NTMT-Tại Sao và Vì Sao

NTMT-Tại Sao và Vì Sao

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from NTMT-Tại Sao và Vì Sao, .

25/11/2023

Câu chuyện cuộc sống: GIÁ TRỊ CỦA MỘT HÒN ĐÁ.
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Bài học: Mỗi người hiện diện trong đời đều mang theo những giá trị riêng của mình , nhưng giá trị đó có được người khác nhận ra và trân quý hay không phụ thuộc vào họ có nhận thức về giá trị đó hay không, do đó chúng ta cần chọn nơi chúng ta hiện diện và chọn người để trao giá trị của mình.

Swiss made: cows fitted with portholes in stomach to test digestion 11/10/2023

.

Swiss made: cows fitted with portholes in stomach to test digestion At Agroscope, situated in Grangeneuve, Switzerland, 14 cows have been fitted with portholes in their sides. It cuts through their left flank, permitting acce...

26/06/2022

KIÊN TRÌ HƠN SỰ KIÊN TRÌ CỦA TRẺ MỚI DẠY ĐƯỢC TRẺ
Xin phép chia sẻ cảm nhận và quan điểm của bản thân sau khi gặp phải tình huống thực tế.
Hôm nay khi đón giúp con một người bạn học lớp 2 đi học thêm tiếng anh ở một nhà cô giáo có tiếng. Đến giờ đón tôi cùng một số phụ huynh đứng ngoài đợi, bên trong cô giáo đang cố gắng thúc giục các em cho nhanh. Cô giáo đến từng bàn (tên các em xin phép tôn trọng không viết ra):
“A nhìn gì cô tập trung vào, B cái mắt em để đâu đấy cô viết trên bảng thế nào, C bài hôm qua chưa viết nhé, ngày mai còn không viết bài ở nhà thì đừng trách cô, các em khác nhanh cái tay lên viết chậm quá hết giờ rồi đấy”
Ngay ngoài cửa nhiều bố mẹ đang đợi đón con, mỗi một em viết xong đi ra cửa có thêm một vài trao đổi nhỏ như sau:
Cô giáo: Bạn ấy trong lớp cứ ngơ kiểu gì ý chị, cô viết trên bảng thế này mà nó viết vào kiểu khác, viết lại hai ba lần vẫn sai. Cô đến điên cả người
Người mẹ: Vâng, ở nhà nó cũng thế cô, dạy nó học mà mặt cứ đần ra
Cô giáo (nói bạn khác): Chị ơi bài tập về nhà là con toàn quên thôi
Người mẹ: Đấy, về nhà lười lắm cô.
Có lẽ với nhiều mẹ nội dung trên bình thường. Tôi chỉ nghĩ giáo dục bạn nhỏ không nên là như thế. Chỉ một vài phút mà nghe từ cô giáo nói ra tất cả những điểm chưa tốt về các em. Tôi không tìm thấy lời khích lệ động viên nào và trên khuôn mặt các bạn nhỏ cũng không tìm thấy nụ cười nào. Điều làm tôi suy nghĩ hơn cả là chính mẹ của các em, đã cùng với cô tạo bức tranh không đẹp về hình ảnh của chính con mình. Các mẹ à liệu con có thể khác được không khi trong mắt những người dẫn dắt đồng hành, người mẹ thân yêu lại lưu giữ hình ảnh không mong muốn đó. Có bên trong sẽ có bên ngoài, bạn nghĩ về con thế nào thì con sẽ trở thành như vậy. Đó là quy luật.
Đến đây tôi nhớ tới câu chuyện người mẹ của Edison khi ông 7 tuổi, thày giáo nói với mẹ Edison rằng con bà là kẻ đần độn và bà đã không tin, bà chuyển lý do cho con với hình ảnh rằng con là một thiên tài và rằng ngôi trường, thầy cô không đủ khả năng để đào tạo con. Người mẹ đã tin tưởng và cho con hình ảnh đẹp và Edison trở thành đúng thiên tài như vậy. Chúng ta không tham tưởng con sẽ là thiên tài nhưng là bố mẹ nhất định dù cả thế giới quay lưng lại với con thì bố mẹ vẫn nên đứng về phía con, tin tưởng con.
Về câu chuyện học thêm, kỳ nghỉ hè là cả khoảng thời gian mong chờ của con. Bố mẹ nên cho con tham gia hoạt động tại câu lac bộ có môi trường phù hợp, học môn con yêu thích mà giúp con phát triển bản thân theo chiều hướng tốt thay vì tập trung cho môn học trên lớn hay chuẩn bị cho chương trình năm học mới. Cha mẹ cũng nên chọn lựa thày cô tốt và có nhân cách. Chúng ta bỏ tiền để nhờ thày cô dạy con mà lại để cô nói con không tốt là sao, và chẳng phải vì con muốn tốt hơn nên mới nhờ Thày cô giúp mà. Thày cô, bố mẹ cần kiên trì hơn sự kiên trì của trẻ mới dạy được trẻ.
Việc của ba mẹ là quan sát con, bảo vệ con và cho con môi trường để con trở thành là chính con giống như là con cá thích thú bơi trong nước, như con chim bay lượn trên bầu trời. Được như vậy con sẽ được sống, học tập và phát triển trong hạnh phúc.
Có người Thày từng nói:“Quan niệm tất cả đứa trẻ sinh ra đều không được hoàn thiện là sai lầm” và “Đã là con người đều là nhân tài”
Trân trọng và biết ơn lắm lắm!

Nguồn : Hiền Nguyễn


TuệTâm-ĐọcSáchTinhHoaSứcKhỏeGíupBạn

24/06/2022

BA BÀI HỌC DẠY CON TỪ TRÒ CHƠI GHÉP TRANH
Bài học số 1:
Giả sử Mẹ đưa cho con 1 bịch với mấy trăm mảnh ghép ở bên hình A nhưng không đưa cho con bức tranh ở hình B thì con có ghép ra được bức tranh đẹp như vậy không?
Không thể nào phải không con?
Mà nếu có làm được thì sẽ loay hoay và mất thời gian kinh khủng luôn.
Tại sao?
Câu trả lời đó là : Khi con thiếu mục tiêu rõ ràng, con không có được bức tranh trong tâm trí rõ ràng sống động về mục tiêu của cuộc đời con thì có thể con sẽ mất cả đời để loay hoay trong một mớ các mảnh ghép lộn xộn.
=>HÃY CÓ BỨC TRANH MỤC TIÊU RÕ RÀNG TRONG TÂM TRÍ !
Bài học số 2:
Đây là 1 trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn.
Đối với những người chơi bức tranh nhỏ (dưới 20 mảnh ghép) và những người có 1 bức tranh lớn (vài trăm mảnh ghép )thì thời gian và công sức bỏ ra là khác nhau.
=> NẾU CON CÓ 1 ƯỚC MƠ LỚN (TẦM NHÌN LỚN/ BỨC TRANH LỚN), CON PHẢI CÓ ĐỦ KIÊN TRÌ ĐỂ ĐI ĐẾN TẬN CÙNG.
Bài học số 3:
Trong trò chơi,con phải cầm 1 mảnh ghép lên ghép thử vào. Nếu may mắn thì nó sẽ khớp ngay từ lần đầu tiên. Nếu không khớp, thì con sẽ bỏ mảnh đó ra và rồi chọn miếng khác phải không con?
Nếu con không thử thì sẽ con sẽ không biết cái nào là mảnh ghép phù hợp.
Vậy hành trình đi đến ước mơ thực ra là 1 quá trình thử rồi sai.
Thử -sai đủ => sẽ biết cái nào là đúng.
Vậy thì thất bại hay sai lầm còn quá đáng sợ nữa không con?
=>ĐỪNG SỢ THẤT BẠI. HÃY CHO PHÉP CHÍNH MÌNH ĐƯỢC THỬ VÀ SAI TRÊN HÀNH TRÌNH XÂY ƯỚC MƠ ĐỜI MÌNH, CON NHÉ!
P/s: Mình hay quan sát những sự việc gần gũi trong cuộc sống để dạy con => cho con dễ hiểu. Sáng nay, lướt facebook của 1 người bạn thì thấy cái hình này và 3 bài học đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.

Nguồn: Nga Nguyen

Website