Cộng đồng phú dụ
Sứ mệnh:
Kiến tạo con đường thịnh vượng chung cho xã hội.
Bị tụt mood viết bài đúng giai đoạn thị trường down chứ admin vẫn khỏe nha mọi người. Có mấy bạn nhắn hỏi thăm nên cảm động gớt nước mắt 😍
Để lại mấy ý "insight" cho các follower có thêm cơ sở đánh giá.
Triển vọng chưa "sáng sủa" nhưng mức chiết khấu đã đủ lớn để có một biên an toàn hấp dẫn. Nhiều DN có nợ vay thấp, cổ tức tiền đều đặn (yield khoảng 6-10%) không khó để lọc. Đầu tư giá trị, tích sản định kỳ thì mấy lúc này là cơ hội, mặc dù đầu năm đã phòng thủ bond/stock 50/50 nhưng ad cũng không tránh được việc sụt giảm, chỉ là "lỗ trong dự phòng" và đã quá quen với việc đó nên mình khá thoải mái. Anh chị F0 có lẽ sẽ là người bị thiệt hại lớn nhất khi up trend không thể "ăn đủ" cả con sóng nhưng down trend thì gần như "ôm trọn".
Về thị trường:
Dự báo pha thắt chặt sẽ điều chỉnh (hoặc là đảo ha hoặc là lùi để tiến) từ cuối 2023, đầu 2024. Còn độ sâu bao nhiêu, duy trì bao lâu thì cần thêm dữ kiện.
Dòng tiền hay Margin/Quy mô "chỉ mang tính thời điểm" và cũng dễ "tăng giảm đột ngột" còn nền tảng DN từ vị thế, thị phần, kênh phân phối, hệ sinh thái sản phẩm, văn hóa tổ chức mới là căn cơ, gốc rễ của DN, là thứ mà mình nên chú ý nhiều hơn để đánh giá DN có vượt qua khó khăn hay có sức bật trở lại khi vĩ mô bớt xấu hơn không. Đây cũng là cơ sở niềm tin của nhiều người, nếu cơ sở không đủ vững thì việc nắm giữ dài hạn chỉ là "kẹp hàng" chứ không phải "đầu tư giá trị", đến lúc nào đó cũng sẽ phải bán trong mệt mỏi vì bị kẹp quá lâu.
"Quả thật, đến các công ty tiêu dùng, công nghệ lành mạnh nhất cũng gia tăng đòn bẩy khủng khiếp.
Nói gì đến các ngành như bất động sản, năng lượng."
Phân tích Nợ vay của FPT như này thì thiếu insight quá.
Rủi ro "ngắn hạn" và đáng quan ngại nhất của FPT giai đoạn này là sự rớt giá đồng Yên khi thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng dao động từ 40-50% doanh thu Khối Công nghệ ở nước ngoài trong nhiều năm qua.
Còn Nợ vay thì phần lớn là vay từ FRT, và đối ứng với nó là khoản Tiền gửi. Bản chất là FPT duy trì lợi nhuận tài chính tốt từ việc lãi tiền gửi lớn trong khi chi phí lãi vay thấp.
Một chú ý ở đây là với Sell outright (Bán hẳn) thì thành viên tham gia/trúng thầu chỉ có 1-2 thành viên thôi, nhưng khi Reverse repo (Mua kỳ hạn) thì có hàng tá ông chen chút, điều này cho thấy là trạng thái dư thừa thanh khoản trước đó chủ yếu mang tính cục bộ, cá nhân mình nghĩ là nằm ở Agribank và BIDV, vậy nên bản chất chỉ là lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, hoạt động cân đối có tính chất "tạm thời" rồi đâu lại vào đấy, vĩ mô Việt Nam thuộc top tốt nhất hệ mặt trời hehe
Trong 27 ngân hàng đang hiện diện trên 3 sàn thì có 16 ngân hàng có CAR trên 11% (Theo đề án cơ cấu thì Chính phủ đặt mục tiêu 2025 CAR trên 11%). Trong 16 ngân hàng này thì TCB, MBB, MSB là 3 ngân hàng lọt Top 5 cả 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất và Chi phí vốn thấp nhất. Về định giá, cho mặt phẳng tọa độ Oxy, với trục tung là ROAE và trục hoành là P/B thì TCB, MBB, MSB cũng thuộc nhóm các điểm tọa độ có mức định giá rẻ nhất.
P.S: Bài viết mang tính chất chia sẻ thông tin không nhằm mục đích khuyến nghị giao dịch. Tác giả miễn trừ trách nhiệm nếu có.
Không phải Tăng trưởng kinh tế hay Ổn định tỷ giá. Lạm phát mới thật sự là thách thức của Việt Nam trong nửa cuối năm.
Dù có áp lực nhưng nội tại vĩ mô Việt Nam thật sự vững chắc và ad tính toán lạm phát có thể được kiểm soát ở mức 4-5% (cao hơn mục tiêu 4% đã đề ra nhưng nhìn chung là chấp nhận được nếu ngó sang Âu, Mỹ). Ngược lại, chúng ta rất dễ "ngư ông đắc lợi" trước cục diện rối ren của nhiều nước lớn.
Đi vào kỹ thuật một chút:
Gọi m là tăng trưởng cung tiền
Gọi v là tăng trưởng vòng quay tiền
Gọi q là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
Gọi p là lạm phát (tăng trưởng giá)
Ta có m + v + mv = q + p + qp
Do mv và qp rất nhỏ nên tạm bỏ qua.
p (lạm phát) = m + v - q
V (vòng quay tiền) ở Việt Nam đang khá ổn định (quanh 0.65-0.67).
Có thể thấy cả q (tăng trưởng GDP thực) và p (lạm phát) đang được thúc đẩy/hồi phục mạnh từ đây đến cuối năm. Nhưng dư địa tăng sản lượng đang bị kìm hãm bởi sự đứt gãy ở cung (đầu tư công cũng cần thời gian tháo gỡ chính sách, quy định). Cho nên việc không/chậm nới room tín dụng là giải pháp phù hợp để "kiềm chế" lạm phát, dù chỉ là mặt "kỹ thuật". Và nếu không có chuyển biến mới, mục tiêu tăng trưởng GDP của Quốc hội từ 6-6.5% là "dư sức" (dự 7-9%), nhưng nếu "kích thích" thêm thì cũng sẽ "không hiệu quả" do như đã nói, đứt gãy ở cung và chậm giải ngân đầu tư công. Và nếu bạn là Nhà điều hành, bạn có dại gì thúc đẩy tăng GDP khi chắc suất đạt chỉ tiêu để tạo thêm áp lực cho chính mình ở năm sau.
Về tăng lãi suất, khác với nhiều bên, admin cho là SBV sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành đến hết năm (nếu tăng nhẹ 0.25% thì quan điểm về vĩ mô vẫn sẽ được bảo lưu). Điều tiết chính sách bằng việc "forward guidance", tăng tần suất bán USD (cũng có bán thật), và hút tiền qua kênh OMO chờ dòng vốn quốc tế Inflow. Với dự toán bội chi tiếp tục duy trì 4% GDP sẽ là dự địa cho việc "ngăn" lạm phát bằng các biện pháp giảm thuế và hỗ trợ giá với một số mặt hàng.
Dọc bộ lọc phát hiện ra một bạn đang bị thị trường định giá "sai" khá rõ. Biên an toàn trên 25% (tính toán chi li có thể lên 50%), không vay nợ, ROAE trên 11%. Ai quan tâm để lại mail bên dưới ad gửi cho nhé, gói gọn trong một trang, ngắn gọn, dễ hiểu.
Theo kịch bản cơ sở thì giá dầu bình quân năm nay có thể giữ mốc 100$/thùng và giảm nhẹ về 90$/thùng vào năm sau.
Nhìn vào kỳ vọng tương lai thông qua các Futures ở các kỳ hạn xa, cộng với một số kịch bản có phần tối hơn ở một số bên, giá dầu bình quân năm nay có thể về vùng 85$-90$/thùng và giá bình quân năm sau đâu đó 75$-80$/thùng.
Ở khung lớn thì có thể thấy, giá dầu vẫn đang ở nền cao so với giai đoạn trước đó, và lớn hơn chi phí khai thác bình quân (như châu Á, khoảng 55$/thùng) nên hoạt động E&P (thăm dò và khai thác) vẫn được thúc đẩy.
Lần này, cũng như nhiều lần trước đó, đừng vội cười cụ Warren sao cụ lại mua cổ phiếu dầu khí khi giá cao nhé.
"Kiên định" hay "Lì lợm"
👉Nếu bạn mua vàng vào giai đoạn đỉnh 1980 thì mất đến 25 năm sau, tức là 2005 bạn mới được về bờ.
👉Nếu bạn mua vàng vào giai đoạn đỉnh 2011, tức là phải mất gần 10 năm, 2020, bạn mới được về bờ.
Nhìn chung, bạn đã lỗ về chi phí cơ hội và có thể lỗ về mặt tinh thần vì bạn đã đặt mình vào vị thế "lỗ trạng thái" quá lâu.
👉Nếu bạn mua VNM, doanh nghiệp đầu ngành, cơ bản vào lúc đỉnh 2018 thì hơn 4 năm qua bạn vẫn chưa hòa vốn.
👉Nếu bạn mua HAG năm 2014, từng là công ty hàng đầu trên thị trường, từng đưa bầu Đức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán thì đến nay đã hơn 8 năm, bạn vẫn còn đang lỗ nặng.
Có người nói, về dài hạn, bàn tay vô hình sẽ điều chỉnh mọi thứ về trạng thái cân bằng, về giá trị thực/hợp lý. Nhiều người cũng nói, về dài hạn, hầu hết các tài sản tài chính như chứng khoán, vàng, bất động sản đều sẽ tăng giá. Giá giảm thì sẽ tăng lại thôi, nó là công ty lớn mà, nó là hàng cơ bản mà. Nhưng, về dài hạn thì tất cả chúng ta đều sẽ chết, chúng ta đều không có quá nhiều cái 10 năm hay 25 năm.
Bản thân mình cũng là một nhà đầu tư dài hạn, và mình tin tưởng "time in the market" càng lâu càng tốt, ít nhất là, tốt hơn "timing the market". Nhưng không nên hiểu đầu tư dài hạn là phải "nắm giữ dài hạn" mà nên hiểu là "nắm giữ dài hạn nếu nó tốt và còn tốt". Cần theo dõi và đánh giá lại khoản/danh mục đầu tư của mình để có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với các điều kiện thay đổi hoặc phát sinh mới. Nếu không có chuyên môn và thời gian thì nên chia nhỏ ra mà mua, việc chia nhỏ từng lần giải ngân hay chia tứng khoản phân bổ là cách giảm thiểu rủi ro rất hiệu quả.
Thay vì tăng lãi suất thì SBV lựa chọn giải pháp bán USD cho thấy SBV đang khá tự tin với nội lực quốc gia. Về tỷ giá, mình có mấy ý sau:
✅Tích cực:
1. Các tổ chức, định chế lớn ngày càng dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn quốc tế với mức chi phí hợp lý.
2. VN vẫn là điểm đến tin cậy dành cho NĐT nước ngoài, với FDI, điều đó càng rõ hơn khi chỉ số chi phí tại VN vẫn đang rất cạnh tranh (Nhân công, Mặt bằng công nghệp, Điện nước,..).
3. VN vẫn là nước xuất siêu, với việc USD tăng mạnh cũng sẽ tạo thêm đệm cạnh tranh cho DN xuất khẩu. Nhưng VND giảm ít hơn so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực nên không làm giảm tính cạnh tranh và sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư.
4. Dự trữ ngoại hối dồi dào với hơn 100 tỷ USD, hơn 90 ngày nhập khẩu trong khi VN lại là nước xuất siêu.
✅Tiêu cực:
1. Áp lực là có khi lãi suất liên ngân hàng qua đêm dù có tăng những vẫn ở mức thấp 0.71%, trong khi đó EFFR đang là 1.58% và SOFR cũng đã là 1.5%.
2. SBV vừa đổi phương thức bán kỳ hạn 3 tháng thành giao ngay và đã tăng nhẹ giá bán lên 23.400đ. Điều này cho thấy SBV cũng đang "hơi ngại" bán giá thấp và chưa sẵn sàng với một lượng bán mạnh.
Trong khi tiền gửi dân cư tăng nhẹ hơn 3% một chút thì tiền gửi thanh toán của cá nhân tăng tới 11% (tính từ đầu năm).
Điều này cho thấy, một là ứng dụng và tiện ích đến từ các Digital Bank và Fintech (Ví điện tử) đã thúc đẩy hành vi mua sắm, trao đổi trên không gian mạng diễn ra thường xuyên hơn làm tăng nhu cầu ở các khoản tiền gửi thanh toán. Hai là, môi trường lãi suất và lạm phát có xu hướng đi lên, rủi ro "gửi tiền lâu" tăng lên nên người dân cân nhắc dịch chuyển một phần tiền về các kỳ hạn ngắn hơn/không kỳ hạn để tăng tính chủ động hơn. Đây là quá trình diễn tiến khá bình thường.
👉Xu hướng "cash out" ra khỏi các tài sản rủi ro/hoặc chuyển dịch từ các kỳ hạn dài về ngắn/hoặc không kỳ hạn là dấu hiệu không tốt, nhưng nhìn dưới góc độ tỷ trọng (cơ cấu) giữa các thành phần thì cũng nên lạc quan.
Đầu tư là công việc cần có chuyên môn nhưng cũng có thể đơn giản là sở thích, đam mê cá nhân.
Ai cũng có thể đầu tư và có quan điểm riêng của mình. Nhưng hãy phân biệt quan điểm chuyên môn và quan điểm cá nhân, đa số nhà đầu tư đi tìm một người có chuyên môn để hỏi nên mua bán gì, nên mua hoặc bán cổ phiếu X hay không mà không nhận thức được mình muốn nghe quan điểm gì từ người tư vấn. Nếu là quan điểm chuyên môn thì nó cần có cơ sở rõ ràng, các đánh giá thận trọng, hợp lý. Còn nếu là quan điểm cá nhân của người tư vấn thì nó lại thuộc về khẩu vị, phong cách của từng người, có khi cách đó áp dụng được với họ nhưng không phù hợp với bạn, vì nó mang tính đặc trưng cá nhân.
Trên thực tế, là một người hành nghề, admin thấy đa số người ta hỏi chủ yếu là họ muốn đi tìm một sự ủng hộ, sự trấn an tâm lý. Có thể họ đã có lựa chọn, chỉ là nếu có thêm người cùng quan điểm thì họ sẽ an tâm hơn. Hoặc là, hỏi vì thói quen nhưng lại không biết thực sự mình muốn gì. Cần phải hiểu là, không ai dự đoán hay dự báo được tương lai, nếu câu hỏi mang hàm ý dự báo/đoán thì đó là quan điểm, góc nhìn cá nhân, có thể đúng hoặc sai tùy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và vận may. Còn nếu là phân tích để nhận diện trạng thái rủi ro, cơ hội và đưa ra các lập luận dựa trên điều kiện của bạn, của thị trường, của cổ phiếu thì đó thuộc về chuyên môn. Rủi ro là rủi ro, rủi ro không nhất thiết phải thực sự xảy ra. Một người say rượu lái xe thì sẽ có rủi ro tai nạn cao hơn người tỉnh táo, nhưng nó không bắt buộc là cứ say rượu lái xe là tai nạn, bạn cần hiểu rõ điều này. Còn nếu dự đoán/dự báo xem người đó có bị tai nạn hay không thì kết quả của nó thuộc về xác suất, đúng sai có thể do may mắn hoặc do kinh nghiệm thì tùy.
P.S: Thay vì nói về phương pháp phân tích, đầu tư thì mình sẽ thử viết về chủ đề mang tính giáo dục về nhận thức đầu tư nhiều hơn.
Mò nghiệm: Lấy VND là bài tập mẫu.
VND hiện nay có tổng tài sản quản lý là 150k-200k tỷ. Thông thường, hiệu suất khai thác lợi ích kinh tế của một công ty chứng khoán khoảng 1%/năm của AUM, tức VND có thể khai thác được 1,5k-2k tỷ (sau thuế, 1,2k-1,6k tỷ). Thực tế, lợi nhuận sau thuế của VND đạt hơn 2k tỷ. Điều này nói lên:
Một là, VND có năng lực khai thác tốt, tối ưu hiệu suất.
Hai là, chu kỳ ngành đang ở pha tăng trưởng, nên hiệu suất khai thác đang ở vùng trên của mức trung bình.
Hoặc một trong hai hoặc đến từ cả hai ý.
Với lợi suất kỳ vọng hiện nay khoảng 7% (tương ứng với lãi suất tiền gửi, tính trung bình nhóm cận trên). Có thể định giá tương đối, giá trị VND rơi vào khoản 17k-23k tỷ. Tuy nhiên, nếu nhìn xa một chút, tính thêm tốc độ phình to ra của AUM và năng lực khai thác lợi ích kinh tế trên 1 đồng AUM (hoặc trên 1 vòng đời tài khoản) của từng công ty thì bài toán định giá lại phải thêm ước giá trị kỳ hạn và chiết khấu lại hiện tại. Với VND, con số chắc chắn lớn hơn 23k tỷ rất nhiều.
P.S: Các tính toán, giả định dựa trên hiểu biết tốt nhất của tác giả, miễn trừ trách nhiệm.
Tổng hợp từ Nasdaq data link, corporate bond yield của hầu hết các thị trường đều đã vượt đỉnh trước dịch, giai đoạn 2018-2019 (loại trừ đợt tăng đột ngột ở một số thị trường vào tháng 3/2020 do Covid). Lấy chỉ số lợi suất của các DN xếp hạng AAA của Mỹ làm ví dụ, Yield cũng đã tăng hơn 100% từ 2% lên hơn 4%, và đã vượt đỉnh 2018. Tuy còn khá xa đỉnh 2008 nhưng tốc độ biến thiên lần này nhanh, mạnh hơn (làm một số bên quan ngại hơn). Về cá nhân admin, ad không tin nó có thể tiếp tục nhanh mà không cần nghỉ ngơi. 😉
Giác độ kỹ thuật, với bond yield cao thế này đủ để nhận định là chi phí cơ hội cho các kênh tài sản khác, đặc biệt là tài sản rủi ro đã tăng lên đáng kể, như kênh cổ phiếu, rất nhạy với lãi suất (lãi suất đi vay tác động vào chi phí vốn, lãi suất chiết khấu tác động vào định giá). Thực ra, rủi ro này sớm đã được nhận diện, admin đã chia sẻ ở các buổi "Tọa đàm đầu tư" từ nửa cuối năm ngoái, tiếc là nói về cơ bản và tầm nhìn hơi trung hạn nên rất ít được độc giả để tâm (90% nhà đầu tư thích giao dịch lướt sóng). Và hiện tại, khi rủi ro bao trùm và đa số đã cảm nhận được thì mình nhắc lại quan điểm có phần "lạc quan" hơn đám đông.
Tuy có sự xáo trộn trên thị trường tài chính, hiện tượng cash out là có nhưng dòng vốn đầu tư thì vẫn phải "đầu tư". Nên phần ít nhiều lượng cash out này cũng sẽ quay ngược trở lại các thị trường (quốc gia) có vĩ mô ổn định và triển vọng sáng sủa, các tài sản tốt, các doanh nghiệp vẫn "ăn nên làm ra" thì vẫn sẽ là điểm đến của dòng vốn này. Quy mô bảng cân đối thu hẹp hay cung tiền co lại cũng cần có thời gian, và cũng không thể quá mạnh để bán tháo tất cả, nên nhìn chung, các cổ phiếu bị bán mạnh mà nếu đánh giá được là nó "tốt" thì đó luôn là cơ hội, sẽ rất ít có cơ hội mua được cổ phiếu rẻ khi ai cũng lạc quan và hừng hực khí thế "up trend".
P.S: Trên đây là góc nhìn dựa trên hiểu biết tốt nhất của tác giả, miễn trừ trách nhiệm cho các tổn thất đầu tư của độc giả dựa theo thông tin, nhận định từ bài viết.
Top 6 công ty chứng khoán đang niêm yết, có 5 ông giảm hơn một nửa giá tính từ đầu năm. VND hôm nay có hơn 780 triệu cổ được giao dịch bổ sung từ đợt phát hành trước. Giải cứu cổ chứng thôi 🥹
Thập kỷ này là kỷ nguyên của ngành chứng khoán, không có tay chơi mới nhảy vào thì mới lấy làm lạ. Cuộc chơi sẽ ngày càng gay cấn hơn, các công ty truyền thống, chậm đổi mới, thích nghi kém sẽ dần phải nhường lại miếng bánh.
Sản phẩm Nonbroker thì cần Công nghệ + Dữ liệu. Số hóa sản phẩm, dịch vụ.
Dịch vụ chuyên gia thì cần nền tảng Văn hóa + Con người. Xây dựng chuẩn mực, quy trình cung ứng dịch vụ.
Thị trường vẫn đang phân mảnh, vẫn có cơ hội bức tốc cho người mới. Không biết các "ông lớn" đang loay hoay với cái gì nhỉ 😬
3 triệu đồng cho một khóa học "Ứng dụng đầu tư tích sản với Hợp đồng tương lai VN30" có quá đắt (cao)?
👉Hiệu quả đầu tư của bạn đang kém hơn tăng trưởng của VN30, khóa học sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất ít nhất từ 3%-5%/năm, nếu vốn đầu tư của bạn là 200 triệu đồng thì tương đương hiệu quả tăng thêm từ 6-10 triệu đồng mỗi năm. Nếu vốn đầu tư là 1 tỷ đồng thì "khoản dư ra" này lên đến 30-50 triệu đồng mỗi năm.
👉Ví dụ, bạn có 500 triệu đồng, sau một năm VN30 tăng 15%. Nếu đầu tư vào danh mục VN30 (hay ETF VN30) sẽ có mức lãi tương đương 75 triệu đồng (15%). Còn khi đầu tư theo phương pháp được học, hiệu suất của bạn sẽ đạt từ 18%-20%, tương đương lợi nhuận từ 90-100 triệu đồng.
Đặc biệt: Sau khóa học, học viên vẫn sẽ tiếp tục được nhận sự hỗ trợ từ giảng viên khi cần.
Đăng ký ngay 👇👇👇
https://www.facebook.com/110088134511478/posts/398198425700446/
Giới thiệu khóa học:
Ứng dụng đầu tư tích sản với Hợp đồng tương lai VN30.
Đây gần như là khóa học đầu tiên tại Việt Nam về việc hướng dẫn nhà đầu tư cá nhân đầu tư tích sản bằng công cụ hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Nếu học viên nào đã học và đã biết cách ứng dụng tích sản với HĐTL VN30 như phương pháp chia sẻ trong khóa học thì mình cam kết hoàn lại 100% học phí.
✅Đối tượng học viên: Phù hợp với nhà đầu tư không chuyên muốn đầu tư chứng khoán để tích lũy tài sản, mong muốn hiệu quả đầu tư tốt hơn tăng trưởng chỉ số VN30, có vốn đầu tư (NAV) từ 200 triệu đồng.
✅Nội dung khóa học:
1️⃣Tìm hiểu về HĐTL chỉ số VN30.
2️⃣Hiểu và ứng dụng chiến lược Arbitrage.
3️⃣Ứng dụng tích sản với HĐTL để có hiệu suất cao hơn VN30.
4️⃣Hướng dẫn thực hành bằng excel và tặng kèm file excel đã cài sẵn công thức.
✅Học phí: 3 triệu đồng/học viên.
Đăng ký theo nhóm từ 3 người: 2,5 triệu đồng/học viên.
✅Học online: 9h-12h sáng thứ bảy, ngày 18/06/2022.
Nếu thời gian giải đáp thắc mắc chưa đủ thì sẽ có thêm một buổi cho Q&A và có nhóm Telegram để hỗ trợ sau khóa học.
✅Thanh toán:
STK: 0111000198423 - Vietcombank Cần Thơ
Chủ tài khoản: Hàng Ngọc Toàn.
✅Nội dung chuyển khoản:
Họ tên + Số điện thoại + VN30F.
Vật cùng tắc biến, vật cực tất phản.
Nếu là dân "ngoại đạo" thì đừng đầu tư như một chuyên gia.
Thay vì cố gắng biến mình thành chuyên gia trong một lĩnh vực mà mình không chuyên, với một nhà đầu tư "ngoại đạo", ad khuyên bạn hãy cứ đầu tư như một người bình thường.
Trước khi chạy theo học phương pháp đầu tư, học phân tích và lựa chọn cổ phiếu, chọn thời điểm mua bán thì cần nên xác định lại điều kiện và mục tiêu của bản thân để từ đó xây dựng cho mình một triết lý đầu tư phù hợp. Bởi vì, bạn có thể sao chép được phương pháp của người khác, sao chép được hệ thống các quy tắc giao dịch/đầu tư của họ nhưng bạn không thể sao chép được tư duy của người ta. Tiến trình phát triển của xã hội là liên tục vận động không ngừng, nhận thức của các đối tượng, chủ thể tham gia ngày càng tốt hơn hay nói cách khác là con người ta ngày càng học được nhiều thứ và khôn hơn, điều này sẽ dẫn đến hành vi giao dịch/đầu tư của họ cũng sẽ thay đổi. Mà thị trường được tạo nên bởi chính các đối tượng trên nên nó cũng sẽ tinh vi hơn, các tín hiệu, dấu hiệu hay các quy tắc ứng xử trên thị trường mà bạn học được cũng sẽ dần lỗi thời.
Mặc dù có sự tiến hóa nhưng bản chất gốc gác của nhân loại vẫn không thể thoát ra khỏi vòng lặp của lòng tham và nỗi sợ, dù trải qua bao suy thoái rồi hồi phục thì tiến trình lịch sử của xã hội, của nền kinh tế vẫn là một vận động đi lên. Nên để hiểu về đầu tư và học đầu tư chứng khoán là không khó, việc kiếm tiền từ thị trường là dễ dàng. Nó chỉ khó với những ai muốn làm giàu, muốn kiếm được nhiều hơn những gì mà năng lực của họ có thể. Nếu bạn muốn làm giàu, muốn kiếm nhiều tiền thì nên khai thác vào sở trường, điểm mạnh, chuyên môn của chính mình.
Nếu bạn là một thợ nấu ăn có thể trở thành một đầu bếp hạng A, có thể mở một nhà hàng, có thể xây nên một chuỗi nhà hàng. Vòng tròn năng lực được mở rộng theo một chuỗi giá trị có tính liên kết và kế thừa như vậy sẽ dễ hơn là việc một thợ nấu ăn đi học phân tích chứng khoán, dành hàng giờ mỗi ngày để xem bảng điện, đọc tin tức rồi mong làm giàu, mong tăng thu nhập xx lần từ cái mà mình không rành, không giỏi, không nắm chắc. Thời gian bạn bỏ ra ngồi bảng điện, phân tích mã này mã kia, rồi hồi họp, lo âu khi thua lỗ thì bạn có thể nâng cao tay nghề, hiệu quả công việc tốt hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tại sao không làm thế?
Nếu bạn là.... Vâng, vẫn là logic tương tự.
Trừ phi bạn cảm thấy sở trường, chuyên môn của bạn là phân tích chứng khoán, bạn có thể dành toàn thời gian cho nó thay vì đi làm kiếm tiền bằng công việc khác. Một người lâu lâu chơi game thì rất khó để đánh thắng một game thủ, một người thi thoảng chơi bóng thì khó để đạt tới trình độ của cầu thủ chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn thành một Nhà giao dịch/Nhà đầu tư chuyên nghiệp thì bạn cần thật sự nghiêm túc luyện tập và đánh đổi rất nhiều, cần xác định thật rõ điều kiện và ưu thế của bản thân. Ad sẽ nói sơ về phân tích cổ phiếu và các trường phái thường thấy để bạn tự ngẫm xem bạn có phù hợp và có ưu thế gì hơn hẳn các bên đang tham gia hay không.
Ad thường phân loại phân tích cổ phiếu theo 2 kiểu là Phân tích bám vào giá cả (giá thị trường) và Phân tích theo giá trị công ty. Hầu hết các nhà đầu tư cá nhân thuộc kiểu thứ nhất, phân tích cổ phiếu bám vào giá cả.
Phân tích theo giá cả lại được chia theo 2 trường phái (2 cách tiếp cận):
Một là, dựa vào dữ liệu giao dịch giá cả và khối lượng trong quá khứ, trực quan hóa nó dưới dạng đồ thị (Phân tích kỹ thuật - Technical Analysis). Ứng dụng các tính toán và xác suất thống kê để tạo ra hàng trăm chỉ báo, mẫu hình rồi dự đoán/dự báo xu hướng, giá cả trong tương lai. Nói cách dễ hiểu là từ các kết quả đã có để dự đoán một kết quả tiếp theo. Trong logic học, đây là phương pháp quy nạp. Từ các kết quả, hiện tượng quan sát được rồi tìm ra điểm chung của chúng, từ các điểm chung này bắt đầu xác định quy luật vận động của nó, sau đó bắt đầu suy đoán kết quả tiếp theo dựa vào quy luật vừa tìm ra. Với những ai theo đuổi trường phái này thì ưu thế sẽ thuộc về bên có Dữ liệu lớn, Công nghệ, Kiến thức Toán ứng dụng. Bạn có ưu thế này không?
Hai là, dựa vào các tin tức, sự kiện và diễn biến của thị trường để đọc vị, phán đoán hành động tiếp theo của các đối tượng, chủ thể tham gia trên thị trường (Phân tích hành vi, dự đoán cung cầu). Trong logic học, đây là phương pháp suy diễn, từ cái này sẽ dẫn đến cái kia, vậy nên để suy diễn được thì bạn phải biết các tiền đề của nó, tức là phải đọc, học và nghiệm ra được hàng tá các tiền đề, quy luật trước đó rồi và hiểu rất rõ bản chất của nó. Nói là vậy chứ cái này khó lắm, vì sẽ có những tiền đề bạn không chứng minh được và ngầm thừa nhận là nó đúng, còn nó đúng thật không thì phải chờ thực tiễn chứng minh - Chờ đợi rồi sẽ thấy, thời gian sẽ trả lời. Mà e là lúc có đáp án thì bạn đã không còn đồng nào rồi. Trường phái phân tích hành vi tuân theo quy luật Nhân - Quả hơn trường phái PTKT (PTKT - Mọi thứ đã phản ánh vào giá). Với những ai theo đuổi trường phái này thì phải có kiến thức về Kinh tế vĩ mô, Tài chính tiền tệ, Tâm lý học hành vi, thậm chí là lợi thế thông tin nhanh, đúng, đủ, v.v... Bạn có ưu thế nào?
Phân tích theo giá trị công ty:
Đây là cách tiếp cận khó hơn, đoi hỏi chuyên môn sâu hơn rất nhiều. Bạn phải hiểu về Môi trường kinh doanh, thị trường và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp thông qua kiến thức vĩ mô, phân tích chính sách, chính trị, văn hóa, xã hội. Hiểu về doanh nghiệp thì phải có kiến thức về Tài chính doanh nghiệp, hiểu về sản phẩm dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. Tóm lại là trường phái này đòi hỏi bạn phải có hàm lượng kiến thức rất nhiều và đó là lý do đa số chọn cách tiếp cận theo giá cả. Tất nhiên mỗi thứ có ưu nhược điểm khác nhau, ví như trong công nghệ thông tin, bạn muốn bảo mật cao thì khó thuận tiện, muốn thuận tiện thì bảo mật kém. Nên việc chọn phân tích theo giá cả cho thuận tiện và dễ tiếp cận cũng không có gì là sai cả, miễn là nó phù hợp với mình.
Đấy là theo đuổi con đường chuyên nghiệp, còn đầu tư như một người bình thường với kỳ vọng lợi suất vừa phải lại đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể mượn tri thức, trí tuệ từ các bên chuyện nghiệp để đầu tư và trả phí cho họ, bạn có thể chọn các quỹ chỉ số nếu có vốn nhàn rỗi dài hạn và tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế, của quốc gia là một vận động đi lên. Bạn có thể đầu tư vào một vài công ty mà bạn hiểu rõ nhất hay bạn đang là chuyên gia trong ngành/lĩnh vực đó và bạn tin là ngành đó đang có nhiều tiềm năng,...
Mỗi một sự lựa chọn đều có cái giá của nó, lựa chọn tốt nhất chính là lựa chọn phù hợp với mình nhất. Biết mình biết người, trăm trận không thua.
Tri khả dĩ chiến dữ bất khả dĩ chiến giả, thắng
Một đặc điểm của số đông mà mình quan sát (hay nhiều khách hàng do mình tư vấn) chính là cố tìm cơ hội mua bán trong bất kỳ thời điểm nào, kể cả "điều kiện" không rõ ràng, không nắm chắc, nhưng nếu khuyên họ đứng ngoài quan sát thì không khác gì khuyên một con nghiện cai thuốc. Đúng ra bài này nên được đăng từ vài tháng trước nhưng thôi, có hứng lúc nào, nhớ ra lúc nào thì đăng lúc đó vậy (Ai thường tham gia meeting sẽ biết là mình nói đi nói lại rất nhiều về bối cảnh bất định và năm nay "khó khăn" hơn năm trước). Thương trường hay chứng trường thì cũng có những đặc tính không khác chiến trường cho mấy, biết thêm "đạo dụng binh" cũng không thừa. Dưới đây là một đoạn mà mình rất thích trong Binh pháp Tôn tử, không nắm phần thắng thì không đánh, trước khi muốn kiếm tiền thì phải không để mất tiền.
---------------------------------------------------
"Tích chi thiện chiến giả, tiên vi bất khả thắng, dĩ đãi địch chi khả thắng; bất khả thắng tại kỷ, khả thắng tại địch, cố thiện chiến giả, năng vi bất khả thắng, bất năng sử địch chi tất khả thắng. Cố viết: thắng khả tri, nhi bất khả vi.
Bất khả thắng giả, thủ dã; khả thắng giả, công dã. Thủ tắc bất túc, công tắc hữu dư. Thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chỉ hạ; thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng, cố năng tự bảo nhi toàn thắng dã."
Dịch nghĩa:
Từ xưa, con nqười đánh trận trước hết phải làm sao không để địch đánh bại; sau đó chờ cơ hội giành thắng lợi. Quyền chủ động không để địch đánh bại là ở trong tay mình, còn ta có thể thắng địch hay không là do địch có sơ hở không (Ai có chơi "cờ chó" thì biết, nếu cả 2 người chơi đều giỏi và không mắc sai lầm thì đến sang năm cũng chưa có ai thắng). Cho nên người giỏi đánh trận có thể tạo nên điều kiện để địch không thể đánh bại, chứ không thể làm cho kẻ địch sẽ bị ta đánh bại. Vì vậy mới nói, thắng lợi có thể dự kiến, chứ không thể cưỡng cầu.
Nếu không muốn bị địch đánh bại thì phải tranh thủ phòng ngự. Nếu muốn chiến thắng địch, thì phải tranh thủ tiến công. Tranh thủ phòng ngự, là vì binh lực của địch có thừa; tranh thủ tiến công, là vì binh lực của địch thiếu hụt. Người giỏi phòng thủ thì giấu kín binh lực của mình như chôn sâu dưới chín lớp đất. Người giỏi tiến công, triển khai binh lực của mình như từ trên trời giáng xuống. Cho nên vừa bảo toàn được lực lượng của mình, lại vừa giành thắng lợi trọn vẹn.
👉Bản tin của Research VNDirect cho biết P/E thị trường đang quanh 15 lần. Dự báo E (EPS) sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng cao trong 2 năm tới ở mức 23%/năm và 19%/năm.
👉Trong khi đó, kênh đầu tư thay thế được xem là đối trọng lớn nhất của chứng khoán là gửi tiết kiệm thì mức lãi suất tiền gửi 12 tháng (r) ở nhóm ngân hàng Midcap đang khoảng 6,2%/năm, tức 1/r khoảng 16 lần. Về r, admin dự đoán khả năng có thể sẽ tăng 1-1,5 điểm % mỗi năm, cũng đâu đó khoảng 16%/năm và 21%/năm.
Điều này có thể dẫn đến đánh giá tương đối là TTCK đang hấp dẫn hơn so với kênh tiền gửi, mặc dù mức chênh không quá lớn. Tuy nhiên, với gần 1700 doanh nghiệp cả 3 sàn, sẽ không quá khó để tìm kiếm các DN có biên an toàn tốt hơn bình diện toàn thị trường một khoảng đủ rộng.
P.S: Có nên tham lam khi người khác sợ hãi? =]]]
"Định giá ở thời Index 900, doanh nghiệp đầu ngành, cơ bản vượt trội, vay nợ thấp, thanh khoản như nước lã, lại được cover bởi mọi bên." - Admin gồng mỏi tay quá, ai vô đỡ tiếp tui không 🙃
Không rõ SHB, CTG có bị ảnh hưởng gì không, nếu có thì ảnh hưởng ra sao? (Ad nhớ 2 nhà băng này có phân phối và quản lý TSĐB trái phiếu của Tân Hoàng Minh). Để ngâm cứu lại coi sao, mới đầu tuần mà hít drama to quá chưa kịp load 😆
Dạo này thấy VNM bị cà khịa khắp nơi nên ad nghĩ chắc phải áp dụng chiêu "tham lam khi người khác sợ hãi" thôi nào. Nói chung là về 6x luôn càng tốt nha, còn giá 7x thì cũng gồng được nếu hơi đen. Mà có xấu hơn đi nữa thì dividend yield 5-6%/năm cũng coi như an ủi. 😉
Ảnh: Bò và Gấu
P.S: Admin xúi thôi chứ ad không có mua, danh mục tui đang phân bổ hợp lý rồi. Miễn trừ trách nhiệm!
GHTK muốn IPO với mức định giá 1 tỷ USD. Nếu vậy thì upside cho VTP nên là bao nhiêu nhỉ?
Với bối cảnh các NHTW như FED, ECB sẽ tăng lãi suất cũng như có thể thu hẹp bảng cân đối, đi kèm đó là lạm phát và nguy cơ suy thoái thì khả năng "gọi vốn" của các startup và các công ty đang tham gia mặt trận đốt tiền sẽ khó khăn hơn. Đơn cử như Lazada phải tạm dừng kế hoạch huy động 1 tỷ USD do bên mua cho rằng mức định giá quá cao. Vậy nên ad cho là áp lực cạnh tranh của Viettel Post sẽ được giảm tải, thậm chí với nền tảng tài chính tốt hơn, lợi thế về độ phủ và là DN "bản địa" thì VTP còn có chuyển hóa cơ hội trong bối cảnh này.
P.S: Admin đang nắm giữ VTP với giá vốn bình quân là 67 nên hướng tiếp cận có thể thiên vị. Miễn trừ trách nhiệm.
Vừa mở ra thì tin đầu luôn, khớp với dự báo.
Mặc dù việc tăng lãi suất có thể thấp hơn (cả về độ rộng lẫn số lần tăng trong năm) kỳ vọng của các bên trước đó, nhưng đa số vẫn giữ nguyên quan điểm rằng FED sẽ tăng lãi suất ngay trong cuộc họp tháng 3 (+25 bps). Về khả năng thu hẹp bảng cân đối thì có phần bỏ ngỏ hơn nhưng quan điểm cá nhân của admin thì vẫn khó tránh khỏi, lạm phát cao trong khi quy mô bảng cân đối đã tăng quá nhanh sau dịch, nếu cầu giao dịch nhích lên một chút cũng đủ để khuếch đại lạm phát hơn nữa.
Lược trích một đoạn từ Báo cáo Tình hình thị trường Logistics Trung Quốc.
_______________________________
"Trong năm 2021, dịch bùng phát mạnh buộc mọi người ở nhà nhiều hơn tuy nhiên hỗ trợ tài chính của chính phủ đã thúc đẩy sức mua của mọi người đối
với các sản phẩm hữu hình như đồ nội thất, một phần là do họ không thể chi số tiền này cho các dịch vụ như ăn ngoài, đi du lịch hoặc các dịch vụ làm đẹp khác.
Vì vậy, khi ngày càng có nhiều người mua nhiều sản phẩm hơn (nhiều sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc) để nâng cấp nhà cửa và chuyển đổi không gian sống thành văn phòng, khối lượng vận chuyển đã tăng vọt trên tất cả các phương thức trong năm 2022, bao gồm vận tải đường bộ, vận tải container và đường hàng không. Tại Trung Quốc, khối lượng vận chuyển hàng hóa đã tăng từ 1 đến 14% kể từ năm 2019 và cao hơn ở một số tuyến thương mại chính như giữa nước này và Bắc Mỹ.
Mặc dù nhu cầu tăng nhiều trong năm 2021, nhưng nguồn cung năng lực vận chuyển hàng hóa hiệu quả vẫn chưa đáp ứng kịp. Các cảng trên toàn cầu, đặc
biệt là các cảng ở Bờ Tây Hoa Kỳ, đã trở nên tắc nghẽn do khối lượng nhập khẩu tăng cao. Điều này, cùng với việc đóng cửa cảng do đại dịch gây ra và tắc nghẽn kênh đào Suez, đã làm mất sức chứa trên thị trường và khiến chi phí vận chuyển tăng vọt lên mức chưa từng có. Hơn nữa, các chuyến bay chở khách đến và đi ít hơn đồng nghĩa với việc giảm khả năng chuyên chở hàng hóa. Trong khoảng thời
gian từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2021, giá cước vận chuyển hàng không giữa Hồng Kông và Châu Âu đã tăng 47%, từ 5,40 USD lên 7,90 USD/kg. Tất cả những điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tốt hơn cho các công ty giao nhận và tăng lợi nhuận cho các cổ đông của họ. Thu nhập trung bình (trước thuế và lãi vay) tăng 36% đối với các công ty giao nhận và thậm chí còn cao hơn đối với các hãng vận tải sở hữu tàu và máy bay.
Theo nhận định, những động lực trên có thể sẽ tiếp tục vào năm 2022, vì những thách thức trong chuỗi cung ứng khó có thể được giải quyết ngay lập tức.
Sự xuất hiện của Omicron và các biến thể Covid-19 tiềm năng khác, cùng với chính sách tiếp tục Zero Covid của Trung Quốc thì biên giới Trung Quốc sẽ vẫn bị đóng cửa phần lớn. Sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng container và sức chứa hàng hóa hạn chế có lẽ sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ logistics duy trì tỷ suất lợi nhuận cao cho năm 2022, đây là tin tốt cho các nhà đầu tư và cổ đông của
họ."