Trà An Vui

Trà An Vui

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Trà An Vui, Tea room, .

17/11/2021

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của trà xanh

Uống trà xanh vào buổi sáng giúp tỉnh táo, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhìn ở góc độ đông y, lá trà xanh có vị đắng, chát, hơi ngọt, có tính mát nên thường dùng để thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, giúp cho cơ thể thư thái, sảng khoái.

Tốt cho da
Trà xanh cũng rất tốt cho da, giúp da mịn màng, mát mẻ, chữa chóng mặt, kiết lị. Nước nấu từ lá chè giúp rửa vết thương và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.

Giảm nhẹ triệu chứng bệnh ung thư
Trong trà xanh có các chất tạo ra chất chống oxy hóa tuyệt vời, rất cần thiết cho sức khỏe. Sự nhân lên các tế bào hư hại của cơ thể trong một thời gian không kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư.
Trà xanh sẽ giúp cơ thể sản xuất chất chống oxy hóa ngăn cản sự gia tăng tế bào hư hại. Ngoài ra, uống trà xanh thường xuyên không chỉ ngăn chặn những ảnh hưởng của bệnh ung thư mà còn giảm nhẹ triệu chứng bệnh ung thư.

Giúp gan khỏe mạnh
Trà xanh giàu cachein là một loại chất chống oxy hóa thực vật có thể cải thiện chức năng gan và làm giảm lượng chất béo trong gan. Do đó, uống trà xanh có vào buổi sáng, rất tốt cho gan.

Giúp huyết áp ổn định
Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao.

Ngừa sâu răng, giảm hôi miệng
Uống trà xanh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.
Nếu uống quá nhiều (trên 10 tách/ngày) sẽ dẫn tới những bất lợi như mất ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi... Do đó, những đối tượng sau không nên uống trà xanh.

Người bệnh sỏi đường tiết niệu
Trà chứa nhiều aicd oxalic, acid này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.

Lưu ý:
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều. Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt.
- Đặc biệt, mọi người tránh uống trà cùng với thuốc.
- Không nên uống trà với rượu: Sự kết hợp này có thể gây hại cho thận và hệ thống bài tiết.

06/10/2021

Các tình nguyện viên trên 60 tuổi tham gia nghiên cứu của Đại học Singapore và 2 trường khác ở Anh là Đại học Cambridgevà Đại học Essex đã được khảo sát thói quen sử dụng trà và cà phê suốt 25 năm, sau đó đánh giá sự tươi trẻ của não bộ bằng MRI và các bài kiểm tra nhận thức phức tạp.
Kết quả cho thấy, những người có thói quen uống ít nhấg 4 tách trà xanh, trà đen hay trà ô long mỗi tuần có nhiều kết nối hơn ở não bộ. Nói cách khác, họ có cấu trúc bộ não của những người trẻ trung hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Feng Lei (Đại học Singapore), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Kết quả của chúng tôi cung cấp bằng chứng đầu tiên về sự đóng góp tích cực của việc uống trà vào cấu trúc não bộ".

Sự thay đổi về mặt cấu trúc – suy giảm các kết nối trong bộ não là một quá trình tự nhiên của sự lão hóa. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy bằng lối sống, ví dụ như siêng vận động, giao tiếp, duy trì các hoạt động cần vận động đầu óc, bạn có thể khiến sự lão hóa của mình chậm đi, bao gồm sự lão hóa trong bộ não.

Theo tiến sĩ Lei, qua nghiên cứu trên, có thể thấy những tách trà - tốt nhất là hàng ngày - là một lựa chọn lối sống đơn giản để có não bộ khỏe mạnh. Họ cho biết trà xanh, trà đen hay trà ô long có thể có các hợp chất có lợi cho bộ não.

Một nghiên cứu khác năm 2017 từng chứng minh trà có thể giúp giảm đường huyết rất tốt và ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Các phát hiện này cũng rất quan trọng cho các đơn vị nghiên cứu từ Anh, bởi đây là một trong các quốc gia uống trà nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên 98% người Anh dùng tách trà của mình với sữa, điều mà nghiên cứu chưa xem xét, nên có thể trong tương lai các tác động của trà sữa sẽ được nghiên cứu tiếp tục.

Các kết quả vừa công bố trên tạp chí khoa học Aging.

Website