GS Nguyễn Tiến Dũng

GS Nguyễn Tiến Dũng

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from GS Nguyễn Tiến Dũng, Education Website, .

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 27/06/2020

Torus Actions = Great Actions :)
Intelligence au service de l'humain
Founded last year in a small room, Torus Actions has now 170m2 office space and 20+ collaborators

14/04/2020

Vaccin và con bò

(NTZ, thừa giấy vẽ virus)

Đại dịch COVID-19 đã làm chết hơn một trăm nghìn người trên thế giới chỉ trong vòng 4-5 tháng từ khi xuất hiện, và sẽ còn có thể làm chết thêm hàng trăm nghìn người nữa, không kể đến các hiệu ứng khác, như là hàng trăm triệu người lâm vào cảnh lầm than. Tuy nhiên, so với một số dịch bệnh khác, thì tác hại của COVID-19 vẫn còn ở mức rất nhỏ. Một ví dụ là bệnh đậu mùa (variola, tiếng Anh gọi là smallpox). Vào năm 1967, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) bắt đầu mở chiến dịch vaccin chống đậu mùa trên toàn thế giới, và đến năm 1980 tuyên bố bệnh đó đã được tiêu diệt. Trước đó, đây là căn bệnh lây nhiễm dai dẳng, cứ mỗi năm lại có khoảng 15 triệu người bị mắc, trong đó 2 triệu người chết vì đậu mùa.

Không phải đến thế kỷ 20 con người mới biết đến bệnh đậu mùa, và biết cách dùng vaccin chống đậu mùa. Các thống kê ở châu Âu từ thế kỷ 18 cho thấy khoảng 1/13 số người bị chết thời đó là do đậu mùa. Nhà toán học nổi tiếng Daniel Bernoulli người Thụy Sĩ, một ông tổ của dịch tễ học, từ năm 1760 đã công bố một công trình thống kê, tính toán và mô hình hóa bệnh đậu mùa với nhiều kết luận xác đáng. Một trong các kết luận đó là việc cho người khỏe mạnh tiếp xúc với thể nhẹ của bệnh đậu mùa chính là phương pháp hiệu quả để phòng bệnh đậu mùa. Phương pháp đó gọi là “inoculation”, tiếng Việt gọi là “tiêm chủng”, nhưng thời đó chưa có vaccin để tiêm, mà chỉ là cho tiếp xúc với người bị bệnh thể nhẹ.

Theo sử sách, việc ứng dụng “inoculation” để chống bệnh dịch đã xuất hiện từ cách đây một thiên niên kỷ (quãng năm 1000) ở Trung Quốc rồi một số nơi khác như châu Phi và Thổ Nhĩ Khì, rồi rất lâu sau mới lan đến châu Âu và châu Mỹ. Ở châu Âu, bác sĩ Edward Jenner được coi là cha tổ của phương pháp này. Quan sát cho thấy, trong các mùa dịch đậu mùa, những cô gái làm nghề vắt sữa bò và bị mắc bệnh “đậu bò” (cowpox) là một loại bệnh nhẹ lây từ bò lại không hề bị mắc bệnh đậu mùa là thứ bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Dựa trên quan sát đó, vào năm 1796 Jenner đã lấy mủ của người bị “đậu bò” bôi vào một đứa trẻ khỏe mạnh. Mấy tuần sau, Jenner tin tưởng là đứa trẻ đó đã miễn dịch đậu mùa đến mức bôi mủ của người bị đậu mùa vào, và quả nhiên đứa trẻ không bị mắc đậu mùa. Phương pháp “lấy đậu bò chống đậu mùa” của Jenner đã giúp cho châu Âu “tiêm chủng” được cho hàng triệu người từ thời cuối thế kỷ 18, khi con người còn chưa biết đến các vi khuẩn gây bệnh, và tất nhiên là chưa có vaccin theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay. Đến cuối thế kỷ 19 mới có các nghiên cứu của Pasteur về vaccin, và đến năm 1885 ông mới chế ra vaccin nhân tạo đầu tiên, để chống bệnh dại (rabies).

Có lẽ rất ít người biết rằng gốc của từ vaccin là từ v***a, có nghĩa là … con bò. Lý do chính là bởi bệnh “đậu bò” kể trên có thể dùng làm miễn dịch cho đậu mùa. Nguyên lý dùng virus cùng loại nhưng thể nhẹ làm miễn dịch cho thể nặng chính là nguyên lý chung cho các vaccin. Khi virus thể nhẹ vào người thì gây bệnh nhưng không gây chết người, và người tạo ra cơ chế tạo kháng thể chống virus đó. Đến khi virus cùng loại nhưng thể nặng hơn xâm nhập vào người, các kháng thể đó phát hiện được virus để mà tiêu diệt, nên người trở nên miễn dịch.

Nguyên lý chung trên sẽ cho phép các nhà nghiên cứu chế ra vaccin chống COVID-19 trong năm tới, điều này là chắc chắn. Trước khi có vaccin, người ta có cách chữa bệnh là trích kháng thể từ người đã bị bệnh và đã khỏi vào người đang bị bệnh. Phương pháp này rất hiệu quả, chỉ có điều là cũng rất lích kích và tốn kém, khó nhân ra diện rộng. Hướng hiệu quả hơn để chữa bệnh đại trà vẫn là tạo ra một tổ hợp thuốc nhân tạo, chống được bệnh mà dễ sản xuất, phân phát đến những nơi bị bệnh.

Nhân nói đến vaccin và miễn dịch, quan sát cho thấy có một số bệnh nhân COVID-19 “F0” ở Việt Nam, trước khi phát hiện mắc bệnh đã kịp đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, nhưng khi kiểm tra những người đã tiếp xúc thì hầu như không thấy ai bị lây, chứng tỏ bệnh khó lây (trong quá trình tiếp xúc) ở Việt Nam hơn là ở một số nước khác. Một phần có thể do khí hậu (đã có những bài báo thống kê cho thấy bệnh khó lan nơi thời tiết nóng hơn nơi thời tiết lạnh) và một phần có thể do có nhiều người Việt đã sẵn có yếu tố miễn dịch. Việc tìm hiểu xem thuốc kháng sinh gì hay vaccin gì dùng phổ biến lại đồng thời có hiệu ứng chống COVID-19 chắc sẽ thú vị ...

05/03/2020

Toán-tin-tiền

(NTZ, nhân một đêm thức khuya làm việc)

Có một số bạn làm toán hỏi tôi là muốn chuyển sang làm về AI, nên đọc những sách gì. Thú thực là tôi cũng không biết là đọc sách gì theo thứ tự như thế nào thì tốt. Ngành "hot" nên sách "nhiều vô kể", thỉnh thoảng lại thấy có quyển mới, không kịp xem. Bởi vậy tốt nhất là tra trên mạng, xem các ý kiến bình luận, rồi thử lôi vài quyển về đọc xem quyển nào hợp. Xem các bài giảng (video) của MIT, Stanford v.v. cũng tốt.

Nếu chỉ đọc sách, đọc báo và nghe bài giảng, thì chỉ dừng lại ở mức làm "lý thuyết suông" thôi. Muốn làm được AI thực sự thì phải thực hành. Tôi có những đồng nghiệp ngành toán nói về lý thuyết AI thì thao thao bất tuyệt nhưng đến thực hành là "tịt", và như thế thì chưa "ra tiền" được. Thực hành khác lý thuyết nhiều lắm. "La distance entre la théorie et la pratique est plus grande en pratique qu'en théorie"

Muốn thực hành được, thì cách tốt nhất là tham gia các đề tài cụ thể , đầu tiên là dễ, rồi khó dần lên, đầu tiên là bắt chước thật nhiều, rồi sau là tìm cách hiểu kỹ và sáng tạo. Đề tài để thực hành thì đầy. Lên kaggle chẳng hạn, có cả đống. Cứ tra internet là ra đủ các loại hướng dẫn, chia sẻ thực hành ứng dụng AI.
Thực hành một mình thì chậm tiến, làm theo nhóm, đặc biệt nếu có người đã biết chỉ cho các bước, thì nhanh hơn.

Sau khi đã "thực hành chán chê rồi", thông thạo các công cụ rồi, thì cuối cùng các vấn đề AI lại trở thành vấn đề ... toán học. Đến lúc đó thực sự cần đến các ý tưởng toán học, không chỉ là toán phổ thông, mà là toán hiện đại thật sự. Bởi vậy, những người giỏi toán thật sự ngày nay, chuyển sang làm AI là "có giá", tất nhiên với điều kiện là đầu óc phải cởi mở, phải chịu khó học cái mới, phải có tư tưởng ứng dụng thật sự chứ không chỉ "lý thuyết suông".

Một trong những lý do khiến tôi chuyển sang làm AI chính là vì toán lý thuyết thì "chẳng được đầu tư", để kiếm được chục nghìn euro tiền đề tài khoa học cũng hết hơi. Trong khi đó, chỉ cần xòe ra "deep learning" là trở nên "hàng hot", bao nhiêu người đòi đầu tư vào, và dự án cũng không thiếu, bò ra làm suốt ngày cũng không hết. Công dụng của deep learning đúng là nhiều vô kể thật. Bởi vậy startup Torus cũng vừa tuyển thêm mấy tiến sĩ toán ở Pháp để phát triển các dự án mới dùng deep learning :) Làm startup thì nghe không oai như là làm các loại "gúc", nhưng mà chắc là vui hơn nhiều :)

29/02/2020

February news, amid Coronavirus epidemic :)

Torus Actions SAS is recognized as a "Deep Tech" company by the French Public Bank of Investments (BPI), and receives a 90K Euros government grant for the development of SkinCancerAI. Torus Actions will spend at least 200K Euros on this project in 2020, and it will be led by Prof. Zung who will have no teaching duties during 2020.

10/01/2020

Newest permanent employee of Torus Actions

Name: Torus Bim
Position: Mascot
Salary: 50E/month plus healthcare benefits

02/01/2020

Torus Actions, luôn tăng dần về chất

Không chỉ về người, mà cả về thiết bị

Khởi thủy của Torus Actions là một nhóm nghiên cứu AI, đầu năm 2018 mới tậu được một cái GPU bộ nhớ 7gb để ỳ ạch chạy deep learning. Sang năm 2019 đã nâng cấp thành một loạt máy tính chạy deep learning với GPU Titan có bộ nhớ 24gb, tốt hơn hẳn các máy tại viện nghiên cứu tin học Toulouse thuộc nhà nước Pháp, đến mức nghiên cứu sinh bên đó phải sang dùng nhờ máy Torus để chạy deep learning.

Đến 01/2020, Torus đã thắt lưng buộc bụng để đầu tư các máy mới với GPU Quadro 8000 có bộ nhớ 48gb, gấp đôi năm trước, giá thì đắt gấp ba, để nhằm tạo các sản phầm AI đứng đầu thế giới. Còn cái GPU 7gb ban đầu nay đã được "về hưu", chỉ dùng để xem youtube :)

26/12/2019

Garage startup Torus Actions tiến một bước mới, nhận được văn phòng 100m2 trong khu khởi nghiệp của Toulouse, đủ chỗ cho 20 nhà Math-AI làm việc :)

20/11/2019

A birthday present to Prof. Zung from the Journal of Symplectic Geometry: this paper is published online today :)

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 20/11/2019

Lũ 'lít nhít' chúc mừng 20-11 và sinh nhật thầy.

14/11/2019

Prof. Zung (2nd from left) representing Torus Actions at MICCAI2019 Special Session ISIC2019 (Skin Cancer Challenge), Shenzhen, 10/2019 :)

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 06/09/2019

Torus Actions đoạt giải thưởng quốc tế, sẵn sàng vươn mình ra biển lớn

Torus Actions là "công ty khởi nghiệp trong garage" chuyên về trí tuệ nhân tạo do GS Nguyễn Tiến Dũng và vợ (nhà văn Lê Ngọc Mai, chủ tịch công ty) thành lập từ 03/2019 cùng với một số bạn bè và học trò cũ, thiếu thốn đủ thứ nhưng đang trên đà phát triển mạnh.

Dự án quan trọng đầu tiên của Torus Actions là về việc chẩn đoán và đề xuất giải pháp cho tất cả các loại bệnh da phổ biến qua hình ảnh, trong đó có các bệnh thông thường như acne (trứng cá), melasma (nám da), tinea (hắc lào), v.v., và những bệnh hiểm nghèo như ung thư da. Dự án này là làm cho Deep Clinics, một kiểu bệnh viện mới sử dụng công nghệ tiên tiến ở Việt Nam.

Đặc biệt, trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, nhóm Torus Actions đã tập trung nghiên cứu về ung thư da, tham dự cuộc thi quốc tế ISIC2019 về dùng AI chẩn đoán ung thư da qua hình ảnh. Và Torus Actions đã vượt lên trên những đội mạnh hơn nhiều lần về tiền của, sức người và kinh nghiêm, như là Tencent Medical AI Lab (Tencent là công ty về AI trị giá hàng trăm tỷ USD) để đoạt một trong hai giải nhì của cuộc thi.

Giải thưởng này đem lại một phần thưởng nhỏ bằng tiền mặt (2000USD) và một giấy mời báo cáo tại hội nghị quốc tế MICCAI2019 về AI trong y tế sẽ diễn ra vào tháng 10. Quan trọng hơn cả, nó cho thấy tiềm năng của Torus Actions, chỉ trong một hai tháng tập trung làm việc đã vươn lên hàng đầu quốc tế, và sắp tới hy vọng sẽ có nhiều bệnh viện, bác sĩ dùng máy chẩn đoán ung thư da trong đó có phần đóng góp chất xám của Torus Actions.

Tuy còn thiếu thốn đủ thứ, nhưng Torus Actions ít ra có hai thế mạnh mà hiếm nơi khác có, đó là nhiệt huyết vô biên, làm việc say sưa để tạo ra những cái tốt đẹp cho xã hội, và thứ hai là nền tảng toán học và thuật toán vững chắc để có thể tìm ra những lời giải tối ưu cho các vấn đề dù mới mẻ đến đâu.

Hiện tại, Torus Actions đang có thêm dự án khác, và có thêm nhân sự để tiếp tục phát triển :)

(Kèm theo là một số hình ảnh làm việc, thảo luận tại văn phòng của Torus Actions)

06/09/2019

Xin mời mọi người mua bộ sách đặc biệt hay nhân dịp năm học mới, và để ủng hộ công cuộc đem lại sách tốt cho học sinh của Sputnik Education :)

Nhân ngày Khai trường Sputnik
khuyến mại bộ sách thú vị của Yakov Perelman, bộ KHOA HỌC VUI, bán tốt nhất mấy tháng vừa qua, giảm giá 30% và tặng kèm balo giây rút + bút bi, kể từ ngày 6/9 đến hết ngày 6/10/2019

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 28/08/2019

Fermat, nhà toán học bí hiểm tài ba

Ở Toulouse hôm 27Aug2019 khai mạc hội nghị về "khoa học hình học của thông tin" bằng bài nói chuyện của giáo sư JB Hiriart-Urruty, một chuyên gia về tối ưu. Theo đó thì ...
.. Fermat tuy chỉ "làm toán trong thời gian rảnh" (nghề chính thức của ông là luật sư tại Toulouse) nhưng lại là nhà toán học xuất sắc nhất thế kỷ 17. Ông hay than phiền là "có ít thời gian để làm toán" , và tự nhận là "lười".

Blaise Pascal (trẻ hơn) rất ngưỡng mộ Fermat. Hai người cùng nhau xây dựng lý thuyết xác suất cổ điển, có hẹn gặp nhau nhưng chưa kịp gặp thì cả hai đều chết , gần ngày với nhau. Descartes thì đầu tiên có vẻ coi thường Fermat, gọi ông là "lão nhà quê", nhưng cả hai đều đi đến cùng những ý tưởng gần nhau. Fermat thì cũng không "nể" gì Descartes, toàn viết thư cho Descartes kiểu khiêu khích "đây tôi biết làm cái này, ông có làm được không" (mà Descartes không làm được, và tức giận)
.. Fermat được dân chúng biết đến chủ yếu về số học, nhưng thực ra đóng góp của ông rất rộng và sâu chứ không chỉ có số học. Có thể kể đến xác suất, giải tích và tối ưu (nguyên lý biến phân, đạo hàm trực giác), và hình học giải tích. Newton (người sinh sau Fermat nửa thế kỷ) có ghi nhận công lao của Fermat trong việc hình thành khái niệm đạo hàm.
.. Fermat có trực giác toán học tuyệt vời. Ông phát biểu nhiều "định lý" không có chứng minh, mà người đời sau phải mất hàng trăm năm khó khăn mới chứng mình được. Định lý lớn Fermat chỉ là ví dụ nổi tiếng nhất trong đó.

Một "định lý bí hiểm" khác của Fermat có trên slide: số 26 là số tự nhiên duy nhất kẹp sát nách giữa một bình phương và một lập phương. (Bài toán đố cho các bạn)

Fermat nói thạo nhiều thứ tiếng ngoài tiếng Pháp, trong đó có cả tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Ông còn làm thơ bằng tiếng Hy Lạp, và quyển sách toán ưa thích của ông là quyển do Diophant viết bằng tiếng đó.

Và vì sao Fermat lại làm ra nhiều công trình toán hay thế? Bí hiểm này được "giải thích" bởi "nàng Muse" như trên bức tượng luôn đem lại cảm hứng cho ông :)

26/08/2019

Tác phẩm cuối cùng của cố giáo sư Hoàng Tuỵ, một trí thức lớn của Việt Nam.

26/08/2019

It's time to save our planet!

do thi va ham so 20/08/2019

Đồ thị và hàm số

do thi va ham so Do thi nao ung voi ham so nao?

11/08/2019

Lời Cảm Ơn

Gia đình của TS Lê Hoàng Lan + TS Phạm Anh Tuấn / GS Lê Hồng Vân / TS Lê Ngọc Mai + GS Nguyễn Tiến Dũng xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã gửi lời chia buồn về sự ra đi của cụ bà Trần Thị Nhâm.

Cụ bà Trần Thị Nhâm sinh năm 1932, thời trẻ từng theo kháng chiến, rồi học đại học ngoại ngữ tiếng Nga, từng dạy học ở trường Trưng Vương (Hà Nội), rồi trở thành một trong những biên tập viên kỳ cựu của NXB Kim Đồng.

Bà là một người rất tốt bụng và thẳng tính, từng giúp đỡ rất nhiều người, là "chiến sĩ thi đua" nhưng không bao giờ "vào đảng". Nhiều tác giả văn học thiếu nhi, như là nhà thơ Trần Đăng Khoa, từng được bà Nhâm biên tập và khuyến khích sáng tác.

Bà cũng sáng tác và dịch, cả kịch bản và thơ cho thiếu nhi.

Chồng bà là ông Lê Văn Giạng, đã mất từ cách đây 10 năm.
Ông xuất thân từ một gia đình nho học (cũng là nạn nhân của cải cách ruộng đất), từng là quyền chủ tịch hội sinh viên Việt Nam năm 1946, giữ nhiều chức vụ cao trong quân đội thời kháng chiến chống Pháp, rồi về sau làm thứ trưởng Bộ Đại Học. Ông Giạng cũng là người hết sức giản dị và liêm khiết.

Dưới đây là một bài thơ gốc tiếng Nga do bà Trần Thị Nhâm (dưới bút danh Mai Vân Lan) phỏng dịch sang tiếng Việt, do NXB Kim Đồng in, một thời rất được trẻ em yêu thích:

Tôi làm Mẹ giận rồi
Mẹ chẳng đi cùng tôi
Chẳng còn giơ tay vẫy
Cũng chẳng nói một lời

Tôi kiếm chiếc bánh mì
Khoác ba lô ra đi
Gặp dòng sông chảy xiết
Tôi bắc cầu khó gì

Thấm thoắt tháng ngày trôi
Râu tóc tôi bạc rồi
Tôi đã là thủ trưởng
Nỗi buồn vẫn chẳng vơi

Thế rồi một chiều đông
Sau bao năm xa cách
Đáp máy bay phản lực
Mẹ đã đến thăm tôi

Vào ngày sinh của tôi
Kìa, máy bay hạ cánh
Mẹ từ xa đã đến
Tha thứ lỗi cho tôi

Phương pháp phóng đại 10/08/2019

"Magnification method"

https://www.youtube.com/watch?v=jX2u8-y78bA&t=375s

Phương pháp phóng đại Video cho Sputnik Education / Sputnik Academy

03/08/2019

Tin buồn: mẹ của GS toán học Lê Hồng Vân, và cũng là mẹ vợ của GS Nguyễn Tiến Dũng, vừa qua đời.

Cụ bà Trần Thị Nhâm, sinh năm 1932, đã qua đời đột ngột tại nhà riêng
vào lúc 18h10 ngày thứ sáu 02/08/2019
Tang lễ sẽ cử hành tại nhà tang lễ Phùng Hưng, 125 Phùng Hưng Hà Nội
từ 12h15 đến 13h45 ngày thứ ba 6/8/2019 (tức 6/7 Kỷ Hợi).
An táng tại nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, Hà Nội.
Các con cháu xin đau buồn thông báo.

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 28/07/2019

Làm cả thứ bảy tám giờ tối
Không ra ngô cũng sẽ ra khoai :)

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 28/07/2019

Torus Actions in action

Ảnh làm việc tại văn phòng của Torus Actions vào một chiều thứ bảy.

Văn phòng được trang bị một loạt máy tính với Titan RTX GPU để chạy deep learning.

Torus Actions là startup về AI ở Toulouse được lập ra theo ý tưởng của GS Dũng. Sắp tới các bạn sang Toulouse học theo học bổng FPT-Torus sẽ được thực tập tại đây.

22/06/2019

Sputnik Education ngày càng tiến bộ trong việc tạo các quà tặng có ý nghĩa cho các bạn đọc và các khách hàng :)

Balo rút xinh và tiện lợi; đi học, đi chơi, đi bơi, đều dùng được nhé!
Mua sách tặng túi ạ 🙂

Photos from Sputnik Education's post 21/06/2019
19/06/2019

Thông tin mới về học bổng Torus:

Có 05 bạn được nhận học bổng năm nay để học thạc sĩ (M1 hoặc M2) các ngành toán-tin tại Toulouse. (Cả 5 bạn đều đã biết tin và đã có giấy nhận học tại Toulouse).

Mức học bổng là 10K USD mỗi bạn cho năm học 2019-2020. (Ở bên Pháp học phí không đáng kể, tiền này đủ cho các bạn ăn ở sinh hoat yên tâm học tập gia đình không phải lo chu cấp). Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, việc cấp học bổng cho cả năm sẽ phụ thuộc vào kết quả học tập của các bạn: trước khi chính thức nhận các bạn sẽ phải ký thỏa thuận cố gắng học đạt kết quả tốt, nếu kết quả học kỳ 1 mà kém thì sang học kỳ 2 sẽ không còn được học bổng.

Học bổng do FPT Software tài trợ, trong thỏa thuận hợp tác giữa FSoft và Torus Actions, và Quĩ sẽ mang tên FPT Torus. Có hai đại diên của quỹ, một thuôc FPT một thuộc Torus. Các bạn nhận học bổng sẽ thỏa thuận làm thực tập cho các dự án về trí tuệ nhân tạo hợp tác giữa FSoft và Torus Actions.

Quỹ sẽ tiếp tục hoạt động các năm tiếp theo. (Số lượng tuyển không hạn chế, chỉ đòi hỏi cao về chất lượng)

Bài 6. Giai thừa là gì? Tại sao giai thừa của không (0!) lại bằng một (Why 0!=1) 13/06/2019

GS Dũng nói chuyện về n! cho trẻ em, theo đề nghị của Sputnik Education

https://m.youtube.com/watch?v=392DaBdmO6g&feature=share

Bài 6. Giai thừa là gì? Tại sao giai thừa của không (0!) lại bằng một (Why 0!=1) Bài giảng của GS Nguyễn Tiến Dũng dành cho các bạn TH và THCS ******************************************************************* FunAcademy (Trường học vui ...

19/05/2019

"Định luật bảo toàn Z"

GS Dũng trình bày về "đinh luật bảo toàn Z" tại một hội nghị quốc tế tại Thượng Hải, 05/2019. Định luật này do GS phát hiện ra trong những năm gần đây, và phát biểu là "mọi thứ được bảo tồn bởi A thì cũng được bảo tồn bởi Z", trong đó A là một hệ động lực bất kỳ, Z là các xuyến liên kết của nó. Một trong những ứng dụng trực tiếp của định luật này là vào vấn đề chuẩn hóa các hệ động lực trong cơ học và vật lý.
Đến tháng 6 này GS Dũng được mời làm một trong 6 báo cáo toàn thể tại Hội nghị Toán học Việt-Mỹ lần đầu tiên, tổ chức ở Quy Nhơn, và cũng sẽ báo cáo chính về định luật bảo toàn Z này :D

29/04/2019

GS Dũng bận nhiều việc nhưng thỉnh thoảng vẫn nhận viết sách, dịch sách và biên tập cho Sputnik Education. Đây là một trong những quyển mới nhất có sự tham gia của GD Dũng, thật sự là thú vị, các bạn tìm đọc nhé!
Có thể mua ở nhiều nơi hoặc trực tiếp từ Sputnik Shop: http://shop.sputnikedu.com. Nếu đã có công mua ở Sputnik Shop thì nên mua luôn một thể nhiều quyển thú vị khác nhé!

Photos from GS Nguyễn Tiến Dũng's post 03/04/2019

Giáo sư Dũng có khách đến thăm nhà, anh Bình chủ tịch, anh Tuấn và các anh em FPT France.

Nhân tiện thông báo hôm nay sẽ có danh sách 6 bạn được chọn cho học bổng Torus-FPT.

15/03/2019

Công ty cổ phần trí tuệ nhân tạo Torus Actions S.A.S. đã chính thức thành lập tại Toulouse vào ngày 08/03/2019.
Các đồng sáng lập Torus Actions là những nhà nghiên cứu về toán học, trí tuệ nhân tạo và y học, trong đó có GS Dũng và một số học trò cũ.

Mục đích hoạt động của công ty là tạo ra các công cụ, thuật toán và hệ thống thông minh giúp ích cho cuộc sống của con người, phục vụ hàng triệu người trên trái đất :)

Chỉ làm những dự án thỏa mãn tiêu chí trên. Chỉ nhận những bạn nào cùng chí hướng và luôn luôn nỗ lực học và làm.

Một trong những dự án mà Torus đang thực hiện là AI cho việc chăm sóc da và chẩn đoán các bệnh da phổ biến, từ các vết thương cho đến acne, eczema, dị ứng, nấm da, ung thư da, v.v., theo thoả thuận với Deep Clinics.

Liên hệ: giám đốc điều hành Nguyễn Thu Hằng

Fanpage của giáo sư Nguyễn Tiến

Fanpage của giáo sư Nguyễn Tiến Dũng được quản lý bởi các học trò của thầy.

http://zung.zetamu.net/