Ths.Bs. Nguyễn Vân Bình

Ths.Bs. Nguyễn Vân Bình

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Ths.Bs. Nguyễn Vân Bình, Author, .

Photos from Ths.Bs. Nguyễn Vân Bình's post 11/03/2021

Một sản phẩm rất tốt cho bọn nhỏ vào thời điểm giao mùa.
Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nhiễm bệnh tật, giảm tình trạng ho, viêm nhiễm đường hô hấp trên, giảm nguy cơ mắc bệnh tật ở trẻ. Immuno Glucan C được dùng hỗ trợ cải thiện tốt cho những trường hợp mắc bệnh mạn tính cần cải thiện sức khỏe.

Thành phần của Immuno Glucan C:

* Beta Glucan: 600 mg

* Vitamin C: 800 mg

* Red Echinacea dry extract: 600 mg

* Cat's claw dry extract: 600 mg

* Astragalus dry extract: 300 mg

* Echinacea Angustifolia dry extract: 300 mg

Và phụ liệu vừa đủ.

Công dụng của Immuno Glucan C:

* Giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch khi cơ thể bị mắc bệnh do vi khuẩn, vi rut gây ra.

* Giúp tăng khả năng chống nhiễm trùng, kích thích hệ miễn nhiễm của cơ thể.

* Giúp tăng khả năng phòng chống bệnh tật nhất là các bệnh do thay đổi thời tiết, bệnh di vi khuẩn, vi rút gây ra như: viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm amidan, viêm phế quản, cảm cúm...



Đối tượng sử dụng Immuno Glucan C:

* Người hay bị ho, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, cảm cúm do thay đổi thời tiết, hay tái phát nhiều lần.

* Người có sức đề kháng kém, hay ốm, hay phải dùng kháng sinh

* Người thiếu hụt vitamin C

* Người đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh (như đang ở trong vùng dịch).

Cách dùng Immuno Glucan C:

* Trẻ em từ 2 -6 tuổi, uống 7.5 ml mỗi ngày, sau bữa ăn

* Trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn uống 10 ml mỗi ngày, uống sau bữa ăn

* Trẻ em dưới 2 tuổi hỏi ý kiến bác sỹ khi sử dụng.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

* Sau khi mở nắp , bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nên dùng trong 1 tháng.

Lắc đều trước khi sử dụng.

Quy cách: Chai 100 ml

HDS: 3 năm kể từ ngày sx

Immuno Glucan C được sản xuất bởi: Pro - Bio Pharma - Erbex S.R.L của Italia

Sản phẩm đã được đăng ký cục An toàn vệ sinh Thực phẩm - Bộ Y tế.

Số ĐK: 28345/2016/ATTP - XNCB

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

16/09/2020

Khi nào thì cắt Amidan và khi nào thì không?
Câu hỏi đơn giản mà không phải lúc nào bs và bệnh nhân đều hiểu một cách chính xác.

* Cắt Amidan khi nào ?
1. Tần suất viêm
Trên 7 lần/ năm hoặc 5 lần trong 2 năm liên tiếp hoặc 3-4 lần trong 3 năm liên tiếp
2. Quá phát
Thường gây ngủ ngáy hoặc có cơn ngừng thở khi ngủ
- Độ 4 : 2 Amidan chạm nhau ở đường giữa => cắt 100%
- Độ III: cân nhắc với trẻ nhỏ
3. Biến chứng :
- Tại chỗ : Áp xe quanh Amidan
- Biến chứng xa: thấp tim, viêm cầu thận, viêm đa khớp.
4. Khối U Amidan => làm giải phẫu bệnh
5. Đường vào cho các phẫu thuật khác như cắt mỏm trâm
6. Rối loạn chức năng : hơi thở hôi, nuốt vướng...(cân nhắc)

* Không nên cắt Amidan khi nào ?
Tuyệt đối không được cắt Amidan nếu :
1. Bạn mắc các bệnh về máu đặc biệt nhưng bệnh liên quan tới rối loạn đông máu
2. Suy giảm miễn dịch : HIV - AIDS...

Cân nhắc kỹ nếu cắt trong những trường hợp sau :
1. Đang viêm cấp
2. Đang có 1 bệnh lý viêm mạn tính của 1 cơ quan khác
3. Trong vùng dịch
4. Phụ nữ thời kỳ có thai, cho con bú

Bác sỹ nắm được đúng chỉ định, chống chỉ định cân nhắc cụ thể trên từng bệnh nhân, bệnh nhân có lợi.

Bệnh nhân biết chính xác được mình nên cắt hay không cắt, bệnh nhân có quyết định đúng, tránh được tình trạng hoang mang.

Cảm ơn thầy - PGS.TS Cao Minh Thành
Cảm ơn những câu hỏi đi buồng của thầy hàng ngày.
Cảm ơn những gì thầy đã dạy bảo em.

Em sẽ luôn ghi nhớ câu nói của thầy : "Khi đặt ra mổ trên bệnh nhân phải nghĩ xem mổ thì bệnh nhân có lợi gì, đừng nghĩ mổ thì mình được lợi gì"

16/09/2020

Nạo VA bằng plasma
Phẫu thuật sáng,chiều con có thể về.
Hôm sau có thể đi học bình thường.
Ăn uống bình thường sau 3h mổ.
Thời gian bác sỹ mổ 10-15 phút.
Công nghệ gần như ko chảy máu và không đau cho trẻ.

20/04/2020

Mẹ nào có con hay bị ho, đờm, sổ mũi, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng dai dẳng, chắc biết nỗi khổ
- Con chán ăn
- Hay cáu gắt
- Khó ngủ dẫn đến sốt, ho sổ mũi, viêm tai..

Dịch thế này tất cả phòng khám đóng cửa, vì vậy Bác sẽ cố hết sức trả lời cho các mẹ tại đây.
Mẹ có con khò khè, đờm, sổ mũi, ốm sốt nhắn kỹ tình trạng, bác hướng dẫn cách xử lý tốt nhất cho con.

Chăm trẻ ở nhà sao cho đúng 11/04/2020

BÀI CHIA SẺ CỦA BS CÔNG RẤT DỄ HIỂU, HI VỌNG CÁC MẸ ĐỌC THẬT KĨ.
CŨNG NHƯ MỖI LẦN MẸ HỎI CON BỊ HO ĐỜM, CHỊ LUÔN HỎI LẠI MẸ CHỈ 3 ĐIỀU:
- NHỊP THỞ CỦA CON THẾ NÀO?
- CON CÓ BỊ RÚT LÕM LỒNG NGỰC KHI THỞ KHÔNG?
- CON CÓ THỞ RÍT KHÔNG?

------------ ĐÁNH GIÁ KHI TRẺ HO ------------
Ho là một phản xạ có điều kiện của con người, xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhằm mục đích làm sạch đường hô hấp, tống các dị vật, vi khuẩn, virus, đờm ra khỏi đường hô hấp.
Ở một số vị trí trên cơ thể con người, có các điểm nhân cảm (receptor) ho. Khi các điểm nhận cảm này bị kích thích, do các nguyên nhân khác nhau thì gây ra phản xạ ho. Tùy nguyên nhân gây ho mà có các kiểu ho khác nhau. Vậy nên, muốn giải quyết được tốt được việc ho đó của con thì cần định hướng đúng và giải quyết đúng nguyên nhân. (Không phải ho nào cũng giống ho nào).
Hầu hết các điểm cảm nhận ho này nằm ở đường hô hấp. Vậy nên có thể tạm coi cứ ho thì có nghĩa là có vấn đề gì đó của đường hô hấp.
Vậy, khi trẻ HO, ở nhà bố mẹ cần đánh giá điều gì ?

CÓ 3 VIỆC CẦN LÀM:

📌 1. Đếm số nhịp thở của trẻ trong 1 phút.

(Cần đếm đủ số nhịp thở trong 1 phút, khi trẻ nằm yên. (Ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non, có thể có những cơn ngừng thở ngắn 3-5s, sau đó thở nhanh bù lại. Hiện tượng này đối với chúng là bình thường. Đừng lo lắng. Cứ đếm đủ số nhịp thở trong 1 phút).

Trẻ được gọi là thở nhanh khi:
- Trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 nhịp thở/1 phút
- Trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi: ≥ 50 nhịp thở/1 phút.
- Trẻ 12 tháng – 5 tuổi: ≥ 40 nhịp thở/1 phút.

📌 2. Quan sát xem trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực hay không?

Bình thường khi trẻ hít vào, lồng ngực sẽ nở ra. Tuy nhiên, nếu khi trẻ hít vào, 1/3 dưới lồng ngực lại lõm vào => RÚT LÕM LỒNG NGỰC => Có vấn đề NGUY HIỂM.

Chú ý: Ở trẻ < 2 tháng, bình thường cũng có thể có hiện tượng rút lõm lồng ngực nhẹ. Điều này là do sụn sườn của trẻ còn mềm, và là bình thường. Vậy nên phải rút lõm nặng mới có ý nghĩa. Vậy thế nào là nhẹ ? Cần nhớ rằng bất cứ dấu hiệu, triệu chứng gì cũng cần đăt nó trong hoàn cảnh chung, cùng các dấu hiệu khác để đánh giá (việc này để Bác sĩ làm).
NHỚ RẰNG, TRẺ LẬP TỨC CHO CON ĐI KHÁM.

LỜI KHUYÊN: Bất cứ vấn đề bất thường gì của tụi nhỏ đều nên được đánh giá cẩn thận bởi những người có chuyên môn. Đừng chủ quan.
Trong mùa dịch, có thể LÌ một chút, việc đó tùy bạn. Nhưng những vấn đề này thì không LÌ được:
1. Có 1 trong các dấu hiệu đã liệt kê ở trên
2. Ho + sốt.
3. Ho + mệt.
4. Ho có đờm dài ngày (Dài ngày là bao nhiêu thì tùy xem bạn chịu được bao nhiêu)
5. Ho ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của trẻ và gia đình (ảnh hưởng giấc ngủ, bữa ăn…)
------------------------

Nếu chị chưa trả lời kịp, mẹ post lên nhóm: Hướng Dẫn Mẹ Nuôi Bé: https://bit.ly/huongdanmenuoibe
Hầu hết các trường hợp đều là vấn đề chung thường gặp của trẻ nhỏ, chị phân tích kĩ những trường hợp điển hình để các mẹ khác cùng tham khảo nhé.

05/04/2020

Không biết tới bao giờ mới được nghe, được ngắm nụ cười của các con!
Dịch thế này tất cả phòng khám đóng cửa, vì vậy Bác sẽ cố hết sức trả lời cho các mẹ tại đây.
Mẹ có con khò khè, đờm, sổ mũi, ốm sốt nhắn kỹ tình trạng, bác hướng dẫn cách xử lý tốt nhất cho con.

31/03/2020

MỘT SỐ CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG NGÀY 30/03/2020

Photos from Ths.Bs. Nguyễn Vân Bình's post 30/03/2020

Bác sỹ của tương lai! Khám xong kết luận bệnh nhân ho nhiều phải uống kháng sinh - bs này lạm dụng thuốc kháng sinh roài.Hichic...

- Việc lạn dụng kháng sinh sẽ khiến trẻ bị phù thuộc, ho là lại phải dùng thuốc, thậm chị nhờn thuốc ho mãi không khỏi, hay là hay bị tái phải nhiều lần trong năm.
Các bạn chú ý hạn chế lạn dụng kháng sinh khi thấy trẻ ho nhiều nhé!

Đối với trẻ đang chớm ho, khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt nhẹ, đặc biệt các trẻ hay bị các bệnh hô hấp tái đi tái lại tôi khuyên mẹ nên cho trẻ uống

👩‍⚕️ THs.Bs Nguyễn Thị Vân Bình - chuyên khoa Tai-Mũi-Họng tại bệnh viện Quốc Tế Hồng Ngọc với 20 năm kinh nghiệm - hướng dẫn Mẹ cách tốt nhất khi bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.

P.s: Bác sỹ nhí này Mặc áo mommy cũng chuyên nghiệp lắm đó. Truyền nhân của mẹ Bình đây rồi

30/03/2020

KHỔ thân bé chưa?
Trên 90% các bé có tiền sử , , , rất dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, trong thời gian ngắn. Nếu không điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng nặng hơn, suy hô hấp, hen suyễn - rất khó điều trị sau này.

Nếu mẹ không theo dõi, phát hiện đúng tình trạng của con, bé sẽ rất dễ bị tái đi tái lại mỗi khi thời tiết thay đổi.
Mẹ phòng ngừa và điều trị cho con bằng cách nâng miễn dịch, tăng đề kháng là biện pháp cần thiết nhất lúc này.
Tuần trước, tôi có xuống các bệnh viện tuyến dưới, ra tới quầy thuốc thì thấy một mẹ đang đứng tần ngần không biết chọn loại thuốc ho nào giữa một rừng sản phẩm.

Thị trường có rất nhiều loại thuốc, tuy nhiên mẹ cần phải biết rõ con mình có vấn đề gì rồi mới mua. Tuyệt đối, không tự đoán bệnh, tự kê thuốc mà không có hướng đẫn từ chuyên gia y tế.

Mẹ nào cần hỏi về tình trạng hoặc loại thuốc ho con đang dùng thì comment hoặc inbox riêng cho tôi. Tôi sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể.

30/03/2020

TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC SP TRỊ HO CHO TRẺ EM ĐƯỢC KÊ Ở VIỆN

Tuần trước, tôi có xuống các bệnh viện tuyến dưới, ra tới quầy thuốc thì thấy một mẹ đang đứng tần ngần không biết chọn loại thuốc ho nào giữa một rừng sản phẩm. Nhân đây, tôi sẽ tổng hợp à đánh giá công dụng của từng loại thuốc ho cho trẻ nhỏ. Mẹ nên lưu lại và sử dụng đúng tình huống cho con mình.

✅ Dạng siro bổ phế, loại viên ngậm ho .. những lại này tương đối phổ biến, được nhiều người sử dụng. Ưu điểm là giá thành rẻ, vị ngọt, dễ uống. Tuy nhiên, tác dụng chỉ ở mức trung bình. Uống vào có cảm giác dịu mát, nhưng tác dụng không mạnh. Nếu con mới chớm ho, không có các tiền sử về bệnh hô hấp mẹ có thể cho con dùng những sản phẩm này.

✅ Siro ho Prospan: Giá thành tương đối cao, mức giá và chất lượng sản phẩm còn nhiều tranh luận phụ thuộc vào nguồn gốc (Đức, Canada hay Việt Nam). Đây là một sản phẩm tốt, chất lượng nhưng được tối ưu cho thể trạng châu Âu, nên với tố chất trẻ em Việt Nam, cha mẹ cần theo dõi để xem độ phù hợp.

✅ Dạng cốm Bảo Khí Nhi, Big BB Plus: Hai sản phẩm này đều có tác dụng tích cực, bổ sung các hoạt chất thảo mộc, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm hô hấp. Sản phẩm thường được sử dụng trong trường hợp bé đã mắc bệnh, với tác động ở mức vừa phải. Khi sử dụng mẹ cần theo dõi kĩ, nếu bé có chuyển biển không tích cực hoặc không đáp ứng tốt thì nên tìm sản phẩm khác thay thế.

✅ Amo - Ceelin: Ở góc độ chuyên môn, tôi đánh giá đây là sản phẩm bào chế thảo dược, có độ đậm đặc nguyên bản và tối ưu cho cơ địa trẻ em Việt Nam. Ưu điểm của sản phẩm là thảo dược, an toàn, tác động sâu vào hệ hô hấp, hệ miễn dịch, giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, sản phẩm hầu như chỉ được phân phối tại quầy thuốc trong các viện lớn, khó mua ở các hiệu thuốc nhỏ lẻ.

✅ Cảm ích nhi: Giá thành rẻ, vị dễ óng, dùng được ho cả trẻ sơ sinh. Nhưng trên thực tế, thuốc này có tác dụng giãn thanh quản, mr là chủ yếu, không có tác dụng điều trị sâu. Mẹ chỉ nên sử dụng như một loại bổ trợ khi con bị ho nặng.

Thị trường có rất nhiều loại thuốc, tuy nhiên mẹ cần phải biết rõ con mình có vấn đề gì rồi mới mua. Tuyệt đối, không tự đoán bệnh, tự kê thuốc mà không có hướng đẫn từ chuyên gia y tế.

Mẹ nào cần hỏi về tình trạng hoặc loại thuốc ho con đang dùng thì comment hoặc inbox riêng cho tôi. Tôi sẽ cố gắng trả lời sớm nhất có thể.

30/03/2020

THÔNG TIN CA NHIỄM MỚI

CA BỆNH 189 (BN189): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, địa chỉ tại Tân Quang, Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên thuộc bộ phận chuyển phát nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh tại các khoa/phòng Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân ở cùng nhà với 2 trường hợp làm cùng công ty dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân không đi đâu xa khỏi khuôn viên bệnh viện. Ngày 25/03/2020, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, đau họng và sốt. Ngày 28/03/2020, bệnh nhân được chuyển vào cách ly tại BVNĐTƯ cơ sở Đông Anh, mẫu bệnh phẩm được chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại BVNĐTƯ cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

CA BỆNH 190 (BN190): bệnh nhân nữ, sinh năm 1971;
CA BỆNH 191 (BN191): bệnh nhân nữ, sinh năm 1984;
CA BỆNH 192 (BN192): bệnh nhân nữ, sinh năm 1997;
CA BỆNH 193 (BN193): bệnh nhân nữ, sinh năm 1999;
CA BỆNH 194 (BN194): bệnh nhân nữ, sinh năm 1978.

24/03/2020

10 đến 15 ngày tới là giai đoạn có tính chất quyết định đối với sự thành bại của cuộc chiến phòng chống Covid-19 ở Việt Nam.

24/03/2020

Thế giới đang trong những ngày "đóng cửa" vì đại dịch Covid-19. Người dân ở nhiều nước phải ngồi trong nhà, chỉ còn người vô gia cư bên ngoài những cánh cửa kín.

18/03/2020

[Thông báo] Phòng khám Tai - Mũi - Họng Bác Sĩ Bình chuyển sang địa chỉ mới số 15 Nguyễn Khang.

Phòng khám rộng rãi hơn, đem lại sự hài lòng và thoải mái nhất tới bệnh nhân.
----------
> Bác sĩ Bình - Luôn Luôn Tận Tâm Với Người Bệnh!
Địa chỉ: Số 15 Nguyễn Khang

100 sinh viên Đại học Y tình nguyện đến sân bay Nội Bài chặn dịch 18/03/2020

Bắt đầu và chấp nhận tất cả mọi khó khăn...
Xin chào đón những đồng nghiệp tương lai và tự hào vì những gì các em đang làm.

100 sinh viên Đại học Y tình nguyện đến sân bay Nội Bài chặn dịch Nhằm rút ngắn thời gian lấy mẫu xét nghiệm cho hành khách về từ vùng dịch, giảm tình trạng ùn ứ, Trường Đại học Y Hà Nội đã cử 100 sinh viên năm cuối tăng cường cho công tác phòng chống dịch Covid-19 tại sân bay Nội Bài.

Bác Sĩ Vân Bình - Chuyên khoa T-M-H Nhi và Người lớn

Phòng khám tại: Số 15 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội (Ngã 4 Nguyễn Khang - Cầu vượt Lê Văn Lương)

Videos (show all)

Nạo VA bằng plasma Phẫu thuật sáng,chiều con có thể về.Hôm sau có thể đi học bình thường.Ăn uống bình thường sau 3h mổ.T...