Tủ thuốc Bác sĩ Thương Yêu

Nơi chia sẻ kiến thức và các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phụ nữ và người bệnh ung thư

23/04/2024

LỜI RU CHO MẸ
Hôm nay mưa, những giọt nước trong veo khẽ rơi và bám lưu luyến trên từng chồi non, chiếc lá. Tôi dạo bước rồi hít một hơi dài để cảm nhận sắc xuân và làn không khí tích cực đầu ngày trước khi vào guồng quay tại bệnh viện.
“Giường 708 trở nặng, các chỉ số tăng cao, dịch ổ bụng nhiều quá!”
“Giường 737 bệnh nhân nôn nhiều quá, gọi chủ nhiệm khoa tiêu hóa lên hội chẩn!”
“Khoa ung bướu 6 đang quá tải, lên hỗ trợ với!”
“Còn trống giường nào không? Mấy bệnh nhân cần nhập viện gấp!”

Nghe như đang ở khoa cấp cứu nhưng không phải, sáng nay 5h30 sáng cả bác sĩ và hộ lý đã chạy rầm rầm để cấp cứu một bệnh nhân nôn nước trong, huyết áp lên cao vọt rồi rơi xuống. May mắn sau hơn một tiếng nỗ lực, bác sĩ đã kéo người phụ nữ qua cơn nguy kịch.
Làm việc ở khu phòng bệnh khoa ung bướu hôm nào cũng vậy, từ sáng đến chiều ngoài các quy trình cơ bản là giao ban, kiểm tra giường bệnh, kê đơn, viết bệnh án, can thiệp ngoại trị, hội chẩn… còn phải liên tục phải xử lý các vấn đề bộc phát, nguy cấp của người bệnh, rồi cả trả lời những thắc mắc, phản hồi đề xuất của người nhà bệnh nhân. Nhịp độ liên tục và áp lực từ các ca trở nặng khiến cho các bác sĩ đến cuối ngày cũng đều thấm mệt cả, không có gì lạ nếu như bàn làm việc của bác sĩ đều không long lanh, gọn gàng như trên các bộ ảnh tuyên truyền mà đều tấp đầy hồ sơ, báo cáo và cả thuốc bổ trợ sức, sơ can giải uất, giải tỏa stress :))
“Cám ơn bác sĩ Hàn, nhờ bác sĩ kịp thời can thiệp mà mẹ tôi đã tạm ổn rồi, bà ấy cuối cùng đã tỉnh, ban nãy còn cười với tôi nữa!” - Người nhà bệnh nhân cấp cứu hồi sáng hớt hải chạy qua văn phòng bác sĩ vui mừng nói với sư tỉ của tôi.
“Không có gì, bác sĩ nào cũng sẽ hành động như tôi thôi. Qua được cơn nguy kịch rồi nhưng vẫn cần phải rất cẩn thận, hôm nay sẽ truyền thuốc bắc để hồi sức cho bà, mạch vẫn đang yếu lắm.” - Hàn sư tỉ mỉm cười, cả đêm trực canh người bệnh nên nụ cười của tỉ cũng thấp thoáng vẻ mệt mỏi.
“Tôi đang cố gắng sắp xếp để tổ chức đám cưới thật sớm trong tháng này, tất cả đặt hi vọng vào các bác sĩ, mong bác sĩ giúp đỡ để mẹ tôi còn kịp chứng kiến hạnh phúc của tôi…” Anh thanh niên quệt vội dòng nước mắt khẩn khoản nói.
“Bà ấy đợt này sợ ngủ rồi đi mất, nên không dám ngủ, cứ mở mắt cố tỉnh, mà như vậy thì càng suy kiệt, bác sĩ có cách nào giúp tôi không?” - Anh chợt nhìn sang tôi.
“Để tôi qua nói chuyện với bà ấy giúp anh… ” - Tôi nghe đến đó nhận lời luôn.
Nhẹ nhàng bước đến giường bệnh, tôi nắm lấy tay bà. Người phụ nữ mở mắt nhìn tôi, giọng nói yếu ớt cứ vài ba câu lại phải nghỉ một nhịp.
“Tôi sợ lắm bác sĩ ạ… Còn nhiều thứ cần phải làm cho chồng cho con quá… ”
“Đúng rồi, ai cũng sợ điều này cả… Có người sợ thì sẽ thoái lui, sẽ hoảng hốt, không dám ngủ nghỉ, và sẽ đặt mình vào thế bị động, đau khổ, bị bệnh tật rượt đuổi rồi chạy trốn… Và cũng có những người, họ dù rất sợ, nhưng lựa chọn đứng dậy chiến đấu, họ có quá nhiều lý do để không chịu trói trước bệnh tật, cần ăn họ sẽ ăn, cần ngủ họ sẽ ngủ, vì biết như vậy mới có sức lực, tinh thần để chiến thắng bệnh tật… Hôm nào tôi cũng thấy chồng chị chăm chút chị từng li từng tí thật đáng ngưỡng mộ, con trai chị chắc cũng mong được bên mẹ lâu hơn đấy…”
Hai hàng nước lăn ra khỏi khóe mắt người phụ nữ, cô khẽ gật đầu. Tôi rời đi và dặn anh con trai đang đứng trước cửa, ngồi bên cạnh mẹ trò chuyện nhiều hơn, kể về các dự định tương lai cùng làm với mẹ, để tạo động lực cho mẹ sống…
Chiều tối, sau khi đã châm cho vài bệnh nhân, tôi sắp xếp đồ đạc chuẩn bị về thì nghe cô đưa cơm đi qua nói:
“Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chỉ thấy mẹ ru con, đây là lần đầu tiên thấy con ru mẹ ngủ! Giá mà tôi có đứa con trai hiếu thuận như thế này thì tốt biết mấy!”
Cô chùi mũi đã đỏ lựng vội đẩy xe đi tiếp. Tôi theo tiếng ru vọng ra từ cuối hành lang đến trước cửa phòng bệnh lén nhìn vào. Chỉ thấy anh thanh niên lúc chiều đang ngồi ở đầu giường, người phụ nữ đã nhắm mắt nằm yên tay nắm chặt tay con. Anh dịu dàng tay vuốt nhẹ mái tóc hoa râm của mẹ, khẽ hát:
“Mỗi khi trăng treo trên bầu trời, thảo nguyên liền trở nên an tường
Gió thổi qua ngọn cỏ, đất bùn cũng thơm hương
Tôi và nỗi nhớ chìm vào trong mộng tưởng
Mỗi khi ánh trăng tỏa sáng mái nhà, chỉ có đám mây ấy đang lặng lẽ thưởng thức
Chiếc nôi của mẹ đung đưa cả tuổi thơ
Những câu chuyện ngày xưa, chậm rãi kể từng đêm
Ánh trăng trên thảo nguyên, là ánh mắt của mẹ
Chiếu sáng trong lòng con, cùng với nỗi niềm ấy
Ánh trăng trên thảo nguyên, lời cầu nguyện của mẹ
Nơi đâu có nhà,nơi đó là thiên đường…”

-- Bác sĩ Thương Yêu --

19/04/2024

Hôm nay có cặp vợ chồng người Nam Thông đến tìm thầy kê đơn. Người phụ nữ trung niên vừa tới cửa khu khám bệnh đã chào hỏi hết những cán bộ y tế xung quanh, rồi chu đáo hỏi han động viên các bệnh nhân khác.
"Hơn 11 năm rồi các bác ạ, K gan không phẫu thuật được, không can thiệp hoá xạ được, vậy mà tôi vẫn thường xuyên đến điểm danh với giáo sư Hầu đấy!"
Nghe tiếng bà từ bên ngoài, thầy tôi lắc đầu cười:
" Sắp thành chuyên gia K gan đến nơi rồi! Cửu bệnh thành lương y mà, nhiều người được tinh thần tích cực của bà ấy cứu sống đó! Ơ kìa! Chiến sĩ vào đây nhanh tôi bắt mạch xem nào!"
Người phụ nữ cười tít mắt ngồi xuống đưa tay cho thầy tôi kiểm tra. Nhìn tinh thần khoẻ khoắn, sắc mặt hồng nhuận của bà, tôi không hề cảm thấy bà đang là một bệnh nhân K.
" Đợt này nhà có chuyện vui hả?"
" Giáo sư bắt mạch không những biết bệnh mà còn biết nhà tôi có hỉ sự thật thần kỳ quá!" - Người phụ nữ như reo lên.
"Cách đây 2 tháng, mạch của cô ấy còn đang có tia khẩn uất, hôm nay như được trút bỏ ra vậy. Mạch đã hòa hoãn hơn, thả lỏng hơn nhiều, hơn nữa ở thốn trái có thể cảm nhận được nhịp độ như sóng hài âm. Nhưng thế chính của mạch vẫn là động - hoãn nhé!”
Thầy vừa nói vừa chỉ cho tôi bắt mạch, mạch bệnh thì tôi đã bắt nhiều, nhưng để chi tiết quan sát được cảm xúc người bệnh thì thực sự đôi khi tôi chưa để ý đến.
“Hỉ thì khí hòa mà chí đạt, vinh vệ thông lợi, nên khí hoãn nhé!” Thầy lại dẫn lời của “Tố vấn” vào để giải thích cho tôi rõ hơn. Tôi nhắm mắt, hít thở sâu để cố gắng tĩnh lại cảm nhận thế mạch người bệnh. Không hề dễ dàng! Gần đây áp lực nghiên cứu và guồng công việc như vũ bão của khu phòng bệnh khiến tôi tâm phù khí táo, thần chí luôn có các deadline lớn nhỏ bay lượn trong đầu, muốn đặt mình quay trở lại trạng thái thuần khiết hiện tại - chỉ có bản thân và mạch - thật khó. Mỗi lần như vậy, thầy lại lôi tôi xuống như lôi con diều đang chấp chới trên không trung.
“Con trai tôi cuối cùng đã chịu mang con dâu về cho tôi rồi! Từ lúc mẹ bị bệnh hiểm nghèo, bụng đầy nước, các bệnh viện lớn nhỏ đều lắc đầu, nên chỉ muốn tập trung chăm sóc mẹ, vì sợ không còn nhiều thời gian bên mẹ nữa. Hữu duyên tìm được giáo sư Hầu, tôi như cỏ khô được tưới nước xanh trở lại, nó mới chịu có bạn gái, nếu không, giáo sư ạ, đến nhắm mắt tôi cũng thấy tội lỗi vì mình mà lỡ mất đời con! Gia đình tôi nợ ông quá nhiều!”
Người phụ nữ vừa nói vừa rơm rớm nước mắt nhìn thầy đầy sự biết ơn và kính trọng. Tôi hiểu được ý nghĩa của công việc này, không chỉ đơn giản là chữa bệnh cứu người, mà còn cứu lấy cuộc sống, hạnh phúc của tất cả mọi thành viên trong một gia đình người bệnh. Đơn thuốc thầy kê cho người bệnh chỉ vỏn vẹn 1 tuần vì họ không có bảo hiểm bệnh nặng để thanh toán chi phí đắt đỏ ở Thượng Hải, sau khi uống hết thuốc họ có thể tự bốc thuốc ở các quầy thuốc tại địa phương, giá cả ổn hơn, thầy đều hỗ trợ khám miễn phí qua mạng cho họ. Bao năm nay thầy vẫn duy trì đều đặn như vậy với người bệnh dù công việc vô cùng bận rộn.
Xong việc, còn 30 phút cuối, tôi tranh thủ khấu hao thầy về kinh nghiệm điều trị tích dịch ổ bụng ở người bệnh ung thư. Thầy nhìn tôi nói:
“Tiến sĩ nhỏ, tôi tặng em hai câu này, em suy ngẫm và linh hoạt dùng cho người bệnh nhé. “Dương bất hoá tắc âm thành hình” “Huyết bất lợi tắc vi thuỷ”
Nói xong thầy cầm bút lại tiếp tục lật cuốn Thương hàn luận đang đọc dở.
Tôi lẩm nhẩm: “Dương bất hoá tắc âm thành hình, huyết bất lợi tắc vi thuỷ” . Đạo lý này nghe nhiều, đọc nhiều mà hôm nay tư duy để áp dụng vào ung thư tích dịch ổ bụng mới thấy không dễ tí nào. Là một bác sĩ, chúng ta không thể nói qua loa đại khái, mà phải tư duy thật kỹ, từ đó vạch ra được hướng để định hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Danh y Trương Cảnh Nhạc có nhắc: “ Dương động mà tán, nên hóa khí, âm tĩnh mà ngưng, nên thành hình.” Do vậy, ở đây âm và dương là chỉ trạng thái động - tĩnh, khí hóa - ngưng tụ, phân hóa - hợp thành… của sự vật, từ đó giải thích sự chuyển hóa lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của vật chất và năng lượng. Dương chủ động mà tán, có thể thúc đẩy khí hóa vạn vật, tức là dương có tác dụng khí hóa, thúc đẩy tạng phủ phát huy chức năng thường ngày. Và dương tính nóng nên có thể hóa âm thành khí. m tính ngưng liễm nên ngưng có thể thúc đẩy vạn vật tích tụ lại thành hình. Chính khí trong cơ thể vô hình, thuộc dương; tinh huyết tân dịch hữu hình, thuộc âm. Âm tinh và dương khí có thể chuyển hóa lẫn nhau, tinh huyết tân dịch muốn chuyển hóa thành khí, cần dựa vào tác dụng khí hóa của dương; còn khí muốn chuyển hóa thành tinh huyết tân dịch, thì không thể tách rời tác dụng thành hình của âm. Nếu quan sát kỹ, khi được đun sôi, hơi nước bốc lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt, từ hơi nước vô hình (dương) biến thành giọt nước hữu hình (âm) cần có 2 điều kiện: phải có khí (dương) và có âm hàn, nên chúng ta sẽ thấy nước thường bám nhiều ở vung nồi.
Ung thư cũng vậy, theo quan sát ở nhiều ca lâm sàng thì tôi cho rằng những người có thể chất dương hư sẽ dễ dàng sinh u cục, bởi dương khí không đủ sẽ không có năng lực chống lại sự thành hình của âm tà. Do đó tà khí đi vào tam âm, nơi dương khí yếu ớt nhất để ngưng tụ thành hình, gây u cục. Từ góc độ tế bào học, thì chức năng phân hóa, chết đi của tế bào tương đương với “dương hóa khí”, mà sự nhân lên về số lượng, tăng trưởng về kích thước sẽ tương đương với “âm thành hình”, mà sự phát triển dị thường, nhân lên mất kiểm soát, rối loạn phân hóa hay ngừng chết tế bào đều là các đặc trưng cơ bản thường gặp ở ung thư, bệnh máu trắng. Từ đó có thể nhìn ra, bản chất của ung thư trong Đông y chính là dương khí bất túc, âm hàn tích tụ.
Tiếp đó, “Huyết bất lợi tắc vi thủy” đây là câu nói của thánh y Trương Trọng Cảnh để cho thấy rằng điều trị “thủy” không thể tách rời trị “huyết”. Tôi có tìm hiểu thêm về “Huyết luận chứng” thì thấy cũng nhắc tới huyết tích lâu ngày, sẽ có thể hóa thành đàm thủy, như vậy quá trình vận hành của thủy dịch trong cơ thể sẽ có mối liên quan mật thiết đến trạng thái của huyết. “Huyết bất lợi” nghĩa là ứ huyết trở lạc, huyết vận hành không thông lợi. Trong lâm sàng, bệnh nhân ung thư trải qua quá trình hóa trị làm hư hao dương khí, khiến chức năng ôn ấm kém, hàn sẽ dễ ngưng trệ lại ở kinh mạch gây nên hiện tượng ứ huyết trở trệ; quá trình xạ trị gây tổn hại tân dịch, huyết dịch sẽ ở trạng thái đặc, khó vận hành; hoặc tổn thương do dao phẫu thuật tác động cũng gây tắc trở huyết mạch, cuối cùng hình thành sản phẩm bệnh lý: ứ huyết. “Huyết bất lợi tắc vi thủy” nghĩa là do huyết ứ không thông sẽ cản trở sự vận chuyển của khí cơ, mạch đạo, ảnh hưởng đến sự phân bố tân dịch, dẫn đến thủy dịch tích đọng. Do đó, để xử lý vấn đề tích dịch ổ bụng cho người bệnh ung thư, cần tập trung xử lý ở 3 điểm: dương, khí, huyết. Vậy chúng ta rút ra được 3 pháp trị chính đó là Ôn dương lợi thủy, hành khí lợi thủy, hoạt huyết lợi thủy.

THỨ NHẤT ÔN DƯƠNG LỢI THỦY
Tùy theo tình hình phát triển bệnh lý và giai đoạn điều trị kết hợp với phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, miễn dịch… của người bệnh mà đánh giá tình hình dương khí trong cơ thể, đặc biệt khi bệnh vào giai đoạn cuối, dương khí tổn hại nặng nề, khí huyết tân dịch khuy hư, ngũ tạng suy yếu, tỳ thận kém, âm dương đều thương tổn… Thận có tác dụng làm ôn ấm toàn bộ tạng phủ cơ thể, cổ động dương khí, thúc đẩy khí huyết sinh hóa và vận hành. Tỳ chủ vận hóa hỗ trợ thận dương chưng hóa, ôn ấm và phân bố thủy dịch. Nếu tỳ thận dương hư, cơ thể không ấm, khí huyết vận hành tắc trở, thủy ẩm tích tụ, chảy vào ổ bụng gây nên các biểu hiện: bụng căng trướng, thích ấm thích xoa ấn, ăn kém, sợ lạnh, người mệt mỏi, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế… Đối với trường hợp này có thể ôn dương hành khí, kiêm lợi thủy, tùy thới quen và kinh nghiệm cá nhân để chọn phương dược, tôi thích dùng Linh quế truật cam thang gia giảm, thêm tục đoạn, đỗ trọng, can khương, ngô thù, bổ cốt chỉ… để tăng cường ôn bổ, thêm đại phúc bì, ý dĩ, xa tiền thảo… để tăng lợi thủy, và thêm các vị có tính lưu thông cao như uất kim, kê huyết đằng, khương hoàng… Đặc biệt chú ý, để ra được phương dược hiệu quả, chính xác cần biện thật kỹ mối tương quan của dương khí và lượng thủy dịch tích trong ổ bụng là bao nhiêu, không thể lúc dương khí đang rất yếu mà lại dùng quá nhiều vị lợi thủy, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

THỨ HAI HÀNH KHÍ LỢI THỦY
Khí là vật chất cấu thành và duy trì hoạt động sống của cơ thể, có tác dụng thúc đẩy tinh huyết tân dịch hình thành và vận chuyển phân bố khắp nơi. Nếu như khí trệ uất bế lại, thì lực thúc đẩy này cũng trở nên kém đi, huyết dịch không thể vận chuyển thuận lợi nuôi dưỡng tạng phủ, kinh lạc, dễ dẫn đến hoạt động sinh lý của tạng phủ, kinh lạc bị suy yếu đi. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đa phần sẽ có các vấn đề hư thực thác tạp, tỳ vị vận hóa kém, can sơ tiết kém, khí cơ thăng giáng bất thường. Ở đây, chúng ta cần chú ý đến chức năng của can đởm, can khí uất kết thì thiếu dương khó xoay chuyển được, tam tiêu chi khí sẽ bị kẹt lại, không lưu thông, dẫn đến thủy ẩm tích đọng lại ở ổ bụng. Giai đoạn này sẽ thấy có những triệu chứng của can khí uất kết, tỳ hư thất vận như mệt mỏi, ăn kém, bụng chướng đầy, đau tức ở mạn sườn, đại tiện bất thường, lưỡi có rêu trắng hoặc trơn nước, mạch trầm huyền tế. Lúc này, điều cần làm là sơ lợi khí cơ, xoay được trục thiếu dương để thông trung tiêu. Xin chia sẻ phương dược mà tôi đã kéo được rất nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối bụng trướng tích dịch quay trở về ổn định và đang duy trì cuộc sống bình thường, đó chính là Sài hồ sơ can tán/Tiểu sài hồ thang kết hợp với Tam nhân thang. Đó là phương cơ bản, tất nhiên với thể trạng, giai đoạn và loại ung thư khác nhau sẽ phải biện chứng gia giảm cho phù hợp, ví dụ như nếu ho suyễn, tức ngực, đoản khí… tức là phế khí tuyên giáng kém thì có thể gia thêm qua lâu bì, tô tử, chỉ xác, khổ hạnh nhân để lý khí khoan hung, tuyên giáng phế khí; nếu bụng căng chướng nặng, buồn nôn hoặc nôn mửa có thể thêm toàn phúc hoa, mai khôi hoa, phật thủ… để tăng cường thư can giáng vị; hoặc nếu đau bụng, sờ thấy lạnh bụng dưới, tay chân cũng lạnh, đi ngoài phân lỏng… thì thêm can khương, ô dược, phụ tử chế để ôn bổ dương khí, giúp thủy dịch tan nhanh hơn…

THỨ BA HOẠT HUYẾT LỢI THỦY
Thông thường tiến trình ung thư phát triển rất nhanh, đặc biệt các loại ung thư đường tiêu hóa, quan sát kỹ ta sẽ thấy đa phần huyết dịch trong người họ đều bị ứ trệ nặng nề, sắc mặt tối sạm hoặc mặt dưới lưỡi mạch máu căng đen rõ rệt đều là biểu hiện của phần nhiều bệnh nhân giai đoạn cuối. Làm cho huyết dịch được vận hành trở lại, tức là hoạt huyết hóa ứ chính là cách để hệ thống giao thông trong cơ thể thuận lợi, dương khí có thể đi khắp các cơ quan tổ chức, từ đó phục hồi lại trạng thái vận hành bình thường của thủy dịch. Đặc điểm cơ bản của các bệnh nhân có thể dùng pháp hoạt huyết hóa ứ là sắc mặt tối sạm, móng tay móng chân tím tối, đau bụng cố định một chỗ, đau liên tục, không thích ấn chạm vào, lưỡi tím tối hoặc tím nhạt, có điểm ứ huyết, mạch huyền trầm hoặc sáp trầm. Dùng đương quy bạch thược tán làm phương cơ bản để dưỡng huyết điều can, kiện tỳ lợi thấp (gồm đương quy, bạch thược, xuyên khung, bạch linh, bạch truật, trạch tả… ), tùy theo biện chứng thể trạng người bệnh mà gia giảm uất kim, khương hoàng, nhũ hương, một dược để gia tăng lưu thông, hành khí hoạt huyết; đồng thời lợi thủy hóa ứ bằng ích mẫu thảo, ngưu tất, vương bất lưu hành… Nhưng đặc biệt chú ý, do ung thư giai đoạn cuối thường xuất hiện triệu chứng xuất huyết nên cần thận trọng khi dùng các vị phá huyết như tam lăng, nga truật, thủy điệt, xuyên sơn giáp…

Nhờ câu nói này của thầy mà tôi bỏ nguyên buổi chiều ra để hệ thống lại tư duy điều trị. Tất nhiên, với đối tượng bệnh lý phức tạp, biến hóa liên tục như bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đây chưa phải là toàn bộ mà chỉ là phần mà thầy cho rằng sẽ là chìa khóa để xử lý vấn đề, từ chìa khóa này với mỗi bác sĩ, mỗi người bệnh, tùy vùng miền và thói quen dùng thuốc khác nhau sẽ cho ra vô vàn những phương thuốc hiệu quả. Mong rằng chút chia sẻ này sẽ giúp ích cho những anh chị em bác sĩ đang quan tâm đến mảng ung thư, hoặc những ai đang có người thân bị ung thư cần hiểu về cơ chế, tư duy dùng thảo dược trong điều trị ung thư. Ung thư cũng như bao căn bệnh khác, không có bài thuốc chung đánh trăm trận trăm thắng, mà chỉ có người thầy thuốc đang dùng hết trái tim, khối óc để cố gắng đưa ra cho người bệnh tấm bản đồ chiến dịch của riêng mình.
— Bác sĩ Thương Yêu —

10/03/2024

Thật vui vì vừa đầu tháng đã nhận được tin mừng về các em bé, có những em bé đã bình yên vào tổ của mẹ, cũng có những em bé đã qua cơn nguy hiểm giai đoạn cuối thai kỳ để mẹ tròn con vuông đến với thế giới này. Tôi nghĩ rằng đây chính là món quà tuyệt vời dành tặng cho các mẹ ngày quốc tế phụ nữ. Cám ơn tạo hóa thiêng liêng và tinh hoa y học đã mang đến cho chúng ta những thiên thần đáng yêu và đây cũng là niềm hạnh phúc của mỗi người mẹ, mỗi gia đình. Hôm trươc có bệnh nhân nói đùa bảo bác sĩ Thương Yêu chắc phải ăn nhiều sâm lắm mới đủ sức lực và tinh thần để ngoài kéo dài sự sống cho người bệnh giai đoạn cuối, rồi lại còn như bà mụ chuyên đi tạo ra và giữ cho các em bé khỏe mạnh chào đời, thực ra nếu không có sự tin tưởng tuyệt đối từ người bệnh tạo nên động lực, có lẽ ăn đến cả cân sâm Lâm Hạ, tôi cũng không thể làm được gì. Và tôi luôn tin rằng, nếu là bất cứ bác sĩ nào cũng sẽ đều hành động như vậy, bởi người làm nghề y, người thầy thuốc, chính là người bảo vệ sự sống cho nhân loại.
Hôm nay, đất trời đang nhuộm dần sắc xuân, vạn vật bắt đầu như được hồi sinh trở lại, đây là dấu hiệu tươi mới và tích cực cho những người mong muốn được làm mẹ. Xin chia sẻ một vài chú ý chăm sóc sức khỏe để các chị em phụ nữ tăng được tỉ lệ đậu thai và giữ thai ổn định nhé:

1. PHÒNG TRÁNH CUNG HÀN - đảm bảo môi trường quan trọng để trứng và bào thai phát triển ổn định. bằng cách giữ ấm chân, bụng, đầu gối, hạn chế tối đa ăn uống đồ lạnh. Với các bạn nữ tay chân lạnh, đều đặn ngâm chân nước ấm vào buổi tối 15-20 phút mỗi ngày.

2. THEO DÕI KINH NGUYỆT: chu kỳ kình nguyệt đều, màu kinh đỏ tươi, không đau bụng, thời gian khoảng 5 ngày, sau kinh không mệt mỏi là các tiêu chí đánh giá chất lượng trứng, tử cung được tốt. Các bạn nữ có các biểu hiện bất thường, liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ điều chỉnh lại.

3. ỔN ĐỊNH TRUNG KHÍ - yếu tố tiên quyết để hạn chế nguy cơ sẩy, dọa sẩy: ở giai đoạn trước bầu, mang bầu và cận sinh, người mẹ cần đảm bảo chế độ ngủ nghỉ, đầy đủ dinh dưỡng. Nếu có các biểu hiện tiêu chảy, phát hiện sa dạ dày, polyp đường tiêu hóa, hở van tim, hở eo tử cung… hoặc bất kể các triệu chứng suy nhược cần tìm đến bác sĩ chuyên môn để hỗ trợ phục hồi.

4. ĐẢM BẢO KHÍ CƠ THÔNG SUỐT - yếu tố hạn chế hình thành u cục, nguy cơ tắc vòi trứng và là động lực thúc đẩy hợp tử di chuyển về tổ. Điều này có mối liên quan mật thiết đến trạng thái cảm xúc, tần suất vận động thể thao. Do vậy, trong giai đoạn chuẩn bị mang bầu, người mẹ cần có các hoạt động thể dục đều đặn phù hợp với thể chất, đồng thời trong suốt quá trình trước bầu và thai kỳ, người mẹ cần đảm bảo trạng thái tinh thần ổn định, tránh căng thẳng áp lực hoặc cảm xúc tiêu cực.

5. HẠN CHẾ TIẾP XÚC MÔI TRƯỜNG ĐỘC HẠI: khói thuốc, hóa chất, hay môi trường nhiều phóng xạ, từ tính… đều sẽ là những nhân tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, gây nên các nguy cơ dị thường.

Hi vọng một vài chia sẻ này có thể hỗ trợ được các chị em phụ nữ biết cách chăm sóc bản thân đúng cách hơn, khi làm tốt được những điều này, thì về cơ bản khả năng đậu thai sẽ được nâng cao, trong suốt quá trình thai kỳ và sau sinh sức khỏe của cả mẹ và bé đều sẽ được đảm bảo, hạn chế được nguy cơ phát sinh bệnh lý. Mong năm mới này, nhiều thiên thần sẽ được sinh ra thật khỏe mạnh, các chị em phụ nữ sẽ luôn xinh đẹp, rạng rỡ như những đóa hoa.
– BS Thương Yêu –

Photos from Tủ thuốc Bác sĩ Thương Yêu's post 26/02/2024

Tuyết ngừng rơi, hồng mai và lục ngạc mai đã chịu hé nở... Hôm nay băng tan nên người bệnh kéo đến viện cũng đông hơn bình thường... Từ khoa Ung bướu 1 đến Ung bướu 5 của viện đều xếp hàng kín mít mà lòng bác sĩ dấy lên cảm giác khó tả vô cùng. Lo lắng vì bệnh viện đã mở tận 5 khoa ung bướu mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa về mặt bệnh này. Nhưng lẫn vào đó một chút an ủi vì vẫn đang ngày ngày được chứng kiến Đông y đóng vai trò quan trọng trong công cuộc Đông Tây y kết hợp chăm sóc sức khoẻ và cứu sống người bệnh ung thư... Nhiệm vụ của những người bác sĩ là buộc phải luôn cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tiến bộ nhanh hơn mỗi ngày để theo kịp, ngăn chặn bệnh tật đang dần dần nhiều lên. Chúc mọi người tuần mới khoẻ mạnh, bình an và hạnh phúc!☀️🌤️🌸

24/02/2024

CÂU CHUYỆN VỀ CẶP VỢ CHỒNG 35 NĂM VỚI 3 LẦN CHẨN ĐOÁN UNG THƯ, HỌ ĐÃ CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT NHƯ THẾ NÀO?
Đây là câu chuyện có thật từ lời kể do hai bác bệnh nhân cũ tại phòng mạch của giáo sư Lý Trung (Tên người bệnh đã được thay đổi để bảo vệ thông tin cá nhân).
Tôi tên Hồng Quốc Huy, năm nay 89 tuổi, vợ tôi là Triệu Hoan, 87 tuổi. Chúng tôi vừa là vợ chồng, cũng là những cựu chiến binh trên chiến trường ung thư. Trong suốt hơn 30 năm chiến đấu, chúng tôi đã sát cánh bên nhau, trải qua đủ khó khăn vất vả, đối diện với thử thách, động viên nhau cùng cố gắng vượt qua từng chặng đường gian khổ, cuối cùng chúng tôi đã phục hồi lại sức khoẻ.

❤️TRONG 35 NĂM, HAI VỢ CHỒNG LIÊN TIẾP BỊ UNG THƯ
Từ năm 1981 đến nay, hai vợ chồng liên tiếp 3 lần chẩn đoán ung thư. Năm 1981 tôi bị ung thư dạ dày, năm 1993 vợ tôi bị ung thư vú, năm 2012 bà ấy lại bị ung thư cổ tử cung. Hiện nay hai vợ chồng đều không bị di căn, sức khoẻ đang ổn định, không có dấu hiệu của ung thư trong cơ thể.
Nhớ lại năm 1981, tôi bị viêm loét dạ dày nặng, nhiều lần kiểm tra rồi điều trị đều không thuyên giảm, cuối cùng dưới sự động viên của vợ, tôi đi làm nội soi dạ dày và phát hiện ung thư. May mắn tôi ung thư giai đoạn đầu nên tranh thủ được cơ hội quý báu để điều trị sớm.
Khi tôi đang chúc mừng thành công sau 12 năm ung thư mà vẫn sống khoẻ mạnh thì như một tiếng sét giữa ban ngày, tôi nhận tin vợ mình bị chẩn đoán ung thư vú. Giây phút ấy, vợ tôi sững người một hồi không biết nên phải làm sao thì tôi đã nhẫn nại nói chuyện thuyết phục vợ, làm công tác tư tưởng để giảm bớt nỗi sợ hãi của cô ấy. Dù gì ung thư đã giơ nanh vuốt ra với mình thì mình buộc phải dũng cảm phản công, như vậy mới có hi vọng chiến thắng. Dưới sự dẫn dắt của tôi, vợ tôi cũng bắt đầu tập thể dục, chúng tôi cùng nhau luyện công, tập các môn thể thao, bình an đi qua được 10 năm ổn định.
Niềm vui chưa được bao lâu, khi vợ tôi đang phấn khởi vì đã qua 10 năm vẫn sống khoẻ mạnh thì năm 2012 bà ấy lại phát hiện bị ung thư cổ tử cung, mà đây lại là ung thư nguyên phát. Ở độ tuổi 83, chúng tôi đã quá già để tiến hành phẫu thuật nên chỉ có thể xạ trị. Vợ tôi biết tác dụng phụ của xạ trị nhiều, nên có chút ngần ngại. Tôi buộc phải động viên nhiều lần, bà ấy mới đủ niềm tin để tiếp nhận xạ trị, cuối cùng theo chỉ định của bác sĩ tiến hành 21 lần xạ trị đích, qua 8 lần kiểm tra lại, không hề phát hiện tái phát hoặc di căn. Hiện nay chúng tôi sống không khác gì những người khoẻ mạnh bình thường khác, chúng tôi đã chiến thắng.

❤️HỌ ĐÃ BƯỚC QUA TỪNG CHẶNG ĐƯỜNG KHÓ KHĂN ẤY NHƯ THẾ NÀO?
Tuy rằng tuổi đã cao, sức cũng yếu, nhưng chúng tôi vẫn có một tinh thần không ngại thử thách, tự biết chăm sóc mình và sống vui vẻ như bao người. Trong cả quá trình 35 năm chống bệnh, chúng tôi có trải nghiệm vô cùng sâu sắc.
Đầu tiên cần phải KHẮC PHỤC NỖI SỢ UNG THƯ, xây dựng tinh thần quyết tâm chiến đấu với bệnh tật. Tâm lý con người cực kỳ quan trọng. Khi phát hiện bị ung thư, ngoài kinh ngạc, chúng ta còn sợ hãi, lúc này rất cần sự quan tâm, động viên của người thân bạn bè. Lúc bị bệnh, có vợ bên cạnh chăm sóc từng li từng tí, ân cần không rời, nên đến khi vợ bị bệnh tôi đủ kiên nhẫn để chia sẻ với cô ấy về trải nghiệm của mình. Nếu như không có sự quan tâm, yêu thương, hỗ trợ của vợ chồng với nhau, tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng không thể chiến thắng ung thư.
Bị bệnh không đáng sợ, chỉ sợ không có niềm tin, mọi người khắp nơi đều cho rằng ung thư không chữa được, nhưng thực sự bị ung thư không có nghĩa là sẽ ch.ế.t, chúng ta buộc phải dám chiến đấu với nó thì mới có cơ hội thắng. Vì vậy bước đầu tiên khi chiến đấu với ung thư phải là xác định quyết tâm, bền bỉ đấu tranh và đặt niềm tin vào bản thân.
Tiếp đó, buộc phải kiên trì tiến hành ĐIỀU TRỊ THEO KHOA HỌC VÀ PHÁC ĐỒ QUY CHUẨN. Chúng tôi đều đang điều trị theo phương án Đông Tây y kết hợp, khi cần can thiệp phẫu thuật, hoá xạ đích thì sẽ phối hợp với bác sĩ, khi được chỉ định dùng Đông y để điều chỉnh thể chất thì chúng tôi thực hiện đều đặn. Nguyên tắc của tôi là khi bị bệnh nặng không nghe theo những quảng cáo thần thánh của ông này bà nọ, không tuỳ tiện dùng các loại thực phẩm chức năng mà không qua tư vấn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, chúng tôi phối hợp với bác sĩ tìm mọi cách để khắc phục phản ứng phụ của hoá xạ trị, kiên trì hoàn thành liệu trình.
Tiếp nữa, KIÊN TRÌ TẬP LUYỆN THỂ THAO là điều kiện quan trọng để phục hồi. Do tuổi cao, bị hạn chế về điều kiện tập luyện, chúng tôi chỉ có thể tự tập trong khu dân cư. Nhiều năm nay, bấy kể mưa gió sương tuyết, nóng lạnh thất thường, chúng tôi đều động viên nhau tập ít nhất 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chưa bao giờ dám lười nhác bỏ dở giữa chừng.
Cuối cùng, NĂNG LƯỢNG TẬP THỂ sẽ mạnh hơn nhiều so với một mình chiến đấu. Chúng tôi tích cực tham gia các hoạt động tập thể, những người bị ung thư như tôi tụ hội lại với nhau giao lưu chia sẻ kinh nghiệm điều trị, động viên cổ vũ nhau, cùng nhau chiến đấu với tinh thần tích cực. Các hoạt động chạy bộ công ích ở Thiên An Môn, các buổi đồng diễn ở Đại học Thể thao, các buổi dã ngoại du xuân, liên hoan, sinh nhật người trong hội... chúng tôi đều nhiệt tình tham gia. Tôi còn từng được bình chọn danh hiệu "Ngôi sao chống ung thư" và "Người yêu gia đình nhất" và được ghi danh trên bảng danh dự.

Nghe xong câu chuyện của hai ông bà cụ, tôi cảm phục họ vô cùng. Từ chia sẻ trải nghiệm của đôi vợ chồng bệnh nhân ung thư cao tuổi, chúng ta có thể thấy được sức mạnh của NIỀM TIN chiến thắng bệnh tật, của ĐIỀU TRỊ BỆNH KHOA HỌC, của kiên trì TẬP LUYỆN thể thao, của giữ tâm trạng vui vẻ LẠC QUAN - 4 nhân tố này đóng vai trò then chốt để hai ông bà cụ có thể chiến thắng ung thư. Cho dù chúng ta có bị ung thư, cũng chưa nên vội vàng tuyệt vọng đau khổ, điều chúng ta cần làm là cho mình thời gian để tìm hiểu kỹ về bệnh, cần học cách huy động nguồn lực từ mọi người xung quanh, cần xây dựng cho mình một trạng thái tinh thần ổn định nhìn nhận bệnh tật và sẵn sàng đương đầu với thử thách. Mong bài viết này sẽ tạo dựng thêm niềm tin và động lực cho những người bệnh ung thư và gia đình.
Chúc mọi người cuối tuần bình an, hạnh phúc.
--- Bác sĩ Thương Yêu ---

16/02/2024

CHƯƠNG TRÌNH KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ NGÀY 17/2/2024
Nhân dịp về đón Tết Nguyên Đán, trước khi quay lại Thượng Hải, Bs Thương Yêu và Nhân Hòa Y Đạo quyết định tổ chức buổi Khám bệnh miễn phí cho mọi người tại Hà Nội.

📌Thời gian: Thứ 7 ngày 17/2/2024

Buổi sáng: 9h30 -12h

Buổi chiều: 14h - 17h30

📌BÁC SĨ THƯƠNG YÊU

NCS Tiến sĩ Đông Tây y kết hợp

Bệnh viện Trung y thành phố Thượng Hải

Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng

Tư vấn điều trị: Ung thư, phụ khoa, hiếm muộn, các vấn đề về nội khoa như mất ngủ, mệt mỏi, xơ gan, bệnh tim mạch, viêm phổi…

📌 Đội ngũ các bác sĩ Nhân Hòa Y Đạo sẽ đồng hành cùng Bs Thương Yêu trong công việc thăm khám.

Số lượng: Tối đa 15 người

📍Lưu ý: Khi đến khám, nếu người bệnh có bệnh án, kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, đơn thuốc thời gian gần nhất xin vui lòng mang theo để bác sĩ tham khảo thông tin.

📍Để đăng ký đặt lịch khám mọi người vui lòng comment hoặc nhắn tin cho Fanpage Nhân Hòa Y Đạo theo nội dung sau:

Họ và tên

Số điện thoại

Lý do tới khám

Ngày đăng ký thăm khám

Nhân Hòa Y Đạo kính chúc mọi người có nhiều sức khỏe ❤

27/01/2024

Bài dự thi:Đặng Thanh Vân - Lớp Sun 1

Tết ơi đến chưa? Bé đang đợi,
Đợi gọi tên hai chữ đoàn viên.
Năm mới yên bình khoe áo mới,
Thần Tài gõ cửa khắp nơi nơi.

Vui Đón Tết 2024
————————————————————
* Ưu Đãi Tết Đặc Biệt Khi ba mẹ Đăng Ký Nhập Học Và Giữ Chỗ Cho Bé Trước 29/02/2024
- Lì xì đến 500.000 1 bé mới nhập học
- Tặng phí cơ sở vật chất và phí ghi danh
- Nhóm từ 1 học sinh ưu đãi 10% học phí
- Nhóm từ 3 học sinh ưu đãi 20% học phí 3 tháng đầu, 10% học phí 3 tháng tiếp theo
- Nhóm từ 5 học sinh ưu đãi 30% học phí, 10% học phí 3 tháng tiếp theo.

🏡 TRƯỜNG MẦM NON TUẤN KHÁNH
Địa chỉ: Tòa nhà Tuấn Khánh, xóm Đồng Tâm, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
☎️ Hotline: 0346.100.888

25/01/2024

“Được người thân đưa đi khám bệnh… Âu cũng là một niềm hạnh phúc cô ạ!”
Câu nói của bà cụ lúc sáng khiến tôi suy nghĩ mãi.
Gần Tết, những ngày này cuộc di dân lớn nhất thế giới đang diễn ra trên đất nước rộng lớn. Sáng nay đường phố Thượng Hải đã vắng bớt người, dưới cái rét -5 độ, gió thổi to và không có tuyết rơi thì cảm giác nơi đây giống như một tủ lạnh khổng lồ. Tôi thu lu trong đống quần áo nặng trịch cũng cố rảo bước thật nhanh để đến phòng khám ấm áp quen thuộc. Đang mải loay hoay nhắn nốt tin nhắn dặn anh bạn thân nhớ ăn sáng đầy đủ, tôi chợt nhận ra mình suýt nữa bước xuống vạch qua đường trong khi đèn đỏ đang bật sáng. Hú hồn, tôi nhìn sang bên cạnh, có mấy người đang cắm mặt bấm điện thoại như mình và ngoan ngoãn chờ đèn.
Nhưng thật lạ, sao xe hai bên đường dù đang có đèn xanh vẫn không hề di chuyển? Tôi nheo mắt nhìn kỹ, trong ánh sáng lờ mờ của buổi sớm, một bà cụ già nhỏ thó đang lọ mọ nhích từng bước chậm chạp qua đường, bà chỉ có chiếc xe đẩy để bám vào và di chuyển rất khó khăn. Nhìn bà cụ đáng thương, tôi chạy vội lên đi cùng bà, cũng hi vọng rằng có người trẻ bảo vệ bên cạnh, bà đỡ lạc lõng hơn. Tôi không quên vẫy tay cúi đầu cảm ơn dòng xe dài dằng dặc đang kiên nhẫn dừng trước ngã tư để chờ bà, không một tiếng còi xe sốt ruột, đây là đặc điểm văn minh rất đáng trân trọng ở thành phố này.
Cách đây gần chục năm, có sự kiện đỡ bà lão ngã trên đường mà một sinh viên phải bồi thường nặng nề khiến dư luận dậy sóng, vì vậy không có gì lạ nếu như thanh niên bây giờ không dám giúp người già mặc dù họ rất muốn. Không phải vì họ vô tâm, mà họ được giáo dục cần phải biết tự bảo vệ mình trước sự khó lường của xã hội. Nhìn tôi chỉ đi cùng bảo vệ, không dám chạm vào mình, bà cụ hiểu vấn đề và chủ động đưa tay ra đề nghị:
“Tiểu cô nương, đỡ bà với nhé, bà đau quá đi không được, để các anh lái xe chờ đợi, bà ngại quá!”
Chỉ chờ có vậy, tôi luồn tay qua lưng bà làm trụ để bà bước cho chắc và kéo chiếc xe đi giúp bà. Có người giúp, bà di chuyển được nhanh hơn, cũng cười cười nói với tôi:
“Cám ơn cô gái, bà bị ngã gãy xương sống lưng, nằm viện xong tạm ổn về nhà rồi, giờ đến bệnh viện để lấy thuốc về uống đấy!”
“Ôi, vậy trời lạnh thế này bà sẽ đau lắm! Người nhà bà đâu rồi ạ? Mà để bà tự đi một mình nguy hiểm thế này?” - Những người tổn thương xương cốt mà gặp trời lạnh này thì đau đớn lắm, tôi xót xa hỏi bà cụ.
“Không còn ai nữa cháu ạ! Còn mình thân già này thôi…Được người thân đưa đi khám bệnh… u cũng là một niềm hạnh phúc cô ạ!” - Bà cụ thở dài.
“Ôi, xe bus 126 đi đến viện của tôi sắp chạy mất rồi!”
Bà cụ hoảng hốt nhìn chiếc xe sắp từ từ ra khỏi bến, trời lạnh thế này mà bà cụ gãy xương phải nén đau đứng chờ bus thì tội nghiệp quá. Không kịp nghĩ nhiều, tôi bảo bà cụ đứng nguyên một chỗ, còn mình chạy ra chặn xe bus. Lần đầu tiên trong đời tôi dám dang tay chặn chiếc xe bus đang di chuyển như vậy, cũng sợ nhưng máu liều át hết rồi :)) Bác tài nhẹ nhàng phanh xe lại, tôi cúi người cám ơn và tiếp tục chạy qua dắt bà cụ đi.
“Tiểu cô nương, giá mà con tôi không mất sớm thì giờ tôi cũng có đứa cháu gái như cô rồi…” Bà cụ run run nắm chặt tay tôi, hiền từ nhìn gương mặt hồng hộc nhả khói sương của tôi giữa trời đông giá rét.
Đến cửa xe bus, tôi từ từ dùng hết sức bình sinh nâng bà lên xe và dắt vào chỗ ngồi. Tôi cảm ơn, mô tả tình hình và dặn dò bác tài đến bệnh viện nhờ ai dắt bà xuống xe hộ. Bác tài nhìn tôi khẽ trách:
“Cô là người nhà bà cụ à? Liều lĩnh quá, lao ra chặn xe vậy nhỡ tôi không để ý thì sao?”
“Dạ không ạ, cháu là người qua đường thôi… Nhờ chú để ý bà với ạ. Cám ơn chú nhé!”
“Được rồi! Cô yên tâm!” - Bác tài mỉm cười.
Tôi vẫy chào bác tài và bà cụ và tiếp tục đi nốt chặng đường của mình. Hình ảnh bà cụ cứ khiến tôi suy nghĩ mãi, nhiều năm làm nghề y, tôi chứng kiến biết bao người bệnh tìm đến mình với những loại bệnh khác nhau. Nhưng chí ít, lúc họ đau ốm, yếu đuối nhất vẫn còn có người thân bên cạnh, quan tâm và đưa đi chữa trị. Có người đôi khi được chăm sóc tận tình vẫn thấy mình khổ, được hỏi han nhiều vẫn thầm trách móc gia đình, cuộc sống. Họ chưa nhìn thấy, đôi khi điều đơn giản ấy lại là ước mơ xa xỉ của ai đó, và có lẽ cả cuộc đời người đấy thậm chí không thể nào có được. Bà lão hôm nay đã cho tôi hiểu rằng khi đau ốm có người thân ở bên là một niềm hạnh phúc, bệnh tật đôi khi cũng là món quà để chúng ta cảm nhận tình yêu thương chân thành của con người.
Không biết ngày sau liệu tôi có còn gặp lại bà trên con đường này, nếu có duyên có lẽ tôi vẫn tiếp tục dắt bà qua đường như ngày hôm nay, chứng kiến toàn bộ xe cả 4 bên ngã tư đều đang dừng lại vì quan tâm bà, bác tài xế xe bus tốt bụng vẫn ân cần chăm sóc bà, ít nhất bà sẽ thấy ngoài xã hội còn rất nhiều tình yêu thương…
Mong bà luôn bình an…
— Bác sĩ Thương Yêu —

Want your practice to be the top-listed Clinic in Shanghai?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Đầu năm ký tặng sách cho các bạn độc giả Đông Y Chi Lộ. Cám ơn sự tin tưởng và ủng hộ của quý bạn đọc khắp mọi miền gần ...
Đọc Đông y chi lộ mọi người sẽ nhận được điều gì?
Bài tập đơn giản cho người bị nóng trong
Nhận được Video từ người bệnh gửi đến, khá bất ngờ vì video được quay ngay ngoài cửa lúc các bác sĩ đang quay cuồng tron...
Hiệu quả của 5 ngày điều tiết ung thư sau hoá trị
Một loại canh sinh huyết dành cho bệnh nhân Thiếu máu, Ung thư sau hoá trịĐây là loại canh vô cùng đơn giản nhưng lại vô...
Một món canh đơn giản hỗ trợ GIẤC NGỦ của bạn !
Đông Chí đẹp như tranh
3 động tác xoa bóp giúp bé giảm ho
🌿🌱 CÂU CHUYỆN VỀ THÂN CÂN THẢO 🌿
Lần trước bác không tự đi được, phải dìu nhích từng tí một, bác kêu đau lắm, các ngón chân quắt chéo lại với nhau. Vì kh...
👉 Hữu ích: Phân biệt cúm A và cúm thường

Category

Website

Address


Shimen Road
Shanghai

Other Doctors in Shanghai (show all)
Body & Soul - Medical Clinics Shanghai Body & Soul - Medical Clinics Shanghai
14th Floor, An Ji Plaza, Xi Zang Nan Rd. 760
Shanghai, 201101

Shanghai-based Medical Group practicing Integrative Medicine in Huangpu and Minhang. Visit us at http

Esdsf Esdsf
Chicago
Shanghai, 22563

Eccvw.shop Eccvw.shop
上海市松江区沪亭北路218号19幢188单元
Shanghai, 200000

Dr Aqeel Ahmed Dr Aqeel Ahmed
外滩源壹号
Shanghai, 350005

Strive to seek and spread knowledge.

Dr Ritu Dr Ritu
Guilin
Shanghai, 86

The most powerful emotion is empathy

Dr ke liqun Dr ke liqun
Shanghai

Dr.Yao中醫結合生酮的食療花園 Dr.Yao中醫結合生酮的食療花園
錦繡東路120號
Shanghai

Cosmetologist in Shanghai Cosmetologist in Shanghai
Shanghai
Shanghai

Beauty Cosmetologist in Shanghai. Privet studio in downtown. Mesotherapy, Botox, biorevitalisation, filling, lips, anti age therapy, anti acne treatments.