Tranh Kim Hoàng

Tranh Kim Hoàng

Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạn Nhận thấy tranh Đông Hồ chỉ đủ cung ứng cho mạn Hà Bắc, Hải Dương, Nam Định.

Tranh Dân Gian Kim Hoàng
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng ( Hoài Đức-Hà Nội) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Theo sách Đồ Họa cổ Việt Nam dân làng này di cư từ Thanh Hóa ra Bắc năm 1701 gồmm hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng hợp nhất lại. Tranh Hàng Trống chỉ đủ cho Hà Nội và không thích ứng lắm với nông dân cả về thẩm mỹ và túi tiền, họ quyết tâm tạo ra dòng tranh mới kết hợp cả hai kỹ thuật Đô

29/05/2024

Cuộc thi “ Tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian Nam Bộ”. Bài viết từ 200-500 chữ, mô tả loại hình tín ngưỡng với các thông tin cụ thể về cơ sở tín ngưỡng : năm hoặc khoảng thời gian thành lập (nếu biết), đối tượng thờ, kiến trúc, trang trí, lịch cúng… Bài viết có ảnh (3-10 ảnh) sẽ được cộng điểm. Ảnh chụp cơ sở tín ngưỡng, lễ hội liên quan.
Cơ cấu giải như sau:
Nhất: 1 tr.
Nhì: 500 k.
Ba: 300 k.
Một giải bình chọn: 300 k.
Hạn nhận bài từ nay đến 12g trưa ngày 6-6-2024.
Bài nào ban quan trị nhận trước sẽ đăng trước. Gửi cho mình vào ib ạ. Rất mong sự ủng hộ của tất cả mọi người trong nhóm ạ. Thông qua cuộc thi mọi người sẽ thêm hiểu thêm yêu tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Tranh Kim Hoàng Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạn

Thiên linh cái và quan niệm về hiến tế 12/05/2024

Thiên linh cái trong Hiến tế người^^

Thiên linh cái và quan niệm về hiến tế Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa mong muốn thông qua nghiên cứu của mình, bạn đọc hiểu hơn về các tín ngưỡng, tục lệ hiến tế, chém lợn Ném Thượng, đâm trâu ở Tây Nguyên...

07/05/2024

Đã có bìa cứng sách tranh dân gian Hàng Trống rồi ạ
750 k và tặng kèm bản nét tranh có chữ kí nghệ nhân Lê Đình Nghiên

07/05/2024

Mời các bác đặt sách:
Sách Hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam: https://tiki.vn/bia-cung-hien-te-nguoi-trong-tin-nguong-dan-gian-viet-nam-nguyen-thi-thu-hoa-bao-tang-gom-su-ha-noi-nxb-the-gioi-p274920001.html?spid=274920002

Sách Tranh dân gian Hàng Trống: https://tiki.vn/bia-mem-tai-ban-2024-tranh-dan-gian-hang-trong-nguyen-thi-thu-hoa-bao-tang-gom-su-ha-noi-nxb-the-gioi-p274955722.html?spid=274955723

Sách Tín ngưỡng thờ cúng các vị thần phồn thực Việt Nam: https://tiki.vn/in-mau-toan-bo-tin-nguong-tho-cac-vi-than-phon-thuc-viet-nam-nguyen-thi-thu-hoa-p271439705.html

Hoặc xem sách trực tiếp tại: Nhà số 5 ngách 20 ngõ 1 Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội; hotline 0972605129.
Giờ mở cửa: 8-17h30 hằng ngày.

25/04/2024

Tháng 5 cùng chào đón sách Tranh dân gian Hàng Trống nhé^^

24/04/2024

Bookmart sách Tranh dân gian Hàng Trống

12/04/2024

Hơn ba năm qua kể từ khi "Dòng tranh dân gian Hàng Trống" được xuất bản, đã có những họa sĩ trẻ đi theo nghề tranh dân gian, rất nhiều những ứng dụng của tranh dân gian Hàng Trống lên các sản phẩm phục vụ trong đời sống hiện đại. Ba năm không phải là khoảng thời gian quá nhiều nhưng tranh dân gian Hàng Trống đã có một sức sống mới, mạnh mẽ, khỏe khoắn và năng động hơn, tiếp cận được nhiều người yêu mỹ thuật dân gian. Đó là những điều hạnh phúc xen lẫn tự hào của tôi về những công sức đóng góp cho tranh dân gian Hàng Trống nói riêng cũng như văn hóa Việt Nam nói chung. Ở lần tái bản thứ nhất, tôi đã chỉnh sửa một số nội dung trong các chương, viết lại chương 5 để cung cấp thêm được một số thông tin mới tới độc giả. Mong rằng trong những năm tới, tranh dân gian Hàng Trống sẽ có nhiều sáng tác mới, làm giàu hơn vốn văn hóa của dân tộc.
Ở lần tái bản này, tôi xin cảm ơn: gia đình nghệ nhân Lê ĐÌnh Nghiên; Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa; Nhà báo Nguyễn Thanh Bình; Thanh đồng Nhân Phúc, Việt Trần, Đức Hải; Đỗ Hoàng Dương. Nhiếp ảnh gia Lê Bích, Phạm Thành Long; Thiết kế sách Trương Vũ Minh Hiếu và Nam Phong Nguyễn Gia Khoa đã giúp dịch toàn bộ phần chữ Hán ở các bức tranh in trong cuốn sách này.

04/04/2024

Sách sắp xuất bản^^

30/03/2024

Đã có bản bìa cứng Phồn thực và Thần lửa rồi ạ^^

Photos from Tranh Kim Hoàng's post 19/03/2024

Có bản bìa cứng ạ

15/03/2024

Các bác đã có đủ bộ chưa ạ?

https://tiki.vn/in-mau-toan-bo-tin-nguong-tho-cac-vi-than-lua-viet-nam-nguyen-thi-thu-hoa-p274411170.html?spid=274411171

Tranh Kim Hoàng Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạn

Mua TRANH DÂN GIAN KIM HOÀNG - Nguyễn Thị Thu Hòa – Bảo tàng Gốm Sứ Hà Nội – NXB Thế Giới - Bìa mềm-in màu toàn bộ tại BÌNH BÁN BOOK 14/03/2024

Bán sách^^

Mua TRANH DÂN GIAN KIM HOÀNG - Nguyễn Thị Thu Hòa – Bảo tàng Gốm Sứ Hà Nội – NXB Thế Giới - Bìa mềm-in màu toàn bộ tại BÌNH BÁN BOOK TRANH DÂN GIAN KIM HOÀNG - Nguyễn Thị Thu Hòa – Bảo tàng Gốm Sứ Hà Nội – NXB Thế Giới - Bìa mềm-in màu toàn bộ tại BÌNH BÁN BOOK giá cực tốt, hoàn tiền 111% nếu hàng giả, nhiều mã giảm giá hôm nay, freeship, giao nhanh 2h. Mua hàng nhanh chón...

Photos from Tranh Kim Hoàng's post 08/03/2024

Trong các nghi lễ cúng tế của tín ngưỡng hay tôn giáo của người Việt Nam đều có lửa và nước. Đây là hai yếu tố chính để con người có thể tồn tại. Lửa cũng đã góp phần thúc đẩy sự tiến hóa của loài người. Vì vậy, tín ngưỡng thờ lửa thuộc về những lớp thờ cổ xưa nhất, cơ bản nhất của loài người. Xuất phát từ chính thực tế đó mà tôi đã nghiên cứu về tín ngưỡng thờ thần lửa ở Việt Nam. Văn hóa hay tín ngưỡng của Việt Nam cũng chỉ là một trong những dòng chảy của văn hóa hay tín ngưỡng của thế giới. Việc nghiên cứu như vậy mới có thể hoàn thiện và thỏa mãn những khao khát tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần lửa của Việt Nam. Thần Lửa gần gũi nhất trong mỗi căn nhà Việt Nam đó là Táo Quân, mỗi lần đến gần ngày 23 Tết lại rộn ràng với những thắc mắc về tín ngưỡng thờ Táo Quân về vật phẩm cúng tế cũng như cúng vào những thời gian nào là phù hợp không thì Táo Quân lại triều thiên mất (!). Táo Quân có bao nhiêu vị? Tại sao có nơi thờ ba vị, nơi thờ chỉ một vị mà thôi? Nhưng thần lửa không chỉ có mỗi Táo Quân, Táo Quân chỉ là lớp thờ sau, khi trí tuệ con người phát triển hơn sẽ “phân công công việc” cụ thể cho các vị thần lửa tại gia. Còn có một vị Thần Lửa duy nhất và đầu tiên, thực sự là vĩ đại, đa năng, đã làm thức ăn nấu chín, đã xua đuổi thú dữ và côn trùng, sưởi ấm con người, thần lửa giúp cho các dân tộc vùng Tây Nguyên, canh tác bằng hỏa canh, đốt nương để làm rẫy... Không thể kể hết công dụng của Thần Lửa, trong vòng đời con người, lửa bên cạnh con người lúc sống và cũng bên cạnh con người lúc chết. Chính vì thế, từ xa xưa đã có những nghi lễ thờ cúng thần lửa. Đây không chỉ là hành động của sự biết ơn vì lửa cũng có mặt trái của nó, gây hỏa hoạn cho làng xóm, thiệt hại về của cải và con người. Đương nhiên, nghi lễ thờ cúng Thần Lửa phải có điểm khác biệt với việc thờ cúng các vị thần khác. Trước khi cúng Thần Lửa theo truyền thống cổ xưa, con người cần tắt tất cả lửa trong làng, bản và trong mỗi hộ gia đình. Đây, được người ta gọi là phương thức “giết chết lửa cũ”, để xua đi hết những xui rủi trong năm cũ, thời gian trước. Đồng thời sau đó, người ra lại tạo ra “ngọn lửa mới” bằng các phương pháp truyền thống như ma sát gỗ với nhau để bắt lửa vào bùi nhùi. Ngọn lửa được làm bằng phương pháp này mới linh thiêng và mạnh mẽ để hỗ trợ người dân trong cuộc sống. Ở người Kinh, việc thờ Thần Lửa chỉ còn lại tàn dư, trong việc lấy đỏ đầu năm ở một số ngôi làng Bắc Bộ hoặc những lễ hội có rước lửa bằng đuốc truyền thống như ở đình Tường Phiêu, Hà Nội. Ở các tộc người Tây Nguyên, họ vẫn còn nghi thức thờ Thần Lửa nguyên thủy, điều ấy quả thật rất đáng mừng. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn, hãy đọc để hiểu hơn và trân trọng những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ các vị Thần Lửa Việt Nam do cha ông để lại. Tôi cũng hi vọng việc tạo lửa bằng phương pháp truyền thống có thể được khôi phục lại, thực hành trong các nghi lễ thờ Thần Lửa, để bảo tồn và phát triển du lịch nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

https://shopee.vn/product/717952321/25367515847/

06/03/2024

Sách mới xuất bản^^
Giá 3.8.0 k ạ
https://shopee.vn/product/717952321/25367515847/

Tranh Kim Hoàng Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạn

Photos from Tranh Kim Hoàng's post 03/02/2024

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng tôi mong muốn đề xuất tổ chức hoạt động Triển lãm tranh dân gian, nhằm góp phần giới thiệu, gìn giữ và tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng hành cùng Lễ hội xuân 2024.
Mục đích chính của sự kiện: Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo của nghệ thuật tranh dân gian Huế. Thành phố Huế là nơi gắn bó với lịch sử và văn hóa lâu dài, chúng tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ làm phong phú thêm không khí Tết của địa phương và thu hút sự quan tâm của cộng đồng, du khách đến thăm quan Huế trong dịp Tết Nguyên Đán.
1. Chủ đề hoạt động: "Tranh khắc gỗ dân gian - Mảnh ghép Lịch sử và Văn hóa"
2. Mục đích: Tôn vinh và giới thiệu nghệ thuật tranh dân gian Huế. - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, địa phương Thừa Thiên Huế nói riêng (Thông qua hoạt động trưng bày, tổ chức cho du khách tham quan không gian trưng bày tranh dân gian, trải nghiệm in tranh kết hợp sắp đặt một số tiểu cảnh gánh hoa ngày tết). - Tạo điều kiện cho cộng đồng và du khách tiếp cận về nghệ thuật tranh dân gian –tạo nên một nét đẹp văn hóa ngày xuân.
25 Lê Lợi, thành phố Huế.

Our Story

Tranh Dân Gian Kim Hoàng
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng ( Hoài Đức-Hà Nội) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Theo sách Đồ Họa cổ Việt Nam dân làng này di cư từ Thanh Hóa ra Bắc năm 1701 gồmm hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng hợp nhất lại. Nhận thấy tranh Đông Hồ chỉ đủ cung ứng cho mạn Hà Bắc, Hải Dương, Nam Định. Tranh Hàng Trống chỉ đủ cho Hà Nội và không thích ứng lắm với nông dân cả về thẩm mỹ và túi tiền, họ quyết tâm tạo ra dòng tranh mới kết hợp cả hai kỹ thuật Đông Hồ và Hàng Trống. Hai dòng họ Nguyễn Sỹ và Nguyễn Thế đi đầu trong việc tổ chức vẽ và in tranh. Từ rằm tháng 11 âm lịch, làng bắt đầu làm tranh. Đầu tiên cúng tổ nghề sau đó ván in được trưởng phường giao cho dân làng in, in xong lại giao nộp lại cho trưởng phường. Năm 1915 nạn lụt lớn đã cuốn trôi rất nhiều ván in, tiếp theo là mất mùa, đói kém, dòng tranh này suy thoái đến năm 1945 thì mất hẳn.
Hiện chỉ còn vài tranh như “Đức Lưu Quang “, “ Phúc Mãn Đường “ , “Gà”, “Lợn” ( hai tranh này sau còn ván in lưu giữ ở Bảo Tàng Mĩ Thuật Việt Nam). Một số tranh khác in trong tài liệu xuất bản của người Pháp. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời ( Đông Hồ, Hàng Trống) . Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ: màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. Ngoài ra tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt , là những câu thơ Hán tự được viết theo lỗi chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình tạo nên một chỉnh thể hài hòa, chặt chẽ cho tranh . Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc giấy vàng tàu nên còn gọi là tranh Đỏ. Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng in ra từ một bản khắc. Đây là điểm ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
Không may mắn như Đông Hồ và Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng hiện nay không còn một nghệ nhân nào theo nghề, những bức tranh và bản khắc còn lại là báu vật của các bảo tàng, sưu tập tư nhân trong nước và nước ngoài. Điều này cho thấy việc nghiên cứu, sưu tầm , phục hồi dòng tranh dân gian Kim Hoàng đặc sắc này là vô cùng khó khăn nhưng rất cần thiết để gìn giữ các giá trị văn hóa của Thăng Long Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tháng 10 năm 2015, nhà sưu tầm Thu Hòa bắt đầu triển khai dự án Khôi phục làng nghề Kim Hoàng. Tháng 11 năm 2016 một sô bản tranh của làng Kim Hoàng đã được bán trên thị trường.
Trong thời gian tới dự án sẽ tiếp tục khôi phục một số tranh Kim Hoàng và sáng tác mẫu mới.

Videos (show all)

Website