khích các nhà giao dịch đào tạo hướng tới các mục tiêu bằng cách nắm vững kỹ năng và hiệu suất tổng thể.

Điều quan trọng nhất cần nhớ là không bao giờ để những dây thần kinh này kiểm soát việc ra quyết định của bạn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, và để kiểm soát bất kỳ lo lắng nào, các nhà giao dịch cần học cách vượt qua sự sợ hãi giao dịch ngoại hối.

Một số bài học để tâm lý tốt
Không một ai trên thế giới này đều giỏi, không chỉ có bạn mà tất cả các nhà giao dịch Forex lâu năm trên thế giới đều đã từng gặp những chuỗi thua liên tiếp. Đơn giản bởi vì giao dịch Forex trò chơi của xác suất.
🌻

Việc dán mắt vào màn hình máy tính sẽ giúp bạn càng thêm rối loạn.

Có thể bạn đang sử dụng hệ thống giao dịch có xác suất chiến thắng lên đến 90% và đã được chứng minh trong một thời gian dài. Điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ không gặp một chuỗi 5 hay 10 lệnh thua liên tiếp, thậm chí còn dài hơn thế nữa.

Bởi vì thị trường luôn có những thời điểm khác nhau, có thể ở một thời điểm nào đó, điều kiện thị trường không thuận lợi cho hệ thống giao dịch của bạn khiến bạn phải nhận chuỗi lệnh thua liên tiếp và rơi vào khủng hoảng. Chúng ta chỉ là những con người bình thường, chúng ta dễ nổi nóng và muốn trả thù, muốn đòi lại những gì đã mất, ngay lập tức, điều này là một sai lầm hết sức tai hại.

Đó là lúc tâm lý giao dịch của bạn dần mất kiểm soát, bạn muốn vào lệnh ngay, cho dù các điều kiện của hệ thống giao dịch chưa được thỏa mãn, bạn còn tăng khối lượng giao dịch lên gấp vài lần để gỡ.
💫
Bạn đã sai lầm, mà khi phạm sai lầm, thì những điều tồi tệ sẽ lại ào ào ập đến, khi bạn sực tỉnh cũng là lúc tài khoản của bạn chẳng còn gì nữa, thay vào đó bạn hãy bước ra ngoài, đi bộ vài vòng để lấy lại bình tĩnh và tuyệt đối đừng mở máy tính lên cho đến khi bạn cảm thấy mình thật sự ổn trong tâm lý của mình.

Khi thị trường không thuận lợi, hãy đừng giao dịch, điều này chính xác cho việc giao dịch trên thị trường Forex, chúng ta không nên đâm đầu vào những lúc thị trường không thuận lợi, khó xác định xu hướng hay những lúc thị trường biến động mạnh do có các sự kiện kinh tế, chính trị bất ổn và khó lường hiện nay. ⭐

Timeline photos 11/12/2021

FOREX, VƯỢT QUA NỖI SỢ TRONG GIAO DỊCH

“Sợ” được định nghĩa như sau : “một trạng tái tâm lý của con người khi lo quá về các mất mát có thể đến cho chủ thể, tổ chức hoặc các cá thể có liên quan về sự toàn vẹn, sự biến đổi, sự giảm sút về lượng hoặc chất về mọi mặt tinh thần, tình cảm, vật chất, quyền lợi”.

Người giao dịch nào cũng đều có nỗi sợ của họ, chia thành rất nhiều mức độ khác nhau. Họ có sự phản ứng khác nhau khi hoàn cảnh xung quanh thay đổi, ví dụ như khi thị trường thay đổi, hay khi những đồng tiền của họ bị mất đi, …

Nỗi sợ hãi không phải luôn luôn là người bạn của chúng ta. Trong khi những nhà giao dịch ngoại hối thành công kiểm soát được nó, thì đa phần những người khác lại bị nỗi sợ kiểm soát, họ thường xuyên cảm thấy không yên tâm, bồn chồn và rất khó khăn trong việc đưa ra được một quyết định. Điểm vào và điểm ra của 1 lệnh giao dịch luôn là cơn ác mộng thật sự.

Để thành công, bạn cần biến nỗi sợ trở thành người bạn thân (giống như xu hướng/trend trong thị trường), hiểu nó, kiểm soát được nó. Người giao dịch cần hiểu được sự sợ hãi có hai mặt tốt và xấu của nó. Nỗi sợ là điều ta không thể tránh, nó giống như một phản xạ hết sức tự nhiên của con người, nhưng khi bạn hoàn toàn hiểu được nó, kết quả giao dịch của bạn sẽ tốt dần lên mỗi ngày.
💦
Nỗi sợ trong Forex có thể được phân thành 3 nhóm chính sau đây :

Sợ mình bị thua lỗ.
Sợ mình bỏ lỡ mất cơ hội.
Sợ mình sẽ sai.
Bài viết hôm nay, tôi sẽ bàn với bạn về cách chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi trong giao dịch ngoại hối.
🌫

Sợ thua lỗ
Việc giao dịch cũng giống như những lĩnh vực kinh doanh khác, thua lỗ là một phần của cuộc chơi. Nhưng việc thua lỗ liên tục khiến cho tâm lý giao dịch của trader rất tồi tệ, nhiều người còn cảm thấy sợ khi nhìn vào biểu đồ và số người bỏ cuộc là nhiều không kể xiết.

Nếu bạn đã đọc cuốn “Nhà giao dịch kỷ luật” của Mark Douglas thì ông ta có nói đại ý thế này : sợ thua lỗ thường dẫn đến thua lỗ thật sự. Bạn đặt điểm cắt lỗ quá chặt/gần/ít có nghĩa là bạn không cho lệnh của mình 1 cơ hội thật sự. Khi người giao dịch vào lệnh và thấy thị trường đi ngược lại với nhận định, họ sợ hãi và cắt lỗ, nghĩ rằng sẽ tiết kiệm được khoảng tiền kha khá nếu như để thị trường tự cắt lỗ hộ, nhưng một chuỗi những lệnh thua lỗ dù nhỏ cũng sẽ dẫn đến tài khoản trống rỗng.
🌾

Bạn nên tập trung vào việc không để thua lỗ một số tiền lớn trong một lệnh thua chứ không phải số lỗ nhỏ lẻ với một lệnh giao dịch. Nếu bạn không để mình chịu đựng cảm xúc khó chịu khi lệnh bị thua lỗ nhỏ, bạn sẽ mất cơ hội bắt được những chuyển động mạnh trên thị trường theo đúng nhận định bởi mỗi lệnh mà bạn thực hiện, chúng luôn có 1 số rủi ro nhất định đi ngược lại theo những gì bạn nghĩ.

Bạn cần biết và xác định rõ ràng số tiền chấp nhận mất cho 1 lệnh giao dịch, không bao giờ được phép không cắt lỗ mà kỳ vọng lệnh giao dịch sẽ trở lại điểm hòa vốn để thoát ra. Bản thân tôi những ngày đầu giao dịch rất hay mắc phải lỗi này, tôi ghét phải cắt lỗ, ghét việc chấp nhận mình sai, tôi cầu mong cho lệnh đang lỗ về điểm vào để thoát ra nhưng nhiều lần kết quả của tôi là cháy cả tài khoản (cũng có đôi lần giá về lại điểm vào hoặc lời ra chút đỉnh).
🌫
Khi bạn bị nỗi sợ thua lỗ cản trở việc ra quyết định của mình, nó còn có nghĩa rằng bạn đang tập trung vào kết quả chứ không phải tuân thủ phương pháo giao dịch của mình. Nếu bạn có 1 phương pháp giao dịch, mọi chuyện chỉ nên là dạng nếu A thì và nếu B thì. Bạn tuân theo nó để ra quyết định có giao dịch hay không, có thoát lệnh hay không, …

Chiến đấu với nỗi sợ này, việc bạn giao dịch demo hay giao dịch với một tài khoản rất nhỏ sẽ giúp bạn tập trung vào cách thức giao dịch, chứ không phải vào kết quả (vì số tiền bạn mất hoặc là ảo hoặc chúng rất nhỏ). Số tiền này bạn dễ dàng chấp nhận được và coi chúng như một dạng “học phí” trên con đường tìm kiếm thành công với giao dịch ngoại hối.

Khi bạn đã tin tưởng bản thân mình để thực hiện phương pháp giao dịch mà không có sự chần chừ hay do dự, khi bạn có thể dứt khoát vào/thoát lệnh trên thị trường thì đó là lúc bạn có thể giao dịch tiền thật hay nâng mức độ rủi ro/lời lãi lên cho mỗi lệnh giao dịch.
🌬
Sợ lỡ mất những cơ hội ngon ăn
Nỗi sợ này có thể gây nguy hiểm nhiều hơn bạn tưởng, bởi nó hay dẫn dụ người giao dịch lao vào thị trường bằng mọi giá. Sự hứng thú, phấn khích luôn tiềm tàng tai họa cho tài khoản. Nếu bạn không loại bỏ được nỗi sợ này, bạn rất dễ rơi vào tình trạng giao dịch quá nhiều, mạo hiểm tiền bạc với những cơ hội không thật sự rõ ràng.

Số lượng lệnh giao dịch không phải là thứ mà bạn quan tâm, bạn nên quan tâm đến chất lượng của từng lệnh giao dịch. Hãy cảm thấy lo lắng khi mình giao dịch quá nhiều, chứ không phải quá ít.

Ngày mai, thị trường vẫn ở đó, đừng buồn, đừng khó chịu, đừng nuối tiếc nếu như bạn mất 1 vài cơ hội (mà bạn thấy) ngon ăn. Việc cẩn thận và lỡ mất cơ hội luôn tốt hơn việc bạn ép bản thân mình lao vào một cơ hội không rõ ràng hay khi thị trường chẳng cho ta một dấu hiệu để kiếm tiền. Con cá mất bao giờ cũng là con cá to, nhưng ngoài đại dương vẫn còn vô vàn những con cá to hơn khác, việc của chúng ta chỉ là chuẩn bị sức khỏe và tâm lí thật tốt để ngày mai lại giong buồm ra khơi, chứ không phải đêm nằm vẫn mơ về con cá vừa mất.
🌍
Sợ mình sai
Rất nhiều người giao dịch tập trung vào việc đúng-sai hơn cả việc kiếm tiền hay mất tiền, đó là những người có cái tôi quá cao, họ không chấp nhận thừa nhận rằng mình sai. Đặc điểm của những người này là có tỉ lệ lệnh thắng vượt trội hẳn so với lệnh thua, nhưng số tiền kiếm được ở một lệnh thắng lại thấp hơn nhiều lần so với số tiền mất đi ở một lệnh thua, và những người có tỉ lệ thắng 90% nhưng vẫn cháy tài khoản là không ít (9 lệnh thắng, 1 lệnh thua cháy luôn tài khoản). Họ không bao giờ cắt lỗ, họ không muốn mình sai.

Giao dịch là một “trò chơi” về xác suất và nó luôn luôn có việc thua lỗ, giống như hai mặt của 1 đồng xu hay tính hai mặt của các chủ thể khác, mặt này luôn tồn tại bên cạnh mặt kia, thiếu 1 trong 2 thì chủ thể ấy không tồn tại. Cố gắng để trở nên hoàn hảo là con đường chắc chắn đưa bạn đến sự thất bại cay đắng.

Nếu bạn không thể nhận lấy lệnh thua khi số tiền lỗ còn nhỏ bởi bạn muốn mình được hoàn hảo, khi ấy số lỗ sẽ tiếp tục lớn dần lên cho đến khi tài khoản của bạn không chịu được nữa và phát nổ.

Mỗi chúng ta là một cá thể, mang những đặc điểm tính cách khác nhau. Việc mắc lỗi/mất tiền sẽ tác động đến mỗi người mỗi khác, có người cảm thấy bình thường, có người cảm thấy tồi tệ và có người cảm thấy tồi tệ hơn … Nhưng dù cho bạn là người như thế nào, hãy chấp nhận sự tồn tại của thua lỗ, chấp nhận sự thật rằng chúng ta không thể biết chắc chắn 100% thị trường sẽ đi theo chiều hướng nào, và hãy chấp nhận rằng đôi khi bạn phải chấp nhận thua lỗ để tồn tại, chấp nhận việc mất đi 1 cánh tay còn hơn mất đi cả mạng sống (rắn độc cắn vào tay).

G.Soros có một câu rất hay thế này : “việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền“.
🌬
Hiểu và kiểm soát những nỗi sợ trong thị trường
Kế hoạch giao dịch của bạn phải có những tính toán với các cảm xúc mà bạn có thể có, đặc biệt là liên quan về nỗi sợ. Bạn phải chuyển những cảm xúc này sang sự tự tin, thứ cho phép bạn học hỏi được nhiều điều từ những sai lầm.

Bạn cần phải tin tưởng vào bản thân mình, vào năng lực kiếm được nhiều tiền hơn là thua lỗ. Dù cho đang có một chuỗi nhưng lệnh thua, bạn cũng không do dự mà vào lệnh khi thấy những sắp đặt đúng với phương pháp giao dịch của mình.
🌔
Những nhà giao dịch ngoại hối thành công là những người vượt qua các dạng của nỗi sợ khi đối mặt với thị trường, nạp thêm tự tin trong phương pháp/cách thức họ giao dịch, và bản thân họ cũng tự tin hơn qua mỗi ngày giao dịch.

Timeline photos 08/12/2021

GIAO DỊCH FOREX THÀNH CÔNG LÀ MỘT HÀNH TRÌNH , KHÔNG PHẢI LÀ ĐÍCH ĐẾN .
🌾
Cuộc đời, như người ta từng nói, là một cuộc hành trình chứ không phải là điểm đến. Chúng ta cũng có thể nói điều tương tự với công việc giao dịch ngoại hối của mình. Câu nói này có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trên con đường trở thành một nhà giao dịch thành công, nếu bạn để ý đến ý nghĩa của nó.

Bạn có hay cảm thấy chán nản và tức giận với kết quả giao dịch forex của mình không? Có lẽ bạn đã kiếm được đôi chút từ thị trường, rồi ngay sau đó mất toàn bộ số tiền lời và còn âm tài khoản, thậm chí cháy. Những cảm giác này đã và đang đánh gục rất nhiều người cả mới và lâu năm trong thị trường ngoại hối, ở Việt Nam hay bất kỳ ngõ ngách nào trên thế giới.

Có cách nào để gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực này không, thưa các bạn? Chắc chắn phải có. Chìa khóa của vấn đề nằm ở chỗ bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình, bạn cần phải không gắn cảm xúc của mình vào tiền bạc và lợi nhuận, thứ mà bạn cần để tâm và tập trung vào chính là quá trình phát triển của việc giao dịch hằng ngày.
🌙
Bài viết ngày hôm nay, tôi cùng bạn sẽ cùng thảo luận về vấn đề này nhé …

Cái bẫy tâm lý của việc giao dịch ngoại hối
Có 1 “bí mật” nhỏ mà chẳng ai nói với bạn khi bạn còn đang mày mò học giao dịch, đó là : bạn sẽ không kiếm được tiền từ việc giao dịch nếu thứ duy nhất cuốn hút bạn trong giao dịch chỉ là tiền bạc.

Bạn cần cảm thấy công việc giao dịch là thứ khiến bạn đam mê, thích thú, bạn coi nó giống như một công việc, một thói quen yêu thích cả đời của mình. Về dài hạn, để thành công trong mọi lĩnh vực, bạn đều “phải” như vậy (chữ phải ở trong ngoặc kép). Còn nếu như bạn đến với việc giao dịch ngoại hối chỉ muốn làm sao kiếm được tiền càng nhanh càng tốt, không đào sâu tìm hiểu và trăn trở với nó, chỉ thích đi mua những con robots hay giao dịch theo lời khuyên từ người khác, … thì tôi khuyên bạn nên tìm đến 1 lĩnh vực khác, trước khi những đồng tiền quí giá của bạn bị mất đi.
🌳
Bạn không có những thứ trên, bạn đang rơi vào một “cái bẫy”, cái bẫy của việc chỉ tập trung vào tiền bạc và lợi nhuận, và đây không phải là một tư duy giao dịch đúng đắn. Nếu bạn đã hoặc đang thành công trong 1 lĩnh vực nào khác trong cuộc đời mình, hãy nghĩ xem, vì sao bạn trở nên thành công đến thế, bạn đã thấy điểm giống nhau với những gì tôi đang nói ở đây chưa?

Khi bạn chỉ tập trung vào việc kiếm ra tiền, bạn rơi vào tình trạng (thích) giao dịch nhiều, bạn hẳn còn nghĩ giao dịch càng nhiều thì khả năng kiếm tiền càng lớn. Đây là một trong những lí do lớn nhất khiến tài khoản cạn kiệt. Nếu như bạn để lòng tham kiểm soát, bạn ngày càng trở nên giống 1 gã đánh bạc trong thị trường, cá cược đồng tiền của mình với 1 tỉ lệ năm ăn năm thua, …và chỉ dừng lại khi trong người không còn 1 cắc.

Khi bạn tập trung vào lợi nhuận và cố gắng tăng số tiền trong tài khoản càng nhanh càng tốt, bạn rơi vào tình trạng mạo hiểm quá nhiều rủi ro cho một lệnh giao dịch. Việc này khiến cảm xúc của bạn bị tra tấn, bạn không thể ngủ ngon, bạn ngồi cả ngày trước màn hình vi tính và thậm chí còn cầu Trời lạy Phật giúp cho bạn thắng lệnh này, bởi rủi ro của nó là quá lớn so với sức chịu đựng của tài khoản (tôi đã từng như vậy). Bạn không để cho thị trường làm công việc của nó, bạn cắt lỗ khi chưa đến điểm cắt, bạn chốt lời khi chưa đến điểm chốt, và thường cảm thấy tiếc nuối và tức giận với bản thân khi đáng ra nếu cứ để yên thì mình đã kiếm được nhiều tiền.
🌎
Khi bạn bỏ được những điều này, bạn có nhiều thời gian hơn, tinh thần của bạn thoải mái và sáng suốt hơn để tập trung vào khía cạnh cốt lõi của công việc giao dịch, đó là làm sao để ta trở thành một trader giỏi. Chẳng phải bạn chỉ có thể kiếm được tiền trên thị trường khi bạn là một nhà giao dịch ngoại hối giỏi sao?

Vậy mà quá ít người để ý đến việc này, họ chỉ muốn tiền – tiền – tiền. Họ phấn khích tột độ và mù quáng trước lợi nhuận khổng lồ mà công việc này có thể mang lại, họ không dành thời gian và công sức để làm điều đúng đắn : học và trở thành một bậc thầy của một phương pháp giao dịch ngoại hối hiệu quả ; tập kiểm soát vốn/rủi ro. Là những thứ giúp họ kiếm được tiền suốt đời.
🌸
Hãy thay đổi mục tiêu của bạn ngay bây giờ, không phải là kiếm tiền bằng giao dịch ngoại hối, mà là trở thành một nhà giao dịch tài giỏi. Tiền bạc chỉ là phần thưởng thêm khi bạn đạt được thành công, và nó sẽ tự chạy đến bên bạn. Tập trung vào “điểm đến” (tiền bạc) sẽ mang đến cho bạn toàn bộ thói quen xấu trong giao dịch.

Những traders chuyên nghiệp và thành công 100% đam mê và yêu thích công việc giao dịch ngoại hối của họ
Những người này coi việc giao dịch là niềm đam mê, là sở thích, là tình yêu, là một thử thách to lớn nhưng thú vị, … Công việc này có 1 tỉ lệ đến 90% những người làm nó là thất bại, khó khăn là vô vàn nhưng phần thưởng cũng thật vĩ đại. Vậy nên bạn hãy tự suy nghĩ thật kỹ, nếu như mình không thật sự 100% đam mê và yêu thích công việc này, hãy dừng lại vì trading không phải thứ dành cho bạn.
🥀
Giao dịch ngoại hối chắc chắn không bao giờ có thể là một kế hoạch làm giàu nhanh chóng hay làm giàu không khó, điều mà hầu hết những người mới tham gia nghĩ vậy.

Nếu 1 ngày nào đó, bạn trở thành một trader kiếm ra (nhiều) tiền trong một khoảng thời gian dài đều đặn, đó là bởi bạn đam mê và thích thú với những thử thách của việc giao dịch, và bạn muốn trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này. Có thể bạn đang nghĩ rằng sẽ thật “dị” nếu chúng ta chẳng nên quan tâm đến tiền bạc nếu muốn thành công, nhưng thật sự thì thực tế nó là như vậy đấy. 🌔

Website