PANQ LifeStyle
Personal
Noteworthy
Qualitative
Much love to you and enjoy!
BẢN LĨNH CỦA MỘT CÔ GÁI
Đó là yêu quý chính bản thân mình.
Hãy tự tìm cho mình một công việc yêu thích, phù hợp với bản thân, kiếm tiền và tự nuôi sống bản thân mình, đừng bao giờ lệ thuộc bản thân vào người khác.
Hãy tìm cho mình một vài người bạn chí cốt để khi không có người yêu bên cạnh bạn chẳng bao giờ phải thốt lên “Ôi mình cô độc chết mất!”. Nếu cảm thấy cuộc đời nhàm chán khi không có ai bên cạnh, bạn hãy học cách nghe nhạc, đọc sách, xem phim để tăng vốn sống và làm giàu tâm hồn.
Đừng bao giờ keo kiệt với chính bản thân mình.
Hãy khiến mình xinh đẹp lên và đi ra ngoài. Thất bại ư, đừng bỏ cuộc mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn, xả stress một chút rồi bạn sẽ thấy cái gì bạn cũng có thể vượt qua.
Nếu muốn yêu, hãy mở lòng và đón chào một... cơn gió lạ. Đó cũng là việc bạn có thể học cách để làm cho mình hạnh phúc hơn. Những năng lượng tích cực từ bản thân mình sẽ thu hút thêm những năng lượng tốt khác đến với bạn. Đó là lý do vì sao những cô gái lạc quan yêu đời có bản lĩnh vẫn thường dễ dàng có được cuộc sống vui vẻ.
Nhớ nhé, chỉ cần bản thân hạnh phúc là được.
THỜI ĐIỂM, IM LẶNG LÀ ỨNG XỬ TẦM CAO AI CŨNG PHẢI NỂ!
(Lưu lại và áp dụng ngay)
Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao…
1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc
Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm,… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
3. Khi người khác không hiểu mình
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.
4. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.
5. Khi người khác khoe khoang, lý sự
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
6. Khi người khác không cần mình góp ý kiến
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng. Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ và là cuộc sống.
Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ cung sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hóa cao cấp.
1. Thường xuyên đặt ra mục tiêu
Người thành đạt luôn hành động vì mục tiêu. Họ liên tục đặt ra mục tiêu và lên sẵn kế hoạch cho một ngày làm việc. Người thành đạt là những người biết nhìn xa trông rộng, họ có mục tiêu cho mỗi ngày, mỗi tuần, tháng, và năm. Nhưng một mục tiêu sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có kế hoạch để đạt được. Vì vậy, bên cạnh đặt ra mục tiêu, người thành công còn nỗ lực tìm cách thực hiện chúng và luôn có trách nhiệm với bản thân mình.
2. Có nếp sống điều độ
Bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống nếu biết sinh hoạt điều độ. Điều này có nghĩa là sắp xếp các hoạt động làm việc, ăn uống, tập thể dục, uống rượu, xem TV, lướt web… một cách khoa học. Như thế, mọi người sẽ thích kết giao với bạn. Khi họ đã thích bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác kinh doanh để làm lợi cho công việc của mình.
3. Sống ở thì tương lai
Những người có tài sản hoặc kiếm được nhiều tiền không phải là những người giỏi dự đoán tương lai; họ chỉ là những người bình thường giống như chúng ta. Điều họ làm khác với chúng ta hằng ngày là nỗ lực dự đoán các xu hướng trong tương lai.
Steve Jobs đã thực hiện thói quen này hằng ngày và thường được coi như nền tảng cho nhiều sản phẩm cách tân của Apple. Có vẻ như Steve biết rằng mọi người muốn gì trước cả khi họ biết điều đó. Đôi khi chính những sản phẩm đó chưa từng tồn tại. Khi làm giàu, hãy thực hiện hằng ngày thói quen dự đoán những thách thức có thể xuất hiện trong tương lai. Như Warren Buffett đã từng nói “Nếu ai đó đang được ngồi trong bóng mát hôm nay thì đó là vì họ đã trồng cây từ rất lâu trước đó”.
4. Tập luyện hằng ngày
Lí do phổ biến nhất cho việc không luyện tập là không có thời gian cho việc đó. Người giàu là những người có ít thời gian rảnh nhất. Nhưng họ là những người ít viện lý do đó nhất.
Đó là vì họ hiểu rằng sức khỏe của họ là vô giá.
5. Ăn uống lành mạnh
Đây là thói quen đi kèm với việc luyện tập. Mua đủ thực phẩm sạch để có chế độ ăn cân bằng lành mạnh sẽ tiêu tốn của bạn nhiều hơn một chút so với một túi khoai tây chiên và một lon nước cola. Nhưng bí quyết đầu tiên để tận hưởng các khoản lợi nhuận từ các vụ đầu tư tài chính là đầu tư vào bản thân mình trước.
Bên cạnh đó, số tiền bạn phải trả cho các hóa đơn mua thuốc sẽ vượt xa số tiền bạn mua những đồ ăn lành mạnh.
6. Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu
Thay vì hoàn thành nhiệm vụ được giao, người thành công thường làm nhiều hơn như thế. Họ tình nguyện làm những việc không nằm trong nghĩa vụ của mình và từ đó nâng cao giá trị bản thân. Nếu là một doanh nhân, bạn sẽ không có sếp để quản lý và giao nhiệm vụ cho mình. Tuy nhiên, hãy làm việc hết sức và tận tâm để tạo ấn tượng với khách hàng.
7. Sống tiết kiệm
“Nếu bạn mua những thứ mình không cần, bạn sẽ nhanh chóng phải bán những thứ bạn cần”.– Tỷ phú Warren Buffett nói.
Nói như vậy không có nghĩa là hầu hết người giàu đều sống trong những căn nhà nhỏ không điện nước và chỉ có mỗi một chiếc ghế, chỉ là họ không sống quá xa xỉ.
Khi tạo dựng sự giàu có, họ sẽ xây dựng những thói quen nhận biết cái gì là thiết yếu, cái gì là xa xỉ, và đó là thói quen gắn với họ. Họ có thể bắt đầu mua một vài thứ xa xỉ như một ngôi nhà đẹp hoặc một vài bộ quần áo hàng hiệu nhưng nó vẫn nằm trong phạm vi ngân sách của họ, và thường chỉ là một hoặc hai món không đáng kể. Sau cùng thì bạn không thể sống trong nhiều ngôi nhà và lái nhiều chiếc xe hơi một lúc.
8. Đọc sách hằng ngày để cải thiện bản thân
Với nhiều cuốn sách kinh điển trên thế giới như hiện nay thì nếu chỉ đọc một cuốn sách một ngày, bạn sẽ không thể đọc được hết số sách đó. Qua những cuốn sách, chúng ta học được rất nhiều về lịch sử, nhân loại, lối sống và các nền văn hóa khác với chúng ta.
Phần lớn người nghèo nói rằng họ không thích đọc hoặc đơn giản là họ không có thời gian cho việc đó. Đây là một điều đáng buồn vì kho tàng kiến thức của nhân loại đã không được khai thác.
Người giàu tích cực khai thác nguồn lực này để mài sắc trí óc và làm dịu tâm hồn của họ. Và nếu họ không có thời gian đọc, họ sử dụng công nghệ hiện đại để nghe sách tiếng trong khi di chuyển. Thomas Corley từng nói rằng: “Người giàu tránh xem TV không phải vì họ có kỷ luật và sức mạnh ý chí siêu việt. Chỉ là họ không nghĩ tới việc xem TV vì họ bận theo đuổi thói quen đọc sách hằng ngày”.
Tiền được tạo ra nhờ tích cực gắn kết với thế giới và khao khát hiểu biết nó. Biết được điều này, người giàu nỗ lực học hoặc hiểu thêm một thứ mới mỗi ngày.
Bằng cách học và hiểu thế giới và cách mọi người làm, bạn sẽ có thể dự đoán các hành động/nhu cầu của họ và kiếm lời từ đó khi cơ hội mở ra.
9. Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn
Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.
10. Thức dậy sớm
Dậy sớm lúc 6h sáng
Duy trì thói quen dậy sớm sẽ giúp bạn trở nên có quy củ hơn và làm được nhiều việc có ích hơn vào buổi sáng
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG CUỘC ĐỜI NÀY...!!!
1. Là một con người có thể nghèo tiền, nghèo bạc chứ đừng bao giờ nghèo nhân cách và đạo đức.
2. "Sự thuỷ chung và lòng chân thành" là nền tảng của hạnh phúc trong bất kỳ mối quan hệ nào.
3. Bề ngoài sang - đẹp đến đâu mà tâm hồn " khuyết tật " thì cũng không có giá trị. Vì vậy, cái đẹp cần siêng năng trau dồi mỗi ngày chính là cái đẹp từ trong tâm hồn.
4. Nếu không dùng lời nói để xoa dịu, yêu thương thì nên im lặng. Đừng nên nói những lời dèm pha, xăm soi, gây đau khổ cho bất cứ ai vì ta không là họ , không thể hiểu được những " góc khuất" mà họ đã trải qua.
5. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu.
6. Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt. Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt. Chân thành không mệt, giả dối mới mệt. Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt. Được mất không mệt, tính toán mới mệt. Thể chất mệt không hẳn là mệt. Tâm can mệt mới là mệt.
7. Đừng sợ khi bị chỉ trích:
- Nếu nó không đúng sự thật, bỏ qua nó.
- Nếu nó không công bằng, tránh bị tổn thương vì nó.
- Nếu nó khờ khạo, mỉm cười với nó.
- Còn nếu nó đúng , học từ nó..."
Trong cuộc sống :
- Nếu lấy tiền tài làm trung tâm, bạn sẽ rất vất vả
- Nếu xem con cái là tất cả, bạn sẽ bị mệt mỏi
- Nếu nghĩ ái tình là lẽ sống, bạn sẽ nhận thương đau
- Nếu coi hơn thua là mục tiêu, bạn sẽ luôn bất an
- Nếu dùng khoan dung làm cách sống, bạn sẽ thấy hạnh phúc
- Nếu lấy “biết đủ” làm tiêu chí, bạn sẽ luôn vui vẻ
- Nếu biến cảm ơn thành động lực, bạn sẽ trở nên lương thiện.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, mất phương hướng, mất lòng tin hãy lắng lòng nghe những dòng viết này chắc chắn sẽ giúp bạn được rất nhiều...!!!
10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI
1. Im lặng nhưng không có nghĩa là ngại
Người hướng nội thích suy nghĩ trước khi nói. Họ thường không thích trò chuyện nên lần tới khi bạn nhận thấy ai đó trầm lặng và dè dặt, đừng cho rằng họ là người nhút nhát hoặc ngại nói chuyện với người khác.
2. Hướng nội không thực sự tức giận hay quá trầm cảm như vẻ bên ngoài
Khi một người hướng nội cảm thấy choáng ngợp vì giao tiếp xã hội quá nhiều, họ thường cần một chút thời gian yên tĩnh và cô đơn để nạp năng lượng. Thật không may, đôi khi mọi người hiểu sai mong muốn được ở một mình như một cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận, chán nản, ủ rũ hoặc lo lắng.
3. Hướng nội cũng biết vui vẻ
Người hướng nội không phải là người thích tiệc tùng. Mặc dù họ có thể im lặng trong một cuộc tụ tập ồn ào và đông đúc, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không vui vẻ.Trong nhiều trường hợp, những người hướng nội trong phòng thích ngồi lại và quan sát, lắng nghe âm thanh về những cuộc trò chuyện thú vị. Họ tò mò và muốn tìm hiểu thêm về thế giới và những người xung quanh.
4. Họ thường là những người không quá thô lỗ
Người hướng nội có thể im lặng và dè dặt khi bạn gặp họ, và rất khó để biết họ đang nghĩ gì. Điều này có thể khiến người khác cảm nhận họ là người thô lỗ. Trước khi bạn hiểu nhầm ban đầu này là sự thô lỗ, hãy xem xét tính cách và phong cách giữa các cá nhân. Điều quan trọng là phải hiểu rằng một người hướng nội có thể chỉ cần hiểu bạn nhiều hơn trước khi họ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng mở lòng.
5. Người hướng nội không phải là người kì quặc
Người hướng nội có xu hướng chạy theo sở thích của bản thân hơn là quan tâm nhiều đến những gì phổ biến hoặc hợp thời. Người hướng nội đôi khi bị xếp vào loại kỳ lạ một cách không công bằng
6. Tuy thích ở một mình nhưng họ không thích cảm giác cô đơn mọi lúc
Mặc dù người hướng nội có thể cần có thời gian ở một mình mỗi ngày để phục hồi năng lượng, nhưng điều đó chắc chắn không có nghĩa là họ muốn lúc nào cũng ở một mình. Người hướng nội thích dành thời gian với những người mà họ biết rõ. Nhưng ngay cả việc dành thời gian cho những người bạn thân và những người thân yêu cũng có thể khiến bạn kiệt sức. Những người có tính cách hướng nội thường cần thời gian yên tĩnh để giải tỏa và lấy lại năng lượng mà họ đã tiêu hao khi giao tiếp xã hội.
7. Người hướng nội cũng có một lòng tự trọng, tự tôn lớn như bao người khác
Một quan niệm sai lầm phổ biến khác về người hướng nội là họ trầm lặng và dè dặt bởi vì họ có lòng tự trọng thấp hoặc thiếu tự tin. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với những đứa trẻ hướng nội, những người thường xuyên bị người lớn đẩy vào những tình huống nghĩ rằng giao tiếp xã hội là cách để "sửa chữa" những đứa trẻ mà người lớn cho là nhút nhát và không an toàn.
8. Hướng nội không hề ghét mọi người
Những người sống nội tâm không phải là những người có xu hướng sai lầm. Trên thực tế, những người hướng nội thường rất quan tâm đến mọi người; họ chỉ đơn giản là cảm thấy kiệt sức vì phải nói nhiều và giao tiếp, đặc biệt là rất nhiều thứ mà họ cho là không cần nói chuyện.
9. Hướng nội không cần phải sửa chữa
Im lặng không giống với nhút nhát. Những người hướng nội không cần phải cố gắng trở thành thành những người hướng ngoại như lời những bậc cha mẹ, giáo viên nói.
10. Bị nói rằng "Bạn quá trầm lặng" là vô cảm và thô lỗ với họ
Người hướng nội không phải là kiểu tính cách duy nhất đôi khi bị hiểu nhầm. Những người hướng ngoại thường bị những người không hiểu họ buộc tội là ồn ào và nói quá mức. Đối với một người hướng nội, việc liên tục bị nói rằng "bạn quá im lặng" cũng giống như nói với người hướng ngoại rằng họ "không bao giờ im lặng". Nó thô lỗ một cách không cần thiết và đi kèm với ngụ ý rằng có điều gì đó không ổn với cá nhân.
SỨC MẠNH CỦA VIỆC KHÔNG LÀM GÌ
Cả thế giới hiện nay đo lường giá trị theo thuật ngữ bận rộn hơn là chất lượng công việc. Nói cách khác, nó đã trở thành một thứ biểu tượng – trạng thái “đang bận”.
Con cá sấu già đang nằm nổi bên bờ sông khi một con cá sấu trẻ hơn bơi tới bên cạnh nó.
“Tôi nghe nhiều người nói rằng bác là tay thợ săn ác liệt nhất con sông này. Làm ơn hãy dạy tôi các kỹ thuật của bác.”
Bị đánh thức khỏi giấc ngủ ngắn trong một ngày đẹp trời, con cá sấu già liếc nhìn con cá sấu trẻ với đôi mắt bò sát của mình, không nói gì và sau đó lại ngủ thiếp đi trên mặt nước.
Cảm thấy thất vọng và thiếu tôn trọng, cá sấu trẻ bơi ngược dòng đuổi theo mấy con cá da trơn, để lại phía sau một loạt b**g bóng. Nó nhủ thầm: “Mình sẽ cho bác ta thấy.”
Cuối ngày, con cá sấu trẻ trở lại bên cá sấu già, kẻ vẫn đang ngủ và bắt đầu khoe khoang về cuộc săn mồi thành tựu của nó.
“Tôi đã bắt được hai con cá da trơn đầy thịt hôm nay. Bác bắt được gì rồi? Không có gì ư? Có lẽ bác không mạnh như người ta nói.
Không hề bị ảnh hưởng, con cá sấu già lại nhìn cá sấu trẻ, không nói gì, nhắm mắt lại và tiếp tục nổi trên mặt nước khi những chú cá nước ngọt nhỏ xíu bơi nhẹ nhàng cùng đám tảo trên bụng nó.
Một lần nữa, con cá sấu trẻ tức giận vì không thể nhận được phản ứng nào từ vị cao tuổi kia, lần thứ hai nó bơi về thượng nguồn để xem có thể tiếp tục săn được cái gì.
Sau vài giờ lùng bắt, nó săn được một con cò nhỏ. Mỉm cười, nó giữ con cò trong hàm và bơi trở lại bên con cá sấu già, kiên quyết thể hiện ai mới là thợ săn thực sự.
Khi con cá sấu trẻ uốn người quay tròn, nó thấy con cá sấu già vẫn trôi nổi chỗ cũ bên bờ sông.
Tuy nhiên, có gì đó đã thay đổi – một con linh dương đầu bò to lớn đang thưởng thức việc uống nước buổi chiều chỉ cách đầu con cá sấu già vài mét.
Trong một chuyển động nhanh như chớp, con cá sấu già lao ra khỏi nước, quấn cái hàm quanh con linh dương khổng lồ và kéo nó xuống nước.
Kinh hoàng, con cá sấu trẻ bơi lên khỏi mặt nước với con chim nhỏ còn treo bên miệng. Nó nhìn cá sấu già đang thưởng thức bữa ăn 500 kg của mình và hỏi:
“Làm ơn… hãy nói cho tôi … làm sao…. Làm sao bác làm được điều đó?”
Nhìn qua con linh dương đầu bò, cá sấu già cuối cùng cũng đáp lại:
“Ta chả làm gì cả.”
LÀM GÌ QUAN TRỌNG HƠN KHOE KHOANG
Khi lần đầu xây dựng JotForm, tôi giống như con cá sấu trẻ tuổi, tin rằng tôi luôn phải làm gì đó mới có kết quả.
Hồi đó, nếu ai đó nói với tôi rằng có thể thu được kết quả lớn hơn nếu chẳng làm gì, tôi sẽ quay đi và tiếp tục dồn dập với ngày làm việc 16 giờ.
Tôi nghĩ để thành công, tôi phải liên tục xây dựng, làm việc, tăng trưởng và phát triển những thứ tiếp theo – bất kể “thứ” đó là gì.
Tất cả chúng ta đều có vấn đề với sự bận rộn. Nhưng bận rộn và thành công lại không đi cùng nhau. Và tôi nghĩ, nếu chúng ta đặt “không làm gì” ở thang ưu tiên cao hơn, chúng ta có lẽ tự thấy bản thân sẽ bắt được nhiều linh dương hơn cá da trơn.
Điều đó xảy ra đúng với tôi, và tôi hy vọng nó cũng đúng với bạn nữa.
Nhưng làm ít hơn hoặc không làm gì thì nói dễ hơn làm, đặc biệt với xã hội đắm chìm trong cảnh cực kỳ bận rộn này. Hãy xem xét kỹ hơn nỗi ám ảnh không lành mạnh của chúng ta với việc bận rộn…
CĂN BỆNH “CỰC KỲ BẬN RỘN”
Nhân loại đã phải vật lộn với sự bận rộn từ lúc mới bắt đầu – hay ít nhất từ năm 425 TCN khi Homer đi tới Trái Đất.
Odyssey kể câu chuyện về những người ăn Hoa sen – một tộc người kỳ lạ suốt ngày lười biếng, chỉ ăn hoa sen và không làm gì cả. Và điều lạ lùng hơn cả chuyện viễn tưởng là những người này hài lòng với cuộc sống của họ.
Homer đã viết rằng sau khi một số thủy thủ trong đoàn người của Odyssey ăn Hoa sen của tộc người ăn Hoa sen (nói nhanh gấp 3 lần), họ bắt đầu giống tộc người ăn Hoa sen – hài lòng, thư giãn và hơi thờ ơ.
Sợ nếu toàn bộ đám người của mình ăn Hoa sen sẽ không còn động lực trở về nhà, Odyssey ra lệnh trói những người bị ảnh hưởng vào băng ghế và buộc con tàu khởi hành ngay lập tức.
Thật thú vị, phản ứng của Odyssey đối với cảm giác “không làm gì” này nghe giống với CEO công ty, các nhà sáng lập doanh nghiệp startup, hay huấn luyện viên bóng đá ở trường học mà chúng ta biết ngày nay – những người nghiện làm việc vất vả nên khinh miệt bất cứ thứ gì có thể ám chỉ tới cảm giác tự mãn.
Họ dù ở đỉnh của một tảng băng xã hội lớn hơn nhiều mà còn cảm thấy bị đóng băng vì sợ hãi khi nghĩ tới việc chẳng làm gì cả.
Cả thế giới hiện nay đo lường giá trị theo thuật ngữ bận rộn hơn là chất lượng công việc. Nói cách khác, nó đã trở thành một thứ biểu tượng – trạng thái “đang bận”.
Đã bao nhiêu lần bạn từng nghe hoặc bản thân rơi vào cuộc trò chuyện như thế này…
- Gần đây cậu thế nào, Mark?
- Ôi trời, bận phát điên mất thôi!
- Thật tuyệt khi nghe điều đó, anh bạn – cứ duy trì thế nha!
Chúng ta vô thức phát triển cách đo giá trị của một người dựa trên số giờ họ làm việc, số tiền trên đĩa của họ - dù họ có đang chạy như gà bị cắt tiết hay không.
Trong cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ (4 hour Work Week) của Tim Ferriss, anh chàng vui vẻ với ý tưởng này bằng cách nói thẳng rằng nếu bạn muốn thăng tiến, bạn nên trông có vẻ bận rộn hơn bằng cách làm việc với nhiều giờ hơn, tranh giành với mọi người và liên tục trả lời email.
Nhưng sớm hay muộn, tất cả chúng ta đều phải tự hỏi bản thân: sứ mệnh của chúng ta là gì – liệu có phải là công việc bận rộn nhất hay việc tạo ra ảnh hưởng lớn nhất?
Và thật thú vị khi nhìn vào một số bộ óc vĩ đại nhất trên Trái Đất này, chúng ta đều thấy có một điểm chung thú vị - họ đều giành thời gian để không làm gì cả.
SỨC MẠNH CỦA VIỆC KHÔNG LÀM GÌ
Làm cho một giai đoạn thời gian trong đời bạn không làm gì cả có thể là một thách thức – đặc biệt trong tuần làm việc khi chúng ta bị ném vào vô số cuộc họp, thông báo và danh sách các nhiệm vụ ngày càng tăng.
Những người sáng lập doanh nghiệp bận rộn bắt đầu triển khai cái gọi là “Think Weeks” (Những tuần lễ để suy nghĩ) vào lịch trình hằng năm của họ - đó là những khoảng thời gian họ dành để đọc, nghĩ, và sống bên ngoài thế giới đang bị đóng gói để vận hành doanh nghiệp của họ.
Trong khi những nhà sáng lập doanh nghiệp trẻ như Mike Karnjanaprakorn của Skillshare mới bắt đầu chấp nhận thực hành cách làm này, giống như các tên tuổi lớn như Steve Jobs, Mark Zuckerberg và Tim Ferriss, chính Bill Gates mới là người đầu tiên tạo ra cái Think Week nổi tiếng này.
Suốt nhiều năm điều hành Microsoft, Gates thường rút lui vào những tuần lễ Think Weeks dài khoảng hai lần mỗi năm – không phải là kì nghỉ, mà là khoảng thời gian thực sự không làm gì cả.
Gates rất kiên quyết thực hiện các Think Weeks của mình đến mức gia đình, bạn bè và cả nhân viên Microsoft cũng bị cấm. Ngày nay, Gates cho rằng phần lớn sự thành công của Microsoft đến từ những ý tưởng và khái niệm lớn ông tình cờ thu nhặt được trong khi không làm gì cả.
THỰC HIỆN VIỆC “KHÔNG LÀM GÌ”
Bạn không cần thiết phải cấm gia đình và bạn bè trong tuần lễ Think Week của mình. Để tôi lấy một ví dụ.
Mỗi năm, tôi dành ít nhất một tuần nghỉ ngơi, thoát khỏi công ty của tôi và quay trở lại quê nhà giúp bố mẹ tôi thu hoạch ô liu.
Tất cả những suy nghĩ về tăng trưởng hay tỉ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp sẽ biến mất khi bạn chọn ô liu. Đó là thiền định và giúp mình bình tĩnh.
Tôi biết việc hái ô liu sẽ không đưa tôi đến đỉnh cao của TechCrunch, nhưng đó là thước đo thành công cá nhân. Bằng cách nào đó, một số ý tưởng hay nhất của tôi thường đến trong giai đoạn này.
Đối với những người không thể dành một tuần mỗi năm mà không làm gì cả, tôi khuyên bạn nên thực hiện một cách tiếp cận hơi khác một chút – thực hiện lễ Sabbath kĩ thuật số.
Vào thứ bảy hay chủ nhật, hãy ép bản thân tránh xa tất cả các hình thức công nghệ - một cách thực hành được gọi là Sabbath kỹ thuật số.
Hãy tắt điện thoại và giấu nó trong tủ quần áo. Hãy gập laptop lại, tống nó dưới giường. Và cố gắng bằng mọi nỗ lực tránh xem Netflix.
Hãy cho bộ não không gian suy nghĩ bằng cách bước ra khỏi cái máy xay thường nhật và không làm gì cả. Tâm trí bạn sẽ có thời gian để va chạm với những ý tưởng mới hoặc xử lý những cái cũ theo chiều sâu hơn.
Bạn có thể tìm thấy thành công đơm hoa từ việc thực hành như chú cá sấu già trong phần đầu bài viết này.
Trong khi chúng ta tự nhủ mình có thể đạt được nhiều hơn bằng cách bon chen xô đẩy trên đường đời, đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại và trôi nổi tự nhiên lại tốt hơn.
Và hãy đợi, cho đến khi con linh dương đầu bò xuất hiện.
Aytekin Tank
9 GỢI Ý GIÚP BẠN "TẬN HƯỞNG CHÍNH MÌNH"
1. Đọc sách. Vừa cho ta thêm kiến thức, vừa cho ta tính kiên trì. Nên đọc những cuốn ta cảm thấy hứng thú và cho ta thêm các ý tưởng mới hoặc để rèn luyện thêm một vài kỹ năng nào đó.
2. Viết sách/nhật ký. Vừa luyện tập cho ta kỹ năng viết, vừa sắp xếp lại các suy nghĩ bộn bề trong đầu. Không cần phải viết chau chuốt ngay từ đầu, cứ ghi ra tất cả những suy nghĩ trong đầu ra. Sau đó ta sẽ chắt lọc, hệ thống và chỉnh sửa lại.
3. Lên kế hoạch tạo dựng các nguồn thu nhập khác nhau. Vừa tạo cho ta thái độ tích cực xây dựng tương lai, vừa giúp ta "động não" suy nghĩ như một doanh nhân. Hãy bắt đầu thử thị trường từ những bước nhỏ. Nếu ý tưởng hoạt động, hãy tiếp tục thực hiện theo hướng chuyên nghiệp và đều đặn hơn.
4. Đi tới một nơi đẹp. Vừa là để học "đi một ngày đàng, học một sàng khôn", vừa giúp ta có thể "nhả cót" nghỉ ngơi và lấy cảm hứng vui sống. Hãy lên danh sách những nơi muốn đi, kèm theo chi phí cần thiết (khả thi), và đi thôi!
5. Chụp một bộ hình. Vừa để luyện tập sự tự tin (hoặc kỹ năng tạo dáng trước ống kính), vừa đánh dấu những năm tháng trong cuộc đời. Cần lên ý tưởng cho trang phục, bối cảnh, chọn người chụp cẩn thận để ta chắc chắn sẽ "thu về" thành quả lung linh.
6. Tập nói “Không”. Vừa luyện tập sự mạnh mẽ của ý chí, vừa thể hiện rõ ràng điều mình không muốn hoặc thấy không hiệu quả. Hãy tập nói không một cách dứt khoát.
7. Biết rõ những gì mình đang có và trân quý. Vừa luyện tập lòng biết ơn cuộc sống, vừa tạo dựng thói quen "điểm danh" tài sản và những điều may mắn của bản thân.
8. Có kiến thức và chính kiến. Vừa yêu cầu bản thân không ngừng học tập, nâng cao trình độ, vừa có thái độ đúng đắn, chuyên nghiệp bảo vệ ý kiến cũng như phản biện. Thay vì "sống nhạt", ta hãy "sống đậm"!
9. Đi xem phim một mình. Vừa có thời gian cho riêng mình, vừa được thưởng thức môn nghệ thuật thứ bảy. Tại sao không? Hãy suy ngẫm vì sao ta thích bộ phim, nguyên nhân bộ phim chạm được đến trái tim người xem, lí do bộ phim khiến khán giả mỉm cười. Tất cả những điều ấy đều khiến ta học được ít nhiều về tâm lý và thị hiếu.
THÁI ĐỘ CỦA BẠN SẼ QUYẾT ĐỊNH CUỘC ĐỜI CỦA BẠN
1. Mỗi buổi sáng phải nhắc nhở bản thân, bạn chính là người làm chủ cuộc đời của mình
Bạn chính là người làm chủ cuộc đời của mình. Bởi vậy, bạn cần tự hỏi bản thân rằng tất cả những gì bạn làm có thật sự đã tận tâm tận lực hay chưa? Bạn có cố gắng hết sức nắm bắt giành lấy cơ hội mới, hay nỗ lực hết mình để thăng tiến trong công việc? Bạn có hành động hay chỉ há miệng chờ sung, ngồi chờ đợi vận may đến với mình?
2. Kiên định sắt đá duy trì sự lạc quan
Cuộc sống của chúng ta không thiếu những lúc không như ý, khi mọi việc phát triển theo chiều hướng trái với những gì mình mong muốn. Đó là những điều bạn không thể kiểm soát được, nó sẽ luôn xuất hiện cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu. Thay vì thao thức mất ngủ để lo nghĩ, chi bằng mỗi ngày hãy cố gắng ngủ sớm hơn một chút. Lúc thức dậy, tôi tin rằng các bạn sẽ có một cái nhìn mới mẻ, giúp bạn thoát khỏi cảm xúc tiêu cực đang dày vò bản thân. Điều này nghe có vẻ như đã cũ rích, nhưng bạn nhất định phải luôn giữ sự lạc quan, cho dù cơ hội thành công của bạn có nhỏ đến thế nào chăng nữa.
3. Thái độ quyết định thứ bậc của cá nhân trong xã hội, chứ không phải là tài năng thiên bẩm
Có một ông chủ đã viết câu nói này cho tôi ở phần cuối của email. Tôi cảm thấy câu nói này rất giá trị nên muốn chia sẻ lại nó cho các bạn. Nếu như bạn nuôi dưỡng bản thân bằng một thái độ sai trái, thì cho dù bạn thông minh tài năng, học ở những trường danh tiếng hay có trong tay hàng loạt những kinh nghiệm làm việc ở những công ty danh giá, tôi dám chắc bạn sẽ không thể đạt được một vị trí cao trong công việc. Thái độ quyết định tất cả, xin hãy nhớ lấy điều ấy.
4. Mục tiêu bạn đặt ra phải cao hơn kỳ vọng lớn nhất trong tương lai của bạn
Chúng ta thường tự hạ thấp năng lực thực sự của bản thân bằng cách đặt cho mình những cột mốc phấn đấu quá dễ dàng. Hãy thử thách bản thân bằng những mục tiêu cao hơn kỳ vọng lớn nhất trong tương lai của bạn, tôi tin chắc bạn sẽ ngạc nhiên trước khả năng làm việc của mình.
5. Tỏ ra khiêm nhường, lắng nghe ý kiến của người khác
Mặc dù suy nghĩ lạc quan có thể làm bạn phấn chấn tinh thần, từ đó giúp bạn gặt hái được rất nhiều thành tựu, chính điều này cũng có thể làm bạn trở nên tự cao tự đại, dương dương tự đắc trước những thành quả của mình.
Dựa theo kinh nghiệm của một số doanh nhân thành đạt, những người thành công nhất thường biết cách lắng nghe ý kiến của người khác. Thay vì trở nên quá tự tin trước năng lực của bản thân, bạn hãy tiếp thu những góp ý xung quanh để có thể hiểu rõ bản thân, biết được tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân mình, từ đó phát triển ngày một toàn diện hơn.
6. Bạn có thể làm bất cứ việc gì - miễn là việc đó có ý nghĩa đối với bạn
Chúng ta sinh ra trong một gia đình giàu hay nghèo, chúng ta được đi học hay không được đi học, hay bối cảnh xuất thân của chúng ta thuận lợi hay gian khó, tất cả những điều này đều không hề liên quan gì đến địa vị sau này của chúng ta trong cuộc sống.
Chỉ cần bạn yêu thích công việc của mình, bạn đã sở hữu trong tay vũ khí để đến được bất cứ địa vị nào bạn mong muốn trong cuộc sống.
7. Những khó khăn mà trời giáng xuống đầu bạn cũng chính là cơ hội để bạn trưởng thành
Chúng ta thường có xu hướng mặc nhiên cho rằng sự việc phải diễn ra theo đúng chiều hướng mình mong muốn. Lúc sự việc xảy ra không thuận lợi, chúng ta sẽ cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, và ngay lập tức nhụt chí và trở nên quá yếu đuối để ứng phó những vấn đề có thể diễn ra.
Tuy nhiên, sau đó vài năm, khi chúng ta nhìn lại những gì đã qua, tôi tin rằng những bất lợi và cản trở mà bạn đã gặp phải ngày nào sẽ trở thành một cánh cửa rộng lớn mở ra những cơ hội mới trong cuộc đời mình.
Và sau cùng, bạn sẽ nhận ra tất cả những điều bất lợi ngày nào xảy đến với bạn, lại góp phần rất lớn giúp cuộc đời bạn trở nên tốt đẹp hơn.
8. Muốn thành công, hãy đứng trên vai ông chủ
Bạn có thể làm việc ở các tập đoàn nổi tiếng hay những công ty lớn để thực hiện mục tiêu làm giàu của mình. Khi làm việc tại những môi trường này, nếu bạn muốn thành công, bạn phải biết mình muốn phát triển theo hướng nào, và làm thế nào để tận dụng triệt để hết các điều kiện hiện có của bản thân để hoàn thành công việc.
Chúng ta nên làm việc dưới trướng của một vài ông chủ để trau dồi kinh nghiệm bản thân. Ông chủ của bạn có thể là một người có trình độ chuyên môn cao, một người thấu hiểu tâm lý của nhân viên, hay thậm chí là một người vô cùng tồi tệ.
Dù ông chủ bạn thế nào, nếu bạn bình tâm suy nghĩ, bạn luôn có thể học được những bài học quý báu từ họ.
9. Thất bại không đáng sợ, nhưng bạn phải biết cách khéo léo xử lý những rủi ro
Muốn đạt được thành công, chúng ta buộc phải nếm đôi lần thất bại. Có những lúc, chúng ta gục ngã trên con đường mà mình nghĩ là chắc chắn dẫn tới vinh quang. Bạn không phải người duy nhất đâu.
Bất kể người thành công cũng đều phải trải qua vô số lần thất bại. Nhưng thay vì từ bỏ, họ kiên trì đến cùng với mục tiêu của mình. Kết quả là họ thành công và trở thành tấm gương của nhiều người. Đa phần trong số họ đều tinh nhạy trước những rủi ro mà mình phải gánh chịu.
Từ đó, họ cố gắng hết sức để giảm thiểu những rủi ro trên con đường tiến tới mục tiêu. Những thất bại trên đường đời giúp họ trau dồi thêm những bài học quý báu, điều này tạo nền tảng vững chắc cho thành công sau này của họ.
10. Kiên trì không lười biếng. Lúc bản thân ở trong nghịch cảnh, cũng không nhụt chí nản lòng
Nếu bạn có thể nhìn thấy ánh sáng của niềm hy vọng từ trong bi thương, thì một ngày nào đó hy vọng sẽ đến, thành công ngày sau sẽ càng tươi đẹp hơn. Không cần nhanh, miễn là đừng dừng lại. Hãy kiên trì trên con đường của mình, và bạn chắc chắn sẽ chạm được tới những danh vọng mà mình hằng mong muốn.