PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày

PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày

Yoga online

03/09/2022

Để có một vóc dáng cân đối, một cơ thể khoẻ mạnh thì ngoài việc luyện tập đúng cách chúng ta cần có thêm một chế độ ăn uống hợp lý, một nguồn thực phẩm sạch. PRANA YOGA luôn hướng tới sức khoẻ học viên, khách hàng mà cung cấp những sản phẩm tốt và chất lượng nhất.

03/01/2021

Rất nhiều người ngại tập Yoga bởi sợ không uốn dẻo được , không làm được các động tác khó khi thấy người khác làm .

HÃY NHÌN NHẬN LẠI ĐÚNG NGHĨA CỦA YOGA !

Yoga không phải là uốn dẻo mà là sự hoà hợp giữa THÂN – TÂM - KHÍ.

THÂN: yoga hướng dẫn bạn cách sử dụng cơ thể vận động 1 cách nhịp nhàng , dùng tay / chân / cột sống.. giúp matxa các cơ quan nội tạng , lưu thông khí huyết hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn .

TÂM: Qua những bài tập ngồi thiền và thiền động (thiền qua tư thế ) . Yoga giúp bạn rèn luyện cho tâm trí của mình trở nên tĩnh lặng để hướng tới sự BÌNH AN (Căng thẳng là 1 trong những căn nguyên gây ra bệnh tật nhiều nhất)

KHÍ: Chúng ta chỉ cần không hít thở vài phút sẽ tắt đi sự sống , để thấy không khí quan trọng đến thế nào đối với cơ thể . Việc hít thở tự nhiên , bị động khiến cơ thể không nhận được nhiều dưỡng khí và dễ gây ra mệt mỏi , uể oải tinh thần , làm việc không hiệu quả . Nếu hô hấp đúng cách theo yoga , ta sẽ nhận đủ dưỡng khí vào trong phổi và đào thải độc tố được tốt hơn qua đường thở , từ đó cơ thể khỏe mạnh hơn và luôn tràn đầy năng lượng .

Đây là con đường bạn phải tự đi và tìm kiếm.
Hãy cứ bước đi chậm rãi , không cần biết ai đi nhanh hơn mình , bởi mục đích của bạn đến với Yoga đúng với bản chất thật sự của nó là TÌM KIẾM SỰ BÌNH AN SÂU BÊN TRONG CƠ THỂ QUA SỰ HOÀ HỢP THÂN - TÂM - KHÍ .

Đừng so sánh với người khác bởi đến cuối cùng ai đi đến đâu cũng sẽ quay về cái đích khởi đầu của Yoga mà thôi .

Hãy tập luyện cho chính bản thân bạn chứ không vì ai khác , nhớ nhé ❤️

St

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 13/12/2020
Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 13/12/2020

💪💪💪Đây có phải những tư thế Yoga không cả nhà? Muốn khỏe mạnh, dẻo dai thì không quên tập luyện đều đặn mỗi này như Bé voi siêu cute này nhé.
Chúc cả nhà ngày mới tràn đầy năng lượng. Om shanti 💗💗💗

13/12/2020

Tên tiếng Việt: Tư thế con quạ
Tên tiếng Anh: Crow Pose
Tên tiếng Phạn: Bakasana
✳Lợi ích của tư thế con quạ
🔸Giúp tăng cường sức mạnh cổ tay và cánh tay
🔸Cột sống của bạn cũng trở nên khỏe hơn
🔸Lưng trên được tác động tốt
🔸Cải thiện khả năng thăng bằng của bạn
🔸Cơ thể và tâm trí bạn thách thức hơn
🔸Cơ bụng siết và trở nên săn chắc hơn, giúp tiêu hóa tốt hơn
🔸Đùi bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn
🔸Giúp mở khớp háng
🔝Nếu thực tập thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn.

13/12/2020
09/12/2020

☘️MỘT SỐ LƯU Ý KHI TẬP YOGA☘️
Không phải ai cũng cần tập tư thế giống nhau
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể rất khác biệt. Chúng ta khác nhau về di truyền, cấu trúc cơ thể, lối sống, dinh dưỡng, những hoạt động lúc trẻ, lịch sử chấn thương và tai nạn, cùng những sự kiện cuộc sống mỗi con người. Không chỉ học viên khác nhau, giáo viên yoga cũng là những cá nhân riêng lẻ. Không phải vì giáo viên chúng ta thực hiện dễ dàng một tư thế yoga nào đó, thì học viên cũng phải thực hiện tư thế đó theo cách của chúng ta, và họ cũng không cần phải thực hiện cho được. Thực tế cho thấy không một người nào có thể làm siêu hết tất cả asana và bất kì một tư thế tưởng chừng dễ dàng nào đó vẫn luôn là một thử thách cho một ai đó.
Bạn tập để khỏe hay để đẹp?
Hiểu được mục tiêu tập luyện rất quan trọng. Nếu học viên đề ra mục tiêu tập yoga để tăng cường sức khỏe, việc tập luyện nên chú trọng vào tính phù hợp với cơ thể sinh học đặc thù của học viên. Nếu học viên muốn thực hiện tư thế yoga đẹp, chuẩn thì cách thức tập luyện chú trọng sao cho tư thế đẹp nhìn tư bên ngoài là đủ. Với mục tiêu đầu, cách học viên trông thế nào khi vào thế không liên quan, quan trọng là cảm nhận học viên đó có được khi thực hiện tư thế đó. Những chỉ dẫn định tuyến dựa trên phần nhìn là yoga “đẹp”, những chỉ dẫn dựa vào cảm nhận là yoga “khỏe”
Căng khác với căng duỗi
Các tư thế yoga tạo ra tình trạng căng tại các mô ở nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng căng này có thể có hoặc có thể không tạo ra việc căng duỗi. Để phân biệt, ta lấy ví dụ ở tư thế ngã lưng, tình trạng căng (ở cột sống) khiến cơ ngực (căng) duỗi, trong khi đó tình trạng căng do đụng (xương đụng xương) không tạo việc duỗi cơ. Cũng ở thế ngã lưng, người tập có thể cảm nhận các đốt sống chạm vào nhau trước khi hiện tượng cơ co duỗi xuất hiện. Mục tiêu của việc tập luyện function (yoga đẹp) là tạo ra tình trạng căng, bất kể tình hiện tượng căng duỗi có diễn ra hay không. Tình trạng căng này sẽ kích thích phản xạ và trao đổi thông tin ở cấp độ mỗi tế bào và ở mạc. Cơ thể thụ cảm giám sát, đo lường và phản xạ lại những hiện tượng căng này, tạo ra các tầng dấu hiệu kích thích sự phát triển và trị liệu trong cơ thể. Lúc chúng ta cảm nhận được tư thế là lúc chúng ta nhận biết được tình trạng căng đang diễn ra trong cơ thể mình. Vì vậy, mà ta hay có câu mantra quen thuộc “Nếu bạn cảm được, có nghĩa là bạn đang làm được”
Mỗi tư thế yoga đều có mục đích
Nếu chúng ta tập theo phương pháp “khỏe” functional và muốn tạo ra hiện tượng căng trong cơ thể mình, thì mỗi tư thế yoga là một công cụ giúp chúng ta tạo sự căng hợp lý. Hoặc căng cơ, hoặc ép (đụng). Với vai trò là giáo viên, bạn hãy tự hỏi “Hiện tượng căng nào và mức độ căng bạn muốn cho học viên của mình trải nghiệm?” Trả lời câu hỏi này, bạn sẽ biết cách chọn tư thế yoga phù hợp đưa vào bài tập của mình. Ví dụ, nếu bạn chủ đích tạo sức căng cho cột sống, bạn có thể đồng thời tạo ra sức ép (đụng) và căng cơ. Nếu là sức ép, bạn cho học viên tập các thế Cây cầu và Rắn hổ mang. Nếu là căng duỗi cơ, bạn cho học viên tập các tư thế ngồi và đứng gập lưng. Vì vậy thay vì cứ soạn sẵn một chuỗi tư thế yoga thật ngầu, cho học viên tập mướt mát mồ hôi, bạn hãy bắt đầu định hướng rõ ràng, lựa chọn cẩn thận các tư thế yoga đưa vào bài tập một cách nhịp nhàng và hữu ích cho việc tập yoga “khỏe” của học viên
Bạn cảm nhận thế nào?
Hãy cho học viên biết mục đích của từng tư thế và những vùng (cơ thể) mục tiêu của tư thế đó. Điều này giúp học viên tự quan sát và cảm nhận được mình có đang thực hiện tư thế một cách đúng đắn và hiệu quả. Nên thường xuyên đặt câu hỏi trong lớp “Các bạn cảm nhận thế nào?” giúp họ dần phát triển khả năng nhận biết bên trong. Đây là cách dẫn dắt học viên thực hành thiền định và yoga sâu sắc và hiệu quả hơn. Món quà giá trị nhất của bất kì một người thầy mang lại cho học trò của mình là cách người thầy cho phép học trò trở thành người thầy của chính mình. Trả lời được câu hỏi “Bạn cảm nhận thế nào?”, học viên sẽ nhận biết được tư thế yoga đó có mang lại ích lợi họ mong muốn hay không. Nếu không, học viên nên tìm cách điều chỉnh định tuyến để có được cảm nhận tư thế ở vùng mục tiêu trên cơ thể. Với cách tập này, người tập sẽ tìm ra định tuyến của riêng mình trong yoga.
Đừng bao giờ lờ cái đau
Nếu cảm nhân tư thế mà bạn thấy đau, bạn cần thay đổi. Không phải ai cũng trải nghiệm cái đau như nhau, mức độ chịu đau của mỗi người cũng khác. Ở cùng một tư thế, cùng cách thực hiện, học viên này cảm thấy đau trong khi học viên kia chỉ cảm thấy khó chịu. Nhưng cảm giác ĐAU là dấu hiệu cơ thể cho bạn biết nó đang bị tổn thương. Hãy chú tâm vào Đau. Hãy lắng nghe cơ thể của mình với sự nhận biết sâu sắc, bạn sẽ đủ thông thái để biết cảm giác có được là ổn hay bất ổn. Nếu một tư thế bất kì khiến bạn đau khi tập, hãy thay đổi định tuyến hoặc thực hiện tư thế khác vẫn mang hiệu quả tương tự với vùng cơ thể bạn muốn. Cũng nên lưu ý có thể bạn sẽ không cảm thấy bất ổn khi đang giữ thế, nhưng ngay khi ra thế, thậm chí vào ngày hôm sau bạn mới thấy đau. Bất kì khi nào thấy đau, bạn hãy xem xét lại mình đã tập luyện ngày hôm qua và ngày kia thế nào, tìm nguyên nhân của tình trạng đau, và đừng lặp lại nó.
Đừng cứng nhắc – Hãy khám phá nhiều lựa chọn
Paul Grilley, người phát triển bộ môn Yin yoga, đã phát hiện rằng nhìn từ ngoài hai học viên thực hiện một tư thế yoga rất giống nhau, nhưng cảm nhận của họ rất khác nhau: một người có thể đang trải nghiệm cảm nhận, có mặt với tình trạng căng tại vùng mục tiêu, một người hoàn toàn không chút cảm nhận, hoặc đang phải rất khó khăn chịu đựng đau trong tư thế. Người thứ hai này có một vài lựa chọn cho việc thực hiện tư thế yoga đó: hoặc là để cô ấy giữ thế đến khi nào cô ấy cảm nhận được sự căng ở đúng vùng của cơ thể. Cách tập luyện cứng nhắc chú trọng phần nhìn yêu cầu người tập phải thực hiện một tư thế đúng chuẩn có thể không phù hợp với cô ấy. Cô ấy cần tìm cách di chuyển, cần điều chỉnh đôi chút để đi đến cảm nhận cần có của tư thế đó mang lại.
Không có kiểu định tuyến phổ cập
Tuy định tuyến quan trọng trong tập luyện yoga, những chỉ dẫn định tuyến không nên mang tính phổ cập. Mỗi người có một cơ thể riêng biệt, không phải một chỉ dẫn định tuyến là có thể áp dụng được tất cả mọi người. Mục đích định tuyến là để chúng ta thực hiện tư thế yoga vững chắc và an toàn, còn tập thế nào để chắc và an toàn sẽ phụ thuộc vào mỗi người. Những hình thức tập luyện phù hợp giúp tạo ra tình trạng căng đúng vào vùng mục tiêu, không gây ra tình trạng đau trên cơ thể. Bất kì định tuyến nào theo đuổi mục tiêu tập luyện này đều là định tuyến đúng, cho dù định tuyến đó không giúp người tập yoga thực hiện các tư thế đẹp theo chuẩn của định tuyến “phổ cập”. Ví dụ, không phải ai cũng vững chắc với cơ thể của họ khi để bàn tay hoặc chân hướng thẳng trong tư thế chó cuối. Chúng ta là những cá nhân khác biệt. Hãy khám phá, tìm hiểu và tập luyện yoga phù hợp với cơ thể của bạn.
Nguồn: sưu tầm

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 07/12/2020

8 động tác Yoga Cứu Rỗi KHỚP GỐI khỏe re
Trời lạnh là lúc các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là khớp gối ngày càng trở nên khó chịu hơn.
Và đây là lúc các tư thế Yoga của Nguyễn Hiếu giúp bạn cải thiện sức khỏe mỗi ngày.
Thử ngay mỗi sáng để cảm nhận sự khác biệt nhé.
Tết này, bỏ ngay nỗi lo đau mỏi, vui xuân cùng gia đình thân yêu nha ❤

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 07/12/2020

Hồi phục sức khỏe, dẻo dai xương khớp với 8 tư thế Yoga mỗi ngày
Ngoài các lợi ích tuyệt vời được ghi trong mỗi hình, 8 tư thế Yoga này còn là giải pháp cho những người:
- Đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, suy giãn tĩnh mạch,...
- Mong muốn cải thiện sức khỏe, dẻo dai xương khớp
- Ngồi làm việc lâu, cơ thể nhức mỏi.
Thử ngay để thấy hiệu quả sau từng lần tập bạn yêu nhé ❤

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 06/12/2020

🪑Lợi Ích Và Cách Thực Hiện Tư Thế Cái Ghế🪑
* Tên tiếng Việt: Tư thế Cái Ghế
* Tên tiếng Anh: Chair Pose
* Tên tiếng Phạn: Utkatasana
Việc ngồi lên ghế thì thật dễ dàng phải không nào? Nhưng khi bạn chỉ ngồi trên một cái ghế tưởng tượng, thì đó thực sự là một thách thức đó. Tư thế này là tư thế bạn sẽ ngồi trên chiếc ghế tưởng tượng đó. Tư thế cái ghế là một tư thế mạnh mẽ và đầy thách thức.
* Tác động: Vai, Đùi, Cột sống, Mắt cá, Bắp chân
➡️ Cách thực hiện tư thế cái ghế
* Đứng thẳng người trên thảm, 2 chân đặt song song cách nhau một khoảng bằng vai
* Nâng cao tay, lòng bàn tay hướng vào nhau. Tay thẳng, không cong khuỷu tay
* Từ từ gập đầu gối, đẩy hông ra sau, tưởng tượng bạn đang ngồi trên 1 chiếc ghế
* Điều chỉnh tư thế cho thoải mái. Để đạt hiệu quả tốt hơn trong tư thế này, bạn có thể tưởng tượng rằng bạn đang đọc 1 tờ báo. Bạn có thể đặt tay thẳng, song song với sàn nhà
* Giữ tư thế, kéo dài cột sống. Thư giãn
* Từ từ ngồi xuống và thả lỏng
❌ Lưu Ý Và Chống Chỉ Định Khi Thực Hiện Tư Thế Cái Ghế
* Không thực hiện tư thế này khi bạn đang gặp những tình trạng sau
* Mất ngủ
* Huyết áp thấp
* Nhức đầu
* Viêm khớp
* Trật mắt cá chân
* Đau đầu gối mãn tính
* Đau dây chằng
* Cẩn thận khi thực hiện tư thế nếu bạn đang bị đau thắt lưng, đau vai hay bạn đang trong kỳ kinh nguyệt.
* Trong tư thế này, lưng bạn cần thẳng, ko bị cong
* Trong trường hợp bạn bị đau cổ, hay bạn cảm thấy chóng mặt khi thực hiện tư thế này, hãy nhìn thẳng về phía trước.
Nếu bạn là người mới tập, đây chắc chắn sẽ là một thách thức không nhỏ đối với bạn. Bạn có thể đứng cạnh tường. Hãy đứng gần tường, khi bạn gập đầu gối, mông bạn có thể chạm tường và bạn có thể dễ dàng duy trì tư thế.
🪑 Tác Dụng Của Tư Thế Cái Ghế
* Thực hành tư thế này thường xuyên sẽ tác động tốt lên hông, cột sống, cơ ngực.
* Toàn thân và thắt lưng được căng giãn tốt hơn
* Tư thế này giúp thon gọn chân, cơ đầu gối và đùi
* Thực hành tư thế cái ghế thường xuyên sẽ giúp bạn cân bằng cơ thể và tâm trí
* Tư thế này cũng tác động và massage rất tốt lên các cơ quan nội tạng, tăng cường lưu thông máu
* Bạn có thể giảm cân rất tốt nếu thực hiện tư thế này thường xuyên, đặc biệt là giảm béo vòng 3
* Tư thế này cũng giúp tăng cường hệ tuần hoàn, giảm các triệu chứng đau khớp hay đau lưng
Như tên gọi của nó, tư thế cái ghế rất mạnh mẽ nhờ vào những tác động tuyệt vời của nó lên cơ thể. Khi bạn ngồi trên cái ghế tưởng tượng này, cơ thể bạn sẽ có thêm sức mạnh cũng như sức chịu đựng, bạn sẽ cảm thấy cân bằng hơn trong cuộc sống.
Nguồn: sưu tầm

06/12/2020

👁 Drishti trong Yoga – Đôi mắt bạn ở đâu? 👀
Bạn có bao giờ để ý tới đôi mắt của mình để hướng nó đúng trong từng tư thế không. Đôi mắt trong từng tư thế Yoga khác hoàn toàn với sự nhìn nhận trong cuộc sống. Hãy xem đôi mắt bạn ở đâu trong từng tư thế Yoga nhé!
🧐Drishti là gì?
ĐÔI MẮT LANG THANG, TÂM TRÍ LANG THANG, bạn có tự hỏi thường xuyên rơi vào tình trạng này khi thực hành Asana? Làm thế nào để chú ý vào bên trong, lắng nghe cơ thể rõ hơn? Drishti chính là một trong kỹ thuật Yoga cổ để kiểm soát thân, tâm qua đôi mắt. Drishti nguồn gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là “cái nhìn”, “nhận thức” . Do đó, ý nghĩa của Drishti sâu xa hơn so với ánh nhìn của thị giác thường ngày. Drishti giúp bạn kiểm soát đôi mắt lang thang, hạn chế hấp thụ những kích thích bên ngoài, giúp bạn quản lý tâm trí thay vì để ngoại cảnh quản lý tâm trí bạn.
Trong Yoga có 9 Drishti. Nói đơn giản cho dễ hiểu và dễ nhớ, Drishti gồm 3 nhóm:
Nhóm 1: con mắt thứ 3 (giữa đôi lông mày); chóp mũi; nhìn hướng lên trên (kiểu nhìn xa xăm).
Nhóm 2: lòng bàn tay (sau khi xoa nóng bàn tay úp vào mắt, lúc bỏ tay ra mắt thường nhìn vào lòng bàn tay); hướng nhìn về tay phải; hướng nhìn về tay trái (chiến binh 2); ngón tay cái (chiến binh 1).
Nhóm 3: rốn (tam giác ngược), ngón chân cái (fold forward).
Asana là 1 trong 8 nhánh Yoga Ashtanga. Luyện tập thiền định (Dhyana) là nhánh gần nhất để đạt tới sự giác ngộ (Samadhi); nhưng hầu hết hiện nay chúng ta thực hành Yoga qua Asana. Nhưng ta không nên tách riêng Asana ra là một hoạt động thể chất đơn thuần (nếu như vậy chẳng khác nào một môn thể thao). Bạn có thể sử dụng Drishti khi thực hành Asana, là một trong những kỹ thuật để đưa bạn đến gần hơn với điều khiển hơi thở (Pranayama), sự tập trung (Dharana), thiền định (Dhyana). Bạn sẽ cảm nhận thân, tâm hòa quyện và thư giãn ngay khi đang thực hành Asana.
☘️ Cách xác định Drishti ☘️
Drishti là cách nhìn nhẹ nhàng nhưng tập trung. Các hành giả Yoga cổ đã phát hiện ra rằng nơi mà sự chú ý của chúng ta chính là nơi chúng ta quan tâm. Chất lượng của ánh nhìn phản ánh trực tiếp chất lượng suy nghĩ tinh thần. Khi bạn nhìn chằm chằm cố định vào một điểm duy nhất, tâm trí sẽ bị giảm bớt bởi sự kích thích của tất cả các đối tượng bên ngoài khác, hướng vào nội tâm bên trong, đưa bạn vào một trạng thái tập trung sâu sắc. Những bước cơ bản cần chú ý khi thực hành Asana là chuyển động để vào thế, tìm vị trí, kích hoạt cơ; thứ hai là tìm Drishti và cuối cùng là điều khiển hơi thở đều. Trong thế trái núi nhìn vào chóp mũi; ngồi thiền nhìn vào con mắt thứ 3; tam giác ngược nhìn vào rốn; nhìn vào ngón tay cái trong bước đầu tiên của chào mặt trời; nhìn lên bầu trời trong chiến binh 1…
Nhưng không cần thiết áp dụng một cách rập khuôn máy móc. Ví dụ, theo lý thuyết, khi đứng gập thân bạn nhìn vào ngón chân cái. Nhưng với nhiều người chưa vào được gập thân chuẩn (lưng thẳng, chân thẳng, gập từ hông, đầu có thể gần chạm gối) thì có thể xác định 1 điểm nhìn ngay ở phía trước mắt và tập trung vào đó cho đến khi chuyển Asana khác. Tùy vào từng chuyển động của cơ thể và giữ thế mà ta có Drishti khác nhau. Khi nhìn lên trên hoặc nhìn xa (kể cả con mắt thứ 3) bạn sẽ có cảm giác cơ thể rộng mở, khoáng đạt. Khi nhìn xuống dưới (đặc biệt là mũi hoặc rốn) sự chú ý của bạn sâu vào bên trong và ổn định.
Nguồn: sưu tầm

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 05/12/2020

Chia sẻ hình yoga vui vui nè, thấy mấy hình này cưng quá. Mọi người đừng quá căng thẳng về cân nặng của mình nhé, vì mỗi cá nhân luôn có vẻ đẹp riêng, quan trọng là mình có thấy mình đẹp không. Nếu mình còn không thấy mình đẹp thì ai mà thấy mình đẹp nổi nhỉ???
- Việc giảm cân để đạt hiệu quả trước hết bạn phải có một tâm trạng thật thoải mái. Tâm trạng lo âu căng thẳng sẽ trước tiên ảnh hưởng đến việc đốt năng lượng một cách đáng kể. Vì thế cứ vô tư thoải mái, khi bạn cười, bạn tự tin năng động thay vì ngồi ủ rũ suy nghĩ về cân nặng thì bạn đã đốt được bao nhiêu năng lượng trong ngần ấy hoạt động rồi.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng cách, chia nhỏ bữa ra và ăn các thực phẩm tốt.
- Tập thể dục đúng cách và đều đặn để tăng lượng trao đổi chất trong cơ thể.
Cơ thể mỗi người mỗi khác nhau. Đừng đặt gánh nặng mục tiêu là phải về được số ký như bạn mi nhon kia, vì cấu tạo cơ thể mình với khung xương to hơn, thì khi ốm như bạn kia đã chắc gì đẹp. Bạn sẽ đẹp khi có một cơ thể cân đối phù hợp cấu tạo cơ thể, bạn đẹp khi có một tâm hồn thư thái, hạnh phúc, yêu đời. Hãy nhìn cuộc sống theo một hướng tích cực hơn để luôn bình an nhé.

05/12/2020

Một số tư thế yoga giúp mọi người dễ ngủ nè. Lớp mình ai bị khó ngủ thì trước khi ngủ tập Yoga một chút để có thể ngủ ngon hơn nhé. Nhớ là tập tới lúc thư giãn xác chết thì ráng đừng nhúc nhích mà để ở đó ngủ luôn nha. Chứ nhúc nhích là tỉnh lại đó 😆 Đừng quên giữ hơi thở đều, lắng nghe hơi thở, tập trung vào hơi thở của mình một lúc sẽ chìm vào giấc ngủ thôi. Tối nay về tập thử nha.

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 16/11/2020

Tuổi tác có là gì khi bạn có Yoga. Đúng không cả nhà?🥰🥰🥰
Chúc cả nhà tuần mới tràn đầy năng lượng

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 12/11/2020

🍀 ĐỨNG VÀ NGỒI 🍀
Trong cuộc sống đôi khi ta không tránh được việc phải đứng hoặc ngồi hàng giờ với công việc. Nếu việc đó diễn ra thường xuyên và kéo dài theo năm tháng thì thật không ổn. Hãy tìm hiểu những tác động của việc ĐỨNG VÀ NGỒI lâu đến sức khoẻ của mình và các giải pháp giúp cân bằng bạn nhé.
Sức khỏe là Vàng 💜

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 10/11/2020

👉6 bài tập giúp giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch
------
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc đi lại nhiều, đứng lâu...
Bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Dưới đây sẽ là 6 bài tập giúp hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch mà Brightside tổng hợp và giới thiệu.
Cr: Wiki Bác sĩ

08/11/2020

Nhiều người nghe nói đến Yoga thì rất hứng thú nhưng ngại không dám tập. Hỏi tại sao thì bảo là: Vì người tôi cứng lắm làm sao tập được. Tôi thấy các bạn tập Yoga có cơ thể rất linh hoạt và dẻo dai. Còn người tôi cứng như khúc củi không thể tập được. Nếu bạn cũng có ý nghĩ như thế thì nên thay đổi nhé. Thật ra do bạn không tập nên bạn mới cứng. Và những người tập Yoga dẻo dai linh hoạt mà bạn thấy là do họ đã tập lâu ngày và duy trì đều đặn. Tất nhiên cũng có những người cơ địa dẻo dai sẵn thì họ sẽ có ưu thế hơn người cơ địa cứng. Tuy nhiên cơ địa cứng không đồng nghĩa với việc không thể tập Yoga. Cơ địa bạn càng cứng thì bạn càng nên tập Yoga đấy. Chỉ cần bạn đủ quyết tâm và duy trì tập luyện thường xuyên. Tự nâng cấp thể lực bản thân lên mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi vô cùng tuyệt vời mà Yoga mang lại. Còn bạn cứ lo sợ thì bạn sẽ mãi cứng như vậy hoài. Sự lựa chọn nằm ở bạn. Tập Yoga đúng thì cơ thể bạn vừa có sự dẻo dai linh hoạt. Vừa có sự mạnh mẽ và thể chất được nâng cao từng ngày. Bạn đừng nghĩ tập Yoga chỉ có dẻo. Nếu tập Yoga chỉ dẻo thôi thì không phải là Yoga đúng. Gửi bạn một số tư thế giúp làm mạnh cơ lưng, căng duỗi mặt trước thân người và giúp cột sống khỏe mạnh, dẻo dai.
Hãy mạnh dạn tìm hiểu đúng và sâu về Yoga để luôn được khỏe mạnh và hạn phúc bạn nhé. Oh shanti.

05/11/2020

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ THẾ XÁC CHẾT ( THƯ GIÃN SÂU) CUỐI MỖI GIỜ TẬP YOGA.🌺

🍁Trong quá trình tập yoga, dù bạn có hít-thở tốt, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa hơi thở và động tác thì bạn vẫn phải tiêu hao một nguồn năng lượng cực lớn. Bạn cảm thấy rất mệt, đôi lúc tưởng chừng như kiệt sức, nhưng chỉ cần bạn thực hành tư thế xác chết trong vòng 5-10 phút cuối buổi tập, bạn sẽ thấy mình khỏe khoắn trở lại lạ thường.

BẠN BIẾT VÌ SAO KHÔNG?

☯️Vì tư thế xác chết (bạn nằm ngửa, 2 chân mở rộng trong lòng thảm, 2 tay xuôi theo thân ngửa lòng bàn tay - ngửa lòng bàn tay vì lòng bàn tay chứa huyệt Lao Cung là huyệt giúp chúng ta hút năng lượng của vũ trụ, cằm thu về hõm cổ, mắt khép hờ nhìn chóp mũi - nếu nhắm tịt mắt, chúng ta sẽ nghĩ vẩn vơ hoặc ngủ khò, ko tập trung tâm trí vào hơi thở) chính là quá trình giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng đã tiêu hao trong khi tập luyện, giúp cơ thể bạn thiết lập lại trạng thái cân bằng.

☯️Vậy nên, nếu bạn bỏ qua tư thế xác chết cuối giờ nghĩa là bạn đã tự đánh mất đi có thể tới 80% hiệu quả buổi tập.

Namaste 🙏🏻

05/11/2020

Ý NGHĨA CỦA LỜI CHÀO NAMASTE 🙏🏻
Thường ở cuối hoặc đầu mỗi buổi học, các học viên và giáo viên sẽ cùng chắp tay trước ngực và chào "Namaste". Vậy bạn có biết ý nghĩa thật sự của "Namaste" không?
🙏 "Namaste", được dịch theo nghĩa đen là "Tôi cúi chào bạn", là một trong những cử chỉ để chào người khác một cách trân trọng ở Ấn Độ.
🙏 Những tín đồ Yoga tâm niệm rằng cách bạn chắp tay trước ngực và cúi đầu chào "Namaste" chính là để truyền tải chân tâm của mình và gửi gắm những mong ước tốt đẹp đến với người khác. "Namaste" là cách để hòa vào vũ trụ một điều tốt đẹp và cầu nguyện cho những điều xấu xa đang hiện hữu sẽ biến mất.
🙏 Trong lớp Yoga, khi bạn chắp tay và "Namaste" chính là cử chỉ bày tỏ lòng biết ơn đến với giáo viên và các học viên khác đang cùng bạn chia sẻ những giây phút bình yên và những bài luyện tập bổ ích.
🙏 Lời chào "Namaste" là cách để bạn tôn vinh bản thân và vạn vật xung quanh. Vì vậy những mong cầu bạn đang tâm niệm khi thực hiện cử chỉ "Namaste" chính là ý nghĩa của nó.
Namaste.🙏

02/11/2020

5 LỢI ÍCH CỦA CÁC TƯ THẾ VẶN XOẮN TRONG YOGA

🌿 Cải thiện chuyển động linh hoạt của lưng và cột sống

Các tư thế vặn xoắn khiến cơ lưng được xoay và kéo căng, giúp đem lại khả năng chuyển động tự nhiên của cột sống. Nếu không sử dụng hết các loại chuyển động của cột sống sẽ dẫn đến việc cứng khớp và các mô mệ hỗ trợ sẽ bị co ngắn lại và hoạt động một cách bất thường. Thông qua việc thường xuyên kéo giãn cơ tối đa với các động tác vặn xoắn từ một đến hai lần mỗi ngày, chúng ta có thể ngăn ngừa được các triệu chứng này.

🌿 Tiếp thêm năng lượng

Trong tư thế vặn xoắn, cột sống sẽ được tác động và việc kéo dài cột sống sẽ tạo ra khoảng cách giữa các đốt sống. Khi khoảng cách giữa các đốt sống bị thu ngắn, lưng thường bị sụp dẫn đến cảm giác thiếu năng lượng. Động tác vặn xoắn sẽ giúp năng lượng được lưu thông hiệu quả, thúc đẩy năng lượng nhanh và giảm sức ép tới các đốt sống một cách an toàn và lành mạnh.

🌿 Vặn xoắn là tư thế trung hòa và toàn diện

Tư thế vặn xoắn mang tính trung hòa vì khi thực hiện tư thế gập trước và ngả sau nhiều lần, chúng ta nên làm động tác vặn xoắn để thư giãn lưng. Vặn xoắn sử dụng phần giữa của cơ thể, tác động vào ổ bụng, phần lườn, phần cơ hỗ trợ chuyển động của cột sống, vai, phần xương chậu, cổ, …

🌿 Hỗ trợ tiêu hóa

Các tư thế vặn xoắn rất hiệu quả để tạo ra chuyển động và áp lực lên các cơ quan nội tạng. Vì thế để thức ăn được tiêu hóa và di chuyển xuống dưới, các tư thế vặn xoắn sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.

🌿 Vặn xoắn có giúp thải độc?

Vặn xoắn giúp thải độc là nhờ hoạt động vắt-ép-ngấm. Các cơ quan thải độc và bài tiết khi chịu áp lực sẽ đẩy máu cũ ra ngoài và khi các cơ quan được thư giãn, lượng máu mới chảy vào. Có thể hiểu rằng các tư thế vặn xoắn giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng, đặc biệt là các cơ quan của hệ bài tiết, giúp hỗ trợ quá trình bài tiết và kích thích quá trình trao đổi chất.

01/11/2020

GIẢM ĐAU THẦN KINH TỌA VỚI BÀI TẬP YOGA

Thần kinh tọa hay thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Nó bắt đầu từ vùng lưng dưới, tỏa xuống hai bên mông và kết thúc ở phần sau của chân.

Cảm giác đau đớn ở dây thần kinh tọa thường rất nghiêm trọng, đến mức không thể chịu đựng nổi. Nó có thể khiến bạn gặp khó khăn lớn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là cảm giác tê cứng, rã rời, bỏng rát ở đùi, chân, bàn chân cũng như mất kiểm soát đường ruột hoặc bàng quang.

Ngay cả khi có nhiều liệu pháp và thuốc thang trị đau thần kinh tọa, cách tốt nhất vẫn là tập luyện.

31/10/2020

🍀 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ THẾ XÁC CHẾT ( THƯ GIÃN SÂU) CUỐI MỖI GIỜ TẬP YOGA.🌺

🍁Trong quá trình tập yoga, dù bạn có hít-thở tốt, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa hơi thở và động tác thì bạn vẫn phải tiêu hao một nguồn năng lượng cực lớn. Bạn cảm thấy rất mệt, đôi lúc tưởng chừng như kiệt sức, nhưng chỉ cần bạn thực hành tư thế xác chết trong vòng 5-10 phút cuối buổi tập, bạn sẽ thấy mình khỏe khoắn trở lại lạ thường.

BẠN BIẾT VÌ SAO KHÔNG?

☯️Vì tư thế xác chết (bạn nằm ngửa, 2 chân mở rộng trong lòng thảm, 2 tay xuôi theo thân ngửa lòng bàn tay - ngửa lòng bàn tay vì lòng bàn tay chứa huyệt Lao Cung là huyệt giúp chúng ta hút năng lượng của vũ trụ, cằm thu về hõm cổ, mắt khép hờ nhìn chóp mũi - nếu nhắm tịt mắt, chúng ta sẽ nghĩ vẩn vơ hoặc ngủ khò, ko tập trung tâm trí vào hơi thở) chính là quá trình giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng đã tiêu hao trong khi tập luyện, giúp cơ thể bạn thiết lập lại trạng thái cân bằng.

☯️Vậy nên, nếu bạn bỏ qua tư thế xác chết cuối giờ nghĩa là bạn đã tự đánh mất đi có thể tới 80% hiệu quả buổi tập.

Namaste 🙏🏻

30/10/2020

TƯ THẾ CON CÁ 🐟
– Tư thế Con Cá là tư thế đối ngược với thế đứng trên vai. Tư thế này kéo ra sau các vùng cổ, ngực, lưng của cột sống và mở rộng tối đa lồng ngực. Tư thế này được gọi là Con Cá bởi vì nó giúp đưa đầy khí vào phổi.
LỢI ÍCH VỀ THỂ CHẤT
– Loại bỏ sự căng cứng ở vùng cổ, ngực và lưng của cột sống. Tăng cường phản xạ thần kinh và sự tuần hoàn ở những khu vực này.
– Massage một cách tự nhiên vùng vai và cổ.
– Giúp điều chỉnh lại tình trạng bị lưng tôm [khòm lưng].
– Tăng dung tích phổi, giảm các cơn co thắt ở khí quản.
– Làm giảm bệnh suyễn và các bệnh thuộc về hô hấp.
– Tăng cường hoạt động của tuyến cận giáp.
– Kích thích và tăng cường chức năng của tuyến tùng và tuyến yên.
LỢI ÍCH VỀ TRÍ NÃO
– Làm giảm mọi sự căng thẳng, lo âu, giận hờn.
– Kiểm soát được những cơn Stress khi bắt đầu bị kích động.
LỢI ÍCH VỀ KHÍ HUYẾT
– Tăng cường khí tới vùng cổ và vai.
– Giảm bớt các bế tắc về khí ở phổi, dạ dày, lá lách.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Bệnh cường giáp
– Thoái hóa đốt sống cổ nên cẩn thận, không ngửa đầu ra quá nhiều.
Namaste 🙏🏻

30/10/2020

Những lợi ích của Yoga được tổng hợp trên một vòng tròn 💚

🙏1. Cải thiện chức năng não
🙏2. Giảm căng thăng
🙏3. Thay đổi biểu hiện gen
🙏4. Tăng tính linh hoạt
🙏5. Ổn định huyết áp
🙏6. Cải thiện chức năng phổi
🙏7. Cải thiện chức năng tình dục
🙏8. Giảm đau cổ mãn tính
🙏9. Giảm lo lắng
🙏10. Giảm đau lưng mãn tính
🙏11. Ổn định đường huyết
🙏12. Giữ trọng lượng cơ thể
🙏13. Cải thiện cảm giác thăng bằng
🙏14. Xương chắc khoẻ
🙏15. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hãy học Yoga ngay hôm nay chính là cách bạn trân trọng cơ thể mình.

Namaste 🙏🏻

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 26/10/2020

10 điều kì diệu của việc hít thở đúng trong Yoga ❤️
Yoga sử dụng hơi thở để đánh thức năng lượng, giúp ta thở đúng và hiểu cách điều khiển hơi thở của mình. Lợi ích của việc hít thở đúng cách khi tập Yoga đó là:
🍀 Giải độc tố
Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi đó nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.
🍀 Giảm căng thẳng
Nếu có một ngày làm việc căng thẳng hay một vấn đề khiến bạn giận sôi người, hãy thử hít thở sâu xem cơ thể mình thay đổi ra sao nhé.
🍀 Massage cơ quan bên trong
Khi hít thở sâu, bạn có thể dễ dàng massage cơ quan bên trong cơ thể.
🍀 Tăng cường sản xuất máu
Một hơi thở sâu có thể làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể bạn, làm tăng hemoglobin trong máu, giúp ích cho các hoạt động bình thường của cơ thể.
🍀 Chống lại các vấn đề hô hấp
Hít thở sâu làm nở phổi và tăng cường hoạt động của phổi, giúp phổi trở nên khỏe mạnh và miễn dịch với bệnh tật.
🍀 Kiểm soát cân nặng
Khi tập luyện Yoga, khí oxy trong quá trình thở sẽ tăng thêm khiến sự trao đổi chất nhanh hơn, giúp tiêu hóa chất béo.
🍀 Tăng cường hệ thần kinh
Oxy sẽ nuôi dưỡng và tăng cường não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể khi thực hiện hít thở sâu.
🍀 Giúp tim khỏe hơn
Thứ nhất, hơi thở sâu sẽ giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, có nghĩa là sẽ có nhiều oxy trong máu được đưa đến phổi hơn. Do đó, tim sẽ không phải làm việc quá sức để cung cấp đủ oxy đến các mô. Thứ hai, hít thở sâu sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, do đó tim bạn có thể được nghỉ ngơi một chút.
🍀 Tập trung tốt hơn
Hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ tập trung vào những công việc tiếp theo.
🍀 Tăng sức chịu đựng
Hít thở sâu còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của bạn trong tất cả hoạt động.
Namaste 🙏🏻

26/10/2020

SỰ KHÁC NHAU VÀ GIỐNG NHAU GIỮA TƯ THẾ RẮN HỔ MANG VÀ CHÓ NGẨNG MẶT
(Nguồn: Washington DC Yoga and Wellness & face Thangmold)

CHÚ Ý: Dấu Sao * Là Điểm Khác Nhau Giữa 2 Tư Thế Này!

Photos from PRANA YOGA - Học Yoga Online Mỗi Ngày's post 24/10/2020

NHỮNG TƯ THẾ YOGA GIÚP ĐÁNH TAN MỠ TOÀN THÂN
Đây là những tư thế Yoga giúp đánh tan mỡ bụng, đùi, vùng dưới cánh tay...Rất phù hợp với những Mẹ sau sinh, những người đang bị thừa cân, béo phì. Muốn đốt mỡ tốt bạn phải biết cách dùng cơ, siết cơ, giữ lâu tư thế và khi chuyển động thì di chuyện chậm, dùng ý thức điều khiển. Đồng thời kết hợp với hơi thở sâu, đều đặn để cung cấp đủ oxy, giúp không để cơ bị bó, gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu, làm tắt nghẽn và gây đau nhé. Những bài tập Yoga còn giúp bạn làm mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần, giúp ý chí và nghị lực tăng cap, cải thiện sức bền và khả năng chịu đựng của cơ thể được tốt hơn.
Cuối tuần vui chơi vẫn không quên tập luyện nhé.
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ và tràn đầy năng lượng an lạc. Om shanti.

Videos (show all)

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ CỦA YOGA ⁉️
HƯỚNG DẪN TƯ THẾ CON LẠC ĐÀ
YOGA SỐNG KHỎE MỖI NGÀY
Hướng dẫn tư thế trồng chuối
giải đáp những thắc mắc thường gặp của mọi người về khóa học yoga online tại Prana Yoga
Nam giới vẫn tập yoga nha mọi người
Yoga có thể mang đến cho bạn sức khỏe dẻo dai, tinh thần tỉnh táo để bạn vui sống mỗi ngày, nhưng đừng vì thế mà nghĩ rằ...
☀️KIỀM CHẾ NÓNG GIẬN VỚI TẬP LUYỆN HƠI THỞ TRONG YOGA 🌼
hướng dẫn tư thế con mèo
YOGA MỖI NGÀY
YOGA ONLINE CÙNG HUẤN LUYỆN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP

Website