CĐCS TT Thông Nông

CĐCS TT Thông Nông

hoạt động công đoàn cơ sở thị trấn thông nông

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 19/06/2024

Ngày hội Hiến máu tình nguyện- Hưởng ứng chương trình hành trình đỏ lần thứ IX tỉnh Cao Bằng " Chung tay giữ nhịp đập trái tim người bệnh". Ngày 19/6/2024 Công đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông tham gia đăng ký hiến máu có 08 đoàn viên và hiến được 03 đơn vị máu.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 22/03/2024

Hưởng ứng ngày chạy olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024, ngày 21/3/2024, UBND, công đoàn thị trấn Thông Nông phối hợp tổ chức ngày chạy olympic, giao lưu bóng chuyền, văn nghệ... Có sự tham gia đầy đủ các ngành đoàn thể, đoàn viên công đoàn cơ quan thị trấn,các trường học TH&THCS Thị trấn, trường mầm non Hồng Quân, các tổ dân phố trên địa bàn tham gia.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 07/03/2024

Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1984 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3. Được sự nhất trí của lãnh đạo Đảng ủy, H ĐND, UBND, UBMTTQ thị trấn, Công Đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông phối hợp với Hội LHPN tổ chức các hoạt động Hưởng ứng tuần lễ áo dài từ ngày 01/3 đến ngày 08 /3/2024/, ngày 06 /03 tổ chức giao lưu văn nghệ, đồng diễn chung bài Phụ nữ Việt Nam, vũ điệu kết đoàn, thi cắm hoa giữa các chi hội và công đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông. Sau khi kết thúc hoạt động BTC trao giải Nhất cho chi Hội tổ dân phố 4, giải nhì cho Công đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông và chi hội phụ nữ tổ dân phố 3, giải 3 chi chi hội tổ 2,5,1. Giải khuyến khích tổ dân phố 6.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 24/01/2024
Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 24/01/2024

- Ngày 24/01/2024 UBND thị trấn Thông Nông phối hợp với công đoàn cơ sở thị trấn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức năm 2023.
- Dự và chỉ đạo Hội nghị có Đ/c Nông Văn Thơ - UVBTV huyện ủy, bí thư Đảng ủy thị trấn, và có đầy đủ các đồng chí lãnh đạo ĐU, HĐND, UBND, UBMTTQ thị trấn, và toàn thể cán bộ công chức thị trấn. Tại hội nghị đã thông qua các báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị CBCC năm 2023, báo cáo phong trào thi đua hoạt động công đoàn năm 2023, triển khai phương hướng hoạt động năm 2024, báo cáo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ....
- Tại hội nghị kết nạp thêm mới được 5 đoàn viên công đoàn.
- Năm 2023 công đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông được cấp trên đánh giá. Tập thể công đoàn có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2023. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được tại hội nghị đã phát động phong trào và ký cam kết thi đua quyết tâm cùng nhau tiếp tục đoàn kết, triển khai thực hiện tốt, hiệu quả, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong năm 2024. Góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương đơn vị.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 21/10/2023

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam ( 20/10/1930- 20/10/2023). UBND, Hội LHPN, CÔNG ĐOÀN thị trấn Thông Nông, phối hợp tổ chức các hoạt động giải bóng chuyền hơi nữ, văn nghệ Sân chơi cuối tuần,tọa đàm...
Thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên công đoàn tham gia, các chi hội có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau tạo động lực trong công tác, tăng thêm tình đoàn kết giữa các hội viên đoàn viên.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 14/10/2023

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam ( 20/10/1930- 20/10/2023). Ngày 13/10/2023 UBND, Hội LHPN, CÔNG ĐOÀN thị trấn Thông Nông, phối hợp tổ chức giải bóng chuyền hơi nữ. Kết thúc giải đấu BTC trao; - Giải Nhất cho đội bóng chi hội phụ nữ tổ dân phố 1.
- Giải nhì; Chi hội phụ nữ tổ dân phố 2.
-Giải ba; Chi hội phụ nữ tổ dân phố 4.
Giải đấu đã thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên công đoàn tham gia, các chi hội có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Các vận động viên thi đấu nhiệt tình cống hiến cho khán giả những pha bóng đẹp, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem .

26/07/2023
Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 26/07/2023

Hòa chung vào không khí chung của cả nước hướng về ngày lễ tri ân 27/7 thể hiện đạo lý " uống nước nhớ nguồn". Công đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông phối hợp với các ngành, đoàn thể thăm và tặng quà các gia đình có công, các thương bệnh binh trên địa bàn...

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 20/07/2023

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2023), chúc mừng thành công Đại Hội LĐLĐ huyện Hà Quảng lần thứ X nhiệm kỳ 2023- 2028. Công đoàn cơ sở thị trấn phối hợp với công đoàn cơ sở Trung tâm y tế Hà Quảng, tổ chức giao lưu bóng chuyền da Nam, và bóng chuyền hơi Nữ. Hoạt động thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 22/06/2023

Ngày 22/6 Công đoàn cơ sở thị trấn Thông Nông hưởng ứng phong trào “Hiến máu tình nguyện - Giọt hồng trao đời sự sống” năm 2023. Có 6 đoàn viên đk tham gia 4 đ/c đủ đk hiến máu.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 01/06/2023

Ngày 1/6/2023 công đoàn cơ sở Thị trấn Thông Nông phối hợp với chi hội khuyến học cơ quan tổ chức ngày tết thiếu nhi và trao thưởng cho các con em có thành tích tốt trong học tập. Chúc các con có kỳ nghỉ hè vui vẻ ý nghĩa bên gia đình.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 14/04/2023

Ngày 14/4/2023. công đoàn cơ sở Thị trấn Thông Nông, tổ chức đại hội công đoàn cơ sở Thị trấn khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự và chỉ đạo đại hội có đ/c. Nông văn Thơ- UVBTV huyện ủy, bí thư ĐU thị trấn, đ/c, Triệu Thị Hoa - UVB*H Đảng bộ huyện, chủ tịch hội LHPN huyện, và có đầy đủ các đ/c lđ ĐU, HĐND, UBND, UBMTTQ thị trấn cùng toàn thể đoàn viên công đoàn. Đại Hội đã bầu ra B*H công đoàn khóa mới gồm 03 đ/c, Đ/c Hoàng Trang Định giữ chức vụ chủ tịch công đoàn, đ/c Nông Đức Chính giữ chức vụ PCT công đoàn, đạ hội đã bầu 01 đ/c dự đại hội cấp trên theo đúng đủ như kế hoạch phân bổ, cấp trên giao.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 08/03/2023

Nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày quốc tế phụ nữ, 1983 năm ngày khởi nghĩa hai bà Trưng, công đoàn thị trấn phối hợp tổ chức tọa đàm, ôn lại truyền thống. Buổi tọa đàm có đầy đủ các đ/c lãnh đạo cơ quan và toàn thể đoàn viên cơ quan tham dự.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 06/03/2023

Công đoàn thị trấn Thông Nông hưởng ứng tuần lễ áo dài, kỷ niệm 113 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 21/10/2022

Ngày 20/10 công đoàn thị trấn Thông Nông phối hợp tổ chức tọa đàm kỷ niệm 92 ,năm ngày thành lập hội LH PN, tọa đàm ôn lại truyền thống và giao lưu bóng chuyền hơi.

21/06/2022

BÁC HỒ Ở CHIẾN KHU

Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bên suối chảy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi

Nơi đây sống một Người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non...

Trích thơ "Quê hương Việt Bắc" của Nguyễn Đình Thi - 1950

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 17/06/2022

Hoạt động thường xuyên chăm sóc bồn hoa cây cảnh, tổng vệ sinh khuôn viên cơ quan đơn vị.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 07/06/2022

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Công đoàn thị trấn Thông Nông, phối hợp với các ngành, đoàn thể, và 6/6 tổ dân phố trên địa bàn, ra quân tổng vệ sinh môi trường, quét dọn các điểm tâm linh, trồng các tuyến đường hoa,... thu hút trên 500 lượt người tham gia.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 31/05/2022

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6

Quốc tế thiếu nhi 1/6 được biết đến là ngày Tết dành cho trẻ em. Đây là dịp để trẻ được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thân. Tuy nhiên, lịch sử ra đời của ngày lễ này không phải ai cũng biết.

Lịch sử ra đời

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ.

Bác Hồ luôn hết sức quan tâm, dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 29/04/2022

BÁC HỒ VÀ NHỮNG TIÊN ĐOÁN THIÊN TÀI KHOA HỌC

"Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì Độc lập, vì Tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào,
Tiến lên chiến sĩ đồng bào,
Bắc Nam sum họp Xuân nào vui hơn!" -Thư xuân của Bác 1969.

"Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay" - Di chúc của Bác 1969.

Những dự báo của Người hoàn toàn không mang mầu sắc thần linh, huyền bí. Trái lại, đó là những dự báo khoa học có hàm lượng trí tuệ cao; là đòi hỏi tất yếu của những suy tư, trăn trở trước vận mệnh dân tộc của một nhân cách lớn; là sản phẩm của tư duy khoa học, logic và biện chứng ở một trí tuệ siêu việt, am tường đông - tây, kim - cổ; là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú qua mấy chục năm bôn ba khắp chân trời, góc bể và thực tiễn hết sức sôi động của Cách mạng Việt Nam...

- Tháng 8-1914, khi đang ở Anh, trong bức thư gửi cụ Phan Chu Trinh, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã viết: "...Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu đã nói với bác về cơn dông sấm động này...". Như vậy trong một bức thư gửi trước đó, Bác đã tiên đoán Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914-1918) sắp sửa nổ ra.

- Năm 1924 , trong bài "Đông Dương và Thái Bình Dương", Bác đã dự báo về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới và tiên đoán: "Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản". Với tầm nhìn chiến lược, Bác còn thấy trước Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh nó sẽ trở thành miếng mồi béo bở cho các tên đế quốc nhòm ngó, khu vực này "tương lai có thể trở thành một lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh". Những tiên đoán này, 15 năm sau trở thành hiện thực. Năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phát-xít Đức tấn công Liên Xô, các nước xung quanh Thái Bình Dương trở thành chiến trường ác liệt.

- Tháng 5-1941, tại Hội nghị Trung ương ở Pác Bó, Bác đã dự liệu thời cơ tổng khởi nghĩa là lúc Liên Xô thắng Đức; Mỹ, Anh, Trung Quốc phản công đánh bại Nhật Bản. Cần thấy rằng, dự báo này đưa ra lúc Đức chưa tấn công Liên Xô, Nhật chưa tấn công vùng đất do Mỹ, Anh kiểm soát. Nhờ phán đoán tài tình như vậy nên Bác đã yêu cầu Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng đình chỉ chủ trương khởi nghĩa đầu năm 1944, đồng thời phát động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị để đón thời cơ.

- Ngày 1-1-1942, trên báo "Việt Nam độc lập" số 114, Bác viết bài thơ "Chúc năm mới", mở đầu cho sự ra đời thể loại Thơ chúc Tết của Người. Bài thơ tràn đầy niềm lạc quan vào triển vọng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Lúc này, cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô đang ở giai đoạn khó khăn, còn bọn phát-xít thì đang "làm mưa làm gió" trên các chiến trường. Trả lời câu hỏi: Năm nay tình hình thế giới và trong nước sẽ thế nào? Trong bài "Năm mới, công việc mới" cùng in trong số báo trên, Bác khẳng định: "Ta có thể quyết đoán rằng, Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại; Anh, Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. Đó là một dịp rất tốt cho dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta độc lập tự do". Trên thực tế chúng ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa vào đúng thời cơ mà Bác đã dự đoán, giành thắng lợi trong thời gian ngắn.

- Tháng 2-1942 , Bác biên soạn cuốn "Lịch sử nước ta" theo hình thức diễn ca. Cuối tác phẩm có mục "Những năm tháng quan trọng" ghi những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, sự kiện cuối cùng, Bác viết: "1945 - Việt Nam độc lập". Khi đưa đi in, một số đồng chí băn khoăn hỏi lại thì được Bác khẳng định: "Được rồi, cứ thế in". Đúng là một dự báo thiên tài. Trong khi các nguyên thủ của phe Đồng minh họp tại Tehran (năm 1943), dự tính rằng, phải đến năm 1946 mới có thể hoàn toàn đánh bại lực lượng phát-xít, kết thúc chiến tranh, thì lịch sử lại diễn ra đúng như tiên đoán của Người. Tháng 5-1945, phát-xít Đức đầu hàng, Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chớp thời cơ đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy tổng khởi nghĩa giành độc lập, tự do.

- Trong năm 1953. Theo nhà báo Hà Đăng (báo Nhân dân- Xuân Đinh Dậu) thì vào năm 1953, tại một hội nghị kháng chiến- hành chính bàn về thuế nông nghiệp, Bác Hồ lên nói để kết thúc hội nghị. Sau đó, Bác chỉ định luật sư Phan Anh lẩy Kiều (tức là chọn rút ra một vài câu trong Truyện Kiều, để phỏng theo phong cách, vần điệu Truyện Kiều mà làm ra câu thơ của mình). Luật sư hưởng ứng ngay:
"Diệt thù giải phóng quê ta
Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu"
Bác Hồ tiếp luôn:
"Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy ra thì cũng năm sau vội gì"
Câu lẩy Kiều của Bác Hồ là một lời tiên đoán tài tình. Đúng một năm sau, năm 1954, quân dân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, kết thúc thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng ngay lúc đó, Bác đã chỉ rõ thắng lợi này mới chỉ là bước đầu và cảnh báo rằng, đế quốc Mỹ sẽ nhảy vào thay thế Pháp ở Đông Dương, Người nhận định: "Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào". Trên cơ sở đó chúng ta đã chủ động về chiến lược, tích cực chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Năm 1960, Bác đã tiên đoán thật là kỳ diệu: chậm nhất là 15 năm nữa nước nhà sẽ thống nhất. Trong Diễn văn lễ mừng Quốc khánh 2-9-1960, có đoạn viết: "Trong lúc chúc mừng ngày Quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà". Bác gạch dưới trong bản thảo các chữ "chậm lắm là 15 năm nữa". Đúng 15 năm sau, mùa xuân 1975, với thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đi đến thống nhất như tiên đoán diệu kỳ của Người.

- Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bác đã tiên liệu: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua". Từ kinh nghiệm ở Triều Tiên, trước khi thua, Mỹ đã ném bom hủy diệt Bình Nhưỡng, Bác đã dự báo sớm: "Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội". Thực tế đã diễn ra đúng như dự báo thiên tài của Người. Tháng 12-1972, Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chỉ sau khi thất bại nặng nề trong trận "Điện Biên Phủ trên không", ý chí xâm lược bị đập tan, Mỹ mới chịu ký kết Hiệp định Paris, thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút hết quân về nước.

- Năm 1968, trong lúc chiến trường miền Nam có hơn 50 vạn quân Mỹ cùng một số quân ngụy được Mỹ trang bị, huấn luyện và chỉ đạo tác chiến, Bác đã dự báo con đường để đi đến thắng lợi là: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Thực hiện chủ trương đó, ta không dốc toàn lực để tiêu diệt lớn quân Mỹ như đã tiêu diệt quân Pháp mà chỉ cần đánh cho quân Mỹ thương vong nhiều ở những trận có quy mô vừa và nhỏ cũng buộc chúng phải rút quân về. Trái lại, để làm cho ngụy nhào, ta đã tổ chức nhiều trận đánh lớn vừa tiêu diệt vừa làm cho quân ngụy tan rã.

- Năm 1969, trước lúc đi xa, trong "Di chúc" của mình, Người vẫn rất lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc: "Cuộc kháng chiến có thể còn kéo dài... Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta... Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
- https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chu-tich-ho-chi-minh-va-nhung-du-bao-khoa-hoc-thien-tai-398014. - Ôn lại lịch sử.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 21/04/2022

Ngày 21/4/2022, công đoàn cơ quan Thị trấn Thông Nông ra quân tổ chức tổng vệ sinh cơ quan đơn vị, chăm sóc bồn hoa cây cảnh . Góp phần giữ gìn cảnh quan đơn vị xanh- sạch - đẹp - thân thiện.

19/04/2022

MUỐN BẢO VỆ ĐẢNG, TRƯỚC HẾT MỖI ĐẢNG VIÊN PHẢI SUY NGHĨ TỰ BẢO VỆ MÌNH

Hằng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thường đi dạo leo núi, nhưng thực ra là Người đi nắm tình hình khu vực. Người dạy: hoạt động ở vùng núi, dân thưa, khi đi công tác tốt nhất là phải đem theo cơm nắm. Như vậy vừa được việc mà không phiền hà cho dân. Kẻ địch lại rất kỳ quái, ở đâu mà chúng chẳng cài người vào. Những bang tá, trưởng bản... và ngay cả những gia đình người dân tộc sống ven đường, địch thường dùng vật phẩm như bạc hoa xòe, muối, vải để mua chuộc chỉ điểm.
Mình phải sâu sát, giáo dục ý thức ủng hộ cách mạng cho đồng bào, nhưng phải chú ý phát hiện tay chân của chúng.

Trên đường đi, khi ăn cơm phải tìm nơi suối sạch sẽ, ăn xong lá đùm cơm phải chôn sâu, tiện khi rửa tay khoát cho nước dội hết những hạt cơm rơi vãi xuống suối, cá được ăn mà ta lại xóa được dấu vết, làm cho kẻ địch có mắt cũng như mù. Hoạt động bí mật phải “lai vô ảnh, khứ vô hình”. Chúng ta đến địch không biết mà đi chúng cũng không hay, thì mới bảo vệ được mình và có nhiều thuận lợi diệt địch. Tới đây, lực lượng cách mạng sẽ phát triển; kẻ địch lại đang tìm mọi cách tiêu diệt lực lượng cách mạng và tình hình sẽ căng thẳng và phức tạp hơn nhiều.

Chúng ta phải vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất và làm nhà ngoài rừng để ở... Tăng gia hoặc làm nhà cũng phải biết giữ bí mật. Trồng rau hay gieo bắp cũng phải làm đúng kiểu cách của dân tộc nơi mình ở. Làm lán ở cũng phải giống kiểu dáng của đồng bào. Nếu ta làm khác đi là địch và bọn xấu sẽ phát hiện được ngay. Khi làm lán cũng phải biết tính toán sao cho có lợi đôi đường. Mỗi lán chỉ nên làm đủ cho một đến hai người ở. Nơi làm lán phải xem xét vừa lợi cho việc quan sát phát hiện địch từ xa nhưng đồng thời phải có đường rút khi bị vây. Liếp cho chung quanh lán không nên dùng nữa đạn vững chắc mà nên lấy cỏ tranh tết nẹp lại thành tấm để thang. Trường hợp bị địch vây hoặc đến gần mới phát hiện thì chỉ việc lách nhẹ qua liếp tranh cho dễ dàng. Muốn bảo vệ Đảng, trước hết mỗi đảng viên phải suy nghĩ tự bảo vệ mình.

(Trích cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cao Bằng)

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cao Bằng. NGUỒN: Cao Bằng hôm nay

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 09/03/2022

8/3 mùa Covid, phòng nào ở yên phòng đấy, hoa và quà trao đến tận tay.

19/02/2022

Bác Hồ về thăm Cao Bằng năm 1961

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng những tình cảm đặc biệt. Tình cảm đặc biệt với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc không chỉ thể hiện trong những năm tháng hoạt động ở Cao Bằng mà suốt cả cuộc đời của Người. Những lời căn dặn, chỉ bảo của Người thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là bài học, là động lực để Đảng bộ và nhân dân phấn đấu, xây dựng Cao Bằng trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh.

Những ngày đầu Xuân Tân Sửu 1961, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng rất vinh dự, phấn khởi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Tố Hữu, Lê Quảng Ba, Nguyễn Khai về thăm. Sáng 19/2/1961, đúng 8 giờ tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội), máy bay trực thăng cất cánh đưa Bác và đoàn đại biểu của Đảng lên thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Thời tiết những ngày đầu xuân rất khắc nghiệt, sương mù dày đặc, máy bay không thể đưa Bác thẳng tới thị xã Cao Bằng.

Các đồng chí bảo vệ đi theo Bác đề nghị hoãn chuyến thăm vào một ngày thời tiết tốt hơn, nhưng Bác quyết tâm đi. Máy bay đến Lạng Sơn thì tạm dừng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đón Bác chuyển sang xe con để đi đường bộ và đến Trạm thủy văn bên Hồ thủy điện Khuổi Sao, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) thì nghỉ trưa ở đó. Nhận được tin vui đầu xuân, Tỉnh ủy Cao Bằng đến Lạng Sơn đón Bác. Ngày 20/2/1961 (tức ngày Chủ nhật, mùng 5 Tết Tân Sửu), Bác lên thăm hỏi, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ở Pác Bó (Hà Quảng) - nơi ngày 28/1/1941, Người đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

Tại Pác Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lại hang Pác Bó, gặp gỡ, nói chuyện với bà con dân bản. Cũng tại đầu nguồn Pác Bó, Người làm bài thơ: “Hai mươi năm trước ở hang này/Đảng vạch con đường đánh Nhật - Tây/Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu/Non sông gấm vóc có ngày nay”.

Tròn 20 năm sau khi về nước lãnh đạo toàn dân làm cách mạng, mùa Xuân năm Tân Sửu 1961, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng. Bác về Cao Bằng như trở về quê hương. Đồng bào và cán bộ, chiến sĩ ở Cao Bằng đón Bác - Người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước như đón một người thân lâu ngày về thăm quê hương. Bác xúc động nói: “Tôi về thăm nhà, làm sao lại phải đón tôi!”. Đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng không nguôi nhớ Người và Người không quên một ai từng sống và làm việc với Người. Như đồng chí Lê Duẩn đã nói: “Cuộc đời của Bác gắn bó mật thiết với đất nước Việt Nam, với đồng bào Việt Nam, đặc biệt, với đồng bào Cao Bằng, với núi rừng Cao Bằng, nơi Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên sau bao nhiêu năm xa Tổ quốc. Đó là vinh dự, là niềm tự hào của Cao Bằng”.

Sáng 21/2/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các gia đình có công với cách mạng, thăm Bệnh viện tỉnh; sau đó dự mít tinh lớn với gần 20.000 người gồm cán bộ và nhân dân các dân tộc tại Sân vận động thị xã Cao Bằng. Trong không khí phấn khởi, đông vui nhưng mọi người đều nén xúc động, cố gắng giữ trật tự và im lặng để nghe lời Bác dạy. Người khen ngợi những thành tích của nhân dân Cao Bằng, căn dặn một số vấn đề đồng bào và cán bộ cần chú ý. Người yêu cầu đảng viên, cán bộ phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, Người trao cho nhân dân Cao Bằng nhiệm vụ vẻ vang: “... Bác mong tỉnh Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như trước đây Cao Bằng là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc...”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Cao Bằng năm 1961 là lần cuối cùng Người về thăm Cao Bằng trước lúc Người đi xa. Đây là niềm vinh dự, là nguồn cổ vũ lớn đối với đồng bào Cao Bằng - Pác Bó. Đặc biệt, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Cao Bằng và lời căn dặn của Người là nguồn khích lệ, cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc, trên con đường phấn đấu xây dựng Cao Bằng trở thành “tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

61 năm qua, kế thừa truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh luôn một lòng sắt son với Đảng, Bác Hồ; đoàn kết, phấn đấu cùng nhân dân cả nước vượt qua những khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xứng đáng với niềm tin mà Bác đã dành cho Cao Bằng. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo (từ năm 1986 đến nay), phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, Đảng bộ Cao Bằng không ngừng vận dụng và cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương; lãnh đạo nhân dân các dân tộc giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, quốc phòng - an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố vững chắc.

Với những thành tích đáng tự hào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất. Đặc biệt, năm 2018, đồng chí Hoàng Đình Giong, người con ưu tú của quê hương Cao Bằng vinh dự được Đảng, Nhà nước công nhận là Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam. Những thành tựu đó là nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tiếp tục vững bước đi lên trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian tới, toàn Đảng bộ tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành, thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp đột phá, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Tăng cường và củng cố sức mạnh đại đoàn kết toàn dân với tố chất con người Cao Bằng cùng những phẩm chất quý báu là yêu nước, cách mạng, đoàn kết, sáng tạo, tự lực, tự cường, cần cù vượt khó... tạo nên sức mạnh to lớn của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; xây dựng “thế trận lòng dân” - nguồn động lực quan trọng để bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng, đưa Cao Bằng phát triển nhanh, bền vững. Quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, cách mạng. Thực hiện tốt chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để nhân dân sáng tạo, nuôi dưỡng ý chí, khát vọng vươn lên, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp, văn minh.

Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện mãi đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện tốt lời dạy của Người, quyết tâm xây dựng tỉnh trở thành tỉnh năng động, phát triển, là tỉnh “gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.

Bác Hồ về thăm Cao Bằng năm 1961. Ảnh: Tư liệu

Nguồn: Mặt trận Cao Bằng và Báo Cao Bằng.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 06/10/2021

Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Công đoàn Thị trấn Thông Nông tổ chức tổng vệ sinh khuôn viên cơ quan đơn vị và các phòng làm việc có 21/21 đoàn viên tham gia.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 23/07/2021

Nhân dịp kỷ niệm74 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947- 27/7/2021 công đoàn Thị trấn Thông Nông phối hợp với các ngành, đoàn thể Thị trấn tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, gia đình người có công, thương bệnh binh trên địa bàn thị trấn...36 xuất quà mỗi xuất quà trị giá 300.000đ.

Photos from CĐCS TT Thông Nông's post 20/07/2021

Ngày 20/7/2021 công đoàn thị trấn Thông Nông phối hợp với đoàn thanh niên, hội LHPN tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống buôn bán người, phòng chống xâm hại tình dục và hướng dẫn kỹ năng sử dụng internet.

Videos (show all)

Website