BĐS Hà Nội
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from BĐS Hà Nội, Real Estate, .
SĂN SALE SỐC
Căn hộ 3 phòng ngủ tại The Matrix One Lê Quang Đạo
Giá đặt phòng duy nhất ngày hôm nay chỉ 1,8 triệu / ngày
Áp dụng cho thời gian: 16 - 31/6
Hotline 24/7: 0916612772
🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 CĂN HỘ CAO CẤP - PHỦ PHÒNG KHẮP HÀ THÀNH
----------🏅----------
⏱ ⏱ ⏱ Giờ/ ngày/ tháng\năm
📍 Tại Hà Nội: The Matrix One, Vinhomes Skylake, Vinhomes WestPoint, Vinhomes Green bay, Dcapitale 119 Trần Duy Hưng, Vinhomes Metropolis, StarLake DeaWoo, Vinhomes Smart City, Vinhomes OceanPark...
/-rose Căn hộ Studio
- 15\6 - 30\6: 800K-1400K --> giá khuyến mãi còn 500K-1100K
/-rose Căn hộ 1 ngủ
- 15\6 - 30\6: 1000K-1800K --> giá khuyến mãi còn 700K-1500K
/-rose /-rose Căn hộ 2 ngủ
- 15\6 - 30\6: 1400K-2200K --> giá khuyến mãi còn 1100K-1700K
/-rose /-rose /-rose Căn hộ 3 ngủ
- 15\6 - 30\6: 1900K-3500K --> giá khuyến mãi còn 1600K-2500K
/-rose /-rose /-rose /-rose Căn hộ 4 ngủ
- 15\6 - 30\6 : 3000K-5000K --> giá khuyến mãi còn 2800K-4000K
🔥 🔥 🔥 𝐐𝐔𝐀̀ 𝐓𝐀̣̆𝐍𝐆 HẪP DẪN 🔥 🔥 🔥
💎 Tặng bữa ăn sáng
💎 Hỗ trợ xuất hóa đơn
💎 Miễn phí xe di chuyển
💎 Tặng dịch vụ spa chuyên sâu
💎 Tặng vé bể bơi cao cấp miễn phí
💎 Tặng vé phòng tập gym miễn phí
💎 Tặng vé phòng chơi trẻ em miễn phí không giới hạn thời gian
𝐂𝐀𝐌 𝐊Ế𝐓! Căn hộ cao cấp, sạch đẹp, setup đủ đồ hơn khách sạn, căn hộ y hình, thân thiện, nhiệt tình........ 🍹🍹--- 🍹🍹 ...........
Liên hệ 24/24: - 0916.612.772/ 086 2358727
🏢 Trụ sở chính:Tòa Ruby The Matrix One, Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Hà Nội.
Giò chả Ước Lễ - Đặc sản của một vùng quê ngoại thành Hà Nội
Giò chả Ước Lễ đã trở thành đặc sản, ngon nức tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn được biết đến tại nhiều nước trên thế giới. Có lẽ ít ai chưa biết tới giò chả Ước Lễ, đặc sản của xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, một vùng quê ngoại thành Hà Nội.
Sản phẩm của làng Ước Lễ có nhiều loại: giò mỡ, giò bì, giò xào, giò ép, chả rán, nem chua… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giò lụa và chả quế. Giò Ước Lễ được làm cầu kỳ, công phu từ khâu chọn thịt lợn, làm sạch và giã thịt. Thịt giã giò chỉ dùng một loại thịt nạc mông, được giã liên tục, vừa giã vừa rút các sợi gân lẫn trong thịt, giã đến quánh đầu chày, mặt thịt ra nước thì nêm nước mắm ngon hạng nhất, thêm một số gia vị khác. Lá chuối gói giò cũng được chọn lựa kỹ càng, lá nõn lần trong, lá bánh tẻ lần giữa, lá già lần ngoài, nhờ đó mà sau khi giò luộc xong, quả giò thơm ngon, dậy mùi và đẹp mắt. Giò lụa được coi là ngon khi cắt ngang quả giò, mặt giò tròn vạnh, không dính dao, xuất hiện lỗ tròn nhỏ lăn tăn, miếng giò phơi màu trắng nõn hơi hồng, không một chút mỡ, dây gân.
Bên cạnh món giò lụa, người Ước lễ còn có món chả quế, chả rán, chả cốm... cũng đặc sắc không kém và được coi là món ăn thượng hạng. Chả quế của làng Ước Lễ rất ngon. Công đoạn chế biến cũng giống như làm giò, nhưng khi pha chế thì cho thêm bột quế. Trên bếp than hồng có đắp ngang một ống bương, người thợ lấy thịt đắp một lượt mỏng lên ống đắp, xoay tròn trên lửa than hoa nướng cho chín rồi đắp tiếp lần hai, lần ba. Khi thịt chín thì phết nước đã hòa bột hoa hiên có pha chút mật ong lên mặt chả quế, rồi lại cuốn miếng chả vào ống đắp, nướng se mặt. Chả quế ngon ở mùi vị của nó, vị bùi của thịt nạc nướng, vị thơm cay của quế, vị ngọt của mật ong và vị thơm nồng của hoa hiên.
Nguồn: Ẩm thực Hà Thành - Sở Du lịch Hà Nội
Xôi chè - Món ăn tinh tế, thanh tao
Thưởng thức món xôi chè là một thú thanh tao của người Hà Nội. Xôi cho món xôi chè phải là xôi vò, sắc vàng như nắng mùa thu. Trong các món xôi, có lẽ xôi vò là một trong những thứ xôi cầu kỳ nhất, đòi hỏi kỹ thuật công phu, tinh tế và khéo léo của người làm thì mới ra được món xôi vừa ý. Những hạt xôi ngon được bao bọc bởi lớp đậu xanh mịn màng, xôi có thể bốc tay nhấm nháp, mà cũng có thể nắm lại thành nắm nho nhỏ, chim chim.
Thành phần tạo nên món xôi nghe đơn giản, chỉ có nếp cái hoa vàng và đậu xanh loại đỗ tiêu, nhưng quy trình làm lại khá công phu. Gạo nếp được ngâm qua đêm, đãi sạch để ráo nước rồi vùi vào chiếc khăn vải thô và sạch cho hạt nếp khô rồi xóc ít muối vào gạo cho đậm hạt. Đỗ đãi sạch vỏ, đem đồ chín, để nguội rồi cà cho thật mịn.
Công đoạn trộn đậu xanh với gạo nếp phải thật khéo léo, để hạt nào cũng bám đều đậu xanh, thành một lớp áo đậu vàng mịn. Như thế, khi xôi đồ xong, hạt xôi mới tơi, không bị vón cục. Xôi chín được bắc xuống, xúc ra mâm, vừa đảo đều tay, vừa dùng quạt quạt liên tục cho xôi nhanh nguội và tơi hạt.
Chè ăn với xôi có thể là chè đậu đen, chè bà cốt, chè hoa cau, hay chỉ đơn giản là bát chè khuấy bột sắn man mát. Mỗi món chè đều có một vị ngon riêng: chè bà cốt thơm và ấm áp vị gừng, chè hoa cau, chè bột sắn phảng phất hương bưởi, hương nhài. Thưởng thức những món chè ấy với xôi vò, vị chè càng thanh hơn và vị xôi càng đậm đà hơn. Hai vị ấy quyện vào nhau làm nên dư vị không thể nào quên của món xôi chè.
Nguồn: Ẩm thực Hà Thành - Sở Du lịch Hà Nội
Xôi gấc - Đĩa xôi đỏ đẹp mắt và ngon miệng
Thời xưa, phải chờ đông đến, gấc vào mùa, Hà Nội mới có xôi gấc. Xôi có màu đỏ tươi, trông đẹp mắt, ăn ngon, hạt mềm dẻo, vị ngọt tự nhiên của gấc lẫn chút ngọt đường, vị beo béo, ngầy ngậy của gấc hòa với dầu ăn, tạo nên vẻ bóng láng, hấp dẫn cho món ăn.
Gấc chọn nấu xôi phải là những quả tươi nguyên, có dáng tròn, g*i nở đều, vỏ ngoài màu đỏ cam, cầm phải nặng tay. Gạo chọn nấu xôi là gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon của vùng quê Hải Hậu, Nam Định. Gạo vo sạch, ngâm qua đêm với chút muối. Chẻ dọc quả gấc, lấy nạc và hạt gấc bỏ vào bát to, cho vào chút rượu trắng, rồi dùng tay bóp cho gấc ngấm rượu, nạc gấc sẽ nhuyễn mịn ra, dậy màu đỏ tươi roi rói. Trộn nạc, hạt gấc với gạo nếp cho thật đều, gấc bám đỏ hạt gạo, nhuốm cả rá gạo thành màu đỏ tươi. Lúc này, cho nếp vào xửng hấp, trong quá trình hấp, chốc chốc phải đảo nếp lên cho xôi chín đều. Xôi chín thì tắt bếp, xửng hấp xôi vẫn để trên bếp, khi xôi còn nóng, nhấp thử vài hạt xôi để thăm chừng vị ngọt có sẵn do gấc tạo ra, rồi rắc thêm ít đường, tưới chút dầu ăn lên xôi, trộn đều sao cho xôi láng mặt và có vị ngọt như ý là được.
2101886.jpg
Người Việt có quan niệm, màu đỏ là màu may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, biểu trưng cho hạnh phúc và thành đạt. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên tạo hóa ban tặng, tạo nên may mắn, thuận hòa, hân hoan đón chào năm mới an khang, thịnh vượng. Vì lẽ đó, xôi gấc có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và luôn có mặt trong mâm cỗ đám cưới, tô điểm cho mâm cỗ và tô đẹp cho cuộc đời.
Nguồn: Ẩm thực Hà Thành - Sở Du lịch Hà Nội
LỄ HỘI LÀNG TRƯỜNG LÂM
Lễ hội đình Trường Lâm được tổ chức hàng năm vào mỗi độ xuân về, đây cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế của làng trong từng năm mà lễ hội được tổ chức to hay nhỏ. Nếu năm nào được mùa làng sẽ vào đám to, thường kéo dài từ ngày mồng 6 cho đến hết ngày 17 tháng Hai âm lịch (tính từ những ngày chuẩn bị cho hội đến khi rã đám), chính hội thường từ mồng 10 đến 15. Vào dịp này làng cũng có lệ mời các làng kết chạ đến dự hội, các chạ anh, chạ em đều rước lễ đến dự và được làng đón tiếp rất trân trọng, thân tình. Các làng kết chạ là các làng xung quanh làng Trường Lâm (như Kim Quan…) có mối quan hệ, giao lưu với Trường Lâm về các mặt kinh tế, xã hội…, chứ không phải là cùng thờ chung một thần thành hoàng. Diễn trình hội theo thứ tự thời gian âm lịch như sau:
- Sáng mồng 6: tổ chức lễ Tế Xuân. Đây cũng là nghi thức chuẩn bị cho việc mở hội, để dân làng thỉnh/kính báo với các vị thần linh, và mời các ngài về dự hội.
- Sáng mồng 7: lễ rước nước (xin nước ở giếng làng) được tổ chức nghiêm trang, thành kính với quy mô nhỏ gọn, không rước kiệu. Đoàn rước chỉ có ông chủ lễ (quan chủ lễ), hai thanh niên khiêng chóe nước, một người đi bên cạnh để che lọng cho chóe nước, một người đánh trống khẩu, mấy người rước cờ. Những nam thanh niên khiêng nước và che lọng đều chưa có vợ. Ông chủ lễ là người trực tiếp múc nước. Nước xin về được dùng để lễ Thánh.
- Sáng mồng 8: rước mã (từ nhà của người làm mã về đình). Mã rước về sẽ được thờ trong hậu cung cho đến ngày rã hội.
- Sáng mồng 9: rước văn (từ nhà của ông tả văn về đình), sau khi rước văn về đình có tuần tế văn.
- Mồng 10: là ngày hóa của đức thánh Linh Lang nên làng thường lấy ngày này làm ngày vào đám với lễ kỳ phúc lớn nhất trong năm. Đồng thời, vào ngày này, làng cũng cử đại diện đến đền Voi Phục để dâng lễ Thánh.
Sáng mồng 10, sau tuần tế Thánh hóa là lễ rước kiệu từ đình lên nghè để rước đức thánh Linh Lang về nhập vào đình. Đây là lễ rước chính của hội nên đoàn rước phải đầy đủ kiệu (3 cỗ long đình và 3 cỗ bát cống) và các đồ thờ tự (từ trống đại/trống sấm, trống thiều, cờ lệnh, cờ mao tiết, cờ hội, phường bát âm, cỗ ngựa trắng, các đồ lỗ bộ, bát bửu…), do vậy vào dịp này làng phải huy động hầu hết các thành viên tham gia vào việc rước thì mới có đủ người. Trong đám rước có trò phất cờ và chỉ có múa sư tử chứ không có múa rồng. Trò phất cờ do 4 thanh niên khỏe mạnh thực hiện. Cả 4 người mặc trang phục đồng màu thắt lưng xanh hoặc đỏ, tay cầm cờ (cờ hội/thần) vừa chạy chéo trước đoàn rước, vừa hát múa theo nhịp trống cái những bài ca thể hiện mong muốn mùa màng tốt tươi, các làng chạ anh chạ em luôn đoàn kết cùng nhau :
Cầu cho mạ tốt như rau
Lúa tốt bằng đầu
Bông cái bằng bông lau
Bông con bằng bông sậy
Hay là:
Trong đồng lúa tốt
Sai hạt nặng bông
Ngoài bãi tốt dâu
Ba bốn chạ ta yêu nhau... ha hừ
Ra đến nghè miếu thì làm lễ “tưởng thỉnh”, và có một tuần tế của các quan (gồm tiên chỉ, lý trưởng, chánh hội...) để mời Thánh về dự hội. Tế xong lại rước các ngài về đình, sau đó có tuần tế an vị, rồi tế nhập tiệc và vào tiệc.
Từ mồng 10 đến ngày 12 là lễ kiêng vào 3 ngày hóa của đức thánh Linh Lang, nên làng chỉ tổ chức các hoạt động cúng giỗ (tế, lễ dâng hương), mà không có trò hội nào cả.
- Ngày 11: là ngày chính thức vào hội, có tế cỗ tứ tộc (4 họ lớn trong làng: Âu, Lương, Hà, Nguyễn (thực ra là Trịnh), mỗi họ một lễ xôi thủ (lợn).
- Ngày 12: đón lễ quan chủ (tức là ông chủ tế dâng lễ đức thánh), mâm lễ có xôi thủ. Lễ này chính là từ thành quả lao động một năm của gia đình ông chủ tế trên ruộng đình.
- Ngày 13, 14: diễn ra các hoạt động lễ Thánh của các gia đình và các phe giáp trong làng. Cũng từ ngày 13 trở đi mới có các trò vui hội được tổ chức vào cả ban ngày và buổi tối, như đánh cờ người, hát nhà tơ (hát cửa đình), hát tuồng, chơi đu...
- Ngày 15: vào buổi chiều tối (khoảng 5 – 6 giờ chiều) có tế “rắn lột”, đây cũng là tuần “tế rã” hay còn gọi là tế “phụng tống”. Khi các quan viên đang tế Thánh ở chính điện thì “Bạch xà” (Rắn thần, do 15 thanh, thiếu niên chưa vợ giả làm các khúc thân rắn, nắm thắt lưng nhau thành cả con rắn) sau khi ngồi dưới ban thờ Thánh trong hậu cung (gần thần để hưởng phúc thần ban) sẽ “bò” ra khu vực tế Thánh trong không khí lặng lẽ, trang nghiêm, đèn đuốc lúc này phải tắt hết, rồi ra thẳng ngoài sân. Khi ra đến sân, sau khi lượn vài vòng rắn sẽ “lột”. Trong khi đó ở chính điện, các quan viên vẫn tiếp tục tế Thánh, trước ban thờ lúc này có thêm trò “múa tiên”. Trò này do 4 thiếu niên khoảng 13 - 15 tuổi thực hiện. 4 người sẽ chia làm 2 đôi, mỗi đôi 1 nam 1 “nữ” (là nam mặc trang phục nữ) công kênh nhau lên: nam làm trụ ở dưới, “nữ” ở trên hai tay cầm hai cái đĩa trên có cây nến đang cháy. Người ở trên sẽ phải vừa múa vừa giữ thăng bằng sao cho hai cây nến ở hai tay không bị đổ hay tắt. (Đây có thể là một dạng trò khéo, gần với xiếc ?). “Rắn lột” xong, lại từ ngoài sân vào chính điện rồi vào hậu cung để vòng ra sân tiếp tục “lột”, cứ như vậy cho đến hết tuần tế (khoảng 3 lần “lột”).
Sau khi tế Thánh xong, toàn bộ đồ mã trên các cung sẽ được hạ xuống (gồm có các cỗ mũ, hia và tiền vàng), còn hình đầu và đuôi rắn sẽ được xếp lên một cái mâm. Những đồ mã này sẽ được rước đến “bến mã” để hóa. Bến mã ở một khu ruộng của làng chứ không nằm trong khu vực cư trú. Đám rước mã cũng có quy mô như đám rước sáng mồng 10, nghĩa là phải có đầy đủ kiệu và các đồ rước xách, chỉ khác là đoàn rước chỉ phụng nghênh đức Thánh đến bến mã, và phải đốt đuốc để đi. Hóa mã xong, khi quay về đoàn rước phải tắt hết đèn đuốc, im lặng đi trong bóng tối chứ cũng không có trống chiêng gì nữa, lúc này nam nữ trong làng được phép chọc ghẹo nhau.
- Ngày 16: buổi sáng có lễ tạ Thánh.
- Ngày 17: buổi sáng có tuần tế mở cửa đình cầu mong đức Thánh thường kỳ giáng phúc đến với dân làng.
* Lễ hội đình Trường Lâm từ năm 1994 đến nay
Sau một thời gian dài gián đoạn vì những yếu tố chủ quan và khách quan, đến năm 1994 lễ hội đình Trường Lâm mới được tổ chức lại, nhưng thời gian mở hội và việc thực hiện các lễ thức cũng đã có sự thay đổi so với trước, nay chỉ mới phục hồi được tuần tế rắn lột. Đây là một lễ thức khá độc đáo, trực tiếp nhắc đến nguồn gốc (rắn thần) của đức thánh Linh Lang, đồng thời cũng phản ánh những nhận thức của người dân địa phương về vai trò, chức năng cũng như nhân thân và hành trạng của vị thần bảo trợ cho cộng đồng.
Từ 7h30phút sáng ngày mồng 9, đông đảo dân làng đã tề tựu ở đình để chuẩn bị cho lễ khai hội. Có mặt ở đây không chỉ là nhân dân khu dân cư Trường Lâm, mà còn có khá đông du khách thập phương.
Sau lễ khai mạc, lực lượng rước hội tập trung tại sân đình theo đúng đội hình và vị trí. Đến giờ đã định, đoàn rước bắt đầu khởi hành. Tuy cùng xuất phát từ đình nhưng lộ trình của mỗi nhóm sẽ không giống nhau:
- Nhóm rước văn từ đình sẽ rẽ phải để đến nhà ông tả văn. Thành phần chính của nhóm này gồm có : trống hội/hậu - 5 lá cờ rước - thủ hiệu - long đình (được 8 người phù giá) - ông quan văn - lễ vật (do 2 người đàn ông khiêng) và 1 người phù giá che lọng - ông tả văn - bát bửu (được những người đàn ông mặc áo the đen, đội khăn xếp đen vác) - đoàn dâng hương (là 10 cụ bà trong trang phục áo dài vàng, quần trắng) và cuối cùng là dân làng.
- Nhóm rước mã cũng từ đình rẽ phải để đến nhà làm mã. Thành phần chính của nhóm này gồm có : 5 lá cờ rước - trống - thủ hiệu - trống khẩu - võng mã (do 2 thanh niên đội nón xanh khiêng) - lễ khênh mã - bộ gươm và bát bửu (do 8 thanh niên mặc áo the khăn xếp vác) - các cụ ông và cuối cùng là dân làng. Đến nhà làm mã, một bô lão sẽ đại diện cho dân làng dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên của gia chủ để xin được rước mã về đình. Mã gồm có 3 cỗ mũ, hia, tiền vàng, và quan trọng nhất là hình đầu và đuôi rắn. Những đồ mã này đã được gia chủ chuẩn bị từ trước khi vào hội. Xin được mã xong, cả nhóm sẽ xuống giếng làng nhập vào đoàn rước nước để về đình.
- Nhóm rước nước sẽ từ đình rẽ trái để ra giếng. Giếng làng có từ lâu đời, vừa là huyệt thông âm vừa cung cấp nước ăn cho cả làng. Trong trí nhớ của người Trường Lâm thì nước giếng chưa bao giờ bị cạn, dù hạn hán đến mấy mạch nước trong giếng vẫn không ngừng tuôn chảy. (Giờ đây người dân đã có nước máy nên giếng làng chỉ còn hiện diện như một di tích biểu trưng về yếu tố tâm linh, sau giao thừa dân làng vẫn ra giếng múc nước về nhà để lấy may cho cả năm).
Phần lớn đoàn rước đi theo nhóm rước nước nên đoàn này đông đảo nhất, gồm có: đội múa sư tử - cờ Tổ quốc (do 3 cựu chiến binh rước : 1 người đi giữa vác cờ, hai người đi hai bên hộ tống) - trống tiểu - 5 lá cờ hội - cờ lệnh - cờ mao tuyết - chiêng - cỗ ngựa trắng - gươm, đao, binh khí (8 phù giá vác) - 3 biển tĩnh túc - 5 lá cờ hội - cụ từ - chóe nước của đình (2 thiếu nữ khiêng chóe và 1 thiếu nữ cầm lọng che) - nhà sư - chóe nước của chùa (2 thiếu nữ khiêng chóe và 1 thiếu nữ cầm lọng che) - 3 cỗ kiệu bát cống (nay không khiêng mà thay vào đó là bánh xe để đẩy, đi đầu là kiệu của đức thánh Linh Lang, do các thanh niên đẩy, theo sau là 2 kiệu của hai đức thánh bà do những người phụ nữ đẩy) - quan thị trung - hội Phật tử (12 người đại diện) và cuối cùng là dân làng. Đến giếng, ông từ sẽ múc nước vào chóe của đình và nhà sư sẽ múc nước vào chóe của chùa. Trước đây, nước sẽ được múc trực tiếp từ giếng lên, nhưng nay do nước giếng không còn sạch nên phải chuẩn bị sẵn một chóe nước sạch để dưới giếng, và nước được múc từ chóe đó chứ không phải từ giếng. Như vậy, giờ đây việc ra giếng xin nước về lễ thánh chỉ còn mang tính tượng trưng. Xin nước xong cả đoàn sẽ cùng với nhóm rước mã lên đường 30m, rồi ra quốc lộ 1 để nhập với nhóm rước văn, sau đó quay về đình.
Về đến đình, toàn bộ đồ mã được dâng lên các đức Thánh để thờ cho đến chiều tối ngày 11 mới hóa. Sau đó các thành viên tham gia rước lần lượt vào lễ Thánh. Tiếp theo là lễ dâng hương và tế Thánh.
Trong suốt 3 ngày hội, ngày nào ở đình cũng diễn ra từ một đến hai tuần tế Thánh, nhưng tuần tế cuối cùng vào chiều ngày 11 là đặc biệt nhất, làm nên nét đặc sắc cho hội làng Trường Lâm. Tuần tế này bắt đầu từ lúc 5 giờ chiều, còn được gọi là tế rắn lột, vì khi các quan viên đang tế Thánh ở chính điện thì nghi lễ/trò rắn lột cũng bắt đầu.
“Rắn” được thể hiện bằng người thật, mỗi người tượng cho một đốt rắn, gồm 18 thanh, thiếu niên mặc quần trắng, áo trắng (biểu tượng gắn với nước) viền nẹp vàng ở tay áo, cổ áo, nẹp áo và gấu áo, thắt lưng vàng đứng nối nhau, người đứng sau khom lưng bám/nắm vào thắt lưng của người đứng trước. Hình đầu rắn và đuôi rắn làm bằng cốt tre rồi phết giấy màu trang trí, được người đi đầu đội (đầu) và người cuối cùng đeo sau lưng (đuôi).
Khi ở ban thờ tòa đại đình các quan viên bắt đầu chuẩn bị tế Thánh thì trong hậu cung, hai thanh niên làm “đầu” và “đuôi” rắn (còn được gọi là “ông đầu” và “ông đuôi”) cũng thay mặt cả đội lễ thánh và hạ hình đầu, đuôi rắn trên ban thờ xuống để đeo vào người. Khi đã đủ cả đầu và đuôi, rắn “trườn” xuống gầm ban thờ và ngồi đợi ở đó trong bóng tối mờ ảo vì đèn điện phải tắt hết, lúc này như đã có một sự đồng nhất nào đó giữa thần và rắn, rắn đã được thiêng hóa để trở thành “Bạch xà đại tướng”. Sau 1 khoảng thời gian nhất định rắn trườn khỏi hậu cung rồi qua cửa ngách bên phải tiến ra chính điện, theo hiệu lệnh trống khẩu và lời hát tế của người giáo đầu:
Bạch xà đại tướng
Mình dài nghìn trượng
Đi khắp trần gian
Trị an thiên quốc
Phục bốn phương trời
Diệt hết tà ma
Trở về làng ta
Là Trường Lâm sở
Mở tiệc xướng ca
Đình trung vui vẻ
Chúc già mạnh khỏe
Con cháu thảo hiền
Trẻ được bình yên
Gia đình hạnh phúc
Nghe lệnh trên truyền
Tôi đi phường khác
Mã nhi tấu nhạc
Thánh dã hoàng thiên
Phong tục cổ truyền
Nhân dân kế phụng[1]
Trong không khí trang nghiêm, các quan viên đang tế Thánh, rắn thần “hiện” lên trước mắt dân làng thật sống động: “Ông đầu” đi theo người giáo đầu, những người phía sau cúi khom lưng, hai tay người sau nắm chặt thắt lưng người trước, nhẹ nhàng trong nhịp bước cách điệu, đem lại cảm giác một “Bạch xà” đang dần hiển hiện từ lời văn tế đang được xướng lên. Ra đến ngoài sân “rắn” sẽ lượn vòng trước khi lột, hình ảnh này phần nào gợi nhớ đến trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây của trẻ em xưa. Sau khi lượn, rắn bắt đầu lột: người mang đuôi rắn sẽ duỗi chân nằm ngửa đầu tiên, những người ở phần thân dang hai chân đi lùi qua người này đến điểm thích hợp sẽ nối tiếp nhau nằm ngửa theo thứ tự, chân người này chạm vào vai người kia, cho đến đầu rắn. Sau đó, giáo đầu sẽ vừa đánh trống khẩu vừa hát tế. Lời hát tế vừa dứt, “đầu rắn” sẽ đứng dậy dang hai chân tiến qua những người còn lại vẫn đang nằm ngửa, tiếp theo là những khúc ở phần thân rắn, cứ lần lượt như vậy cho đến cuối cùng là “đuôi rắn”. “Lột” xong rắn quay vào đại đình, rồi vào hậu cung theo cửa ngách phía bên trái để “trườn” xuống dưới bàn thờ, trong khi trước ban thờ ở đại đình, đội tế nam quan vẫn tiếp tục tế Thánh, 4 “vũ công” vẫn tiếp tục múa xênh tiền. Cho đến khi tuần tế kết thúc, “rắn” sẽ lột theo đúng trình tự như vậy 3 lần.
Sau tuần tế rắn lột người ta sẽ làm lễ hóa mã, lễ thức cuối cùng trước khi rã hội. Đồ mã trên các ban thờ được hạ hết xuống, cùng với hình đầu đuôi rắn, để rước ra phía ngoài cổng đình cùng với các bó đuốc đang cháy. Tuy chỉ có một đoạn đường rất ngắn, những đồ mã vẫn được rước với đầy đủ các đồ nghi trượng như đám rước sáng mồng 9. Đến nơi, toàn bộ đồ mã sẽ được tập trung hóa hết.
Năm 2018 Lễ hội truyền thống làng Trường Lâm được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm bởi đúng mùa lễ hội năm nay, nhân dân Trường Lâm, phường Việt Hưng vinh dự đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận tại Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/01/2018 và đón bằng công nhận các đạo sắc phong của địa phương là tài liệu quý, hiếm được công nhận tại Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 05/3/2018 do Chủ tịch UBND thành phố ký quyết định.
ĐÌNH TRƯỜNG LÂM
Làng Trường Lâm xưa thuộc một vùng đất cổ nằm giữa sông Hồng và sông Đuống (hay còn có tên là Thiên Đức), từ thời Lý, nơi đây có tên gọi là Lâm Ấp, thời Lê là Hoa Lâm sở, đến năm 1841 mới đổi tên là Trường Lâm sở, về sau bỏ chữ “sở” chỉ còn tên Trường Lâm. Trước năm 1945 Trường Lâm thuộc tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1954 Trường Lâm thuộc quận 8 Hà Nội, từ năm 1963-2003 thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, từ năm 2004 đến nay là khu dân cư Trường Lâm (gồm các tổ 1, 2, 3, 10, 11, 12), phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Làng Trường Lâm thờ ba vị thành hoàng là Linh Lang đại vương, Thiên tiên Đào Anh phu nhân công chúa (hay Đào Hoa công chúa) và Phù Nàng công chúa. Theo truyền thuyết dân gian ở Trường Lâm, hai vị Thánh nữ là hai nhân thần ở vào thời Lê, đã có nhiều công lao lớn, được dân làng thờ phụng từ lâu. Có ý kiến còn cho rằng, hai vị Thánh nữ được làng thờ đầu tiên, sau mới thờ Linh Lang đại vương , nhưng cho đến nay đức thánh Linh Lang đã được thờ làm đệ nhất, và lễ hội của làng chủ yếu để tôn vinh Ngài.
Về sự tích đức thánh Linh Lang ở Trường Lâm, hiện nay người dân địa phương đã coi bản ngọc phả Linh Lang đại vương - Hoàng tử thứ tư đời Lý Thánh Tông, do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc 1 (1572), là thần tích của đức thánh Linh Lang đang được thờ phụng ở đây. Theo đó, đức thánh Linh Lang vốn là con trai Long Vương, được giáng hạ, thác sinh làm con vua Lý Thánh Tông, mẹ Ngài là Hạo Nương quê ở Bồng Lai - Thị Trại. Sau khi dẹp tan giặc Vĩnh Trinh cứu nước, vào ngày 10 tháng Hai âm lịch ngài hóa thành Bạch xà dài hơn trăm trượng bò xuống hồ Tây (câu “Sinh Thị hóa đầm”: Thị là Thị Trại, còn đầm là hồ Tây, đã nói về hành trình này của Ngài). Nhớ ơn Ngài, nhà vua đã ban cho những địa phương nằm trong vùng bao phủ bởi lá cờ (khi đi đánh giặc) của Ngài, được thờ cúng Ngài, và Trường Lâm cũng là một vùng đất như vậy.
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát điền dã tại địa phương, chúng tôi đã tìm được một văn bản chữ Hán có tên là Thần tích đình Trường Lâm, ghi lại một cách sơ lược nhất sự tích về đức thánh Linh Lang đang được dân làng Trường Lâm thờ phụng tại đình. Giữa văn bản này với bản ngọc phả nói trên có những chi tiết khác biệt nhất định, và văn bản này cũng mang tính địa phương rõ rệt hơn. Đối chiếu với những tài liệu thành văn và truyền miệng khác ở Trường Lâm, chúng tôi cho rằng đây mới chính là sự tích vị thần của đình Trường Lâm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bản dịch tiếng Việt Thần tích đình Trường Lâm :
“Toàn dân sở Hoa Lâm, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Bắc Ninh kính cẩn chép lại sự tích Đức Thánh được phụng thờ trong ngôi đền linh thiêng bậc nhất.
Kính thay!
Đức thánh Linh Lang Đại vương thuộc dòng dõi con vua triều Lý. Thân mẫu của Ngài là người thôn Hồ Cá, làm nghề giặt lụa. Vua lý thường ngự giá ra Hàng Vải, hồ Dâm Đàm tắm gội, thấy người con gái giặt lụa xinh đẹp, đem lòng yêu quý, liền đưa vào cung. Sau đó, bà mang thai, sinh hạ được một người con trai tướng mạo rất khôi ngô, tuấn tú. Đến năm 8 tuổi mà Đức Thánh vẫn chưa biết nói. Đương khi tiết trời hạn hán, nhân dân đói khổ, Đức Thánh bỗng dưng cất tiếng nói với các bô lão trong ấp rằng: Ta là con hoàng đế, đem ta đến gặp vua cha, ắt sẽ có mưa. Các bô lão làm theo lời Đức Thánh và tâu với vua những điều mắt thấy, tai nghe. Vua liền giữ lại và nuôi Đức Thánh trong cung cùng với các hoàng tử. Quả nhiên sau đó trời đổ mưa xuống, năm ấy được mùa to. Sau đó, Hoàng tử mắc bệnh đậu mùa, ba tháng mà chưa khỏi, nốt mọc toàn thân, vẩy đen như nốt ruồi, các ngự y cũng phải bó tay, không tìm ra phương thuốc chữa trị. Đức vua phiền muộn than rằng: Nếu không phải con của trẫm thì đừng làm cho các ngự y phải khổ nữa. Hoàng tử tâu rằng: Ta thực không phải là con của bệ hạ, xin hãy vây màn xung quanh, ta sẽ tự “ra đi”, nhưng mong được hưởng ơn trời, tại chỗ ta “ra đi” hãy lập đền đài thờ phụng là ta mãn nguyện rồi. Vua Lý liền ưng thuận. Khoảng một canh giờ sau, vạch màn ra xem, thấy một con giao long màu đen, thân cuộn tròn như rắn, rồi trườn theo hướng Tây về phía Tây hoàng thành, đến lùm cây rậm rạp bên bờ hồ Linh Lang thì ngóc đầu quấn lên cành cây nằm vắt vẻo. Những người đi theo chứng kiến được, liền đem chuyện ấy về kể cho vua nghe. Vua nghe xong liền ra lệnh tuyên chỉ, phong là Linh Lang - theo điển lệ cổ từ thời Hùng Vương: gọi các con của vua là “Quan Lang”. Vua lại ra lệnh xây dựng đền thờ Đức Thánh ngay trên đất ấy. Vua vừa lệnh xong thì đột nhiên con rắn ấy trườn xuống dưới nước rồi biến mất (hiển linh). Từ đó về sau, mỗi khi cầu tạnh hoặc cầu mưa ở nơi Thánh hiển linh thường rất linh ứng. Các triều đại sau đó đều gia phong cho Đức Thánh tước Vương, hạng Thượng đẳng thần. Đến thời Lê, triều đình sắc phong cho đền thờ Đức Thánh ba chữ: “Tối linh từ” - Đền linh thiêng bậc nhất. Đức Thánh xuất thế và hiển linh từ triều Lý, để lại nhiều dấu tích thiêng ở phía Bắc sông, trong đó, “Đền Phúc Phố” ở khu vực Thọ Xương (thuộc Kinh thành) là một nơi Đức Thánh đã hiển linh. Ngôi đền này nằm ở phía Bắc phủ thành Trịnh Vương. Dưới thời Trịnh Minh Vương, đồn quân phòng ở bên cạnh đền thờ bị cháy, quan quân ra sức dập lửa, bỗng thấy một ông lão đứng trên phủ thành, tay cầm lá cờ màu xanh phất lên để dập lửa. Đám lửa đang cháy ngùn ngụt, gặp ngọn cờ của Thánh thì tản ra và tắt dần. Khi lửa tắt hẳn, người ta không thấy ông lão ấy đâu. Khi Trịnh Tĩnh Vương có ý di dời đền thờ Thánh để mở rộng phủ thành, đang đêm, Vương nằm mơ gặp một ông lão nói với Vương rằng: “Hà cớ gì mà cậy quyền thế cưỡng bức”. Sau khi tỉnh mộng, Trịnh Tĩnh Vương đã từ bỏ ý định di dời đền thờ Thánh. Những nơi Đức Thánh từng hiển linh nhiều không kể xiết. Ngài thuộc hệ Thủy thần, rất đỗi linh thiêng mà chẳng có gì huyễn hoặc. Trong số sắc phong cho Thánh từ xa xưa có đoạn viết: “Công đức tiêu nước/phân lũ, được ghi vào ngọc phả/ngọc điệp, uy linh hiển hiện, có công phù giúp đế vương giữ gìn xã tắc vững bền, được thờ tự ngang hàng với thần Bạch Hạc, Cao Sơn”. Khi xem trong thần tích và những chuyện linh dị, còn có đoạn viết: “Truyền rằng: khi bờ đê sông Nhị Hà bị vỡ ở phía Bắc, nước tràn vào 4 thôn, xã của huyện Đông Ngàn/Ngạn, tạo thành một cái vực lớn. Nước lũ tiếp tục chảy xuống khu vực xã Hoa Am, huyện Gia Lâm, tạo thành một cái đầm dài, đến gần lùm cây rậm rạp thuộc địa giới khu vực Hoa Lâm, nước ngưng tụ lại và có màu/sắc đỏ, khiến cho người và vật đều cảm thấy bất an. Khi hỏi các thầy bói thì họ đều nói rằng: Đức Thánh hiển linh tại đây. Do đó, bản sở (Hoa Lâm) đã lập đền thờ phụng, thôn xóm luôn được bình yên”. Sự linh ứng của Đức Thánh há có thể đong đếm hết được sao? Nay kính cẩn lược thuật những điều nghe thấy và ghi chép lại để truyền cho đời sau.
Ngày tốt tháng 2 năm Giáp Thân (1944).
Bản sở (Trường Lâm) cùng ký tên”[1].
Qua những ghi chép này có thể thấy được hành trạng của đức Thánh cũng như quyền năng của Ngài, và cả lý do Ngài được thờ phụng ở Trường Lâm. Không những thế, nhiều chi tiết trong thần tích cũng sẽ được “nhắc” lại trong một số lễ thức của lễ hội, tiêu biểu nhất là nghi lễ tế rắn lột, một minh chứng rõ ràng nhất về sự gắn kết hữu cơ giữa thần tích/truyền thuyết và lễ thức trong một lễ hội.
Theo lời kể của các cụ bô lão trong làng thì đình Trường Lâm đã có từ xa xưa và di chuyển vị trí nhiều lần theo địa điểm cư trú của làng. Theo hồ sơ xếp hạng di tích thì đình có các niên đại tạo dựng chủ yếu như sau:
- Tòa Đại đình có niên đại trong khoảng từ năm 1846 đến năm 1896.
- Ống muống có niên đại năm 1903.
- Hậu cung có niên đại 1913 .
- Tòa Tiền tế có niên đại năm 1925.
Tuy nhiên, qua các dấu tích và phong cách kiến trúc của đình Trường Lâm thì việc tạo dựng đình có thể theo trình tự như sau: Khoảng đầu thế kỷ XIX, tại địa điểm ngôi đình hiện nay đã tồn tại một tòa kiến trúc có mặt bằng hình chữ công, hai bên có 2 tòa Giải vũ. Đến năm 1903, dân làng đã cho tu bổ và di chuyển tòa Đại đình có niên đại 1846 về vị trí Đại đình hiện nay. Đợt tu bổ này đã xây dựng toàn bộ hệ tường gạch Bát Tràng cổ của Hậu cung và ống muống cùng toàn bộ hệ khung gỗ của ống muống, nên niên đại ghi trên thượng lương của tòa ống muống có ghi là năm 1903.
Đợt tu bổ năm 1913 đã thay toàn bộ phần gỗ mái của Hậu cung và xây tường gạch thẻ phần Nhà quan và Nhà cụ thọ hai bên Giải vũ cũ. Tòa Tiền tế được xây dựng năm 1925 và sau đó là 2 tòa Tả mạc, Nghi môn ở phía trước sân đình. Bên ngoài là ruộng và ao đình. Sở dĩ có lý giải như vậy là dựa vào các căn cứ: Thông thường phía trước các di tích xưa thường có 2 tòa Tả mạc, qua sự biến đổi mở rộng của tòa Đại đình nên 2 tòa Tả mạc cũ đã như bị lui lại thành 2 nhà Giải vũ như hiện nay. Mặt khác, tòa Đại đình cũ trước khi tu bổ, đã thể hiện rất rõ sự lắp ghép nên làm di chuyển một số mộng gỗ và một vài cấu kiện không khớp với nhau. Vì vậy, Đại đình đã xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến trong đợt tu bổ năm 2004 đã phải thay thế hầu hết các cấu kiện kiến trúc bằng gỗ của hạng mục này.
Do sự xây dựng và tu bổ đình diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, sự ghi chép còn sơ sài, nên các dấu tích nguyên gốc còn lại của đình là bằng chứng xác thực nhất minh chứng cho quá trình tạo dựng trên. Theo đó, hiện vật còn sót lại của tòa Đại đình (1846) là bộ đầu dư và 2 bức còn chạm hình tượng rồng ổ tại gian giữa của Đại đình, đi kèm với gian giữa là bộ cửa võng cũng có phong cách chạm trổ của niên đại nửa đầu thế kỷ XVIII.
Hệ kết cấu gỗ 3 gian Hậu cung của đình được gia công đơn giản theo lối “bào trơn mộng bén”, vì kèo chồng rường. Phần tòa ống muống có 4 gian 8 cột với các bộ vì kèo kiểu “thượng chồng rường hạ kẻ” ngồi lên xà nách, đầu xà gối vào tường hồi. Bộ vì đầu tiên có các bức còn chạm trổ tinh vi tạo nên vẻ uy nghiêm với hình tượng rồng chầu 2 bên, vì nóc chạm hình hổ phù ngậm chữ thọ, điểm xuyết xung quanh là các đường triện và hoa lá; phía trên cửa cung có bức đại tự sơn son thếp vàng ghi bốn chữ “Thánh cung vạn tuế”.
Tòa Đại đình có cấu trúc năm gian 2 dĩ với bộ vì kèo 4 hàng chân. Phần bẩy hiên truyền thống cũ của bộ vì này đã mất khi tạo dựng thêm tòa Tiền tế vào năm 1925. Kết cấu gỗ hiện được thay mới toàn bộ bằng gỗ lim, song vẫn lưu giữ được nhiều họa tiết đục chạm cũ. Cấu tạo vì kèo theo kiểu “thượng giá chiêng chồng rường con nhị, hạ kẻ”, riêng 2 vì chính gian giữa có ván bưng chạm rồng ổ. Cấu trúc tòa Tiền tế được mở rộng do kết cấu vì mái làm theo kiểu cột trốn đứng trên quá giang, quá giang lại gối 2 đầu lên tường trụ xây cuốn. Toàn bộ 6 bộ vì được làm theo kiểu “giá chiêng chồng rường, hạ cốn”. Toàn bộ các chi tiết gỗ được gia công chạm trổ rồng, phượng kỹ lưỡng. Phía ngoài 5 bộ cửa bức bàn được chạm trổ hoa lá có hình thức “thượng song hạ bản” là phần hiên với mặt tiền xây cuốn gạch, mà gian giữa được cuốn cao, hướng đường cong ra phía trước tạo hình thức mặt đứng theo kiểu kiến trúc cung đình Huế, thịnh hành trong thời kỳ đầu thế kỷ XX.
Toàn bộ nền đình được chia 2 cấp, gian giữa hạ thấp xuống khoảng 30cm; hai bên xây cao hơn tạo trục không gian hành lễ nghiêm trang. Điều này nói lên cấu trúc của ngôi đình có niên đại muộn (thế kỷ XIX) đã không còn khả năng làm sàn gỗ hai bên.
Hai bên sân gạch rộng, phía trước nhà Tiền tế còn lại dấu tích hai nền nhà Tả-hữu mạc cũ được xây dựng cùng thời kỳ với Nghi môn cũ của đình (các di tích này đã bị mất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ). Nghi môn mới đã được nhân dân địa phương phỏng dựng trên nền móng cũ.
Có thể nói, chính quyền và nhân dân Trường Lâm rất quan tâm tới di tích, thể hiện qua quá trình tu bổ, tôn tạo lâu dài, cụ thể là những năm 1979, 1980, nhân dân Trường Lâm đã từng bước khôi phục lại hệ thống đồ thờ tự đã bị xuống cấp trong thời kỳ chiến tranh và do hợp tác xã nông nghiệp sử dụng làm kho nông nghiệp. Sau đó đến năm 1982 đã sửa chữa toàn bộ cửa đình, năm 1987 đảo ngói, chống ẩm và chỉnh trang diện mạo di tích gần như ngày nay… Vì những giá trị di sản văn hóa đặc trưng, di tích đình Trường Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật tại Quyết định số 97/QĐ ngày 21/01/1992.
Một di tích thời kỳ hiện đại là tượng đài Bác Hồ với nhà Phương đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cuối thế kỷ XX chiếm vị trí trang trọng của khu sân đình hiện nay là nhằm ghi lại sự kiện 2 lần Bác Hồ về thăm địa phương - được Đảng bộ, chính quyền nhân dân Trường Lâm mãi mãi tự hào và lưu truyền. Đó là ngày 18/2/1958, tức sáng mồng một Tết Mậu Tuất, Bác Hồ và lãnh đạo Uỷ ban hành chính Hà Nội, lúc đó là Bác sĩ Trần Duy Hưng đã về thăm, biểu dương chính quyền và nhân dân Trường Lâm có nhiều thành tích làm thủy lợi chống hạn, khai hoang trong năm 1957. Lời căn dặn của Bác về sản xuất, bảo vệ giữ gìn di tích đình Trường Lâm, chăm lo đời sống, học tập cho thiếu nhi địa phương vẫn còn đọng sâu trong tâm khảm nhiều cụ phụ lão của thôn, đã được kể lại nhiều lần cho con cháu nghe và học tập. Một lần khác, Bác về Trường Lâm để dự Hội nghị chiến sĩ thi đua của Bộ Nông trường, tổ chức tại xóm Thanh Đồng. Do vậy, ngoài việc là di tích lịch sử truyền thống của địa phương, đình Trường Lâm còn là nơi lưu giữ kỷ niệm không phai mờ tình cảm của nhân dân địa phương với Bác Hồ kính yêu. Ngày 19/5/2006, thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển Di tích lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm.
Với sự phát triển đô thị hóa tại địa phương, một phần ruộng, vườn của đình hiện nay đã trở thành chợ phục vụ sinh hoạt cho cả thôn Trường Lâm. Thiết nghĩ, nếu quy hoạch khu chợ này theo kiểu một chợ quê - chợ cửa Đình để phù hợp với cảnh quan chung của khu di tích thì mai sau nhân dân địa phương cũng như thành phố Hà Nội sẽ còn lưu giữ được một nét văn hóa thuần khiết hồn Việt giữa lòng một khu đô thị đang phát triển và khu di tích đình Trường Lâm với vị trí và giá trị lịch sử văn hóa của nó sẽ là điểm đến của nhiều du khách.