Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng

Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng

Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI). Trang chia sẻ và trao đổi

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 28/11/2023

# # # BỆNH LÝ CỘT SỐNG HUYẾT THANH ÂM TÍNH - Câu chuyện qua lăng kính dị ứng miễn dịch!
- Phân loại mới
- Cơ chế bệnh sinh
- Liên quan với HLA B27 hoặc các alen khác?
- Vai trò của các cơ chế tự miễn?
- Làm thế nào để chẩn đoán sớm?
Link toàn bài: https://fr.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/bnh-l-ct-sng-huyt-thanh-m-tnhpptx
Cập nhật: Ngày 14 tháng 07 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 30/10/2023

☀️KHUYẾN CÁO QUẢN LÝ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG EULAR 2023☀️

🔷Vừa qua EULAR đã công bố bản cập nhật năm 2023 về các khuyến cáo quản lí bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

🔷So với phiên bản năm 2019, bản cập nhật này đã có nhiều điểm mới đáng chú ý về điều trị SLE. Loại thuốc sinh học thứ hai là anifrolumab đã được cấp phép để kiểm soát bệnh. Lĩnh vực viêm thận lupus cũng chứng kiến những đột phá lớn. Sự chấp thuận của belimumab và voclosporin cho viêm thận lupus hoạt động đã dẫn đến xu hướng chuyển từ phác đồ “tấn công-duy trì” truyền thống sang sử dụng sớm liệu pháp kết hợp.

🔷Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng xin gửi đến các bạn bản dịch các khuyến cáo chính trong bản cập nhật này. Bản dịch toàn văn sẽ hoàn thành trong thời gian tới.

⬇ Link tải PDF bản dịch khuyến cáo chính EULAR 2023: https://drive.google.com/file/d/1xF-iU40dJeRg-OzBUHRH_XuWbRr9cKIC/view?usp=sharing

🖥 Link xem trên Slideshare:
https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/khuyn-co-iu-tr-sleeular-2023pdf

📙Tài liệu tham khảo: Fanouriakis A, Kostopoulou M, Andersen J, et alEULAR recommendations for the management of systemic lupus erythematosus: 2023 updateAnnals of the Rheumatic Diseases Published Online First: 12 October 2023. doi: 10.1136/ard-2023-224762
---
Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng Miễn dịch lâm sàng
Page: https://www.facebook.com/YDAACI
Slideshare: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 24/10/2023

Hội chứng kháng Synthetase
Hội chứng kháng synthetase là một rối loạn tự miễn dịch được đặc trưng bởi bệnh viêm cơ, viêm đa khớp không bào mòn, bệnh phổi kẽ cùng với sự hiện diện của kháng thể kháng aminoacyl t-RNA synthetase. Bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau đặt ra thách thức lớn trong chẩn đoán . Việc nhận biết hội chứng này là rất quan trọng để có liệu pháp điều trị thích hợp, kịp thời nhằm ngăn ngừa bệnh tật và tử vong.
*************************************************************
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/hi-chng-khng-synthetasepptx
Cập nhật: Ngày 01 tháng 10 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 09/10/2023

"NGỨA" - Phần 2: Tiếp cận từ căn nguyên và điều trị
---------------------------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/nga-tip-cn-t-cn-nguyn-v-iu-tr
Cập nhật: Ngày 01 tháng 10 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 04/10/2023

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị triệu chứng "NGỨA" - Phần 1: Từ cơ chế bệnh sinh tới tiếp cận điều trị.
---------------------------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/nga-t-c-ch-bnh-sinh-ti-tip-cn-iu-trphn1
Cập nhật: Ngày 14 tháng 03 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 20/09/2023

***VIÊM TỦY CẮT NGANG VÀ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG***
Viêm tủy là biến chứng nặng và hiếm gặp ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Biến chứng này thường xảy ra trong thời gian đầu của bệnh, có thể xuất hiện ở những bệnh nhân không có bệnh hoạt động.

Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/vim-ty-ct-ngang-v-lupus-ban-h-thng
Cập nhật: Ngày 01 tháng 07 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 11/09/2023

📌📌📌HỘI CHỨNG KHÁNG PHOSPHOLIPID HUYẾT THANH ÂM TÍNH (SERONEGATIVE ANTIPHOSPHOLIPID)📌📌📌

Hiện nay, một số bệnh nhân có tiền sử nhiều đợt huyết khối (đặc biệt huyết khối tái phát) nhưng không có các yếu tố nguy cơ tim mạch và không có các nguyên nhân có thể xác định được của huyết khối, gợi ý tình trạng huyết khối APS nhưng không có bất kì kháng thể aPL trong tiêu chuẩn dương tính. Do đó khái niệm định nghĩa về APS huyết thanh âm tính (SN – APS) được đề xuất.
----------------------------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/hoi-chung-khang-phospholipid-huyet-thanh-am-tinh
Cập nhật: Ngày 01 tháng 09 năm 2023
➡️➡️➡️ CẬP NHẬT TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI HỘI CHỨNG KHÁNG PHOSPHOLIPID ACR/EULAR 2023: https://www.facebook.com/YDAACI/posts/792811022848162?ref=embed_post
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

04/09/2023

📌📌📌CẬP NHẬT TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI HỘI CHỨNG KHÁNG PHOSPHOLIPID ACR/EULAR 2023📌📌📌

🔥Hội chứng kháng phospholipid (APS) được mô tả lần đầu vào năm 1983 là một bệnh tự miễn hệ thống được đặc trưng bởi sự hiện diện của các biến cố huyết khối hoặc biến cố sản khoa ở những người mang kháng thể kháng phospholipid (aPL). Hội chứng này có thể được phát hiện ở những bệnh nhân đã mắc các bệnh tự miễn dịch khác, chẳng hạn như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), nhưng người ta đã sớm nhận thấy rằng những người mắc APS không mắc các bệnh tự miễn dịch khác cấu thành một thực thể lâm sàng khác biệt rõ ràng - vì vậy được gọi là APS nguyên phát (Primary Anti-Phospholipid Syndrome)

🔥Trong những năm gần đây, sự quan tâm của cộng đồng khoa học đối với APS đã tăng lên rõ rệt. Những công bố liên quan đến APS có thể được chia làm ba hướng chính: Dấu ấn sinh học mới liên quan đến APS, cơ chế bệnh sinh và sự liên quan đến lâm sàng cũng như đánh giá về các khía cạnh cụ thể khác của APS (như các triệu chứng ngoài tiêu chuẩn của APS, quản lý người bệnh APS). Có thể thấy việc phát hiện thêm các dấu ấn sinh học và các biểu hiện ngoài tiêu chuẩn SAPPORO sửa đổi năm 2006 đặt thêm nhiều biến số trong việc hệ thống lại vai trò của các hội chứng/ triệu chứng/ hoặc dấu ấn sinh học mới này.

🔥Tháng 8 vừa qua, ACR/EULAR đã công bố tiêu chuẩn phân loại mới dành cho APS, với độ đặc hiệu cao hơn đáng kể so với tiêu chuẩn SAPPORO 2006, hứa hẹn sẽ là nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu lâm sàng về APS.

🔥Bản dịch của nhóm YDAACI hi vọng sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng tiếp cận tốt hơn đến một hội chứng phức tạp nhưng còn chưa được biết đến rộng rãi.

🔥Link tải bản đầy đủ với giải thích chi tiết các tiêu chí: https://drive.google.com/file/d/1qaCT55GzRc552DwfSFELHpXQru6LCW6x/view?usp=sharing

🔥Biên dịch: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Xin cám ơn các góp ý hoàn thiện bản dịch từ các quý đồng nghiệp:
- ThS.BSNT. Đỗ Thị Phương Anh (Tổ bộ môn Sản, HMU-C)
- ThS.BSNT. Lê Hữu Tài (Tổ bộ môn Sản, HMU-C)
- ThS.BSNT. Trần Bùi Khoa (Tổ bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, HMU-C)
- ThS.BSNT. Trần Ngọc Dũng (BV Tim Hà Nội)

----
Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng Miễn dịch lâm sàng
Page: https://www.facebook.com/YDAACI
Slideshare: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 20/08/2023

******* TIÊM PHÒNG Ở BỆNH NHÂN TỰ MIỄN *******
Các bệnh tự miễn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm da cơ, viêm đa cơ ... có thể cần điều trị glucocorticoids kéo dài đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân này. Việc tiêm chủng là cần thiết ở những bệnh nhân này. Dưới đây là bảng tài liệu tham khảo hướng dẫn tiêm phòng ở bệnh nhân tự miễn.
----------------------------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/tim-phng-bnh-nhn-t-min
Cập nhật: Ngày 01 tháng 07 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 16/08/2023

CA LÂM SÀNG PHÁT BAN CƠ ĐỊA KHI MANG THAI
Một phụ nữ 37 tuổi mang thai 30 tuần đến khám vì 4 tháng nay có mụn mủ ngứa trên thân, cánh tay và chân. Khám phát hiện có tổn thương dạng sẩn, nốt sần, mụn mủ dạng nang có ban đỏ xung quanh, ban xuất hiện nhiều trên thân mình, cánh tay, chân. Không phát hiện tổn thương ở lòng bàn tay cũng như lòng bàn chân (Hình A và B: tổn thương ở cánh tay trái). Người bệnh được kê đơn kết hợp glucocorticoid dạng bôi và uống với chẩn đoán: Theo dõi hồng ban đa dạng khi mang thai. Các tổn thương không thuyên giảm trong suốt quá trình theo dõi. BN được sinh thiết da cho kết quả mụn mủ dưới da, thâm nhiễm bạch cầu trung tính quanh nang lông (hình C - nhuộm HE). Nhuộm Gram, Acid Schiff và nhuộm bạc methenamine Grocott đều âm tính. Đâu là chẩn đoán có khả năng nhất?
1. Atopic eruption of pregnancy (Phát ban cơ địa khi mang thai),
2. Disseminated herpes zoster (Ban herpes lan tỏa),
3. Pemphigoid gestationis (Pemphigoid thai kì),
4. Polymorphic eruption of pregnancy (Phát ban đa hình khi mang thai - PEP),
5. Secondary syphilis (Giang mai thứ phát)

Đáp án và bàn luận

Chẩn đoán phát ban cơ địa khi mang thai (Atopic eruption of pregnancy) đã được nghĩ đến. Phát ban cơ địa khi mang thai là bệnh da liễu phổ biến nhất trong thai kỳ. Tổn thương bao gồm chàm, ngứa, và như trong trường hợp này, viêm nang lông. Phát ban cơ địa khi mang thai thường liên quan đến tiền sử dị ứng. Tuy nhiên bệnh nhân này không có cơ địa atopy. Tình trạng này không gây rủi ro cho thai nhi. Do tình trạng ngứa dữ dội của bệnh nhân, cyclosporine và liều glucocorticoid cao hơn đường uống đã được kê đơn. Sau 2 tuần theo dõi, các tổn thương đã giảm (Hình D).
Phân loại đầu tiên về bệnh da liễu trong thai kỳ được đề xuất bởi Holmes và Black vào năm 1983 và bao gồm bốn tình trạng tổn thương da: 1. Pemphigoid thai kỳ (PG, đồng nghĩa với herpes thai kỳ) 2. Phát ban đa hình khi mang thai (PEP) (đồng nghĩa với sẩn mày đay dạng nốt, mảng khi mang thai pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy [PUPPP]) 3. Ngứa khi mang thai - Prurigo of pregnancy (PP) và 4. Viêm nang lông khi mang thai - Pruritic folliculitis of pregnancy (PF).
Phân loại hợp lý hóa gần đây nhất đã được đề xuất bởi Ambros-Rudolph và cộng sự vào năm 2006 sau nghiên cứu hồi cứu hai trung tâm của họ trên 505 bệnh nhân mang thai. Đưa ra bốn tình trạng phân loại bệnh chính:
- 1. Phát ban cơ địa khi mang thai (AEP)
- 2. Phát ban đa hình khi mang thai (PEP)
- 3. Pemphigoid thai kỳ (PG)
- 4. Ứ mật trong gan khi mang thai có tổn thương dưới da của thai kỳ (ICP).
Phân loại này đã giới thiệu một tổn thương mới “Chẩn đoán phát ban cơ địa khi mang thai (Atopic eruption of pregnancy) (AEP)” vì AEP được quan sát là tình trạng da ngứa phổ biến nhất trong thai kỳ (50%) trong nghiên cứu của họ với đặc trưng bao gồm ba tình trạng - chàm, ngứa, viêm nang lông khi mang thai và có thể có các đặc điểm chồng chéo của chúng.
AEP thường bắt đầu sớm hơn đáng kể, PEP, PG và ICP xuất hiện ở cuối thai kỳ.

Tiên lượng và điều trị:

Phát ban dị ứng khi mang thai và phát ban đa hình khi mang thai là tình trạng da lành tính và không gây bất kỳ rủi ro nào cho thai nhi. Bệnh thường tự khỏi trong giai đoạn đầu sau sinh. Trong thời kỳ mang thai,bệnh đáp ứng tốt với các thuốc dưỡng ẩm tại chỗ và các steroid mạnh vừa phải kết hợp với các thuốc kháng histamin đường uống. Steroid toàn thân có thể được sử dụng trong các trường hợp nặng của PUPPP. Viêm nang lông ngứa đáp ứng tốt với benzoyl peroxide tại chỗ và cũng đã được điều trị bằng quang trị liệu bằng tia cực tím B dải hẹp. Bệnh nhân pemphigoid mang thai và ứ mật trong gan khi mang thai mang có nguy cơ cho thai nhi và cần điều trị đặc hiệu. Ngứa nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine đường uống nhưng những bệnh nhân bị PG nặng hơn cần dùng corticosteroid toàn thân. Pemphigoid thai kì cũng đã được điều trị bằng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch liều cao. Đối với ICP, axit ursodeoxycholic được khuyến cáo, vì đây là liệu pháp duy nhất đã được chứng minh là làm giảm cả ngứa ở mẹ và tử vong ở thai nhi.
Tài liệu tham khảo
1. Indian J Dermatol. 2008; 53(3): 103–105. doi: 10.4103/0019-5154.43203
2. The new England journal of Medicine, Image Challenge, January 19, 2023
_____________________________________
Link bài PDF: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/ca-lm-sng-pht-ban-c-a-khi-mang-thaipdf
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 07/08/2023

📌📌📌Tế bào Mast và thụ thể MRGPRX2: Lời giải thích cho các phản ứng "giả dị ứng"???📌📌📌

📰Tế bào mast là một tế bào có hạt cư trú ở mô, được biết đến với vai trò quan trọng trong dị ứng, dẫn đến các bệnh cảnh như phản vệ, mày đay, phù mạch. Kích hoạt tế bào mast thông qua tương tác giữa IgE đặc hiệu và thụ thể của nó trên màng tế bào mast (FcɛRI) là cơ chế cơ bản của dị ứng nhanh type I theo phân loại 4 type của Gell và Coombs.

📰Tuy nhiên còn nhiều con đường có thể hoạt hóa tế bào mast mà không cần có sự tham gia của hệ miễn dịch (và vì thế không được gọi là dị ứng). Một trong số đó là hoạt hóa trực tiếp tế bào mast qua thụ thể MRGPRX2. Thụ thể này chỉ có ở phân nhóm tế bào mast MCTC phân bố chủ yếu ở da và đường hô hấp. Phát hiện này đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề ở bệnh nhân có triệu chứng dị ứng dạng type I, giải thích phần nào cơ chế của các phản ứng “giả dị ứng” (pseudo-allergic).

📰Một số tác giả đã đưa ra dự đoán dựa trên thực nghiệm về những điểm khác biệt chính giữa hoạt hóa tế bào mast qua FcɛRI và MRGPRX2 bao gồm:
− Hoạt hóa qua MRGPRX2 dẫn đến tế bào mast thoát hạt nhanh và không kéo dài, giải phóng ít PGE2, không giải phóng VEGF. Trong khi đó tế bào mast hoạt hóa qua FcɛRI sẽ thoát hạt chậm hơn nhưng kéo dài hơn, giải phóng nhiều PGE2 cùng với các cytokine và VEGF.
− Phản ứng sinh lí do hoạt hóa tế bào mast qua MRGPRX2 thường sẽ nhanh, thoáng qua, có tính tại chỗ; trong khi đó phản ứng do hoạt hóa FceRI thường mạnh, kéo dài và dẫn đến các đáp ứng tại chỗ cũng như hệ thống.

📰Các thuốc có thể hoạt hóa tế bào mast qua thụ thể MRGPRX2 bao gồm vancomycin đường truyền tĩnh mạch, kháng sinh nhóm quinolon, morphin, thuốc phong bế bản vận động thần kinh cơ, thuốc cản quang… Hoạt hóa thụ thể MRGPRX2 được cho là phụ thuộc liều và nồng độ của các chất này. Hội chứng người đỏ do vancomycin (Red man syndrome) là một ví dụ điển hình, xuất hiện khi truyền tĩnh mạch vancomycin ở nồng độ quá cao hoặc truyền tốc độ quá nhanh.

📰Thụ thể MRGPRX2 sẽ là hướng nghiên cứu quan trọng và nhiều tiềm năng bởi vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về cơ chế hoạt hóa qua MRGPRX2, ví dụ như tính đa hình của thụ thể này, có sự tương tác giữa 2 con đường hoạt hóa MRGPRX2 và FcɛRI hay không, hay xét nghiệm nào có thể hỗ trợ chẩn đoán trước khi kết luận một phản ứng quá mẫn là do hoạt hóa qua MRGPRX2 hay FcɛRI.

Nguồn: Brian A. Baldo, Nghia H. Pham (2020). Mechanisms of Hypersensitivity. Drug Allergy (2nd edition). Springer Nature Switzerland AG. Cham. p72-74.

Link bài PDF: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/t-bo-mast-v-receptor-mrgprx2pdf

Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 30/07/2023

MASTOCYTOSiS DA Ở TRẺ EM!
Mastocytosis, dưới mọi hình thức, là một rối loạn hiếm gặp. Tỷ lệ lưu hành được ước tính là 1 trên 10.000 người. Ở trẻ em, nam và nữ đều bị ảnh hưởng, mặc dù nam giới chiếm ưu thế nhẹ. Sau tuổi dậy thì, nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng hơn. Sự khởi đầu của bệnh tế bào mast ở trẻ em tuân theo sự phân bố hai chiều với đỉnh điểm trong ba năm đầu đời, sau đó giảm xuống và đỉnh thứ hai nhỏ hơn nhiều, sau 15 tuổi. Các triệu chứng phát triển hoặc xấu đi sau tuổi dậy thì có khả năng là bệnh toàn thân. Mastocytosis có thể có tính chất gia đình, mặc dù hầu hết các trường hợp thì không.
Dạng Mastocytosis phổ biến nhất ở trẻ em là Mastocytosis ở da (CM), chiếm khoảng 90 phần trăm các trường hợp bệnh nhân dưới 18 tuổi. Trong Mastocytosis da, số lượng tế bào mast bệnh lý tích tụ trong da, gây ra các triệu chứng ở da và toàn thân, nhưng không xâm nhập vào các cơ quan khác. Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng phát triển các dấu hiệu trên da trong năm đầu tiên của cuộc đời, mặc dù các tổn thương có thể xuất hiện khi mới sinh. Chẩn đoán thường được thực hiện trước hai tuổi!
----------------------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/mastocytosis-da-tr-empdf
Cập nhật: Ngày 14 tháng 07 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 24/07/2023

------ PHÂN LOẠI BỆNH KẾT MẠC DỊ ỨNG -----
Bệnh kết mạc dị ứng (Allergic conjunctival disease – ACD) là bệnh viêm kết mạc liên quan tới phản ứng dị ứng type I kèm theo các triệu chứng chủ quan và khách quan. Hiện nay các nghiên cứu đã chứng minh được viêm kết mạc dị ứng ngoài liên quan tới các phản ứng dị ứng type I còn liên quan tới các phản ứng dị ứng type khác (ví dụ: type IV). Theo hướng dẫn về bệnh kết mạc dị ứng của Nhật Bản năm 2020, bệnh kết mạc dị ứng được chia thành 5 type.
---------------------------------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/phan-loai-benh-ket-mac-di-ung
Cập nhật: Ngày 14 tháng 06 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

17/07/2023

# # # SẸO LÕM GIẢM SẮC TỐ Ở LUPUS BAN ĐỎ SƠ SINH # # #

🔶Lupus ban đỏ sơ sinh (Neonatal Lupus Erythematosus - NLE) là bệnh tự miễn hiếm gặp ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ khoảng 1/20.000 ca. Biểu hiện lâm sàng thường đặc trưng với tổn thương tim và tổn thương da.

🔶Một số biểu hiện da có thể gặp trong NLE bao gồm dát, mảng hồng ban hình nhẫn hoặc đa cung, có thể có vảy mịn, chấm xuất huyết, mảng màu xanh tím dạng lưới ở da và tổn thương dạng đĩa. Giãn mạch và sẹo lõm là những biểu hiện không thường gặp của NLE.

🔶Trong số những bà mẹ sinh ra con bị NLE, có khoảng 40-60% bà mẹ không có triệu chứng bệnh tự miễn, nhưng một nửa trong số những bà mẹ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh tự miễn sau khoảng 3 năm.

🔶Trong hình là một trẻ nữ 19 ngày tuổi đến khám vì có tổn thương da ngay khi mới sinh và tăng dần kích thước. Bệnh nhân là con đầu lòng, sinh non khi 8 tháng do vỡ ối sớm, nặng 1,3 kg. Tổn thương da là các sẹo lõm giảm sắc tố không đều, ưu thế trên da đầu, mặt, ngực, lưng cùng với các dát, ban đỏ có vảy ở mặt, lưng. Không có loét trợt, bọng nước hay tổn thương ở móng tay.
Các xét nghiệm có giảm tiểu cầu; kháng thể kháng Ro/SS-A, La/SS-B dương tính với hiệu giá cao.

🔶Để đọc đầy đủ hơn về ca lâm sàng này, xem đầy đủ tại https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/nha-neonatal-lupusfinal176docx

📰Bài báo gốc: Hartati Purbo Dharmadji, Dhaifina Alkatirie et al. A case of neonatal lupus erythematosus presenting as hypopigmented atrophic scars. Int. J. Clin. Rheumatol. (2021) 16(1), 001-004.

Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 12/07/2023

Cơ chế bệnh sinh viêm mạch IgA (Viêm mạch Henoch - Schonlein) ➡️➡️➡️➡️
Cập nhật: Ngày 01 tháng 4 năm 2023
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/c-ch-vim-mch-iga
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Doxycycline, điều trị đầu tay pemphigoid bọng nước.pdf 03/07/2023

DOXYCYCLINE: ĐIỀU TRỊ ĐẦU TAY CHO PEMPHIGOID BỌNG NƯỚC ???

Pemphigoid bọng nước là bệnh da bọng nước tự miễn phổ biến nhất, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên. Điều trị pemphigoid bọng nước hiện đang là 1 thách thức cho các bác sĩ lâm sàng. Liệu pháp điều trị đầu tay hiện nay hoặc là corticosteroid đường uống hoặc bôi Steroid mạnh. Hậu quả là tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể hoặc tác dụng phụ liên quan ở người lớn tuổi.
Đăng trên tạp chí Lancet, Hywel Williams và cộng sự báo cáo kết quả của thử nghiệm đa trung tâm lớn nhất so sánh giữa những điều trị đường uống cho pemphigoid bọng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy Doxycycline liều 200mg/ngày có hiệu quả không kém hơn so với prednisolone uống liều 0,5 mg/kg/ngày và Doxycyclin ít có khả năng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy kiểm soát bệnh ở tuần thứ 6 đạt được 91% (92/101 bệnh nhân) bắt đầu điều trị prednisolone so với 74% (83/112 bệnh nhân) bắt đầu điều trị với doxycycline, sự khác biệt được điều chỉnh (bởi mức độ nghiêm trọng cơ bản của pemphigoid bọng nước và điểm Karnofsky) là 18.6% (90%CI:11.1-26.1). Về khía cạnh an toàn, thử nghiệm này nhấn mạnh tác dụng phụ của corticoid hệ thống trong điều trị pemphigoid bọng nước là 36% (41/113 bệnh nhân) xuất hiện một tác dụng phụ trầm trọng trong 52 tuần theo dõi so với 18% (22/121 bệnh nhân) điều trị doxycycline, sự khác biệt được điều chỉnh là 19% (95%CI:7.9-30.1). Tỷ lệ tử vong liên quan đến điều trị ở nhóm điều trị prednisolone (11 bệnh nhân) cao hơn so với nhóm điều trị doxycyclin (3 bệnh nhân).
Kết luận doxycycline rõ ràng an toàn hơn prednisolone trong điều trị pemphigoid bọng nước tuy chưa đạt được tỷ lệ đáp ứng điều trị (≤ 3 bọng nước, sau 6 tuần điều trị). Vậy thử nghiệm này ảnh hưởng như thế nào đến quản lý pemphigoid bọng nước trong thưc hành lâm sàng? Điểm đánh giá hiệu quả ban đầu trong thử nghiệm này là 6 tuần, vì vậy có vẻ hợp lý hơn khi khởi đầu điều trị doxycycline phối hợp với steroid mạnh tại chỗ. Nếu không đạt được kiểm soát đầy đủ, điều trị nâng bậc lên corticoid đường uống. Một lựa chọn khác là có thể bắt đầu bằng prednisolone để kiểm soát bệnh trong giai đoạn đầu, sau đó xem xét doxycycline như một biện pháp điều trị duy trì.
Tài liệu tham khảo
Williams HC, Wojnarowska F, Kirtschig G, et al. Doxycycline versus prednisolone as an initial treatment strategy for bullous pemphigoid: a pragmatic, non-inferiority, randomised controlled trial. Lancet. 2017; (published online March 6.)
********************************************************************
➡️➡️➡️ Link bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/doxycycline-iu-tr-u-tay-pemphigoid-bng-ncpdf
Cập nhật: Ngày 15 tháng 06 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Doxycycline, điều trị đầu tay pemphigoid bọng nước.pdf Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls DOXYCYCLINE: ĐIỀU TRỊ ĐẦU TAY CHO PEMPHIGOID BỌNG NƯỚC Pemp...

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 25/06/2023

---- Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng (phần 2) ----
➡️➡️➡️ Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/hen-ph-qun-v-cc-thuc-iu-tr-sinh-hc-hen-ph-qun-nng-p2
Cập nhật: Ngày 15 tháng 05 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 19/06/2023

---- Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng (phần 1) ----
➡️➡️➡️ Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/hen-ph-qun-v-cc-thuc-iu-tr-sinh-hc-hen-ph-qun-nngp1
Cập nhật: Ngày 15 tháng 05 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 14/06/2023

---- Viêm cơ hoại tử tự miễn ----

Viêm cơ hoại tử tự miễn hay viêm cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch (Immune – Mediated Necrotizing Myopathy (IMNM)) là bệnh lý cơ tự miễn hiếm gặp. Tỷ lệ bị bệnh ước tính khoảng 21 người/ triệu dân. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, tuổi trung bình khởi phát bệnh là từ 40-60 tuổi. IMNM có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Ngoài biểu hiện cơ (đau cơ, yếu cơ) bệnh còn tác động đến phổi (viêm phổi kẽ), tim (viêm cơ tim).
---------------------------------------------------------------------
📚Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/vim-c-hoi-t-qua-trung-gian-min-dchimnm
Cập nhật: Ngày 01 tháng 06 năm 2023
🔎Nguồn: Allenbach, Y., Benveniste, O., Stenzel, W. et al. Immune-mediated necrotizing myopathy: clinical features and pathogenesis. Nat Rev Rheumatol 16, 689–701 (2020).
https://understandingmyositis.org/myositis/necrotizing-autoimmune-myopathy/
https://www.pathologyoutlines.com/topic/muscleimmunemediated.html
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 08/06/2023

👉👉 TẦM SOÁT TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH TRONG BỆNH XƠ CỨNG BÌ 👈👈

🔖Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh lí tự miễn hệ thống với nhiều biểu hiện tổn thương cơ quan nội tạng ảnh hưởng đến kết cục và gánh nặng bệnh tật.

🔖Việc tầm soát các tổn thương cơ quan nội tạng để điều trị sớm vẫn là nguyên tắc quan trọng trong quản lí, điều trị xơ cứng bì hệ thống.

🔖Bài dưới đây trình bày tóm tắt về tầm soát tổn thương cơ quan đích ở người bệnh xơ cứng bì hệ thống

📚Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/tm-sot-tn-thng-c-quan-ch-trong-x-cng-bpdf

🔎Nguồn: Pope JE, Denton CP, Johnson SR, Fernandez-Codina A, Hudson M, Nevskaya T. State-of-the-art evidence in the treatment of systemic sclerosis. Nat Rev Rheumatol. Published online February 27, 2023:1-15. doi:10.1038/s41584-023-00909-5
-----
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 30/05/2023

# # # # Cập nhật Mày đay mạn 2023 - XUỐNG THANG TRONG ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY MẠN TÍNH TỰ PHÁT # # # #
Tiếp tục chuỗi bài cập nhật mày đay mạn tính.
Điều trị mày đay mạn tính (Chronic spontaneous urticarial: CSU) nhằm mục đích ngăn chặn hoạt động bệnh, kiểm soát hoàn toàn bệnh và bình thường hóa chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, CSU có thể tự thuyên giảm sau 2-5 năm, mặc dù khoảng 20-50% bệnh nhân mắc CSU > 5 năm.
Vậy VÌ SAO CẦN GIẢM BẬC ĐIỀU TRỊ? ➡️➡️➡️➡️
---------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/xung-thang-iu-tr-trong-my-ay-mn
Cập nhật: Ngày 01 tháng 05 năm 2023
Cập nhật sinh bệnh học, tiếp cận chẩn đoán và điều trị mày đay mạn tính ➡️➡️➡️➡️: https://www.facebook.com/YDAACI/posts/pfbid0f2SSPUC16VcRFTrqoNhjYFKq7mKYFRv5keAwnkbEUK3hRYydVUj7LgVyFKrFEWJPl
https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/my-ay-mn-ydaaci

Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 24/05/2023

TỰ KHÁNG THỂ TRONG VIÊM DA CƠ!
Nhiều năm qua đã chứng kiến ​​những tiến bộ đáng kể trong việc mô tả đặc điểm của các tự kháng thể đặc hiệu cho bệnh viêm cơ (MSA) và các kiểu hình liên quan của chúng ở bệnh nhân viêm da cơ (DM). Khi các nghiên cứu cẩn thận hơn được thực hiện cho thấy có sự kết hợp duy nhất của các kiểu hình lâm sàng và bệnh lý có liên quan đến từng MSA, mặc dù thực tế là có sự không đồng nhất đáng kể trong các lớp kháng thể cũng như sự chồng chéo giữa các nhóm. Do nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ (ILD), bệnh ác tính, tiến triển bệnh bất lợi và khả năng đáp ứng với liệu pháp khác nhau giữa các nhóm MSA DM, do đó cần hiểu sâu hơn về MSA cũng như xác nhận và tiêu chuẩn hóa các xét nghiệm được sử dụng để phát hiện MSA nhằm tối ưu hóa chẩn đoán và điều trị .
*******************************************************************
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/t-khng-th-c-hiu-trong-vim-da-cpdf-257998907
Cập nhật: Ngày 14 tháng 05 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 17/05/2023

*** QUÁ MẪN PROGESTERON ***
Progesterone là một hormone steroid có nguồn gốc từ cholesterol với nhiều chức năng trao đổi chất và sinh lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tạo phôi và cho con bú. Ngoài chức năng sinh sản, progesterone còn có đặc tính chống viêm và có thể điều chỉnh các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T. Quá mẫn với progestogen (PH) là một phản ứng quá mẫn hiếm gặp với progesterone nội sinh và/hoặc progestin tổng hợp.

Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/qu-mn-progesteron
Cập nhật: Ngày 14 tháng 04 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 11/05/2023

# # # # Cập nhật Mày đay mạn 2023 # # # #
Cập nhật sinh bệnh học, tiếp cận chẩn đoán và điều trị mày đay mạn tính ➡️➡️➡️➡️
---------------------------------------------
Link toàn bài: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/my-ay-mn-ydaaci
Cập nhật: Ngày 14 tháng 03 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Photos from Chia sẻ kiến thức Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng's post 05/05/2023

HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN SAU KHI NGỪNG SỬ DỤNG OMALIZUMAB KÉO DÀI
Mặc dù các nghiên cứu thực tế đã cung cấp thông tin có giá trị về liệu pháp omalizumab ở bệnh nhân hen nặng, vẫn còn câu hỏi về thời gian điều trị omalizumab tối ưu. Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi ngừng sử dụng omalizumab, hầu hết bệnh nhân vẫn kiểm soát được bệnh hen thì vẫn có những nghiên cứu khác lại cho thấy tình trạng mất kiểm soát bệnh hen phế quản. Cho đến nay, vẫn chưa biết liệu tác dụng có lợi của omalizumab trong việc giảm các đợt cấp của bệnh hen phế quản và trong việc sử dụng nguồn lực chăm sóc sức khỏe (HCRU) trong cuộc sống thực có được duy trì sau khi ngừng điều trị hay không, cũng như trong khoảng thời gian nào.

Trong bối cảnh này, một nghiên cứu năm 2022 nhằm đánh giá hiệu quả của việc điều trị omalizumab, từ khi bắt đầu đến khi ngừng điều trị lâu dài, ở bệnh nhân hen phế quản người lớn và trẻ em bằng cách sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu chăm sóc sức khỏe của Pháp (Système National des Données de Santé (SNDS)), Nghiên cứu cũng cung cấp một phân tích động theo chiều dọc về HCRU xung quanh việc bắt đầu và ngừng sử dụng omalizumab, bao gồm thuốc, thăm khám y tế và nhân viên y tế cũng như nhập viện.
Hệ thống cơ sở dữ liệu chăm sóc sức khỏe của Pháp (Système National des Données de Santé (SNDS)) đã được sử dụng để xác định bệnh nhân hen suyễn từ 6 tuổi trở lên đã bắt đầu dùng omalizumab trong ít nhất 16 tuần từ năm 2009 đến năm 2019. Nghiên cứu đã kiểm tra các mô hình điều trị bằng omalizumab bằng cách sử dụng hồ sơ được cấp phát.

Nghiên cứu đã xác định được 16 750 người lớn và 2453 trẻ em bắt đầu dùng omalizumab. Thời gian điều trị trung bình trước khi ngừng (T STOP) là 51,2 (KTC 95% 49,3-53,4) tháng ở người lớn và 53,7 (KTC 95% 50,6-56,4) tháng ở trẻ em. Sau 2 năm điều trị hen phế quản với omalizumab, tỷ lệ nhập viện vì hen giảm 75% và sử dụng corticosteroid đường uống (OCS) giảm 30% ở người lớn và trẻ em. Trong số những người trưởng thành ngừng sử dụng omalizumab sau khi hen phế quản đã được kiểm soát, 70%, 39% và 24% vẫn được kiểm soát sau 1, 2 và 3 năm ngừng thuốc tương ứng. Những tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em (lần lượt là 76%, 44% và 33%). Hơn 2 năm theo dõi sau khi ngừng thuốc, HCRU vẫn ổn định ở người lớn và trẻ em, đáng chú ý là tỷ lệ nhập viện vì hen (0% trước T STOP , 1,3% và 0,6% sau 2 năm) và sử dụng OCS (ở người lớn và trẻ em, tương ứng) : 20,0% và 20,2% trước T STOP,33,3% và 24,6% sau 2 năm).

****************************************************************
Link tài liệu: https://www.slideshare.net/YDAACIdiungmdls/kim-sot-hen-sau-dng-omalizumabpdf
📕 Tài liệu tham khảo: Real-life omalizumab exposure and discontinuation in a large nationwide population-based study of paediatric and adult asthma patients; Marc Humbert; Eur Respir J. 2022 Nov; 60(5): 2103130.
📖Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI

Website