GuMis. Khắc Tinh Xương Khớp

GuMis. Khắc Tinh Xương Khớp

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from GuMis. Khắc Tinh Xương Khớp, Medical and health, .

07/03/2021

Tỏi ngâm mật ong là bài thuốc quý, được ví như “tiên dược” giúp phòng và chữa trị nhiều loại bệnh hiệu quả. Đồng thời, hỗn hợp này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da.
1. Chữa viêm họng, cảm lạnh
Trong đông y, mật ong ngâm tỏi là bài thuốc trị cảm lạnh hay viêm họng, rất an toàn và hiệu quả.
Khi có dấu hiệu của viêm họng hay cảm cúm, bạn hãy lấy 1 nhánh tỏi ngâm mật ong ra ăn, cứ cách 1-2 giờ đồng hồ ăn một lần, ít nhất một ngày ăn 6 tép tỏi. Trong những ngày sau số lượng giảm dần ăn khoảng 2 nhánh tỏi mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Khi tỏi ngâm đã hết có thể lấy mật ong đã ngâm để trị ho.
2. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tỏi ngâm mật ong có công dụng tương tự chất chống oxy hóa trong việc phòng chống bệnh ung thư và tiêu diệt các gốc tự do gây hại.
Chính vì thế, nếu muốn bảo vệ sức khỏe cả gia đình mình, bạn đừng quên chuẩn bị sẵn trong gia đình mình một hũ tỏi đen ngâm mật ong nhé!
3. Chữa đau dạ dày
Nhờ tính kháng khuẩn mạnh mẽ, tỏi ngâm mật ong giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng, đồng thời giảm nồng độ axit trong dạ dày.
Người bệnh chỉ cần kiên trì sử dụng tỏi đen ngâm mật ong vào trước các bữa ăn mỗi ngày và kiêng một số đồ ăn chua cay hay có nồng độ axit cao sẽ chấm dứt những cơn đau do bệnh viêm dạ dày, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.
4. Trị viêm xoang
Nhờ vào đặc tính chống oxy hóa cực mạnh cùng khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, “thần dược” tỏi ngâm mật ong có công dụng chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
Bài thuốc dân gian này cũng rất tốt cho trẻ em sử dụng khi bị nghẹt mũi vào mùa hè và mùa đông. Một thìa mật ong ngâm tỏi sẽ giúp bé trị dứt điểm chứng viêm nhiễm cả mũi và họng. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt hơn.
5. Bảo vệ tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy, những hoạt chất trong tỏi và mật ong có khả năng thúc đẩy quá trình tạo dịch dạ dày, hỗ trợ cơ thể hấp thụ lượng chất sắt cần thiết, ngăn ngừa thiếu máu.
Tỏi ngâm mật ong cũng giúp quản lý mức cholesterol của bạn, làm giảm nguy cơ đau tim. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhờ đó giúp giảm cholesterol và triglyceride, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi và mật ong đều có đặc tính chống vi trùng và kháng nấm, có tác dụng tuyệt vời tăng cường hệ thống miễn dịch.
Đặc biệt, nhờ chứa nhiều dưỡng chất hữu ích, hỗn hợp tỏi ngâm mật ong có công dụng giúp cải thiện khả năng phòng vệ của cơ thể, giúp chống lại virus, vi khuẩn và nhiều mầm bệnh…
7. Ổn định huyết áp
Một trong những công dụng của tỏi ngâm mật ong là giúp ổn định huyết áp trong cơ thể. Huyết áp có thể gây đe dọa đến sức khỏe tim mạch, vì thế nếu muốn kiểm soát huyết áp mà không dùng thuốc bạn có thể thử dùng tỏi ngâm mật ong vào lúc dạ dày rỗng, tốt nhất là buổi sáng.
8. Giảm viêm
Theo các nhà khoa học, rối loạn sức khỏe mãn tính mà con người gặp phải liên quan đến sự mất cân bằng trong cơ thể. Đó là nguyên nhân gây viêm. Tỏi và mật ong đều có tính năng kháng viêm, và hoạt động như tác nhân giảm đau, giúp giảm khó chịu cho các chứng viêm khớp, giữ nước và rối loạn cơ.
9. Làm đẹp cho da
Mật ong ngâm tỏi có công dụng giúp làm trẻ hóa tế bào, chống lão hóa hiệu quả, trị mụn, duy trì sự trẻ trung, tươi mới trên làn da. Không chỉ vậy, đây còn là cách làm trắng da, mịn da hữu hiệu cho phái đẹp. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng mật ong ngâm tỏi, các chị em sẽ có một làn da đẹp, mịn màng đẹp như da em bé.
10. Cải thiện tuần hoàn máu
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi, khi kết hợp với lợi ích của mật ong, rất tốt cho hệ tuần hoàn của bạn. Cả 2 tác động này giúp ngăn ngừa đông máu và tăng cường tĩnh mạch, giúp bạn tránh những rối loạn như huyết khối và tĩnh mạch.
* Cách làm tỏi ngâm mật ong:
Nguyên liệu:
– Tỏi
– Mật ong nguyên chất
– 1 lọ thủy tinh nhỏ
Cách làm:
– Tỏi bóc vỏ, dùng mặt phẳng của một con dao lớn và nghiền nát củ tỏi.
– Cho tỏi vào lọ thủy tinh và ngâm theo tỷ lệ 15gam tỏi : 100ml mật ong nguyên chất
– Ngâm khoảng 3 tuần là dùng được.

Photos from GuMis. Khắc Tinh Xương Khớp's post 07/03/2021

CẠO GIÓ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?
Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, đánh gió..., cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời. Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đích thực đem lại niềm vui cho nhiều người bệnh. Vậy, cạo gió là gì, cách thức tiến hành ra sao, chỉ định và chống chỉ định như thế nào ?
* Cạo gió là gì ?
Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, dìa đồng tiền kim loại, miệng chén, dìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu...tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh nhiều khi đạt tới mức kỳ diệu. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ.
* Cạo gió được sử dụng trong những trường hợp nào ?
Nói chung, phương pháp này được sử dụng thực sự thích hợp khi bị cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân. Theo đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố : một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút ; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt...Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.
Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ em tuổi còn quá nhỏ.
* Cách cạo gió ra sao ?
+ Vị trí cạo : Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
+ Kỹ thuật cạo : Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 đến 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
* Khi cạo gió cần chú ý gì ?
Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại
Hoàng Khánh Toàn

05/03/2021

150 BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH THƯỜNG GẶP!
---------------
1. Mọng mắt , thâm mắt chẳng lo
Đậu đỏ loại nhỏ ta hay ăn vào
2 Để tăng chất lượng tinh trùng
Hải sản ăn nhiều sẽ dễ thụ thai
3 Để được bé gái dễ thương
Bánh ngọt, đồ mát bố ăn thật nhiều
4 Khi người phụ nữ mang bầu
Ăn Khoai lang con to mà không béo mẹ
5 Nếu lại cạn nước ối đừng lo lắng
Nước dừa, nước cam ta đừng quên
6 Nếu lại thừa nước ối
Râu ngô, Mã đề đun đặc mà uống thôi
7 Người mẹ mới sinh dễ bề tắc sữa
Xôi nóng chườm ngực, uống nước lá Đinh lăng
8 .Nếu lại hay ít sữa có những món này
Sữa ông Thọ nóng, mướp, móng giò , hạt Bo bo mà dùng..
9. Nếu lại bị nứt cổ gà chảy cả máu
Lông mao đốt cháy mà đem rịt vào
10 .Vàng da sinh lý đừng lo
Tắm nắng buổi sớm cách hay tuyệt vời
11 Trẻ hay khóc dạ Đề lúc nửa đêm
Lá đinh lăng khô lót gối mà cho bé nằm
12 .Chàm sữa do nóng thì tắm trà xanh
Mẹ ăn đồ mát thì sữa mát thui
13. Bé thời hay chớ sữa ra
Tỳ vị bị lạnh giữ ấm cho con
14.Trời lạnh bé thường hay ngạt mũi
Tắm nước vỏ Bưởi cho Phế khí thông
15. Sốt có thể xát quả Chanh ta
Từ gáy một đường xuống tận xương cùng
16. Sữa hôi bé chẳng thích bú đâu
Lá Đinh lăng , Kinh giới cho mẹ uống
17. Trẻ con thường hay đái dầm
B**g bóng lợn , nấu cháo bé ăn
18. Con gái thường hay đau bụng kinh
Ngải cứu, ích mẫu hay ăn vào
19. Phụ nữ bị khí hư ( bạch đới)
Quả phật thủ hầm cùng lòng non
20. Muốn cho da dẻ mịn màng
Nước vo gạo thời rửa mặt
21. Con trai hay bị mộng tinh do tâm hoả vượng
Tâm sen đun uống giúp thanh tâm hoả
22. Đàn ông thì lo xuất tinh sớm
Thì ăn sen già còn vỏ chát
23. Rượu say muốn giải dễ thui
Lá d**g gói bánh đun nước uống
24. Khớp khô đi lại kêu khậc khậc
Đỗ đen hầm với nước dừa mà xơi
25 .Khi mưa lạnh nhức mỏi tay chân
Lá lốt sao vàng đun nước uống
25. Sa búi trĩ ăn nhiều rau thiên lý
Nếu lại ra máu thì thêm hoa hoè
27 .Ngủ chảy nước dãi do Tỳ Vị mất cân bằng
Tăng cường đi bộ, khoai lang ăn nhiều
28 .Ngủ nghiến răng gan nóng uất đấy mà
Đỗ đen nấu cháo, ta hay ăn vào
29 .Ngủ hay mộng mị chẳng yên yên
Tay đặt lên bụng, thế nằm thẳng ngay
30 .Đi bơi chân bị chuột rút đừng lo
Tay bên không bị giơ cao lên trời
31 .Vừa nôn vừa bị đi ngoài
Lá vối, vỏ quýt ta đem uống liền
32. Chỉ bị đau bụng nhẹ thui
Nước nóng, nước lạnh trộn cùng uống luôn
33. Yếu bóng vía sợ bị ma nhập
Củ tỏi giã nát ta mang theo người
34. Huyết áp bị tụt bất ngờ
Hít vào hóp bụng thế là nó lên
35 .Trời lạnh huyết áp lên cao đột ngột
Ngâm chân nước nóng thế là xuống ngay
36. Đột nhiên quên béng thứ gì
Ngón tay gõ nhẹ " Ấn đường" nhớ ra
37. Lẹo mắt, đũa cả đánh cơm
Hơ nóng áp lẹo vài lần khỏi ngay.
38. Dính mưa dị ứng mề đay
Đồ khô, hơ nóng ta thay mặc vào.
39. Bị ong đốt phải làm sao
Tía tô bóp nát rịt vào chỗ đau.
40. Rết cắn lá Ớt lấy mau
Đem giã lấy nước bôi vào vết thương.
41. Độc rắn, nhựa Đu đủ xanh
Bôi, rồi thái quả sắc nhanh kịp thời.
42. Dạ đề trẻ khóc không ngơi,
Xác Ve sao, tán, uống bồi nước Cơm
43. Dị ứng Kinh giới, Đinh lăng
Rau má, Diếp cá đun cùng Tía tô.
44. Quai bị, muỗi đốt sưng u
Hạt Gấc nướng, ngâm giấm, từ từ xoa.
29. Bị sốt vi rút mùa Hè
Kinh giới, Diếp cá lấy về đun lên.
45.Trẻ em, Kiết lỵ mấy phen
Cỏ sữa đun uống, vài lần cầm luôn.
46. Lang ben dùng rượu ngâm riềng,
Hay Phá cố chỉ thường dùng mà bôi.
47. Muốn gan thải độc cấp thời
Phan tả diệp 10g sắc uống thời độc ra.
48. Muốn cho hết bệnh vàng da
Nhân trần sắc uống thay trà sớm trưa.
49. Méo mồm khi gió lạnh về
Uống liền kinh giới, lâu thì khó cân.
50. Muốn cho hôi miệng hết dần
Lá Ổi sắc đặc ta cần súc luôn.
51. Khi nào mới bị sâu răng
Hạt Cau ngâm rượu ta dùng ngậm ngay.
52. Cẩu tích đun uống hằng ngày
Thận khỏe, răng chắc mặt mày tươi vui.
53. Mụn nhọt, mẩn ngứa muốn lui
Lá Đinh lăng sắc, uống chơi ngày ngày.
54. Mộc thông giúp Sữa thông ngay,
Lá Đinh lăng, lá Mít đem thay đun dùng.
55. Khi cai lại muốn sữa ngừng
Lá Dâu tươi sắc, nhẹ nhàng sữa lui.
56. Táo bón, có sữa Bò tươi
Hoặc rau Diếp cá, rau Đay,
Mùng tơi, Dền đỏ, hàng ngày nấu ăn.
57. Tiêu chảy, có Hồng xiêm xanh
Cùng với lá Ổi, đun thành thuốc ngưng,
Hoặc riêng vỏ Măng cụt dùng
Sắc nước cho uống, bệnh cầm thảnh thơi.
58. Muốn gan mát, mắt sáng ngời
Có trà hoa Cúc ta mời bạn thân.
59. Áp huyết thấp muốn cho tăng
Trà Gừng pha uống dần dần lại lên.
60. Áp huyết cao muốn hạ luôn
Hoa Đại hãm uống vài bông nhẹ đầu.
61. Rôm sảy muốn trẻ hết mau
Nước Dừa tươi đó uống vào rất ngon.
62. Kỷ tử nếu ta thường dùng
Trẻ lâu, da đẹp sánh cùng thời gian.
63. Muốn cho béo đẹp mỡ màng
Sữa Ngô nếu có ta dùng thường xuyên.
64. Muốn mau tiêu mỡ giảm cân,
Táo mèo, vỏ Bưởi sắc dùng vui thay.
65. Muốn chân khỏe mạnh, dẻo dai
Ngũ gia bì đó sắc thời uống luôn.
66. Muốn cho khỏi bệnh đại tràng
Lá Mơ tam thể ta ăn thật nhiều.
67. Dạ dày muốn cho khỏi đau
Vỏ trứng Gà sấy, bột này ta chiêu.
68. Khô mắt, quáng gà về chiều
Ngày ngày Bí đỏ làm nhiều mà ăn.
69. Bụng lạnh muốn ấm từ trong
Củ Riềng sắc uống, vừa dùng lạnh tan.
70. Muốn cho mát ruột mát gan
Bột Sắn dây uống, nóng tan nhẹ liền.
71. Muốn cho phần ngực ấm êm
Gừng tươi giã nhuyễn nước đem uống dần.
72. Muốn cho phần ngực mát lành
Hạt Mã đề sắc nước dùng bệnh lui.
73. Đái đục, rễ cỏ tranh sao
Sắc đặc lấy nước uống vào tiểu trong.
74. Muốn cho vào giấc ngủ nhanh
Lạc tiên đun uống lại thành tiên ngay.
75. Da mặt trắng mịn, lá Dâu,
Vừng đen đun nước, cho vào mật Ong.
76. Muốn cho bệnh trĩ khỏi nhanh
Hoa Thiên lý đó ta ăn hằng ngày.
77. Nếu ta ăn uống không tiêu
Đun nước củ Sả uống nhiều cho thông.
78. Bị ho, ngực họng nhiều đờm
Vỏ Quýt đun nước uống thường tiêu tan.
79. Miệng nôn, trôn tháo bệnh nan
Hoắc hương, vỏ Quýt, ta đun uống liền.
80. Thời tiết mất giọng, tiếng khàn
Uống nước vỏ Quýt, giọng thanh hết rè.
81. Chanh leo đừng bỏ hạt đi
Đó là thần dược phòng ngừa ung thư.
82. Đám tang, bốc mộ nhớ ghi
Có Gừng, Tỏi nào sá chi hàn tà.
83. Cam tẩu mã, nào phải sợ
Cóc thiêu toàn tính lấy tro rắc vào.
84. Trẻ mồ hôi trộm, lá Dâu
Hái buổi sáng sớm, đun sau uống dần.
85. Hay bị mồ hôi tay chân
Lá Lốt vừa uống, vừa ngâm cũng lành.
86. Trời lạnh áp huyết vọt lên
Ngâm chân Gừng, Muối hoả liền thoái lui.
87. Rét run, tái mặt, thâm môi
Giã cho uống nước Gừng tươi ấm dần.
88. Gan nhiễm mỡ, bụng béo tròn
Sao vàng vỏ Bưởi, đun dùng rất hay.
89. Có Hp trong dạ dày
Đừng quên uống cạn trà Dây thường thường.
90. Lại hay bị bệnh đau lưng
Có củ Cẩu tích ta dùng chớ quên.
91. Xương khớp bị đau triền miên
Ngoài vườn có dây Đau xương trị lành.
92. Đau vai gáy, Dâu cả cành bỏ lá
Sao vàng, hạ thổ mà thành thuốc thang.
93. Rau Dền, rau Má, Cải xoong
Là món bổ máu ta dùng yên tâm.
94. Nhân sâm và củ Đinh lăng
Dùng vào bổ khí, lực tăng sức bền.
95. Bí trung tiện muốn thông nhanh
Có hạt Mít luộc, ăn liền gió đua
96. Bí đại, tiểu tiện Phèn chua
Đem phi, tán bột, rốn kia rắc vào.
97. Tiểu nhiều muốn giảm thì sao
Nấu cháo củ Súng ăn vào giảm ngay.
98. Muốn đi tiểu nhiều hàng ngày
Có rau Cải đó, ta nay ăn đều.
99. Nếu ai bị chứng giời leo
Nhựa cỏ Sữa đó bôi vào đừng quên.
100. Bản đồ bệnh lưỡi trẻ em
Cà tím cô đặc, lấy bông thấm vào.
101. Lá rau Ngót, bệnh lưỡi tưa
Giã vắt lấy nước, bôi thừa sức tan.
102. Mồ hôi muốn thoát dễ dàng
Có củ Khúc khắc ta mang ra dùng.
103. Đã lâu bị nhịn đói lòng
Chỉ nên ăn cháo loãng chớ dừng no cơm.
104. Khi bị ngộ độc thức ăn
Món ngon trước mặt chớ nên chào mời.
105. Bị đỉa chui vào trong người
Mật Ong đặc trị ta thời dùng ngay.
106. Mật Ong dẫu thật là hay
Trẻ dưới 01 tuổi ta nay tránh dùng.
107. Suy dinh dưỡng, Cao ban long
Dùng cho trẻ nhỏ thuốc thần chớ quên.
108. Đứt tay, chảy máu vết thương
Lấy tro giấy đốt ta đem rịt vào.
109. Lưu thông máu não làm sao
Dùng rau Ngải cứu ăn vào nhẹ thôi.
110. Sốt cao muốn hạ kịp thời
Diếp cá với cỏ Nhọ nồi đừng quên.
111. Mào gà trắng sao cháy đen
Tử cung ra máu đun dùng cầm ngay.
112. Tiêu sỏi gan, mật: Nghệ vàng
Lấy về làm thuốc ta đừng có quên.
113. Muốn tiêu sỏi thận: trái Thơm
Nướng trên than củi với cùng phèn chua.
114. Bệnh gout cần phải phòng ngừa
Đỗ xanh cả vỏ, ta cho ăn nhiều.
115. Trẻ ho có lá Hẹ tươi
Đường phèn cùng hấp ta rời kháng sinh.
116. Đau mắt đỏ Diếp cá tanh
Rửa sạch giã nhuyễn ta đem đắp vào.
117. Chẳng may bỏng lửa, nước sôi
Lá Bỏng giã nhuyễn, đắp vào vết thương
118. Viêm họng có quả Trám đen
Bỏ hạt, ninh kỹ thêm đường uống nhanh.
119. B**g gân lá Láng trắng ta dùng
Hơ nóng, ngâm rượu trắng xong bôi vào.
120. Mồ hôi trộm, lở, chốc đầu
Lá Bỏng vắt nước, uống vào thật hay.
121. Kiết lỵ đi ngoài phân nhiều bọt..
Rau Sam ( hoặc cỏ Sữa )đun uống mau lành.
122. Xơ vữa động mạch để phòng
Rau Sam, Gừng sống ta cùng đun sôi.
123. Bắp cải viêm loét dạ dày
Trần qua, vắt nước, ta thay nước dùng.
124. Viêm loét dạ dày trên đường
Bột Sắn dây uống tạm hàn vết đau.
125. Bị bỏng do Ớt rát cay
Lá Ớt giã nát lấy ngay đắp vào.
126.Đi ngoài ra cả máu tươi
Hoa hòe sao cháy, đun sôi ta dùng.
127. Nóng quá mũi chảy máu cam
Nhọ nồi mát máu đun làm thuốc thôi.
128. Dạ dày xuất huyết, gấp rồi
Củ Bạch cập nướng cháy hơi mà dùng.
129. Đừng dại nghịch nhựa xương rồng
Nó có chất độc loét tung da dày.
130. Sốt xuất huyết, phải cấp thời
Mau tìm Diếp cá, Nhọ nồi trị ngay.
131. Trời lạnh, huyết áp lên cao
Ngâm chân nước ấm hạ rồi áp ơi.
132. Mưa lạnh xương nhức, khớp đau
Uống, ngâm lá lốt đã sao cho vàng.
133. Mùa Đông lạnh thấu tận xương
Củ gừng nướng cháy, ta đun uống liền.
134. Trời lạnh bị đau một bên
Gội đầu nước Quế ấy liền hết đau.
135. Quả dâu ta chín, thật hay
Bổ huyết, sáng mắt, tóc này thêm đen.
135. "Cam lồ" nước bọt chớ quên
Nuốt ực xuống bụng, tiêu tan bệnh mà.
137. Mụn thịt ( cơm ) nhìn chớ có buồn
Tía tô vò nát bôi vào rụng thui
138. Hóc xương , đọc thần chú câu này:
" Gần thì ra, xa thì vào" thế là nó trôi.
139. Trung tiện mà thấy khó khăn
Hạt mít đem luộc ăn vào thật hay
140. Tiểu tiện mà bí, bụng chướng thật nguy
Hành ta đem luộc uống vào hay ngay
141. Đại tiện mà gặp khó khăn
Phèn phi tán bột, rắc vào rốn thui.
142. Mồ hôi mà nó chẳng ra, nặng người
Lấy Hương Nhu tía , vừa uống vừa xông
153. Tác mũi , mà nó chẳng thông
Lấy máy sấy tóc hơ ngay ấn đường
144.Mùa Đông, trời lạnh ngủ chẳng ngon.
Đun gừng đã nướng, thêm đường cho ngon.
145. Bệnh Gout xin cũng chẳng có gì lo..
Tía tô, lá Vối, đỗ Xanh dùng lâu khỏi liền
146.Đi lạnh, đưa đám.. sợ nhiễm hàn tà
Về xông bồ hết, vỏ bưởi..trục hàn tà ra
147. Nắng nóng sợ nhiễm nhiệt tà
Vỏ quả dưa hấu uống vào bạn ơi
148. Trúng phong méo miệng thật lo
Kinh giới đun rượu uống cho sớm vào ..
149. Ngạt mũi đã có cách này
Củ hành giã nát ngửi hít thông thui
150. Ngạt mũi còn có cách này
Máy sấy tóc hơ ấm ấn đường cùng cánh mũi
Đây đều là những bài thuốc quen thuộc dễ thực hiện đã được nhiều người chia sẻ và áp dụng rất tốt. Nay bác sĩ xin chia sẻ lên trang cá nhân để bạn bè facebook những ai chưa biết thì lưu lại ngay nha!

04/03/2021

TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG,THOÁI HÓA CỘT SỐNG,ĐAU NGANG THẮT LƯNG RẤT HAY BẰNG TRÁI DỪA LỬA VÀ BẮP CHUỐI GIÀ CUI "BÀI THUỐC TUYỆT CHIÊU"
Nguyên liệu:
1 trái dừa lửa
1 cái bắp chuối già cui
Cách làm:
Bắp chuối già cui (có nơi gọi là chuối lùn, có nơi gọi là chuối ngô, chuối tây) đem rửa sạch lớp ngoài,xong cắt thành miếng, cho vào nồi(loại nồi nào cũng được). Chặt trái dừa lửa tươi đổ hết nước vào, bắt lên bếp nấu khi nào nước còn nữa chén là uống được, cứ cách ba ngày uống một lần, uống bốn lần như vậy thì sẽ khỏi bệnh.
Nếu đã khỏi bệnh rồi thì cứ cách ba tháng uống lại hai lần như thế (cũng cách ba ngày uống một lần) và cứ cách ba tháng làm một liệu trình như vậy, khoảng ba bốn liệu trình thì sẽ khỏi hẳn.
LƯU Ý: LÀ ĂN NO RỒI MỚI UỐNG NHÉ !
Chúc các bạn thành công...!

04/03/2021

Bài thuốc nam chữa đau nhức vai gáy tại nhà
Ngãi cứu sao với muối trắng
Ngải cứu là vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết, trừ phong và an thai. Đặc biệt rất hiệu quả trong điều trị đau xương khớp với chất tanin có trong lá ngải cứu. Trong khi muối có vị mặn nên đi sâu được vào thận.
Cách làm
– Hái một nắm lá ngải cứu mang rửa thật sạch và 1 nắm muối trắng đem xao vàng lên.
– Lấy hỗn hợp vừa tạo cho vào 1 túi vải sạch.
– Chờm nóng lên vùng bị đau tầm 15 phút, rồi xoa bóp đều để khí huyết lưu thông là được.
Phương pháp dân gian này được bà con áp dụng rất nhiều vì rất dễ làm mà các nguyên liệu lại có sẵn xung quanh nhà. Khi làm như vậy thì ngãi cứu và muối sẽ thẩm thấu vào nhau làm tăng tác dụng lưu thông khí huyết, chườm vào vùng đau một thời gian sẽ thấy cơn đau nhức thuyên giảm rất rỏ. Chúc bà con nhanh chóng khỏi bệnh với bài thuốc dân gian này.

04/03/2021

DƯỢC BỔ CÓ BẰNG THỰC BỔ HAY KHÔNG?
Trong y học cổ truyền , thực bổ ( bồi bổ bằng ăn uống và được bổ ( bồi bố bằng thuốc ) là hai phương thức bổ dưỡng có chung một mục đích nhưng lại không hoàn toàn giống nhau . Dược bổ lấy trị bệnh là chủ , bổ dưỡng là phụ ; thực bổ lấy bổ dưỡng là chủ , trị bệnh là phụ .
Phương tiện của dược bổ là thuốc , bởi vậy , theo quan niệm của y học cổ truyền , tất yếu cần phải nhận rõ sự khác biệt giữa hư , thực , hàn nhiệt và âm , dương , khí , huyết của từng cá thể , để rồi trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn các vị thuốc , bài thuốc có tính ôn ( ấm ) , nhiệt ( nóng ) , hàn ( lạnh ) , lượng ( mát ) và có tác dụng bổ khí , bổ huyết , bổ âm , bổ dưỡng cho phù hợp , Đông y gọi đó là phép biện chứng luận trị . Nếu không chú ý biện chứng chính xác thì chẳng những hiệu quả bồi bổ không đạt được , mà | thậm chí còn có thể gây nên các tai biến không đáng có
Thực bổ , đương nhiên cũng cần tiến hành biện chứng , nhưng có điểm khác so với dược bổ là phương tiện của nó là những thực phẩm thường ăn hàng ngày nên chúng hầu như không độc , sử dụng tương đối an toàn , không làm thương tổn các tạng phủ , dễ ăn , dễ uống , dễ được người dùng chấp nhận . Các thầy thuốc thời xưa thường nói : " Dược vật đa dụng vu công bệnh , thực vật đa dạng vụ điều bổ " ( dược phẩm thường dùng để chữa bệnh , thực phẩm thường dùng để bồi bổ ) . Danh y đời Đường ( Trung Quốc ) Tôn Tư Mạo đã viết : " Vị y giả , đương tự động hiểu bệnh nguyên , tri kỳ sở phạm , dĩ thực trị chi , thực hiệu bất dụ , nhiên hậu mệnh dược " ( người thầy thuốc cần phải hiểu được nguyên nhân gây bệnh , biết được chỗ bị bệnh rồi dùng ăn uống mà chữa , nếu ẩm thực trị liệu không có hiệu quả thì mới dùng đến thuốc ) . Điều này nói rõ vai trò quan trọng của liệu pháp chữa bệnh và bồi bổ bằng ăn uống . Cũng vì thế mà tự cổ chí kim người ta thường nói : " Dược bổ không bằng thực bổ " .
Tuy nhiên , cũng phải thấy một điều là mặc dù thực bổ có vai trò rất to lớn , nhưng không vì thế mà có thể thay thế hoàn toàn được bố trên thực tế , trong nhiều trường hợp tất yếu phải dùng dược phẩm bồi bổ thì mới mong đạt được hiệu quả như ước muốn . Vậy thì , những người nào cần thiết phải dùng thuốc bổ ?
Theo quan điểm của y học cổ truyền , xét về mặt tuổi tác , nhìn chung những người trẻ tuổi không cần dùng thuốc bổ . Tục ngữ có câu : " Đồng bất phục nhung , thiếu bất dụng sâm " ( con trẻ không nên dùng nhung , tuổi trẻ không nên dùng sâm ) . Điều này nói rõ các loại thuốc có công dụng bồi bổ như nhung hươu , nhân sâm ... chỉ thích hợp với lứa tuổi trung lão niên . Các dược phẩm này , theo y học cổ truyền , thường có tác dụng bổ hư tráng dương , theo y học hiện đại , thường có công dụng làm hưng phấn các trung khu thần kinh , cải thiện công năng miễn dịch , thúc đẩy quá trình tạo huyết và chức năng tiêu hoá , nâng cao năng lực phòng chống bệnh tật và làm chậm quá trình lão hoá .
Khi sử dụng các vị thuốc , bài thuốc có công dụng bồi bổ , cổ nhân cho rằng nhất thiết phải biện chứng thi trị . Sách Y học chính truyền đã viết : " Hư giả , chính khí hư dã " . Những người có tuổi khí huyết thường suy nhược , sức đề kháng tật bệnh suy giảm , âm dương dễ rối loạn nên rất cần thiết phải bồi bổ . Nếu cơ thể suy nhược do bệnh tật gây nên thì trước hết phải trị bệnh rồi mới bồi bổ hoặc tiến hành công bố song hành . Những người có tuổi nếu qua kiểm tra sức khoẻ không phát hiện thấy các biến đổi bệnh lý thực thể , nhưng toàn thân cảm thấy mệt mỏi , tinh thần suy nhược , ăn kém , mất ngủ , hay quên ... thì đó cũng là những biểu hiện của hư chứng và rất cần phải tiến hành bồi bổ . Tóm lại , trước khi sử dụng liệu pháp bồi bổ bằng thuốc , nhất thiết phải xem xét toàn bộ tình trạng cơ thể ,lựa chọn kỹ lưỡng các vị thuốc , bài thuốc rồi mới bắt đầu tiến hành bồi bổ một cách thận trọng và chuẩn xác .

04/03/2021

❤❤ XIN CHIA SẼ BÀI THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG RẤT HAY. RẤT HIỆU QUẢ VÀ KHÔNG TỐN TIỀN. ❤❤
Có người bị tiểu đường nặng cần phải mổ nhưng do đường huyết không ổn định nên bác sĩ không dám mổ.
Nhưng chỉ uống cây này là bác sĩ cho mổ sau 1 tuần uống.
Đó là búp lá của cây thơm ( dứa). Rất hay là chỉ sau 1 ngày uống người bị tiểu đường nặng tươi tỉnh hẳn. Ăn uống ngon miệng và vết loét sau lưng do nằm nhiều cũng dần lành hẳn sau 1 tuần. Đến nay được 2 tháng đã khỏe hẳn và vẫn nấu uống thường xuyên thay nước. Kỳ lạ là chỉ sau 1 ngày uống. Đường huyết đứng ở mức ổn định.
CÁCH NẤU
Lấy 3 búp lá quả thơm ( dứa)
Rửa sạch chẻ ra làm 4
Đổ 2 lít nước đun lửa nhỏ riu riu
Cho đến khi còn khoảng 1,5 lít
Để nguội uống trong ngày
Uống hằng ngày nhé
Rất thơm và dễ uống mà chả tốn 1 xu
Xin quý vị chia sẻ cho bệnh nhân tiểu đường. Giúp họ sống vui khỏe!
Nhất là người nghèo vì điều trị bệnh này rất tốn kém và ít nhiều có di chứng.
Xin chia sẻ làm phước. Xin cảm ơn!

03/03/2021

Bài thuốc dân gian chữa trị Bệnh Rối Loạn Tiền Đình
Đơn giản mà lại cực kỳ hiệu quả.
Cách làm như sau:
☘️Lấy 10 cây Sả chia làm 4 ngày. 3ngày đầu tiên,mỗi ngày 3 cây. ngày thứ 4 dùng 1 cây.
☘️Cây Sả rửa sạch thái lấy 10cm, bỏ phần rễ và phần lá đun với 1,5 lít nước uống thay nước hằng ngày.
Một tháng sau lại làm như vậy bệnh sẽ khỏi và hết nhé!

03/03/2021

Cây thài lài trắng ( rau trai ) - Cây cỏ quen thuộc ngày con chăn trâu của em
Ngoài bắc chúng em mùa hè mà đi bắt cua đồng về nấu canh rau đay mướp hương hay nấu với thài lài và ít rau rệu thì ngon tuyệt vời ạ. vừa ngon lại mát nữa. nhiều bác thích ăn luộc chấm tương khen ngon lắm.
Cây cỏ nhưng cũng có nhiều hữu ích cho chúng ta
Chị em nào mà viêm loét cổ tử cung, âm đạo, huyết trắng ra đồng lấy 1 nắm to cây thài lài tươi mỗi ngày về đun rồi ngâm rửa sẽ mau khỏi thôi
Ai mà mới bị viêm họng, viêm amidan thì làm ngay một nắm to đem rửa sạch cho vài hạt muối rồi giã nát lấy nước cốt uống ngụm nhỏ một vài hôm là khỏi
còn tác dụng nào hữu ích thì các bác bổ sung giúp em nhé

02/03/2021

9 BÀI THUỐC TỪ RAU DIẾP CÁ
Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là "thần dược" đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ và có tác dụng chưa nhiều bệnh khác.
Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng…
Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng... Chính vì vậy, trong các tài liệu Y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
1. Chữa bệnh trĩ bằng cách ăn rau diếp cá hàng ngày
Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
2. Chữa táo bón bằng rau diếp cá khô hãm lấy nước uống
Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
3. Chữa sốt ở trẻ em bằng rau diếp cá giã nát
Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
4. Chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá và ngải cứu
Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
5. Chữa viêm âm đạo với rau diếp cá + bồ kết + tỏi
Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
6. Điều trị sỏi thận bằng rau diếp cá + rau dệp + cam thảo đất
20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.
7. Chữa ho với rau diếp cá và nước vo gạo
1 nắm là diếp cá đã rửa sạch xay nhỏ ra. Tiếp theo là dùng nước vo gạo đặc đun sôi cùng rau diếp cá. Sau đó chắt nước cốt uống.
Chỉ cần làm như vậy sau bữa ăn, 2 đến 3 lần là khỏi. Hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể, vì vậy, bạn nên uống từ 5 lần trở lên cho khỏi hẳn.
8. Chống lão hóa bằng rau diếp cá và mật ong
Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá.
Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.
Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.
9. Ngăn ngừa mụn với rau diếp cá và muối
Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt.
Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả nữa đấy.
Hãy chia sẻ để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt

02/03/2021

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU RĂM.
Rau răm là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm. Cành và lá rau răm vừa là rau vừa là dược liệu quý. Loại rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng làm thuốc trị bệnh. Lá rau răm có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
Theo đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.
Tuy nhiên, ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày có kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Rau răm không độc nhưng nếu dùng thường xuyên với số lượng nhiều sẽ làm giảm tình dục cả ở đàn ông lẫn đàn bà, phụ nữ có thể trở nên vô kinh. Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương.
Dưới đây là các phương thuốc dân gian từ rau răm:
- Mùa hè say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.
- Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.
- Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.
- Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
- Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
- Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
- Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn.
Hãy chia sẻ để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt

Website