H.A.T box - Have a Tinything

H.A.T box - Have a Tinything

H.A.T box - Have a Tinything
Cái hộp nhỏ chứa đựng những niềm vui to to.

02/04/2022

Ba mẹ sẽ nói gì khi con mang phiếu điểm về nhà?
Đây là một gợi ý từ SOWER.

Ba mẹ sẽ nói gì khi con mang phiếu điểm về nhà?
Đây là một gợi ý từ SOWER.

Nhận phiếu điểm là cơ hội để:
- Ba mẹ cùng con nhìn nhận kết quả học tập của con sau một quá trình.
- Ghi nhận những nỗ lực mà con đã có được.
- Tìm hiểu & đánh giá mức độ hài lòng của con với kết quả học tập của chính mình!
- Hướng dẫn con tìm giải pháp để cải thiện những điều con chưa hài lòng.
- Trao cho con niềm tin và đó sẽ là sức mạnh để con vượt qua chính bản thân mình!

27/03/2022

Sự nuôi dưỡng sáng tạo trong con có thể đến từ những điều thật đơn giản: những lời khen cụ thể, sự ghi nhận từ những điều nhỏ & sự trân trọng thành quả của riêng con!

Photos from H.A.T box - Have a Tinything's post 05/11/2021

Nếu các đồ vật trong nhà biết nói, chúng sẽ nói với bạn điều gì?

18/10/2021

Bốn mùa yêu thương!!!

Photos from H.A.T box - Have a Tinything's post 04/10/2021

20 cách giúp cha mẹ duy trì kết nối với con...

Photos from H.A.T box - Have a Tinything's post 30/09/2021

Thay vì nói "Nín đi!"...Hãy nói với con...

Photos from Doris' Stories's post 08/08/2021

NGÀY KINH THÁNH
Kinh Thánh, quyển sách kỳ diệu nhất thế giới 📜👀

24/03/2016

Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non

Kỹ năng sống cho trẻ!

Kỹ Năng Sống: "Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn"
Nguồn: Youtube

13/02/2016

Baby moments!!

08/01/2016

Dạy Trẻ CÁCH ỨNG XỬ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

11/11/2015

Share với mọi người trang mua hàng Nhật nội địa uy tín nhé ^^

🎉 🎉 🎉 10AM HÔM NAY 11.11.15 >> 15.11.15 CẢ NHÀ NHA 🎉 🎉 🎉
⚡ HAPPY DAY NOVEMBER - NHIỀU SẢN PHẨM ĐƯỢC GIẢM GIÁ ĐẾN 30%
⚡ AKACHAN CAM KẾT 100% HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT
⚡ ĐƯỢC GỞI VỀ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG - CHẤT LƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC ĐẢM BẢO NHẤT CÓ THỂ ^^
👉 List Sale sẽ được update tại đây:
https://www.facebook.com/akachanshop/media_set?set=a.1029548050435324.1073742272.100001404165924&type=3&pnref=story

27/09/2015

Gói quà đẹp thật đơn giản!

27/09/2015

Cô Nuôi Dạy Trẻ

Trẻ Có Thói Quen Ăn Uống Lành Mạnh: Chế Độ Dinh Dưỡng của Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Chập chững biết đi trong Môi Trường Chăm Sóc Trẻ
Rhonda M. Lane, M.S., C.N.S.

Thông qua tài liệu này, các me có thể:
• Xác định các nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi
• Thực hiện các quy trình thích hợp để bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn các loại thức ăn hơi đặc và thức ăn bình thường,
• Tạo điều kiện cho các trải nghiệm tích cực liên quan đến thức ăn, và
• Hỗ trợ những trẻ nào trong cơ sở chăm sóc của bạn có nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn.

[Chế Độ Dinh Dưỡng Đầu Đời]
Từ khi thụ thai, cơ thể người đã phụ thuộc vào dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển, và sinh tồn lâu dài.
Trong giai đoạn đầu đời, quá trình phát triển thể chất, nhận thức, và tình cảm xã hội sẽ diễn ra.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong các năm đầu đời là một trong những cách quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển tối ưu.
Cơ thể người cần những dưỡng chất giống nhau suốt đời, nhưng với những lượng khác nhau và được cung cấp bằng các cách khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ khác với của người lớn vì sự tăng trưởng không ngừng và hoạt động thể chất thường xuyên của các em. Vì tốc độ tăng trưởng chậm lại từ cuối giai đoạn tập đi đến thời kỳ trẻ con, cảm giác thèm ăn của trẻ thường giảm đi.
Các thói quen ăn uống và các mô thức hoạt động thể lực suốt đời diễn ra sớm trong đời của trẻ, thường là khoảng 4 tuổi, do đó việc quan trọng là trẻ phải phát triển các thói quen ăn uống lành mạnh trong những năm đầu đời để xây dựng nền tảng cho các thói quen lành mạnh có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

[Vai Trò Của Việc Chăm Sóc Trẻ]
Người chăm sóc trẻ có chung trách nhiệm với cha mẹ trong việc cho trẻ ăn trong những năm phát triển quan trọng này. Chăm sóc trẻ là một môi trường hoàn hảo để phát triển các thói quen ăn uống lành mạnh.
Có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa người chăm sóc trẻ và trẻ khi cho trẻ ăn. Người chăm sóc có trách nhiệm:
Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn có dinh dưỡng khác nhau,
Quyết định khi nào cho ăn trong hoạt động chăm sóc hàng ngày, và
Làm gương về thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách ăn nhiều loại thức ăn khác nhau cùng với trẻ.
Trẻ chỉ có trách nhiệm đối với hai việc:
Chọn thức ăn nào sẽ ăn từ những loại thức ăn đã cho, và
Quyết định lượng thức ăn cần ăn.

[Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Trẻ Sơ Sinh]
Trong giai đoạn sơ sinh, hoặc năm năm đầu đời, trẻ sơ sinh tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong đời. Thực tế, một trẻ sơ sinh trung bình tăng gấp đôi trọng lượng đến 6 tháng tuổi và đến 12 tháng tuổi trọng lượng của bé tăng gấp ba và chiều dài tăng gấp đôi.
Con người cần có nhiều calorie cho mỗi pound thể trọng trong giai đoạn sơ sinh hơn trong bất kỳ giai đoạn nào khác trong đời, và lượng cacbonhyđrat, chất béo, và các protein các bé cần khác với chế độ ăn của người lớn. Vì trẻ sơ sinh tương đối nhỏ so với người lớn, các em cần tổng lượng dưỡng chất ít hơn người lớn. Tuy nhiên, khi so sánh dựa trên trọng lượng cơ thể, trẻ sơ sinh cần lượng dưỡng chất theo cân nặng gấp đôi so với người lớn. Sau 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh giảm đi khi tốc độ tăng trưởng của các em giảm, nhưng một phần năng lượng bớt đi do có sự tăng trưởng chậm lại được dùng cho các hoạt động tăng lên, chẳng hạn như bò.
Sự tăng trưởng thể chất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng hấp thu dưỡng chất. Vì có mối quan hệ trực tiếp giữa lượng hấp thu dưỡng chất và sự tăng trưởng, việc đánh giá tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Mặc dù không bé nào giống bé nào và các bé trải qua một mô thức phát triển riêng, có những cột mốc nhất định về sự phát triển thể chất mà trẻ sơ sinh có thể phải đạt được trong những khung thời gian cụ thể.
Đối với mọi con người, nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nước có từ sữa mẹ và sữa bột tạo thành chế độ ăn của các em. Sau 6 tháng tuổi, khi bắt đầu cho ăn thức ăn đặc, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu uống nước. Trẻ càng nhỏ, phần trăm trọng lượng cơ thể chứa nước càng lớn. Sự mất nước nhanh chóng và hiện tượng mất nước có thể đe dọa đến tính mạng. Các bệnh trạng gây mất nước nhanh, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc ói mửa cần phải được bác sĩ điều trị ngay lập tức.
Dinh dưỡng là một nhân tố chính góp phần vào quá trình tăng trưởng, và có hai biện pháp về chế độ ăn có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh: cho bú bình, và bắt đầu cho ăn thức ăn đặc.

[Cho Bú Bình]
Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics, hay AAP) và Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Dietetic Association, hay ADA) khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, và sau đó cho bú mẹ để bổ sung cho các loại thức ăn đặc trong năm đầu đời.
Sữa bột là biện pháp thay thế chấp nhận được khi không thể cho bú mẹ. Tuy nhiên, không nên cho bú sữa bò hoặc sữa dê trong năm đầu đời vì chúng không có mọi dưỡng chất cần thiết cho bé. Sữa bò và sữa dê được cho bú quá sớm có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa, dị ứng, hoặc thậm chí gây ra xuất huyết ruột.
Sữa mẹ vắt sẵn và sữa bột cần phải được xem là các loại thức ăn dễ phân hủy, và sữa trong các bình uống dở phải được bỏ đi chứ không được cất để cho bú lần sau. Vi khuẩn từ miệng bé có thể làm bẩn bình, và sinh sôi ở mức có hại, thậm chí là bình đã được hâm nóng. Ngoài ra, phải luôn sử dụng hoặc vứt bỏ bình trong vòng một giờ sau khi pha sữa, trong trường hợp sữa mẹ vắt sẵn, phải rã đông. Điều này bao gồm bình sữa đã sử dụng để quá một giờ.
Nên cho từng trẻ sơ sinh ăn khi bé có dấu hiệu đói, thường là bằng những gợi ý phi ngôn như khóc. Cho trẻ sơ sinh ăn khi có nhu cầu chứ không phải theo một lịch cố định, để giúp ngăn chặn bệnh béo phì. Trẻ sơ sinh nên được cho ăn bởi cùng một người chăm sóc mỗi khi bé bú bình.
Điều này cho phép bé phát triển cảm giác tin tưởng mạnh mẽ và sự an toàn với người chăm sóc chính trong môi trường chăm sóc trẻ. Những lúc cho ăn là cơ hội rất tốt để gắn kết với bé trong cơ sở chăm sóc, điều này thúc đẩy sự phát triển lành mạnh về mặt tình cảm xã hội. Bế bé khi cho bé ăn là một phần của quá trình gắn kết đó, và cũng giúp phòng tránh bị sặc, nhiễm trùng tai, và sâu răng ở trẻ bú bình.
Sâu răng ở trẻ bú bình xuất hiện khi răng của trẻ sơ sinh tiếp xúc lâu ngày với các chất lỏng có đường như sữa bột, sữa, nước trái cây, hoặc soda. Tránh cho bé đi ngủ khi ngậm vú giả có đường hoặc bình có chất lỏng có đường, kể cả sữa bột và sữa mẹ. Sau mỗi lần vệ sinh, người chăm sóc có thể xoa nướu của trẻ sơ sinh bằng vải mềm, ẩm để phòng tránh sâu răng.
Vì trẻ sơ sinh phát triển trong năm đầu đời, các loại thức ăn và kết cấu thức ăn các em có thể ăn một cách an toàn sẽ thay đổi. Từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chỉ có thể bú và nuốt.
Để giảm đáng kể nguy cơ bị sặc, người chăm sóc chỉ nên cho bé ăn các loại chất lỏng, chẳng hạn như sữa mẹ hoặc sữa bột có bổ sung sắt, làm nguồn thức ăn cho bé cho đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.

[Bắt Đầu Cho Ăn Thức Ăn Đặc]
Về mặt dinh dưỡng, các loại thức ăn phần nào đặc và thức ăn bình thường phải được chọn lọc để có sự đa dạng, cân bằng, và vừa phải. Tốt hơn là sử dụng các loại thức ăn cho trẻ sơ sinh sản xuất từ một loại trái cây, rau cải, và thịt thay vì các loại có dán nhãn là “dinners,” (ăn tối) hay “desserts” (tráng miệng).
Ở khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu cần mức sắt nhiều hơn mức cơ thể đã lưu giữ và nhiều hơn mức cung cấp của sữa mẹ hoặc sữa bột bổ sung sắt. Lượng sắt bổ sung có thể được kết hợp vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh lần đầu ở dạng các loại ngũ cốc có bổ sung sắt và sau đó là thịt, các loại thay thế thịt, hoặc đậu. Sắt được sử dụng trong các loại ngũ cốc có bổ sung sắt không được cơ thể trẻ hấp thu tốt lắm.
Tuy nhiên, người chăm sóc có thể tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể bé đối với loại sắt này bằng cách cho bé ăn các loại thức ăn giàu Vitamin C cùng với các loại ngũ cốc có bổ sung sắt.
Vitamin C có trong các loại trái cây và rau cải chẳng hạn như cam chanh (như cam), dưa đỏ, đu đủ, xoài, các loại rau củ giống cải, các loại rau củ có màu xanh đậm (như ớt xanh và bông cải xanh), rau diếp, cà chua, và khoai tây.
Nước trái cây 100 phần trăm cũng là nguồn Vitamin C rất tốt, nhưng việc uống quá nhiều nước trái cây có thể dẫn đến tiêu chảy, khiến cho trẻ đầy bụng và bỏ lỡ các loại thức ăn và thức uống giàu dưỡng chất khác, và cung cấp mức calorie nhiều hơn mức bé cần. Hãy cố giới hạn lượng nước trái cây đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi ở mức không quá 6 ounce mỗi ngày.
Các loại kẹo cô đặc, chẳng hạn như kẹo, bánh quy, soda, thức uống vị trái cây, và nhiều loại khác, không đóng vai trò gì trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh. Chúng cung cấp rất ít dưỡng chất để hỗ trợ sự tăng trưởng, và có nhiều calorie, có thể tạo điều kiện cho bệnh béo phì. Các loại rau đóng hộp cũng là lựa chọn kém cho trẻ sơ sinh. Chúng thường có quá nhiều sodium (muối), và quy trình gia nhiệt để diệt khuẩn trước khi đóng hộp làm mất dưỡng chất. Mật ong và mật bắp cũng là những nguồn calorie không có ích, hoặc calorie không có giá trị dinh dưỡng đáng kể.
Mật ong và mật bắp cũng có thể có các bào tử gây ra bệnh ngộ độc thịt, một loại bệnh do thức ăn có thể gây ra bại liệt. Những bào tử này thường không có hại đối với trẻ lớn hơn và người lớn vì hệ tiêu hóa đã phát triển tốt sẽ đẩy chúng ra trước khi chúng có thể tiết ra các độc tố có hại. Còn đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển đủ để kiểm soát các bào tử đó, chúng có thể sinh sôi và giải phóng độc tố gây ra các triệu chứng của bệnh bại liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng và thích hợp, bệnh ngộ độc thịt có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ sơ sinh phải sẵn sàng về sinh lý và dinh dưỡng trước khi có thể bắt đầu cho ăn các loại thức ăn đặc. Các loại thức ăn phần nào đặc thường nên cho ăn vào khoảng 6 tháng tuổi, giả định rằng đã đạt được các cột mốc nhất định. Tuy nhiên, thời gian cho ăn khác nhau tùy từng trẻ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, mức hoạt động, và điều kiện môi trường.
Trẻ sơ sinh và ngay cả trẻ nhỏ cũng không thể nhai và nuốt một cách an toàn đối với các loại thức ăn như, cà rốt, anh đào, kẹo cao su, kẹo cứng hoặc kẹo mề, hot dogs, kẹo dẻo, các loại hạt, bơ đậu phộng, bỏng ngô, cần tây sống, đậu cả hạt, nho khô, và nho cả trái. Việc bắt đầu cho ăn các loại thức ăn rắn quá sớm có thể khiến cho trẻ sơ sinh có nguy cơ bị sặc cao hơn. Để giảm thiểu nguy cơ bị sặc, hãy chờ cho đến khi trẻ đã sẵn sàng về mặt phát triển để ăn các loại thức ăn đặc, và luôn giám sát trẻ khi ăn.
Cha mẹ trẻ là người quyết định thời gian để bắt đầu cho ăn các loại thức ăn đặc. Người chăm sóc phải tôn trọng mong muốn của gia đình về việc cho trẻ ăn, trừ phi các biện pháp cho ăn của gia đình gây ra nguy cơ đáng kể về sức khỏe đối với trẻ.
Nói chung, trẻ sơ sinh sẵn sàng bắt đầu ăn các loại thức ăn đặc khi:
Bé chúm môi trên hay môi dưới khi rút muỗng ra khỏi miệng,
Phản xạ rụt lưỡi đã biến mất hoặc giảm,
Bé có thể di chuyển lưỡi lên xuống,
Bé có thể ngồi khi được đỡ,
Bé mở miệng khi nhìn thấy thức ăn, và
Bé có thể uống bằng tách nước dành cho bé sơ sinh (hoặc tách để nhấp nước) khi có hỗ trợ.
Thường nên sử dụng các loại ngũ cốc một loại hạt, có bổ sung sắt, dành cho trẻ sơ sinh làm thức ăn nửa đặc đầu tiên cho bé. Các loại ngũ cốc phải được cho ăn bằng muỗng và không bao giờ được bỏ vào bình cho trẻ sơ sinh. Thức ăn từ gạo thường là loại ngũ cốc đầu tiên được cho ăn, vì nó ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng nhất. Lúa mì, loại hạt có khả năng gây ra phản ứng dị ứng cao nhất, thường là loại ngũ cốc một loại hạt cuối cùng dành cho bé. Sau đó, các loại thức ăn nửa đặc làm từ rau cải, trái cây, và thậm chí là thịt có thể được bổ sung ở những khoảng thời gian giãn cách đều đặn.
Các chuyên gia khuyến cáo nên bắt đầu cho ăn các loại thức ăn có một thành phần, từng loại một và ở lượng nhỏ, và chờ ít nhất bốn đến năm ngày trước khi cho ăn loại thức ăn mới. Nên bắt đầu cho ăn các loại thức ăn nửa đặc một cách từ từ để người chăm sóc có thời gian quan sát xem có các dấu hiệu của dị ứng hay bất dung nạp hay không. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng bao gồm quấy khóc quá nhiều sau khi ăn, da nổi mày đay, các vấn đề về tiêu hóa, và khó thở. Nói tóm lại, việc bổ sung thức ăn vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh phải dựa trên ba điểm cần cân nhắc:
1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh,
2. Sự sẵn sàng về thể chất của trẻ để xử lý các dạng thức ăn khác nhau, và
3. Cần phải phát hiện và kiểm soát các phản ứng dị ứng.
Nhiều trẻ sơ sinh trải qua giai đoạn táo bón sau khi được cho ăn thức ăn nửa đặc. Để phòng tránh chứng táo bón, trẻ sơ sinh phải bắt đầu uống từ 2 đến 8 ounce nước trắng mỗi ngày bằng tách dành cho trẻ sơ sinh cùng với việc bắt đầu ăn các loại thức ăn nửa đặc.
Từ 8 đến 11 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều đã sẵn sàng bắt đầu ăn nhiều loại thức ăn bình thường có điều chỉnh. Thức ăn bình thường có điều chỉnh là các loại thức ăn bình thường ở dạng trẻ có thể ăn dễ dàng. Ví dụ như, trái cây mềm được cắt thành miếng nhỏ được xem là thức ăn bình thường có điều chỉnh. Trẻ sơ sinh có thể sẵn sàng bắt đầu ăn các loại thức ăn bình thường có điều chỉnh khi:
Có thể di chuyển lưỡi từ bên này sang bên kia,
Có thể tự cầm muỗng ăn khi có người giúp,
Có một vài chiếc răng và có thể bắt đầu nhai, và
Có thể cầm thức ăn và dùng ngón tay tự cho thức ăn vào miệng.
Giống như với thức ăn nửa đặc, người chăm sóc sẽ phải đảm bảo rằng họ lập kế hoạch phân giai đoạn cho các loại thức ăn bình thường có điều chỉnh trong vài tháng, với việc dần dần cho ăn các loại thức ăn mới. Tốt nhất là nên chờ một tuần giữa các lần giới thiệu các loại thức ăn mới để trẻ có cơ hội thích nghi với những vị và kết cấu thức ăn mới, và tiếp tục quan sát trẻ để xem có dấu hiệu của phản ứng dị ứng hay bất dung nạp hay không.

[Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Trẻ chập chững biết đi]
Trong giai đoạn tập đi, trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm so với giai đoạn sơ sinh, mặc dù trẻ vẫn tăng trưởng nhanh. Vì có sự giảm tăng trưởng này, cảm giác thèm ăn của trẻ chập chững biết đi có thể không mạnh bằng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ chập chững biết đi có nhu cầu về các vitamin và khoáng chất cao hơn trẻ sơ sinh, và chế độ dinh dưỡng hợp lý vẫn đóng vai trò quan trọng để phát triển tối ưu.
Hướng Dẫn về Thức Ăn của USDA chia các loại thức ăn thành năm nhóm chính: các loại hạt, rau cải, trái cây, sữa và thịt nạc và đậu. Chế độ dinh dưỡng tốt phụ thuộc vào việc ăn các loại thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng khác nhau trong các nhóm thức ăn chính. Việc cung cấp nhiều loại thức ăn chọn lọc cẩn thận khác nhau là cách tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất cần cho cơ thể của trẻ chập chững biết đi.
Sau đây là các khuyến cáo để có những bữa ăn chính và ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ chập chững biết đi:
Cho uống nước trái cây không quá một lần mỗi ngày, để ăn sáng hoặc ăn nhẹ.
Cho ăn ít nhất một loại trái cây hoặc rau củ tươi hoặc đông lạnh mỗi ngày.
Cho ăn ít nhất một nguồn Vitamin C mỗi ngày.
Cho ăn ít nhất một nguồn Vitamin A, ba ngày mỗi tuần.
Cho ăn các sản phẩm từ sữa phù hợp với lứa tuổi.
Cho ăn các loại thức ăn nguyên hạt mỗi ngày, và
Nếu bạn cho bé ăn các loại ngũ cốc ăn liền, hãy chọn những loại nào có ít hoặc không bổ sung đường.
Những khuyến cáo về thức ăn này sẽ giảm tổng lượng chất béo, chất béo bão hòa, các axit béo chuyển đổi, các chất đường bổ sung, và calorie trong giờ ăn nhẹ và ăn chính, và sẽ tăng lượng tiêu thụ trái cây, rau cải, Vitamin A và C, chất xơ, và các loại thức ăn nguyên hạt.
Nước và sữa là các lựa chọn thức uống tốt nhất cho trẻ chập chững biết đi. Nước không có calorie, và việc uống nước dạy cho trẻ cách chấp nhận một loại thức uống không có hương vị, không đường để giải khát. Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng mà trẻ chập chững biết đi cần để tăng trưởng, và có thể được cho uống vào lúc ăn chính và ăn nhẹ. Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi phải luôn uống sữa nguyên chất. Trẻ trên 2 tuổi nên uống sữa có hàm lượng chất béo thấp hay sữa không béo.
Mặc dù các bé sẽ thích các loại thức ăn giàu mỡ và đường và các loại thức ăn đó cung cấp một số năng lượng, nhưng chúng thường cung cấp ít dưỡng chất và tạo điều kiện tăng cân khi ăn quá nhiều. Thực hiện biện pháp điều độ bằng cách giảm các loại chất béo rắn và đường bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bạn, và chỉ thỉnh thoảng cho ăn những loại thức ăn này. Thay vào đó, hãy thường xuyên chọn các loại thức ăn ít chất béo đặc và đường bổ sung.
Nếu cho ăn món tráng miệng, hãy lập kế hoạch cho những món tráng miệng có dinh dưỡng, có thể được cho ăn trong bữa ăn. Ví dụ như, thay thế trái cây tươi cho các món tráng miệng ít dưỡng chất như kẹo, bánh quy, và bánh ngọt.
Các loại thức ăn nhẹ phải góp phần đáp ứng nhu cầu thức ăn hàng ngày của trẻ chập chững biết đi và phải cung cấp các vitamin, khoáng chất, và các dưỡng chất quan trọng khác đối với sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu một loại thức ăn là thích hợp cho một bữa ăn, nó cũng là lựa chọn tốt để làm thức ăn nhẹ. Không bao giờ nên cho ăn các loại thức ăn như khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy, kẹo và soda. Những thức ăn này có các calorie không có ích.
Một số lựa chọn thức ăn thích hợp cho trẻ chập chững biết đi ăn nhẹ gồm có sữa chua, bánh toàn tinh bột, rau cải nấu vừa, đậu khô nấu chính, táo, và chuối.
Trẻ chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo cần khoảng 1.000 đến 1.600 calorie mỗi ngày, nhưng dạ dày các em còn nhỏ, khoảng cỡ nắm tay của trẻ, đòi hỏi phải có các bữa ăn chính và ăn nhẹ nhỏ nhưng thường xuyên, thay vì ba bữa lớn.

[Cho Trẻ chập chững biết đi Ăn]
Trẻ chập chững biết đi cần các dưỡng chất giống như những trẻ lớn hơn, nhưng các em cần những lượng nhỏ hơn. Do đó, trẻ chập chững biết đi đòi hỏi phải có những khẩu phần nhỏ hơn so với trẻ lớn hơn. Khẩu phần đề nghị cho trẻ chập chững biết đi là:
1/2 tách sữa
1/2 lát bánh mì và 1/4 tách ngũ cốc
1 muỗng canh cho mỗi năm tuổi:
Trái cây
Rau cải
Thịt nạc và các loại thay thế thịt
Phải cung cấp khẩu phần phù hợp với lứa tuổi cho trẻ trong cơ sở chăm sóc trẻ. Khuyến khích trẻ ăn cho đến lúc no, và sau đó dừng lại. Không bao giờ đòi hỏi trẻ phải ăn hết thức ăn trong dĩa.
Dĩa tách có kích thước phù hợp với trẻ có thể giúp cho người chăm sóc tránh cho trẻ chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo ăn quá nhiều. Người chăm sóc phải cho trẻ ăn thức ăn ít hơn một chút so với mức mong đợi ở trẻ, và cho phép trẻ xin khẩu phần thêm khi cần. Điều này cho phép trẻ chập chững biết đi ngừng ăn khi no, và cho các em cơ hội khẳng định sự độc lập của mình bằng cách xin thêm.
Trong khi trẻ sơ sinh phải được cho ăn khi đói, trẻ chập chững biết đi cần có một lịch cho ăn nhất quán đối với các bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ trong cả ngày. Năm đến sáu bữa ăn chính và ăn nhẹ, kể cả các bữa ăn trẻ có bên ngoài cơ sở chăm sóc trẻ, thường là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ chập chững biết đi cho ngày đó.
Lập thời gian cho các bữa ăn chính & ăn nhẹ là một phần quan trọng trong hoạt động hàng ngày và sự phát triển của trẻ chập chững biết đi. Thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn nhẹ quá dài có thể dẫn đến việc các em cáu kỉnh, khả năng chấp nhận loại thức ăn được cung cấp sẽ thấp hơn.
Tương tự, thời gian giữa các bữa ăn quá ngắn có thể dẫn đến phản ứng kém vì các em ít đói hơn.

Phải cắt nhỏ các loại thức ăn dành cho trẻ chập chững biết đi thành những miếng vừa cắn. Các loại thức ăn nhất định gây ra nguy cơ bị sặc cao hơn cho trẻ chập chững biết đi, và phải tránh sử dụng các loại thức ăn đó. Những thứ này bao gồm các loại hạt, bỏng ngô, rau cải sống hoặc trái cây cứng, nho khô, các loại thức ăn nguyên hạt hoặc cà chua nhỏ, hot dogs hoặc xúc xích, bánh mì trắng, và phô mai cứng. Có thể cho ăn nho và cà chua nhỏ nếu được cắt thành tư, và có thể cho ăn hot dogs và xúc xích nếu được cắt theo chiều dọc.
Để giảm nguy cơ bị sặc, hãy luôn giám sát trẻ trong giờ ăn. Không cho phép trẻ mang theo thức ăn khi chơi. Yêu cầu trẻ phải ăn khi ngồi tại bàn. Ngoài ra, khuyến khích trẻ chập chững biết đi nhai cẩn thận và không nói chuyện trong khi ăn.
Trẻ chập chững biết đi đang phát triển thái độ về thức ăn, việc này sẽ tiếp tục suốt đời, do đó việc quan trọng là phải mang lại sự thoải mái, vui vẻ và an toàn cho giờ ăn. Việc này có thể được thực hiện một phần bằng cách cung cấp bàn ghế có kích thước phù hợp với trẻ. Bàn phải cao đến rốn trẻ khi trẻ đứng, và ghế phải cho phép trẻ có thể để bàn chân nằm ngang trên sàn nhà.
Lý tưởng là mang lại sự thoải mái càng nhiều càng tốt cho giờ ăn. Để tạo ra giờ ăn thoải mái và ăn nhẹ, hãy thử thông báo cho trẻ trước khi chuyển tiếp từ giờ chơi. Một lựa chọn khác là lập thời gian đọc một câu chuyện ngay trước bữa ăn và ăn nhẹ.
Trẻ chập chững biết đi đang học cách độc lập. Các em có thể thường xuyên nói "không", hoặc không muốn ăn những loại thức ăn nhất định để khẳng định sự độc lập. Để giúp cho việc ăn trở thành một trải nghiệm tốt nhất có thể, người chăm sóc phải cho phép trẻ chập chững biết đi tự làm miễn là các em không gây ra nguy hiểm cho bản thân hoặc cho các trẻ khác.
Một cách để tạo điều kiện cho sự độc lập của trẻ chập chững biết đi là cung cấp đồ dùng ăn uống thích hợp. Ly tách có kích thước phù hợp với trẻ và dĩa đã phân loại giúp giảm sự chán nản đối với trẻ chập chững biết đi khi các em phát triển các kỹ năng ăn uống. Trẻ chập chững biết đi nào thực hành các kỹ năng tự ăn thường mất thời gian để hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như xúc thức ăn bằng muỗng, nhiều hơn người lớn. Điều này là do các kỹ năng vận động khéo léo của trẻ chập chững biết đi vẫn đang phát triển. Người chăm sóc phải cho phép trẻ tập làm miễn là trẻ không quá chán nản. Cũng có thể cho các bé ăn các loại thức ăn cầm bằng ngón tay cùng với các loại thức ăn cần có đồ dùng, để cho các trẻ bị nản có các lựa chọn khác.
Mặc dù các em sẽ ngày càng độc lập, trẻ chập chững biết đi cũng quan sát những người quan trọng trong đời các em. Ví dụ như, nếu người chăm sóc từ chối một loại thức ăn nhất định, trẻ chập chững biết đi có khả năng cũng không muốn ăn loại thức ăn đó. Người chăm sóc phải cùng ăn với trẻ là làm mẫu các thói quen ăn uống lành mạnh, cách ăn trên bàn, và thái độ đối với thức ăn.
Trẻ chập chững biết đi học tập thông qua các trải nghiệm giác quan. Trẻ chập chững biết đi bóp hoặc vọc đồ ăn không phải là điều bất thường. Lộn xộn là điều không thể tránh khỏi khi trẻ chập chững biết đi học các kỹ năng tự ăn. Khi trẻ chập chững biết đi tương tác với thức ăn bằng những cách này, các em đang xây dựng những trải nghiệm tích cực với các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, có thể giúp các em hình thành các thói quen ăn uống tích cực. Người chăm sóc có thể xử lý những tình huống này bằng cách đặt ra các giới hạn rõ ràng và giúp các em gọi tên các mùi vị và kết cấu khác nhau mà các em cảm nhận.
Trẻ chập chững biết đi đang phát triển sở thích về thức ăn, và đôi khi có thể không muốn thử các loại thức ăn mới. Trẻ chập chững biết đi thường thích các loại thức ăn được cấp riêng, và các loại thức ăn đơn giản được phục vụ theo các cách quen thuộc. Bé có thể không thích các loại thức ăn pha trộn, do đó hãy cho các em ăn riêng từng loại thức ăn trong nồi hầm hoặc trộn với nước thịt và nước sốt.
Trẻ chập chững biết đi có phạm vi chú ý ngắn và có thể không ngồi được trong suốt thời gian ăn.
Hãy cố đáp ứng nhu cầu của trẻ chập chững biết đi bằng cách cho phép các em rời bàn ăn và trở lại chơi đùa khi ăn xong.

[Bắt Đầu Cho Ăn Thức Ăn Mới]
Mặc dù có thể là khó khăn, nhưng việc cho trẻ ăn các loại thức ăn mới sẽ bổ sung sự đa dạng cho chế độ ăn của các em và tăng cường các thói quen ăn uống lành mạnh. Để giúp cho quy trình này được dễ dàng hơn, hãy bắt đầu bằng việc chỉ giới thiệu một loại thức ăn mới mỗi lần ở một lượng nhỏ, khoảng một muỗng trà, cùng với một loại thức ăn trẻ thích. Hãy luôn giới thiệu một loại thức ăn mới khi trẻ đói, và không bao giờ ép trẻ thử ăn một loại thức ăn mới. Thử nói về loại thức ăn mới và nhận xét về mùi vị, màu sắc, và kết cấu của nó.
Khuyến khích trẻ nhỏ nếm thức ăn mới bằng cách đề nghị các em thử ít nhất một miếng. Tuy nhiên, nếu các em từ chối, hãy tôn trọng mong muốn của các em là lập kế hoạch thử giới thiệu lại thức ăn đó vào một dịp khác. Trẻ có thể cần được tiếp xúc với một loại thức ăn mới ít nhất mười lần trước khi chấp nhận. Tốt nhất là không đánh lừa, mua chuộc, hay ép buộc trẻ thử một loại thức ăn mới. Ngay cả một trải nghiệm tiêu cực liên quan đến thức ăn cũng tạo ra tình cảm tiêu cực về loại thức ăn cụ thể đó, hoặc về thức ăn nói chung, điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ cả đời của trẻ về thức ăn.

[Những Vấn Đề Thường Gặp]
Chúng ta hãy quan sát một số vấn đề thường gặp ở trẻ chập chững biết đi khi cho các em ăn.
Những vấn đề thường gặp khi cho ăn bao gồm ăn quá nhiều (hoặc ăn quá nhiều một loại thức ăn cụ thể), uống quá nhiều sữa không thể ăn các loại thức ăn khác, không muốn ăn, và chần chừ không muốn ăn.

[Ăn Quá Nhiều]
Đòi ăn một loại thức ăn duy nhất hay các loại thức ăn trong thời gian dài được gọi là food jag (ăn quá nhiều). Ăn quá nhiều là vấn đề thường gặp và bình thường. Thông thường những sở thích này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Cách giải quyết tốt nhất đối với vấn đề ăn quá nhiều là ngăn chặn ngay từ đầu. Cho các em ăn nhiều loại thức ăn xoay vòng, để cho không có loại thức ăn riêng lẻ nào được cho ăn quá thường xuyên. Nếu trẻ gặp vấn đề ăn quá nhiều, hãy làm việc với cha mẹ để quyết định xem có đáp ứng nhu cầu của trẻ cho đến khi vấn đề không còn hay không. Nếu việc ăn quá nhiều trở thành một vấn đề lâu dài, kéo dài quá vài tuần, cha mẹ có thể cần xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa của trẻ.

[Uống Sữa Quá Nhiều]
Sữa là một loại thức ăn dễ chịu đối với nhiều trẻ chập chững biết đi, do đó các em có thể thường đòi uống sữa. Có khuyến có rằng trẻ dưới 9 tuổi nên uống khoảng 16 ounce, hay hai ly sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều sữa khiến cho trẻ có cảm giác no bụng, và có thể khiến cho các em từ chối các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác, đặc biệt là các loại thức ăn giàu sắt.
Canxi trong sữa cũng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt có thể xảy ra nếu sữa thay thế các loại thức ăn giàu sắt trong chế độ ăn của trẻ. Thay vì uống sữa, hãy cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn để giải khát.

[Từ Chối Thức Ăn]
Đôi khi trẻ chập chững biết đi có thể từ chối thức ăn vì các em không đói, hoặc vì các em muốn khẳng định sự độc lập mới nhận ra của mình. Không lý do nào trong số này gây ra rắc rối, và phản ứng tốt nhất là bỏ qua. Không thương lượng với trẻ hoặc cho trẻ ăn những loại thức ăn kém dinh dưỡng hơn để thay cho các loại thức ăn giàu dinh dưỡng mà trẻ đã từ chối. Điều cũng quan trọng là người chăm sóc không được tìm cách ép trẻ ăn vì điều này có thể dẫn đến thái độ tiêu cực đối với thức ăn.

[Chần Chừ Không Muốn Ăn]
Trẻ nào chần chừ hoặc vọc thức ăn trong giờ ăn có thể làm thế vì nhiều lý do. Các em đã ăn đủ và đã sẵn sàng rời khỏi bàn và trở lại vui chơi. Các em có thể không quan tâm đến loại thức ăn cụ thể đã cho trong giờ ăn hoặc ăn nhẹ. Hoặc, các em có thể đã học qua kinh nghiệm rằng việc chần chừ sẽ thu hút sự chú ý của người lớn.
Việc đặt ra giới hạn một cách nhất quán trong giờ ăn nhẹ có thể giúp phòng ngừa hay ngăn chặn hành vi này. Hãy đặt ra giới hạn thời gian ăn, cho các em nhiều thời gian để ăn một cách hợp lý, thoải mái, và nhắc nhở trẻ nào chần chờ năm phút trước khi kết thúc bữa ăn. Nhắc nhở tức thời, chẳng hạn như nhắc nhở một phút, nếu trẻ vẫn không phản ứng bằng cách ăn hay rời khỏi bàn ăn. Đưa trẻ ra khỏi bàn ăn sau năm phút.

[Nhu Cầu Đặc Biệt Về Chế Độ Ăn]
Sẽ có khi người chăm sóc trẻ phải chăm sóc một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn. Nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn có thể gồm có dị ứng thức ăn, chế độ ăn mang bản sắc văn hóa hoặc tôn giáo, hoặc ăn chay. Việc đáp ứng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người chăm sóc và cha mẹ. Trong một số trường hợp, khi chương trình chăm sóc trẻ không thể đáp ứng nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn của trẻ, cha mẹ có thể chọn cách mang thức ăn từ nhà đến.
Phản ứng dị ứng với thức ăn có thể đe dọa tính mạng, và việc chăm sóc phải được cân nhắc thực hiện các chính sách phòng tránh và ứng phó. Người chăm sóc cần phải biết trẻ dị ứng với những gì, cần phải quan sát những dấu hiệu cụ thể nào trong trường hợp có phản ứng dị ứng, và mức nghiêm trọng của phản ứng đó trong quá khứ. Ngay cả khi phản ứng của trẻ với một loại thức ăn cụ thể chỉ ở mức nhẹ trong quá khứ, vẫn có khả năng xảy ra phản ứng nghiêm trọng. Hãy tránh cho trẻ ăn bất kỳ loại thức ăn nào mà trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng dưới mọi hình thức.
Kiểm tra cẩn thận các thành phần của bất kỳ loại thức ăn nào được cấp cho trẻ trong cơ sở chăm sóc để đảm bảo rằng trẻ có phản ứng dị ứng với thức ăn không vô tình nhận được loại thức ăn mà bé có dị ứng. Ở một số trường hợp, phản ứng dị ứng có thể được khơi mào bởi lượng rất nhỏ thức ăn mà trẻ bị dị ứng.
Một số trẻ có thể có các bệnh trạng khác đòi hỏi các em phải có một chế độ ăn đặc biệt hoặc sử dụng chất bổ sung chế độ ăn. Trong các trường hợp này, gia đình trẻ sẽ cung cấp cho người chăm sóc thông tin chi tiết của một nhân viên y tế có giấy phép.
Các hoạt động văn hóa hay tôn giáo có thể cấm hoặc đòi hỏi trẻ phải ăn các loại thức ăn đặc biệt, hoặc có thể đòi hỏi các em phải ăn ở những thời điểm cụ thể. Chế độ ăn chay khác nhau rất nhiều. Một số trẻ thuộc các gia đình ăn chay có thể không ăn thịt đỏ, nhưng có thể ăn thịt gia cầm hoặc cá, và một số có thể tránh ăn bất kỳ sản phẩm nào từ động vật. Cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn của trẻ là làm việc với gia đình trẻ để cung cấp đủ dinh dưỡng trong khi tôn trọng tín ngưỡng của gia đình.

[Lập Kế Hoạch Thực Đơn]
Thực đơn liệt kê các lại thức ăn sẽ được phục vụ và là công cụ cơ bản của bất kỳ dịch vụ ăn uống nào. Việc lập kế hoạch thực đơn thích hợp đóng vai trò quan trọng vì nó giúp đảm bảo các bữa ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, và giúp nhân viên quản lý ngân sách dịch vụ ăn uống. Thực đơn cũng có thể là một công cụ để liên lạc với cha mẹ về các hoạt động dinh dưỡng trong cơ sở chăm sóc trẻ. Nhiều tiểu bang quy định phải dán thực đơn ở một nơi sao cho cha mẹ có thể tiếp cận dễ dàng.
Việc lập kế hoạch thực đơn là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi suy nghĩ và đánh giá cẩn thận về nhu cầu thể chất, phát triển, và xã hội của trẻ trong cơ sở chăm sóc.
Việc lập kế hoạch thực đơn phải:
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ,
Đáp ứng bất kỳ yêu cầu hiện có nào về tài chính hoặc cấp phép,
Hấp dẫn, có nghĩa là có vị ngon, kết cấu đẹp, và đẹp mắt
Bao gồm việc phục vụ các loại thức ăn quen thuộc để trẻ được thoải mái,
Khuyến khích các thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách giới thiệu các loại thức ăn mới, giàu dưỡng chất,
Nằm trong giới hạn tài chính
Có các biện pháp thay thế cho trẻ bị dị ứng với thức ăn hoặc có nhu cầu đặc biệt khác về chế độ ăn.
Để giảm chi phí và duy trì các hoạt động dinh dưỡng lành mạnh, người chăm sóc trẻ có thể sử dụng một số kỹ thuật. Đầu tiên, sử dụng các công thức nấu ăn chuẩn hóa và theo dõi khẩu phần ăn thích hợp để giúp kiểm soát chi phí và dạy cho trẻ cách ăn những khẩu phần lành mạnh. Kế đến, người chăm sóc có thể lập ra một loạt các thực đơn hàng tuần được xoay vòng trong thời gian khoảng hai hoặc ba tháng. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhận được nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể cho phép người chăm sóc mua nguyên vật liệu thức ăn không phân hủy với số lượng lớn. Kỹ thuật khác là sử dụng các loại thức ăn theo mùa khi có thể. Thức ăn theo mùa thường ít tốn kém hơn thức ăn trái mùa. Việc lập kế hoạch cho thực đơn lành mạnh trước ít nhất một tuần và mua cùng một lúc cũng có thể giúp giảm chi phí, vì nó giúp giảm khả năng mua tự phát và phải đi mua nhiều lần.

[Kết Hợp Tất Cả]
Cho trẻ ăn là một phần không thể tách rời của bất kỳ chương trình chăm sóc trẻ nào. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đang tăng trưởng nhanh và rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng thích hợp để phát triển tối ưu. Người chăm sóc cần phải nắm rõ nhu cầu của trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi và những khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của các em như thế nào để cung cấp các bữa ăn có sự cân bằng tốt, và tăng cường các thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ rất nhỏ.

Đây là những thông điệp quan trọng dành cho các mẹ:
Thói quen ăn uống được hình thành từ khoảng 2 đến 5 tuổi, do đó việc ăn uống lành mạnh trong vài năm đầu đời đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra cách sống lành mạnh đến tuổi trưởng thành.
Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Sữa bột là biện pháp thay thế chấp nhận được khi không thể cho bú mẹ.
Trẻ sơ sinh cần phải sẵn sàng về mặt phát triển trước khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa bột hoặc thức ăn nửa đặc, và chuyển từ thức ăn nửa đặc sang thức ăn bình thường có điều chỉnh. Việc bắt đầu cho ăn các loại thức ăn đặc quá sớm có thể dẫn đến nguy cơ bị sặc cao.
Trẻ chập chững biết đi học tập thông qua các trải nghiệm giác quan, và thích khẳng định sự độc lập của mình. Do đó, người chăm sóc phải kiên nhẫn và thông hiểu khi cho trẻ chập chững biết đi ăn.
Việc cung cấp nhiều loại thức ăn lành mạnh khác nhau là cách tốt nhất để đảm bảo rằng trẻ nhận được mọi dưỡng chất cần thiết một cách cân bằng tốt.
Người chăm sóc cần phải đảm bảo rằng trải nghiệm của trẻ liên quan đến thức ăn mang tính tích cực càng nhiều càng tốt. Ngay cả một trải nghiệm tình cảm tiêu cực liên quan đến thức ăn cũng dẫn đến thái độ không lành mạnh về thức ăn đó hoặc tất cả thức ăn, có thể kéo dài suốt đời.
Sự liên lạc giữa người chăm sóc và gia đình là cách tốt nhất để đảm bảo rằng trẻ nhận được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Điều này là đặc biệt đúng đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt về chế độ ăn, chẳng hạn như dị ứng thức ăn, chế độ ăn mang bản sắc văn hóa hoặc tôn giáo, hoặc ăn chay.

Videos (show all)

Bốn mùa yêu thương!!!

Website