Ngói màu cao cấp Kamisei - Hakari - Hanka

Ngói màu cao cấp Kamisei - Hakari - Hanka

Vật liệu xây dựng, Hoàn thiện ngôi nhà bạn

23/05/2021

7 dấu hiệu bạn cần thay khẩu trang mới càng sớm càng tốt
1. Khẩu trang bị rách
Khẩu trang chỉ có thể mang lại tác dụng bảo vệ đầy đủ nếu chúng còn nguyên vẹn.
Toàn bộ quan điểm về khẩu trang là nó cung cấp một rào chắn vật lý để ngăn chặn virus, hoặc nếu bạn mang virus, thì nó sẽ giữ lại và ngăn không để người khác tiếp xúc. Các lỗ thủng sẽ cho phép virus vào và ra..
2. Bạn đã chạm vào khẩu trang sau khi chạm vào bề mặt có khả năng bị nhiễm bẩn
Nếu bạn đã chạm vào bề mặt có khả năng bị nhiễm bẩn – như tay cầm của xe đẩy mua hàng hoặc tay nắm cửa - và sau đó chạm vào bất kỳ phần nào của khẩu trang ngoài mặt dây đeo, thì nên coi khẩu trang cũng là bề mặt đã bị nhiễm bẩn.
Bạn càng thường xuyên ra ngoài, hoặc khu vực bạn đến càng đông đúc, thì càng nên suy nghĩ về việc giặt khẩu trang khi về nhà. Và nếu bạn đã về đến nhà, thì hãy giặt nó ngay.
3. Bạn mới chăm sóc người ốm
Nếu một thành viên trong gia đình của bạn hoặc người mà bạn khám chữa bệnh bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm virus corona, thì đã đến lúc giặt khẩu trang hoặc thay bằng khẩu trang y tế dùng một lần. Theo CDC, các vật liệu xốp như mặt nạ vải cần được giặt ở chế độ thích hợp cao nhất và sau đó sấy khô hoàn toàn.
4. Bạn đeo khẩu trang khi có các triệu chứng của virus corona.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy virus coronavirus chỉ có thể tồn tại vài ngày trên bề mặt, nhưng nếu gần đây bạn đã bị nhiễm virus corona hay nghi ngờ bị nhiễm thì tốt nhất là thay khẩu trang dùng một lần hoặc giặt khẩu trang vải để giữ cho mình và những người khác an toàn.
5. Bạn mới chạm vào khẩu trang sau khi ho hoặc hắt hơi.
Virus corona lây lan qua dịch tiết đường hô hấp, có nghĩa là bạn có thể dễ dàng lan truyền nó qua hắt hơi hoặc ho. Nếu bạn mới chạm vào khẩu trang của mình sau khi ho hoặc hắt hơi vào tay trước khi có cơ hội rửa tay, thì đã đến lúc cho khẩu trang vào máy giặt, hoặc vứt nó đi, nếu đó là loại dùng một lần. Điều này đúng ngay cả khi bạn không biết mình bị bệnh: Một tỷ lệ đáng kể những người bị virus corona không có triệu chứng.
6. Khẩu trang không che hết miệng và mũi
Không chỉ miệng cần được che kín để giữ an toàn cho bạn và những người khác, mà cả mũi cũng vậy. Nếu khẩu trang của bạn không vừa với khuôn mặt đủ che kín cả miệng và mũi (và tốt nhất là cả cằm), thì đã đến lúc bạn cần có một cái khẩu trang mới.
7. Khẩu trang chỉ có một lớp
Mặc dù khẩu trang tự may có thể được khâu gọn gàng, nhưng nếu nó chỉ có một lớp vải, thì nó không mang lại mức độ bảo vệ cần thiết. Theo CDC, để bảo vệ bạn và những người khác một cách thỏa đáng, khẩu trang cần phải có nhiều lớp vải. Nếu bạn không có, thì đã đến lúc phải có một chiếc khẩu trang mới.
Cẩm Tú (theo Bestlife)
Theo Dân trí

Photos from Ngói màu cao cấp Kamisei - Hakari - Hanka's post 21/05/2021

Nhà cấp 4 diện tích ở 60m2 ( 7,6x7.8 )
gara 15m2
1 pn đôi + 1 pn twin cho con
sân thượng cafe ngắm trăng
1 khách
1 bếp
(Facebook: Son Le)

Photos from Ngói màu cao cấp Kamisei - Hakari - Hanka's post 20/05/2021

Chọn mái tôn hay mái ngói?
Cả mái tôn và ngói đều được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi, đặc biệt là trong những mẫu nhà 1 tầng ở nông thôn thì hầu như đầu sử dụng một trong hai loại ngói này. Mái ngói được sử dụng từ những ngôi nhà truyền thống ngày xưa, kể cả dùng để lợp đền chùa, miếu mạo, còn tôn là loại vật liệu trẻ hơn có tính hiện đại được sử dụng trong các ngôi nhà cấp 4, nhà cao tầng đều được nhưng không sử dụng để lợp mái chùa đền hoặc nhà thờ họ. Mặc dù ngày nay có nhiều loại mái tôn giả ngói giống đến 90% nhưng vẫn về chất liệu vẫn có sự khác nhau. Những công trình phụ không quan trọng nhưng cần tiết kiệm chi phí như mái nhà để xe hoặc nhà vệ sinh nhà tắm nhà bếp nếu thành khu riêng thì nên xây mái tôn. Đối với nhà xưởng nhà kho nên lợp mái tôn. Còn mái ngói sử dụng cho những ngôi nhà chính, trường học hay những công trình quan trọng khác.
Ưu điểm của mái ngói và mái tôn
– Về độ bền:
So về độ bền thì thật sự mái ngói bền hơn rất nhiều, vì khi chống chọi với thời tiết thì mái ngói không bị gỉ sét cũng không bị ăn mòn. Lợp mái ngói sẽ phù hợp hơn với khí hậu nhiệt đới của nước ta.
– Kết cấu mái:
Mái ngói có kết cấu là những hệ vỉ kèo hoặc xà gồ bằng gỗ có cấu tạo ổn định hơn, an toàn hơn, chắc chắn hơn. Còn kết cấu mái tôn là khung thép khá lỏng lẻo. Khả năng chịu lực của mái tôn vì thế mà kém hơn mái ngói.
– Tính thẩm mĩ:
Đương nhiên nhà mái ngói luôn có tính thẩm mĩ cao hơn, mang đến vẻ đẹp sang trọng, bề thế hơn và nhìn vững chãi hơn. Hiện nay có nhiều loại mái ngói ra đời đa dạng về màu sắc, kiểu dáng như mái ngói thái, mái ngói nhật là những loại ngói không nung và loại ngói đất nung truyền thống cũng được cải thiện rõ rệt, phù hợp với nhiều mẫu nhà có phong cách khác nhau, nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Mặc dù mái tôn cũng rất đa dạng về màu sắc nhưng kiểu dáng mỏng của mái tôn không làm cho ngôi nhà thêm bề thế hơn, sang trọng hơn.
– Khả năng cách âm, cách nhiệt:
Ưu điểm lớn nhất của mái ngói là giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế hấp thụ nhiệt nên mang lại cảm giác yên tĩnh, mát mẻ cho không gian trong nhà. Vì vậy, mái ngói được sử dụng rộng rãi cả đối với nhà phố, nhà ở khu chợ… Nếu sử dụng mái ngói bạn sẽ không cần dùng các biện pháp chống nóng vì mái ngói rất mát mẻ, lại kết hợp với không gian vườn nếu ở nông thôn sẽ trở nên bình yên, thoáng đãng hơn.
– Thời gian và đặc điểm thi công:
Mái tôn có cấu trúc cực kì đơn giản bởi đặc tính của tôn là gọn, nhẹ nên dễ dàng thi công, nhanh chóng, gọn lẹ, không mất nhiều thời gian, công sức, đơn giản hơn nhiều so với lợp mái ngói vì cấu trúc của hệ khung làm điểm tựa cho tôn rất đơn giản. Từ đó dẫn đến giá thi công rẻ hơn. Bên cạnh đó mái tôn tháo dỡ và lắp đặt dễ dàng, tính linh động cao hơn, nếu muốn sửa chữa cũng đơn giản hơn. Trong khi đó mái ngói khá phức tạp, thi công nguy hiểm hơn, lâu hơn.
– Về giá cả
Nếu so với mái ngói thì lợp mái tôn có cho phí thấp hơn, trọng lượng mái nhẹ có nhiều dạng tôn khác nhau như: song vuông, tôn sóng tròn, tôn giả ngói. Chính vì giá nhân công, giá nguyên liệu rẻ hơn nên được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là đối với những gia đình còn khó khăn, những khách hàng chi phí thấp. Những kiểu tôn giả ngói cũng có chi phí thấp hơn nên được nhiều người lựa chọn. Làm nhà bằng mái tôn cũng là biện pháp để xây nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí rất hiệu quả, vì thế ở nông thôn thường xây nhà cấp 4 mà vẫn đảm bảo được công năng một cách đơn giản.

Nhược điểm của mái ngói:
– Tốn kém chi phí hơn: so với mái tôn thì đắt hơn do giá ngói, do chi phí nhân công đắt hơn, cấu tạo phức tạp hơn, thời gian thi công lâu, cần khung bằng thép chắc chắn hơn nên mọi chi phí đều cao hơn. Tuy nhiên, không cần chi phí để dùng giải pháp chống nóng.
– Thi công phức tạp hơn lợp tôn, phải biết bố trí khoảng cách vỉ kèo, xà gồ li tô hợp lý để mái khỏi võng
– Khi bị thấm dột thì khó phát hiện hơn lợp tôn.

Nhược điểm của mái tôn:
– Tính thẩm mĩ thấp hơn, nhưng ngày nay đã được cải thiện rất nhiều, có nhiều màu sắc để chọn hơn. Tuy nhiên, nó không mang đến sự bề thế sang trọng như mái ngói.
– Mái tôn có tính hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt nên rất nóng, nên sử dụng những loại tôn chống nóng mới hoặc làm trần chống nóng.
- Khi mưa thì hay phát ra tiếng động lớn.
– Mái tôn không có tính chịu lực cao, rất dễ bị tốc mái khi có gió bão và bị thủng mái nếu bị vật nặng tác động.
– Mái tôn sẽ bị gỉ sét sau một thời gian khi phải chống chọi với các yếu tố biến đổi của thời tiết, môi trường.

Photos from Ngói màu cao cấp Kamisei - Hakari - Hanka's post 20/05/2021

Hoàn thiện NGÔI NHÀ CƯỜNG THỊNH của gia đình bạn cùng Ngói màu cao cấp Hanka 💯
Liên hệ để nhận ưu đãi từ Nhà sản xuất Công ty CP vật liệu xây dựng Bắc Dương: [email protected]

11/05/2021

Mái nhà phân loại theo hình thức
1. Nhà mái dốc
Nhà mái dốc là một trong những thiết kế mái được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc truyền thống của Việt Nam từ xưa cho đến nay.
Thiết kế mái dốc được xem như là kiểu mái “kinh điển” được sử dụng nhiều trong những mẫu thiết kế nhà cấp 4 (kiểu mái dốc 2 bên), những mẫu thiết kế nhà ngói gian.
Hiện nay các mẫu thiết kế biệt thự cũng đang áp dụng kiểu mái dốc này, áp dụng kiểu mái dốc 2 bên, các công trình nhà biệt thự với thiết kế mái giật cấp ấn tượng với khoảng 2- 3 mái tạo cho ngôi nhà sự bề thế và sang trọng.
2. Nhà mái bằng
Nhà mái bằng được du nhập vào nước ta bởi trào lưu kiến trúc phương Tây. Thiết kế mái bằng với đặc trưng là một mái liền phủ toàn bộ mái nhà.
Mái được đổ bằng chất liệu chủ yếu là bê tông nên giúp cho ngôi nhà thêm vững chắc, chống nắng, dột.
Các lớp cấu tạo nhà mái bằng
Nhà mái bằng với đặc trưng là 1 mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà sẽ mang đến cho công trình nhà biệt thự sự sang trọng và hiện đại , trẻ trung khi nhìn ngắm toàn bộ thiết kế kiến trúc cho công trình nhà đẹp này
Thiết kế nhà mái bằng giúp nhấn mạnh hơn về mặt hình khối kiến trúc của công trình.
Ưu điểm của thiết kế nhà mái bằng
Mái bằng có ưu điểm là có độ dốc nhỏ 5-8%, do đó chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao.
Mặt sàn của mái có thể kết hợp làm sân thượng, sân phơi.
Nhược điểm của thiết kế nhà mái bằng: nóng do lớp bê tông, lớp hồ dầu quét để chống thấm không đủ tỏa nhiệt và cách nhiệt.
Mái bằng công trình được đổ bằng chất liệu chủ yếu là mái bê tông nên khối lượng kết cấu thường nặng hơn so với những thiết kế mái khác do phải chịu một khối lượng vật liệu bê tông, sắt khá lớn.
Nhà mái bằng không dột nhưng việc thấm nước và tạo thành những vệt nước hay màu ố dưới trần cũng làm chúng ta khó chịu.
3. Nhà mái lệch
Nhà mái lệch cũng là một trong những loại mái nhà mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
Về mặt kết cấu, mái lệch giống với việc đổ mái bằng. Tuy nhiên, độ chênh lệch và dốc hai bên mái khác nhau, mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt.
Nhà mái lệch với các mặt cắt không cân xứng nhưng đầy tính gợi mở về môi trường sống giàu nét tự nhiên sẽ tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho gia chủ.

11/05/2021

Chi phí xây nhà bạn bao gồm:
Chi phí phá dỡ nhà cũ: Nếu xây dựng trên nền đất nhà cũ thì bạn phải tốn thêm khoản chi phí phá dỡ, san lấp mặt bằng.
Chi phí gia cố móng: Trong trường hợp nền đất yếu, gần sông, để đảm bảo sự kiên cố cho căn nhà thì bạn phải gia cố móng. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng và địa chất.
Chi phí cấp phép xây dựng: Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng mà lệ phí xây dựng khác nhau. Bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng.
Chi phí xây dựng cơ bản: Gồm chi phí xây dựng phần thô và chi phí xây dựng phần hoàn thiện, chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu.
Chi phí mua sắm vật tư thiết bị: Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn, tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà số lượng vật tư sẽ thay đổi. Chi phí này còn phụ thuộc nhiều vào nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng.
Chi phí thiết kế: Thông thường chi phí thiết kế chiếm khoảng 3% chi phí dự toán. Chi phí này có thể được tiết giảm nếu bạn xây đơn giản, xây theo mẫu sẵn.
Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh: Phát sinh chi phí là điều khó tránh khỏi trong xây nhà. Bạn cần dự trù một khoản dự phòng, thường khoảng 10% tổng chi phí ở trên.
Lập kế hoạch chi tiêu
Bạn cần lập một bản kế hoạch thể hiện các hạng mục chi phí như chủng loại, số lượng, nhà cung cấp, nhãn hiệu, thời gian dự kiến chi. Bạn cũng nên kiểm nghiệm thực tế để dự trù kinh phí đầy đủ và chính xác.

09/05/2021

Biệt thự
Nhà mái Thái
Nhà dân dụng
Ngói không nung

Website