The Hideaway

The Hideaway

"Be an artist of your own world"

29/06/2024

Số phận trớ trêu khi Keisuke sau bao nỗ lực thoát khỏi nỗi ám ảnh tâm lý với Tatsuya nay phải trở thành luật sư bào chữa cho người bạn tù tội của mình. Tội ác tưởng chừng quên lãng liệu có thể được sáng tỏ? Liệu kẻ tự tin ngoài vòng pháp luật có phải trả giá đắt cho những tội lỗi của mình?

Một tai nạn bất ngờ và kinh hoàng xảy ra với Keisuke, 12 tuổi, cướp đi sinh mạng của cha mẹ và cuộc sống hạnh phúc của cậu. Bơ vơ giữa cuộc đời, ruỗng rẫy bởi họ hàng, cậu không còn cách nào khác phải chuyển đến ăn nhờ ở đậu nhà cậu bạn Tatsuya. Và từ đây, chuỗi ngày địa ngục của cậu bé bắt đầu. Cậu nhân ra bộ mặt thật của hai mẹ con họ.

Thậm chí người bạn thân Tatsuya còn là một tên tội phạm bệnh hoạn, hung thủ của rất nhiều vụ cướp của, cưỡng hiếp, trộm cắp nhưng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Keisuke không hề biết mà còn liên tục bị thao túng tâm lý từ lần này đến lần khác, khiến cậu trở thành nô lê của bọn họ khi nào không hay. Thờ ơ, bạo hành, tra tấn tinh thần, đó là tất cả cậu phải chịu đựng trong suốt những năm tháng ở đây cho đến ngày cậu được giải thoát khỏi căn nhà đó. .

Bẵng đi một thời gian, sau khi tốt nghiệp và có một công việc ổn định thì bỗng nhiên cậu nhận lời yêu cầu thụ lý một vụ án giết người và bào chữa cho phía thủ phạm – không ai khác đó chính là người bạn cũ Tatsuya. Đứng trước những lời xảo biện và âm mưu của Tatsuya, cùng với bóng ma quá khứ, Keisuke một lần nữa lại trượt dài trong bóng tối của cuộc đời mình. Sợi dây định mệnh đôi khi cũng thật tàn nhẫn…

[Review] - Trả Giá - Ioka Shun
[Review] – Trả Giá – Ioka Shun
Quả thật “Trả giá” sở hữu cách xây dựng cốt truyện và nhân vật cực kỳ lôi cuốn, chi tiết và hợp lý. Dẫu là một tiểu thuyết trinh thám nhưng khía cạnh tâm lý – xã hội được Ioka Shun khắc họa phần nhiều. Xuyên suốt tác phẩm, độc giả có thể cảm nhận được không khí nặng nề, u uất bao trùm lên cả tác phẩm, và đặc biệt nhân vật chính với những cảm xúc đè nén, tâm lý bị thao túng nặng nề.

Các biến cố, tình tiết được dàn trải, sắp đặt hợp lý, logic theo trình tự để người đọc không bị rối và vẫn nắm rõ nội dung. Hành trình khám phá vụ án vẫn rất hấp dẫn, đậm chất trinh thám. Có khá nhiều plot twist ấn tượng trong truyện thế nhưng theo cảm nhận của mình thì về cuối có vẻ hơi đuối. Cái kết thực sự chưa xứng đáng với tựa đề cho lắm.

Đối với xây dựng nhân vật, tác giả Ioka Shun xây dựng nhân vật chính – phản rất rõ rệt, không chỉ từ hoàn cảnh, bôi cảnh, mà đến tính cách, hành động, suy nghĩ và lời nói đều nhất quán theo thời gian và theo cốt truyện. Keisuke, nhân vật chính, sau những năm tháng khốn khó suốt tuổi thơ, kể cả khi đã trở thành một người lớn, vẫn luôn mang trong mình tâm hồn của cậu bé mười hau tuổi với những ám ánh, dằn vặt và sợ hãi liên quan tới Tatsuya và mẹ của hắn.

Trong khi đó, Tatsuya với sự ranh mãnh, thủ đoạn, tâm lý bệnh hoạn và thậm chí có phần biến thái cùng với mẹ của hắn đã thao túng tâm lý Keisuke từ đầu đến cuối, biến cậu thành con rối ngoan ngoãn phục vụ cho những âm mưu của mình. Các nhân vật khác cũng được xây dựng với vai trò nhất định, bổ trợ cặp đôi nhân vật chính, tạo nên sự tương phản chính – tà rõ rệt.

Đánh giá: 8/10

08/05/2024

Tạo nên một thế giới tập hợp của nhưng lát cắt hiện thực và phi hiện thực với góc nhìn “Ngôi thứ nhất số ít”, Haruki Murakami phản ánh cuộc sống hiện sinh thông qua những dòng suy nghĩ vẩn vơ đầy chiêm nghiệm, những con người có tên lẫn không tên tình cờ gặp rồi biến mất, những khoảng khắc và biến chuyển vừa kỳ ảo lại rất chân thực.

[Review] – Tiếng Triều Dâng – Mishima Yukio 14/03/2023

Khúc ca khải hoàn của tình yêu, hi vọng và ước mơ mà Mishima Yukio gửi gắm qua “Tiếng Triều Dâng” quả thực là một áng văn đẹp đẽ. Không cần một cốt truyện gây cấn, không cần những plot twist xoắn não, “Tiếng Triều Dâng” chỉ cần là một thứ tình yêu thuần khiết, chân thành, nhưng mãnh liệt, trên nền bức tranh biển cả nên thơ, thi vị

[Review] – Tiếng Triều Dâng – Mishima Yukio Khúc ca khải hoàn của tình yêu, hi vọng và ước mơ mà Mishima Yukio gửi gắm qua “Tiếng Triều Dâng” quả thực là một áng văn đẹp đẽ. Không cần một cốt truyện gây cấn, không cần những plot twist xoắn n…

21/04/2022

Hazy - Sam Behymer

28/02/2022

Mọi vấn đề của con người xuất phát từ chỗ họ không thể ngồi yên một mình trong phòng” - nhà toán học và triết học Pháp Blaise Pascal đã nói vậy vào giữa thế kỷ 17.

Căn nguyên của các rắc rối, theo ông, là chúng ta luôn tìm cách chạy trốn bản thân. Không muốn đối diện với chính mình, tâm trí con người luôn lùng sục điều kích thích tiếp theo, như một con khỉ không thể ngừng văng mình tới cành cây trước mặt. Từ cãi vã với hàng xóm tới xung đột giữa các quốc gia, nhiều điều tệ hại bắt nguồn từ lý do này.

Chạy trốn bản thân

Năm ngoái, câu nói của Pascal được khoa học xác nhận. Trong một thí nghiệm của Trường đại học Virginia (Mỹ), những người tham gia được yêu cầu ngồi một mình 15 phút trong một căn phòng trống trơn, không có gì cả, ngoài một cái nút. Nếu bấm nút, họ sẽ bị điện giật.

Lẽ ra khoảng thời gian yên tĩnh này là cơ hội để người ta dừng lại, suy nghĩ, hồi tưởng, mơ màng. Nhưng với nhiều người, đó là một cực hình, đến nỗi họ tự nguyện bấm nút giật điện bản thân chỉ để có cái gì đó để làm, mặc dù trước khi thí nghiệm bắt đầu, họ đã được thử mức độ điện giật và ai cũng xác nhận là có được trả tiền cũng không muốn bị vậy.

"Chúa Trời đứng một mình - nhưng quỷ sứ thì trái lại, nó tìm tới hội đoàn, nó nhiều vô kể" - Henry David Thoreau

Nếu sống ở đầu thế kỷ 21, chắc hẳn Pascal đã diễn tả khác đi một chút: “Mọi cái tệ hại của con người tới từ chỗ họ không thể rời cái điện thoại thông minh để ngồi yên một mình”.

Chưa bao giờ người ta lại dễ dàng chạy trốn bản thân như bây giờ. Không cần phải đợi về tới nhà để bật tivi lên nữa, bất cứ lúc nào và ở đâu, chỉ cần một cái gõ lên màn hình điện thoại là người ta sẽ được cuốn ra cái biển âm thanh hỗn độn của mạng xã hội.

Trong các quán cà phê, trên taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người toàn thân bất động, trừ một ngón tay cái đẩy lên đẩy xuống, mắt nhìn xuống, mặt vô hồn. Xác họ ở đó, nhưng hồn họ thì đang xô đẩy trong đám đông nhốn nháo trên mạng.

Túc trực từ sáng tới tối, đám đông này làu bàu, gầm gừ, lê lết từ tường nhà này tới tường nhà kia, từ trang tin này tới diễn đàn nọ, giật status, like, share, còm, kết bạn, theo dõi, block. Trên mạng, con khỉ tâm trí có vô vàn cành cây để nhảy nhót.

Con người hiện đại không biết phải làm gì với chính mình, và nếu người ta sẵn sàng giật điện bản thân chỉ vì buồn chán thì chúng ta có thể hình dung họ có thể làm những gì với người khác. Đám đông ưa thích hai trạng thái, một là dạy dỗ, chỉ bảo, ban phát lòng thương; hai là chê bai, giễu cợt, phẫn nộ.

Lúc nào cũng đắc thắng, họ luôn tin rằng mình đúng và thế giới cần phải biết tới các phát ngôn của mình. Không trực tiếp làm chết người như đánh trộm chó ở ngoài đời, họ truy lùng và dồn các nạn nhân của mình vào chân tường cho tới khi những người này phải tự tử như cô bé bị lộ video clip, hay phải van xin như cậu thanh niên Hào Anh: “Đừng cho tôi thêm gì nữa. Xin mọi người cho tôi được sống tự nhiên”.

Năm 2012, một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy cưỡng lại thèm khát truy cập mạng xã hội còn khó khăn hơn khước từ thức ăn và tình dục. Sức hấp dẫn của mạng xã hội tới từ chỗ nó cho người ta một không gian để trình diễn. Ai cũng có công chúng.

Câu của Andy Warhol - một họa sĩ Mỹ nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng (pop art): “Trong tương lai, mỗi người sẽ nổi tiếng 15 phút” có thể được bổ sung thêm: “Mỗi người sẽ nổi tiếng với 15 người”. Mỗi cái like, chia sẻ, bình luận tán thưởng là thêm một mơn trớn cho cái tôi của người đăng tin, một lần nữa khẳng định giá trị, trí thông minh, sự hóm hỉnh của họ, dù đó chỉ là bức ảnh chụp bát bún thang buổi trưa.

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta trở nên kỳ quặc mà không hề biết.

Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ôtô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn - chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại. Trên Facebook, ái kỷ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.

Căn bệnh tâm lý mới nhất của xã hội hiện đại là bệnh “sợ bị bỏ lỡ”. Qua một đêm, sau một cuộc họp, thậm chí khi vừa làm tình xong, điều đầu tiên người ta làm là vồ lấy cái điện thoại. Biết đâu vừa có chuyện gì mới xảy ra, ta không thể vắng mặt.

Mà những chuyện như vậy thì vô vàn: học giả thơm hoa hậu, người mẫu ngủ dạng chân, nguyên thủ quốc gia không cài áo vest, các án mạng ly kỳ nối đuôi nhau.

Chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.

Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.

Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

Bình tâm ở giữa đời thực

Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới. Thay vì bình tâm ngắm buổi hoàng hôn lộng lẫy, chúng ta điên cuồng tìm những cái lọc khác nhau để chụp mấy chục cái ảnh, rồi bận rộn chọn một cái “đạt” nhất để post lên, băn khoăn nghĩ một lời tựa hấp dẫn.

Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo. Không có hình tượng nào thể hiện điều này rõ hơn hình ảnh một bà mẹ trẻ vừa cho con bú vừa lướt web. Việc post ảnh đứa bé sơ sinh lên mạng trở nên quan trọng hơn việc ngắm nhìn nó bú mẹ và cảm thấy được kết nối với vũ trụ.

Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỷ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan tháng giêng”.

Trong tiểu thuyết The Circle, tác giả Dave Eggers vẽ ra một xã hội mà mọi chi tiết, dù nhỏ nhất, của cuộc sống con người đều được chia sẻ trên mạng, và mọi người phấn đấu để trở thành các công dân mạng tích cực nhất.

Họ thức cả đêm để like, bình luận, post, tweet, càng hăng hái thì càng được nhiều điểm, nhiều “bạn”, nhiều lời khen. Thực tế không quá xa xôi với câu chuyện viễn tưởng này.

Đứng trước bức Mona Lisa ở Bảo tàng Louvre, Paris, tất cả du khách đều nhìn kiệt tác này qua màn hình điện thoại của mình. Dường như họ chỉ có thể trải nghiệm thế giới thông qua một lớp màng điện tử. Cái gì không được ghi vào bộ nhớ điện thoại, cái đó không tồn tại.

Người ta đánh đổi mọi riêng tư thầm kín để chạy theo một quá trình tự trình diễn vô tận, không có thời điểm hạ màn, với mục tiêu tạo tối đa sự chú ý của người khác.

Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm. Mỗi lần ngoi lên là một lần chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài cuộc.

Ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến đi, rộng hơn là của cả cuộc đời, được đo bởi số lượng like.

Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh.

Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm.

“Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Không chỉ đơn giản là “không làm điều xấu”, mà cụ thể là “không đi theo đám đông để làm điều xấu”. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng - một bài tập cho trẻ con.

Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% trường hợp người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để vào hùa với đám đông.

Ảnh: NY Times.
Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn của Mỹ thế kỷ 19, viết: “Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm của những ý kiến của họ”.

Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lý giữa một cá nhân và những người xung quanh.

Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.

ĐẶNG HOÀNG GIANG

24/01/2022

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI LẠI PHẢN ỨNG TIÊU CỰC KHI ĐƯỢC AI ĐÓ YÊU THƯƠNG (HOẶC KHI MỘT TÌNH YÊU BÊN TRONG HỌ CHỚM NỞ)?
Tình yêu - lòng tốt, sự quan tâm trìu mến, sự nhạy cảm, cảm giác được ai đó đồng hành và tôn trọng - những cảm xúc ấy thực sự không những khó để tìm kiếm mà còn là một thách thức cực lớn đối với nhiều người.
Đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc chấp nhận tình yêu thương và không thể bao dung, tha thứ một cách dễ dàng. Thậm chí nhiều người còn có phản ứng giận dữ và khó chịu khi nhận được tình yêu từ ai đó hướng về phía họ.
Phản ứng có vẻ như nghịch lý này phần lớn xảy ra từ sâu trong tiềm thức, ngay cả khi cảm giác ban đầu khi 1 người nhận được lời khen khiến họ thích thú, thì sau đó ngay lập tức nó có thể gợi dậy cảm giác không tin tưởng đối với người đưa ra lời khen ấy. Và sự quan tâm ấy thậm chí có thể gây nên thái độ tiêu cực và cảm giác chỉ trích đối với bản thân người nhận được tình yêu thương.
Một người đàn ông bỗng dưng cảm thấy tức giận với vợ mình khi cô ấy lo lắng rằng việc anh đạp xe trong khu phố sầm uất là không an toàn. Mặc dù anh ta biết rằng cô không có ý kiểm soát hay phán xét. Dù anh ta nhận thức được rằng sự e ngại của cô ấy xuất phát từ sự yêu quý, quan tâm nhưng anh ta vẫn thấy tức giận.
Một cô gái bỗng dưng trở mặt và hoàn toàn khó chịu khi người bạn trai nói với cô rằng anh ấy ước rằng họ có thể sinh con. Cô ấy chưa bao giờ tỏ thái độ gắt gỏng và khác biệt như thế trước đây, và người đàn ông cũng không hề có ý gây áp lực gì về vấn đề đó, anh ta chỉ là có một cảm giác ngọt ngào và anh ta muốn chia sẻ cùng cô ấy.
Thậm chí một người đàn ông đến trị liệu tâm lý còn tâm sự rằng: anh ta thấy tức giận khi mọi người có ý khen ngợi mình.
VẬY TẠI SAO TÌNH YÊU, SỰ THỪA NHẬN TÍCH CỰC VÀ NHỮNG LỜI KHEN NGỢI LẠI KHƠI DẬY SỰ CHÁN GHÉT BÊN TRONG MỘT NGƯỜI NHƯ VẬY?
Một số nguyên nhân chính sẽ được bàn luận dưới bài viết này bởi nhà tâm lý học lâm sàng Robert W. Firestone, Ph.D (nguồn dưới bài viết).
1. Được yêu thương khơi dậy nỗi buồn và cảm giác đau đớn của một người về những gì họ đã trải qua, và khiến họ nhớ lại trải nghiệm từng bị tổn thương trong quá khứ.
Khi một người đã từng trải qua những kí ức thơ ấu đầy thống khổ, nỗi sợ bị bỏ rơi dày vò và cảm giác cô đơn từng quấn lấy họ trong những ngày tháng xưa cũ. Thì khi họ bỗng được đối xử bằng một tình yêu thuần khiết, sự dịu dàng từ ai đó trớ trêu thay lại có thể kích hoạt những ký ức cũ, khiến những trải nghiệm đau khổ ấy hiện lên rõ nét.
Chúng ta sợ bị tổn thương theo những cách mà ta từng cảm nhận từ khi còn nhỏ.
Một số người làm tổn thương người khác, để trừng phạt là làm đau chính mình. Xu hướng này dựa trên niềm tin bên trong (core beliefs) được họ hình thành từ lúc nhỏ qua cái cách đối xử lạnh nhạt và thiếu tình yêu từ người lớn, họ nghĩ rằng: bản thân họ không đủ tốt, họ tin rằng họ không xứng đáng với tình yêu, họ không xứng có được hạnh phúc (Rajshree & Glenn, 2000).
Hoặc thậm chí họ nghĩ rằng họ không thể yêu thương được. Nếu họ chấp nhận tình yêu - họ có thể sẽ phá hỏng, sẽ huỷ hoại sự thuần khiết đó và sợ ảnh hưởng lây người mang đến sự ấm áp cho họ. Sự tự trừng phạt cảm xúc lên bản thân khiến một người cảm thấy họ đang giữ được quyền kiểm soát tình huống.
Theo đó, khi chúng ta làm tổn thương người mà ta yêu thương ta cũng đồng thời làm tổn thương chính mình.
Những cảm giác tội lỗi, hối hận và xấu hổ có thể hành hạ chúng ta rất dai dẳng sau khi ta thực hiện những lời nói, hành vi lên người khác.
2. Việc được ai đó yêu thương sẽ làm dấy lên lo lắng bên trong một người, vì nó đe doạ cơ chế phòng vệ tâm lý lâu dài được một người dựng lên từ nhỏ. Cơ chế ấy được hình thành để giúp một người đỡ cảm thấy tổn thương hơn khi đối mặt với những tình huống trong cuộc sống liên quan đến nỗi đau và bị từ chối cảm xúc.
Mặc dù cảm giác được ai đó chọn lựa và coi trọng rất thú vị và có thể mang lại hạnh phúc, viên mãn. Nhưng đồng thời, nó có thể khiến một người cảm thấy sợ hãi và nỗi sợ hãi đó có khả năng chuyển thành sự tức giận và thù địch. Về căn bản, TÌNH YÊU ĐÁNG SỢ KHI NÓ LÀ MỘT TRẢI NGHIỆM HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC VỚI NHỮNG TỔN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU.
Những cơ chế phòng thủ mà 1 người tạo ra bảo vệ họ khỏi những điều ng đó nghĩ rằng sẽ mang đến nguy hiểm cho cảm xúc.
Những phản ứng tiêu cực xảy ra nhưng thiếu đi sự nhận biết rõ ràng về tình huống đó, khiến 1 cá nhân không hiểu tại sao họ lại phản ứng như vậy với người kia.
Từ đó họ tìm cách hợp lý hoá tình huống và cảm xúc mông lung đó bằng cách tìm lỗi hoặc đổ lỗi cho người kia, đặc biệt nghiên cứu tâm lý tìm ra rằng ta thường dễ trở nên hung hăng và làm tổn thương những người thân thiết nhất với mình (Richardson, 2014).
Trong tình huống đó, người được yêu cảm thấy họ phải thực hiện những hành vi, lối cư xử làm tổn thương người yêu theo một cách trừng phạt, khiến bản thân họ tránh xa và đẩy tình yêu thương đó ra khỏi họ - như một cách để bảo vệ bản thân khỏi những cảm xúc trái ngược với những gì họ biết.
3. Được yêu thương mang đến một cuộc khủng hoảng danh tính đau đớn cho người đó.
Với nhiều người đã từng trải qua cuộc sống với nhiều tổn thương, thì khi được yêu thương, họ cảm thấy rằng nếu họ chấp nhận và mở lòng với tình yêu đó - cả thế giới mà họ từng biết đến từ trước đến nay dường như sẽ thay đổi và có lẽ sẽ đối mặt với sự tan biến hoàn toàn. Và từ đó họ sẽ không còn biết mình là ai nữa.
Một người đã quen với cuộc sống nhiều cảm xúc tiêu cực và những lời kiểm soát thiếu lành mạnh, họ không biết thế giới với tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện như thế nào, cũng như không biết phải phản ứng với nó ra sao. Thế giới tồn tại tình yêu - đối với họ thật xa lạ và bắt buộc họ phải học lại mọi thứ từ đầu.
Việc được ai đó tôn trọng, đánh giá cao cũng như công nhận giá trị đối với họ là một điều khó hiểu và khó giải thích. Vì những ý nghĩ đó dường như mâu thuẫn với những quan niệm tiêu cực mà họ từng có về bản thân. Những những hình mẫu tiêu cực đã được hình thành từ những người thân xung quanh họ, từ gốc rễ trong môi trường gia đình mà họ lớn lên.
Trong quá trình phát triển, đứa trẻ thường có suy nghĩ lý tưởng hoá bố mẹ mình như một phần của cơ chế sinh tồn. Quá trình lý tưởng hoá trong suy nghĩ này gắn liền với hình ảnh của bản thân họ (hình ảnh đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực tuỳ vào trải nghiệm của mối liên hệ giữa họ và bố mẹ).
Dù những cảm xúc hay ý nghĩ về bản thân mình có đau đớn thế nào, con người vẫn sẵn sàng chấp nhận sự chối bỏ và thất bại vì những cảm xúc tiêu cực này có vẻ rất tương đồng và hài hoà với cách mà họ nhìn nhận bản thân.
Cho nên, việc được ai đó yêu thương khiến trạng thái tinh thần cân bằng của họ như phá vỡ.
4. Chấp nhận được yêu thương có thể khiến một người như ngắt đi sự kết nối với những tưởng tượng mà họ đã vẽ lên trong đầu về mối quan hệ với họ và bố mẹ.
Theo Fierman (1965), trong quá trình phát triển nhận thức, trẻ em học được cách phòng vệ cảm xúc bằng việc phát triển những tượng tưởng của nó với cha mẹ nhằm mục đích giảm bớt sự thất vọng và lo lắng. Bằng cách tạo ra những cảm xúc an toàn trong tưởng tượng, đứa trẻ có thể thoả mãn được một phần nhu cầu tình cảm của chúng trong những tưởng tượng đó.
Những ý nghĩ tưởng tượng mà một đứa trẻ nghĩ về bố mẹ chúng như một sự thay thế và bù đắp cho tình yêu và sự săn sóc còn thiếu trong môi trường sống của đứa trẻ đó. Giúp chúng mang lại cảm giác an toàn và giảm bớt sự thiếu thốn tình cảm và nỗi sợ bị chối bỏ.
Theo đó, giáo sư đại học của mình từng nói: “Những đứa trẻ hay trêu đùa và dám nói về khuyết điểm của bố mẹ chúng thường là những đứa có mối quan hệ lành mạnh với bộ mẹ hơn là những đứa hay nói rằng “bố mẹ tôi là người tuyệt vời nhất”.
Nhiều trẻ em lý tưởng hoá hình ảnh người mẹ và người chăm sóc, cũng như có xu hướng phủ nhận, hoặc che đậy những hành vi ngược đãi cảm xúc và xa lánh của bố mẹ. Đối với một đứa trẻ, người mà nó yêu thương nhất và dựa dẫm là bố mẹ, cho nên việc phải chấp nhận hoặc đối diện với các lỗi lầm mà bố mẹ gây nên cho chúng thực sự đáng sợ.
Do vậy, đứa trẻ hợp nhất các thái độ tiêu cực, cũng như chấp nhận suy nghĩ rằng chúng không thể được yêu thương, chúng tồi tệ, chúng là một gánh nặng,.. như một cách đứa trẻ dùng để tấn công chính mình.
Kết quả là, những suy nghĩ ấy theo chúng lớn lên. Chúng vẫn duy trì cảm giác tự bồi đắp sự chăm sóc cho bản thân, duy trì cảm giác độc lập, mang theo suy nghĩ rằng mình có thể độc lập và không cần người khác. Họ tiếp tục quá trình vừa tự chăm sóc bản thân vừa trừng phạt bản thân họ như cái cách mà họ từng được đối xử bởi người lớn.
Và khi một mối quan hệ yêu đương trở nên sâu sắc và dần có ý nghĩa, nó dường như mang lại cảm giác bị đe doạ đến người đó, và họ lại có xu hướng dùng lại cơ chế phòng vệ lúc xưa. Họ có thể trở nên xa cách và mang suy nghĩ rằng họ có khả năng tự chăm sóc mình khiến họ cực kì miễn cưỡng để có cơ hội tiếp cận tình yêu thực sự, cũng như mở lòng để tiếp nhận cảm giác được yêu thương.
5. Chấp nhận được yêu thương làm khơi dậy những vấn đề nhức nhối về sự tồn tại - về sự sống và sự kết thúc.
Tác giả Robert W. Firestone từng viết trong cuốn sách “ Fear of intimacy” [Nỗi sợ thân mật] rằng: “trở nên quá gần gũi với ai đó trong một mối quan hệ yêu đương khiến một người nhận thức rằng cuộc sống này rất quý giá, nhưng cuối cùng con người vẫn phải đối diện với sự kết thúc - vẫn phải đầu hàng định mệnh.” Chúng ta chấp nhận rằng có cuộc sống và có tình yêu, cũng có nghĩa rằng sẽ đến lúc ta đối diện với sự kết thúc sinh mệnh.
Cụ thể hơn, khi ta yêu thương một ai đó ta bắt đầu đặt giá trị của họ quan trọng hơn trong cuộc sống, vì vậy việc phải dự đoán về cái kết của mối quan hệ khiến họ cảm thấy thật khó khăn.
Nhiều người tạo ra thế giới quan mà họ đang sống và duy trì một trạng thái tâm lý cân bằng và an toàn trong thế giới đó. Việc được yêu thương hay được đối xử với cảm xúc tích cực dường như làm gián đoạn trạng thái cân bằng bên trong thế giới của họ, và để duy trì cảm giác an toàn như cũ, họ lựa chọn các cơ chế phòng vệ như xuyên tạc, khiêu khích và chọn lựa trong các mối quan hệ.
Người ta có xu hướng lựa chọn những người bạn đời giống với những người đã từng xuất hiện trong cuộc đời mà họ hiểu rõ. Những hình mẫu mà họ thấy thoải mái và phù hợp với các cơ chế phòng vệ của họ. Hoặc như thay vì xem đối tác hiện tại như con người thật của người đó - họ dùng cách bóp méo hình ảnh của đối tác cho giống với người trong quá khứ mà họ biết hơn là nhìn nhận thực tế. Tiếp nữa, họ có thể gợi ra những tình huống khiến đối tác phản ứng giống với những tương tác mà họ từng có trong quá khứ.
Và kết quả cuối cùng khiến họ hành xử ngược lại với việc chấp nhận tình yêu và duy trì mối quan hệ lành mạnh.
Cuối cùng thì, nhiều người không nhận thức được những phản ứng và nhận thức tiêu cực của họ khi được yêu thương; cũng như không biết được lí do đằng sau của nó (những lí do miêu tả ở trên) có ảnh hưởng đến bản thân và người khác.
6. Người có xu hướng “vô ái” -AROMANTIC
/người không có hứng thú, không mong muốn và không có cảm giác lãng mạn với bất kì ai/
Số người thực sự mang xu hướng vô ái không hề cao, có một nghiên cứu cho rằng có 1% trong số những người làm nghiên cứu mang xu hướng “vô tính” (không bị hấp dẫn tính dụ.c) và 25% trong số những người này thường vô ái (Antonsen và các đồng sự,2020).
Những dấu hiệu của người vô ái thường như sau: họ không trải nghiệm đc cảm giác hấp dẫn lạng mạn; họ cảm thấy không cần một mối quan hệ thu hút giới tính để cảm thấy trọn vẹn và viên mãn; họ không phải lòng hoặc yêu một ai đó; họ cũng gặp khó khăn trong chuyện tình cảm. Tuy nhiên, người vô ái vẫn trải nghiệm các giác yêu thương người khác với gia đình, bạn bè,.. chỉ là không có thu hút giới tính theo kiểu lãng mạn.
Và một nghiên cứu từ Antonsen (2020) cho thấy rằng những người mang xu hướng vô ái vẫn có nhu cầu và mong muốn chuyện tì.nh dụ.c.
Những người vô ái thực ra vẫn có những mối quan h.ệ thân mật giới tính, họ vẫn sống cùng người yêu, vẫn thể hiện tình cảm và có quan h.ệ nam nữ thậm chí kết hôn, sinh con và nuôi dạy gia đình. Tuy nhiên, cách họ nhìn mối quan hệ không giống với người khác. Có lẽ động lực của họ trong việc rơi vào một mối quan hệ là vì mong muốn khác như: sinh con hoặc có 1 gia đình, hoặc những mục đích khác khiến họ muốn ở lại 1 mối quan hệ.
Người có xu hướng “vô ái” không có nghĩa họ không cần sự quan tâm hay gàna gũi từ người khác hay sự cam kết lâu dài, họ vẫn mong nhận được những điều đó, chỉ là không phải kiểu cảm xúc lãng mạn thường thấy ở tình yêu giới tính. Họ có thể vẫn phát triển mối quan hệ dựa trên sở thích chung, sự tôn trọng lẫn nhau hoặc sự gần gũi trong cảm xúc. Tuy nhiên, những mối quan hệ như vậy thường dựa trên cảm giác thân mật gần gũi, quen thuộc hơn là tình cảm lãng mạn nồng nhiệt của tình yêu.
Và kết lại thì, nhiều người cảm thấy mâu thuẫn khi được yêu, khi họ được người kia nhìn nhận một cách tốt đẹp và giá trị, nó như đi ngược lại với cách mà họ luôn nhìn nhận về bản thân mình. Và họ cứ giứ thái độ tiêu cực của bản thân và từ chối tiếp nhận cách nhìn nhận mới của người khác dành cho mình. Họ không cho phép bản thân được yêu vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận bản thân, những ý nghĩ mà họ xây lên phản kháng lại cảm giác được yêu thương, quan tâm.
NẾU BẠN YÊU MỘT NGƯỜI CÓ PHẢN ỨNG TIÊU CỰC HOẶC PHÒNG VỆ KHI ĐƯỢC YÊU..
Hãy giữ các cuộc trò chuyện với người đó một cách gần gũi và cởi mở. Hãy cho họ biết rằng có một người (hoặc nhiều người thân,bạn bè) sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và ở bên cạnh họ. Nhưng đừng thúc ép hay bắt buộc, đe doạ khiến họ phải tiết lộ nguồn gốc của nỗi sợ hãi. Vì việc này có thể sẽ gây ra đau đớn cảm xúc.
Hãy hỗ trợ trong việc tìm kiếm các giải pháp, cũng như hỏi xem rằng bạn có thể làm gì thì sẽ khiến họ cảm thấy an toàn (tuy nhiên, đừng vì ai đó mà phải phản bội bản thân nếu như những việc làm vì người khác gây ra đau khổ cho bạn).
Hãy kiên nhẫn, vì đối phó với những vấn đề tâm lý và những cơ chế phòng vệ mà người khác đã dựng lên trong một khoảng thời gian quá lâu - họ cần thời gian.
Và cuối cùng hãy nhớ rằng: những nỗi sợ của họ, những hành vi và phản ứng của họ không xuất phát từ bạn. Đó là vấn đề ở họ, và không bao giờ là lỗi do bạn, không phải vì bạn không đủ tốt, không phải vì bạn không giỏi thấu hiểu,.. mà chỉ là vấn đề của họ thôi!
nguồn:
ART by FRIDA_
Shah, R., & Waller, G. (2000). Parental style and vulnerability to depression: The role of core beliefs. The Journal of Nervous and Mental Disease, 188(1), 19-25.
https://www.psychalive.org/why-people-respond-negatively.../
Fierman, L. B. (Ed.). (1965). Effective Psychotherapy: The contribution of Hellmuth Kaiser. New York: Free Press.
South Richardson, D. (2014). Everyday Aggression Takes Many Forms. Current Directions in Psychological Science, 23(3), 220–224. https://doi.org/10.1177/0963721414530143
Shah, R., & Waller, G. (2000). Parental style and vulnerability to depression: The role of core beliefs. The Journal of Nervous and Mental Disease, 188(1), 19-25.
https://www.psychalive.org/why-people-respond-negatively.../
https://www.psychalive.org/fear-of-intimacy/
Antonsen AN, Zdaniuk B, Yule M, Brotto LA. Ace and aro: understanding differences in romantic attractions among persons identifying as asexual. Arch S*x Behav. 2020;49(5):1615-1630. doi:10.1007/s10508-019-01600-1
https://www.verywellmind.com/what-does-it-mean-to-be...
Biên tập và dịch: Nguyễn Lê Hoài Thương, Psychology facts - Tâm lý học và xã hội học Việt Nam
Follow us on instagram:

Videos (show all)

Hazy - Sam Behymer
Mọi vấn đề của con người xuất phát từ chỗ họ không thể ngồi yên một mình trong phòng” - nhà toán học và triết học Pháp B...
VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI LẠI PHẢN ỨNG TIÊU CỰC KHI ĐƯỢC AI ĐÓ YÊU THƯƠNG (HOẶC KHI MỘT TÌNH YÊU BÊN TRONG HỌ CHỚM NỞ)?Tình yêu...
PISTANTHROPHOBIA - NỖI SỢ PHẢI TIN TƯỞNG MỘT AI ĐÓ ? VÀ LÀM SAO ĐỂ VƯỢT QUA NÓ ?PISTANTHROPHOBIA là gì ?Pistanthrophobia...
"Khi đã gặp ai mình yêu quý, người ta sẽ muốn được giữ lấy mãi mãi. Ngay cả khi không còn vui như đã từng, mình vẫn muốn...
Những ngày đầu tiên làm quen, chúng ta có thể thức thâu đêm suốt sáng để kể lể cho nhau nghe những điều nhỏ nhặt cuộc số...
Kỷ niệm một thời ✨✨🌟
Latibule
Chắc chỉ có 8X - 9X  mới nhận ra bài hát kinh điển này.🌸🌸🌸
Josh Halverson - Thunderbird Sky
"Con người sẽ yêu người giống như họ, hoặc là người mà họ đã từng trở thành, hoặc là người mà họ muốn trở thành."
dede