Who Am I
Cần cho tôi
Và cần cho bạn
Cùng lắng nghe và chia sẻ với nhau nhé. Chúc các bạn
THẤT BẠI CỦA ĐỜI NGƯỜI, 98% TỪ HAI CHỮ NÓNG NẢY
Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi nóng. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng. Đây mới là người thông minh thực sự, song đa số mọi người đều không suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Có một câu nói: “Nhịn được cơn tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”.
Vậy lý do gì bạn phải nổi giận vì một chuyện nhỏ nhặt nào đó không phải do bạn gây ra? Những người thích nổi nóng có thể nghĩ ra một mớ lý do để bào chữa cho chính mình.
Nhưng người không tức giận chỉ có một lý do, đó là họ không muốn cảm xúc bản thân mình bị ảnh hưởng bởi những người khác và quan trọng hơn là họ không muốn để bản thân đi quá giới hạn của chính mình.
Những người thường tức giận mọi lúc, mọi nơi, với bất kỳ ai thì không thể kiểm soát cảm xúc của mình và họ có khả năng gặp phải những thất bại trong cuộc sống lẫn trong sự nghiệp.
Tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” có viết rằng: “Chủ tướng không thể khởi binh khi đang tức giận và không thể chiến đấu khi lòng bực bội”, ngay cả khi anh ta là một người có khả năng tuyệt vời, anh ta sẽ không đi được quá xa nếu hành động trong lúc nóng nảy.
Chúc mọi người ngày mới Bình an !💗
SỢ , SỢ, SỢ
CÁI GÌ CŨNG SỢ THÌ LÀM ĐƯỢC GÌ?
_ Nghe người ta đồn dù chưa hiểu rõ cũng sợ
- Được miễn phí thì sợ người ta lừa.
- Đầu tư ít vốn thì sợ không kiếm được.
- Đầu tư nhiều thì không có vốn bắt đầu.
- Đổi nghề mới thì sợ ko biết làm.
- Làm nghề cũ thì chán và sợ vất vả.
- Có cơ hội mới thì không tự tin.
- Mở cửa hiệu thì sợ mất tự do.
- Làm chuyên ngành thì sợ không đủ năng lực.
Cái gì cũng sợ rồi suốt ngày không dám làm gì cả, lúc nào cũng nghĩ đến những việc không thành công thì hãy nói với tôi xem bạn có thể làm gì ?
- "Tâm động" không bằng "Hành động" - "Nghĩ đến" không bằng "Làm ngay" . Rất nhiều người thất bại bởi chữ ... SỢ và trì hoãn.
Phương pháp duy nhất là Hành động, mà chỉ có dấn thân mới tìm ra kết quả. Hãy cứ đi rồi bạn sẽ gặp... gặp gì bạn sẽ biêt , biết rồi bạn sẽ có cách, có cách rồi bạn sẽ làm, làm rồi bạn sẽ được, được rồi bạn sẽ thành công.
Hãy cùng tôi đứng lên làm một việc gì đó thay vì suốt ngày cứ sợ hãi và không dám . Can đảm lên rồi bạn sẽ thấy mình đã làm được điều tuyệt vời cho chính mình và cho người khác.
St
Đ𝐔̛̀𝐍𝐆 𝐋𝐀̂́𝐘 𝐍𝐇𝐀𝐔 𝐂𝐇𝐈̉ 𝐕𝐈̀... 𝐘𝐄̂𝐔 𝐍𝐇𝐀𝐔..
𝗧𝗶̀𝗻𝗵 𝘆𝗲̂𝘂, thật ngậm ngùi, chả giúp chúng ta có một hôn nhân hạnh phúc. Chỉ nên lấy nhau vì thấy cần nhau, cả khi vui lẫn khi buồn, cảm thấy được thấu hiểu, cảm thấy có thể sẻ chia mọi điều, chuyện trò thâu đêm suốt sáng không chán. Cảm thấy duy nhất người này, là đồng minh đồng loã, là ruột thịt tim gan, không chỉ là đối tượng si mê quyến rũ.
Đừng yêu vẻ bề ngoài, sự giàu có hay vẻ trẻ trung. Hãy hãnh diện vì lấy được người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương và biết khiêm nhường.
Cứ Ngỡ Là Anh - Đinh Tùng Huy | Nhi Nhi Cover Cứ Ngỡ Là Anh - Đinh Tùng Huy | Nhi Nhi Cover -------- MV GỐC: https://www.youtube.com/watch?v=CWYPdvUd6mk -------- ► Hợp tác, quảng cáo, làm video, đăng nhạ...
3 vấn đề giúp tìm hiểu bản thân trong công việc
Hiện nay, rất nhiều người trẻ sau khi bước vào môi trường làm việc thì chỉ có một số ít người thật sự biết mình thích gì, có thể làm gì và làm như thế nào? Đa số còn lại đều xuất hiện đủ thứ hoài nghi với chính mình.
Họ có thể trả lời được “Tôi không muốn làm gì” nhưng lại không hiểu bản thân mình “muốn làm gì”. Nếu bạn nằm trong số “mù mờ” này thì sẽ luôn có tâm thái “đứng núi này trông núi nọ”, khó mà nắm chắc công việc trong tay mình. Để giải tỏa sự mù quáng này, hãy bắt đầu tìm hiểu bản thân từ ba điểm then chốt sau.
1. Bạn muốn ra đi: do lực kéo hay lực đẩy?
tìm hiểu bản thân với 3 vấn đề trong công việc 3 - elle vietnam
Mối quan hệ giữa người làm việc với cả tập thể sẽ ảnh hưởng đến người đó làm công việc đó bao lâu. Trong đó, quan trọng nhất chính là lãnh đạo.
Trước hết, con người muốn biến động, phần nhiều là do ảnh hưởng của lực kéo và lực đẩy. Nếu xem môi trường công sở như 3 vòng tròn, thì vòng ngoài chính là môi trường lớn đầy những cơ hội, đại diện cho lực kéo; vòng ở giữa là tổ chức; vòng trong cùng là tập thể, hai vòng bên trong này đại diện cho lực đẩy, đặc biệt là tập thể.
Trong môi trường làm việc, làm việc không khó, chỉ khó ở cách làm người. Mối quan hệ giữa người làm việc với cả tập thể sẽ ảnh hưởng đến người đó làm công việc đó bao lâu. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là lãnh đạo, rồi đến đồng nghiệp. Nếu lãnh đạo không có năng lực và tầm nhìn thì dù đồng nghiệp có tốt cỡ nào, bạn vẫn nên chọn cách ra đi. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo công nhận bạn, đôi lúc bạn chỉ cần “lờ đi” những lời ong tiếng ve giữa đồng nghiệp với nhau thì vẫn có thể tiếp tục làm tốt vị trí của mình.
Do đó, khi trong đầu bạn xuất hiện ý niệm muốn thay đổi con đường của mình, thậm chí là bị những cơ hội khác hấp dẫn thì hãy hỏi bản thân kỹ càng hơn: “Cơ hội xuất hiện trước mắt có phải là lựa chọn tốt hơn thật sự chăng? Mình bị nó hấp dẫn hay chỉ là vì bất mãn với hiện thực mới hy vọng tìm con đường trốn chạy”. Nếu bạn thay đổi công việc chỉ vì lý do sau thì chỉ khiến bạn loay hoay trong cái vòng: Nhảy việc -> cảm thấy vẫn khác xa với tưởng tượng -> kết quả lại nhảy việc -> mãi mãi bất mãn với hiện tại!
Cần phải cân nhắc bản thân thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định nhảy việc.
2. Từ không biết đến biết bước sau đó là gì?
Nếu muốn chấm dứt những nghi ngờ và tìm hiểu bản thân rõ ràng hơn, người làm việc nên hướng tới ngưỡng khiến người lãnh đạo quý mến – không phải là nói làm thế nào cho lãnh đạo yêu thích bạn mà là mức độ bạn làm việc gì, lãnh đạo cũng yên tâm.
Có 5 cấp độ nuôi dưỡng thành năng lực của bản thân: “Không biết” >> “Biết” >> “Quen thuộc” >> “Thành thạo” >> “Tinh thông”. Hầu như những người không hiểu bản thân muốn gì thì chỉ từ bước “không biết” đến “biết” là mất đi cảm giác mới mẻ ngay, vậy là họ “mơ tưởng” đến chỗ làm việc khác mới mẻ hơn và thường thì họ sẽ nhảy việc, rồi lại triển khai cái vòng luẩn quẩn từ “không biết” đến biết” mà thôi.
Bạn đã hiểu bản thân trong công việc?
Nguyên nhân của tình trạng này đơn giản là do họ chưa nhìn thấy được con đường “thành thục” ở trước mắt thì đã lựa chọn bỏ đi. Nói cách khác, có thể nắm bắt được giai đoạn quá độ từ “biết” đến “quen thuộc” hay không, có tiếp tục đào sâu thêm hay không, và có thể nỗ lực đến bước “thành thạo -> tinh thông” hay không… chính là điều then chốt quyết định bạn có thể thay da đổi thịt tiến thêm một bước tới vị trí cao hơn hay không. Thăng tiến hay mãi mãi chỉ dừng lại ở điểm biết một chút rồi thôi, bạn chọn cái nào?
Nếu bạn không muốn cứ mãi giậm chân tại chỗ, hãy tự hỏi bản thân ba câu:
1. Tôi phải làm gì để người khác cần tôi?
2. Tôi phải làm gì để người khác công nhận tôi?
3. Tôi phải làm gì để thu hút tập thể về mình?
Nếu vẫn không được, vậy hãy thử nghĩ: “Chuyện này mình đã có sự hiểu biết nhất định, vậy thì làm thế nào để có thể làm xuất sắc hơn nữa?” quan trọng hơn là “Sau này gặp tình huống tương tự, mình có thể áp dụng giống như lần này không?”.
Chỉ khi một việc gì đó bạn có thể làm thành thạo thì mới có thể chạm đến ngưỡng tinh thông và đạt được thành tích ngoài mong đợi. Kết quả này chỉ thể hiện ở giai đoạn sau khi bạn đi từ biết đến thành thạo mà nói. Nói cách khác, thứ mà bạn cần cho bước này là phải đầu tư nhiều thời gian hơn và phải nhẫn nại hơn trong việc tìm hiểu bản thân một cách rõ ràng.
3. Bạn thích gì? Làm gì có năng lực và dễ dàng nhất?
Làm những công việc mình ưa thích sẽ nhanh chóng gặt hái được những thành công.
Nếu bạn giải đáp được hai vấn đề ở trên thì tuyệt quá, nhưng trước đó, bạn còn phải suy nghĩ thấu đáo một vấn đề cơ bản nhất chính là: “Mình thích gì?”.
Có nghĩa là, trước tiên bạn phải tìm ra được thế mạnh của mình, những việc mà bạn không cần suy nghĩ mà tự thân đã rất muốn làm, thậm chí làm đến nửa đêm cũng cảm thấy rất vui vẻ, đấy chính là việc mà bạn thích.
Được làm việc mình thích và có khả năng nhất không những dễ dàng gặt hái được cảm giác thành công, áp lực cũng luôn nằm trong phạm vi mà bạn chấp nhận được, hơn thế, bạn còn thường làm rất tốt. Vậy nên, những chuyện bạn thích nếu như liên quan càng nhiều đến công việc hiện tại bạn đang đảm nhận thì thành quả sẽ nhanh mỉm cười với bạn hơn.
Đương nhiên, làm gì có công việc nào đạt được sự thích thú đến 100%, nếu như không may mắn tìm được công việc thiên về sự yêu thích của mình thì bạn cũng đừng nản chí, chỉ cần thật sự đảm bảo được phần mình thích lớn hơn phần mình không thích thì vẫn có thể duy trì được sự cân bằng trong công việc.
Chỉ cần đảm bảo được phần thích lớn hơn phần mình không thích thì vẫn có thể duy trì được sự cân bằng trong công việc.
Trong quá trình nuôi dưỡng niềm yêu thích công việc, cứ mỗi năm lại tự hỏi mình: “Mình có vui vẻ không? Mình có cảm giác thành công không?”… Hãy tự đánh giá lại. “Nếu dùng thang điểm từ 1 đến 10 thì năm nay nếu làm được 7 điểm, vậy thì 7 điểm này đến từ đâu? 3 điểm còn lại là gì? Làm gì để có thể tiến thêm được 1 điểm nữa?”. Cứ thế, bạn cần nhìn nhận lại thành tích của mỗi năm để hiểu thêm về bản thân và có hướng tiến mới trong tương lai.
—
Cô gái à, đừng để tuổi 30 phải hối tiếc vì những điều này nhé!
Cô gái tuổi 30, làm sao để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn? Làm sao để không hối tiếc vì mất nhiều thời gian cho những điều không quan trọng?
Với những ai trong độ tuổi 30, chắc sẽ có lúc bạn phải lo lắng về nhiều thứ từ công việc, gia đình, bạn bè đến tình yêu. Đôi khi, bạn sẽ mệt mỏi vì cả thế giới dường như đang đè trên vai bạn. Nhưng bạn biết không, cuộc sống vốn là một chuỗi ngày dài tiếp nối. Nếu ngày hôm nay của bạn không vui, hãy quên nó đi và chào đón một ngày mai tốt đẹp hơn. Chúng ta không thể tránh những sai lầm nhưng chúng ta có thể điều chỉnh lại cách đón nhận nó. Tuổi 30, hãy nhìn lại điều gì khiến chúng ta tiếc nuối và bắt đầu thay đổi từ hôm nay nhé.
ĐI THEO NHỮNG “CHUẨN MỰC” CỦA XÃ HỘI
Thước đo của xã hội là con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết cách nhìn nhận, đó sẽ là động lực để bạn hoàn thiện hơn. Trái lại, nó sẽ khiến bạn mệt mỏi vì phải cố gắng trở thành một “phiên bản hoàn hảo”. Tuổi 30, bạn nghĩ rằng mình phải sở hữu một ngôi nhà to, phải lập gia đình hay ít nhất là thành đạt trong sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hạnh phúc, đừng bao giờ chạy theo những “tiêu chuẩn” của người khác. 30 tuổi, bạn không muốn kết hôn, hãy cứ tận hưởng cuộc sống độc thân. 30 tuổi, bạn đang ở nhà thuê, chẳng sao cả. Bạn vẫn đang sống vui vẻ đấy thôi. Bạn không nên cảm thấy thất bại chỉ vì không đi theo quỹ đạo của số đông. Bạn chỉ có một lần để sống, vì vậy, hãy sống theo cách của bạn.
KHÔNG DÀNH THỜI GIAN Ở BÊN GIA ĐÌNH
Một sự hối tiếc phổ biến mà nhiều người ở độ tuổi 30 gặp phải chính là không dành nhiều thời gian cho gia đình. Khi bạn 30 tuổi, nó đồng nghĩa với khoảng thời gian được ở bên cạnh cha mẹ dần ít đi. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy về thăm cha mẹ nhiều hơn, đưa cha mẹ đi du lịch hay đơn giản là nấu cho họ một bữa cơm ngon.
LÀM VIỆC, LÀM VIỆC VÀ… LÀM VIỆC
Trong độ tuổi từ 20-30, bạn nỗ lực làm việc để tìm kiếm cho mình một vị trí ổn định trong công ty. Đó là sự cố gắng đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu cuộc sống chỉ xoay quanh chiếc laptop và những cuộc họp thì bạn đang lãng phí thời gian của chính mình. Đừng quá tham công tiếc việc, hãy dành thời gian cho những người bạn yêu thương. Đó là những khoảnh khắc quý giá mà tiền bạc hay địa vị cũng không thể đánh đổi được.
SUY NGHĨ TIÊU CỰC
Khi bước vào độ tuổi 30, bạn cần nhận ra quỹ thời gian của một ngày là quá ngắn để vừa làm việc, vừa chăm sóc cho bản thân và gia đình. Vì vậy, bạn nên tránh xa những người không đem lại cho bạn cảm giác thoải mái hay một mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Bên cạnh đó, bạn cần biết cách kiểm soát luồng suy nghĩ. Đừng để những chuyện tiêu cực làm ảnh hưởng cuộc sống của bạn.
TUỔI 30 LÀ… QUÁ GIÀ!
“Tôi đã 30 tuổi rồi. Tôi quá già để làm việc này” là suy nghĩ phổ biến ở những người trong độ tuổi “nhạy cảm” này. Song, sẽ không là quá trễ để thực hiện một điều gì đó. Tuổi tác thực sự không thể hiện qua con số trên chiếc bánh sinh nhật mà nó nằm ở cách bạn nhìn cuộc sống như thế nào. Hãy luôn biết tận dụng cơ hội, sống như một cô gái 20 tuổi giàu năng lượng và đừng bao giờ đánh mất sức trẻ bên trong con người bạn.
KHÔNG BIẾT CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Sức khỏe là yếu tố cần và đủ cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuổi 30 là lúc cơ thể chúng ta bắt đầu “lên tiếng”. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên bắt đầu tập thể dục, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Chỉ khi khỏe mạnh, bạn mới có thể hoàn thành mọi mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe còn nằm ở việc đảm bảo đời sống tinh thần phong phú. Bạn nên thường xuyên tạo ra nguồn năng lượng tích cực bằng cách đi du lịch, đọc sách hoặc theo đuổi các sở thích lành mạnh khác.
KHÔNG BIẾT TIẾT KIỆM
Chúng ta thường không nhận ra được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền từ khi còn trẻ, song đây là điều nhiều người tuổi 30 cảm thấy hối tiếc nhất. Nếu bạn sớm có kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn sẽ thu được một phần thưởng lớn về sau. Không quan trọng số tiền bạn tiết kiệm là nhiều hay ít, điều quan trọng là bạn sẽ luôn có một “kế hoạch B” khi có sự cố bất ngờ xảy đến.
KHÔNG ĐI DU LỊCH NHIỀU HƠN
Chúng ta đều hiểu rằng du lịch là cách cảm nhận cuộc sống rõ ràng nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể bỏ qua những vướng bận để sẵn sàng xách ba lô lên và đi. Khi còn trẻ, chúng ta thường lấy lý do không đủ tài chính. Khi trưởng thành hơn, vướng bận gia đình và công việc lại làm chúng ta chùn bước. Tuy nhiên, thời gian không chờ đợi ai cả, đừng tiếp tục trì hoãn nữa. Thế giới nằm trong tầm tay bạn, hãy cứ đi bất cứ khi nào bạn còn có thể.
QUÁ QUAN TÂM ĐẾN SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI KHÁC
Điều sai lầm nhất chính là bạn quá xem trọng suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Sai lầm này sẽ làm bạn bỏ qua rất nhiều cơ hội, khiến cuộc sống trở nên nặng nề hơn. Thay vì phải nghĩ về người khác, hãy đặt niềm vui và hạnh phúc của bạn lên hàng ưu tiên. Theo đó, bạn sẽ không phải mất thời gian vào những việc không cần thiết. Tuổi 30, bạn cần có cái nhìn chín chắn để nhận ra ai mới là người xứng đáng để bạn quan tâm. Tóm lại, dù bạn ở độ tuổi nào, hãy cứ vui vẻ, luôn là chính mình và dành thời gian cho những người yêu thương. Bằng cách này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc vì đã sống hết mình.
Tuổi 30 – Liệu có trễ để chúng ta bắt đầu lại?
Ở tuổi 30, bạn cảm thấy không hạnh phúc và thỏa mãn với những gì mình có. Đó có thể là một công việc, mối quan hệ hoặc môi trường sống không phù hợp. Bạn bắt đầu băn khoăn rằng mình có nên thay đổi những điều ấy và liệu khởi đầu lại có phải là lựa chọn đúng?
Không phải ai cũng có thể hài lòng với cuộc sống hiện tại của chính mình khi bước vào độ tuổi 30. Họ biết rằng họ cần thay đổi, nhưng chính bản thân họ lại thiếu đi dũng khí để đối diện với bản thân mình và đánh đổi sự an nhàn của hiện tại.
TUỔI 30 – DẤU MỐC LƯNG CHỪNG CỦA ĐỜI NGƯỜI
Đối với thước đo của xã hội, 30 chính là con số hoàn hảo cho hai từ ổn định. Chúng ta thường áp đặt một viễn cảnh nhất định ở mỗi độ tuổi khác nhau và nỗ lực vì điều đó. Khi 10 tuổi, chúng ta được nuôi dạy để trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành và không nghịch ngợm. 10 năm sau, chúng ta trông mong mình sẽ sống một tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết và đam mê. Thêm 10 năm nữa, chúng ta kỳ vọng bản thân có thể sống mạnh khỏe với một công việc ổn định và một mái ấm gia đình. Sau cùng, chúng ta luôn cố gắng không ngừng để được sống trong những viễn cảnh đầy chuẩn mực và có vẻ hạnh phúc đó.
Nếu ở tuổi 20, chúng ta cho rằng mình được phép sai, được phép mơ mộng và điên cuồng theo đuổi những gì mình muốn, thì bước sang 30, chúng ta lại trông mong mình có một cuộc sống bình ổn và có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Nhưng đã bao giờ chúng ta nhìn lại và tự hỏi xem mình có đang sống trách nhiệm với bản thân? Liệu chúng ta đã nhận được những điều xứng đáng sau bao năm tháng tuổi trẻ không ngừng rong ruổi ấy?
—
SAU CÙNG, CHÚNG TA LUÔN CỐ GẮNG KHÔNG NGỪNG ĐỂ ĐƯỢC SỐNG TRONG NHỮNG VIỄN CẢNH ĐẦY CHUẨN MỰC VÀ CÓ VẺ HẠNH PHÚC.
CHÚNG TA CẢM THẤY THẾ NÀO QUAN TRỌNG HƠN VIỆC CHÚNG TA TRÔNG NHƯ THẾ NÀO
Gần đây, có một bộ phim truyền hình Trung Quốc rất được công chúng yêu thích tên là 30 Chưa Phải Là Hết. Phim nhận được sự hưởng ứng của số đông vì dường như ai cũng có thể nhìn thấy mình trong ba nhân vật chính – ba cô gái đại diện cho những mẫu người khác nhau nhưng đều phải đối mặt với sự vấp ngã và trưởng thành ở độ tuổi tam tuần.
Một trong ba nhân vật chính của phim là Mạn Ni, cô gái dành cả tuổi xuân để kiên trì theo đuổi cuộc sống mình mong ước. Dù đã chạm đến ngưỡng cửa 30, cô cũng không cho phép mình thỏa hiệp với cuộc đời. Cô vẫn luôn âm thầm cố gắng và kiên trì, mặc cho định kiến của xã hội luôn cho rằng người phụ nữ ở tuổi 30 phải là người phụ nữ có gia đình và có sự nghiệp vững chắc.
Trong khi đó, Cố Giai là người phụ nữ tài giỏi với cuộc hôn nhân (tưởng như) vẹn toàn, nhưng thực ra, cô luôn phải gồng mình chống đỡ cuộc sống và cảm thấy mệt mỏi vì khắt khe với mọi người, kể cả chính bản thân mình. Cô gái luôn xem chồng và con trai là cả thế giới rốt cuộc cũng phải nói lời ly hôn khi phát hiện chồng ngoại tình. Bước ra khỏi vùng an toàn, người phụ nữ tuổi 30 quyết định cùng con trai tự mình bắt đầu xây dựng lại sự nghiệp.
—
CUỘC SỐNG VỐN DĨ LUÔN ĐA CHIỀU ĐA SẮC NHƯ VẬY. KHÔNG CÓ BẤT KỲ QUỸ ĐẠO NÀO ĐƯỢC VẠCH SẴN CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.
Cuộc sống của Hiểu Cần có phần phức tạp hơn, và quá trình thấu hiểu bản thân của cô cũng dài hơn. Hiểu Cần từng thất bại trong hôn nhân nên luôn cảm thấy không xứng đáng với người đến sau. Cô gái với cách sống thụ động và quá mềm mỏng, thậm chí không biết cách từ chối này phải trải qua thêm một mối tình với trai trẻ nữa mới biết mình muốn gì. Để rồi, khi Hiểu Cần trưởng thành hơn, học được cách yêu bản thân, lạc quan tiến về phía trước và dũng cảm theo đuổi ước mơ, chồng cũ của cô cũng có thời gian để trở thành một phiên bản tốt hơn của chúng mình. Đó là lý do nhiều khán giả cổ vũ Cố Giai ly hôn nhưng lại rất mong Hiểu Cần và chồng cũ yêu lại từ đầu.
Cuộc sống vốn dĩ luôn đa chiều đa sắc như vậy. Không có bất kỳ quỹ đạo nào được vạch sẵn cho tất cả mọi người. Cái ta tưởng là tốt đôi khi lại ẩn giấu nhiều rủi ro, trắc trở. Điều quan trọng là ta có luôn chuẩn bị tâm thế để đối mặt với những đổi thay trong đời hay không. Ở tuổi 30, nếu như bạn vẫn đang tìm kiếm ước mơ như Mạn Ni, nếu phải đứng trước hôn nhân tan vỡ như Cố Giai hay phải đắn đo với lựa chọn tái hợp như Hiểu Cần, liệu có phải là quá muộn hay không? Rốt cuộc, cả ba cô gái đều đã chọn bắt đầu lại cuộc đời ở độ tuổi tam tuần, tại sao bạn lại không thể?
Ổn định không phải là cách mà cuộc sống này vận hành. Nhờ sự thay đổi của bốn mùa mà cảnh sắc trở nên rực rỡ. Nhờ sự tiến hóa của cơ thể mà con người trở nên khỏe mạnh hơn. Cho nên, không có lý do gì để bạn phải đứng yên tại chỗ. Nhưng lời nói thì lúc nào cũng dễ dàng hơn hành động. Dù bạn có muốn đứng lên đấu tranh cho cuộc sống mà mình thực sự mong muốn đi nữa, chúng ta cũng khó có thể tìm được niềm tin cho chính mình.
—
THAY VÌ NGHĨ RẰNG NĂM 30 MÌNH SẼ TẠO RA BƯỚC TIẾN DÀI CHO TUỔI 40, ĐA SỐ CHÚNG TA CHỌN ĐI THEO SUY NGHĨ NĂM 30 CHÍNH LÀ THÀNH QUẢ CỦA NHỮNG LỰA CHỌN Ở TUỔI 20.
Thay vì nghĩ rằng năm 30 mình sẽ tạo ra bước tiến dài cho tuổi 40, đa số chúng ta chọn đi theo suy nghĩ năm 30 chính là thành quả của những lựa chọn ở tuổi 20. Con người ta dễ rơi vào trạng thái chấp nhận vùng an toàn và muốn được nghỉ ngơi khi đứng trước “thành quả”. Việc tin rằng cuộc đời hôm nay được xây dựng từ những tháng năm nhiệt huyết cũng khiến nhiều người xuôi theo quỹ đạo thường hằng. Bởi vì, chúng ta biết rằng những tháng năm thanh xuân, tuổi trẻ sức dài vai rộng đã trôi qua, chúng ta sẽ sợ hãi trước sự thay đổi và e ngại bản thân không còn đủ cái “ngông” của ngày xưa để mà bắt đầu lại nữa.
Suy cho cùng, cái thước đo ấy có phải là chuẩn mực cho tất cả mọi người? Có phải là chiếc tủ mà ai cũng có thể vừa khít? Câu trả lời nằm ở chính bạn.
KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN ĐỂ BẮT ĐẦU LẠI Ở TUỔI 30
Chúng ta chỉ có một cuộc đời. Cách chúng ta sống và đối đãi với bản thân sẽ quyết định hạnh phúc của mình. Ngoại trừ bản thân, những nhân tố xung quanh chỉ là tạm thời. Những ngày tháng về sau, bạn có thực sự sống trách nhiệm với bản thân mình hay không đều phụ thuộc vào quyết định của bạn.
30 – độ tuổi không sớm cũng không muộn – là cái ngưỡng mà chúng ta bắt đầu trưởng thành hơn, hiểu về bản thân mình và cách mà thế giới này vận hành. Bạn dần học được cách nhìn nhận và xác định được rằng điều gì là tốt cho mình cũng như học được cách đứng lên từ thất bại. Mọi lợi ích đều được bạn cân đo đong đếm một cách chuẩn xác hơn thay vì bằng cảm giác bốc đồng của tuổi 20.
Trước khi xác định thử thách bản thân bằng một điều gì đó mới mẻ, có lẽ bạn đã không ít lần tự hỏi rằng tại sao bạn cần phải đánh đổi những điều mình có ở hiện tại để làm điều này. Nếu bạn biết rằng mình đang đi sai hướng và mình không hạnh phúc, hãy một lần cho mình cơ hội đổi thay.
Những con người thuộc thế hệ Milliennials như chúng ta may mắn được sinh ra trong thời đại mà mọi người bắt đầu cởi mở hơn. Một thế giới phẳng đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội và thử thách hơn. Thử thách ở chỗ ta phải xác định được điều mình thích giữa muôn vạn điều mới lạ và cơ hội là chúng ta có nhiều lựa chọn hơn mình tưởng.
—
NẾU NGÀY HÔM QUA CHÍNH LÀ THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ HÀNH ĐỘNG THÌ NGÀY HÔM NAY SẼ LÀ THỜI ĐIỂM TỐT HƠN.
CHỈ CẦN BẠN DÁM, HẠNH PHÚC SẼ KHÔNG QUAY LƯNG.
Không có sự khởi đầu nào là bắt đầu từ con số không. Bạn chỉ đơn giản là tái tạo và thiết kế lại cuộc đời mình với chiếc “bút chì” có sẵn – đó chính là dũng khí và những kinh nghiệm bạn học được trong quá khứ. Chúng ta học hỏi từ quá khứ chứ không phủ định nó. Chính vì vậy, bạn có thể chắt lọc và học hỏi từ các phiên bản khác nhau của chính mình. Khi ấy, bạn sẽ bớt sợ hãi hơn khi cho rằng mỗi một lựa chọn là một lần mình bắt đầu lại từ vạch đích.
Nếu ngày hôm qua chính là thời điểm tốt để hành động thì ngày hôm nay sẽ là thời điểm tốt hơn. Chỉ cần bạn dám, hạnh phúc sẽ không quay lưng. Bạn nên nhớ rằng hạnh phúc là một quá trình, chúng ta có được hạnh phúc từ việc tận hưởng và chiêm nghiệm quá trình đó. Giống như bộ phim, việc mong chờ một cái kết sẽ khiến chúng ta quên mất việc thưởng thức từng khoảnh khắc ý nghĩa mà bộ phim muốn gửi gắm. Nhưng cũng thật nhàm chán khi mà phân cảnh nào của bộ phim cũng giống nhau. Chính vì thế, hãy sống một cuộc đời trăm năm, đừng sống trăm năm một cuộc đời, bạn nhé.
—
HÃY SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI TRĂM NĂM, ĐỪNG SỐNG TRĂM NĂM MỘT CUỘC ĐỜI, BẠN NHÉ.
Đăng bài, tư vấn da mặt và toàn thân cho khách. Hoa hồng chiết khấu tùy theo sản phẩm, từ 25k - 50k/ sp mỹ phẩm.
Có làm thì mới có ăn, các bạn đừng tin mấy cái chỗ tuyển người mà ko cần làm j vẫn có lương 5 - 10tr/ tháng. Ko có đâu bạn à.
LH ngay mình để được hỗ trợ nhé: 08 6566 8458
13 cách giúp bạn thoát khỏi cảm giác lười biếng
Lười biếng là một trong những bản năng tự nhiên của con người và hầu hết chúng ta đều trải qua cảm giác đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể thoát khỏi trạng thái này và làm việc có hiệu quả hơn trong cuộc sống.
Lười biếng là trạng thái chán nản, diễn ra khi chúng ta không muốn bỏ ra quá nhiều công sức vào việc gì đó cũng như lười vận động và suy nghĩ. Đặc biệt trong một vài trường hợp cụ thể, lười biếng không chỉ là cảm giác mà còn là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Để khắc phục thói quen lười biếng, bạn có thể tìm hiểu 13 cách hữu ích dưới đây.
1. HỌC CÁCH CHẤP NHẬN SỰ LƯỜI BIẾNG
Đầu tiên, để có thể giảm thiểu cảm xúc tiêu cực và sự căng thẳng trong quá trình loại bỏ tính lười biếng, bạn phải học được cách… sống chung và chấp nhận nó. Điều này sẽ giúp bạn không bị áp lực và rơi vào trạng thái tồi tệ khi lúc nào cũng thôi thúc bản thân phải nhanh chóng thay đổi thói quen xấu đó. Bạn nên hiểu rằng lười biếng vốn là bản năng của chúng ta. Do đó, tùy vào từng trường hợp mà con người sẽ học cách thích nghi và thay đổi bản năng này của mình.
2. HIỂU ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ LƯỜI BIẾNG
Tiếp theo, hãy dành thời gian để tìm hiểu gốc rễ của sự lười biếng. Đây là một trong những thử thách khó khăn và quan trọng nhất mà bạn cần phải vượt qua. Nếu bạn có thể khám phá ra điều gì khiến bạn trở nên thiếu động lực và lười nhác, bạn có thể ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Đặc biệt, khi lười biếng được hình thành từ thói quen, bạn nên tìm cách thay đổi điều đó. Chẳng hạn, bạn có thường xuyên cảm thấy lười biếng vào một khoảng thời gian cố định trong ngày? Cảm giác này sẽ xuất hiện khi bạn phải làm những công việc nhàm chán?
Ngoài ra, bạn nên biết rằng, căng thẳng cũng chính là lý do dẫn đến lười nhác. Những người có mức độ căng thẳng cao sẽ có hiệu quả công việc thấp hơn người có mức độ căng thẳng thấp. Hãy để ý đến môi trường, mọi người xung quanh, khoảng thời gian trong ngày cũng như kiểu công việc bạn đang làm. Sau đó, bạn có thể thay đổi môi trường, thời gian làm việc hoặc cả trang phục hàng ngày. Bất kỳ thứ gì có ảnh hưởng tích cực đều đáng để bạn xem xét và thực hành.
3. ĐẶT MỤC TIÊU HỢP LÝ
Thỉnh thoảng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mọi người đặt mục tiêu quá cao. Lấy ví dụ, trong một ngày nắng nóng, bạn quyết tâm phải chạy được 8km – mục tiêu quá cao so với thể trạng hiện tại của bạn. Theo lẽ tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi với kế hoạch được đặt ra và tìm cách trì hoãn nó. Nhưng nếu bạn chỉ chọn chạy từ 2km đến 3km, bạn sẽ cảm thấy có động lực để bắt đầu. Rõ ràng, 2km vẫn tốt hơn là 0km. Hãy thiết lập các mục tiêu thích hợp với bản thân, và cũng không cần phải e ngại khi phải hạ thấp nó nếu bạn cảm thấy mất động lực.
4. HOÀN THÀNH TỪNG THỨ MỘT
Cảm giác thỏa mãn từ việc hoàn thành kế hoạch sẽ mang lại động lực và nguồn năng lực tích cực cho bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tối ưu hóa lượng công việc hoặc thời gian làm việc trong ngày. Hãy bắt đầu từng bước, từng nhiệm vụ nhỏ nhất vào đầu ngày. Sau đó nắm bắt cảm giác chiến thắng này và tiếp tục thực hiện các kế hoạch tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy chán nản vào giữa ngày, bạn có thể làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy vui vẻ, cho dù điều đó không liên quan gì đến kế hoạch của bạn.
5. SỬ DỤNG KỸ THUẬT POMODORO
Kỹ thuật Pomodoro là phương pháp quản lý thời gian phổ biến giúp mọi người làm việc năng suất hơn. Ý tưởng chính của kỹ thuật này là nghỉ ngơi đúng cách sau một thời gian tập trung vào công việc. Thông thường, bạn sẽ làm việc trong 20 phút, rồi nghỉ ngơi từ 3 đến 5 phút. Sau 4 lần như vậy thì thời gian nghỉ sẽ là 15 đến 20 phút. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp khác như ma trận Eisenhover, đặt thời gian định kỳ.. mà bạn có thể tham khảo và thực hiện để cải thiện năng suất làm việc. Đương nhiên, dù là bất kỳ phương pháp nào thì trong thời gian nghỉ ngơi, bạn phải thư giãn hoàn toàn.
6. LOẠI BỎ “LỐI TẮT”
Hầu hết các hình thức của lười biếng được tạo nên bởi “lối tắt” – điều khiến bạn dễ mất tập trung. Bạn sẽ dễ cảm thấy lười biếng khi xung quanh đều là sự xao nhãng như trò chơi, mạng xã hội, lễ hội, chương trình giải trí… Nếu nhận thức được những “lối tắt” này, bạn sẽ biết cần phải làm gì để loại bỏ chúng. Chẳng hạn, khi đang làm việc, bạn có thể tắt thông báo điện thoại, tắt tivi hoặc tìm một nơi yên tĩnh khác.
7. TẬN DỤNG TỐI ĐA SỰ LƯỜI BIẾNG CỦA BẠN
Thỉnh thoảng, lười biếng không hẳn là điều xấu xa. Khi bạn quyết định cho bản thân được nghỉ ngơi và giải tỏa căng thẳng, hãy tận dụng lợi ích của việc lười biếng. Bạn có thể đi du lịch vài ngày, thoát khỏi trách nhiệm một thời gian. Việc thư giãn đúng cách sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và động lực để quay trở lại công việc.
Bên cạnh đó, dù tin hay không, trở nên lười biếng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Bởi vì trạng thái này giúp bạn tìm ra giải pháp ít tốn kém thời gian và công sức nhất nhưng vẫn có thể giải quyết triệt để vấn đề. Hiệu quả không phải là việc bạn nỗ lực như thế nào mà là bạn có thể hoàn thành bao nhiêu công việc. Lười biếng giúp bạn phát triển tư duy hoặc đưa ra phương pháp hoàn thành các nhiệm vụ nhanh nhất với nỗ lực thấp nhất.
8. BỚT CẦU TOÀN HƠN
Cầu toàn chính là kẻ thù của năng suất, bởi vì nó có thể khiến bạn cảm thấy mất động lực và lười biếng hơn. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn, thường cảm thấy lo lắng, bất an và thường xuyên hành hạ bản thân mình vì cảm giác không hoàn thành được công việc như mong muốn.
Họ bị ám ảnh bởi mức độ hoàn thành một nhiệm vụ và chuẩn mực bản thân đề ra. Do đó, những suy nghĩ tiêu cực và tiếng nói chỉ trích sẽ vang vọng trong bản thân họ mỗi giây. Điều này tước đi niềm hạnh phúc khi làm việc và khiến những người cầu toàn dễ dàng từ bỏ công việc. Ngược lại, những người không cầu toàn sẽ cân nhắc được khả năng của mình và biết phân bổ công việc sao cho hiệu quả thay vì lãng phí thời gian vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất.
9. TỰ THƯỞNG CHO BẠN THÂN
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi nhận được phần thưởng sau thời gian làm việc vất vả. Lần tới, nếu bạn cảm thấy lười nhác và không muốn bắt đầu khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, hãy lên kế hoạch tự thưởng cho bản thân sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu. Một gói bánh, một món đồ hoặc một chuyến dã ngoại đều là những phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực bạn bỏ ra.
10. TÌM KIẾM BẠN ĐỒNG HÀNH
Quá trình tìm kiếm động lực sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có bạn đồng hành. Họ không chỉ hỗ trợ bạn giải quyết công việc mà còn đem đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực và những lời khuyến khích đầy cảm hứng. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà bạn có thể chọn người bạn phù hợp với mình. Nhưng nếu bạn không thể tìm được ai đó thích hợp, hãy nhờ sự trợ giúp từ bạn bè hoặc gia đình.
Bí quyết làm việc hiệu quả với trạng thái dòng chảy
Bí quyết làm việc hiệu quả với trạng thái dòng chảy
Trạng thái dòng chảy (Flow State) xảy ra khi bạn cảm thấy hào hứng và tập trung vào một công việc nào đó. Càng áp dụng được trạng thái dòng chảy...
11. KẾT BẠN VỚI NHỮNG NGƯỜI GIÀU ĐỘNG LỰC
Không thể phủ nhận rằng năng lượng cũng như thái độ có thể dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác. Nếu vòng bạn bè của bạn đều là những người lười nhác và thường xuyên than phiền thì bạn rất dễ cảm thấy bi quan và chán nản giống họ. Ngược lại, nếu bạn kết bạn bởi những người giàu động lực, lạc quan và vui vẻ, bạn sẽ cảm thấy được truyền năng lượng và hạnh phúc hơn. Đặc biệt, trong công việc, làm việc với một nhóm người tích cực, bạn vừa được học hỏi ở họ vừa có thể nâng cao năng suất của nhóm và bản thân.
12. NHẬN THỨC HIỆN TẠI
Hầu hết mọi người đều rơi vào trạng thái lười biếng một cách vô thức. Bạn có thể ngồi lướt Facebook hàng giờ mà không nhận ra rằng mình đang bị xao nhãng, hoặc bạn có thể ngồi nhìn vô định nhìn vào không trung khi đang làm việc. Bạn có thể thoát khỏi trạng thái này bằng cách thiết lập báo thức vào bất kỳ thời điểm nào. Và mỗi lần báo thức kêu, hãy dành ra một chút thời gian nghĩ về điều bạn đang làm hiện tại. Liệu nó có giúp bạn tăng năng suất?
13. KHIẾN CÁC NHIỆM VỤ NHÀM CHÁN TRỞ NÊN KÍCH THÍCH HƠN
Để khiến nhân viên có cảm hứng và cam kết với công việc hơn, một số tổ chức đã cải tiến các quy trình làm việc thông thường, khiến chúng trở nên thú vị và giàu tính sáng tạo. Chẳng hạn, mỗi nhiệm vụ đặt ra sẽ đi kèm phần thưởng, nhiệm vụ càng khó thì phần thưởng càng cao. Hoặc, tăng tính cạnh tranh cũng là cách hiệu quả để khiến công việc trở nên kích thích hơn. Suy cho cùng, nếu bạn có thể tìm thấy được điều khiến bạn say mê ở công việc, không điều gì có thể khiến bạn mất đi động lực cũng như cảm thấy tẻ nhạt và lười biếng.