Bệnh lý Tai Mũi Họng - Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ

Bệnh lý Tai Mũi Họng - Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ

Thông tin cơ bản về các bệnh lý Tai mũi họng - phẫu thuật đầu cổ

15/12/2021

Eo nhĩ : trước + sau

Photos from Bệnh lý Tai Mũi Họng - Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ's post 15/12/2021

Ngách mặt - Facial recess
Xoang nhĩ - Sinus tympani

15/12/2021
15/12/2021

Thủng màng nhĩ do chấn thương

Thủng màng nhĩ do chấn thương có thể gây đau, chảy máu, nghe kém, ù tai và chóng mặt. Chẩn đoán dựa trên nội soi tai. Điều trị thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần thiết nếu nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu lỗ thủng > 2 tháng chưa liền, có sự gián đoạn của chuỗi xương con, hoặc các chấn thương ảnh hưởng tới tai trong.

Thủng màng nhĩ do chấn thương có thể gây đau, chảy máu, nghe kém, ù tai và chóng mặt. Chẩn đoán dựa trên nội soi tai. Điều trị thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần thiết nếu nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu lỗ thủng > 2 tháng chưa liền, sự gián đoạn của chuỗi xương con, hoặc các chấn thương ảnh hưởng tới tai trong.

Các nguyên nhân gây thương tích của thủng màng nhĩ bao gồm:

Đưa các vật ngoáy tai vào tai (ví dụ, bông ngoáy) và vô tình bị chọc mạnh vào màng nhĩ
Chấn thương gây ra bởi một tiếng nổ lớn hoặc bị tát mạnh vào tai
Chấn thương sọ não (có hoặc không có vết nứt nền sọ)
Áp suất âm đột ngột (ví dụ, hút mạnh áp vào ống tai)
Chấn thương áp suất (ví dụ như khi đi du lịch bằng máy bay hoặc lặn biển)
Thủng màng nhĩ do làm thủ thuật như bơm rửa tai hoặc lấy dị vật tai
Xuyên thủng màng nhĩ có thể gây gián đoạn chuỗi xương con, gãy đế đạp, gãy xương con, chảy máu, rò ngoại dịch từ cửa sổ bầu dục hoặc tròn dẫn đến sự rò ngoại dịch vào tai giữa, hoặc chấn thương dây VII.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Thủng màng nhĩ do chấn thương gây ra đau tai nhiều đột ngột đôi khi theo sau là chảy máu từ tai, nghe kém và ù tai. Nghe kém trầm trọng hơn nếu chuỗi xương con bị gián đoạn hoặc tai trong bị thương. Chóng mặt có thể nghĩ tới tổn thương tai trong. Chảy mủ tai có thể bắt đầu trong 24 đến 48 giờ, đặc biệt nếu nước đi vào tai giữa qua lỗ thủng màng nhĩ.

Chẩn đoán

Soi tai
Thính lực đồ
Lỗ thủng thường thấy trên soi tai. Bất kỳ vệt máu nào che khuất ống tai được hút một cách cẩn thận và làm sạch. Tuyệt đối cấm bơm nước và dùng ống soi tai có bơm hơi. Lỗ thủng cực nhỏ có thể cần phải kiểm tra bằng nội soi tai hoặc nghiên cứu trở kháng tai giữa để chẩn đoán chính xác. Nếu có thể, đo thính lực đồ trước và sau khi điều trị để tránh nhầm lẫn giữa giảm thính giác gây ra do chấn thương hay do điều trị

Bệnh nhân có dấu nghe kém hoặc nghiêm trọng chóng mặt được đánh giá bởi một chuyên gia về tai mũi họng càng sớm càng tốt. Có thể cần chỉnh hình tai giữa đánh giá và sửa chữa tổn thương. Bệnh nhân có thủng màng nhĩ lớn cần phải được đánh giá, bởi vì các phần màng nhĩ bị rách có thể được đặt lại

Điều trị

Tai phải giữ khô tránh nước
Kháng sinh uống hoặc tại chỗ nếu có tổn thương bẩn
Thông thường, không cần điều trị đặc hiệu. Tai cần được giữ khô; thuốc nhỏ tai không cần thiết. Tuy nhiên, dự phòng bằng kháng sinh phổ rộng miệng hoặc thuốc nhỏ tai kháng sinh là cần thiết nếu các chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập qua lỗ thủng như xảy ra trong các thương tổn bẩn.

Nếu tai bị nhiễm trùng, amoxicillin 500 mg uống mỗi 8 giờ được cho trong 7 ngày.

Mặc dù hầu hết các lỗ thủng tự liền, phẫu thuật được chỉ định cho lỗ thủng vẫn tồn tại > 2 tháng. Nghe kém dẫn truyền kéo dài có thể nghĩ tới khả năng gián đoạn chuỗi xương con, đòi hỏi phải khám và phẫu thuật chỉnh hình lại.

Những điểm chính:

Nhiều lỗ thủng là nhỏ và tự lành.
Tai nên được giữ khô trong quá trình chữa bệnh; thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân là không cần thiết trừ khi có chấn thương bẩn hoặc nếu nhiễm trùng phát triển.
Phẫu thuật được thực hiện để sửa chữa chấn thương chuỗi xương con và cho lỗ thủng ko liền > 2 tháng.

Photos from Bệnh lý Tai Mũi Họng - Phẫu thuật Đầu Mặt Cổ's post 15/11/2021

BIÊN AN TOÀN TRONG UNG THƯ DA LÀ BAO NHIÊU Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ NGƯỜI SUY GIẢM MIỄN DỊCH ?

Ung thư da không phải melanoma (Non-melanoma skin cancer - NMSC) là loại bệnh ác tính phổ biến nhất trên toàn thế giới, với hơn 1 triệu trường hợp NMSC được chẩn đoán ở Hoa Kỳ mỗi năm. Các loại NMSC phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma - BCC) và ung thư biểu mô tế bào g*i ở da (cutaneous squamous cell carcinoma - cSCC). Nhiều yếu tố nguy cơ tồn tại đối với NMSC, bao gồm bức xạ tia cực tím, bức xạ ion hóa, rối loạn di truyền, tình trạng viêm mãn tính và suy giảm miễn dịch.

So với dân số chung, những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch mãn tính có nguy cơ bị NMSC tăng lên đáng kể. Những người ghép tạng có nguy cơ mắc cSCC cao hơn 65 đến 250 lần và nguy cơ mắc BCC cao hơn 10 đến 16 lần. Ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, các chiến lược phòng ngừa, giám sát thường xuyên và can thiệp sớm là rất quan trọng để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến NMSC.

Khi điều trị cho bệnh nhân NMSC, điều quan trọng là phải xác định xem họ nguy cơ tái phát cao hay thấp, vì điều này có ý nghĩa tiên lượng quan trọng và ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị. Một số đặc điểm bao gồm kích thước tổn thương, vị trí, bờ sang thương, đặc điểm mô bệnh học và tiền căn xạ trị trước đó hay yếu tố suy giảm miễn dịch sẽ quyết định xem bệnh nhân có nguy cơ thấp hay cao. Dựa trên hướng dẫn của Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia năm 2021 (xem Hình), tất cả bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nên được phân loại là có các tổn thương nguy cơ cao.

THỰC HÀNH

Một số yếu tố, chẳng hạn như kích thước khối u, vị trí và các đặc điểm mô bệnh học, phải được xem xét khi quyết định biên phẫu thuật cho NMSC.
=> Đối với cSCC nguy cơ thấp: biên an toàn từ 4 đến 6 mm được khuyến nghị.
=> Đối với BCC nguy cơ thấp: biên an toàn 4 mm.
=> BN bị ức chế miễn dịch mãn tính được xếp vào nhóm cSCC và BCC nguy cơ cao. Đối với những bệnh nhân có cSCC và BCC nguy cơ cao: phải là đánh giá độ sâu của bờ và chu vi sang thương; tuy nhiên, nếu điều này không thể đánh giá thì biên phẫu thuật an toàn tiêu chuẩn tương ứng là hơn 4 đến 6 mm (có thể đến 10mm) đối với cSCC và rộng hơn 4 mm đối với BCC nguy cơ cao.

Nguồn: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/lary.29842

14/11/2021

CÓ NÊN KÊ KHÁNG SINH UỐNG THƯỜNG QUY SAU MỔ NỘI SOI XOANG ?

Viêm mũi xoang mãn tính (VMXMT) là một bệnh thường gặp ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chi phí điều trị của bệnh nhân. VMXMT kháng trị với nội khoa thường được điều trị bằng phẫu thuật với phẫu thuật nội soi mũi xoang (Endoscopic sinus surgery - ESS).
Sự cần thiết của việc sử dụng kháng sinh đường uống thường quy sau phẫu thuật xoang còn nhiều tranh cãi. Nếu bệnh nhân có kết quả tương đương với việc dùng hay không dùng kháng sinh sau mổ, thì việc giảm sử dụng thuốc thường quy có thể tác động tích cực đến xu hướng đề kháng kháng sinh và chi phí chăm sóc sức khỏe, đồng thời tránh được các tác dụng phụ toàn thân của kháng sinh. Mục tiêu của bài tổng quan này là để xác định xem liệu kháng sinh uống có nên được kê đơn thường xuyên sau ESS hay không. Lưu ý, bài báo này đã loại trừ các nghiên cứu bao gồm kháng sinh macrolide, cũng như doxycycline, vì việc sử dụng chúng trong VMXMT thường là vì đặc tính chống viêm của chúng.

=> ÁP DỤNG TRÊN LÂM SÀNG:

Đối với các trường hợp phẫu thuật nội soi mũi xoang không biến chứng, bằng chứng cấp 1 hiện tại không ủng hộ việc sử dụng kháng sinh đường uống thường quy sau phẫu thuật.
Các nghiên cứu trong tương lai với cỡ mẫu lớn hơn sẽ khắc phục được những hạn chế của tài liệu hiện tại, đó là cỡ mẫu nhỏ và sự đa dạng của kháng sinh.

Nguồn: The Laryngoscope
© 2021 The American Laryngological,
Rhinological and Otological Society, Inc.
Link bài báo: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/lary.29737

BS. Nguyễn Trung Nguyên tóm lượt và biên dịch.
Email: [email protected]

15/06/2020

Thyroglossal Duct Cyst

Website