Xuyên Tâm Liên Thuốc Nam - Ngăn Ngừa Covy

Xuyên Tâm Liên Thuốc Nam - Ngăn Ngừa Covy

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Xuyên Tâm Liên Thuốc Nam - Ngăn Ngừa Covy, .

Photos from Xuyên Tâm Liên Thuốc Nam - Ngăn Ngừa Covy's post 31/07/2021

Các cách hỗ trợ thở oxy cho người mắc Covid 19
Dịch Covid đang giai đoạn tấn công. Công việc trọng tâm lúc này là điều trị để giảm số người chuyển nặng và góp phần giảm tỷ lệ tử vong. Trong việc điều trị người mắc Covid thì sử dụng khí oxy để hỗ trợ hô hấp là phần việc quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất. Vì thế tôi muốn tập hợp các kiến thức một cách dễ hiểu để giúp cho người không chuyên cũng có thể vận dụng được.
1. Tại sao người mắc Covid lại bị giảm oxy máu?
Vì virus tấn công vào các phế nang, làm các phế nang phù nề, tăng tiết dịch, lòng các phế nang và các phế quản nhỏ bị dịch tiết lấp đầy… nên không khí hít vào không trao đổi được oxy với máu. Hình ảnh phim xquang chụp phổi nhẹ thì có hình kính mờ, nặng thì phổi đông đặc trắng xóa. Dẫn đến người bệnh vẫn há mồm thở gấp mà khí oxy không vào máu, oxy máu vẫn hạ, tình cảnh của người chết đuối trên cạn.
2. Làm sao để biết oxy máu hạ?
Tốt nhất là có máy đo độ bão hòa oxy trong máu (Pulse oximeter), máy này có nhiều dạng, cặp vào đầu ngón tay để đo, và trên nhiều đồng hồ thông minh smart watch cũng tích hợp cảm biến đo độ bão hòa oxy trong máu. Máy phát ra ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm, chiếu vào da, sau đó đo phần ánh sáng bị hấp thu và tính ra độ bão hòa oxy máu, còn gọi tắt là SPO2 (Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại biên). Vì là độ bão hòa nên con số tối đa SpO2 là 100%, gọi tắt là 100. SpO2 người bình thường từ 98 – 100. Nếu dưới 94 thì cần hỗ trợ thở oxy các mức độ khác nhau.
Nếu không có máy đo thì ta có thể dựa vào các dấu hiệu trên người bệnh để phát hiện tình trạng thiếu oxy máu:
- Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, há miệng ra thở
- Nhịp thở trên 25 lần/phút, mạch trên 100 lần/phút
- Da nhợt nhạt, môi và đầu ngón chân tay tím
- Cảm giác hốt hoảng, vật vã. Nặng hơn nữa thì đi vào li bì hôn mê
Nếu thấy người bệnh có các một vài dấu hiệu trên hoặc Spo2 giảm dưới 94 thì ngay lập tức cho người bệnh thở oxy và liên hệ với nhân viên y tế hỗ trợ.
3. Các cách hỗ trợ thở oxy
- Thở oxy qua canula mũi. Một dây nhựa mềm cung cấp oxy qua 2 ống nhỏ vào hai lỗ mũi, dây vắt qua tai trông như đang đeo kính nên còn gọi là “oxy gọng kính” hay ngắn hơn là ‘oxy kính”. Lượng oxy cung cấp có thể lên tới 6 lít/ph, đạt nồng độ oxy trong khí thở vào lên tối đa 40% (nồng độ oxy tự nhiên của không khí đã là 21%). Lượng oxy trước khí tới mũi bệnh nhân cần qua bình làm ẩm đế không làm khô niêm mạc mũi, gây kích ứng cho người bệnh. Thở oxy qua mũi rất dễ làm, có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp cho người bệnh mức độ nhẹ.
- Thở oxy qua mặt nạ (mask): Dòng oxy tốc độ cao sẽ vào một mặt nạ bằng nhựa dẻo sẽ úp vào mặt bệnh nhân, có mặt nạ có túi dự trữ kèm. Cách này giúp cho bệnh nhân thở oxy có hiệu quả hơn và lưu lượng oxy cao hơn, dòng oxy có thể lên đến 15 lít/phút, nồng độ oxy trong khí hít vào có thể lên tới 65%. Thích hợp cho người khó thở nhiều trong lúc tìm cách hỗ trợ khác cao hơn.
- Thở oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula): phương pháp này mới phổ biến gần đây. Dòng oxy được máy hòa trộn rồi cung cấp qua ống dẫn đường kính lớn đến mũi với tốc độ rất cao, có thể lên tới 60 lít/phút, nồng độ oxy có thể tới 100%. Dòng khí oxy lưu lượng cao này làm tăng nồng độ oxy máu nhanh, tăng áp suất trong phế nang kể cả khi thở ra, mở nhiều phế nang tham gia hô hấp, chống xẹp phổi. Tác dụng của thở oxy dòng cao rất tốt, giúp cho nhiều bệnh nhân cải thiện hô hấp và không phải đặt nội khí quản thở máy xâm nhập.
- Thở máy không xâm nhập CPAP và BIPAP: Các phương pháp ở trên chỉ cung cấp nồng độ oxy cao trong khí thở vào, còn việc thở vẫn phải do người bệnh chủ động hít vào. Khi khó thở nặng, cần dùng máy thở, tạo áp lực dương giúp người bệnh hít vào, giảm công hô hấp. Máy thở đơn giản nhất là máy loại không xâm nhập, tạo áp lực dương ở mask úp vào mũi miệng bệnh nhân. Tuy nhiên trong dịch Covid 19 này, máy thở không xâm nhập không được khuyến cáo dùng nhiều, mà thường là thở oxy dòng cao nếu không hiệu quả thì chuyển sang thở máy xâm nhập.
- Thở máy xâm nhập: Gọi là xâm nhập vì dòng khí bơm vào phổi cần qua ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản, tức là phải làm các thủ thuật xâm nhập vào người bệnh. Vì vậy loại máy này chỉ sử dụng trong bệnh viện và nhân viên cần được đào tạo kỹ. Các bác sĩ hồi sức cấp cứu được đào tạo về máy thở sẽ chọn loại kiểu thở (mode), tần số thở (f), lượng khí mỗi lần thở vào (Vt), tỷ lệ thời gian giữa thở vào và thở ra (I/E), nồng độ oxy trong dòng khí thở vào (FiO2)… Sau khi cho thở 30 phút bác sĩ sẽ thử lại nồng độ khí trong máu động mạch để điều chỉnh lại các thông số. Trong qua trình thở máy luôn có mặt điều dưỡng và bác sĩ trực để xử trí các sự cố máy thở, nhiều lúc máy có sự cố mà không kịp sử trí thì người bệnh có thể chết trong vài phút. Trên báo chí hay nói người dân đổ xô đi mua máy thở là có sự nhầm lẫn đấy, máy thở thực thụ thì ngay cả bác sĩ không đúng chuyên nghành cũng không dùng được chứ đừng nói đến người ngoài!
- ECMO: đây là tình huống xấu nhất, phổi đã tổn thương đông đặc hoàn toàn, thở máy xâm nhập cũng không có tác dụng, thì dùng tới biện pháp cuối cùng là tim phổi nhân tạo. Máu của người bệnh sẽ dẫn ra ngoài và được trao đổi oxy trong máy rồi bơm trở lại người. Nhưng máy này hiện nay có rất ít và cầu mong chúng ta không phải dùng tới biện pháp cuối cùng này.
4. Các nguồn khí oxy:
- Bình oxy: chứa oxy được nạp ở nhà máy dưới áp suất cao 150 Bar (gấp 150 lần áp suất khí quyển, hay nói cách khác oxy được nén lại 150 lần). Bình dùng tại nhà thể tích thường là 10 lít, 14 lít. Bình to dùng trong bệnh viện cỡ 40 lít. Vậy một bình cỡ 10 lít dùng thở tại nhà được bao lâu? Giả sử cho người bệnh thở 5 lít/ph, thì bình đó sẽ dùng được 300 phút, tức là 5 h, một ngày cần 5 bình. Vì vậy để người bệnh tự thở oxy tại nhà chỉ là trong một thời gian ngắn, chờ cứu thương đến, chứ để tại nhà sẽ không đủ nguồn oxy để thở. Hoặc nếu chưa tìm được bệnh viện để vào thì hãy dùng bình oxy to nhất 40 lít, một bình này dùng được một ngày. Trước đây giá 1 bình nhỏ 10 lít chỉ 50.000 đ, bình to 40 lít là 70.000 đ. Nhưng hiện nay giá đã tăng gấp nhiều lần.
- Máy tạo oxy tại nhà: các máy nhỏ dùng tại nhà, tạo ra dòng oxy tinh khiết tới 90% tốc độ thường có 2 loại: loại nhỏ 3 lít/ph, loại lớn 5 lít/ph. Chắc các bạn thắc mắc mày này tạo ra oxy từ đâu? Xin thưa đây thực chất là máy lọc oxy, trong không khí chúng ta đang thở vốn đã có 21% là oxy rồi. Máy này sẽ bơm không khí qua các quả lọc có hạt Zeolite, quả lọc này giữ khí ni tơ lại, chỉ cho oxy đi qua, tạo nên oxy tinh khiết. Trước vụ dịch thì máy này khá rẻ, chỉ từ vài triệu đến hơn chục triệu. Tuy nhiên trong dân gian cứ hay gọi nhầm đây là máy thở! Bây giờ sau khi đọc xong bài này đừng bạn nào gọi nhầm đây là máy thở nữa nhé, mà gọi đúng tên của nó là máy tạo oxy. Nhiều nhà có người thân ốm lâu năm đã mua máy tạo oxy về dùng rất kinh tế, đỡ phải đi đổi bình oxy hàng ngày. Sau khi người thân mất đi, gọi bán lại máy này rất rẻ, chỉ 1 triệu đồng, các cửa hàng thiết bị y tế lại mua về bán lại như máy mới. Còn hiện nay các máy tạo oxy này đang rất hiếm, mua đắt cũng không có. Cháy hàng.
- Oxy hóa lỏng: Đây là nguồn oxy sản xuất công nghiệp, bằng cách hóa lỏng không khí để tách riêng oxy ra. Oxy hóa lỏng được cung cấp bằng xe bồn cho các bệnh viện lớn. Oxy lỏng chứa trong các tháp lớn để ở ngoài trời và được gia nhiệt từ từ để trở thành oxy khí, đi theo các đường ống dẫn đến các phòng cấp cứu. Oxy lỏng có giá thành rất rẻ, cung cấp tập trung trong bệnh viện. Các bạn thử tưởng tượng xem một người bệnh thở oxy dòng cao hết 60 lít/phút thì ở nhà làm sao có đủ oxy mà thở. Vì vậy tập trung cung cấp oxy điều trị phải là bệnh viện, mọi người hạn chế tự điều trị tại nhà.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về các cách thở oxy dùng trong điều trị bệnh lý hô hấp, nhất là trong lúc dịch bệnh virus đường hô hấp đang hoành hành. Xin cám ơn các bạn đã theo dõi.

31/07/2021

Xin chào các quý anh chị. Em có đọc một vài bài của các anh chị chia sẻ về chữa trị F0. Cụm từ xông “tích cực”, theo e hiểu thì xông nhiều lần, k biết đúng k nhưng e xin phép có vài điều chia sẻ. Hiện tại e đang ở Mỹ, làm việc trong lĩnh vực Health và đã trải qua giai đoạn đỉnh điểm dịch Covid vào tháng 7/2020 ở Mỹ. Hiện tại Mỹ cũng đang tái nhiễm lại virus chủng Delta.
Phương pháp xông là một phương pháp truyền thống tuy nhiên nó khiến cơ thể mất nước, gây cô đặc máu, mạch máu giãn nở, xông hơi thường trong môi trường kín gây khó thở. Trong khi covid gây hại đến phổi. Vì vậy nếu các anh chị xông quá nhiều thì nó sẽ gây hại chứ k hề tốt. Mọi người nên cẩn thận với cách tự chữa trị, xông hơi hợp lí chứ k phải xông hơi tích cực.
Đối với việc bệnh viện quá tải, các F0 phải tự chữa trị thì e cũng chia sẻ. Đầu tiên là lưu sdt của 1 bác sĩ để cần thì gọi k phải hốt hoảng.
1. Các anh chị k hoảng hốt, lo lắng dẫn đến suy nhược
2. Ăn đồ ăn lỏng, soup gà, k ăn được thì cũng uống soup hoặc sữa để cơ thể có sức
3. Đừng để sốt cao, có thể uống para, tylanol, hay bất kì thuốc hạ sốt k nhất thiết là tylanol như tuyên truyền. Chà chanh vùng trán, cổ tay, gót chân để cơ thể hấp thụ C và hạ sốt
3. Uống nước nhấp môi, k được để họng khô. Uống trà gừng pha chút mật ong. Uống từ từ k tu mạnh.
4. Mặc đồ thoáng, đừng ủ nóng tránh mồ hôi thấm ngược vô lại gây hại thêm. Nằm ngửa, hít thở sâu.
5. Lau người bằng nước ấm, k nóng k lạnh. Thấm mồ hôi, lau người như vậy cũng để hạ nhiệt.
6. Liên lạc bs để được tư vấn cách dùng thuốc. Mỗi cơ thể là 1 cấu tạo khác, k ai giống ai nên sẽ có phản ứng khác nên với các loại thuốc khác cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc thì sỉrup ho, thuốc hạ sốt và vitamin C. Với trường hợp nặng tức là phổi đã bị virus phá, e xin lỗi ở Mỹ k có cho bệnh nhân uống bậy bạ nên các a/c cũng đừng tuyên truyền mà uống sai. Mỹ cũng đang nghiên cứu thuốc trị covid chứ chưa có thuốc nên cũng đừng tin linh tinh. Muốn xông thì cũng 3 ngày 1 lần, xin đừng xông tích cực. E đã tiếp nhận 1 ca xông quá nhìu gây mất nước, suy nhược, mạch máu giãn gây khó thở, nhồi máu.
Em xin chia sẻ vài cách giúp cải thiện tình trạng k biết có đc ad cho phép k. E k trả lời hay tư vấn các loại thuốc hay các cách khác vì tất cả phải đc khám, được bác sĩ xem xét.
Các anh chị có thắc mắc về vaccine, các phản ứng e có thể trả lời dựa trên những gì được train và trải nghiệm chích vaccine rồi. Hi vọng các anh chị đừng lạm dụng các phương pháp hay thuốc đc chia sẻ.
Em cũng xl là thật sự e k rõ tình hình việc gọi cấp cứu k ai bắt máy nhưng xin đừng hoang mang. Thêm nữa dù biết nói lời này sẽ bị chửi nhưng mà đừng kén vaccine. Nếu có cứ chích vì hiện tại k chích còn nguy hiểm hơn. Thật tâm cầu nguyện cho VN và các quý anh chị

30/07/2021

Số ca F0 đang tăng nhanh trong cả nước, chúng ta biết rằng 80% các bệnh nhân COVID-19 là bệnh nhẹ, không cần can thiệp y tế hoăc nhập viện [6]. Vậy một khía cạnh lạc quan là những ca F0 đó sau này phần lớn rồi sẽ khỏi bệnh và được giải phóng (Hình 1).

🌦⚡️💥🌈 F0 KHỎI BỆNH RỒI THÌ SAO?

1. Sau khi là F0 rồi, khỏi bệnh rồi thì có gì ngon lành? (Hình 2)

2. Tái nhiễm là gì, có thường gặp không? (Hình 3)
Tình hình biến chủng Delta trên thế giới (Hình 4)
Nguy cơ tái nhiễm của biến chủng Delta theo Cục Y Tế Công Cộng Anh (PHE) (Hình 5)
Nguy cơ tái nhiễm của các biến chủng theo Tổng kết báo cáo hàng tuần của WHO (Hình 6)

3. Lỡ bị tái nhiễm thì có nặng không? (Hình 7)

4. Đang là F0, hoặc vừa tiêm xong vaccine liều 1 chưa kịp đến lịch tiêm liều 2 thì đã thành F0 thì có chích vaccine được không? (Hình 8 ) 🍀🍀🍀 Câu này xuất phát từ tình huống của 1 em sv Y5 đang làm TNV.

5. Nếu từng là F0 hồi xưa, khỏi bệnh lâu rồi, thì có chích vaccine được không? (Hình 9, 10)

6. Nhưng bị nhiễm rồi, chích vaccine thì có hiệu quả thêm gì không? (Hình 11)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Omer, S.B., P. Malani, and C. del Rio, The COVID-19 Pandemic in the US: A Clinical Update. JAMA, 2020. 323(18): p. 1767-1768.
2. Baraniuk, C., How long does covid-19 immunity last? bmj, Published 30 June 2021. 373.
3. Ripperger, T.J., et al., Orthogonal SARS-CoV-2 serological assays enable surveillance of low-prevalence communities and reveal durable humoral immunity. Immunity, 2020. 53(5): p. 925-933. e4.
4. US CDC. Investigative Criteria for Suspected Cases of SARS-CoV-2 Reinfection (ICR). Last Updated Oct. 27, 2020.
5. Vitale, J., et al., Assessment of SARS-CoV-2 Reinfection 1 Year After Primary Infection in a Population in Lombardy, Italy. JAMA internal medicine, 2021.
6. NIH. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) - Treatment Guidelines. Last Updated: July 8, 2021.
7. PHE. SARS-CoV-2 variants of concern and variants under investigation in England - Technical briefing 19. 23 July 2021.
8. WHO. COVID-19 Weekly Epidemiological Update. Edition 49, published 20 July 2021.
9. BNO News. COVID-19 reinfection tracker. Last Update July 15, 2020.
10. US CDC. Interim Clinical Considerations for Use of COVID-19 Vaccines Currently Authorized in the United States. Last reviewed: July 16, 2021.
11. WHO. Interim recommendations for use of the Moderna mRNA-1273 vaccine against COVID-19. Updated 15 June 2021.
12. WHO. Interim recommendations for use of the Pfizer–BioNTech COVID-19 vaccine, BNT162b2, under Emergency Use Listing. Updated 15 June 2021.
13. Manisty, C., et al., Antibody response to first BNT162b2 dose in previously SARS-CoV-2-infected individuals. The Lancet, 2021. 397(10279): p. 1057-1058.
14. Philadelphia, C.s.H.o. How Long Will COVID-19 Vaccine Immunity Last? Last Reviewed on Jun 16, 2021.

7 tác dụng của xuyên tâm liên và hướng dẫn sử dụng xuyên tâm liên 29/07/2021

https://www.youtube.com/watch?v=EcauPmr6b6Q&ab_channel=Th%E1%BA%A3od%C6%B0%E1%BB%A3cxanhs%E1%BB%911Jindo-NamD%C6%B0%E1%BB%A3cTr%E1%BA%A7nGia

7 tác dụng của xuyên tâm liên và hướng dẫn sử dụng xuyên tâm liên 7 tác dụng của xuyên tâm liên và hướng dẫn sử dụng xuyên tâm liênGọi ngay 0839.363.777 để được tư vấn miễn phí Hoặc đặt tại: https://jindo.vn- Zalo: https://...

28/07/2021

LIỆU XUYÊN TÂM LIÊN CÓ THỂ LÀ ỨNG CỬ VIÊN SÁNG GIÁ TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19?!
🍀🍀🍀

Xuyên tâm liên là một vị thuốc có truyền thống sử dụng từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi trong nền Y học của một số nước châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… với nhiều tác dụng khác nhau, trong đó có một số tác dụng tiêu biểu như: kháng khuẩn, kháng virus, hạ sốt, kháng viêm, chống dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan, kháng ung thư.

Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm.) Nees., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là một loại cây thân thảo nhỏ, mọc thẳng đứng cao dưới 1 m. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, mặt lá nhẵn, nguyên. Hoa màu trắng điểm hồng, mọc thành chum ở nách lá hay ngọn cành. Quả hình trụ dài, khi chín sẽ khô và tách ra để phóng thích nhiều hạt nhỏ. Hạt hình trụ, thuôn dài có cán phôi cứng nhằm giúp cho việc phát tán đi xa.

Theo Y học cổ truyền, Xuyên tâm liên có vị đắng (được xem là “Vua của các vị đắng”), tính hàn được xếp vào nhóm các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc với bộ phận dùng là toàn cây trên mặt đất, khi so sánh về mặt Tây sẽ có nhiều sự tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, dùng điều trị tiêu chảy, chữa ho, viêm họng, viêm gan siêu vi và viêm đường tiết niệu…. Với nhiều tác dụng đáng chú ý như vậy nên khoảng thời gian trước đây Xuyên tâm liên được sử dụng rất thông dụng ở Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đất nước còn khan hiếm các thuốc Tân dược và kháng sinh. Xuyên tâm liên cũng là dược liệu được nghiên cứu khá kỹ càng về thành phần hóa học và các tác dụng dược lý có liên quan bởi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, có thể kể đến như là Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Các nghiên cứu về thành phần hóa học đã được công bố cho thấy thành phần hóa học chính có trong Xuyên tâm liên chủ yếu là các hợp chất nhóm diterpen lacton, trong đó có thể kể đến một số chất tiêu biểu như: andrographolid, neoandrographolid, andrographisid và các diterpen dạng dimer như: bisandrographolid A, B, C và D. Ngoài ra, trong Xuyên tâm liên còn chứa các dẫn xuất flavonoid nhóm flavon, có thể kể đến như andrographin, panicolin,…. Một loạt các nghiên cứu về tác dụng dược lý của Xuyên tâm liên cũng đã được tiến hành cho thấy đây là một dược liệu rất tiềm năng trong tác dụng kháng khuẩn cũng như kháng virus, đặc biệt là một số chủng virus như Influenza A, EBV, HIV, Ebola và gần đây là các nghiên cứu về tác động của Xuyên tâm liên trên virus SARS-CoV-2, một vấn đề của thời đại mà chúng ta đang phải đối phó. Andrographolid, hoạt chất chính của Xuyên tâm liên đã được tiến hành nghiên cứu rất nhiều trên việc ức chế virus SARS-CoV-2 cả trên việc mô phỏng hóa học và sinh học bằng các công cụ hóa và sinh tin học (Bio and Chem-Informatics). Các thử nghiệm in vitro cho cao chiết cũng như hoạt chất chính andrographolid từ Xuyên tâm liên cũng đã được tiến hành trên virus phân lập ở Đức và Thái Lan cho kết quả khá khả quan.

Hiện nay, theo thông tin thông qua báo đài từ Thái Lan đã ghi nhận việc Chính phủ Thái cho phép sử dụng Xuyên tâm liên trong thử nghiệm lâm sàng điều trị COVID-19, giúp cải thiện một số triệu chứng, đặc biệt là ho và một số triệu chứng nặng thường gặp cũng như làm giảm đáng kể việc tăng sinh số lượng virus ở phổi sau 5 ngày sử dụng (liều 60 mg hoặc 100 mg, 3 lần mỗi ngày). Các báo này cũng đã ghi nhận các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành đến phase thứ 2 trên các bệnh nhân dương tính với COVID-19 (phase 1: 12 bệnh nhân chia 2 nhóm, phase 2: 60 bệnh nhân chia 2 nhóm). Tuy nhiên, kết quả chi tiết về thử nghiệm phase 2 vẫn chưa rõ. Tương tự ở Việt Nam, theo công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng, Bộ Y tế ban hành về việc sử dụng thuốc Y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 gây ra, một số bài thuốc có gia thêm vị Xuyên tâm liên như bài Ngân kiều tán và Ngân kiều tán gia giảm. Các bài thuốc đây chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn khởi phát của bệnh nhằm giải quyết một số triệu chứng như: Phát sốt, hắt hơi, ngạt mũi, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc, đau họng, vv…

28/07/2021

XUYÊN TÂM LIÊN CÓ THỂ HỖ TRỢ HIỆU QUẢ TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19?
🍀🍀🍀

Tại Đức và Thái Lan, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm in vitro Andrographolid, hoạt chất chính từ xuyên tâm liên, trên virus phân lập. Kết quả khá khả quan.

🔹Có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus

Xuyên tâm liên là một vị thuốc có truyền thống sử dụng từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi trong nền y học của một số nước châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… với nhiều tác dụng khác nhau, trong đó có một số tác dụng tiêu biểu như: kháng khuẩn, kháng virus, hạ sốt, kháng viêm, chống dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan, kháng ung thư.

Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm.) Nees., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là một loại cây thân thảo nhỏ, mọc thẳng đứng cao dưới 1m. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, mặt lá nhẵn, nguyên. Hoa màu trắng điểm hồng, mọc thành chum ở nách lá hay ngọn cành. Quả hình trụ dài, khi chín sẽ khô và tách ra để phóng thích nhiều hạt nhỏ. Hạt hình trụ, thuôn dài có cán phôi cứng nhằm giúp cho việc phát tán đi xa.

Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng (được xem là “Vua của các vị đắng”), tính hàn được xếp vào nhóm các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc với bộ phận dùng là toàn cây trên mặt đất, có nhiều sự tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, dùng điều trị tiêu chảy, chữa ho, viêm họng, viêm gan virus và viêm đường tiết niệu…

Xuyên tâm liên cũng là dược liệu được nghiên cứu khá kỹ càng về thành phần hóa học và các tác dụng dược lý có liên quan bởi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, có thể kể đến như là Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học đã được công bố cho thấy thành phần hóa học chính có trong xuyên tâm liên chủ yếu là các hợp chất nhóm diterpen lacton, trong đó có thể kể đến một số chất tiêu biểu như: andrographolid, neoandrographolid, andrographisid và các diterpen dạng dimer như bisandrographolid A, B, C và D. Ngoài ra, trong xuyên tâm liên còn chứa các dẫn xuất flavonoid nhóm flavon, có thể kể đến như andrographin, panicolin…

Một loạt các nghiên cứu về tác dụng dược lý của xuyên tâm liên cũng đã được tiến hành cho thấy đây là một dược liệu rất tiềm năng trong tác dụng kháng khuẩn cũng như kháng virus, đặc biệt là một số chủng virus như Influenza A, EBV, HIV, Ebola. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu về tác động của xuyên tâm liên trên virus SARS-CoV-2.

Andrographolid, hoạt chất chính của xuyên tâm liên đã được tiến hành nghiên cứu rất nhiều trên việc ức chế virus SARS-CoV-2 cả trên việc mô phỏng hóa học và sinh học bằng các công cụ hóa và sinh tin học (Bio and Chem-Informatics).

🔹Làm giảm đáng kể việc tăng sinh số lượng virus ở phổi

Các thử nghiệm in vitro cho cao chiết cũng như hoạt chất chính andrographolid từ xuyên tâm liên cũng đã được tiến hành trên virus phân lập ở Đức và Thái Lan cho kết quả khá khả quan.
Hiện nay, theo thông tin các báo của Thái Lan đã ghi nhận việc Chính phủ Thái Lan cho phép sử dụng xuyên tâm liên trong thử nghiệm lâm sàng điều trị Covid-19, giúp cải thiện một số triệu chứng, đặc biệt là ho và một số triệu chứng nặng thường gặp cũng như làm giảm đáng kể việc tăng sinh số lượng virus ở phổi sau 5 ngày sử dụng (liều 60mg hoặc 100mg, 3 lần mỗi ngày).

Các báo này cũng đã ghi nhận các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành đến phase thứ 2 trên các bệnh nhân dương tính với Covid-19 (phase 1: 12 bệnh nhân chia 2 nhóm, phase 2: 60 bệnh nhân chia 2 nhóm). Tuy nhiên, kết quả chi tiết về thử nghiệm phase 2 vẫn chưa rõ.

Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp Y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (ban hành kèm theo công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng, Bộ Y tế), Xuyên tâm liên được hướng dẫn sử dụng trong các phác đồ ở các giai đoạn khởi phát (được gia thêm trong bài Ngân kiều tán, Ngân kiều tán gia giảm) và toàn phát (có thể gia thêm trong bài Ma hạnh thạch cam thang – Thương hàn luận, Cát căn cầm liên thang).

Trường hợp bệnh nặng nguy kịch: Người bệnh thở khó, cử động thở nhanh hay phải có hỗ trợ thông khí, bán hôn mê, phiền táo, ra mồ hôi chi lạnh, chất lưỡi ám tối, rêu dày dơ hay táo, mạch phù đại vô căn. Chuyển người bệnh đến bệnh viện y học hiện đại hoặc các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Từ các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã đề cập ở trên cho thấy việc sử dụng xuyên tâm liên trong phòng và trị Covid-19 là có căn cứ khoa học. Tuy nhiên các chứng cứ còn chưa nhiều, đặc biệt là chứng cứ về lâm sàng, số lượng bệnh nhân trong thử nghiệm lâm sàng ở Thái Lan còn ít và chưa được rõ ràng.

Vì vậy, việc sử dụng thuốc phải có hướng dẫn cụ thể và được chỉ định bởi các Bác sĩ có chuyên môn về Y học cổ truyền sau khi đánh giá tình trạng người bệnh nhằm lựa chọn bài thuốc hoặc phương pháp điều trị chính xác. Xuyên tâm liên trên lâm sàng phải kết hợp với các bài thuốc phù hợp, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của chuyên gia Y tế.

TS DS. Nguyễn Thành Triết - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Cơ sở 3
Nguồn: Bệnh viện đại học y dược

Xuyên tâm liên – Vị thuốc tiềm năng trong phòng chống COVID-19 - Y học cổ truyền - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội 28/07/2021

Xuyên tâm liên – Vị thuốc tiềm năng trong phòng chống COVID-19 - Y học cổ truyền - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã đánh giá tác dụng của dược liệu Xuyên tâm liên trong phòng chống COVID-19. Mới đây, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu y học cổ truyền Thái Lan cho thấy,...

28/07/2021

❤️❤️❤️HOT NHẤT XUYÊN TÂM LIÊN ❤️❤️❤️
Những năm đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất ắt chưa quên câu chuyện Xuyên Tâm Liên. Trong bối cảnh kinh tế vô cùng khó khăn sau nhiều năm chinh chiến, ngành y tế thời đó, cũng như các ngành khác, đã phải đối đầu với tình trạng thiếu thốn đủ thứ. Xuyên Tâm Liên khi đó đã được áp dụng khắp nơi như một loại thuốc trị bá bệnh. Tất nhiên với hiệu quả không thể như mong muốn, thậm chí với nỗi thất vọng của không ít người bệnh do dùng thuốc không đúng chỉ định, do dùng thuốc trên tinh thần không bổ bề dọc cũng bổ chiều ngang, hay tệ hơn nữa, theo kiểu có còn hơn không.

Xuyên Tâm Liên sau đó thậm chí đã trở thành một dẫn chứng để giới Tây Y có cớ đả kích Đông Y dù chỉ là nhận xét phiến diện theo kiểu vơ đũa cả nắm. Cho đến hôm nay vẫn còn không ít thầy thuốc và bệnh nhân bĩu môi khi nhắc đến Xuyên Tâm Liên. Bằng chứng là Xuyên Tâm Liên thuộc nhóm vị thuốc ít được ghi toa nhất, thậm chí từ nhiều năm không hề có tên trên toa thuốc của một số không ít thầy thuốc y học cổ truyền, theo kết quả ghi nhận qua một thống kê sơ bộ được tiến hành ở một số nhà thuốc đông dược trong phạm vi TP HCM.

Cho đến khi dịch Cô Vít hoành hành, thì Xuyên Tâm Liên đã được giới Y học đem ra mổ xẻ, và thật đúng là sau cơn bĩ cực đến hồi thái lai, Xuyên Tâm Liên đã được chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị Cô Vít.

Tăng cường miễn dịch là chiến lược toàn cầu để chống lại đại dịch Cô Vít. Xuyên tâm liên trước đây được sử dụng rộng rãi để điều trị đau họng, cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp… đã được các nhà khoa học tại Đại học Jadavpur, Ấn Độ (2020) nghiên cứu nhằm mục tiêu chống Cô Vít và các con đường lây lan của nó. Kết quả cho thấy, sự hợp lực giữa andrographolide và một số hợp chất khác của Xuyên tâm liên được xác định là chất chống viêm an toàn và hiệu quả, có tác dụng đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể làm giảm đáng kể việc sản xuất cytokine và các yếu tố gây viêm trong nhiễm virus.

28/07/2021

🌻 XUYÊN TÂM LIÊN
+ Tính vị

Tính mát, vị đắng

+ Quy kinh

Đi vào 2 kinh Phế và Can

+ Tác dụng dược lý

#. Theo Y học cổ truyền

Tài liệu ghi chép cổ của Trung Quốc, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày, viêm họng,… Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu dược học Đỗ Tất Lợi cho, cây thuốc dân gian này có thể dùng để chữa đau nhức xương khớp và trị rắn cắn.

Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm dân gian, xuyên tâm liên thường dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế kinh nguyệt. Đồng thời, chúng còn được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn gây ra trên tất cả các bộ phận cơ thể, ngay cả bệnh cấp hay mạn tính.
#. Theo Y học hiện đại

Một số nghiên cứu y học hiện đại đã công bố tác dụng có lợi của cây xuyên tâm liên đối với sức khỏe. Một thử nghiệm đối chứng của Burgos và các cộng sự của ông cho biết, xuyên tâm liên giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm như mêtj mỏi, sổ mũi, sốt, đau cổ họng và nhức đầu. Sử dụng khoảng 1200 mg xuyên tâm liên tươi mỗi ngày (tương đương 5 – 6 gram bột khô), chỉ sau 4 ngày dùng, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Một nghiên cứu khác của Thụy Điển cũng chứng minh xuyên tâm liên mang lại tác dụng trị liệu tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra. Cụ thể, các hoạt chất chiết xuất từ vị thảo dược này có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà và sốt xuất huyết.

Website