Tin Tức Phật Giáo Hải Ngoại

Page tin tức Phật giáo chuyên truyền tải các tin tức Phật sự ở khắp nơi.

06/17/2024

BÌNH TÂM SUY NGHĨ VÀ QUÁN CHIẾU THÔNG TIN MẠNG

***( Bài viết của Giáo Sư Kate Nguyễn
New York, ngày 14 tháng 06 năm 2024. Lúc 06:54’)

Tôi hiện đang là giảng viên nghành tâm lý Học tại trường Đại Học Harvard Hoa Kỳ, một ngôi trường có tiếng trên toàn thế giới. Tôi không theo tôn giáo nào. Tuy nhiên, tôi là một trong những người có cảm tình với Đạo Phật, trong thời gian qua, tôi thấy truyền thông bẩn tấn công Phật Giáo Việt Nam quá nhiều, nên hôm nay tôi lên tiếng cho lẽ phải, cho chân lý, mong mọi người chia sẽ và lan truyền rộng rãi cho quần chúng được hiểu thêm về Đạo Phật.
Trong quá trình giảng dạy tôi có nghiên cứu về Đạo Phật, và tôi thấy lịch sử của Đức Phật viết lại rằng, Đức Phật là một vị Thái tử, từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ, quyết chí đi xuất gia để tìm đường cứu giúp nhân loại chìm đắm trong lầm than bể khổ. Năm năm tầm sư học đạo, sáu năm tu khổ hạnh rừng già, lúc đầu Ngài chọn con đường khổ hạnh, tu học theo 5 Anh Em Kiều Trần Như, và nhiều vị Thầy ép xác khổ hạnh khác. Tuy nhiên tất cả phương pháp đó, cuối cùng không mang đến lợi lạc cho tự thân và mọi người nên Ngài đã từ bỏ, chọn con đường Trung Đạo, và Ngài dạy các đệ tử cũng nên chọn con đường Trung Đạo mà đi, không quá xa hoa, nhưng cũng không được khổ hạnh vì không mang đến lợi lạc gì cả.

Chân lý mà Đức Phật giác ngộ thì bao la rộng lớn, Ngài mở ra rất nhiều pháp môn, tùy theo căn cơ trình độ chúng sinh và tùy theo quốc độ mình hóa độ, không nên cứng nhắc, mà phải tùy duyên thích ứng. Người tu theo Bắc tông, người tu theo Tịnh Độ tông, người tu theo Thiền tông, người tu theo Khất sĩ, người tu theo Mật tông, người tu theo Tiểu thừa,… Tất cả pháp môn này không có gì sai, tùy theo họ lựa chọn và đi đúng đường, đúng hướng, ví dụ: Từ TPHCM ra Hà Nội quý vị có thể đi máy bay, đi tàu hỏa, đi xe hơi, đi xe máy, đi bộ, tất cả các phương tiện đều đến đích, nhưng tùy theo sự lựa chọn của mỗi người. Bây giờ xã hội hiện đại, đi máy bay là nhanh nhất, còn thời gian và sức khỏe để làm bao nhiêu việc khác cho đời có ý nghĩa hơn. Đi bộ cũng đến nhưng mất thời gian và tốn sức khỏe, có cần thiết để đi bộ không. Giờ này thế giới đã lên cung trăng rồi, thời xưa Đức Phật đi bộ là vì không có xe. Nếu nói chùa to Phật lớn thì Phật Giáo không thể nào so sánh bằng Công giáo được. Một ngôi Nhà Thờ Pha Lê Crytal Cathedral ở giáo phận Quận Cam, tổng chi phí trùng tu là 113 triệu USD và phải mất 7 năm để trùng tu. Và tất cả các nhà thờ đều nằm ở những địa thế đắc địa, rộng rãi, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch thiệp, là nơi diễn ra những buổi lễ lớn cho giáo dân, và cộng đồng người việt tỵ nạn tại Quận Cam. Những ngày Lễ, họ đều ăn mặt đẹp, sang trọng, lộng lẫy khi đến nhà Thờ.

Các Cha và Sơ được lãnh lương, được trả tiền để đi học, và con chiên đã đóng những khoản tiền này, nhiều nơi còn trừ thẳng mỗi tháng 10% tiền lương của con chiên, ngoài ra họ còn kinh doanh trường học, bệnh viện, khách sạn, Đài truyền thanh, truyền hình và nhiều cái khác nữa để có tiền trang trãi mọi sinh hoạt cho Nhà Thờ. Còn đối với Phật Giáo, các Thầy, các Sư Cô không có đồng lương nào, chủ yếu nhờ Phật tử thương mến ủng hộ, tự học và tự lo. Giáo hội cũng không có ngân quỹ để cho. Có lẽ vì lý do nào đó, mà các tổ chức Phật giáo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, không thành lập ngân quỹ chung cố định để duy trì hoạt động của mình. Khi các tổ chức trong Phật giáo có việc chung cần ngân quỹ thì mới kêu gọi các tự viện và tín đồ xuất gia, tại gia đóng góp.

Nếu nói chùa to Phật lớn, thì cả trong nước lẫn nước ngoài, được bao nhiêu ngôi chùa to Phật lớn? Ở nước ngoài, Chùa vẫn phải đóng thuế, vẫn phải mua bảo hiểm, vẫn phải trả tiền nợ ngân hàng, vẫn phải trả tất cả các khoản chi phí khác, nếu không đáp ứng được thì 3 tháng sẽ bị tịch thu và chính phủ sẻ cho đóng cửa, vậy nếu không có tiền và không nhận tiền cúng dường làm sao tồn tại?

Còn chùa trong nước Việt Nam, được bao nhiêu chùa to, tôi thấy rất nhiều ngôi chùa quê còn rất nghèo, không có nhà ở cho các Sư, không có nhà bếp, không có điện, không có nhà vệ sinh, đất cũng không có, các Sư đến phải huy động kêu gọi từ mọi hướng để giúp nhân dân xây dựng khôi phục từ từ. Và một ngôi chùa là đại diện cho toàn thể nhân dân mấy trăm hộ dân, là nơi tâm linh của toàn thể nhân dân. Bây giờ, trong thời đại tiến bộ hơn, nhà cửa của người dân cũng được xây dựng tốt hơn, thế mà để cho ngôi chùa của toàn dân rách nát thô sơ thì như vậy mới đúng chánh pháp??? Quý vị muốn Phật Giáo chỉ như vậy thôi à!? Nhà Thờ thì muốn nguy nga tráng lệ, còn chùa chiền thì phải rách nát và quý Sư thì phải đi ăn mày ăn xin !? Ngày xưa chùa chỉ để dành cho các người già đến lễ Phật thôi, còn bây giờ chùa còn là nơi sinh hoạt cho tất cả mọi thế hệ, và cũng là nơi làm lễ cưới xin cho các Phật tử, do vậy chùa cũng cần phải trang nghiêm và đầy đủ tiện nghi. Nếu không mỗi buổi lễ phải đi thuê trường học, hội trường và thuê rạp trả rất nhiều tiền. Và tâm lý ai cũng muốn có những bức hình đẹp và chỗ ngồi khang trang khi đến chùa, chứ cũng không phải ai cũng muốn đi ăn mày, ăn xin và ngồi đầu đường xó chợ, nên đó là lý do ngày càng có những ngôi chùa khang trang mọc ra.

Quý Phật tử phải tỉnh táo để thấy được nghịch lý của một nhóm Youtuber và Tiktoker không có học dựng lên như thế. Ăn mày ăn xin thì chỉ độ được cho ăn mày ăn xin, tầng lớp nào độ được cho tầng lớp ấy, không có bằng cấp Tiến Sĩ thì không thể làm Thầy các vị giáo Sư Tiến Sĩ được, không thể đi ăn mày ăn xin mà làm Thầy một thằng tỷ phú được, làm sao nó tin. Làm sao Ông Bill Gate và Elon Musk có thể đi theo một người ăn mày và ăn xin được.
​Ở Mỹ làm gì cũng phải có bằng, nấu ăn cũng phải có bằng, làm móng tay cũng phải có bằng, quét dọn cũng phải có bằng, chăm sóc trẻ em cũng phải có bằng, chăm sóc người già, ngay cả cha mẹ mình cũng phải có bằng. Bởi vì có thể anh giỏi, anh dở hoặc anh có kinh nghiệm gì đó không cần biết, nhưng bằng cấp là chứng minh anh đã được đào tạo và được chứng nhận từ một trường lớp có uy tín. Do vậy Phật Giáo cũng thế, muốn trở thành một vị Sư cũng phải qua huấn luyện và qua trường lớp đạo tạo, chứ một người không học, không bằng cấp, không qua trường lớp, không biết giữ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân là cái tối thiểu nhất mà cũng không có, thì làm sao tâng bóc lên Ông này, Ông kia được, ấy thế mà mọi người cứ ùa theo một cách mê lầm. Chưa kể ngồi gần sẽ bị hôi và nhiễm bệnh, lây bệnh cho mọi người, và mang mầm móng bệnh cho toàn thể người dân Việt, và ngành y tế Bác Sĩ phải vào cuộc để chữa trị như Covid 19, toàn thế giời phải hứng chịu. Một người đứng đầu và đại diện cho một tôn giáo phải là một người hoàn hảo, học hành uyên thâm, y áo phải chỉnh tề, nói năng phải chuẩn mực, và phải được rèn luyện từ bé như Đức Đạt Lai Lạt Ma chứ không thể dựng một người ăn mày lên làm biểu tượng cho một tôn giáo nào đó, và rồi Phật tử a dua theo là những người u mê, thiếu trí tuệ. Đừng để những người ngu muội dẫn dắt và đưa đường dẫn lối cho mình đi theo.

Tôi có đôi dòng chia sẽ như vậy, mong các bạn hãy bình tâm suy nghĩ và quán chiếu, đừng làm cầu thang cho kẻ xấu bước lên. Tôn giáo nào cũng vậy và xã hội nào cũng vậy, không phải mọi người đều xấu, hoặc mọi người đều tốt. Một người không đại diện cho tất cả, người nào sai người đó chịu tội. Bởi vậy từ thời Đức Phật đã có giới luật và nhà nước nào cũng có luật nhà nước đó, nhưng đâu phải công dân nào cũng theo, nếu ai cũng làm đúng, thì nước đó đã không có nhà tù, không có tội tử hình.

Hiện tại những tôn giáo khác và những người không có cảm tình với Phật Giáo đang phá Phật Giáo bằng cách ghép hình ảnh, xuyên tạc, cắt xén những bài giảng, nên mọi người nghe phải có trí tuệ, nghe cái gì phải nghe hết bài, không phải bỏ đầu, bỏ đuôi và nghe mỗi đoạn giữa thì chẳng hiểu được gì.

Cầu nguyện cho Phật Giáo Việt Nam đứng vững trước mọi nghịch cảnh. Cầu nguyện cho đất nươc Việt Nam luôn bình yên và thịnh vượng.

08/21/2022

Một Bông Hồng Cho Cha

Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gũi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.

Con người sau này thì không. Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ cùng nghèo. Khi cúng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính cầu xin Mụ Bà và tham lam cầu khắp thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu… cho dẫu mang tiếng mê tín cũng xin sẵn sàng vui nhận.

Con lên hai tháng, ba tháng, nằm ngửa huơ chân, huơ tay, mở to đôi mắt ngơ ngác, xoay đầu nhìn vu vơ sang trái, sang phải. Rồi con biết hé miệng cười, cái cười vô nghĩa nhưng đủ cho cả nhà mừng rỡ reo vui. Rõ ràng là nụ cười của con làm nở những nụ cười xung quanh, làm rạng rỡ những khuôn mặt, xóa mờ những nếp nhăn nơi trán. Lần lượt biết lật, biết bò… rồi con ngồi vững, rồi vịn tay đứng được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích vang lên rộn ràng đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha.

Cha được phân công ngồi bón cho con những muỗng cơm đầu tiên, cha phải la: “Ùi ùi! Coi chừng con chuột kìa. Ăn mau chớ nó ăn hết”, rồi thừa lúc con ngơ ngác đưa mắt tìm, cha đút nhanh muỗng cơm vô miệng. Hỡi ơi, từ ngày có con, cha trở thành nhảm nhí đáng thương. Con mới mở miệng ngáp, đôi mắt mới khép hờ mà cha đã vội vàng ru, ru cái kiểu nửa ngâm nửa hát vụng về và chọn những câu nhảm nhí phù hợp với trạng thái tâm hồn của cha lúc đó.

À ơi, con gà cục tác lá chanh…

Có thể cha giỏi nhạc, cha hát hay nhưng cha ngượng không dám nghiêm trang cất giọng, sợ người khác nghe biết cha đang tràn trề niềm vui, no nê hạnh phúc. Vả chăng mặt con ngây ngô thế đó thì cha biểu diễn nghệ thuật để chi? Cha phải ngây ngô theo, con duỗi chân thì cha nói: “Chà! Bộ định về thăm ngoại hả?” Rờ cái đít nung núc thịt, cha bế chạy vừa nói nựng: “À, con heo ú đây? Ai ra mua!” Quả là những giây phút hân hoan cực độ. Nhưng phải chợt dừng lại. Sợ người khác nghe. Phải che giấu hạnh phúc để tỏ rằng mình không tầm thường. Khi có học, cha thường phải tạo vẻ mặt nghiêm trang. Dưới thời Nho giáo, cha được gọi là nghiêm đường. Hai mươi tuổi đậu cử nhân, đậu tiến sĩ thì phải mang bộ mặt lạnh lùng của một quan hoạn. Chỉ có người cha quê mùa mới thong d**g cõng con bốn, năm tuổi đi chơi nghêu ngao khắp xóm bứt lá chuối quấn kèn. Lớn lên cha con cùng làm lụng cạnh nhau trên sân lúa, giữa rẫy khoai. Xã hội hôm nay trí thức hơn, văn minh hơn, trong cuộc sống cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc tình thương cha con trở nên lợt lạt. Tình quấn quít cha con chỉ thể hiện khi con còn nhỏ: quá bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là bắt đầu xa cha. Từ đó cha thường chỉ đóng vai nguồn cung cấp tiền cho con ăn học, may sắm, nguồn kinh nghiệm khôn dại để đưa lời chỉ bảo khuyên răn. Tất cả đều chỉ là lý trí lạnh lùng.

Chớ mẹ thì không. Nghĩ đến mẹ là một chuỗi hình ảnh êm ái hiện ra: mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ vạch vú cho bú, mẹ bồng ru ngủ, mẹ ôm hôn nựng, mẹ tập đứng tập đi. Khỏi cần lý luận, khỏi nhìn đâu xa, cứ nghĩ đến mẹ là như thấy rõ hồi nhỏ mình nằm như thế nào trong vòng tay mẹ, ỉa đái tự do trên mình mẹ và mẹ lo giặt, lo thay, quen thuộc với mùi khai, mùi thúi. Với cha thì phải suy nghĩ mới thấy, bởi mọi sự thương yêu chỉ hiện rõ khi mình còn nhỏ. Bây giờ nếu may mà biết được là nhờ ngẫu nhiên thấy một người cha nào đó đang thương yêu săn sóc đứa con nhỏ của họ.

Tìm trong văn chương thì thường chỉ gặp loại:

Công cha như núi Thái Sơn.

Núi này nhất định là phải lớn lắm và công cha cũng lớn như vậy. Không thấy ghi một nét cảm động về người cha mà chỉ phác qua một hình ảnh uy nghi, nhưng xa cách, gợi sự tôn sùng. Mọi người đều thuộc, đều đọc làu làu, nhưng mà thản nhiên như đọc khẩu hiệu.

Người cha quen thuộc, cha của Mẫn Tử Khiên, thì đã vẽ ra là một người biết làm bổn phận: bổn phận cưới kế thiếp khi vợ cả chết và bổn phận đuổi kế thiếp vì Mẫn Tử Khiên bị ngược đãi. Mà cũng ngẫu nhiên mới biết được con khổ khi thấy con mặc áo rách run rẩy đẩy xe cho mình.

Người cha trong cuốn Luân lý giáo khoa thư dễ thương hơn. Truyện kể: Mẹ đi chợ mua về cho con trái cam. Con nghĩ đến cha làm lụng nắng nôi, liền cầm trái cam chạy ra đồng đưa tặng cha. Cha nghĩ đến mẹ đầu tắt mặt tối ở nhà, liền cầm trái cam đem về tặng mẹ. Trái cam đi một vòng, dài và rộng hơn sợi dây tình cảm con thương cha, rộng gấp ba lần vì thêm tình mẹ thương con, tình chồng thương vợ.

Cổ văn thường nặng nghĩa lớn, nhẹ tình riêng. Phạm Trọng Yêm, tể tướng đời Tống, sai con là Thuần Nhân chở năm trăm thùng thóc về quê. Đến Đan Dương, Nhân gặp Thạch Man Khanh là bạn cũ của cha đang khốn quẫn vì bị ba cái tang dồn dập. Nhân tặng hết năm trăm thùng thóc. Lại nghe hai cô con gái của Thạch Man Khanh đến tuổi mà đang ế chồng, liền tặng luôn cái thuyền. Về kể lại chuyện cha nghe. Nghe tới chỗ hai cô con gái của bạn ế chồng, Phạm liền ngắt lời hỏi:

– Sao con không cho luôn cái thuyền?

Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, nhìn đời, lăn lộn với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn vuông sân chái bếp, con gà con chó, cây ổi, cây xoài và bầy con của mẹ. Con gần mẹ hơn cha là vậy. Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu biết bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó làm mệt mỏi gân cốt và trí óc cha. Về đến nhà tìm sự yên nghỉ, nhiều khi mang cái bực bội, cái cáu gắt từ ngoài xã hội mang về theo. Con phải len lén bỏ ra nhà sau, im lặng, càng xa càng tốt, gần như muốn xóa bỏ cái hiện hữu của mình. Sự cách xa giữa cha con thường bắt đầu nhẹ nhàng như vậy. Càng thêm xa cách bởi sao cạnh mẹ con thấy êm đềm. Ai làm ra tiền không cần biết, chỉ biết muốn nhai viên kẹo, muốn cắn trái ổi là chỉ cần thỏ thẻ với mẹ. Mua cây viết mới, sắm đôi dép mới… thảy thảy mẹ đóng vai bà tiên. Tội thân cha, cạnh bà tiên hiền, cha thành Thiên Lôi; bà tiên càng hiền, cha càng thành La Sát.

Không, cha không muốn vậy. Cha thương con nhưng cuộc sống phân công mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp cành gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ thật chặt, hút nhựa nuôi lá, nuôi hoa, nuôi trái. Thân chia những cành lớn đâm ngang, thân vươn những nhánh cao phủ trên đầu che mưa che nắng. Cha cân nhắc lời nói, chỉ nói khi cần, con lờn mẹ thì cha cần phải nghiêm. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Đi vào bước trưởng thành từ mười ba, mười bốn tuổi, con càng ngày càng ngại cha, tránh cha rồi xa cha là vậy.

Nhưng đừng đơn giản bất công, quên cái thời ta lên năm, lên mười, kẻo trở thành bội bạc. Hãy nhìn những đứa ba tuổi làm nũng với cha. Bắt cha bế chạy nhong nhong. Bắt phải dắt ra cổng đứng nhìn xe cộ. Bắt phải có cha nằm cạnh quạt cho mới chịu ngủ. Lên tám, lên chín thì hay chạy tới nơi cha làm việc để đón cha cùng về. Trên đường đi phải nắm tay cha, thỉnh thoảng nhìn lên mặt cha, dẫu là khuôn mặt tầm thường hay xấu xí.

Tuổi già chiếc bóng, mẹ dễ sống theo con, dâu, rể. Lúc thúc sớm hôm, chăm chút tỉ mỉ, mẹ uốn mình theo nếp sống, mềm mỏng ung dung như nước. Thường cha thì không, cha ít cam khuất phục rể dâu. Chịu sống hắt hiu, thiếu thốn, cố tránh trước cái giả bộ nặng tai của dâu, cái im lặng cố ý của rể. Mẹ biết ý nên khi phải nhắm mắt vĩnh biệt, mẹ thường thổn thức dặn dò: “Anh ở lại nuôi con. Gắng kiếm một người hiền lành giúp đỡ. Chớ đàn ông không chịu khổ được lâu”.

Phải, tuổi càng cao, khổ càng chồng chất, dâu rể không ăn hiếp thì có con muỗi, con kiến ăn hiếp thay. Cứ cắn, cứ chích, nạn nhân nghe đau đâu đập đó, chớ mắt mờ đâu còn thấy rõ. Nhìn lên bầu trời đâu còn thấy chòm Bắc đẩu mà mới ngày nào lững thững dắt con đi trong sân cha chỉ cho con nhìn.

Con nay đang tuổi trung niên, bận theo quyền lực, vui với vợ con, bè bạn, việc báo hiếu cho cha thường tỏ ra bủn xỉn. Nếu có ai trách hững hờ chễnh mảng thì thiếu chi lý lẽ dẫn ra: “Được vậy còn đòi gì nữa?... Trời ơi, thì giờ đâu!”

Phải, thì giờ đâu? Người xưa hay nhắc phận con kíp lo báo hiếu bởi “tử dục dưỡng nhi thân bất đãi”, con muốn nuôi mà cha mẹ không chờ.

Khi con ở tuổi trung niên thì cha vào giai đoạn già yếu. Bề ngoài ngó dẫu phương cương nhưng nội tạng thường đang rệu rã. Dễ hiểu thôi mà: một đồ vật dùng đã sáu chục năm rồi thì dẫu lạc quan đến đâu cũng chỉ có thể tạm nói: “Cũng còn khá”. Cha thỉnh thoảng cảm thấy hơi đau nơi này, chợt nghe có cái nhéo nơi kia. Đôi hồi bỗng mệt vô cớ. Nhưng cha thường im lặng không nói. Những câu nói không còn cần thiết, êm ái cho con nữa như khi con còn nhỏ. Bây giờ, những câu nói đều quấy rầy con. Đành âm thầm nghĩ đến câu Vạn vật vô thường.

Sách xưa dạy: “Hôn định thần tỉnh”, ta dịch: “Tối viếng sớm thăm”, lạt lẽo nghèo nàn nếu không có người giảng cụ thể rằng cha mẹ già thường cần đôi mắt và bàn tay con, trước và sau giấc ngủ. Đã nằm trong mùng thì lười đứng dậy để khép bớt cánh cửa, để lấy cái mền, để tìm lọ dầu. Ngủ một đêm sáng dậy, trong mình có gì thay đổi, đó là lúc con cần hỏi han mẹ cha mới dám giải bày.

Gần như mọi người con, cuối cùng đều âm thầm tự trách, lặng lẽ xót xa. Cha biết trước tâm trạng đó, phòng xa ngày nào mình từ trần con mới chợt ân hận muộn màng, nên trong mỗi bức thư gởi con, cha đều kết thúc bằng sự bằng lòng, rằng con đã học hành thành đạt và cha mãn nguyện, cha vui. Lòng vị tha, lòng hy sinh cho con kéo dài mãi sau khi nhắm mắt.

Báo hiếu đâu chỉ món quà, mà có thể đôi tháng gởi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dòng lược kể một chuyện đã nghe, một điều vừa thấy. Thì cũng như bè bạn gặp nhau, chào nhau một câu rất nhảm mà vẫn rất cần. “Đi đâu đó? Mạnh giỏi?” Sinh nhật cha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa con gởi về hai, ba bức điện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vui tinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương?

Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội Bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn: nơ xanh. Cha mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn: hoa hồng nơ xanh. Mẹ còn, cha mất: hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn: hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo.

Cha cũng như mẹ, rồi sẽ một ngày:

Đỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc1

nên mỗi người con đều phải vội vàng. Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư bởi tình cha thương con là “cho” chứ không phải “cho vay” để có thể gọi là trả đủ.

Võ Hồng

08/20/2022

BẬC CHÂN NHÂN
KHÔNG QUÝ MÌNH, CHẲNG KHINH NGƯỜI

Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả. Hãy thực hành Pháp và tùy thuận Pháp để trở nên thuần một vị mặn giải thoát của đại dương.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ta sẽ nói cho các ngươi nghe về pháp chân nhân, và pháp không phải chân nhân. Hãy lắng nghe, hãy khéo tư niệm.

- Thế nào là pháp không phải chân nhân? Ở đây có một người thuộc dòng dõi hào quý, xuất gia học đạo và những người khác thì không như vậy. Người ấy nhân vì dòng dõi hào quý mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân. Pháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải nhân bởi dòng dõi hào quý mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không phải dòng dõi hào quý mà xuất gia học đạo, thực hành pháp như pháp, tùy thuận pháp, hướng đến pháp và thứ pháp, do đó mà được cúng dường, cung kính’. Như vậy, vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.

- Lại nữa, hoặc có người đoan chánh, khả ái, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì mình đoan chánh, khả ái mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân. Pháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải do vẻ đoan chánh khả ái này mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không đoan chánh khả ái nhưng thực hành pháp như pháp, tùy thuận pháp, hướng pháp, thứ pháp, do đó được cúng dường cung kính’. Như vậy vị này thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Trường thọ vương, kinh Chân nhân, số 85 [trích])

Bậc chân nhân bao gồm cả tại gia và xuất gia, nói chung là người chân chính, có giới đức, hiền trí. Theo kinh Trung bộ và Tăng chi bộ, bậc chân nhân là người giữ giới (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện), thành tựu năm nhân cách cao thượng của người Phật tử. Kế đến, bậc chân nhân là người có lòng tin, có xấu hổ, có sợ hãi, nghe nhiều, siêng năng tinh cần, có niệm, có tuệ. Cao hơn nữa là không tham, không sân và không si - thành tựu chánh kiến. Bậc chân nhân còn là người biết nhớ ơn và đền ơn.

Pháp thoại này, Thế Tôn cho biết thêm một phẩm tính cao thượng khác của bậc chân nhân, đó là không quý mình, chẳng khinh người. Có dòng dõi cao sang, quyền quý và ngoại hình khả ái, đoan chính là một phước báo lớn. Người đời luôn hãnh diện và tự hào về những điều này. Tuy vậy khi đến với đạo, dòng dõi và ngoại hình cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là có an trú trong Pháp để gột rửa tham, sân, si cho thân tâm thanh tịnh hay không?

Trong quá trình thanh lọc và thăng hoa tâm, quá tự hào về dòng dõi và dính mắc vào ngoại hình thì đó là chướng ngại. Theo quan điểm của Thế Tôn, dòng dõi cao thượng mà không tu sửa tâm tính thì vẫn hạ liệt, thấp hèn. Ngoại hình đẹp đẽ mà nội tâm đầy dẫy phiền não thì vẫn ô uế, xấu xa. Do vậy, cần nhận rõ thân tâm trong hiện tại để biết con người thật của chính mình. Nguyện làm người hiền trí thì không quý mình và chẳng khinh người.

Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả. Hãy thực hành Pháp và tùy thuận Pháp để trở nên thuần một vị mặn giải thoát của đại dương. Các vỏ bọc cần được xé bỏ, những cái tôi cá nhân phải được hòa tan, không quý mình và chẳng khinh người, xác định lại giá trị nơi chỗ thành tựu Giới - Định - Tuệ. Đây mới thực sự là tiêu chí để được mọi người tôn trọng và cung kính trong bốn chúng đệ tử Phật.

Quảng Tánh
(Bài trên báo Giác Ngộ số 1139)

08/20/2022

Tiếng chuông của lòng mình !

“Nghe đạo,hương rừng theo gió đến
Đọc thơ,trăng sáng vượt non về"!
Tâm
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Một cuộc đời như gió thoảng,mây trôi
Tiếc làm chi,những ngọt bùi nông nỗi
Đời hư ảo, vô thường ai qua khỏi ?!
HT
Khi ta đắm mình vào không gian “Phật”, ta cảm nhận được “Phật tánh” trong ta!

Chuông Chùa đã ngấm vào mình từ tuổi ấu thơ.
Hồi còn 5,6 tuổi HT đã được gia nhập vào Gia đình Phật Tử và sau này khi học Trung học mình vẫn thường vào các Chùa ở Huế,nhiều nhất là Chùa Diệu Đế,Chùa Từ Đàm,Chùa Báo Quốc,...và các Chùa khác. Huế có cả trăm ngôi Chùa,không thể đi hết được .

Hồi nhỏ nhà bên Ngoại ở đường Lam Sơn (còn gọi dốc Nam Giao),kế bên Chùa Thiên Minh nên lúc gần sáng,nghe tiếng Chuông văng vẳng,là lúc gà bắt đầu cất tiếng gáy,...một không gian trầm lắng,đưa vào cõi hư vô...! Tiếng Chuông vang vọng vào không gian thinh lặng đã ăn sâu vào tâm hồn non trẻ của mình,đã ngấm vào trong từng lời Kinh và câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” !

Từ khi rời xa Huế,vào Đà Lạt học tiếp mình ít còn nghe tiếng Chuông Chùa như ở Huế , mình thấy nuối tiếc biết chừng nào...
Có người đã nói : Tiếng Chuông cảnh tỉnh,đánh thức ...Đúng vậy,nếu người tốt sẽ tốt hơn,người chưa tốt sẽ thành người tốt,khi được nghe tiếng Chuông Chùa .

Khi đã đạt đến ranh giới của “ Tỉnh thức “,thì tiếng Chuông đã ăn sâu vào “Tâm”, mọi hành vi,lời nói đều xuất phát từ “Tâm”.
Đối với người tu hành,khi đánh một dùi chuông,phải dụng tâm cung kính,phải nghỉ rằng: Chuông chính là Phật,phải thành kính trai giới,với tâm thành,buông bỏ tạp niệm,mới có được tiếng chuông uy lực,thức tỉnh lòng người,nhắc nhở người sai lầm ăn năn,người nghe tiếng chuông như cảm nhận được an nhiên,lan tỏa vào không gian trầm mặc,như thả hồn vào cảnh giới linh thiêng!

Nhà thơ Quách Tấn đã từng tâm sự:”Người đến viếng cảnh Chùa,lòng không rửa mà trong,thân không cánh mà nhẹ,ngồi tựa bóng cây đón mát,tưởng chừng như xa lánh cõi trần tục...””Nếu không có tiếng Chuông lấy động,thì mộng còn mãi chìm trong bóng mây...”tiếng chuông giúp đánh thức con người khỏi cõi mê,mà họ đang lăn lộn trong đó không thôi!

“Mây nước nhiễm phong trần
Nơi đâu tình cố nhân
Những đêm buồn tỉnh giấc
Chùa cũ,tiếng chuông ngân “
(Quách Tấn)

Giá như trong tâm,ai cũng có tiếng chuông chùa,vang lên thức tỉnh,gột rửa dục vọng,đánh thức chân tâm?
Ai cũng thấu hiểu “Tiếng chuông của lòng mình” !
HT chúc tất cả các bạn Thân tâm Thường An Lạc và giữ tiếng Chuông của mình uy lực và vang xa mãi...!

Nguyện Cầu cho Thế Giới được Bình An và Tất cả Mọi Người được Sống An Vui ,Hạnh Phúc !
Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
FB Hàn Tuấn

08/18/2022

SỰ KHÁC BIỆT giữa tiếng chuông nhà thờ với tiếng chuông chùa?
Một bên hướng ngoại và một bên hướng nội.
Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ. Cả hai đều là chuông đồng, loại khí cụ dùng với mục đích gây sự chú ý của con người, hướng suy nghĩ tập trung về nơi đức tin mình có, xả bỏ những áp lực lo lắng hiện tại và chữa lành thân tâm.
Thiết kế và cơ cấu hoạt động:
- CHUÔNG NHÀ THỜ :
Nguyên chất từ đồng đỏ và đồng vàng, chế tạo khó hơn chuông chùa, thời gian nóng chảy khi đúc lâu hơn, chiều dài của chuông ngắn hơn nhưng độ dày và trọng lượng nặng hơn. Phần miệng loe ra, hoạt động bằng cách rung đẩy chuông để con lắc tác động vật lý từ bên trong... Đặc biệt chuông luôn được đặt rất cao so với mặt đất.
Phân tích ngũ hành có:
Con lắc (kim) + chuông (kim) + hành động rung lắc nhịp càng nhanh về sau theo thể động (Thủy ) + vị trí trên cao giúp khuếch đại âm thanh vang xa theo chiều hướng ngang (hỏa) = Âm Chủy vang nhiều vọng ít kết thúc nhanh - sự Hỉ lạc
Tiếng chuông sẽ giống như : Đi... đi.. đi.. ta đi.. ta đi.
"Hãy xin, sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở_Trích kinh thánh Mt 7:7 ".
Tiếng chuông thúc giục con người hãy thay đổi đi, mở lòng ra, đi tìm chân lý, học hỏi và thực hành đức tin của mình - hướng Ngoại.
- CHUÔNG CHÙA:
Chế tác từ đồng có khi pha trộn thêm thiếc,thời gian nóng chảy đúc nhanh hơn.kết cấu thân dài không loe vành, sử dụng chày gỗ tác động từ bên ngoài và treo không quá cao so với mặt đất .
Ngũ hành ta có: Chuông (kim) + chày (mộc) nhịp không nhanh chuông đứng im không rung lắc theo thể tĩnh nên âm thanh theo chiều hướng thẳng đi xuống ( thổ ) = Âm Thương trầm độ vang ít nhưng độ vọng nhiều kết thúc lâu - sự Định tâm
Khi nghe sẽ giống như: Vô... vô... đi vô... đi vô.
"Canh phòng tâm thật kỹ càng,hãy tự mình cứu lấy mình, mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi _ trích kinh Pháp cú từ 155 -327".
Tiếng chuông là lời nhắc nhở mỗi người hãy thực hành thiền minh sát Vipassana mỗi ngày để quán chiếu bản thân trên con đường giác ngộ - hướng nội.
Hai tiếng chuông thoạt nghe thì giống nhau nhưng thực ra lại khác nhau.
Trong 6 tần số điện từ âm thanh Solfeggo:
- Chuông chùa âm hưởng Rê - Mi từ 417 - 569hz giúp loại tắc nghẽn tâm thức, cân bằng ADN, thôi thúc tình cảm và xả bỏ phức tạp.
- Chuông nhà thờ âm hưởng Sol-La từ 529 - 890hz đánh thức giác quan, kết nối cộng đồng, tăng cảm xúc và cân bằng suy nghĩ hướng tích cực.
Tùy vào cơ chế hoạt động mà tạo ra tần số tác động riêng biệt.
Lắng nghe âm thanh, hiểu về cuộc sống... sẽ thấy cuộc đời này đẹp làm sao!/.
ST from trang "Thiên Hạ Chuyện"

08/17/2022

Đức Phật độ cho người gánh phân

Thành Xá Vệ có một người Chiên-đà-la, sống bằng nghề đổ phân. Một hôm, Đức Phật gặp đi giữa đường bèn kêu lại. Người đổ phân thưa rằng: “Con là người gánh phân ô uế không sạch, con không dám lại gần ngài”. Đức Phật nói rằng: “Ta nay muốn cứu độ ngươi”. Rồi Đức Phật tự thân dắt người gánh phân xuống sông Hằng tắm rửa sạch sẽ và đưa về tịnh xá Kì Hoàn cho xuất gia làm vị Sa môn. Người gánh phân tu hành rất tinh tấn, cần khổ chuyên tâm nên chưa đầy một tuần chứng quả A La Hán, thần thông tự tại.

Lúc bấy giờ Vua trong nước nghe tin Đức Phật độ cho người Chiên-đà-la lấy làm bất mãn cho rằng làm vậy ô nhục hàng Sa môn và làm khó khăn sự kính lễ của các hàng vua chúa liền đến Tịnh xá trách khéo Đức Phật. Khi đến chỗ Đức Phật ở, thấy một vị Sa môn uy nghi đức hạnh, ngồi thiền trên một tấm đá hiện nhiều thần thông kì diệu. Vua vào lễ Phật và bạch rằng:“Bạch Thế Tôn, vị Sa môn kia danh hiệu là gì, sao lại có nhiều thần thông như vậy?”. Phật bảo rằng: “Đó là người gánh phân, nhờ công hạnh tinh tấn nên chứng được quả A La Hán”.

Rồi Đức Phật dùng thí dụ cho vua rõ ràng: “Như ở trong bùn nhơ bẩn, có nở một hoa sen thơm ngát, vậy bệ hạ là người có mắt, bệ hạ có hái lấy bông hoa kia không?”. Vua đáp: “Đóa hoa tuy mọc trong bùn lầy mà thơm ngát, hương quý, rất nên dùng để tự ngang nghiêm. Còn bùn lầy nhơ bẩn kia thì nên quán xem như là trạng thái của bà mẹ, chính từ trong bào thai mà sanh nở đóa hoa công đức”.

Lúc bấy giờ vua lại bạch với Đức Phật rằng: “Vị A La Hán trước làm nghề đổ phân, nay công quả tu hành viên mãn, chứng được những quả đức không thể nghĩ nghì. Tôi xin nguyện luôn luôn cúng dường mười món cần thiết, không dám để thiếu thốn”.

08/10/2022

tăng thân

08/06/2022

Tâm Sự Người Caì Hoa Trắng- Vu Lan Chùa Quang Thiện, Ontario, CA.

07/29/2022

Ni Sư Tiến sĩ Thích Nữ Nhật Hạnh, phái bộ đặc biệt phiên dịch Việt Ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết trình với đề tài "Pháp Tu".

Photos from PHÁP ÂM's post 07/28/2022
07/28/2022

Chùa A Di Đà, Virginia.

Photos from Tin Tức Phật Giáo Hải Ngoại's post 07/28/2022

Trường Hạ của Phật Giáo Miền Đông Bắc Hoa Kỳ 2022 tại chùa Pháp Bảo, thành Phố Philadenphia, Pennsylvania. July 14-24.

Photos from Tin Tức Phật Giáo Hải Ngoại's post 07/28/2022

Sen nở trời phương ngoại

Want your place of worship to be the top-listed Place Of Worship in Murrieta?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Tâm Sự Người Caì Hoa Trắng- Vu Lan Chùa Quang Thiện, Ontario, CA.
Ni Sư Tiến sĩ Thích Nữ Nhật Hạnh, phái bộ đặc biệt phiên dịch Việt Ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết trình với đề tài "P...
Có bà Mẹ đi tìm con trên đỉnh đồi lan trắng. Có người Thầy đi tìm con trong động hoa lan vàng. Vu Lan về nhớ mẹ thương T...
Mời đại chúng thính Pháp TT Thích Thanh Nguyên giảng với chủ đề: "Noi Gương Hiếu Hạnh".
Đại Lễ Vu Lan
Đại Lễ vu lan chùa Từ Liên Atlanta, GA ngày 4/8/2019.
Cuộc thi hát nhạc Phật Giáo" Tâm Ca Đạo Hiếu"
HT. Thích Sáng Nhiên, kinh Trung Bộ  tiếp theo. Trực tiếp từ trường hạ chùa Tường Vân, Boston, Massachusetts.
Mời đại chúng thính pháp với HT Thích Thiện Tâm đến từ Canada qua đề tài " Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn" sáng ngày 17/7/201...

Website

Address


Murrieta, CA

Other Religious Organizations in Murrieta (show all)
St. Martha Mothers & Others St. Martha Mothers & Others
37200 Whitewood Road
Murrieta, 92563

Women’s Ministry located in Murrieta, CA. Faith, Fellowship & Fun!

Obras para la Gloria de Dios Obras para la Gloria de Dios
Murrieta, 92563

Este ministerio fue creado bajo el mandato de Dios y la guía del Espíritu Santo, con la visión de unir al mundo en oración.

Promise Lutheran Young Adults Promise Lutheran Young Adults
Murrieta

We are a group created for young adults who want to learn and grow in their faith with their peers

The Vine Sector The Vine Sector
Murrieta

Part of the Sold Out Movement 🌎 ⛪️ Church Services 10 AM | Every Sunday | via Zoom ❤️ Marrieds • 💼 Si

Celebrate Recovery - Orchard Church Celebrate Recovery - Orchard Church
39777 Avenida Acacias
Murrieta, 92563

Celebrate Recovery at The Orchard in Murrieta CA is a Christ-centered, recovery program that meets weekly. It is for everyone and anyone struggling with any type of hurt, habit, or...

Treehouse - Children's Ministry at Orchard Church Treehouse - Children's Ministry at Orchard Church
39777 Avenida Acacias
Murrieta, 92563

The Orchard loves children! Children were important to Jesus and children are a vital part of our community. When they are here they laugh, play, sing and learn. It is our desire t...

Remnant Warriors of The RefugeCommunity - Murrieta Remnant Warriors of The RefugeCommunity - Murrieta
Murrieta

Christian Men's Ministry

Faith Bible Church Faith Bible Church
42200 Nighthawk Way
Murrieta, 92562

Serving the Murrieta-Temecula valley, we are a God-centered, Bible-saturated church, that works hard to equip Christians to do the work of ministry.

Reach Out Orchard Community Missions Reach Out Orchard Community Missions
39777 Avenida Acacias
Murrieta, 92563

Our mission is to spread the joy and peace of Christ as we show mercy through community missions.

Providence Church Tenaja Providence Church Tenaja
19646 Avenida De Arboles
Murrieta, 92562

We are a church near Murrieta CA.

Holy Martyrs Catholic Church Holy Martyrs Catholic Church
39022 Sky Canyon Drive
Murrieta, 92563

The newest Catholic parish forming in Murrieta, California.

Murrieta Mission Council 11393, Knights of Columbus Murrieta Mission Council 11393, Knights of Columbus
St. Martha Catholic Parish
Murrieta, 92563

The Knights of Columbus are the world's largest lay Catholic family service organization.