Đệ Tử Viện Thánh Tâm Huế

Đệ Tử Viện Thánh Tâm Huế

Ngôi nhà của anh em đệ tử Thánh Tâm, nơi lưu giữ và chia sẻ những kỉ niệm của gia đình đệ tử

09/10/2019

Thánh Phê-Rô " Có gì đó sai sai ở đây " 🤣
Ơ ... Biết bao nhiêu lần rồi hả Mẹ ^^
-------------------------
5s dành cho Quảng Cáo từ Mẹ Maria
" dịch vụ vượt qua lực lượng an ninh Thiên Đàng ,cam kết trót lọt 100%, trả góp không lãi suất. chỉ từ 50 kinh Mân Côi mỗi ngày ^_^ "

Về đội của Mẹ nào mọi người ơi

Photos from Đệ Tử Viện Dòng Thánh Tâm Huế's post 10/08/2019
13/04/2019

Lời Chúa cho ngày sống 14-4-2019
DTVN

12/04/2019

Sau khi các nhà lãnh đạo phe phái đối lập tại Nam Sudan tham dự cuộc tĩnh tâm do Đức Tổng Giám mục Anh Giáo đề xuất, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn và ngài than thiết xin họ hòa giải để xây dựng hòa bình cho Nam Sudan, một đất nước nội chiến triền miên cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người và đẩy nhiều trẻ em trở thành binh lính trong các cuộc xung đột đẫm máu.

Vị giáo hoàng 82 tuổi khiêm nhường quỳ xuống hôn chân các lãnh đạo Nam Sudan.

Một hình ảnh thật đẹp, thật cảm động theo gương Chúa Giê su đấng khiêm nhường hạ mình phục vụ đến hiến dâng mạng sống cho nhân loại mà chúng ta sẽ cử hành trong Tuần Thánh sắp tới.

(CNS photo/Vatican Media via Reuters)

09/04/2019

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 09-04
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha nhân lành, con xin dâng lên Cha mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm của con để cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng trong tháng này, là xin cho các bác sĩ và những cộng tác viên nhân đạo của họ đang liều mình để cứu sống tha nhân nơi những vùng đang bị chiến tranh tàn phá. Kính Mừng Maria...
WITH JESUS IN THE MORNING
Gracious Father, I offer you my thoughts, words, deeds and all that I am for the intentions of Pope Francis for this month, for doctors and their humanitarian collaborators in war torn areas, who risk their lives to save the lives of others. Hail Mary
— ∞ + ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU TRONG NGÀY
"Sự thánh thiện là diện mạo thu hút nhất của Hội Thánh." (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, xin cho con trở nên nhân chứng trung thành của Chúa, để qua gương mặt của con, mọi người có thể nhận ra diện mạo của Chúa.

WITH JESUS DURING A DAY
“Holiness is the most attractive face of the Church.” (Pope Francis) Lord, may I be a faithful witness to you, that others may see your face through me.
— ∞ + ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Vào giây phút cuối ngày, con suy ngẫm về việc làm chứng nhân Kitô hữu của mình. Qua chính con, mọi người có thể nhìn thấy Chúa không? Lạy Chúa, xin ở với con đêm này, và chỉ dẫn con trên con đường Tông đồ đích thực của Chúa. Lạy Cha chúng con ở trên trời...

WITH JESUS IN THE NIGHT
At the end of this day I reflect upon my Christian witness. Did others see Christ within me? Stay with me tonight, Lord, and lead me along the path of true discipleship. Our Father
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

06/04/2019

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 06-04
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha trên trời, hôm nay xin Cha dẫn lối con đi trên Đường của Con Tim để tìm kiếm chiên lạc và đưa họ trở về với Cha. Con xin dâng lên Cha ngày hôm nay cùng tất cả những lời nguyện xin, mọi việc làm, những niềm vui cùng đau khổ của con để cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Tông đồ cầu nguyện và theo ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tháng này. Lạy Cha chúng con ở trên trời...
WITH JESUS IN THE MORNING
Heavenly Father, lead me this day along the Way of the Heart, seeking out the lost and bringing them back to you. I offer you this day my prayers, works, joys and suffering, for the Church, all the Apostles of Prayer and for the intentions of Pope Francis for this month. Our Father
— ∞ + ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI CHIỀU
"Mang lấy một tâm hồn nghèo khó, biết đáp trả với một tấm lòng hiền hòa và khiêm cung, biết khóc thương cho người khác, hằng khao khát sống công chính, đoái xem và thực hành mọi việc với lòng thương xót, đó là thánh thiện." (ĐGH Phanxicô) Chúa ơi, xin dạy con lối sống thánh thiện.

WITH JESUS IN THE AFTERNOON
“Being poor of heart, reacting with meekness and humility, knowing how to mourn with others, hungering and thirsting for righteousness, seeing and acting with mercy: that is holiness.” (Pope Francis) O God, teach me the way of holiness!
— ∞ + ∞ —
CÙNG CHÚA GIÊSU BUỔI TỐI
Vào những giây phút cuối của ngày sống, con tạ ơn Chúa, vì sự hiện diện của Ngài. Con có trở nên khí cụ bình an không? Con có để Chúa hướng dẫn con trong mọi lời con nói, mọi việc con làm không? Xin hàn gắn và chữa lành trái tim con đêm nay, để ngày mai con có thể trở nên chứng nhân cho Tin Mừng Ngài. Lạy Cha chúng con ở trên trời...

WITH JESUS IN THE NIGHT
At the end of this day I thank you, Lord, for your presence. Was I an instrument of peace? Did I let you guide me in everything I said or did? Heal my heart this night and mend it so that tomorrow I may be a better witness to your Gospel. Our Father

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

14/09/2018

Chong chóng quay khi trời xanh có gió
Con vẫn cười vì nơi đó có Jesus , nha 💙💙

Thông báo của Tòa TGM Huế về Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục ngày 22.5.2018 16/04/2018

Thông báo của Tòa TGM Huế về Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục ngày 22.5.2018 Thông báo của Tòa TGM Huế về Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục ngày 22.5.2018 - Detail - Tin Tức -...

07/04/2018

Tu và tình
Đại thi hào Nguyễn Du có viết trong tác phẩm Truyện Kiều: “Tu là cõi phúc. Tình là dây oan”. Là những Kitô hữu, chúng ta nghĩ gì về câu nói như thế? Tu và tình cái nào mới thật sự làm cho con người ta hạnh phúc trong cuộc đời? Chúng ta có ba góc nhìn về vấn đề này: góc nhìn về chữ “tu”, góc nhìn về chữ“tình” và góc nhìn về hai chữ “hạnh phúc”.
Trước tiên, chúng ta bàn đến chữ “tu”. Người bình dân hay trí thức, đạo hay đời thường có nhiều cách hiểu về chữ tu. Ông bà ta thường bảo: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.” Quả thật, câu nói này rất chí lý chí tình, bởi vì trên trần gian này còn tình yêu nào cao cả và thiêng liêng cho bằng tình mẹ cha. Bên cạnh đó, nhiều người thường nói với nhau rằng: “Tu là tù tự nguyện.” Câu nói này nghĩa là gì? Thưa rằng, tu là sửa mình, là uốn mình vào trong một khuôn khổ kỷ luật như “vàng cần thử lửa” hay như viên kim cương cần được gọt giũa liên tục mới trở nên lấp lánh.
Vậy thì, ý nghĩa cốt lõi của chữ tu là rèn luyện, sửa đổi bản thân. Vì thế, nhiều người quyết định đi tu. Người Công giáo đi tu là đi theo Chúa. Họ trở thành những linh mục như lòng Chúa mong ước. Họ trở thành những nữ tu dấn thân phục vụ ở các mái ấm hay ở các trường tình thương. Người Phật giáo đi tu vào chùa ăn chay niệm Phật. Họ mong muốn trở thành những nhà sư hay những ni cô thoát khỏi cảnh “tham sân si”của cuộc đời. Tựu trung lại, những người đi tu là những người đi tìm hạnh phúc cho cuộc đời của họ. Thế nhưng, con đường ấy không phải mấy ai cũng dễ bước. Có những người đi tu nửa đường gãy gánh vì họ nhận ra: mình không còn thích hợp với ơn gọi này. Tự trong sâu thẳm của cõi lòng, họ không thấy bình an.
Tiếp đến, khi nói đến chữ “tình”, người ta thường nghĩ đến những người sống ngoài đời. Họ là những người trẻ đang yêu nhau say đắm. Họ là những đôi vợ chồng đang sống hạnh phúc với con cái trong đời sống hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, chữ tình không chữ dừng lại ở những khía cạnh hạn hẹp như thế. Chữ tình còn là một nghệ thuật sống của con người. Vì thế, sống sao cho có tình không phải người nào cũng thực hiện được. Xu hướng tự nhiên, con người ai cũng nghĩ đến bản thân, không thích quan tâm đến người khác. Nhiều người hạnh phúc khi làm việc từ thiện. Nhiều người hạnh phúc khi giúp đỡ cho những em thiếu nhi khuyết tật đui mù. Họ là những con người đang sống chữ tình thương như lời Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12). Điều này đã được thánh Phaolô cảm nghiệm thấm thía như sau: “Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ” (1Cr 13,8).
Bạn thân mến, vậy thì phải hiểu câu nói “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” như thế nào? Điều này liên hệ tới quan niệm về hai chữ “hạnh phúc” nơi mỗi chúng ta. Thế nào là hạnh phúc? Thật khó trả lời bởi vì có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu quan niệm về hạnh phúc. Có người cho rằng hạnh phúc khi có một việc làm ổn định và kiếm thật nhiều tiền. Có người quan niệm hạnh phúc khi đi tu giúp đỡ những mảnh đời túng thiếu. Hay có người nghĩ rằng hạnh phúc khi có một người vợ đẹp, một đứa con ngoan. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn và tôi đều đồng ý với nhau rằng: sẽ không có hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời này. Theo tôi, hạnh phúc là khi mình biết rõ mình đang muốn cái gì? Và hạnh phúc là khi mình biết chấp nhận điều mình muốn. Điều này cũng giống như hai mặt của một đồng tiền. Vấn đề đặt ra là mình có chấp nhận một trong hai mặt của đồng tiền ấy hay không mà thôi. Thật không dễ để chúng ta đưa ra quyết định phải không các bạn? Bởi vậy, nhiều người Sài Gòn hạnh phúc, vui vẻ với những bữa ăn thịnh soạn, linh đình. Tuy nhiên, người dân quê vẫn cảm thấy hạnh phúc đầm ấm với những bữa ăn với “canh rau muống” hay với “cà giầm tương”. Hạnh phúc không hệ tại ở những bữa ăn với “sơn hào hải vị”. Nhiều khi hạnh phúc tồn tại ở những điều rất bình dị đời thường trong cuộc sống này.
Vì thế, đi tu hay sống giữa đời chỉ khác nhau ở hình thức. Điều cốt lõi là chúng ta đang đi tìm hạnh phúc. Có rất nhiều ơn gọi nhưng chỉ có một cuộc đời. Vì vậy, chúng ta cần nhận ra con đường nào thích hợp với mình: con đường ấy tôi có thật sự muốn? Con đường ấy có thật sự làm tôi thoải mái bình an? Đây là chuyện của cả một đời. Điều quan trọng là chúng ta có dám quyết định cho cuộc đời của mình hay không? Chúng ta đừng để ai quyết định thay cho cuộc đời chúng ta. Có khi quyết định của chúng ta nông nổi và sai lầm. Vấn đề quan trọng là: bạn và tôi có dám chấp nhận và làm chủ cuộc đời của mình hay không mà thôi.
Nói tóm lại, cuộc sống này luôn là một quà tặng. Cuộc sống ấy luôn có nhiều bất ngờ và thú vị. Vì thế, câu nói “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” là tùy theo não trạng suy nghĩ của mỗi người. Thế nhưng, điều tôi muốn nói với các bạn thế này: chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi sống trong Chúa mà thôi. Nếu chúng ta bỏ Chúa thì cuộc đời chúng ta sẽ kéo lê trong những bất an đau khổ. Hơn thế nữa, chúng ta thường rất dễ bỏ Chúa để làm làm theo ý riêng. Dù vậy, Chúa không bao giờ bỏ chúng ta. Ngài luôn cho ta cơ hội để trở về và làm lại cuộc đời: Lúc nào và cách nào? Chắc chắn, chúng ta sẽ cảm nghiệm được bàn tay huyền diệu của Chúa trong cuộc đời.
Tâm Thương

17/03/2018

CHIA SẺ THÁNH LỄ PHÁT TANG
ĐTGM PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC NGÀY 15.3.2018
🌷 Một vận động viên chạy đua trên đường trường mệt nhọc vất vả, có nhiều lúc đuối sức như muốn quỵ ngã, bỏ cuộc, nhưng cuối cùng cũng thu hết sức tàn để tiếp tục chạy tới đích dẫu không về nhứt thì cũng là kẻ chiến thắng.
❤️❤️ Một Giêsu Nadaret, Thiên Chúa nhập thể làm người, làm một người giống chúng ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi, hoàn tất hành trình đời sống và sứ mạng mình, giống như vận động viên, nhiều lúc tưởng chừng cũng muốn bỏ cuộc. Trong vườn Giêtsêmani Người đã trải qua nỗi sầu khổ đến đổ mồ hôi, đổ cả máu, cầu nguyện thiết tha cùng Chúa Cha, xin cất chén đắng này đi, nhưng sau cùng, Người đã thắng được chính minh, thắng được cám dỗ, xin ý Cha được thành sự. Người đã vác thập giá mình lên đồi Golgôtha, chịu Đóng Đinh Chết. Vận động viên ấy vượt thắng được cám dỗ lớn nhất không phải là chịu thua đau đớn thân xác, mà còn vượt thắng được nỗi đau khổ tinh thần khi cảm nhận cả những người thân yêu nhất như bỏ rơi mình, và nhất là dường như chính Thiên Chúa Cha cũng bỏ rơi mình. Nhưng cuối cùng , Người cũng chiến thắng cám dỗ tuyệt vọng, vẫn tuyên xưng lòng tin, hoàn tất hành trình đức tin của mình, Người tuyên xưng: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha”. Vì Người trung thành thực hiện chương trình cứu độ đi qua những đau khổ đó mà Chúa Cha đã tôn vinh Người với danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe danh Giêsu mọi loài phải bái thờ tuyên xưng Đức Chúa.
🌷Những người môn đệ của Đức Chúa Giêsu cũng không hơn Thầy, bước theo Thầy, đi trên con đường thâp giá. Một Saolô thành Tarse cũng như thế, như một vận động viên chạy đường trường, sau khi gặp gỡ Đức Kitô Phục sinh, đã đi bôn ba rao giảng Tin mừng cho các dân ngoại, và bao lần phải vào tù ra khám, chịu ném đá, chịu nhục nhã, và sau cùng chịu chết bị chém đầu ngay tại vùng ngoại thành Roma cổ xưa.
❤️❤️ Cũng tại nơi an táng Saolô thành Tarse, tức thánh Phaolô Tông đồ, cách đây tám ngày một Phaolô khác trong khi viếng mộ thánh Phaolô Tông đồ và thánh Pherô, hai cột trụ của Hội thánh Chúa Giêsu, đó là Phaolô thành Đà lạt, Việt Nam, Phaolô Bùi văn Đọc. Giờ đây chính ngài đi đến mộ của mình. Visitatio ad limina Apostolorum, cuộc Viếng thăm Mộ các thánh Tông đồ, đã trở thành cuộc Vượt Qua cuối cùng của đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc, kính yêu dấu yêu của chúng ta. Và ngài đang đến đích cuối cùng, đến phần mộ của ngài, trong ngày mốt tới đây. Ở đó, ngài gởi thân xác được gởi gắm lại trần gian này, nhưng chúng ta tin, ngài đang được các thánh Tông đồ, các thánh trên nước thiên đàng giang rộng tay ôm vào lòng để đưa vào cõi Yêu thương vĩnh hằng. Quả thật, trong chuyến đi ad limina vừa rồi, đức tổng của chúng ta thể hiện rõ ràng hơn hết như một vận động viên, kiên trì và can trường bước đi cho đến cùng với sức tàn còn lại. Dù sức đã cùng lực đã kiệt mà vẫn trung thành đi đến cùng. Ngài được Hội đồng Giám mục phân công chủ tế thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành ngày 6 tháng ba. Phaolô cũng là bổn mạng của chính ngài. Cả một tuần lễ trước đó, ai cũng thấy ngài xuống sức. Ngay ngày đầu tiên khi viếng mộ thánh Pherô, cả đoàn vẫn đi bình thường từ chỗ đậu xe đến Đền Thờ Thánh Phêrô, đức tổng thì lững thững chậm chạp đi cùng với vài cha trẻ hộ tống, bị đoàn bỏ đàng xa. Có thể nói đức tổng lê lết chứ không còn phải là đi nữa. Ngày hôm sau, ngày 4 tháng ba, đoàn đi đến nhà thờ Thánh Tôma, nhà thờ hiệu tòa của đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Trong khi đoàn đứng trước sân nhà thờ chờ đợi, buổi sáng chủ nhật hôm ấy, trời quang tạnh và lạnh, đức tổng bước xuống xe lững thững bước vào nhà thờ, ngồi nghỉ và cầu nguyện. Và một mạc khải sau cùng của một đức cha cho biết: chính ngày hôm đó ngài xưng tội và không ngờ đó lại là lần xưng tội lần cuối cùng. Ngày hôm sau, đi gặp đức thánh Cha, từng người lên bắt tay và tự giới thiệu mình, ngài cũng mạnh mẽ, vui vẻ, mặc dầu trong người rất mệt nói với đức Thánh Cha Phanxicô con là Tổng Giám mục Thành-phố Hồ-chí-minh đây. Nhưng rồi ngày hôm sau, đi viếng nhà thờ Thánh Phaolô ngoại thành, sức của ngài quả thật ngày càng cùng kiệt. Trước đó, khi viếng thăm mộ đấng Đáng Kính hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ Maria della Scala, một người đã chụp được tấm hình ngài đang ngồi lặng lẽ cầu nguyện. Chỉ một tiếng đồng hồ sau đó, khi kết thúc thánh lễ tại nhà thờ Thánh Phaolô ngoại thành, sau khi chúc mọi người ra đi bình an, thì ngài “ra đi”. Chỉ chừng nửa tiếng đồng hồ sau thánh lễ, khi bước đi ra xe với những bước chân nặng nhọc, thỉnh thoảng ngài lại dừng lại nghỉ thở và hỏi cha đi cùng “còn xa không”. Còn vài bước tới xe thôi, ngài khụy xuống, và bất tỉnh, được đưa đi cấp cứu. Tim đã ngưng đập mươi lăm phút trên đường đi đến bệnh viện. Đến bệnh viện được cấp cứu, tim đập lại nhưng quá yếu. Đến sau 10 giờ đêm giờ Roma, Chúa đã kêu gọi đích danh ngài. Tám ngày sau, ngài mới có thể trở về quê hương để giờ đây cùng với chúng ta dâng thánh lễ ở đây. Quả thật, ngài là vận động viên đã chạy đến sức tàn lực kiệt, trung thành trong đức tin cho đến cùng của một người công chính, một môn đệ. Chúng ta tin tưởng ngài sẽ được Chúa đón nhận vào cung lòng Tình thương vĩnh cữu.
🔷 Bởi đâu ngài có sức nhiều đến thế? Dẫu mệt dẫu đau không ai thấy ngài than vãn và nhăn nhó bao giờ, mà thỉnh thoảng lại nói vài câu vui. Bởi đâu? Tôi khám phá ra, trong suốt cuộc hành trình, lúc nào trong tay ngài cũng có xâu chuỗi mân côi mười hạt. Ngồi cạnh ngài trên máy bay, tôi cũng thấy ngài lần chuỗi, Tới giờ Kinh nguyện ngài cầm cuốn sách Kinh nguyện phụng vụ và đọc đủ các Giờ kinh. Cả lúc chuyển máy bay ở phi trường Charles de Gaule, cũng thấy ngài lấy sách Kinh nguyện ra đọc dù mệt lắm. Quả thật ngài là con người cầu nguyện. Đúng hơn chính ngài là Cầu nguyện. Ngài dạy người khác cầu nguyện, và đặc biệt trong Thư Mục Vụ Mùa Chay vừa rồi, ngài dặn dò các mục tử hãy dạy cho người trẻ biết cầu nguyện, thì chính ngài là người cầu nguyện đầu tiên. Con người của cầu nguyện. Con người của kinh Mân côi. “Trên con đường về quê” quả thật lúc nào đức tổng cũng có Mẹ. Và giờ đây Mẹ đang dìu ngài vào cung lòng Tình Thương Vĩnh Cửu. Và cũng chính từ đó ta hiểu tại sao lúc nào ngài cũng vui. Vì Chúa là nguồn vui của đức tổng. Vì ngài là con người cầu nguyện, cho nên, dẫu qua đau đớn của thân xác bệnh tật dẫu qua đau khổ của việc bị người đời hiểu lầm, ngài vẫn luôn là con gười của niềm vui. Cuộc Vượt Qua của ngài giờ đây đi đến hồi kết thúc. Chúng ta hãy noi gương ngài, đức tin của ngài, niêm hi vọng của ngài, và tình mến của ngài, giang rộng vòng tay ôm tất cả mà không phân biệt. Xin Chúa đó nhận ngài. Và cũng xin Chúa cho chúng ta được biết bắt chước ngài để trở nên gắn bó với nguồn vui đích thực, vì Chúa mới thực là nnguồn hi vọng, và lóng mến của chúng ta.
Gm. Louis Nguyễn Anh Tuấn

07/03/2018

Trong tâm tình hiệp thông của Gia đình Hội Thánh và trong niềm hy vọng nơi Đức Kitô phục sinh, Hội đồng Giám mục Việt Nam báo tin: Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã được Chúa gọi về trong khi tham dự cuộc hành hương viếng mộ các thánh Tông đồ (Ad Limina) từ ngày 02 đến 11/03/2018 tại Roma.

05/01/2018

Bạn từng thấy tu sĩ nào để tóc như thế này chưa? :D🤣

28/12/2017

Nguyện chúc Quí Cha, Quí Thầy, Quí Soeurs và tất cả mọi người một mùa Giáng Sinh thật nhiều niềm vui và phước lành của Chúa Giêsu Hài Nhi. 😉
Hôm nay cũng là ngày lễ Bổn mạng của anh em Đệ tử Dòng Thánh Tâm Huế chúng con.
Xin hiệp ý dâng lời tạ Chúa và xin cầu nguyện cho Đệ Tử Viện chúng con.

28/12/2017

ÔNG CHA MÀ CŨNG XANH, ĐỎ, TÍM, VÀNG.....!!!!
truyện ngắn Lm. Ngô Phúc Hậu.

Một thầy giáo ăn mặc bảnh bao đến thăm một ông linh mục ở tuổi “quý vì hiếm”.
- Chào cha, con muốn hỏi cha vài chuyện.
- Chuyện gì mà vô đề long trọng thế?
- Con có nhiều bạn bên đạo Công giáo. Tụi nó mời con đi lễ nhiều lần. Con thấy lễ bên Công giáo rất ấn tượng...
- Ví dụ cụ thể!
- Bàn thờ trang trí rất đẹp. Ca đoàn hát rất hay. Lớn bé già trẻ đều đọc kinh nhịp nhàng như nhau. Khi ngồi, khi đứng, khi quỳ... ai nấy đều rập ràng. Đặc biệt là có một lúc cả nhà thờ im lặng đến đứng tim. Lúc đó mà con ruồi bay, thì cũng nghe thấy tiếng cánh vẫy. Nhưng... có một cái con không thích tí nào.
- Cái gì vậy?
- Con nói cha đừng giận nha.
- Bảo đảm không giận, không buồn, mà... còn thương hơn nữa.
- Các cha là đàn ông mà mặc áo lễ lòe xòe như bươm bướm, lại còn diêm dúa xanh trắng đỏ tím vàng. Như vậy có giống đồng bóng không cha?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng áo lễ của chúng tôi là diêm dúa, là đồng bóng. Hôm nay nghe anh nói, tôi mới giật mình và bắt đầu suy nghĩ.

Suy nghĩ về màu sắc
Theo ý kiến của dân gian, thì vũ trụ có năm màu, gọi là ngũ sắc: xanh, trắng, đỏ, tím, vàng. Mỗi màu cho ta một cảm giác suy tư.
Màu xanh là màu bao trùm không gian và thời gian. Về không gian thì: trời xanh, biển xanh chiếm ba phần tư diện tích trái đất, núi xanh, đồng xanh, vườn xanh. Về thời gian, thì màu xanh hiện hữu qua trọn bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Màu xanh tạo cảm giác thoải mái, dịu mát, thần kinh bớt căng thẳng. Vì thế màu xanh được coi là màu hòa bình và hy vọng.
Vì màu xanh có nhiều quá và trải dài triền miên qua bốn mùa, nên nó không được tôn quý. Có hiếm thì mới quý.

Các màu: trắng, đỏ, tím, vàng chỉ xuất hiện rất ít trong không gian. Màu đỏ của mặt trời chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi vào lúc hừng đông và hoàng hôn.

Các màu sặc sỡ chỉ xuất hiện vào mùa Xuân. Hoa đua nhau nở: hoa đỏ, hoa vàng, hoa tím. Nhưng kiếp hoa sớm nở chiều tàn, nên các màu sặc sỡ ấy không tồn tại lâu dài.

Màu đỏ kích thích thần kinh mạnh nhất và là màu của máu. Do đó màu đỏ tượng trưng cho chiến tranh, cho hy sinh vì đại nghĩa, cho sức mạnh.

Màu trắng vừa vui vừa trong sạch. Vì thế nó tượng trưng cho sự trinh khiết của trinh nữ và của tâm hồn liêm khiết thánh thiện.

Màu vàng rực rỡ làm chói mắt, nói lên tính cao sang quyền quý. Vì thế mà có từ “ngai vàng”, “hoàng cung”.

Màu tím là màu của buổi hoàng hôn. Màu gợi buồn. Màu giao ban giữa ngày và đêm.

Chính vì thế màu của áo lễ muốn gợi lên một cảm giác, muốn nói lên một ý nghĩa.

Đạo chúng tôi có hai biến cố ấn tượng nhất chi phối hết cả mọi sinh hoạt trong năm. Đó là Chúa Giáng Sinh và Phục Sinh. Vì vui nên áo lễ tôi mặc là áo trắng. Hứng lên thì mặc áo lễ vàng (không buộc) để đưa niềm vui lên tột điểm.

Hết hai mùa sặc sỡ rồi thì trở về mùa bình thường, gọi là mùa Thường Niên. Cũng như trong thiên nhiên, màu xanh là màu thường xuyên, thì trong Phụng vụ, khi không có gì đặc biệt, thì gọi là mùa thường, hay mùa Thường Niên. Dĩ nhiên áo lễ thời điểm này phải là màu xanh, màu thường xuyên, mặc không đặc biệt.

Ngoài hai đại lễ Giáng Sinh và Phục Sinh thì cũng có những kỷ niệm nho nhỏ.
Kỷ niệm ngày một vị thánh tuẫn đạo. Hôm ấy áo lễ đỏ nói lên tính hy sinh cao cả của người sẵn sàng chết vì đức tin.
Lễ Chúa Thánh Thần thì phải mặc áo lễ đỏ vì khi Ngài xuất hiện trong lễ Ngũ Tuần, thì có một khối lửa đỏ bập bùng trên trần nhà.

Kỷ niệm ngày một vị thánh đồng trinh, một vị thánh có đời sống liêm khiết, thì áo lễ màu trắng là hợp tình, hợp lý.

Ngày an táng hoặc ngày cầu hồn cho một tín đồ, thì màu tím là tuyệt vời.

Suy nghĩ về hình dáng áo lễ

Anh chê áo lễ của chúng tôi là lòe xòe như bươm bướm không phù hợp với đấng nam nhi, thì dường như tôi phải chịu thua anh. Tôi vẫn khẳng định rằng cái gì của nam nhi cũng phải nói lên tính “Đội đá vá trời xanh”. Y phục của nam nhi phải vuông vức, cứng cáp. Đối với đàn ông thì bộ áo vét của Âu Tây là tuyệt vời. Cái khăn đóng của Việt Nam là phá đám, là đánh chết vầng trán thông minh của nam nhi. Cái áo dài mà đàn ông Việt Nam mặc ngày xưa không những không đẹp mà còn làm cho phái khỏe “thộn” ra một cách buồn cười.

Tôi thua anh, nhưng cũng xin anh thông cảm với tôi, vì những lý do sau:
Ban đầu không hề có bản thiết kế áo lễ. Áo lễ ban đầu là áo đẹp và đứng đắn của thời ấy. Trong khi y phục đẹp và đứng đắn ấy biến dạng ở ngoài đời, thì vẫn giữ y nguyên trong đạo. Áo đời thường bỗng dưng trở thành áo lễ.

Những kiểu áo lễ trong đạo tồn tại hằng nhiều thế kỷ. Thay đổi không dễ. Vào thập niên bảy mươi, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã trao cho các chuyên viên tìm ra một thiết kế áo lễ có tính văn hóa Việt Nam. Đã có vài thử nghiệm, nhưng không tạo được sự đồng thuận rộng rãi. Người chuyên môn khảo cứu về văn hóa dân tộc cũng chưa có uy tín đủ.

Vì văn hóa hành trình nên y phục nào cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, hoặc rất ngắn. Áo lễ thì không dễ thay đổi thường xuyên nên không thể tránh được cái gọi là lỗi thời.

Ngoài đời cũng đành chịu số phận như thế. Ai cũng bảo rằng người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài là tuyệt vời. Nhưng nữ công nhân nhà máy dệt không thể mặc áo dài được. Nữ sinh Việt Nam mặc áo dài đội nón bài thơ là trên tuyệt vời. Nhưng khi đi xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm, khiến cái đầu nữ nhi cứng ngắc như đầu nam nhi. Đành phải chịu vậy thôi.

Anh thông cảm với áo lễ của các Linh mục nhé,

09/11/2017

Ban Giám Đốc và anh em Đệ tử Dòng Thánh Tâm Huế
Tiến Hoa, Trung Nghĩa, Đình Văn, Mai Tuan, Phạm Cường, Hữu Giải, Hữu Hưởng,

31/10/2017

💕 THÁNG 11 - THÁNG CẦU NGUYỆN CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI 💞💞
💕 Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói như thế này : "QUÊN LÃNG NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT LÀ BẮT HỌ CHẾT THÊM MỘT LẦN NỮA" !!!
💕 Đối với người Kitô hữu chúng ta, tháng 11 là một tháng rất đặc biệt để mỗi người chúng ta dành thời gian cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta đã qua đời.
💕 Trước khi nhắm mắt, Thánh Nữ Monica đã nói với Thánh Augustino rằng: “Con hãy nhớ đến Mẹ mỗi khi dâng thánh lễ”. Lời Thánh Monica cũng chính là ý nguyện mà các linh hồn đang phải chịu thanh luyện muốn nhắn nhủ chúng ta.
💖 Giáo Hội dành cả tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn đang phải thanh luyện trong luyện hình, đó là tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta, và còn rất nhiều linh hồn đang phải chịu thanh luyện. Giáo Hội cũng khuyên chúng ta hãy dâng thánh lễ, cầu nguyện, hy sinh, làm việc bác ái, hưởng các ân xá để giúp cho họ.
💞 Vì vậy, trong tháng 11 sắp đến, mỗi người Kitô hữu chúng ta cố gắng đi XƯNG TỘI, RƯỚC LỄ, LÃNH ƠN TOÀN XÁ, đồng thời làm nhiều VIỆC LÀNH PHÚC ĐỨC để cầu nguyện cho các linh hồn đang phải thanh luyện. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của chúng ta. Amen!

28/10/2017

"Đừng bao giờ là những người buồn bã: người Kitô hữu không bao giờ ở trong trạng thái buồn! Đừng bao giờ thất vọng! Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui khi có được nhiều của cải và nhiều thứ, mà chính là niềm vui được gặp gỡ một Người: Chúa Giêsu, Ngài đang ở giữa chúng ta!"
ĐGH Phanxicô.

15/10/2017
11/10/2017

Để kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima ở Bồ Đào Nha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định ban ơn toàn xá trong suốt năm kỷ niệm này, bắt từ ngày 27/11/2016 đến ngày 26/11/2017.

Để được lãnh nhận ơn toàn xá, các tín hữu cũng phải đáp ứng được các điều kiện thông thường gồm: Xưng tội và Rước lễ và cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Thánh Cha.

Hành hương đến Đền thánh Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha
Cách thứ nhất để nhận ân xá, là “các tín hữu phải hành hương đến Đền thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha, và tham dự vào một nghi lễ hay buổi cầu nguyện nào đó hướng về Đức Trinh Nữ.”

Ngoài ra, các tín hữu cũng phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, và cầu nguyện với Mẹ Fatima.

Cầu nguyện trước bất kỳ bức tượng Đức Mẹ Fatima nào
Cách thứ hai là “các tín hữu phải đến viếng tượng Đức Mẹ Fatima với lòng sùng mộ, ở bất cứ nhà thờ, nhà nguyện hay nơi xứng hợp nào có trưng bày tượng công khai, trong những ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra, tức vào ngày 13 mỗi tháng từ tháng Năm đến tháng Mười [trong năm 2017], và tại đó, họ sốt sắng tham dự các nghi lễ hay giờ cầu nguyện để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.”

Về cách thứ hai này, cha Giám đốc Đền thánh Fatima nói với CNA rằng, việc đến viếng tượng Đức Mẹ, “không nhất thiết phải ở Fatima hay độc quyền ở Bồ Đào Nha” nhưng có thể được thực hiện bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Những ai muốn lãnh ân xá cũng phải đọc kinh Lạy Chay, kinh Tin Kính, và cầu nguyện với Mẹ Fatima.

Dành cho người già và người ốm
Cách thứ ba để nhận ơn toàn xá, được áp dụng cho những ai vì tuổi tác, vì bệnh tật hay vì những nguyên nhân nghiêm trọng khác mà không thể đi lại được.

Những người này chỉ cần cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Fatima, và hiệp thông trong tinh thần với những cử hành trong năm thánh vào những ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra, tức ngày 13 mỗi tháng, trong khoảng từ tháng Năm đến tháng Mười năm 2017.

Họ cũng phải “dâng lên Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót với niềm tin, thông qua Đức Mẹ Maria, những lời cầu nguyện, những đau khổ hoặc sự hy sinh của họ trong đời sống.”

05/10/2017

ĐỨC CHA PHANXICÔ XAVIE NGUYỄN VĂN SANG, NGUYÊN GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH VỀ VỚI CHÚA
Thông tin chúng tôi nhận được "Tối nay lúc 7giờ (thứ Năm ngày 5/10/2017), Đức cha Phanxicô Savie Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình, đã về với Chúa, thọ 86 tuổi (1931 - 2017) Giây phút cuối cùng của ngài rất bình an."...........................
Đôi dòng về Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Giáo phận Thái Bình.
Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, sinh ngày 8-1-1932 tại xứ Lại Yên, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội. Ngài đã theo học tại Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên, rồi Đại Chủng Viện Xuân Bích, sau 2 năm học tại trường Trung học Pháp tốt nghiệp với bằng Tú tài Sinh ngữ, Triết học.
Tháng 10 năm 1954, toàn khối Giáo sư và sinh viên của Đại chủng viện Xuân Bích đã di cư vào Nam. Khi thầy trò của Đại chủng viện này đã tập kết tại Vĩnh Long, thì nhận được lời kêu gọi “trở về” của Đức Giám mục Hà Nội là Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê. Nhưng chỉ mình thầy Phanxicô đáp lời kêu gọi của Đức Giám mục, trở về giáo phận vào cuối tháng 10 .
Trở về giáo phận, Thầy vừa đi làm công nhân tại xưởng in Têrêsa, vừa theo các lớp Thần học, cho đến ngày 18-4-1958, tại nhà thờ lớn Hà Nội, Thầy Phanxicô đã lãnh chức Linh mục, do Đức Giám mục Hà Nội chủ phong. Thế là Cha Phanxicô trở thành Linh mục trong số 40 thầy cùng lớp Thần học năm thứ 4 của Đại chủng viện Xuân Bích. Sau ngày thụ phong, ngài đi giúp xứ Hàm Long và dạy học tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan Hà Nội.
Năm 1964, ngài giữ chức thư ký văn phòng Toà Tổng Giám mục. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội mở khoá đầu tiên (đầu năm 1970) ngài đã trở thành Giáo sư của Đại chủng viện này.
Năm 1978, ngài được chọn tháp tùng Đức Cha Giuse Nguyễn Huy Quang, Giám mục Hưng Hoá đi Rôma dự Hội nghị Truyền giáo, do Thánh Bộ Truyền Giáo tổ chức. Cũng trong dịp này, ngài đã được diễm phúc dự 2 lễ an táng và 2 lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và 2 Đức Gioan Phaolô.
Năm 1979, ngài tháp tùng Đức Tổng Giám Mục Giuse Maria Trinh Văn Căn sang Rôma nhận mũ Hồng Y. Khi trở về, ngài nhận thêm nhiệm vụ Cha xứ nhà thờ Chính Tòa Hà Nội và Tổng quản khu vực Hà Nội, thay thế chức vụ trước kia của Đức Hồng Y.
Ngày 24-3-1981, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục hiệu toà Sarda, Phụ tá Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Lễ tấn phong Giám mục của ngài được long trọng cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội vào ngày 22-4-1981 với khẩu hiệu: “Chân Lý Trong Tình Thương”
Ngày 25-4-1981, Đức Hồng y Giuse Trịnh Văn Căn đặt ngài làm Tổng đại diện giáo phận Hà Nội.
Ngày 1-5-1981, ngài được cử giữ chức Giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Từ năm 1983-1989, ngài được bầu làm Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Năm 1985, ngài tham dự diễn đàn quốc tế về Hoà Bình ở Mascơva, do Giáo hội Chính Thống tổ chức.
Năm 1986, ngài tham dự cuộc họp C.I.D.S.E. ở Bruxelles (Bỉ). Và cũng ở nơi đây, năm 1987 ngài được mời tham dự Hội nghị Hoà Bình.
Năm 1988, ngài là 1 trong 2 đại biểu dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về vai trò của giáo dân.
Tháng 4-1989, ngài đại diện Đức Hồng y tham dự Đại hội Thánh Thể quốc tế tổ chức tại Sê-un (Hàn Quốc).
Đầu năm 1990, ngài tham dự Hội nghị Hoà Bình ở Milan.
Ngày 3-12-1990, ngài đã lãnh nhận tôn ý và lệnh truyền của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về phục vụ giáo dân nơi đồng chua nước mặn, rao giảng Tin Mừng cho nông thôn. Ngài đã cúi hôn mặt đất Thái Bình khi thoạt bước chân xuống bến phà Tân Đệ, bày tỏ ý muốn trung thành gắn bó với giáo phận thân yêu này.
Trong 50 năm Linh mục và 25 năm Giám mục, trong đó gần 16 năm phục vụ dân Chúa tại giáo phận Thái Bình cho đến nay.
Gia tài tri thức tinh thần ngài dành cho mọi người trong giáo phận và ở hết mọi nơi: là trang sách đầy xúc tích những giáo huấn và còn ở nhiều lãnh vực khác nữa.
Gia tài vật chất Ngài để lại cho giáo phận Thái Bình rất là nhiều... Tỉ dụ, ngay trước khi sắp mãn nhiệm, Ngài đã đặt viên đá đầu tiên cho ngôi nhà thờ Chính Tòa mới, dự trù sẽ được hoàn tất và khánh thành nay mai, biểu trưng cho tầm nhìn lạc quan của vị chủ chăn đáng kính. Nay tuổi cao, chân yếu, mắt mờ, tai lãng, mặc dầu sức khoẻ còn khả quan, đầu óc còn minh mẫn, ngài vẫn miệt mài tới thăm các xứ họ xa xôi trong giáo phận, để cùng chia vui sẻ buồn và làm tròn nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng của người Mục tử hết lòng vì đoàn chiên.
Ngoài ra, trong trọng trách Chủ tịch Ủy ban Giáo dân, ngài đã nhiều lần dẫn các bạn trẻ đi tham dự Đại hội Giới trới Công Giáo Thế giới như ở: Pháp, Ý, Canađa… và tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo khoa học về chủ đề “Hội nhập văn hoá”: Văn hoá Công Giáo Việt Nam (năm 2000); Sống đạo theo cung cách Việt Nam (năm 2003) tại toà Tổng Giám mục Huế, là một trong những thao thức mục vụ của ngài

Videos (show all)

Website