Thuốc Đặc Trị Tiểu Đường Dân Tộc Dao - Lương Y Dương Thị Lan

Thuốc Đặc Trị Tiểu Đường Dân Tộc Dao - Lương Y Dương Thị Lan

Thuốc Tiểu Tường Dương Thị Lan Ổn Định Đường Huyết - Ngăn Ngừa Biến Chứng
HOTLINE: 0373920175

10/11/2021

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe của nhiều người. Điều đáng lo sợ nhất là các biến chứng do tiểu đường gây ra, chúng để nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tiểu đường là điều vô cùng quan trọng, giúp góp phần làm giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra, đồng thời mang lại sức khỏe tốt cho người bệnh nhờ việc thăm khám và điều trị sớm.
biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (ảnh minh họa)
Menu xem nhanh:
Thực trạng mắc bệnh bệnh tiểu đường tại Việt Nam hiện nay
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đây là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, sau bệnh tim mạch, và ung thư.
Khoảng 6% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường, tương đương 3.53 triệu người Việt đang chung sống với bệnh tiểu đường. Theo số liệu được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn công bố trong lễ ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn điều trị bệnh đái tháo đường ngày 23/4/2019 cho biết:
Mỗi năm có gần 29.000 người tử vong hàng năm do các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Ước tính mỗi ngày có khoảng 80 người tử vong vì các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong đó 63% người bệnh nhưng chưa được chẩn đoán và 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh tuýp 2 song chưa đạt mục tiêu điều trị.
Bệnh tiểu đường thực sự đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề và điều đặc biệt là các số liệu thống kê cho thấy độ tuổi của người bệnh mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là tiểu đường type 2.
Trước đây bệnh xảy ra ở người 40 tuổi trở lên, hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi, thậm chí tuổi vị thành niên. Khi phát hiện ra thì thường bệnh đã ở giai đoạn nặng và nếu không có biện pháp điều trị tốt bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân,… rất nhiều người đã phải cắt cụt một chân hoặc cả 2 chân do hậu quả của bệnh tiểu đường. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động của bản thân người bệnh, để lại hậu quả cho gia đình và xã hội.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao với các dấu hiệu điển hình như sau.
Tiểu nhiều
Lượng Glucose trong máu cao kéo theo tăng lượng nước tiểu, bệnh nhân thường xuyên mắc đi tiểu hơn người bình thường. Lượng nước tiểu thường từ 3 – 4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Ăn nhiều
Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng, làm cho bệnh nhân nhanh đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn. Do đó người mắc bệnh tiểu đường thường rất nhanh đói và thường có xu hướng thích ăn các đồ ăn ngọt.
Uống nhiều
Tiểu đường khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến cơ thể mất nước, điều này gây kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.
Gầy nhiều
Mặc dù ăn, uống nhiều hơn bình thường nhưng người mắc bệnh tiều đường thường gầy sút nhanh chóng. Điều này là dô cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7 – 10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
Tiểu đường gồm những loại nào?
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 (hay còn gọi là tiểu đường type 1) do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 (còn gọi là tiểu đường type 2) do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Tiểu đường loại 1 (type 1)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.
Tiểu đường loại 2 (type 2)
Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90 – 95 % trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,..
Chần đoán và điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cần phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán sớm nhất tránh bệnh nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay để chẩn đoán bệnh tiểu đường các bác sĩ thường tiến hành đo nồng độ đường trong máu lúc đói, sau khi ăn và sự dung nạp chất này.
Khi kết quả xét nghiệm đường máu lúc đói có nồng độ từ 110 và 126 mg/dl thì coi là tiền tiểu đường, báo hiệu nguy cơ bị tiểu đường type 2 với các biến chứng của bệnh.
Nếu kết quả đo nồng độ glucose sau khi đă ăn cao hơn 200 mg/dl kèm các triệu chứng của bệnh (khát nhiều, đái nhiều và mỏi mệt) thì nghi ngờ bị bệnh tiểu đường.
Việc điều trị tiểu đường cần có phác đồ riêng, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đặc biệt là việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường cần đặc biệt tuân thủ theo sự chỉ định từ bác sĩ.

08/11/2021

🥬 THỰC ĐƠN SỐ 001 CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG: CANH BÍ ĐAO, ĐẬU PHỤ NẤU NẤM RƠM, THỊT LỢN VIÊN SỐT CÀ CHUA 🍛
🥟 Bữa ăn hôm nay bao gồm: Cơm (1 bát), canh bí đao, đậu phụ nấu nấm rơm, thịt lợn viên sốt cà chua.
1. CANH BÍ ĐAO 🍵
Thanh mát, tốt cho người bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của bí đao rất thấp (GI=15).
* Nguyên liệu chuẩn bị:
– Bí đao tươi: 150 gam (1-2 lạng bí)
– Hành khô: 2 củ
– Mắm, muối, nêm vừa miệng. Lưu ý, người bệnh tiểu đường nên ăn nhạt vì lượng muối nhiều dẫn đến tăng huyết áp, khiến cho insulin hoạt động kém hiệu quả.
Nếu ăn cùng họ, bạn có thể thêm một bát nước chấm, ăn cho vừa vị.
* Cách làm:
– Bí đao gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
– Phi hành lên, cho một bát tô nước. Đợi nước sôi, cho bí vào. Vặn lừa nhỏ, khuấy đều để bí chín vừa tới, tránh nấu quá lâu, sẽ nhừ bí.
2. ĐẬU PHỤ NẤU NẤM RƠM 🍄
* Nguyên liệu chuẩn bị:
– 2 lát đậu, 100 gam nấm rơm.
– 2 nhánh hành lá, hành khô, một ít rau thơm (mùi, thì là)
* Cách làm:
– Đậu phụ thái miếng vừa ăn, nấm rơm rửa sạch.
– Cho một ít dầu oliu vào chảo, đợi chảo nóng cho hành khô, đậu phụ và nấm xào cùng. Thêm lưng bát tô nước sôi. Đợi khoảng 5-10 phút, nấm chín đều, thưởng thức khi còn nóng.
=> Lưu ý, không nên nấu nhừ quá lâu. Người bệnh tiểu đường nên chế biến một cách đơn giản, nấu chín tới, nhất là món luộc.
Đậu phụ nấu nấm rơm giúp giảm béo, tiêu hao mỡ cho những tiểu đường bị béo phì.
3. THỊT LỢN (HEO) SỐT CÀ CHUA 🍅
* Nguyên liệu chuẩn bị:
– 300 gam thịt lợn (chọn phần thịt mềm, lớp mỡ trắng, không có mùi hôi)
Dùng ngón tay ấn vào lớp thịt, thấy thớ thịt đều, không bị nhũn nhão, có độ đàn hồi tốt, không bị chảy nhớt hay rỉ dịch là thịt tươi.
Thịt lợn là thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chất béo, chất đạm và vitamin, muối khoáng có lợi cho cơ thể.
– Thêm 2 quả cà chua
– Hành lá, rau thơm (mùi, thì là, rau răm)
* Cách làm
– Băm nhỏ thịt. Cà chua rửa sạch, cắt dạng múi cau. Hành lá, rau thơm thái khúc.
– Đem thịt băm đi ướp từ 2 muỗng bột nêm, 1 muỗng muối, ½ muỗng nước mắm. Sau đó trộn đều và ướp gia vị trong vòng 10 phút để thấm đều.
– Sử dụng bao tay để vo viên thịt cho hợp vệ sinh, vo thịt lợn thành từng viên nhỏ. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đợi dầu nóng (khoảng 100 ml dầu), cho từng viên thịt vào chảo, chiên.
– Chiên thịt trong 10 phút để thịt không bị nát. Sau đó, vớt thịt chiên ra đĩa, để nguội cho ráo bớt dầu. Cho thêm rau thơm.
🥬 Mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đĩa rau sống, như súp lơ, rau diếp, ăn kèm các món mặn ở trên.

08/11/2021

✴ NHẬN BIẾT CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2 ⁉️
Các triệu chứng phổ biến nhất của ở người bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
📌 Khát nước và đi tiểu thường xuyên (đặc biệt vào ban đêm)
📌 Người bệnh luôn cảm thấy đói, mệt mỏi và có dấu hiệu mờ mắt.
📌 Các vết loét, vết thương lâu lành hơn.
=> Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên đây, nên tiến hành xét nghiệm.
❌ Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên oét người bệnh tiểu đường là do lượng đường trong máu cao:
✅ Mức đường huyết tăng cao làm tăng lượng chất lỏng đến thận, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và cơ thể bạn dần mất nước.
=> Khi các mô bị mất nước, cảm thấy khát hơn.
✅ Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh tiểu đường. Khi các tế bào trong cơ thể người bệnh không thể hấp thụ đường, sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, kiệt sức.
✅ Theo thời gian, lượng glucose cao có thể gây sưng thủy tinh thể trong mắt, dẫn đến tầm nhìn mờ.
✅ Mức đường huyết tăng cao khiến các vết thương, vết xước trên cơ thể bạn lâu lành hơn, thậm chí là dễ bị nhiễm trùng.
✅ Lượng đường trong máu cao về lâu dài có thể gây ra các biến chứng như nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương hệ thần kinh và thận.
✅ Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang.
Nhiễm trùng bàng quang thường gây đau đớn. Nhưng, người bị tiểu đường không cảm nhận được cảm giác đau đớn khi đi tiểu.
=> Nhiễm trùng thường được phát hiện cho đến khi đã lan sang đến thận.

Website