Ts Bsi Vũ Thị Khánh Vân- tạm biệt cau điếc, mướp sau 20 ngày

Ts Bsi Vũ Thị Khánh Vân- tạm biệt cau điếc, mướp sau 20 ngày

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Ts Bsi Vũ Thị Khánh Vân- tạm biệt cau điếc, mướp sau 20 ngày, Health/Beauty, .

11/12/2020

Những sai lầm trong bảo vệ sức khỏe mùa lạnh
1. Uống ít nước
Đây là một trong những sai lầm phổ biến và nghiêm trọng nhất của rất nhiều người. Trong khi mùa hè, chúng ta thường tự uống nước thì mùa đông việc bổ sung nước cho cơ thể lại bị lãng quên. Vì sao lại như vậy? Đơn giản là do mùa đông con người ít hoạt động thể chất hơn, những vận động bình thường cũng bị hạn chế, do đó cơ thể không cảm thấy khát. Hiệp hội dinh dưỡng Anh khuyến cáo, mỗi người cần uống 2 lít nước mỗi ngày, kể cả trong mùa đông. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạnh mất nước. Mất nước có thể dẫn đến nhiều bệnh tật và các vấn đề sức khỏe về thận, chứng khó tiêu...
2. Mặc quá nhiều quần áo
Để giữ ấm cơ thể trong mùa đông, con người thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, nhất là những bộ quần áo dày. Nhưng nếu lạm dụng điều này không tốt cho sức khỏe. Ngay cả ở người lớn, nếu mặc quá nhiều quần áo sẽ dẫn đến cơ thể bị nóng và đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, do không thoát được ra ngoài mồ hôi bị giữ lại khiến chúng ta cảm thấy lạnh. Mặc quần áo đủ để giữ ấm cho cơ thể và giữ được độ ẩm cho làn da là cách tốt nhất trong mùa đông. Nhiều người không biết rằng để giữ ấm cho cơ thể không nên mặc những cái áo quá dày, tốt hơn hết chúng ta cần mặc nhiều lớp áo mỏng để gió không thể xuyên qua áo làm con người bị lạnh.
3. Giữ ấm bàn tay chân
Điều này nghe chừng rất vô lý bởi ai cũng biết găng tay và tất là cách tốt nhất để giữ ấm 2 bộ phận thường phải tiếp xúc với môi trường này. Tuy nhiên đây không phải là cách lý tưởng để đánh bại cái lạnh. Theo các nhà khoa học đây là 2 bộ phận duy nhất của cơ thể giúp con người thích nghi với cái lạnh, với những thay đổi nhiệt độ trong bầu khí quyển. Nếu lúc nào chúng ta cũng đi tất và găng tay, kể cả lúc ngủ, là sai lầm. Không bao giờ đi ngủ với một đôi tất bởi điều này sẽ cản trở lưu thông máu, đặc biệt là máu từ các chi trở về tim. Vào mùa đông nếu bạn đi ngủ với một đôi tất bạn sẽ có nguy cơ bị đông máu ở các chi.
4. Ăn thoải mái
Mùa đông là mùa mà con người thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn, một phần vừa để tạo năng lượng giữ ấm cho cơ thể, phần vì mùa này con người thường “trốn” ở những nơi ấm áp và thưởng thức các bữa ăn. Vào mùa đông, các món ăn chiên, giàu chất béo được lựa chọn nhiều hơn so với các thực phẩm khác. Để khỏe mạnh trong mùa đông, bạn cần ăn các sản phẩm tươi bao gồm rau quả tươi, trái cây thay vì các thực phẩm chiên rán. Nhất thiết không được bỏ qua các buổi tập luyện để đốt cháy calo dư thừa, có thể tập những bài tập như chạy hoặc đi bộ.
5. Ngủ nướng
Vào mùa đông. giấc ngủ thường đến với con người rất nhanh, đặc biệt khi được nằm trong chăn ấm. Việc thức dậy vào mùa này cũng trở nên khó khăn hơn, chúng ta thường ngủ nướng. Con người thường muốn ngủ thêm kể cả buổi sáng sớm hay giấc ngủ buổi trưa. Về mặt khoa học, chu kỳ thức – ngủ bình thường của con người đã bị phá vỡ bởi những thói quen ngủ nướng của con người. Khi mùa đông qua đi, con người đã quen với chu kỳ ngủ này lại phải nỗ lực lần nữa để đưa cơ thể trở lại chu kỳ ngủ bình thường của mình.

08/12/2020

ĐAU NHỨC ĐẦU GỐI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT _ P3

Làm Thế Nào Điều Trị Đau Nhức Đầu Gối Hiệu Quả?

Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mãn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp y tế
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán cụ thể và mức độ của các triệu chứng đau, chẳng hạn như:

Vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập kéo giãn, tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhằm khôi phục khả năng vận động, sức mạnh và độ ổn định cho đầu gối. Bác sĩ sẽ đánh giá dáng đi, dáng chạy và các vấn đề về cơ xương khác của người bệnh. Từ đó phát triển một kế hoạch phục hồi phù hợp nhất cho người bệnh.

Thuốc kháng viêm. Bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến viêm, gây đau nhức đầu gối.
Phẫu thuật. Nếu triệu chứng đau không đáp ứng với thuốc hoặc các biện pháp khắc phục khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật, phổ biến nhất là nội soi khớp gối.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên khoa trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp tại nhà sau đây để làm thuyên giảm và ngăn ngừa đau nhức xương khớp gối và bảo vệ chức năng đầu gối:

Duy trì cân nặng lành mạnh. Đầu gối chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, tăng quá nhiều cân có thể tạo thêm áp lực lên đầu gối, gia tăng nguy cơ mắc chấn thương. Ngoài mục đích thẩm mỹ, bạn hãy duy trì mức cân nặng hợp lý để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp nói chung và chức năng đầu gối nói riêng.
Tập thể dục với mức độ vừa phải. Nếu tham gia các môn thể thao mang tính cạnh tranh, đối kháng hay phải luyện tập thường xuyên, hãy đảm bảo các kỹ thuật và chuyển động của bạn không làm đầu gối luôn trong tình trạng căng gồng. Nếu có thể, hãy phối hợp với huấn luyện viên chuyên nghiệp để các thao tác được chính xác, đúng kỹ thuật, ngăn ngừa chấn thương.

08/12/2020

ĐAU NHỨC ĐẦU GỐI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT _ P2

Vì Sao Bạn Bị Đau Nhức Đầu Gối?

Đau nhức đầu gối thường hiếm khi là kết quả của một tình trạng đơn lẻ mà sẽ có liên quan đến nhiều nguyên nhân như căng giãn, viêm hoặc chấn thương không được điều trị.

Đau đầu gối do các chấn thương không được điều trị
Nếu bất kỳ bộ phận nào bên trong đầu gối không hoạt động đúng cách, các phần khác của đầu gối sẽ cố gắng “bù đắp”, dẫn đến căng giãn và dần dần trở thành cơn đau mãn tính.

Đầu gối còn là vị trí rất dễ bị tổn thương nhưng lại không nhận được nhiều sự quan tâm, bảo vệ. Nếu không cẩn thận trong sinh hoạt và tập luyện, bạn có thể gặp phải những vấn đề như gãy xương đầu gối, b**g gân, đứt dây chằng hay rách sụn chêm. Do vậy, nếu cơn đau nhẹ ở đầu gối của bạn vẫn không thuyên giảm sau một ngày nghỉ ngơi, hãy nhanh chóng đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Đau nhức xương khớp gối do viêm
Viêm gây đau nhức đầu gối phổ biến là viêm khớp. Đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ nhiều tình trạng gây viêm đau và cứng xương khớp. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến xương và các bao hoạt dịch, gây cứng khớp mạn tính và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức đầu gối âm ỉ, hạn chế khả năng vận động.

Nhức đầu gối do mắc các tình trạng cơ xương khớp

Một nguyên nhân khác khiến đầu gối của bạn thường sưng, nhức chính là các tình trạng bệnh lý của cơ xương khớp.

Chấn thương sụn chêm

Sụn chêm là hai mảnh sụn có vai trò hấp thụ lực sốc ở đầu gối, nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Chấn thương sụn chêm thường gặp nhất là rách sụn chêm, gây sưng đau bên trong đầu gối, mất độ ổn định của khớp gối cũng như làm cứng khớp.

Tổn thương dạng này thường xảy ra kèm với một chấn thương khác ở đầu gối, chẳng hạn như khi chuyển động quá mạnh, bị đánh trực tiếp hay bị trật khớp gối. Đối với người lớn tuổi hoạt động bình thường cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu sụn chêm bị mỏng và mòn do lão hóa.

Các triệu chứng bao gồm đau đầu gối, đầu gối cứng và sưng. Chấn thương sụn chêm cũng khiến đầu gối mất khả năng cử động chính xác, làm người bệnh có cảm giác bị “khóa” khớp gối, khó xoay chuyển và giữ trọng tâm cơ thể.

Tùy thuộc vào loại chấn thương cũng như sự chăm sóc hỗ trợ hợp lý (nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc bổ khớp, giảm đau) mà tổn thương sụn chêm có thể phục hồi. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi khớp gối để điều trị tổn thương.

Thoái hóa khớp gối

Khớp gối có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chuyển động bình thường của chân cũng như nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khớp gối hoạt động được nhờ sự phối hợp của gân, dây chằng, cơ, sụn khớp và bao khớp.

Trong bệnh lý thoái hóa khớp gối, lớp sụn ở 2 đầu xương mòn đi, màng hoạt dịch khớp thoát ra bên ngoài, đầu xương chèn ép, cọ xát lên nhau. Những triệu chứng nổi bật là đau, sưng cả hai đầu gối, cứng khớp gối (nhất là vào buổi sáng), đầu gối khó vận động một cách bình thường, cấu trúc khớp gối kém ổn định. Thoái hóa khớp gối là bệnh tiến triển chậm nhưng cơn đau nhức đầu gối gây ra lại có chiều hướng nặng hơn theo thời gian.

Bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân, yếu tố như:

Tuổi cao: Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối nhất vì cơ thể lão hóa, sụn khớp mòn, dịch khớp ít đi khiến khớp gối yếu dần, thường xuyên đau nhức.
Chấn thương. Khi khớp gối phải chịu một ngoại lực lớn từ bên ngoài do tai nạn, té ngã…, khớp có thể bị tổn thương nặng. Gân, sụn dễ bị rách, khớp tràn dịch gây viêm.
Thừa cân, béo phì. Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn những người bình thường do trọng lượng càng nặng, áp lực lên khớp gối càng nhiều.
Thường xuyên vận động quá sức. Thoái hóa khớp gối có thể là hậu quả từ nghề nghiệp, công việc yêu cầu nhiều hoạt động cần dùng sức căng của khớp như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (khoảng 25kg trở lên). Các cầu thủ bóng đá, người chơi tennis hoặc vận động viên chạy đường dài cũng là các đối tượng nguy cơ.
Viêm bao hoạt dịch đầu gối

Viêm bao hoạt dịch đầu gối là tình trạng viêm của bao hoạt dịch bên dưới xương bánh chè. Đối tượng dễ mắc tình trạng này là những người tiếp xúc đầu gối (quỳ gối) lâu trên bề mặt cứng hoặc do chấn thương, biến chứng từ thoái hóa khớp hay bệnh gút.

Một nguyên nhân khác của viêm bao hoạt dịch khớp gối là do vận động quá sức như tập luyện thể thao hoặc tính chất công việc nặng nhọc. Trong một số trường hợp, bệnh có thể là vô căn.

Các triệu chứng bệnh bao gồm sưng đầu gối và đau dưới xương bánh chè, thường ở một bên đầu gối và mang tính tự phát. Cơn đau nhức đầu gối có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh di chuyển lên cầu thang hoặc ngồi xổm.

Viêm gân xương bánh chè (Jumper’s knee)

Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị viêm sưng tấy và đau. Cần phân biệt viêm gân xương bánh chè và hội chứng đau khớp đầu gối vì hai bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau. Triệu chứng điển hình là đau đầu gối, cứng khớp gối. Cơn đau thường tự phát, trở nặng khi đi lên cầu thang hoặc ngồi xổm.

Cơn đau do viêm gân xương bánh chè ban đầu chỉ có thể xuất hiện trong lúc tập thể thao. Tuy nhiên, theo thời gian, gân bị tổn thương và viêm nhiều hơn nên cơn đau sẽ trở thành mãn tính.

Hội chứng đau bánh chè – đùi (Patellofemoral pain syndrome)

Hội chứng dải chậu chày còn được gọi là hội chứng ITBS hoặc IT. Dải chậu chày là một mảnh mô liên kết dài và dày, bắt đầu từ đỉnh xương hông, chạy dọc xuống chân, bám ở mặt ngoài đầu gối và xương chày. Triệu chứng điển hình là đau ở bên ngoài đầu gối trong khi chạy hoặc khi cong đầu gối.

Hội chứng dải chậu chày là hệ quả của một quá trình vận động quá sức. Các vận động viên thể dục thể thao (chạy bộ, đạp xe) là đối tượng dễ mắc phải hội chứng này khi đầu xa của dải chậu chày phải liên tục cọ xát với mặt ngoài của khớp gối.

Hội chứng đau bánh chè – đùi (PFPS) còn được gọi là hội chứng khớp xương bánh chè hay hội chứng đau khớp đầu gối. Các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở phía trước đầu gối và xung quanh xương bánh chè trong khi chạy, ngồi xổm hoặc leo cầu thang. Nếu ngồi với tư thế vắt chéo chân lâu cũng có thể kích hoạt cơn đau.

Nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng này là do vận động quá sức, thường xảy ra ở người tập luyện thể thao, nhất là khi người tập đã từng gặp chấn thương ở gối trước đó. Cường độ tập luyện cao làm mòn lớp sụn bên dưới xương bánh chè và gây đau khi hoạt động thể chất.

Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial (it) band syndrome)

Hội chứng dải chậu chày còn được gọi là hội chứng ITBS hoặc IT. Dải chậu chày là một mảnh mô liên kết dài và dày, bắt đầu từ đỉnh xương hông, chạy dọc xuống chân, bám ở mặt ngoài đầu gối và xương chày. Triệu chứng điển hình là đau ở bên ngoài đầu gối trong khi chạy hoặc khi cong đầu gối.

Hội chứng dải chậu chày là hệ quả của một quá trình vận động quá sức. Các vận động viên thể dục thể thao (chạy bộ, đạp xe) là đối tượng dễ mắc phải hội chứng này khi đầu xa của dải chậu chày phải liên tục cọ xát với mặt ngoài của khớp gối.

08/12/2020

ĐAU NHỨC ĐẦU GỐI: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT _ P1

Đau nhức đầu gối là tình trạng không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ vẫn có thể gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu gối, chẳng hạn như tổn thương sụn đầu gối, dây chằng, gân hoặc các mô cơ khác.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về triệu chứng, nguyên nhân và các biện pháp điều trị đau nhức xương khớp gối.

Các Triệu Chứng Đi Kèm Với Đau Nhức Đầu Gối

Đầu gối là khớp lớn nhất và chịu sức căng nhiều nhất trong cơ thể. Đây là một hệ thống phức tạp cấu thành từ xương, sụn, dây chằng, gân và cơ, chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng và phối hợp chuyển động của cả cơ thể.

Đầu gối là bộ phận tham gia vào rất nhiều thao tác trong đời sống sinh hoạt như bước, đi bộ, đứng lên và ngồi xuống. Việc thường xuyên sử dụng khớp gối cũng khiến tình trạng đau nhức đầu gối dễ dàng xảy ra.

Nếu không có chấn thương xảy ra nhưng bạn vẫn cảm thấy đầu gối đau nhức âm ỉ thì đó thường là dấu hiệu của tình trạng đau mạn tính. Các triệu chứng đi kèm cũng giống như khi đau đầu gối cấp tính (tạm thời), bao gồm:

Đầu gối sưng tấy, đỏ
Cứng khớp
Có cảm giác ấm nóng
Không thể co duỗi đầu gối một cách bình thường
Có tiếng lục cục trong khớp gối khi cử động
Cảm giác đầu gối yếu sức, đặc biệt là sau khi trải qua hoạt động với cường độ cao
Tuy nhiên, vì đau nhức đầu gối mạn tính rất khác với đau cấp tính nên bạn sẽ cần sự chẩn đoán và đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa.

23/11/2020

RAU CẢI XANH VÀ NHỮNG TÁC DỤNG CHƯA TỪNG ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

1. Ăn rau cải xanh có tác dụng gì? Nguồn vitamin K tuyệt vời

Cải bẹ xanh chứa một lượng vitamin K lớn, đủ cho nhu cầu mỗi ngày của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ dễ dẫn đến chứng không đông máu hoặc gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và loãng xương. Thậm chí, một số nghiên cứu mới đây cho thấy việc thiếu vitamin K có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

2. Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Do cải bẹ xanh chứa một lượng vitamin C dồi dào nên nó cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần một bát canh rau cải (tương đương 56g rau tươi hoặc 140g rau cải đã nấu chín) có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày.

Ngoài ra, vitamin A trong cải bẹ xanh cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu cần thiết để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng.

3. Tác dụng của rau cải xanh giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Trong cải bẹ xanh có các hợp chất có tác dụng kiềm chế cholesterol. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể. Đặc biệt, khi cải bẹ xanh được chế biến theo cách luộc, hấp thì hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol lớn hơn, so với ăn sống.

4. Ăn rau cải xanh có tác dụng gì? Ngăn ngừa ung thư

Cải bẹ xanh có chứa một nhóm hợp chất thực vật được gọi là glucosinolates, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương DNA và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Nếu ăn cải bẹ xanh mỗi ngày với một lượng nhất định, có thể ngăn ngừa được ung thư phổi, dạ dày, ruột kết và buồng trứng.

5. Giúp mắt sáng khỏe

Trong cải bẹ xanh có chứa hai hợp chất là lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Cụ thể, hai hợp chất này giúp bảo vệ võng mạc của chúng ta không bị oxy hóa, cũng như lọc được ánh sáng xanh có khả năng gây hại cho mắt.

6. Tác dụng của rau cải xanh giúp chống lão hóa và đẹp da

Đối với những loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin khá cao. Những vitamin này cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp chống oxy hóa, khiến da dẻ hồng hào và tươi tắn.

Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dùng từ 200–300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn để có được sự tươi trẻ, giảm thiểu căng thẳng, stress…

Photos from Ts Bsi Vũ Thị Khánh Vân- tạm biệt cau điếc, mướp sau 20 ngày's post 20/11/2020

CÁCH GIẢM ĐAU BỤNG KINH

Cơn đau bụng kinh thường khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không còn sức sống. Vậy bạn nên làm thế nào để giảm đau bụng kinh đây?

1. Chườm nóng trên bụng

Bạn đặt một chai nước nóng hoặc miếng đệm sưởi ấm trên bụng để thư giãn các cơ và giảm tình trạng đau bụng kinh.

Phương pháp nhiệt giúp cơ tử cung và các cơ xung quanh thư giãn làm giảm các cơn đau và giúp bạn thư giãn. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn các cơ ở bụng, lưng và chân.

2. Tập thể dục nhẹ nhàng
Bạn tập thể dục nhẹ nhàng như thực hiện các động tác căng cơ, đi dạo hoặc tập yoga sẽ giúp bạn giải phóng endorphin – một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và được xem là một loại thuốc giảm đau tự nhiên.

Một nghiên cứu của Đài Loan cho thấy 12 tuần học yoga với 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm tình trạng đau bụng kinh.

3. Cách giảm đau bụng kinh bằng liệu pháp châm cứu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể hỗ trợ bạn giảm tình trạng đau bụng kinh. Phương pháp này cũng giúp bạn giảm viêm, giải phóng endorphin và cảm thấy thư giãn hơn.

Bạn sẽ đạt được những lợi ích từ châm cứu khi sử dụng liệu pháp thường xuyên thay vì chỉ tập một buổi duy nhất.

4. Cách giảm đau bụng kinh bằng liệu pháp massage
Bạn đến spa để được massage hoặc tự massage bụng cũng có thể thư giãn các cơ xương chậu và giảm bớt tình trạng đau bụng kinh. Các chuyên viên có thể nhẹ nhàng xoa dầu massage, sữa dưỡng thể hoặc dầu dừa trên da để giúp bạn thư giãn.

Bạn có thể giảm tình trạng đau bụng kinh khi massage bụng bằng một vài giọt tinh dầu quế, đinh hương, hoa oải hương và hoa hồng pha loãng với dầu hạnh nhân.

5. Cách giảm đau bụng kinh bằng trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc thường ấm và nhẹ nhàng nên có lợi cho bạn trong thời kỳ hành kinh.

Một số loại trà có thể hỗ trợ bạn giảm đau bụng kinh là trà hoa cúc, trà bồ công anh, trà quả mâm xôi đỏ và trà thì là. Tuy nhiên, lợi ích của trà với cơn đau vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh.

6. Cách giảm đau bụng kinh bằng chế độ ăn uống
Bạn để ý đến chế độ ăn uống của mình sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng kinh như ăn nhiều axit béo omega-3, trái cây, rau, các loại hạt, protein và ngũ cốc để cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể như uống nước ép trái cây, nước, trà thảo dược để cơ thể giữ nước. Mất nước là một nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau bụng kinh. Bạn cũng cần nhớ hạn chế hoặc tốt nhất là cắt bỏ muối trong chế độ ăn vì muối gây đầy hơi và giữ nước.

20/11/2020

CÂY RAU ĐAY VÀ 10 CÔNG DỤNG TỐT CHO SỨC KHỎE

Cây rau đay là thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, và chất nhờn giúp nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp. Dưới đây là những công dụng của rau đay với sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.

Với thành phần dinh dưỡng vượt trội, rau đay mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng, kể cả trẻ em lẫn người lớn.

1. Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
Trong các loại rau thì rau đay đứng đầu về hàm lượng sắt, đặc biệt là cây rau đay có thân màu tím đỏ. Cứ ăn 100g rau đay, bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 7mg sắt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, phụ nữ sau sinh mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 lạng rau đay là đã đủ cung cấp nhu cầu sắt cho cả mẹ lẫn con. Người đang bị thiếu máu do thiếu chất sắt cũng nên tăng cường thực phẩm này trong thực đơn để tăng số lượng hồng cầu, giúp sản xuất đủ máu để đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.

2. Ăn rau đay nhuận tràng, chống táo bón
Chất nhớt trong rau đay chính là phương thuốc chống táo bón tuyệt vời. Khi được sử dụng, nó hoạt động bằng cách bôi trơn đường ruột, kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên hơn để đẩy thức ăn xuống đại tràng, giúp duy trì tần suất đi cầu đều đặn.
Ngoài ra, trong rau đay còn một số chất khác cũng có lợi cho tiêu hóa như:

Polysaccharid: Chất này được biết đến với khả năng làm tăng chuyển động ruột, ngăn ngừa ứ đọng phân.
Sucrose và inositol: Đây là những loại đường tự nhiên không được cơ thể hấp thu mà được giữ lại trong ruột. Nó giúp làm mềm, tạo khối cho phân, tạo điều kiện thuận lợi để bạn đi cầu dễ dàng hơn.
3. Lợi sữa
Đây là một trong những công dụng của rau đay đối với phụ nữ sau sinh. Nhờ chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất, rau đây giúp kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh muốn có nguồn sữa dồi dào cho con bú thì nên ăn rau đay thường xuyên liên tục trong vài tuần đầu sau sinh.

Có thể dùng rau đay nấu với nõn tôm, cua đồng hoặc luộc ăn cả nước lẫn cái đều mang lại những lợi ích tương tự.

4. Thông tiểu, ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu
Xét trên phương diện y học cổ truyền, rau đay có đặc tính lợi tiểu và chứa nhiều nước nên có tác dụng thông tiểu bằng cách kích thích hoạt động tiểu tiện và tăng lưu lượng nước tiểu. Công dụng này của rau đay đặc biệt có lợi cho những người đang gặp phải vấn đề như tiểu rắt, bí tiểu, đau buốt khi đi tiểu.

Ngoài ra, đặc tính kháng viêm tự nhiên của rau đay còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm hiện tượng sưng viêm ở các bộ phận liên quan như thận, bang quang, ống dẫn nước tiểu mà hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ nào cho sức khỏe.

5. Giải nhiệt, tiêu độc
Theo y học cổ truyền, rau đay có tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị nóng trong. Chính vì vậy, các bà nội trợ nên thường xuyên nấu món canh rau đay cho cả nhà ăn trong những ngày hè nóng nực để làm mát cơ thể, trị nóng trong, chống say nắng, giảm bức bối khó chịu trong người.

6. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Phân tích thành phần của hạt rau đay, các nhà nghiên cứu tìm thấy một chất có hoạt tính trợ tim cao tên gọi là olitorisid. Chất này có tác dụng tương tự như strophantin, nó giúp ổn định nhịp tim, tăng sức co cơ tim.

Với tác dụng tuyệt vời này, những bệnh nhân đang có vấn đề về tim mạch nên thường xuyên ăn rau đay để cải thiện sức khỏe của bản thân.

7. Chống còi xương
Trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm có nguy cơ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao nếu bị thiếu hụt canxi. Sử dụng rau đay nhiều hơn khi nấu ăn cho bé chính là một cách đơn giản để bổ sung canxi cho bé, giúp trẻ phát triển cứng cáp và mọc răng đều đặn.

Không khó để lý giải cho tác dụng này bởi rau đay chứa rất nhiều canxi. Trong một lạng rau thì có chứa đến 182mg canxi. Người lớn ăn rau đay đều đặn 3 – 4 bữa trong tuần cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương, vôi hóa khớp…

8. Rau đay chữa rắn cắn
Hẳn nhiều người sẽ rất bất ngờ khi nghe đến công dụng của rau đay trong điều trị rắn cắn. Thực phẩm này được dân gian sử dụng như một loại thuốc để sơ cứu vết thương trong tình huống nguy cấp khi chưa kịp tới bệnh viện.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bạn hái một nắm ngọn rau đay, một nắm dây kim cang và ngọn chuối tiêu. Tất cả rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống. Phần bã giữ lại đắp ngoài da chỗ bị rắn cắn, kết hợp băng ga-rô để ngăn chặn không cho nọc độc phát tán ra toàn bộ cơ thể.

9. Chống hen suyễn
Đối với những người bị hen suyễn, hạt rau đay có tác dụng tiêu đàm, giảm co thắt ở đường thở, chống phù thũng và chặn đứng cơn hen. Nhiều bệnh nhân luôn tích trữ hạt cây rau đay trong nhà để sắc uống đề phòng bệnh tái phát.

10. Công dụng kháng viêm
Chất nhầy trong rau đay có thể giúp chống lại các phản ứng viêm trong cơ thể nhờ chứa nhiều axit hữu cơ có ích như:

Coumaric
Hydroxybenzoic
Ferulic
Vanillic
Những hoạt chất trên đều đã được chứng minh về khả năng kháng viêm. Mặc dù dược tính của chúng không mạnh bằng thuốc tây nhưng bù lại, các chất này sẽ giúp bạn phòng ngừa và chống lại bệnh tật một cách tự nhiên, an toàn hơn so với tân dược.

18/11/2020

9 THAY ĐỔI BẤT NGỜ CHO CƠ THỂ NẾU CHỊ EM UỐNG NƯỚC DỪA 7 NGÀY LIÊN TIẾP 😮
1. TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH
Ngoài tăng cường hệ miễn dịch, uống nước dừa mỗi ngày còn có khả năng loai bỏ vi khuẩn trong cơ thể gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nướu răng và những vi khuẩn khiến bạn cảm cúm, truyền nhiễm và thương hàn
2. CẢI THIỆN HỆ TIÊU HÓA
Nước dừa chứa axit lauric và chuyển đổi thành monolaurrin khi đi vào cơ thể. Monolaurin giúp kháng khuẩn virus, chống giun đường ruột,...
Bên cạnh đó, trong nước dừa chứa nhiều chất xơ. Bởi thế, uống thường xuyên làm giảm các vấn đề gây ra bởi acid, giúp làm giảm tình trạng đau dạ dày
3. GIẢM MỆT MỎI VÀ STRESS
Những người thường xuyên mệt mỏi mãn tính, hãy uống 40-50ml nước dừa mỗi ngày, các triệu chứng sẽ giảm đáng kể trong vòng 7 ngày
4. GIẢM HUYẾT ÁP
Nước dừa có khả năng làm giãn các mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Do đó, uống nước dừa liên tục trong vòng 15 ngày có thể làm giảm huyết áp
5. GIẢM CÂN KHOA HỌC
Nước dừa chứa ít calo và hầu như không có chất béo. Vì vậy bạn có thể uống thoải mái mà không lo tăng cân. Đặc biệt, khi uống càng nhiều nước dừa, bạn càng có xu hướng ăn ít đi, giảm cảm giác thèm ăn, rất thích hợp với những người có ý định giảm cân
Nó còn điều hòa mức đường máu và tăng khả năng đốt cháy calo của cơ thể. Đây cũng là thực phẩm lành mạnh cho người bị tiểu đường
6. ĐẨY LÙI QUÁ TRÌNH LÃO HÓA
Nước dừa có chứa cytokinin, giúp chống lại sự lão hóa của da. Thường xuyên thoa nước dừa cùng với ít nước chanh lên da giúp tăng cường độ đàn hồi của da và ngăn không cho da chảy xệ.
Để trông trẻ trung hơn, bạn còn có thể uống nước dừa thường xuyên để giữ cho làn da được tươi tắn, khỏe mạnh và căng bóng
7. CHỮA DỨT ĐIỂM ĐAU ĐẦU
Nếu bạn đang đau đầu, buồn nôn do mất nước, nước dừa giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng điện phân, bổ sung nước cho cơ thể, giúp bạn trở về trạng thái cân bằng nhanh chóng.
Tương tự, ai bị đau nửa đầu cũng nên uống nước dừa mỗi ngày, nhất là khi bụng đói, trong một tuần các triệu chứng sẽ thuyên giảm trông thấy
8. LÀM ĐẸP DA
Nước dừa có chứa nhiều chất khoáng có lợi cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, chúng rất tốt cho việc làm đẹp. Một trái dừa/ngày sẽ đủ cung cấp cho làn da của bạn độ ẩm tự nhiên và duy trì suốt cả ngày dài
Ngoài ra, chất cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh độ PH và giữ ẩm, giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da
9. GIẢM VẤN ĐỀ VỀ TIẾT NIỆU
Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bị bệnh tiểu gắt và các bệnh về tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh
------
CÓ THỂ CÁC NÀNG CHƯA BIẾT CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NƯỚC DỪA 😍

06/11/2020

Da trắng tựa “bông tuyết” với những công thức tắm trắng đơn giản ngay tại nhà
Tạm biệt làn da đen sạm với những công thức tắm trắng bằng thiên nhiên đơn giản.

Dù xu hướng da nâu cũng rất được nhiều chị em ưa chuộng nhưng có lẽ trong văn hóa Á Đông, làn da trắng ngần vẫn được ưa chuộng hơn cả. Việc đến spa để tắm trắng là phương pháp hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thời gian cũng như tiền bạc để thực hiện các liệu trình này. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể tham khảo những công thức thiên nhiên sau đây để tắm trắng tại nhà.

BIA, MẬT ONG VÀ TRỨNG GÀ

Nghe có vẻ lạ nhưng tắm trắng bằng bia là phương pháp hữu ích giúp bạn nhanh chóng cải thiện độ sáng của da. Hàm lượng vitamin B, E dồi dào trong bia làm giảm các vết thâm, đốm đen trên da, giúp da đều màu và trắng dần lên. Bên cạnh đó, bia chứa lượng lớn phân tử selenium hữu cơ làm chậm quá trình lão hóa, se khít lỗ chân lông, giúp da săn chắc hồng hào. Trong khi đó, trứng gà là nguyên liệu dưỡng da căng mịn hồng hào. Mật ong góp phần cung cấp độ ẩm tự nhiên nuôi dưỡng làn da mềm mại. Sự kết hợp giữa 3 nguyên liệu này tạo nên công thức tắm trắng tại nhà hiệu quả trong thời gian ngắn.

Nguyên liệu: ½ lon bia, 3 muỗng cà phê mật ong và 1 lòng trắng trứng gà

Cách thực hiện: Trộn đều các nguyên liệu tạo thành hỗn hợp dẻo sệt. Tắm sạch với nước ấm để lỗ chân lông giãn nở dễ hấp thu dưỡng chất. Thoa hỗn hợp lên toàn thân và massage nhẹ nhàng. Sau 15 phút, tắm sạch lại với nước ấm.

CÁM GẠO VÀ SỮA TƯƠI

Với hàm lượng vitamin A,B,E và khoáng chất dồi dào, cám gạo giúp lấy đi lớp da chết nhẹ nhàng, kích thích tái tạo tế bào mới giúp da sáng mịn. Ngoài ra, sữa tươi cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết dưỡng da trắng mịn từ sâu bên trong.

Nguyên liệu: ½ chén cám gạo và ½ bịch sữa tươi không đường

Cách thực hiện: Trộn đều nguyên liệu thành hỗn hợp sánh mịn. Thoa hỗn hợp lên toàn thân và kết hợp massage nhẹ nhàng. Giữ nguyên trong vòng 15-20 phút rồi tắm sạch lại bằng nước ấm.

KHOAI TÂY VÀ SỮA TƯƠI

Khoai tây chứa lượng lớn vitamin C, E và nhiều chất chống ô xy hóa rất hữu ích trong việc làm đẹp da. Dưỡng chất trong khoai tây làm giảm thâm sạm và se khít lỗ chân lông đáng kể. Trong khi đó, sữa tươi mang đặc tính dưỡng ẩm cao, cải thiện tình trạng da khô ráp.

Nguyên liệu: 1 củ khoai tây và 1 bịch sữa tươi không đường

Cách thực hiện: Gọt vỏ khoai tây đã luộc chín, xay nhuyễn và trộn đều với sữa tươi. Thoa đều hỗn hợp lên da. Chú ý, thoa nhiều hơn ở những vùng da dễ đen sạm như khuỷu tay, đầu gối, nách. Giữ nguyên trong khoảng 15-20 phút và tắm sạch với nước ấm.

BỘT MÌ VÀ MẬT ONG

Bột mì là nguyên liệu bình dân và dễ tìm thấy trong gian bếp của các gia đình Việt. Nhờ hàm lượng vitamin B dồi dào, bột mì có khả năng tẩy tế bào chết, giúp da sáng mịn.

Nguyên liệu: ½ chén bột mì và 3 muỗng cà phê mật ong

Cách thực hiện: Trộn đều hai nguyên liệu với nhau. Để hỗn hợp sánh mịn, bạn có thể thêm ít nước ấm. Tắm sạch cơ thể và thoa hỗn hợp lên da. Sau 20 phút, tắm sạch lại bằng nước ấm.

04/11/2020

10 LOẠI TRÀ GIÚP BẠN CÓ LÀN DA SÁNG MỊN
Đã từ lâu trà được coi là thần dược đối với sức khỏe và giúp chống lão hóa da cực tốt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những loại trà cực tốt đối với làn da nhé!❤️
🍀 Trà xanh
Hợp chất EGCG nổi tiếng trong trà xanh mang lại tác dụng chống lão hóa cực kì hiệu quả. Ngoài ra, trà xanh rất lành tính và có tính kháng khuẩn cao nên rất phù hợp với làn da nhạy cảm.
🍀 Trà hoa cúc
Trà hoa cúc nổi tiếng với công dụng giúp thư giãn và ngủ ngon hơn – một trong những yếu tố quan trọng quyết định vẻ đẹp của làn da. Cùng đặc tính chống viêm và chống ô xy hóa, trà hoa cúc còn làm dịu da kích ứng và bảo vệ làn da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nếu có quầng thâm sau khi thức khuya bạn có thể đắp túi trà hoa cúc lên mắt để xóa tan bọng mắt.
🍀Trà xanh Matcha
Matcha cũng là một loại trà xanh nhưng là bột được nghiền nhuyễn từ búp non của cây trà xanh nên có chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa rất cao. Bên cạnh đó, trà xanh matcha còn có tác dụng thải độc và bảo vệ da khỏi những tác động của tia cực tím.
🍀 Trà hoa nhài
Các hợp chất trong trà hoa nhài có tác dụng chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn bằng cách cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Đây cũng là loại trà tốt cho phụ nữ sau sinh bởi đặc tính kháng khuẩn cao và an thần hiệu quả.
🍀Trà đen
Trà đen đã qua kỹ thuật ủ lên men sau khi phơi nên có màu đen và chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao hơn trà xanh. Trà đen rất giàu tannin –có khả năng dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường.
🍀 Trà trắng
Trà trắng cũng trải qua quá trình xử lý nên chứa nhiều chất chống ô xi hóa hơn các loại trà khác. Trong trà trắng còn chứa nhiều caffeine – thành phần kích thích lưu thông máu, giúp da luôn căng mịn và hồng hào.
🍀Trà ô long
Trà ô long mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, khả năng cải thiện sắc tố da, giảm thâm mụn và chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.
🍀 Trà Rooibos
Trà rooibos hay còn gọi là trà đỏ được làm từ cây rooibos. Giàu chất chống ô xy hóa superoxide dismutase giúp giảm nếp nhăn và kích thích sự sản sinh các tế bào da mới.
Bên cạnh đó, hợp chất flavonoid trong trà rooibos còn ngăn ngừa các rối loạn về da như chàm (eczema) hoặc mụn trứng cá.
🍀 Trà Atiso
Trà atiso có vị ngọt tính mát nên có tác dụng lọc gan hiệu quả. Không chỉ vậy, đây là loại trà tốt giúp bạn trị mụn để nuôi dưỡng làn da mịn màng.
🍀 Trà bạc hà
Trà bạc hà mang đến nhiều lợi ích về tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giảm căng thẳng, góp phần làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, hỗ trợ việc điều trị mụn trứng cá và loại bỏ tế bào chết giúp da luôn căng mịn.
👉👉 Bạn muốn sở hữu làn da chắc khỏe hãy sử dụng các loại trà trên thường xuyên nhé !

Website