Chỉ Khiết Hầu Việt Nam Cs2

Chỉ Khiết Hầu Việt Nam Cs2

Chỉ Khiết Hầu Chính Hãng

10/09/2022

Top 5 bài tập yoga chữa viêm họng hiệu quả
Yoga có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của người bệnh. Thường xuyên tập các bài yoga giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng viêm họng. Sau đây là Top 5 bài yoga thường được người bệnh luyện tập tại nhà:

Bài 1: Tư thế cái bàn (Table pose)
Đây là tư thế yoga đơn giản, người mới cũng có thể dễ dàng tập luyện. Tập luyện đều đặn hàng ngày có thể giảm và ngăn triệu chứng bệnh viêm họng tái phát.

Cách thực hiện tư thế cái bàn:

Ngồi thẳng lưng, đặt hai bàn chân duỗi thẳng xuống sàn, hai chân cách nhau 10cm.
Hai tay chống vào cạnh sàn và ép thẳng hông
Đẩy cằm về phía ngực, hít vào và từ từ đưa người lên. Chú ý thân người song song với mặt đất, chân bán vào sàn, co gối vuông góc với thân người và ngửa đầu càng về phía sau càng tốt.
Hai cánh tay để vuông góc với sàn, thở ra và hạ thân người về vị trí đầu tiên
Nên thực hiện bài tập hàng ngày, lặp lại động tác từ 3 – 10 lần.

Lưu ý: Những người có vấn đề ở cổ tay, như hội chứng đau cổ tay và ngón tay thì không nên lựa chọn tư thế này.

10/09/2022

Viêm họng khiến cổ họng bị ngứa, đau, rát khiến người bệnh rất khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày: ảnh hưởng đến ăn uống, khi nói chuyện, khiến cơ thể mệt mỏi,…

Điều trị viêm họng lâu ngày không khỏi còn có nguy cơ mắc các biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần phải có phương pháp chăm sóc, điều trị kịp thời.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị bệnh viêm họng: sử dụng thuốc Tây y, sử dụng mẹo dân gian, dùng thuốc Đông y hay tập yoga để chữa viêm họng.

Yoga ngoài công dụng giúp cơ thể được thư giãn, trẻ đẹp hơn còn góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tập. Tập luyện đều đặn hàng ngày sẽ giúp cơ thể chống lại được các tác nhân gây bệnh viêm họng.
Yoga có tác dụng rất lớn trong quá trình điều trị viêm họng:

Cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh cho cơ thể
Làm nóng cơ thể, giúp bài trừ tà khí xâm nhập
Lưu thông và điều hòa khí huyết toàn thân
Giúp cơ thể thư giãn, tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng
Bồi bổ và cải thiện các chức năng từ bên trong, giúp cơ thể khỏe mạnh

06/09/2022

💥 𝐕𝐥Ê𝐌 𝐇Ọ𝐍𝐆 - 𝐕𝐥Ê𝐌 𝐀𝐌𝐈𝐃𝐀𝐍 để 𝐥â𝐮 𝐛𝐢ế𝐧 𝐜𝐡ứ𝐧𝐠 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝖴ɴ𝖦 ТʜƯ 𝐯ò𝐦 𝐡ọ𝐧𝐠.!
💯 CHỈ 1 LỘ ĐÁNH BAY NGAY VIÊM HỌNG - VIÊM AMIDAN MÃN TÍNH
- Tác dụng hiệu quả ngay sau 7 ngày, không tái phát.
- Không cắt, đốt, không kháng sinh dài ngày.
>> Dùng 7 ngày - Sạch Họng- Trong Tiếng - Tiêu Viêm - Hết Đau Nhức
👉Sản phẩm giúp bà con xóa sạch các triệu trứng của họng như:
- Họng đau rát, khạc bã đậu.
- Sưng Amidan gây sốt, có mùi hôi.
- Suốt ngày vướng víu trong họng.
- Khàn tiếng, mất tiếng, khò khè.
- Viêrn họng hạt, hốc mủ, viêrn thanh quản, viêrn phế quản.
- Ho khan, ho nhiều, ho dai dẳng có đờm,.
- Đau đầu, chóng mặt, sốt cao nổi hạch bạch huyết.
==================
An toàn cho sức khỏe, không tác dụng phụ, không hại dạ dày, tích nước
➡️【NHẮN TIN】 hoặc để lại 【SỐ ĐIỆN THOẠI】nhận tư vấn miễn phí
☎️LH 0866.165.927 để được thăm khám tư vấn trực tiếp !

25/06/2022
25/06/2022

Những loại thực phẩm giúp tăng cường thị lực 🍀
🎯 Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…
Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:
🔸 Giàu vitamin A: gan gà, gan heo, gan bò, gan vịt, lươn, trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt, sữa, thịt vịt, cá chép…
🔸 Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như cà rốt, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…; các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô, rau dền, rau muống, rau ngổ, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau lang, hẹ, súp lơ xanh…
🎯 Những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E,...
🔸 Giàu vitamin C: chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, cải bẹ trắng, ớt, kinh giới, rau ngò, thì là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa… (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực).
🔸 Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây, mỡ cá, sữa, thịt, gan…
🔸 Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, trứng, cải bó xôi, cải xoăn…
Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…), thịt, gan, cật, trứng, ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè.
🎯 Những thực phẩm bổ dưỡng cho đôi mắt sáng
🔸 Quả bơ: Quả bơ là một trong những loại quả tốt nhất cho mắt do có chứa nhiều lutein - một carotenoid có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ tại võng mạc (giảm lưu lượng máu đến võng mạc), giúp chống các bệnh về thuỷ tinh thể và thoái hoá mắt. Ngoài ra còn chứa rất nhiều những vitamin bổ dưỡng cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E.
🔸 Cà rốt: Đây là loại củ từ lâu đuợc biết đến rất bổ dưỡng cho mắt nhờ có nhiều vitamin A.
🔸 Trứng: Trong trứng có rất nhiều những chất có lợi cho mắt như vitamin A, zinc, lutein, lecithin, B12, vitamin D, và cysteine.
🔸 Cải xanh: Trong cải xanh có nhiều các dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như: vitamin C, canxi, lutein, zeaxanthin, và sulforaphane.
🔸 Rau chân vịt: Rau chân vịt (rau Spinach) còn được gọi là cải bó xôi, không chỉ chứ nhiều vitamin A mà còn có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như lutein và zeaxathin.

25/06/2022

Cách chữa viêm họng bằng thuốc dân gian có tốt không?
Từ lâu việc chữa bệnh bằng những bài thuốc truyền lại từ dân gian đã không còn quá xa lạ với người sử dụng, trong đó có những bài thuốc chữa viêm họng bằng dân gian được nhiều người tin dùng. Những bài thuốc này được điều chế hoàn toàn từ những loại thảo dược có trong tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, khám viêm, điều trị các bệnh về họng hiệu quả mà không bị gây ra những tác dụng phụ như thuốc tây hay dùng.
Những bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ
Với những bài thuốc cùng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây thì các mẹ hoàn toàn an tâm vì các tính chất của nguyên liệu này rất dễ uống và không làm ảnh hưởng đến trẻ.
Mẹo dân gian chữa viêm họng cho bé bằng lá diếp cá, nước cháo, đường
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị lá diếp cá, nước cháo loãng và thêm 1 chút đường
Cách thực hiện:
Để sử dụng cách chữa viêm họng bằng thuốc dân gian này đầu tiên rửa sạch lá diếp cá và xay nhuyễn.
Đổ thêm khoảng 1 bát cháo loãng vào trong xoong cùng với lá diếp cá đã điều chế.
Bật bếp đun nhỏ lửa: Khoảng 3 lần mỗi lần 1 nửa cốc.
Kiên trì cho trẻ uống mỗi ngày 2 - 3 lần, uống trong 3 ngày đến 1 tuần.
Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà bằng xương rồng và mật ong
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị 1 nhúm lá xương sông và 1 chút mật ong
Cách thực hiện:
Thái thật nhỏ lá xương sông.
Hấp lá xương sông này với mật ong (trong khoảng 10 phút).
Áp dụng cách chữa viêm họng bằng thuốc dân gian này trong 5 ngày để giảm cơn ho và tiêu đờm cho trẻ hiệu quả
Các mẹ nên áp dụng cách điều trị này thường xuyên cho trẻ. Nhưng với những trẻ 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho dùng mật ong bởi trong những thành phần của chúng đều có chứa 1 số vi khuẩn làm gây hại đến hệ tiêu hóa đường ruột của trẻ.
Cách trị viêm họng cho trẻ bằng lá húng chanh tươi và đường phèn
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị lá húng chanh tươi và đường phèn ( mỗi thứ 20g)
Cách thực hiện:
Sử dụng lá húng chanh tươi đem đi rửa sạch.
Cho đường phèn cùng lá húng chanh tươi vào bát sứ đem chưng cách thủy.
Khi đã được thì chắt lấy nước cho trẻ uống từ từ.
Mỗi ngày áp dụng cách trị viêm họng hạt tại nhà này cho trẻ khoảng 1 thang thuốc.
Áp dụng bài mẹo chữa ho viêm họng này trong khoảng từ 3 - 5 ngày là bệnh sẽ dứt.
Những bài thuốc dân gian chữa ho viêm họng cho người lớn
Với những bài thuốc dưới đây sẽ khác với các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ bên trên. Vì tính chất của những thảo dược này nặng hơn của trẻ nhỏ mà cơ thể của trẻ chưa thể hấp thu được những loại thảo dược đó. Cho nên sử dụng cách chữa viêm họng bằng thuốc dân gian dưới đây cho người lớn là hoàn toàn hợp lý.
Cách chữa viêm họng cho người lớn bằng gừng và mật ong
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị 1 thìa mật ong cùng 1 vài lát chanh.
Cách thực hiện:
Đầu tiên thái gừng mỏng và cho thêm 1 ít mật ong vào.
Lấy vài miếng gừng đó cho vào miệng trong khoảng vài phút.
Thực hiện phương pháp chữa đau họng bằng gừng này nhiều lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng viêm họng giảm đi rõ rệt.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng cách chữa viêm họng theo dân gian bằng cách bổ sung thêm 1 cốc trà gừng cùng 1 ít mật ong và 1 vài lát chanh tười vào mỗi sáng để chữa trị bệnh viêm họng này.
Cách chữa viêm họng bằng tỏi cho người lớn
Nguyên liệu: Cần chuẩn bị 1 ít sữa nóng và 1 vài nhánh tỏi
Cách thực hiện:
Đập dẹp vài tép tỏi đó.
Chuẩn bị 1 cốc sữa nóng và hãm trong khoảng 10 - 15 phút.
Mỗi ngày áp dụng phương pháp này thường xuyên để giảm đi những triệu chứng viêm họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách chữa viêm họng ở người lớn bằng nước muối
Nguyên liệu: Chuẩn bị muối tinh và nước lọc
Cách thực hiện:
Cho ít muối tinh đã chuẩn bị vào trong nước.
Tiến hành ngậm nước đã pha muối để súc miệng.
Người bệnh cũng có thể ngậm 1 lát chanh và 1 ít muối tinh.
Kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày để thấy hiệu quả nhất.
Chữa viêm họng hiệu quả theo cách dân gian từ quất ngâm mật ong
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 quả quất chín và vàng đều, mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
Cho quất vào trong một chiếc hũ có nắp.
Trộn thêm mật ong vào để ngâm và nén xuống nhưng không vỡ trái quất.
Ngâm trong khoảng 1 tháng có thể hơn rồi lấy ra sử dụng.
Dũng cả bã quất lẫn nước để ngậm và nuốt sẽ nhánh chóng dịu cơn đau họng hiệu quả.
Ngoài những cách chữa viêm họng bằng thuốc dân gian cho người lớn và trẻ em bên trên thì những phương thuốc đông y cũng được khuyên dùng. Bởi đây là những bài thuốc dân gian hay sử dụng và được lưu truyền đến tận bây giờ.

25/06/2022

🍊 🍊 🍊 CHANH TƯƠI – MẬT ONG – BỘ ĐÔI “THẦN DƯỢC” ĐÁNH TAN VIÊM HỌNG HIỆU QUẢ - NHANH CHÓNG. 🍊 🍊 🍊
-------------------------------------------
🍊Chanh có vị chua, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất tốt cho sức khỏe. Đối với viêm họng, chanh có thể giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cổ họng và tăng sức chống đỡ cơ thể.
-------------------------------------------
:
🍸🍸BƯỚC 1: Chanh tươi vắt lấy nước và trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 2:1 rồi uống. Mỗi ngày uống từ 2-4 lần để mang lại hiệu quả cao nhất. Đây cũng là cách chữa ho, viêm họng cho trẻ nhỏ cực kì hiệu quả. Đối với trẻ em, bạn nên giảm tỉ lệ trong công thức xuống 1:1
🍸BƯỚC 2: Mật ong, chanh đào và đường phèn cũng là công thức được nhiều người áp dụng để trị ho và viêm họng. Dùng hỗn hợp mật ong 1 lít, chanh đào 1kg (cắt lát mỏng), đường phèn 0,5kg cho vào lọ thủy tinh sạch, đợi khoảng 3 tháng là bắt đầu dùng được. Các mẹ có thể làm theo cách này để dự trữ, phòng khi trẻ bị viêm họng có thể chữa nhanh tức thì.
🍸BƯỚC 3: Chữa viêm họng bằng cách chưng mật ong và quất cũng là giải pháp hữu hiệu. Quất đem rửa sạch bổ đôi, bỏ hạt sau đó thêm mật ong gần ngập phần quất rồi đem hấp trong nồi cơm vừa cạn hoặc chưng cách thủy đều được. Mỗi ngày nên uống 2-3 lần và mỗi lần nên uống 1-2 muỗng cà phê tùy theo độ tuổi. Cách làm này có thể giúp bạn giảm ngứa rát họng, đau họng, giảm ho và hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả.
----------------------------------------------------
chia sẻ thắc mắc và các vấn đề của bạn về HỌNG , ĐỂ CHUYÊN GIA VIÊM HỌNG bảo vệ SỨC KHỎE HỌNG của bạn nhé.
👉 Mọi câu hỏi, vấn đề thắc mắc vui lòng để lại ở mục Bình Luận để nhận được lời Giải Đáp!

25/06/2022

🌿NHỮNG SAI LẦM NÊN TRÁNH KHI NUÔI CON BẰNG SỮA HỘP
▪️Thay đổi sữa không rõ lí do: Các loại sữa cùng công thức của các công ty sữa khác nhau đều có thành phần tương tự nhau. Bé không lên cân có thể do nhiều nguyên nhân chứ không phải vì sữa này tốt hơn sữa kia.
▪️Trộn nhiều loại sữa với nhau: Làm như vậy có 2 điều hại, một là làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, hai là thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.
▪️Pha sữa không đúng nồng độ: Pha loãng hơn hay đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất đều không tốt và sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng, nôn trớ hoặc tiêu chảy.
▪️Dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
▪️Dùng nước cháo để pha sữa: Bé dễ bị tiêu chảy vì trước 4 tháng tuổi bé chưa có khả năng tiêu hóa được bột. Ngoài ra còn làm bé béo lên nhưng lại không cao vì chế độ ăn có nhiều chất bột nhưng lại thiếu chất đạm.(theo ad dc biết thì bé trên 6m có thể dùng nước cháo để pha sữa các mẹ ạ đạt biệt là bé nhẹ cân sdd)
▪️Pha sẵn sữa cho bé bú trong đêm, mang đi xa hoặc để người nhà cho bú khi mẹ đi làm: Việc này làm cho sữa dễ bị chua, lên men gây tiêu chảy cho bé.
------------

25/06/2022

💥 Mọi người đã biết Canxi rất quan trọng với sức khỏe, chiếm phần lớn trong xương và răng. Thiếu canxi có ảnh hưởng đến tim, chức năng cơ bắp và tín hiệu thần kinh. Vì thế chúng ta cần bổ sung canxi vào thực đơn ăn uống của mình.
👉 Sau đây là những thực phẩm giàu canxi hơn cả Hải Sản mà chúng ta nên để ý:
1️⃣ Các loại hạt
Nhiều loại hạt có kích thước nhỏ bé nhưng rất giàu dinh dưỡng. Trong đó, vừng và hạt chia là hai loại quen thuộc, không chỉ chứa nhiều canxi, mà còn cung cấp protein và chất béo lành mạnh. Như hạt chia rất giàu axit béo omega-3 từ thực vật. 1 muỗng canh (9g) vừng cung cấp 9% nhu cầu canxi mỗi ngày, thêm vào đó là các khoáng chất khác như đồng, sắt và mangan
2️⃣ Phô mai
Hầu hết các loại phô mai đều là nguồn thực phẩm giàu canxi tuyệt vời. Trong đó, phô mai Parmesan có nhiều canxi nhất, các loại còn lại cung cấp khoảng 5 - 20% ​​nhu cầu canxi hàng ngày trên mỗi khẩu phần 28g.
3️⃣ Sữa chua
Sữa chua là vừa một nguồn canxi tuyệt vời, vừa giàu chủng men vi sinh sống, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Một cốc (245g) sữa chua nguyên chất chứa 30% nhu cầu canxi, cộng thêm phốt pho, kali và vitamin B2 và B12.
4️⃣ Rau lá xanh
Màu xanh đậm của rau rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt giàu canxi, chẳng hạn như rau bina (chân vịt / bó xôi), cải rổ và cải xoăn. Cụ thể, 190g cải rổ nấu chín có 266 mg canxi, bằng 1/4 nhu cầu cần trong một ngày
5️⃣ Đậu nành và đậu phụ
Một cốc (155g) edamame (đậu nành non còn vỏ / đậu nành Nhật bản) cung cấp 10% nhu cầu canxi hàng ngày. Đây cũng là một nguồn protein tốt và bổ sung đầy đủ nhu cầu folate hàng ngày cho bạn.
Đậu phụ cũng có lượng canxi đặc biệt cao. Chỉ tiêu thụ 126g đậu phụ là bạn có thể nhận được 86% nhu cầu hàng ngày.
↪️ Toàn là những thực phẩm quen thuộc phải không nào. Mọi người để ý để thêm vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!

25/06/2022

🔰 TĂNG CƯỜNG "MÀN CHẮN" BẢO VỆ LÁ PHỔI CỦA GIA ĐÌNH BẠN 📛
👉 Bằng cách sử dụng các loại thực phẩm tốt, có lợi cho phổi không chỉ giúp làm sạch phổi, phổi luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, bệnh liên quan đến phổi hiệu quả.
1️⃣. Trà xanh
Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, dịu cơ thể, chữa bệnh hiệu quả hơn. Hoạt chất chống oxy hóa trong trà xanh hoạt động như thuốc kháng histamin tự nhiên làm chậm sự giải phóng histamin gây các triệu chứng dị ứng.
2️⃣.Cá hồi
Axit béo omega 3 có trong cá hồi giúp giảm viêm trong phổi. Đồng thời, omega 3 cũng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh phổi. Bên cạnh cá hồi thì có thể ăn cá trích, cá mòi, cá thu cũng là thực phẩm tốt cho phổi.
3️⃣. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt lanh, hạt bí ngô… được coi là siêu thực phẩm cực kỳ tốt cho phổi. Những loại hạt này cung cấp cho cơ thể hàm lượng lớn magie, khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt cực tốt cho người bệnh hen phế quản. Magie hỗ trợ các cơ đường hô hấp giảm viêm nhiễm, thư giãn. Nhờ vậy mà cải thiện hô hấp tốt hơn.
4️⃣.Cà phê
Cà phê có thể làm giảm các triệu chứng bệnh hen phế quản. Caffein trong cà phê hoạt động như thuốc giãn phế quản, mở đường khí quản bị đóng chặt và giảm căng thẳng đường hô hấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra uống một tách cà phê vào buổi sáng sẽ cải thiện chức năng phổi và hệ hô hấp hiệu quả.
5️⃣. Trái cây và rau củ màu cam (ví dụ đu đủ)
Những loại rau củ, hoa quả màu cam rất giàu chất chống oxy hóa tốt cho phổi như vitamin C. Nhờ vậy mà phổi khỏe mạnh hơn, có khả năng giảm viêm, chống nhiễm trùng tốt hơn.
6️⃣. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo lứt… là thực phẩm tốt cho phổi nên tăng cường bổ sung trong khẩu phần ăn uống. Tuy nhiên cần phải hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng carbohydrates đơn giản cao như mì ống, bánh mì trắng, bánh nước xốp, gạo… Bởi lẽ những thực phẩm này kích thích cơ thể sản xuất ra carbon dioxide gây căng thẳng hơn cho phổi
7️⃣.Tỏi
Tỏi chứa flavonoid kích thích sản sinh ra glutathione, loại bỏ các độc tố, chất gây ung thư giúp phổi hoạt động tốt nhất.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người ăn 3 tép tỏi sống ít nhất 2 .
8️⃣.Súp lơ
Súp lơ thuộc họ rau cải chứa nhiều carotenoids, folate, phytochemical và vitamin C. Những hoạt chất này có tác dụng chống lại những yếu tố gây hại trong phổi. Bên cạnh, súp lơ còn có hợp chất hoạt tính L-sulforaphane. Hoạt chất này giúp các tế bào chuyển sang gen chống viêm ngăn ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả.lần mỗi tuần sẽ ít có nguy cơ bị ung thư phổi hơn người bình thường.
9️⃣. Táo
Táo có chứa các hợp chất flavonoid và phenolic giúp giảm viêm đường hô hấp. Một nghiên cứu chỉ ra rằng người uống một ly nước ép táo mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư, thở khò khè thấp hơn nhiều so với người không ăn táo, uống nước ép táo mỗi ngày. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh phụ nữ ăn táo hàng ngày trong thời gian mang thai thì đứa trẻ cũng sẽ ít có nguy cơ bị hen phế quản
🔟. Gừng
Đặc tính của gừng là kháng viêm giảm viêm nhiễm, giải độc phổi và đào thải những chất ô nhiễm, độc hại từ phổi. Dừng còn có khả năng làm giảm tắc nghẽn, cải thiện lưu thông phổi giúp phổi khỏe mạnh hơn

25/06/2022

💥 5 BÍ QUYẾT CẢI THIỆN SỨC KHOẺ ĐƯỜNG RUỘT MỖI NGÀY 💥
Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi và táo bón phản ánh những gì xảy ra bên trong cơ thể bạn. Các yếu tố chính làm thay đổi sức khỏe đường ruột là sự thay đổi axit dạ dày, miễn dịch đường ruột và hệ vi sinh vật ở đường tiêu hóa - hệ sinh thái phức tạp của vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Khi sức khỏe đường ruột tốt, bạn sẽ ít gặp phải tình trạng viêm nhiễm và mất khả năng miễn dịch. Theo dõi những cách sau đây để bảo vệ đường ruột của bạn nhé!
️ 🔹 Lựa chọn đúng thực phẩm
Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau quả, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể về chất xơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tốt phát triển và đường ruột khoẻ mạnh. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, bao gồm: kefir (thức uống sữa lên men tương tự sữa chua, rất giàu men vi sinh) và các thực phẩm lên men hoặc ngâm khác (như kim chi, dưa cải và gừng ngâm).
🔹 Ngủ đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra nguy cơ béo phì, khiến bạn bị rối loạn hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày, bệnh trào ngược.
🔹 Hoạt động thường xuyên
Tập thể dục là cách tốt nhất để giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể, tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa.
🔹 Kiểm soát tốt căng thẳng
Giải toả căng thẳng là phương pháp cơ bản để giảm chứng ợ nóng. Hãy thử áp dụng một vài biện pháp giúp cơ thể được thư giãn tuyệt đối như tập yoga, ngồi thiền…
🔹 Nhận sự trợ giúp nếu có vấn đề về lo lắng và trầm cảm
Tâm trạng và sức khỏe hệ tiêu hóa (đặc biệt là các rối loạn như hội chứng ruột kích thích) được liên kết chặt chẽ thông qua kết nối giữa ruột và não.

24/05/2022

Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng của gan. Nhưng trong bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng và các tổn thương do nó gây ra có thể hồi phục được.

Gan là tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người. Gan xử lý hầu như tất cả những gì chúng ta ăn hoặc uống vào, đồng thời lọc các chất độc có trong máu. Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nếu gan chứa quá nhiều mỡ. Một điều thú vị là gan có thể tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào mới, thay thế cho các tế bào cũ bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu các tác nhân có hại liên tục có mặt ở gan thì tổ chức xơ sẽ hình thành và gây nên bệnh xơ gan.

Hiện nay, gan nhiễm mỡ đang ngày càng phổ biến. Khoảng 10-20% dân số Mỹ mắc gan nhiễm mỡ, mà không liên quan đến viêm gan hoặc có tổn thương nào khác ở gan. Đa phần các trường hợp gan nhiễm mỡ nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60. Chúng ta cần phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị thích hợp trước khi có những tổn thương thực sự ở gan.

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường chỉ là bụng ấm ách và hơi khó chịu. Trên lâm sàng, bác sĩ có thể khám thấy gan của bạn hơi to ra một chút. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan. Lúc đó, các triệu chứng chính sẽ là chán ăn, sụt cân, đau bụng hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da.

Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân thường gặp nhất là do rượu. Nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn có những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ mà không thuộc nhóm sử dụng nhiều rượu. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ hoặc chuyển hóa mỡ không kịp, lượng mỡ thừa sẽ tích trữ trong các tế bào gan và gây nên gan nhiễm mỡ. Mặc dù vậy, chế độ ăn giàu chất béo cũng chưa hẳn là nguyên nhân của tình trạng này.
Ngoài rượu, còn một số nguyên nhân thường gặp khác như:
- Béo phì
- Mỡ máu cao
- Tiểu đường
- Gene di truyền
- Sút cân quá nhanh
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline

Phân loại gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được chia làm 4 nhóm.
1. Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nhóm này không liên quan tới rượu mà do rối loạn chuyển hóa mỡ của gan, dẫn đến dư thừa mỡ trong các tổ chức của gan. Bệnh nhân được xếp vào nhóm này khi tỉ lệ mỡ trong gan chiếm trên 10% trọng lượng của gan.
2. Gan nhiễm mỡ do rượu.
Trong nhóm này, gan nhiễm mỡ là triệu chứng sớm nhất của bệnh viêm gan do rượu. Uống rượu quá nhiều sẽ gây tổn thương gan và dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ. Kiêng rượu giúp làm giảm tình trạng nhiễm mỡ gan. Sau 6 tuần, gan của bạn sẽ không còn nhiễm mỡ. Một lưu ý quan trọng ở đây là nếu sử dụng rượu quá nhiều và liên tục thì bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan.
3. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
Với những bệnh nhân thuộc nhóm này, nguyên nhân thực sự không phải do rượu. Khi lượng mỡ trong gan đạt đến một mức độ nhất định, gan to lên và có thể đi kèm với suy giảm chức năng gan.
Các triệu chứng chính bao gồm:
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau bụng
- Vàng da
Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở gan và cuối cùng là xơ gan.
4. Gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai.
Gan nhiễm mỡ cấp là một biến chứng hiếm gặp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Các triệu chứng xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm:
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Đau vùng hạ sườn phải
- Vàng da
- Cảm thấy khó chịu khắp cơ thể
Phụ nữ mang thai sẽ được kiểm tra sàng lọc, dự phòng và điều trị từ sớm. Đa phần các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi sinh và không để lại hậu quả về sau.

Các yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ
Như đã nêu ở trên, gan nhiễm mỡ hình thành do sự dư thừa mỡ trong gan, tương tự như khi bạn thừa cân hoặc béo phì. Đái tháo đường Type 2 cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Trong đó, sự tích lũy mỡ ở gan có liên quan tới tình trạng kháng insulin (nguyên nhân phổ biến nhất của đái thái đường Type 2)
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ như:
- Uống nhiều rượu
- Sử dụng quá liều quy định một số loại thuốc như Acetaminophen
- Mang thai
- Cholesterol máu cao
- Hàm lượng triglycerid máu cao
- Suy dinh dưỡng
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa

24/05/2022

TRIỆU CHỨNG XƠ GAN GIAI ĐOẠN CUỐI: DỄ BIẾT KHÓ KHẮC PHỤC
Không khó để nhìn ra một người bị xơ gan giai đoạn cuối (hay còn gọi xơ gan giai đoạn mất bù, xơ gan cổ trướng). Tất cả triệu chứng tệ hại làm sút giảm sức khỏe của người bệnh xơ gan đều lộ rõ trong giai đoạn này. Người bệnh thường xuyên rơi vào tình thế nguy cấp, mệt mỏi, lờ đờ, nửa mê nửa tỉnh…

Vàng da, vàng mắt – Triệu chứng nhận dạng bệnh có thể quan sát được
Vàng da, vàng mắt (hay còn gọi hoàng đản) là một biểu hiện lâm sàng của tình trạng tăng nhiều bilirubin trong máu của người bệnh và cũng là triệu chứng đặc biệt chỉ xuất hiện khi người bệnh mắc các bệnh lý ở gan mật. Vàng mắt (chủ yếu vàng ở vùng củng mạc, niêm mạc) sau đó sẽ lan dần ra vàng da toàn thân và càng đậm dần về cuối.
Cổ trướng làm bụng phình to - Triệu chứng điển hình của bệnh
Triệu chứng điển hình của những những người mắc xơ gan giai đoạn cuối: Bụng người bệnh càng ngày càng to, bụng to do trong ổ bụng có chứa nhiều dịch màu vàng, dân gian hay gọi là cổ trướng. Lượng dịch này từ 3 đến 10 lít tùy vào trọng lượng cơ thể và sự phát tiến triển của bệnh. Da bụng bóng và trên da bụng và vùng trên rốn, hai bên mạn sườn xuất hiện mạch máu nổi rõ rệt (còn gọi là tuần hoàn bàng hệ).
Cũng trong giai đoạn này, người bệnh cũng thường bị phù nề tay, chân do dịch tràn xuống. Chỗ phù nề thường mềm, ấn vào thì có vết lõm, khoảng 1-2 phút sau vết lõm mới biến mất.
Chán ăn & sụt cân
Những người bị xơ gan giai đoạn cuối thường có cảm giác chán ăn, vì thế cân nặng sụt giảm rõ rệt. Đó là do vai trò chuyển hóa của gan bị suy yếu khiến cơ thể người bệnh không thể hấp thu dưỡng chất được nữa, theo đó hệ miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm trầm trọng.
Mệt mỏi, tinh thần không ổn định
Xơ gan giai đoạn cuối luôn khiến người bệnh trong tình trạng mệt mỏi, uể oải và chỉ muốn nằm một chỗ. Bệnh nhân thường cảm thấy khó thở và tinh thần không mấy ổn định khi lờ đờ, buồn ngủ hoặc khi lại cảm thấy hưng phấn, hốt hoảng không rõ nguyên nhân.
Các khối u xơ hoành hành gây đau gan
Hầu hết những người bị xơ gan giai đoạn cuối đều gặp phải triệu chứng đau ở khu vực gan, đau liên tục hoặc đau dữ dội. Nguyên nhân do khối u xơ ở gan tăng trưởng nhanh khiến thành gan bị kéo ra. Nếu khối u kết thành ung thư có thể xuất hiện đau đột ngột, gây nên xuất huyết máu. Người bệnh có thể bị sốc hoặc ngất.
Xuất huyết đường tiêu hóa và hôn mê gan - đe dọa tính mạng người bệnh
Khi vai trò giải độc của gan suy giảm do tế bào gan bị hoại tử, lúc này chất độc sẽ tấn công vào đường tiêu hóa nên người bệnh thường gặp các vấn đề về tiêu hóa: nôn mửa, táo bón… Đặc biệt là hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa.
Xơ gan giai đoạn cuối làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở người bệnh, gây giãn vỡ tĩnh mạch thực quản gây nên hiện tượng xuất huyết tiêu hóa với dấu hiệu nôn ra máu, đi cầu phân đen, tụt huyết áp đột ngột... Hiện tượng này và hôn mê gan là hai nguyên nhân căn bản dẫn đến tử vong ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối. Khi xơ gan đã sang giai đoạn mất bù thì cơ hội chữa khỏi gần như là không thể, chỉ có thể làm chậm tiến triển bệnh. Các biện pháp hỗ trợ cải thiện giai đoạn này thường là giảm đau đớn cho bệnh nhân và hỗ trợ ngăn chặn bệnh chuyển sang ung thư.

Trong giai đoạn cuối của xơ gan, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương rất nghiêm trọng, vì vậy, bệnh nhân luôn cần được theo sát để hỗ trợ cải thiện kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá bi quan mà cần có nghị lực khi hỗ trợ cải thiện, tuân thủ phác đồ và kiên trì với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: tuyệt đối loại bỏ bia, rượu và các chất kích thích, không ăn mặn, đồ nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng. Tốt nhất hãy nhờ sự tư vấn của chuyên gia chuyên khoa để giảm được tình trạng đau nhức khi các triệu chứng xuất hiện.

Xơ gan giai đoạn cuối gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, khiến cho quá trình hỗ trợ cải thiện trở nên khó khăn và vô cùng tốn kém. Vì vậy khi lá gan còn khỏe mạnh, hãy tích cực chống độc, bảo vệ gan, chủ động hỗ trợ phòng ngừa sớm các bệnh lý nguy hiểm về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

Photos from Chỉ Khiết Hầu Việt Nam Cs2's post 24/05/2022

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Rối loạn chức năng gan có thể gây nên các bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa. Do vậy, để bảo vệ lá gan, cơ thể cần dung nạp những thực phẩm tốt cho gan.

Gan có một loạt các chức năng thiết yếu như sản xuất protein, cholesterol đến lưu trữ vitamin, khoáng chất và thậm chí là carbohydrate. Đồng thời, gan cũng có chức năng giải độc khỏi cơ thể từ rượu, thuốc. Giữ cho gan luôn khỏe mạnh là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe. Một số thực phẩm và đồ uống tốt nhất tốt cho gan bao gồm:

1. Cà phê
Để tăng cường sức khỏe của gan thì cà phê được coi là lựa chọn tốt nhất. Uống cà phê làm giảm nguy cơ xơ gan gây tổn thương gan vĩnh viễn ở những người mắc bệnh gan mạn tính. Nó cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gan, ung thư gan và gan nhiễm mỡ. Các hợp chất trong cà phê cũng giúp men gan loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể.

Cà phê có khả năng ngăn chặn sự tích tụ chất béo và collagen, đây là 2 nguyên nhân chính gây ra các bệnh về gan.

Cà phê cũng làm giảm viêm và tăng mức độ glutathione chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa vô hiệu hóa các gốc tự do có hại, được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và có thể gây tổn hại cho các tế bào.

Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là gan nhưng chúng ta chỉ nên uống 1 ly cà phê vào buổi sáng.
2. Bột yến mạch
Bổ sung yến mạch vào chế độ ăn chính là cách dễ dàng để bổ sung chất xơ, các chất xơ trong yến mạch đặc biệt có lợi cho gan. Chất xơ là một chất quan trọng để tiêu hóa. Yến mạch và bột yến mạch có nhiều hợp chất gọi là beta-glucans. Chúng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống viêm và chống lại bệnh tiểu đường, béo phì. Hợp chất beta-glucans từ yến mạch giúp giảm lượng chất béo được lưu trữ trong gan cũng có thể giúp bảo vệ gan.

Khi lựa chọn yến mạch, nên chọn yến mạch nguyên chất, bởi bột yến mạch đóng gói có thể có thể chứa bột hoặc đường không có lợi cho cơ thể.
3. Trà xanh
Trà xanh thực sự có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe của gan nói riêng. Trong trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa, cải thiện nồng độ men gan, giảm căng thẳng oxy hóa và chất béo tích tụ trong gan
4. Tỏi
Tỏi đặc biệt tốt cho gan, nhất là đối với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Ăn tỏi làm giảm trọng lượng cơ thể và hàm lượng chất béo ở những người gan nhiễm mỡ.

5. Quả mọng
Các loại quả mọng như: việt quất, quả mâm xôi có chứa chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương. Ăn các loại quả mọng hay nước ép của chúng đều giúp cho gan khỏe mạnh.

Ngoài ra, quả việt quất giúp tăng phản ứng miễn dịch tế bào và các enzyme chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng làm chậm sự phát triển của tổn thương và xơ hóa, sự phát triển của mô sẹo trong gan.

6. Nho
Nho, đặc biệt là nho đỏ và tím, chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như: resveratrol. Nho đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau như: giảm viêm, ngăn ngừa tăng mức độ chống oxy hóa, cải thiện chức năng gan.
7. Bưởi
Bưởi chứa chất chống oxy hóa bảo vệ gan một cách tự nhiên. Hai chất chống oxy hóa chính được tìm thấy trong bưởi là naringenin và naringin.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm sự phát triển của xơ gan. Một thí nghiệm khác được thực hiện trên chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, naringenin đã giảm lượng chất béo trong gan và tăng số lượng enzyme cần thiết để đốt cháy chất béo, có thể giúp ngăn ngừa chất béo dư thừa tích tụ. Đồng thời, chất naringin đã được chứng minh là cải thiện khả năng chuyển hóa rượu và chống lại một số tác động tiêu cực của rượu.

8. Quả lê g*i
Quả của xương rồng lê g*i (hay còn gọi là cây lưỡi long) có tên khoa học là Opuntia ficus-indica, là một loại xương rồng ăn được. Chúng từ lâu đã được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền như một phương pháp điều trị loét, vết thương, mệt mỏi và bệnh gan.

Quả lê g*i giúp bình thường hóa nồng độ enzyme và cholesterol. Nghiên cứu này cho thấy nước ép làm giảm lượng tổn thương oxy hóa và tổn thương gan sau khi uống rượu và giúp giữ cho mức độ chống oxy hóa và viêm ổn định

9. Thực phẩm thực vật nói chung
Bơ và các thực phẩm thực vật khác có chứa các hợp chất giúp bảo vệ sức khỏe gan. Những loại thực phẩm sau đều đem lại các lợi ích sức khỏe khác nhau, mọi người nên bổ sung vào chế độ ăn uống:


Chuối
Lúa mạch
Củ cải đường và nước ép củ cải
Bông cải xanh
Gạo lức
Cà rốt
Chanh
Đu đủ
Dưa hấu
Trong đó, nước ép củ cải đường là một nguồn nitrat và chất chống oxy hóa betalain có lợi cho sức khỏe của tim và giảm tổn thương do oxy hóa và viêm. Đồng thời làm tăng các enzyme giải độc tự nhiên.

Rau họ cải như: mầm Brussels, bông cải xanh và rau mù tạt được biết đến với hàm lượng chất xơ cao và hương vị đặc biệt. Chúng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi. Mầm Brussels và chiết xuất mầm bông cải xanh làm tăng mức độ enzyme giải độc và bảo vệ gan khỏi bị tổn thương.

10. Cá béo
Cá béo chứa axit béo omega-3, là chất béo lành mạnh làm giảm viêm và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim. Các chất béo được tìm thấy trong cá béo cũng có lợi cho gan, giúp ngăn ngừa chất béo tích tụ, giữ mức enzyme bình thường, chống viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin.

11. Quả hạch
Quả hạch có nhiều chất béo, chất dinh dưỡng bao gồm vitamin E chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi. Ăn hạt giúp cải thiện nồng độ men gan ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Các loại hạt nói chung và quả hạch nói riêng thường chứa axit béo không bão hòa, vitamin E và chất chống oxy hóa. Các hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, cũng như giảm viêm và stress oxy hóa.

Ăn các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân mỗi ngày có thể giúp duy trì sức khỏe gan. Mọi người cũng không nên ăn quá nhiều vì các loại hạt có lượng calo cao.
12. Dầu ô liu
Ăn quá nhiều chất béo không tốt cho gan nhưng dầu ô liu được coi là một chất béo lành mạnh vì đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với gan và tim. Ăn dầu ô liu giúp ít tích lũy chất béo trong gan, cải thiện độ nhạy insulin và cải thiện nồng độ men gan trong máu.

Sự tích tụ chất béo trong gan là một phần của giai đoạn đầu của bệnh gan. Do đó, dầu ô liu có tác dụng tích cực đối với mỡ gan. Thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa và cải thiện chức năng gan. Điều này là do hàm lượng axit béo không bão hòa cao trong dầu.

13. Các thực phẩm nên tránh xa để bảo vệ lá gan
Đồ ăn nhiều dầu mỡ như: thực phẩm chiên, thức ăn nhanh và đồ ăn từ nhiều nhà hàng, khoai tây chiên và các loại hạt cũng có thể có nhiều chất béo đáng ngạc nhiên.
Thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, mì ống và bánh hoặc đồ nướng.
Đường: Cắt giảm lượng đường và thực phẩm có đường như ngũ cốc, đồ nướng và kẹo có thể giúp giảm căng thẳng cho gan.
Muối.
Rượu: Rượu, bia thực sự là chất độc đối với gan. Nếu muốn bảo vệ lá gan khỏe mạnh bạn hãy tránh xa rượu, bia.
Tóm lại, gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Để tránh nguy cơ mắc phải các bệnh về gan, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm kể trên. Đồng thời tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống, chất kích thích gây hại cho gan.

Việt Nam hiện xếp thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ mắc ung thư gan. Để phòng ngừa ung thư gan, chỉ ăn uống khoa học là không đủ, bạn còn cần thực hiện các phương pháp tầm soát cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan, dành cho các đối tượng khách hàng sau:

Các khách hàng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư gan – đặc biệt là khách hàng có tiền sử gia đình bị bệnh lý ung thư gan
Khách hàng bị xơ gan do mọi nguyên nhân, hay gặp do virus, rượu.
Khách hàng viêm gan B mạn tính, viêm gan C mạn tính
Người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên
Người ăn phải thực phẩm hư hỏng có chứa độc tố alfatoxin (do nấm mốc trong lạc và các loại hạt).

Videos (show all)

HIỆU QUẢ NGAY LẬP TỨC SAU 7 NGÀY SỬ DỤNG

Website