Helen Nguyen - Vạn Đắc Tín

Ai cũng có mơ ước để đến được Tự Do Tài Chính. Bạn có muốn tìm hiểu không? Hãy theo dõi chúng tôi! Liên hệ với Hiền qua số này nhé: 604-505-8545.

Mình là Helen Hiền Nguyễn và đang là một nhà tư vấn Bảo Hiểm chuyên nghiệp. Hơn 10 năm qua, Hiền đã tư vấn và giúp được rất nhiều người có thể có được:

- Một khoản đầu tư vào Quỹ Tiết Kiệm Hưu Trí RRSP và từ đó đã có 1 tài khoản Saving kha khá từ con số 0.
- Khoản trợ cấp từ chính phủ lên đến $10,400 bổ sung vào Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn RESP cho mỗi con trong gia đình.
- Một nguồn thu nhập thụ động

05/25/2024

Mấy ngày qua, Hiền vừa hỗ trợ cho một khách hàng đang hết hạn MSP và đang trong thời gian xét duyệt Work Permit (WP) mới. Ban đầu, bạn ấy dự kiến sẽ mua bảo hiểm du lịch trong một thời gian dài vì phải chờ WP được chấp thuận, sau đó mới apply MSP lại. Tuy nhiên, sau khi được Hiền tư vấn, bạn ấy rất vui vì chỉ cần mua tạm thời cho hơn 1 tháng, tiết kiệm một khoản đáng kể cho cả nhà 3 thành viên.

Các bạn đang giữ WP trong tay, nếu MSP của bạn đã hết hạn, bạn nên nhanh chóng cung cấp thông tin cho Medical Service Plan BC (MSP) những chứng từ xác nhận bạn đang trong quá trình chờ xét duyệt và đã đóng phí duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ MSP của bạn được chập thuận, MSP của bạn sẽ được duy trì thêm tối đa 6 tháng.

Tiến trình thụ xét hồ sơ WP có khi nhanh, khi chậm nên việc được duy trì giá trị hiệu lực của MSP trong thời gian chờ đợi WP cũng giúp cho bạn và cả gia đình được an tâm sống và làm việc.

Đây là link để cập nhật thông tin với MSP:
https://www2.gov.bc.ca/gov/content/health/health-drug-coverage/msp/bc-residents/eligibility-and-enrolment/are-you-eligible/maintained-status-holders

Hiền biết được thông tin này từ một khách. Hiền cũng đã hỏi ý bạn cho Hiền được chia sẻ với mọi người. Hiền được sự đồng ý và hoan hỉ của khách. Cảm ơn em.

Trong quá trình làm nghề, Hiền được làm việc với nhiều người, gặp nhiều hoàn cảnh khác nhau, Hiền học được thêm nhiều thông tin mới bổ ích. Hy vọng là bài chia sẻ trên có thể giúp ích được cho các bạn hữu duyên đọc bài viết này.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

04/17/2024

“Nếu bạn trở thành phiên bản hạnh phúc nhất của chính mình, thì chẳng mấy chốc mọi người xung quanh cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc giống như bạn”. Geshe Michael Roach

Chúc mọi người cuối tuần thật hạnh phúc!

(Cherry Blossom on Graveley St & Lillooet St, Vancouver - Apr 14, 2023)

04/11/2024

Bài này được Hiền post năm ngoái. Năm nay Hiền cũng sẽ sử dụng bài này để post tiếp nhưng Hiền sẽ chỉnh sửa đôi chút để phù hợp với thời gian.

Cùng vào thời điểm này hồi năm ngoái, Hiền đã tag bài này cho rất nhiều phụ huynh có con em sanh năm 2005. Năm nay, những phụ huynh có con em sanh năm 2006 gọi Hiền để tư vấn việc sử dụng tiền để dành trong Quỹ Tiết Kiệm học vấn ít hơn và chậm hơn. Hổng sao, miễn là trước thời gian các cháu nhập học sau khi tốt nghiệp Trung học 2024 là được rồi. Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất của các con để chuẩn bị bước vào cánh cửa Hậu trung học như Đại học, Cao đẳng hay các trường Dạy nghề….Hiền xin chúc mừng quý phụ huynh nhen.

Nhân đây, Hiền cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng Hiền trong việc đóng góp vào Quỹ Tiết kiệm Học Vấn RESP của các con mình.

Sau ngày tốt nghiệp trung học của các con năm nay, khoảng đầu tháng Bảy nếu các con được các trường Đại học, Cao đẳng hay các trường Dạy nghề chấp nhận, các vị phụ huynh lưu ý nhắc nhở các con nên đăng ký hay đóng tiền deposit các khóa học tại các trường nêu trên đúng thời hạn, để tránh việc không còn chỗ hay phải chờ (waiting list). Nói vậy thôi chứ các cháu theo Hiền biết rất giỏi và rất năng động chớ không chờ cha mẹ nhắc nhở đâu nhen 😊. Lưu ý thứ hai là khi các con đã đăng ký, và đóng tiền giữ chỗ (deposit) cho các môn học rồi thì trường sẽ issue giấy Verification of Enrolment hay thư chứng nhận đã đăng ký các khoá học…. Giấy này có thể lấy được từ website của trường. Đây là giấy tờ quan trọng bên công ty Hiền sẽ cần đến cho việc chi trả tiền.

Đây cũng là thời điểm thích hợp để các phụ huynh bắt đầu nghĩ đến việc rút tiền trong Quỹ Học Vấn RESP để đóng tiền học cho các con.

Các anh chị phụ huynh dù là khách hàng hay không phải là khách của Hiền cũng đừng ngần ngại nếu có bất cứ câu hỏi gì về việc chuẩn bị rút tiền, hãy liên lạc với Helen Hiền Nguyễn qua số 604-505-8545 để được hướng dẫn chi tiết hơn nhé.

02/20/2024

Hiền có người khách mới nhắn tin cho Hiền: “Chị ơi, đầu năm em lu bu quá trời, bill tới hạn nên xém quên luôn cái RRSP”. Hiền cũng thường tư vấn khách nên contribute hằng tháng để cuối năm không bị trễ hay không bị dồn tới cuối ngày hết hạn. Khi để dành theo tháng nói về mặt đầu tư cũng là một lợi thế cho khách hàng. Tiếng Anh gọi là Dollar-Cost Averaging (DCA) là phương pháp đầu tư thường xuyên một số tiền cố định, bất kể giá của segregated fund là bao nhiêu. Đó là một cách tốt để phát triển thói quen đầu tư có kỷ luật, hiệu quả hơn trong cách bạn đầu tư và có khả năng giảm mức độ căng thẳng cũng như chi phí của khách hàng. Cách này thông thường cho những khách hàng có thu nhập ổn định và biết mình sẽ contribute RRSP mỗi năm bao nhiêu.

Ngược lại, những khách hàng chờ đến khi có T4 mới biết thu nhập bao nhiêu và cần phải contribute bao nhiêu RRSP cũng là điều dễ hiểu và thông cảm. Hiền vẫn có cách Dollar-Cost Averaging cho khách. Hiền có thể tư vấn và chia sẻ cách để dành tiền vào quỹ hưu trí RRSP sao cho có hiệu quả. Nói hơi ngoài lề RRSP một chút thì Dollar-Cost Averaging là một phương thức không chỉ dành cho RRSP mà còn cho cả TFSA, RESP hay FHSA. Nói tóm lại DCA là một phương tiện để giúp cho việc đầu tư của chúng ta được kết quả tối ưu nhất.

Hiền có thể hẹn khách hàng trên văn phòng ở Vancouver hay qua Zoom, xin khách hàng vui lòng liên hệ Hiền để được giải đáp thắc mắc và mở những quỹ tiết kiệm đã được nêu trên.

Helen Hien Nguyen
604-505-8545

01/03/2024

Những phụ huynh đã rút khoản tiền vốn trong tài khoản RESP cho con em mùa hè năm ngoái, đây là thời điểm phụ huynh có thể rút tiếp khoản tiền còn lại nếu các cháu tiếp tục đăng ký khóa học.

Phụ huynh có thể tham khảo tại link này: https://www.facebook.com/photo?fbid=165326609804979&set=a.118763697794604

Nếu quý vị phụ huynh vẫn chưa rõ, vui lòng liên lạc Hiền để được hỗ trợ thêm.

01/02/2024

Nhân dịp Xuân mới, Hiền nhìn lại chặng đường làm nghề, mình đã đi qua của năm 2023. Một năm với nhiều sự thay đổi.

Năm nay, với sự trợ giúp của bạn Jade Nguyễn, Hiền đang sở hữu một trang Fanpage mang tên Vạn Đắc Tín mà Hiền đã ấp ủ từ lâu. Nhiều bài viết của Hiền được các bạn quan tâm và chia sẻ. Cảm ơn Jade Nguyen nhiều.

Thứ hai là Hiền được làm trong một công ty có nhiều đồng nghiệp người Việt. Hy vọng Hiền sẽ cùng các bạn đồng hành, xây dựng và lan tỏa một đội ngũ tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp với lòng tận tâm và uy tín cho cộng đồng.

Thứ ba là xuyên suốt một năm qua, Hiền đã giúp được 25 phụ huynh, những gia đình có con em tốt nghiệp trung học và đăng ký vào những trường trung cấp, đại học và trường học nghề. Phụ huynh đã rất hài lòng khi rút tiền học từ Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn RESP cho con em một cách thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng.

Thứ tư là khách của Hiền đã quen dần với việc ký tên bằng điện tử và rất hài lòng trong việc gặp gỡ qua Zoom cho những khách hàng xa không tiện ghé qua văn phòng.

Nhân dịp Năm Mới 2024, Hiền chân thành gửi đến quý khách những lời cầu chúc tốt đẹp nhất. Chúc quý khách và gia đình trọn một năm khỏe mạnh, hạnh phúc, an khang, thành công và luôn gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đang đồng hành cùng với Hiền trên chặng đường mới cùng đối tác mới Caritas Financial Solutions.

Happy New Year everyone 🥳

01/01/2024
04/23/2023

🌻 Hôm qua Hiền nhận được tin nhắn của một bạn hỏi Hiền trường hợp ba và bốn thì sao. Cảm ơn em đã nhắc nhở để Hiền biết có người quan tâm đến chủ đề này. Hôm nay tranh thủ, Hiền sẽ nhắc lại phần trước một chút để bài viết được liên kết.

Quý vị Phụ huynh để dành tiền vô quỹ Tiết Kiệm Học Vấn cho các cháu đến 18 tuổi thì trong tài khoản này sẽ có những khoản tiền như sau:

✅ Thứ nhất là tiền vốn (A)
✅ Thứ hai là tiền Grant của Chính phủ hỗ trợ (B)
✅ Thứ ba là tiền lãi tích lũy của vốn đã được trừ phí (A1)
✅ Thứ tư là tiền tiền lãi tích lũy của Grant đã được trừ phí (B1)

Sau khi các cháu tốt nghiệp trung học, sẽ có những trường hợp xảy ra:

☘️ Trường hợp 1: các cháu sẽ tiếp tục Hậu trung học, đăng ký Full time vào những trường Đại học, Cao đẳng hay trường Dạy nghề
☘️ Trường hợp 2: các cháu sẽ tiếp tục Hậu trung học, đăng ký Part time vào những trường Đại học, Cao đẳng hay trường Dạy nghề
☘️ Trường hợp 3: các cháu không đi học
☘️ Trường hợp 4: các cháu chưa đi học

Bài trước Hiền đã nói qua trường hợp một và hai. Hôm nay, Hiền sẽ phân tích cách sử dụng tiền RESP trong trường hợp thứ ba và thứ tư.

🔴 Trường hợp 3: các cháu không đi học Hậu Trung học:

🅰️ Vốn: Phụ huynh sẽ rút được tiền vốn (A) ra, số tiền này sẽ không đóng thuế.

🅱️ Grant của chính phủ hỗ trợ (B): sẽ trả lại cho Chính phủ hay chuyển xuống cho người thừa hưởng khác

🆎 Tiền lãi tích lũy (B1 + B2): có thể được thanh toán riêng. Đây được gọi là Khoản Thanh Toán Thu Nhập tích lũy (tiếng Anh viết tắt là AIP) và thường được trả cho Phụ huynh. Số tiền này sẽ bị đánh thuế theo thuế thu nhập của Phụ huynh và thêm thuế phạt 20% (của AIP) nữa. Để tránh hai khoản thuế này, CRA Sở Thuế chỉ cách cho mình né thuế luôn nhen.

💡Hiền sẽ cho Phụ huynh một ví dụ nhen:

Chị Mary có hai con Hanna 3 tuổi và Henry 1 tuổi. Mỗi năm chị để dành tiền học cho hai con chị $2,000 từ lúc cháu mới sinh ra cho đến khi cháu 17 tuổi, tích lũy được $36,000 vốn cho mỗi cháu. Tiền Grant của chính phủ hỗ trợ vào tiền học của Hanna và Henry là $7,200 cho mỗi cháu. Giả sử, trong khoảng thời gian để dành tiền 17 năm với công ty IA Segregated fund, tỷ lệ lợi nhuận 4 %, lợi tức thu được từ vốn và tiền Grant khoảng $22,000 cho mỗi cháu. Vì Hanna không muốn đi học, số tiền chị Mary sẽ lấy được như sau.

❗️Vốn (A): $36,000

‼️ AIP (tiền lãi tích lũy B1 + B2): Khi Hanna đúng sinh nhật 21 tuổi và RESP phải mở được 10 năm (trong trường hợp của chị Mary trên 10 năm), Phụ huynh sẽ làm đơn yêu cầu công ty IA rút AIP ra. Khi rút AIP, có bốn sự lựa chọn:

1️⃣ ✨Rút ra bằng tiền (in cash) thì bị thuế như đã đề cập ở trên.
2️⃣ ✨Chuyển vào Quỹ Hưu Trí của chị Mary để tránh thuế phạt 20% của AIP (tiền lãi tích lũy B1+B2) và thuế thu nhập
3️⃣ ✨Chuyển Grant và tiền lời xuống cho em của Hanna là Henry. Trong trường hợp Henry đã tối đa Grant là $7,200 rồi thì Grant sẽ được trả lại cho chính phủ. Có nghĩa là chị Mary sẽ đề nghị công ty IA chuyển tiền AIP của Hanna xuống cho Henry. Henry sẽ được tích lũy thêm tiền học sau này khi Henry 18 tuổi. Ví dụ: EAP của Henry sẽ là: $22,000 + $22,000 = $44,000
4️⃣ ✨Chuyển Grant và tiền lời xuống cho Quỹ RDSP Registered Disability Saving Plan

🌞 Nói tóm lại, khi để dành tiền học cho con, nhiều Phụ huynh thường hay suy tư 🌦️🌨️☀️💦 là không biết con mình có đi học hay không? Quý Phụ huynh cũng đừng nên lo lắng nhiều vì nói cho cùng, nếu Hanna không đi học và chị Mary không chuyển tiền tiền lãi tích lũy (B1+B2) xuống cho Henry thì chị Mary cũng vẫn tiếp tục để dành tiền lãi tích lũy (B1+B2) trong Quỹ RRSP của chị Mary. Chị Mary sẽ sử dụng số tiền này khi chị về hưu. Xuyên suốt thời gian để dành tiền trong Quỹ Hưu Trí, chị Mary tiếp tục hưởng được lợi từ tax sheltered (đặc thù của RESP cũng như RRSP là tiền lời đẻ ra tiền lời mà không bị đánh thuế trên tiền lãi tích lũy, chỉ bị thuế khi rút ra).

Một lưu ý nữa là khi chị Mary yêu cầu công ty IA chuyển số tiền AIP vào Quỹ Hưu Trí của chị Mary thì cuối năm công ty IA sẽ gởi T4A cho chị Mary khai thuế thu nhập; đồng thời nơi mở tài khoản Quỹ Hưu Trí RRSP của chị Mary cũng sẽ gởi cho chị Income Tax Receipt. Cả hai khoản này sẽ được bù lại (offset) cho nhau thì Phụ huynh không bị đóng thuế gì cả 🤷‍♀️

Lưu ý thứ hai là Hiền có thể giúp Phụ huynh mở tài khoản Quỹ Hưu Trí RRSP nếu Phụ huynh có nhu cầu.

🔴 Trường hợp thứ 4: các cháu chưa đi học.

🌱 Phụ huynh có thể chờ cho các cháu vài năm. Chính phủ Canada rất quan tâm, rộng lượng và thấu hiểu các cháu nên Chính phủ cũng chờ cho các cháu đi học, không vội đòi tiền Gran hỗ trợ lại. Nếu Phụ huynh quan tâm sẽ biết là khi mở Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn RESP, Phụ huynh sẽ được duy trì tài khoản này từ ngày mở đến khi đóng tài khoản là 35 năm. Đủ thấy chính phủ Canada kiên nhẫn cỡ nào!!! 💝💝💝

🔐 Theo kinh nghiệm trong nghề của Hiền, và theo tâm lý chung của các cháu ở đây. Có những cháu sau khi tốt nghiệp Phổ thông Trung học phần thích đi làm kiếm tiền, không thích đi học, phần chưa định hướng được mình thích nghề gì trong tương lai. Làm cha mẹ ai ai cũng mong con mình được ăn học tới nơi tới chốn. Trong những trường hợp như vậy Hiền cũng mong là Quý Phụ huynh thấu hiểu, thông cảm các cháu để các cháu trải nghiệm với những công việc lao động chân tay, hiểu được giá trị đồng tiền. Vài năm sau khi các cháu nhìn xung quanh mình thấy bạn bè có những công việc làm tốt, ổn định. Lúc đó, các cháu sẽ suy nghĩ mình nên trở lại trường để học một ngành nghề thích hợp, có một công việc nào đó tốt hơn công việc hiện tại của mình bây giờ. Hiền tin là với số tiền Phụ huynh còn để dành lại và chờ các cháu sẽ là một động lực lớn để các cháu có thể trở lại trường, để học những nghề mà mình thật sự yêu thích.

💞 Hiền cũng xin chia sẻ thêm là Hiền đã gặp một trường hợp như vậy. Hiền có người khách, sau nhiều năm con chị 18 tuổi, Hiền không thấy chị liên lạc với Hiền. Sau vài năm, khách đã gặp Hiền để chia sẻ rằng con của chị muốn đi học. Lúc đó mình vui lắm vì thấy được sự chờ đợi của người mẹ đã có kết quả. Cuối cùng, cháu cũng đã học được một ngành nghề cháu thật sự thích và biết ơn Ba Mẹ. Niềm vui của những người làm việc như Hiền chỉ có thế thôi.

🌷 Hiền xin được kết thúc bài viết ở đây. Hiền luôn cảm ơn các bạn đã theo dõi và đồng hành với nhóm Hiền. Hiền cũng cảm ơn sự kiên nhẫn của các bạn đã chờ đợi và đón nhận bài viết. Mới đầu, Hiền nghĩ là chủ đề này cũng khá đơn giản nhưng đến khi viết ra thì mới thấy là nó không đơn giản như mình nghĩ. Hiền chỉ tìm cách trình bày sao cho dễ dàng, đơn giản nhất có thể. Nếu có gì không hiểu, xin mọi người comment để Hiền có cơ hội giải thích thêm. Mến chúc mọi người một ngày cuối tuần vui vẻ và an lành 😊

Phụ huynh có nhu cầu và cần được tư vấn về cách sử dụng tiền học cho con em, xin vui lòng liên hệ Helen Hiền Nguyễn 604-505-8545.
🌸🌸🌸

04/12/2023

Hôm nay để tiếp thêm bài viết về Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn, Hiền sẽ chia sẻ về cách sử dụng tiền học trong Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn, phụ huynh đã để dành cho các cháu trong nhiều năm qua.

Trước hết Hiền sẽ phân loại Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn ở Canada. Thứ nhất là Group plan: chẳng hạn như Canadian Scholarship Trust (CST), Children Education Fund (CEF)…, thứ hai là Individual Plan (hay Self-Directed Plan) và Family Plan: thường được mở ở các Ngân hàng, công ty Bảo hiểm, Mutual fund company.

Nói về Group Plan thì cách rút tiền ra sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty.

Hiền chỉ đề cập về Individual Plan hay Self-Directed Plan trong bài viết này. Cách thức lấy tiền ra thông thường sẽ được dựa vào những quy định của Sở Thuế Canada Revenue Agency (CRA). Mọi người có thể vào tham khảo trang mạng của Canada Services:

https://www.canada.ca/en/services/benefits/education/education-savings/paying-education.html

Quý phụ huynh để dành tiền vô quỹ Tiết Kiệm Học Vấn cho các cháu đến 18 tuổi, trong tài khoản này sẽ có những khoản tiền như sau:

✅ Thứ nhất là tiền vốn (đặt tên là A)
✅ Thứ hai là tiền Grant của chính phủ cho (đặt tên là 😎
✅ Thứ ba là tiền lời của vốn đã được trừ phí (đặt tên là A1)
✅ Thứ tư là tiền lời của Grant đã được trừ phí (đặt tên là B1)

Sau khi các cháu tốt nghiệp trung học, sẽ có những trường hợp xảy ra:
❇️ Trường hợp 1: các cháu sẽ tiếp tục Hậu trung học, đăng ký Full time vào những trường Đại học, Cao đẳng hay trường Dạy nghề.
❇️ Trường hợp 2: các cháu sẽ tiếp tục Hậu trung học, đăng ký Part time vào những trường Đại học, Cao đẳng hay trường Dạy nghề.
❇️ Trường hợp 3: các cháu không đi học
❇️ Trường hợp 4: các cháu chưa đi học

Hôm nay, Hiền sẽ phân tích cách lấy tiền học ra trong trường hợp thứ nhất và thứ hai:

1) Trường hợp 1: học Full time
♦️Vốn: Phụ huynh sẽ rút được tiền vốn (A) ra, số tiền này sẽ không bị đóng thuế.
♦️Khoản tiền hỗ trợ giáo dục Educational Assistance Payment được viết tắt là EAP (gồm B+A1+B1): các cháu sẽ rút ra tối đa $8,000 của EAP. Sau 13 tuần học, nếu các cháu tiếp tục đăng ký học Full time thì toàn bộ số tiền còn lại của EAP sẽ được rút ra hết. Số tiền EAP này sẽ được đóng thuế trên thu nhập của học sinh. Học sinh thông thường sẽ đóng rất ít hay có khi không phải đóng thuế.

2) Trường hợp 2: học Part time
♦️Vốn: Phụ huynh sẽ rút được tiền vốn (A) ra, số tiền này sẽ không đóng thuế.
♦️Khoản tiền hỗ trợ giáo dục Educational Assistance Payment (EAP): các cháu sẽ được rút ra tối đa $4,000 của EAP (gồm B+A1+B1). Sau 13 tuần học, nếu các cháu tiếp tục đăng ký học Part time thì các cháu sẽ rút ra tối đa $4,000 EAP (gồm B + A1 + A2). Số tiền này sẽ được đóng thuế trên thu nhập của học sinh. Học sinh thông thường sẽ đóng rất ít hay có khi không đóng thuế.

==================
Hiền sẽ cho mọi người một ví dụ nhen:

Chị Mary để dành cho con chị tên Hanna mỗi năm $2,000 từ lúc cháu mới sinh ra cho đến khi cháu 17 tuổi, tích lũy được $36,000 vốn. Tiền Grant của chính phủ cho vào tiền học của Hanna là $7,200. Giả sử, trong khoảng thời gian để dành tiền 17 năm với công ty IA Segregated fund, tỷ lệ lợi nhuận 4 %, số lợi tức thu được từ vốn và tiền Grant khoảng $22,000. Tổng số tiền chị Mary có được là $36,000 + $7,200+$22,000 (đã trừ phí) = $65,200 khi cháu được 18 tuổi. Hanna đăng ký Đại học Full time thì số tiền chị Mary lấy được như sau:

🎗️Vốn: $36,000 năm thứ nhất Đại học
🎗️1st EAP: $8,000 khóa đầu của năm thứ nhất Đại học
🎗️2nd EAP: $21,200 khoá thứ hai của năm thứ nhất Đại học

Như vậy các bậc phụ huynh cũng yên tâm là trong năm đầu các cháu đi học là phụ huynh và học sinh đã rút tiền ra hết rồi phải không ạ?

Vì Hanna có nguyện vọng học ba hay bốn năm Đại học nên ở 2nd EAP chị Mary có thể chia $21,200 ra thành hai hay ba khoản tiền nhỏ để Hanna tránh không bị thuế vì lợi tức thu nhập cao, nên chị Mary sẽ rút ra như sau:

🎗️Vốn: $36,000 năm thứ nhất Đại học
🎗️1st EAP: $8,000 khóa đầu của năm thứ nhất Đại học
🎗️2nd EAP: $10,000 khóa thứ hai của năm nhất Đại học
🎗️3rd EAP: $11,200 năm thứ ba Đại học

Hay chị Mary cũng có thể rút ra theo cách như sau:
☀️Vốn: $36,000 năm thứ nhất Đại học
☀️1 st EAP: $8,000 khóa đầu của năm thứ nhất Đại học
☀️2 nd EAP: $7,000 khóa thứ hai của năm nhất Đại học
☀️3 rd EAP: $7,000 năm thứ ba Đại học
☀️ 4 th EAP: $7,200 năm thứ ba Đại học

Tất nhiên, mỗi gia đình, mỗi sinh viên, mỗi trường hợp khác nhau. Thông thường Hiền sẽ hẹn phụ huynh và học sinh để tư vấn cách rút tiền ra sao cho phù hợp với chương trình học và những giải pháp về thuế tối thiểu nhất cho học sinh.

Nói thiệt, mỗi khi phụ huynh lấy tiền học ra cho các cháu đi học, phụ huynh và học sinh vui làm Hiền cũng vui lây.

Bài viết cũng khá dài, Hiền xin hẹn lần sau. Mọi người có gì thắc mắc và cần được tư vấn, xin hãy liên hệ Hiền 604-505-8545.

Hiền chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ những bài viết của nhóm Hiền. Chúc mọi người luôn có những ngày vui vẻ. 💗💗💗

04/08/2023

💎💎💎 3 BÁU VẬT CUỘC ĐỜI KHÔNG THỂ THIẾU

Những người bạn tốt, người thầy hiền trí, những cuốn sách hay… là những điều quyết định thành bại của bạn trong cuộc đời. Tại sao tôi lại khẳng định điều này?

🎯1. THẦY HIỀN TRÍ
Một bậc THẦY-HIỀN-TRÍ: HIỀN tức là có lòng vị tha, sống biết vì người khác, không ích kỷ, háo danh, háo lợi.
TRÍ là có hiểu biết sâu sắc, thông minh.
THẦY - chính là người có khả năng & sẵn lòng hướng dẫn người khác. Tìm người như vậy rất khó, nhưng chỉ cần bỏ công tìm kiếm, nhất định gặp.

Nếu bản thân biết tìm đến những vị thầy hiền trí để học hỏi, bạn có thể tìm thấy được hướng đi đúng đắn nhất, tiết kiệm thời gian nhất và phù hợp nhất với bản thân.

Hơn thế nữa, bạn còn có thể phát triển hệ điều hành tâm thức và có cho mình công thức xây dựng một cuộc sống an yên, hạnh phúc.

Ta có thể tìm thấy thầy hiền trí ở đâu?
- Tác giả của những quyển sách bạn tâm đắc
- Diễn giả của những buổi chia sẻ bạn từng tham gia
- Sếp của bạn
- Các vị Thiền Sư
- Thầy của tất cả các Thầy (Lời Phật dạy)
Và có lẽ bạn không biết, cha mẹ chính là “người thầy hiền trí” đầu tiên giúp bạn khám phá thế giới này.

🎯2. TỦ SÁCH HAY
Ở bất cứ thời đại nào, sách luôn là chìa khóa mở cửa cho mọi sự thành công.
Nguồn tri thức từ sách vở vốn là vô tận, sách còn giúp bạn hoàn thiện nhân cách, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.

Tuy nhiên muốn sách dẫn đường cho ta đến tri thức, ta buộc phải chọn được sách tinh hoa và loại bỏ được “sách rác”.
Sách rác là những cuốn sách kém chất lượng, chứa thông tin sai lệch, vô bổ, chứa nội cổ xúy lối sống phi đạo đức,... nhằm đầu độc tâm hồn người đọc.

Ngược lại, sách tinh hoa là sách được chắt lọc từ những giá trị tinh túy của nhân loại, hàm chứa lượng tri thức lớn, là đỉnh cao trên tất cả mọi lĩnh vực và trường tồn với thời gian.

Vậy chúng ta có thể tìm sách tinh hoa ở đâu?
- Sách từ những bậc thầy uy tín bạn biết, và chưa biết (Những người họ Thích)
- Cuốn sách mà bạn đọc 10 trang đầu, bạn thấy rõ mình trong đó
- Cuốn sách có chiều sâu, không dung tục, cạn cợt...hài hước nhưng vẫn đứng đắn
- Những cuốn sách không khơi cho bạn LÒNG THAM mà ngược lại giúp bạn BÌNH AN, THÔNG SUỐT, BIẾT ĐỦ, MẠNH MẼ, VỊ THA hơn với người, với đời, với chính mình

Tuy nhiên để việc đọc sách trở nên có ý nghĩa, bạn phải áp dụng phương thức ĐỌC SÂU xuyên suốt quá trình đọc sách.

Tức bạn phải HIỂU được những gì mình đang đọc, sau đó hãy CHIÊM NGHIỆM những bài học giá trị, rồi cuối cùng hãy CHẮT LỌC đâu là kiến thức phù hợp cho bản thân và TỪNG BƯỚC VẬN DỤNG kiến thức tinh hoa vào đời sống.

🎯3. NHÓM BẠN TỐT
Người ta nói thường nói: “Thân gần 5 người bạn ham học hỏi, sâu sắc, biết giúp đỡ, sẻ chia. Bạn sẽ trở thành người thứ 6. Nhưng nếu thân gần 5 người bạn suốt ngày nhậu nhẹt, cuối cùng sẽ có 6 tên bợm nhậu.”

Cũng như câu nói ngày xưa của ông cha ta khi nói về việc chọn bạn “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Đa số chúng ta đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường xung quanh, nhất là những người ta thường tiếp xúc.

Vì vậy, có được những người bạn hiền, bạn tốt, những người bạn ham học hỏi sâu sắc kề bên sẽ giúp cuộc đời bạn phát triển tốt đẹp hơn rất nhanh chóng.

Vậy bạn hiền và bạn tốt thường xuất hiện ở đâu?
- Các nhóm thiện nguyện, cộng đồng.
- Các lớp học phát triển nhân cách, thái độ, tư duy đúng đắn, tích cực
- Công ty, công việc giúp phát triển cộng đồng (giáo dục, đào tạo,...liên quan nhân cách sống, giá trị sống)
- Các khóa thiền, khóa tu
- Ngay tại cửa miệng (chủ động làm quen, kết nối, giúp đỡ mọi người)

Và điều quan trọng hơn thảy, nếu như muốn có người bạn tốt, thì chính bạn phải là một người bạn tốt.
============
Liệu bạn đã tìm được các BÁU VẬT để sống một cuộc đời thật ý nghĩa chưa?
Nếu chưa, vậy thì hãy tiếp tục tìm kiếm hoặc tự tạo ra những BÁU VẬT cuộc đời để mỗi ngày trôi qua không hề vô nghĩa!

Nguồn: Trần Việt Quân
📸:

04/08/2023

🌟KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TIỀN🌟
LÀM SAO BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH

🎯Qua các bài trước, Hiền mong là các bạn có một bức tranh rõ hơn về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh việc quản lý tốt, việc lên kế hoạch để quản lý tiền như thế nào cũng là một bước không kém phần quan trọng. Sau khi xóa hết các nợ xấu rồi thì ngay giai đoạn này, các bạn có thể nghĩ đến các bước tiếp theo để tích lũy Quỹ dự phòng theo mô hình mà Hiền đã từng chia sẻ trước đây:
https://www.facebook.com/photo?fbid=151810264489947&set=pcb.151810301156610

🗝️Tùy vào nhu cầu và tài chính mỗi gia đình, mình có thể mở những tài khoản khác nhau. Đầu tiên, Hiền rất quan tâm đến việc bảo vệ người đang tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình dưới hình thức Bảo Hiểm Bệnh Hiểm Nghèo, Bảo Hiểm Bệnh Tật Trong Lao Động. Đây là việc rất quan trọng, giống như bảo vệ và bảo trì cho một nhà máy sản xuất gạo đang nuôi sống cả gia đình. Với sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất trong thực phẩm... ngày nay, số lượng người mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao so với thời ông cha chúng ta. Do đó, sản phẩm này hiện nay nay cũng được rất nhiều người quan tâm. Hiền từng chia sẻ qua bài viết về Bảo Hiểm Bệnh Hiểm Nghèo, các bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.facebook.com/photo/?fbid=142975612040079&set=a.118763697794604

📌Đối với các phụ huynh có sự quan tâm lớn với con cái, các bạn có thể tham gia tài khoản Quỹ Tiết Kiệm Học Vấn (RESP) cho con. Chính phủ Canada rất quan tâm và ủng hộ việc tham gia Quỹ Tiết Kiệm RESP bằng việc hỗ trợ một khoản tiền Grant tối đa lên đến $10,400 cho một trẻ. Không biết các bạn có quan tâm đến khoản “free money” này không? Nếu các bạn quan tâm, hãy xem bài viết này của Hiền từng chia sẻ nhé:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=119987301005577&set=a.118763697794604

🧮 Ở Canada, thuế là một vấn đề mà các bạn nên lưu tâm. Mình đi làm đóng thuế rất nhiều nhưng đồng thời cũng có cách mình được khấu trừ lại thuế một cách hợp pháp bằng hình thức tích lũy vào Quỹ RRSP. Từ đó, mình cũng được giảm nhẹ tiền nộp Thuế. Ngay cả chính phủ Canada vẫn đang khích lệ như thế. Các bạn có thể tham khảo ý kiến của các anh chị bên ngành Kế Toán Khai Thuế để biết mình nên tích lũy bao nhiêu thì có lợi cho mình.

✂️ Một số bạn có thói quen đợi cuối năm mới tích một lần nhưng với kinh nghiệm của Hiền là mình tích lũy mỗi tháng một ít cho đến cuối năm thì vẫn sẽ tốt hơn. Các bạn tham khảo thêm bài viết về RRSP tại đây:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=123110557359918&set=pb.100089829224429.-2207520000.&type=3

📍Để bảo vệ cho người thân, các bạn có thể nghĩ ngay đến một Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ. Ngoài việc thanh toán các khoản nợ lớn như mortgage, các chi phí trang trải trong gia đình, thì final expenses cũng là một vấn đề gây gánh nặng cho người thân. Ở Canada, có hai việc mà bất cứ người nào cũng không tránh khỏi, đó là THUẾ (tax) & CHI PHÍ CUỐI CÙNG (final expenses). Khi ra đi, các chi phí Funeral ở Canada cũng là một thách thức vì số tiền không ít. Giải quyết xong các chi phí thì khi mình ra đi cũng để lại một ít gì cho gia đình trang trải.

🔎Con đường còn dài lắm nhưng chắc chắn mình sẽ an ổn nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau khi đã chuẩn bị xong hết các bước trên. Hiền sẽ chia sẻ tiếp làm sao từ các tài khoản trên, tiền có thể sinh ra tiền. Đây là điều không phải nhiều người để ý tới. Việc mình làm thì cứ phải đi làm hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những con số vẫn âm thầm tăng lên theo thời gian. Đừng coi thường số tiền nhỏ vì với thời gian dài cộng thêm các quy tắc về Lãi Suất Kép (Compound Interest) sẽ cho bạn những bất ngờ rất thú vị.

🧡Các bạn thấy chủ đề ngày hôm nay thú vị và hữu ích, xin nhấn Like và Share bài viết để cho nhiều người được biết đến hơn nhe. Hiền chân thành cảm ơn.🧡

04/05/2023

💓CÓ MỘT TẤM LÒNG💓

Người Nhật khi dời trụ điện bằng gỗ đã bị mục nát đề thay bằng trụ điện bê tông thì những người thi công vô tình phát hiện ra trên cây trụ điện gỗ đang có một tổ chim. Thế là họ vẫn tiến hành trồng cây trụ điện mới và khéo léo để lại đoạn cây trụ điện có tổ chim kia!

Cũng vậy, người Tây khi làm nhà mái ngói họ thiết kế ra một góc nhỏ có gắn sẵn cái tổ chim để chim thiên nhiên có thể trú ngụ mà không phải cất công sức làm tổ nữa!

Người Nhật còn phải mua ngũ cốc, thóc gạo rải trên các cánh đồng khi mùa đông về, tuyết che trên các cánh đồng cho chim sếu và chim đi cư, chim trời ăn vì sợ chúng không kiếm được mồi!

Người Hàn khi thu hoạch trái cây trong vườn lớn. Bao giờ cũng chừa lại một góc nhỏ để chim, sóc... và người đi đường dùng giải khát...

Nhân bản đến thế...
💞💞💞
Sưu tầm
🌸🌸🌸

04/04/2023

🍁GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN THEO DÕI VÀ HÀNH ĐỘNG🍁

Bước 1: RÀ SOÁT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

Đây là bước quan trọng nhất trong hành trình. Thường là trung bình mình mất một tháng, nhưng lý tưởng nhất là làm trong vài tháng vì sau vài tháng mình sẽ thu thập được số liệu chuẩn nhất.
Đầu tiên, rất đơn giản, từ nay, các bạn ghi nhận lại tất cả các khoản chi tiêu của mình. Cách làm: các bạn nên sử dụng một cái app ghi chú trên điện thoại (ví dụ: Note), tạo một thư mục chuyên dùng cho ghi chú chi tiêu này. Ghi chú trên điện thoại sẽ nhanh chóng và tiện hơn cho các bạn. Nó tốn cỡ 10-15 giây sau mỗi khi bạn vừa chi khoản tiền nào trong ngày. Rồi từ bây giờ, mỗi khi thực hiện bất kỳ một thanh toán nào các bạn note liền các ghi chú với cấu trúc đơn giản thôi. Ví dụ: Tên món chi trả, ngày chi và số tiền...

Ví dụ:
Thanh toán tiền nhà
1/3/2023
$800

Thanh toán tiền điện
12/3/2023
$200

Tiền mua cafe
15/3/2023
$7

Các bạn cố gắng ghi lại NGAY LẬP TỨC VÀ TOÀN BỘ các chi phí trong ngày, không bỏ sót bất kỳ các chi phí nào. Có một số chi phí các bạn thoạt nhìn sẽ thấy nó nhỏ quá không đáng. Tuy nhiên, giai đoạn này, các bạn khoan hãy thẩm định là nó nhỏ hay lớn, có đáng hay không. Bước này, các bạn chỉ thu thập lại dữ liệu và quan trọng nhất là dữ liệu càng đầy đủ càng tốt.

Bước thứ 2: LẬP BẢNG CÂN ĐỐI THU CHI

Các bạn tạo một file excel trên máy tính của mình, lập nó theo cấu trúc thể hiện vài cột đơn giản: Lý do chi, ngày chi và số tiền phải chi. Trong phần số tiền phải chi, mình tách ra làm 3 cột để phân loại chi phí:

1. MUST HAVE (chi tiêu mà bắt buộc phải chi) như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại, xăng, bảo hiểm, tiền đi chợ mua thức ăn...v.v.

2. WASTE (chi tiêu lãng phí) như trả cho những buổi tiệc, ăn nhậu bạn bè, tiền mua máy chơi game, shopping ngẫu hứng, cafe với bạn bè...

3. NICE TO HAVE: nó nằm ở giữa 2 cột trên vì nó cũng không hẳn là lãng phí nhưng nó cũng không phải là sống còn. Chi phí đó có thể là tiền học các khóa học nâng cao bản thân, tiền gym (để tập thể dục) hoặc tiền mua sách...

CÁCH THỰC HIỆN: sau vài ngày (tốt nhất là mỗi ngày), mở ghi chú trên Phone ra, nhập vào bảng Excel phân loại này.

Cứ thu thập và phân loại như vậy trong một khoảng thời gian. Ít nhất là một tháng và tốt nhất là vài tháng vì một số chi tiêu không xuất hiện ở tháng này nhưng sẽ xuất hiện ở tháng sau. Sau một thời gian, mình sẽ có một bức tranh khá rõ là trong mỗi tháng mình sẽ tốn bao nhiêu cho từng mỗi loại chi phí.

Ví dụ: thu nhập của bạn, một tháng sau thuế là $3,000.

Tổng số MUST HAVE, mình tạm gọi là MỨC CHI TIÊU TỐI THIỂU mỗi tháng là $2,000.

Tổng số MUST HAVE cộng với NICE TO HAVE, mình tạm gọi là MỨC CHI TIÊU TIÊU CHUẨN mỗi tháng là $2,500.

Tổng số MUST HAVE + NICE TO HAVE + WASTE, mình tạm gọi là TỔNG CHI TIÊU mỗi tháng là $3,000.

Ngoài ra, các bạn làm thêm một bảng ghi lại các thu nhập, ra con số TỔNG THU NHẬP (sau thuế). Thường thì khoản này tương đối đơn giản. Thông thường, đó là nguồn thu từ lương của bạn. Nếu có bạn làm thêm thì ghi thêm các khoản thu nhập khác bên ngoài vào.

Đây là thao tác mà trong kinh doanh người ta thường gọi là BẢNG CÂN ĐỐI THU CHI (Balance Sheet). Sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

TỔNG THU NHẬP = TỔNG CHI TIÊU: nhu cầu tiêu xài của các bạn ngang với mức thu nhập (như ví dụ trong trường hợp này)

TỔNG THU NHẬP > TỔNG CHI TIÊU: may mắn là mình có dư để có tiền tích lũy! Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các anh chị làm trong ngành tài chính, các bạn có lương cao hơn thì tự động các bạn cũng xài nhiều hơn. Nên cuối cùng cũng không có dư mấy.

TỔNG THU NHẬP < TỔNG CHI TIÊU: các bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng Nợ Nần. Đây là lúc mình cần phải rà soát lại các khoản thu chi của mình. Và nếu bạn nào đã lỡ đang trong tình trạng Nợ Nần rồi, thì các bạn phải bắt tay vào ngay việc XÓA NỢ.

CÁC BƯỚC XÓA NỢ: Đây là bước quan trọng thứ hai (đứng sau bước lập bảng cân đối Thu-Chi).

Dựa trên BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ mà mình đã theo dõi vài tháng liên tục, các bạn đã liệt kê ra được MỨC CHI TIÊU TỐI THIỂU. Có nghĩa là mình phải bước vào một giai đoạn hơi KHAM KHỔ một chút, các bạn sẽ chỉ sống với mức Minimum của mình, dựa vào mức chi tiêu tối thiểu mà mình đã liệt kê ra. Chắc chắn, đây là giai đoạn khó khăn nhất của các bạn vì các bạn đã quen với mức chi tiêu thoải mái của ngày xưa. Hơn nữa, các bạn sẽ phải sống trong mức này trong một thời gian khá là dài, có thể tính bằng một hoặc hai năm. Để xóa được nợ, các bạn sẽ cần một sự nỗ lực và sự kiên trì rất lớn. Mình phải hiểu là mình đang trong giai đoạn Nợ Nần, là một giai đoạn M nên bắt buộc mình phải chịu khó hơn các giai đoạn bình thường. Toàn bộ số tiền NICE TO HAVE & WASTE sẽ dùng cho mục đích trả nợ.

Cách để bảo quản tiền tốt nhất là mở thêm một tài khoản ở một ngân hàng khác và dùng lệnh chuyển tiền tự động. Ví dụ: ngày 1 tháng 4, bạn nhận tiền thanh toán lương vào tài khoản ngân hàng CIBC hay RBC gì đó. Ngày 2 tháng 4, có cài sẵn lệnh chuyển tiền tự động tách 1/4 số tiền lương đó ra vào tài khoản TD hay BMO chẳng hạn. Mình gọi nó là tài khoản Emergency Fund. Đây là cách đảo chiều tích lũy: bằng cách này, mình sẽ ép mình vào thế sống đúng với nhu cầu cho phép của mình. Với thời gian, mình sẽ dần có một khoản tiền để trả Nợ.

Khoản tiền trong Emergency Fund sẽ không được phép sử dụng trừ trường hợp khẩn cấp như bệnh tật, mất việc, nhà hư, xe hư… và trong trường hợp này, trả nợ là một một trong những vấn đề khẩn cấp nhất cần phải được giải quyết. Nếu nhiều nợ thì giải quyết các nợ có lãi suất cao trước, rồi sau mới đến bạn bè và người thân. Ngay khi các bạn xây dựng được lộ trình trả nợ và thương lượng được với những người chủ nợ như vậy là ngay lập tức áp lực nợ nần của các bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Chất lượng cuộc sống của các bạn cũng được cải thiện hơn ngay từ bước này rồi. Và khi các bạn đã có kế hoạch, chân thành chia sẻ với bạn bè và người thân về kế hoạch thanh toán của mình để được sự thông cảm nếu chậm trễ. Qua đó, mình cũng xây dựng lại niềm tin và uy tín của mình. Việc duy nhất trong giai đoạn này là tập trung sống ở mức Minimum và sử dụng tài khoản Emergency để trả nợ. Hy vọng, sau một thời gian không lâu, nợ xấu sẽ chấm dứt.

Bài sau, Hiền sẽ tiếp tục chia sẻ về các bước Sắp xếp Dòng Tiền và Tích Lũy.

🍁Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi🍁

Want your business to be the top-listed Finance Company in Vancouver?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address


3151 Main Street
Vancouver, BC
V5T3G8

Other Insurance Agents in Vancouver (show all)
Stella Ng, Senior Wealth Manager at Raymond James Stella Ng, Senior Wealth Manager at Raymond James
2100/925 West Georgia Street
Vancouver, V6C3L2

As a Financial Advisor at Raymond James Ltd., I provide my clients with peace of mind through ongoin

Minnie心中有彩虹 Minnie心中有彩虹
Vancouver

Try my best to help everyone including myself !

YingSights Financial YingSights Financial
Vancouver

Be smart in financial and protection planning; Be happy in nature and life;

Raymond at Uniwealth Raymond at Uniwealth
950-1200 W. 73rd Avenue
Vancouver, V6P6G5

Since 2016

RUI KANG -RAIN-Uniwealth Insurance RUI KANG -RAIN-Uniwealth Insurance
950-1200 W 73rd Avenue
Vancouver, V6P6G5

Focus

Best Universal Life Money Back Guaranteed insurance Best Universal Life Money Back Guaranteed insurance
6595 Fraser Street
Vancouver, V5X3T4

Building Financial Foundations For Families To Empower Them Today And Leave A Legacy For Tomorrow

Saiful Nizam - Zurich Takaful Saiful Nizam - Zurich Takaful
Vancouver

I can give you a brief introduction to the working principle of helping merchants increase product s

Shay "Shy" Keil - Senior Wealth Advisor, Scotia Wealth Management Shay "Shy" Keil - Senior Wealth Advisor, Scotia Wealth Management
650 West Georgia Street
Vancouver, V6B4N9

We guide clients in achieving their financial goals, cash flow needs and tax smart investing.

HUB International HUB International
505 Burrard Street, #1900
Vancouver, V7X1M6

HUB Vancouver offers business insurance and employee benefits solutions. Contact one of our Vancouver BC insurance brokers today to learn more.

Odilon Bello - Knights of Columbus Odilon Bello - Knights of Columbus
Vancouver

As a Knights of Columbus Field Agent, servicing Brother Knights in BC & Yukon.

Mortgage Insurance BC Mortgage Insurance BC
1040 W Georgia Street
Vancouver, V6E4H1

Independent Licensed Agents working to help you navigate the world of insurance. Don't choose your lenders Mortgage protection, get more for less. We are in this industry to help f...

Cyndie Mason Insurance Cyndie Mason Insurance
Vancouver

Cyndie Mason is an Independent Sales Leader with Combined - A CHUBB Company.