Giuse Nguyễn Phát Tài

Giuse Nguyễn Phát Tài

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Giuse Nguyễn Phát Tài, Medical and health, .

12/10/2023

Trên một chuyến xe lửa về Paris, một sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một chuỗi tràng hạt và từ từ chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng như không còn đủ kiên nhẫn nữa, anh ta mới lên tiếng:
– Thưa ông, nếu tôi không lầm thì ông vẫn còn tin những chuyện nhảm nhí ấy chứ?
Cụ già điềm nhiên trả lời?
– Đúng thế, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?
Người sinh viên cười một cách ngạo mạn và quả quyết:
– Lúc nhỏ tôi tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin những chuyện ấy nữa.
Khoa học đã thực sự mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi, hãy quăng chuỗi tràng hạt ấy đi, và hãy học hỏi những khám phá mới. Ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan cả.
Cụ gì bình tĩnh hỏi người sinh viên:
– Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được điều nầy không?
Người sinh viên hăng hái đề nghị:
– Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi đến cho ông một quyển sách. Ông sẽ tha hồ đi vào thế giới

12/10/2023

- Sống đạo là dấn thân để phục vụ cộng đồng và xã hội
Nếu nói sống đạo là lối sống của người Công giáo thì bất kỳ người Công giáo ở nước nào, thời kỳ nào cũng đều có sống đạo. Giữ đạo là một cách sống đạo. Nhưng đây là kiểu sống đạo hướng nội, thiên về luân lý, phụng tự để “cứu rỗi” chính bản thân người tín hữu và nếu có quan hệ với bên ngoài cũng là để làm cho người khác biết đến đạo Công giáo mà thôi. Lối sống đạo “tiền công đồng” này không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Việc sống đạo có tính “xuất thế” như vậy làm cho đạo Công giáo ít gắn bó với đời sống xã hội và khó gần gũi với cộng đồng. Người Công giáo bị co cụm lại trong nhà thờ, chỉ chăm chú lo giữ linh hồn mình chứ không dấn thân phục vụ xã hội và cộng đồng. Giáo hội chú ý nhiều đến phụng tự, nghi lễ nên dễ rơi vào bệnh hình thức bên ngoài mà quên đào luyện nội tâm để “nhập thế”. Công đồng Vaticano II đã tìm ra căn bệnh của việc phân chia tách bạch đạo – đời, làm chia cách người Công giáo ra khỏi gia đình nhân loại và môi trường họ đang sống. Hiến chế Gaudium et Spes viết: “Sự phân ly giữa đức tin mà họ tuyên xưng và cuộc sống thường nhật của nhiều người phải kể vào số những sai lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta” ( số 43).
Do trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nên quan hệ đạo – đời của Công giáo cũng đi qua nhiều cung bậc. Có lúc lên án, loại trừ, có lúc bị thao túng, lợi dụng xã hội trần thế. Trần gian được coi là biển khổ lưu đầy, là đồng minh của tội lỗi. Người Công giáo luôn nguyện cầu để mau chóng vượt biển trần gian, thoát nơi sống gửi, sống tạm để về nơi vĩnh hằng. Lối sống đạo này đã làm cho đạo Công giáo bị mất nhiều thứ. Nhà thần học pháp René Laurentin viết: “Giáo hội đã làm nản chí biết bao nhiêu người muốn xây dựng xã hội trần thế, đến nỗi ai còn lý tưởng muốn hăng say phục vụ đều phải chạy xa giáo hội để xây dựng”(12). Nhưng công đồng Vaticano II đã khẳng định dứt khoát một lối sống đạo mới: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay nhất là của những người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của môn đệ Chúa Kitô và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (số 1).
Bây giờ đạo không ly khai khỏi đời mà gắn bó với đời. Người Công giáo sống đạo giữa đời chứ không chỉ sống trong nhà thờ, với Giáo hội. Người Công giáo cũng ăn uống, sinh hoạt vui chơi, lao động với mọi người nhưng theo tinh thần của Tin mừng. Họ vừa phải chấp hành luật pháp theo bổn phận công dân nhưng còn tuân theo lương tâm đạo dạy nữa. Tại Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử nên tinh thần của công đồng Vaticano II du nhập và triển nở ở miền Nam sớm hơn. Các giám mục miền Nam đã nhắc nhở giáo dân: “Không đóng khung đạo lại trong một số sinh hoạt tôn giáo trong nhà thờ hay trong nội bộ Công giáo với nhau nhưng sống đạo, sống tinh thần Phúc âm trong mọi lĩnh vực đời sống”(13).Thư chung 1980 của các Giám mục Việt Nam là văn bản chính thức đầu tiên hướng dẫn người Công giáo cả nước đồng hành cùng dân tộc, cùng chia sẻ vận mạng với đồng bào, gắn bó với quê hương: “ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm…Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối chính sách của Nhà nước và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc” (số 10). Sau 10 năm miền Nam được giải phóng, Đức TGM Nguyễn Văn Bình đã nhận xét: “Từ 10 năm qua, chúng ta đã cố gắng chứng tỏ được rằng người Công giáo là người Việt Nam như tất cả đồng bào khác…Bởi đó chúng ta đã hăng say làm tròn các bổn phận người công dân. Tín ngưỡng của chúng ta, đạo Công giáo của chúng ta không làm cho chúng ta trở thành những người xa rời Tổ quốc mà đạo Kitô còn khuyến khích thêm để chúng ta phấn khởi sống lương thiện, thật thà ngay thẳng quên mình vì lợi ích chung”(14).
Để người Công giáo ngày càng sống đạo gắn bó hơn với quê hương, Giáo hội Công giáo đã không ngừng cổ vũ cho tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc. Các Giám mục Á châu mời gọi tín hữu ở châu lục này “Sống đạo theo cung cách Á châu” để đạo không bị coi là xa lạ ngay chính quê hương của Đức Kitô. Theo hướng dẫn này, các Giám mục Việt Nam trong Thư chung 2003 đã kêu gọi người Công giáo Việt Nam “Sống đạo theo cung cách Việt Nam”. Tiếp đó, ngày 27/6/2009, Đức Benedictô XVI còn cổ vũ lối sống “mỗi người Công giáo tốt cũng là những công dân tốt”. Đây là những chỉ dẫn rất quan trọng để người Công giáo Việt Nam sống đạo tốt lành trên quê hương mình.
Nhờ những chỉ dẫn này mà lần đầu tiên người Công giáo Việt Nam đã sám hối xin lỗi đồng bào khi bước vào Năm thánh 2010: “Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo vì chúng tôi chưa đủ hoà mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm”. Một phong trào thi đua yêu nước của người Công giáo như được thổi một luồng gió mới không chỉ làm thay đổi những định kiến, mặc cảm nơi người Công giáo mà còn làm biến đổi bộ mặt nhiều xứ họ. Xã Quỳnh Thanh (Nghệ An) mỗi năm đầu tư 2,9 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản thì dân đóng góp 30% (mà 100% là người Công giáo), các linh mục quê hương góp 26,2%. Trường học, trạm xá đường giao thông, nhà máy nước sạch cũng phần lớn do giới Công giáo địa phương đóng góp. Rất nhiều gương điển hình là người Công giáo đã được xã hội tôn vinh. Chị Trần Thị Mai (Quảng Bình) dũng cảm hy sinh cứu người bị lũ cuốn đã được truy tặng liệt sĩ năm 2006. Anh Nguyễn Công Hùng- nạn nhân chất độc da cam bị liệt từ nhỏ vẫn tự vươn lên thành “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”. Các trung tâm Mai Hoà, Thiên Phước trở thành những điểm sáng trong phong trào thi đua “tốt đạo, đẹp đời”.

12/10/2023

⚜ BỨC ẢNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT 💘
Chúa Giêsu yêu cầu chị thánh Faustina nhờ người vẽ một bức hình theo mẫu chị được nhìn thấy. Chúa còn tuyên bố đó là chiếc bình để kín múc tình thương từ đại dương Thương Xót vô biên của Ngài. Trong hình này, ta thấy Chúa Giêsu đang đến với ta, tay phải giơ cao ban phúc lành, và tay trái chạm vào áo ngay phía dưới chỗ trái tim, nơi đó phát xuất hai luồng sáng, một màu đỏ, một màu xanh nhạt. Chúa mặc y phục trắng, rực rỡ ánh sáng của chức linh mục thượng phẩm đời đời. Ngài đến đem phúc lành cho những ai đang ngóng đợi.
Giữa xã hội chuộng văn minh hình ảnh,
Lấy mắt nhìn thay thế não suy tư,
Tự cõi lòng Thương Xót đầy dư
Ta cho con một bức hình diễn tả.
Dưới áo trắng của linh mục cao cả,
Trái tim Ta là nguồn mạch xót thương.
Luồng sáng xanh là dòng nước phi thường,
Tẩy sạch con hết muôn vàn tội lỗi.
Luồng sáng hồng là máu đào cứu rỗi,
Nuôi sống con trong Thánh Thể nhiệm mầu.
Hãy ngắm nhìn và hãy thốt lên câu:
“Lạy Chúa Giêsu, con tín thác!”
Đó ý nghĩa rất đơn sơ mộc mạc,
Hiểu lấy cho con, mà nói cho đời.
Cuối lộ trình lịch sử con ơi,
Cuộc phán xét đang chờ trước mặt
Còn cơ hội cuối cùng cần nắm bắt
Cơ hội Lòng Thương Xót đã mở ra.
Còn đợi gì mà không đến với Ta
Để nhân loại được bình an hạnh phúc!
Hãy nói với mọi người, mọi nơi, mọi lúc,
Hãy ăn năn trước khi quá muộn màng.
Này con ơi, kìa lịch sử sang trang,
Hãy đón lấy hạnh phúc đời đời Ta dọn sẵn.
Trăng Thập Tự

Website