Bảo Vệ Sức Khỏe 24h- Lương Y Vương Đình Thạc

Bảo Vệ Sức Khỏe 24h- Lương Y Vương Đình Thạc

hỗ trị điều trị tiểu đường

17/12/2020

Làm sao sống khỏe mạnh? Tôi đoán chắc ai cũng quan tâm đến vấn đề này. Vậy thì đây, một bí quyết rất dễ thực hiện: buổi sáng khi thức dậy, hãy uống ngay 1 lít nước trắng (nếu ai không ngại thì vắt thêm vào 1-2 quả chanh tươi). Cố gắng uống xong trong 30 phút, để nước tạo sức ép mở cái van thông giữa dạ dày và ruột non, dồn xuống rửa sạch ruột non và ruột già (theo kiểu xối cống). Cơ thể muốn khỏe mạnh thì trước tiên, phải thải độc và rửa sạch toàn bộ hệ thống đường tiêu hóa hàng ngày. Sử dụng cách này, đảm bảo sau độ 2-3 tuần, da các bạn sẽ căng và đẹp lên, đỡ hẳn tiền chi cho việc mua mỹ phẩm
Mỗi sáng tôi tu liền 2 chai nước nửa lít (tiết kiệm được công mỏi tay rót nước ra cốc)
Mọi người chịu khó thực hiện (vì sắc đẹp và sức khỏe). Ai thực hiện lần đầu: uống tăng từ từ, sau độ 4-5 ngày thì mới có thể uống hết 1 lít trong 30 phút. Đừng có tu ngay hết 1 lít trong lần đầu, có thể phải gọi xe cấp cứu vì bao tử căng quá đấy.

11/12/2020

Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Phân loại đái tháo đường gồm:

Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

10/12/2020

1. Những loại thức ăn tốt cho người bệnh tiểu đường mỡ máu

Người bệnh tiểu đường có kèm mỡ máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nguy cơ tử vong đột quỵ, nguy cơ tổn thương mạch máu,…

Nếu không hạ đường huyết và giảm mỡ máu xấu, người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng về tim mạch như các bệnh tim mạch vành, nhồi máu não, đột quỵ,…

Người bệnh tiểu đường mỡ máu nên ăn uống ra sao? - Ảnh 1
Người bệnh tiểu đường mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân cần ưu tiên các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm có chỉ số GI thấp: hạt hướng dương, thịt trắng, một số loại rau và trái cây.

Thực phẩm giúp giảm cholesterol: cây họ cam, quýt, bưởi, táo, trong các loại đậu và rau củ quả, đặc biệt là rau có độ nhờn cao như mồng tơi, đậu bắp.

Thực phẩm cung cấp chất béo có lợi: dầu oliu, dầu hạt cải, các loại đậu hạt.

Thực phẩm cung cấp chất bột đường phức hợp: gạo lứt, khoai củ chứa nhiều vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe.

Bên cạnh thức ăn, bệnh nhân tiểu đường mỡ máu cần dùng thêm thực phẩm chức năng giúp hạ đường huyết và giảm cholesterol gây hại sức khỏe.

09/12/2020

Đái tháo đường típ 1
Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 1 vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, khi có một thành viên trong gia đình mắc đái tháo đường típ 1, làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh. Các yếu tố môi trường và phơi nhiễm với một số vi rút cũng là mối quan đối với nguy cơ phát triển đái tháo đường típ 1 .

Đái tháo đường típ 2

Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây đái tháo đường típ 2, bao gồm:
– Tiền sử gia đình có đái tháo đường
– Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
– Tuổi cao
– Dân tộc
– Chế độ ăn uống không lành mạnh
– Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
– Hạn chế hoạt động thể lực
– Thừa cân
– Tăng huyết áp
– Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.

Những thay đổi về chế độ ăn uống và hoạt động thể lực liên quan đến sự phát triển nhanh chóng và đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ số người mắc đái tháo đường.

Phụ nữ mang thai có thừa cân, đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, đều có nguy cơ cao phát triển đái tháo đường thai kỳ (GDM). Ngoài ra, trước đây đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc thuộc nhóm dân tộc nhất định, có nguy cơ gia tăng phát triển đái tháo đường thai kỳ

07/12/2020

3. Những biến chứng nguy hiểm hay thường gặp của bệnh đái tháo đường type 2
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Các biến chứng bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:

Biến chứng tim mach
Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Biến chứng thận
Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Bệnh thần kinh ngoại vi
Bệnh đái tháo đường 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.

Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

04/12/2020

Chất xơ trong hoa quả thúc đẩy cảm giác no, kiềm chế cơn thèm ăn vặt không lành mạnh. Người bị tiểu đường nên ăn hoa quả có chỉ số đường huyết tối đa ở mức 69 và càng thấp thì càng tốt.

1. Bưởi
Bưởi có đến 91% là nước, rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi cũng chứa naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Dâu tây
Dâu tây chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh đái tháo đường. Với chỉ số đường huyết là 41 và ít carbohydrate, dâu tây còn giúp bệnh nhân tiểu đường không có cảm giác đói vặt, khiến cho họ luôn tràn đầy năng lượng và cân bằng được lượng đường trong máu. Ăn khoảng gần 1 cốc dâu tây mỗi ngày sẽ rất có lợi cho người bệnh.

3. Cam
Cam không chỉ là sự chọn lựa ưu tiên khi có thắc mắc tiểu đường nên ăn quả gì, mà còn mang lại tác dụng tích cực cho nhiều căn bệnh khác. Với đặc tính giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Một quả cam có đến 87% là nước, chỉ số đường huyết cũng khá thấp, ở mức 44. Ngoài ra, cam còn hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý. Uống một quả cam mỗi ngày là thói quen tốt mà mọi người nên thực hiện và duy trì.

4. Cherry (Anh đào)
Anh đào cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 22, giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ. Hơn nữa, anh đào chứa có nhiều anthocyanin - loại chất kháng oxy-hóa được cho là làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%. Ăn 1 cốc cherry tươi mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

03/12/2020

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi tham gia luyện tập?
Mặc dù luyện tập thể lực là điều vô cùng cần thiết, mọi bệnh nhân tiểu đường cần phải được hướng dẫn các bài tập phù hợp với chính bản thân mình. Tốt nhất là nên thăm khám bác sĩ nội tiết hay bác sĩ y học thể thao để được tư vấn về vấn đề này trước khi chính thức bắt đầu một chương trình tập thể dục bài bản.

Đối với các bệnh nhân đã có một số biến chứng tiểu đường, như bệnh mạch máu ngoại biên, loét chân, tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh thận, cần có những cách thức huấn luyện, hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng này trong việc tập luyện.

Điều cuối cùng cần lưu ý là các bài tập thể dục thường có tác dụng giảm đường trong máu và sẽ dẫn đến hạ đường huyết, cần cẩn trọng ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc có nguy cơ cao mắc phải tác dụng phụ này. Theo đó, cần đặc biệt chú ý đến mức đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục, nhất là khi cần gắng sức nặng, để có hướng điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, nếu là người lớn tuổi hay nếu đi tập thể dục ngoài trời một mình thì nên mang theo điện thoại di động để có thể liên lạc khi khẩn cấp.

Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát bằng các cách không dùng thuốc như luyện tập thể dục và biện pháp này còn giúp người bình thường phòng tránh mắc phải bệnh tiểu đường. Theo đó, cần phải biết cách luyện tập đúng đắn để việc này vừa đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết, vừa tăng cường sức khỏe và giải tỏa những căng thẳng tinh thần.

02/12/2020

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

01/12/2020

Chế độ ăn giúp kiểm soát mỡ máu cao ở bệnh nhân tiểu đường
Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ gấp 2 – 4 lần người bình thường. Theo thống kê, 65% tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường có nguyên nhân từ bệnh tim mạch. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường cần lưu ý tới chỉ số mỡ máu để ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

Mục lục [Ẩn]

Như thế nào mỡ máu cao và bệnh tiểu đường?
Tiểu đường đi kèm mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?
Chế độ ăn giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường
Giảm lượng đường bổ sung
Giảm Triglyceride giúp ổn định đường huyết
Kiểm soát chất béo trong khẩu phần ăn
Thực phẩm người bị tiểu đường có mỡ máu cao nên ăn
1. Giá đỗ (làm từ đỗ xanh)
2. Quả táo
3. Trà xanh
4. Cá hồi
5. Tỏi
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường có mỡ máu cao
Như thế nào mỡ máu cao và bệnh tiểu đường?
Như thế nào mỡ máu cao và bệnh tiểu đường? 1

Mỡ máu cao: Hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. Rối loạn Cholesterol bao gồm tình trạng tăng Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp – Mỡ xấu ( LDL-Cholesterol) hoặc tình trạng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao – Mỡ tốt ( HDL-Cholesterol) hoặc cả hai.

Tiểu đường: hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh lý rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc kém dung nạp insulin gây nên, bệnh có có thể kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid, tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Tiểu đường và mỡ máu cao là hai ” kẻ thù ” đối với sức khỏe mỗi người, chúng lại thường hay đi chung với nhau.Người bị tiểu đường dễ có nồng độ mỡ máu cao và người bị rối loạn lipid máu dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỡ máu cao nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt khi chúng đi cùng bệnh tiểu đường.

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc người bị tiểu đường có mỡ máu cao. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc kiểm soát ăn uống sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

30/11/2020

Tập thể dục giúp tiêu hao nhiều calo thay vì lưu trữ chúng dưới dạng mỡ trong cơ thể. Điều này có nghĩa nó giúp trẻ duy trì một trọng lượng hợp lý và làm giảm nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì.
Giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì trong ngưỡng cho phép. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em bị hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Làm giảm huyết áp và lượng cholesterol trong máu.
Giúp làm cho cơ bắp và xương chắc khỏe đồng thời tạo nên độ bền cho các cơ quan này.
Làm giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giúp tinh thần sảng khoái.
Nâng cao lòng tự trọng của trẻ bằng cách giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn và tốt hơn cả về thể chất và ngoại hình.
Hiện nay số lượng trẻ em và thanh thiếu niên bị thừa cân hoặc béo phì tăng nhiều lần so với trước. Do đó, việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thừa cân và béo phì.

28/11/2020

An Đường Huyết Hỗ Trợ Tiểu Đường

27/11/2020

Ngủ thật ngon và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe
Giấc ngủ là nhiên liệu giúp cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức lực sau mỗi ngày hoạt động. Vì vậy, việc nghỉ ngơi hơp lý và ngủ đủ giấc là liều thuốc vô cùng cần thiết cho sức khỏe.
Thời gian ngủ quá dài và chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng tim mạch và làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.
Thời gian ngủ tối ưu được định nghĩa là giấc ngủ ≥ 7 giờ và ≤ 9 giờ / ngày. Sự kết hợp giữa chế độ ăn tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa ít béo, rau, cá và 1 giấc ngủ với thời gian ngủ tối ưu có hiệu quả cải thiện sự đề kháng insulin và độ cứng của gan ở bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ. Một giấc ngủ ngon và sâu giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và hoàn toàn thư giãn. Nên đi ngủ sớm và đồng thời thức dậy sớm để bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái nhất.
Uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những yếu tố cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy tạo thói quen uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe khoắn.
Nói không với đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh có thể làm bạn thấy ngon miệng hơn đồ ăn được chế biến tại nhà, song hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, lượng đường và muối cao, các chất phụ gia không đảm bảo an toàn, chế biến không đảm bảo vệ sinh,… gây hại tới sức khỏe và có nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh về chuyển hóa như xơ vữa động mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… Do vậy, nói không với đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn cũng là một trong những bí quyết để nâng cao sức khỏe.
Luyện tập thể thao
Những người khỏe mạnh luôn đảm bảo vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và thích tập thể dục. Cách duy nhất để thích tập thể dục là tìm một môn thể dục mình yêu thích và phù hợp với bản thân như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga, zumba hay leo núi… Tập thể dục góp phần nâng cao sức khỏe và bảo vệ cơ thể phòng chống các bệnh về tim mạch và hô hấp.
Hít thở sâu
Ôxy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các tế bào, bao gồm cả tế bào não. Hãy tập thói quen hít thở sâu để giúp giãn nở phổi tối đa giúp phòng tránh các bệnh tật liên quan tới phổi và cung cấp ôxy đầy đủ cho não giúp cơ thể luôn tỉnh táo và thư giãn.
Theo đuổi sở thích
Theo đuổi một sở thích sẽ khiến bạn làm việc với đam mê, hăng say và thoải mái nhất, đồng thời đây cũng là một cách hiệu quả để giảm stress.
Từ bỏ các thói quen xấu
Không có bí kíp nào về lối sống lành mạnh mang lại lợi ích nếu bạn vẫn duy trì các thói quen xấu như hút thuốc lá, lạm dụng rượu hoặc chất cấm. Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe một cách trực tiếp và gián tiếp.
Giao lưu với những người có thói quen lành mạnh khác
Người có lối sống lành mạnh thường có xu hướng giao lưu và học hỏi với những người có lối sống và mục tiêu tương tự. Nếu muốn thay đổi một thói quen xấu trong cuộc sống của bạn, hãy tìm những người mà bạn coi là hình mẫu và lắng nghe lời khuyên của họ.
Thái độ tích cực
Chắc chắn rằng cuộc sống là sự đan xen của rất nhiều sự việc và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, song hãy giữ thái độ tích cực và nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan.

Website