Dotchuoinon.com

Positive Thinking Everyday http://dotchuoinon.com

Tư duy tích cực là gì ? 06/17/2024

TƯ DUY TÍCH CỰC LÀ GÌ ?

Trần Đình Hoành

Chào các bạn,

Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại tư duy khác như thế nào? Tại sao ta lại cần tư duy tích cực?

“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực ra, từ “tư duy” ở đây rông rãi hơn, và có nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư duy.” Tư duy tích cực chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực.”

“Tích cực” có nghĩa là … không tiêu cực 🙂 , là

(1) khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;

(2) nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt; và

(3) luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.

Ví dụ: (1) Bạn A. của mình thật năng động và có lòng tốt với mọi người, (2) chỉ hơi keo kiệt một tí, nhưng như vậy thì, nếu bạn làm thủ quỹ cho nhóm mình, chắc chắn là quỹ chẳng bao giờ thiếu hụt, và (3) cứ làm từ thiện hoài thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ biết cách “phung phí” tiền cho người nghèo khổ.

Đặc điểm của tư duy tích cực là

(1) tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt, nếu thấy cái xấu cũng phải tìm cho ra cái tốt trong cái xấu để tập trung tư tưởng vào đó, và

(2) dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Cuộc đời đây là cuộc đời của chính mình, và là cuộc đời của thế giới mình sống. Tức là, cái tốt vừa là động lực thúc đẩy mình sống, vừa là mục tiêu tối hậu của cuộc sống.

Thông thường người ta thường phân chia thế giới thành hai nhóm người—tích cực và tiêu cực. Nhưng đó chỉ là cách nói tắt cho thuận tiện; thực ra ai cũng vừa tích cực vừa tiêu cực, chỉ là khuynh hướng nào mạnh hơn mà thôi. Hơn nữa, thông thường ta hay có thói quen tích cực hay tiêu cực tùy theo… trời mưa nắng và tùy theo đối tượng suy tưởng là người yêu hay… ông hàng xóm khó chịu.

Ta thực tập tư duy tích cực để ta luôn luôn tích cực–những ngày nắng đẹp cũng như những ngày ngập lụt, khi dạo phố với người yêu cũng như khi bị đụng xe–đối với tất cả mọi người–bạn thân hay địch thủ, thánh nhân hay đồ tể.

Bay!
Bay!
Và ta cần “thực tập” vì tâm tính không dễ gì thay đổi được. Tâm tính của mỗi người là một bộ máy tâm sinh lý đặc biệt, cứ như thế mà vui buồn yêu ghét. Không phải muốn đổi tâm tính là có thể làm xong trong một ngày, một tuần. Nếu cơ thể cần được tập luyện mỗi ngày, khá lên mỗi ngày một tí, vài ba năm mới được như vận động viên, thì tâm tính cũng thế, cũng phải được rèn luyện mỗi ngày, không, mỗi phút giây ta sống. Và phải kiên nhẫn một thời gian thì mới có được kết quả “trông thấy”.

Nhưng tại sao ta phải suy tư tích cực? Trời sinh sao để vậy không được sao?

Trước hết, tâm tính của ta không phải do trời sinh. Các yếu tố di truyền có dự phần một tí, như là sinh ra thì có hai tay hai chân, nhưng có đai đen Judo hay một cơ thể èo ọt bệnh hoạn là do ta. Trí lực và tâm lực cũng thế, trời sinh ra có tâm trí, tích cực hay tiêu cực là do ta.

Và thực ra thì chẳng ai bắt ta phải tích cực hay tiêu cực cả, sống cách nào là sở thích cá nhân và tự do lựa chọn của mỗi người. Nếu ta muốn làm thư sinh trói gà không chặt, tối ngày thương mây khóc gió, như các nho sĩ trong Số Đỏ, thì cũng được. Nhưng nếu ta muốn mạnh mẽ từ thể chất đến tinh thần, sống như hải âu cưỡi gió trên những lọn sóng đại dương, thì ta phải tư duy tích cực. Chỉ là vấn đề lựa chọn.

Một trong những câu hỏi ta hay gặp khi nói đến tư duy tích cực là: “Đôi khi ta cũng cần phải phê phán chứ. Critial thinking cũng cần vậy.” Critical thinking, tạm dịch là tư duy phê phán, là một phương thức suy nghĩ rất được chú trọng ngày nay. Thực ra critical vừa có nghĩa là phê phán, vừa có nghĩa là nghiêm trọng. Đây là cách suy nghĩ đặt trọng tâm vào nghi vấn—đánh dấu hỏi tất cả các tiền đề, các kết luận, các dữ kiện, các phương pháp làm việc, trong một vấn đề, cho đến khi ta thỏa mãn với độ chính xác của tất cả các điều này và đi đến một kết luận chính xác. Và nếu nói đến nghi vấn và phê phán tức là nói đến việc phải mang cái xấu (và cái tốt) ra mổ xẻ. Mà nói đến cái xấu là có người nghĩ rằng như vậy có vẻ không tích cực.

Chúng ta sẽ nói đến critical thinking chi tiết hơn trong một dịp khác. Tại đây chúng ta chỉ cần nhắc rằng, critical thinking (tư duy phê phán) và positive thinking (tư duy tích cực) đều cần thiết và có thể đi đôi với nhau. Positive thinking là một thái độ sống, hơn là một phương thức suy nghĩ. Critical thinking là một phương thức suy nghĩ. Ta có thể dùng critical thinking với một thái độ tích cực, hoặc với một thái độ tiêu cực.

Ví dụ, đối diện với các vấn đề giáo dục, ta có thể dùng critical thinking để mang ra một số các vấn đề như chương trình học chưa khoa học và thực tiễn, phương pháp giảng dạy còn từ chương, lương giáo viên còn thấp, học cụ còn thiếu thốn, v.v… Nếu là người tiêu cực thì ta sẽ ngồi đó nhăn nhó phàn nàn: “Nhà nước ta tồi, dân ta tồi. Chấm hết.” Nhưng nếu là người tích cực thì ta sẽ nhìn vào các yếu tố tích cực như văn hóa Việt kính trọng thầy cô, kinh tế quốc gia phát triển khá trong thập niên qua, một số các công ty viễn thông (Internet) là công ty nhà nước, liên hệ quốc tế tốt, người Việt ở nước ngoài đông, để tính đến một kế hoạch vận dụng tất cả sức mạnh nầy vào việc cải cách giáo dục.

Critical thinking là một phương pháp phân tích để tìm hiểu một vấn đề thật kỹ. Positivie thinking là một thái độ tích cực ta có trong khi làm công việc phân tích tìm hiểu đó. Cả hai đi đôi với nhau rất tốt.

Tư duy tích cực là chủ động, dùng thái độ của mình để tạo ra thế giới của mình. Thế giới của mình là cơ thể và đầu óc của mình, gia đình mình, bạn bè mình, những công việc mình làm, những người mình giao tiếp hằng ngày. Mình chủ động tích cực để biến thế giới đó và những người trong thế giới đó trở thành vui vẻ hơn và tích cực hơn một tí. Thay vì cứ sống theo lối phản ứng—gặp người vui thì vui, gặp người cau có thì cau có—tức là làm cho thế giới của mình chao đảo từng phút từng giờ, thì mình chủ động giữ thế giới của mình an vui tích cực luôn luôn. Điều này, trên phương diện triết lý, có thể gọi là duy tâm, tức là dùng tâm thức của mình để quản lí mình và môi trường sống của mình đó, các bạn a.

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến,

Hoành

Bài này đã được đăng trên ĐCN ngày 20-2-2009.

© copyright 2024
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use

Tư duy tích cực là gì ? Chào các bạn, Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại tư duy khác như thế nào? Tại sao ta lại cần tư duy tích cực? “Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến …

Ánh sáng 06/17/2024

ÁNH SÁNG

Phạm Thu Hương

Chào các bạn,

Đạo đức kinh (Tao Te Chinh) của Lão Tử (Lão giáo hay Đạo học, Taoism), Nguyễn Duy Cần dịch, Chương 52:

Thiên hạ có nguồn gốc,
Dùng làm Mẹ của thiên hạ.
Hễ giữ được Mẹ,
Thì biết được Con.
Đã biết được Con,
Trở về giữ Mẹ.
Thân đến chết không nguy.

Ngậm miệng lại,
Lấp mắt tai,
Suốt đời không lao nhọc.
Mở miệng ra,
Bao biện việc,
Suốt đời không cứu được.

Thấy được chỗ tế vi là Sáng,
Giữ được mềm yếu là Mạnh.
Dùng cái sáng của Đạo,
Trở về cõi sáng của mình.
Thân không sợ tai ương.
Đó gọi là Sáng thường trực.

“Thiên hạ có nguồn gốc,
Dùng làm Mẹ của thiên hạ.”

Trong chương 1, mở đầu của Đạo Đức Kinh, có câu nói về Đạo: “Vô Danh thiên địa chi thủy, Hữu Danh vạn vật chi mẫu,” nghĩa là: Từ thuở ban đầu, trước khi có vũ trụ vạn vật, thì Đạo chưa có tên (vô danh), là nguồn gốc (khởi thủy) của Trời Đất vũ trụ.

Khi Đạo đã tạo ra vũ trụ vạn vật (vũ trụ và mọi thứ mọi loài trong vũ trụ, kể cả loài người), và được loài người đặt tên là “Đạo”, thì Đạo chính là Mẹ của vũ trụ và mọi thứ mọi loài, kể cả con người.

“Thiên hạ có nguồn gốc,
Dùng làm Mẹ của thiên hạ.”

Câu này là nói về Đạo, Mẹ của Trời Đất vạn vật.

“Hễ giữ được Mẹ,
Thì biết được Con.
Đã biết được Con,
Trở về giữ Mẹ.
Thân đến chết không nguy.”

Nếu biết được Đạo thì hiểu được sự vận hành của mọi thứ trong vũ trụ, kể cả loài người (Con). Biết được sự vận hành của Con thì đương nhiên là sẽ hiểu Mẹ. Vậy thì mình (Con) sẽ được an toàn cho đến cuối đời, không sợ bị lạc vào đường xấu và tội lỗi.

“Ngậm miệng lại,
Lấp mắt tai,
Suốt đời không lao nhọc.”

Nếu ta không nói nhiều, tai mắt đừng quan tâm đến mọi chuyện thế gian nhiều, thì suốt đời không lo ngại mọi điều xấu và điều ác sẽ đến với mình hay sẽ do mình tạo ra.

“Mở miệng ra,
Bao biện việc,
Suốt đời không cứu được.”

Nếu nói nhiều, lăng xăng ôm đồm mọi chuyện, thì đó là một cách sống vô hy vọng, không cứu vãn được.

“Thấy được chỗ tế vi là Sáng,
Giữ được mềm yếu là Mạnh.”

Thấy được những điều nhỏ nhoi trong đời sống, đó là ánh sáng trí tuệ. Luôn dùng mềm yếu để nhường nhịn vũ lực, đó chính là sức mạnh của mình.

“Dùng cái sáng của Đạo,
Trở về cõi sáng của mình.
Thân không sợ tai ương.
Đó gọi là Sáng thường trực.”

Dùng ánh sáng của Đạo, trở về ánh sáng của chính mình; thì mình không sợ đi lạc vào đường xấu, không sợ làm điều tội lỗi.

Đó chính là mình có ánh sáng trong mình thường trực, vĩnh viễn.

Chúc các bạn một ngày nhiều ánh sáng.

Phạm Thu Hương

Ánh sáng Chào các bạn, Đạo đức kinh (Tao Te Chinh) của Lão Tử (Lão giáo hay Đạo học, Taoism), Nguyễn Duy Cần dịch, Chương 52: Thiên hạ có nguồn gốc, Dùng làm Mẹ của thiên hạ. Hễ giữ được Mẹ, Thì biết được C…

Berlin - Take My Breath Away (Official Video - Top Gun) 06/17/2024

TAKE MY BREATH AWAY – BERLIN

Trần Đình Hoành dịch và giới thiệu

Take My Breath Away là tên của bản nhạc tình trong phim Top Gun (1986). Bản nhạc do Giorgio Moroder và Tom Whitlock viết, ban nhạc Berlin trình bày. Bản nhạc này thắng cả giải Oscar lẫn giải Golden Globe năm 1986.

Lấy mất hơi thở của tôi
Quan sát mỗi chuyển động trong trò chơi tình yêu điên rồ của tôi
Trên đại dương vô tận này rốt cuộc tình nhân không biết xấu hổ
Quay đến và quay về vào nơi bí mật bên trong
Quan sát như trong phim quay chậm khi anh quay người và nói

Lấy mất hơi thở của tôi
Lấy mất hơi thở của tôi

Tôi vẫn ngóng trong và chờ đợi tình yêu mong ước
Không bao giờ ngại trở thành người định mệnh
Quay đến và quay về vào nơi bí mật bên trong
Quan sát như trong phim quay chậm khi anh quay sang tôi và nói

Lấy mất hơi thở của tôi

Tôi thấy anh bên sau đồng hồ cát, rồi anh biến mất
Khi kính vỡ tôi gọi anh, và quay người để nghe anh nói
Nếu chỉ hôm nay tôi không sợ

Lấy mất hơi thở tôi
Lấy mất hơi thở tôi

Quan sát mỗi chuyển động trong trò chơi tình yêu điên rồ
Thúc đẩy bởi ‎y’ tưởng là ở đâu đó có một tình yêu rực lửa
Quay đến và quay về vào nơi bí mật bên trong
Quan sát như trong phim quay chậm khi anh quay sang tôi và nói

Lấy mất hơi thở tôi
Em yêu, lấy mất hơi thở tôi

(TĐH dịch)

Take My Breath Away
Watching every motion in my foolish lover’s game
On this endless ocean finally lovers know no shame
Turning and returning to some secret place inside
Watching in slow motion as you turn around and say

Take my breath away
Take my breath away

Watching I keep waiting still anticipating love
Never hesitating to become the fated ones
Turning and returning to some secret place to hide
Watching in slow motion as you turn to me and say

Take my breath away

Through the hourglass I saw you, in time you slipped away
When the mirror crashed I called you, and turned to hear you say
If only for today I am unafraid

Take my breath away
Take my breath away

Watching every motion in this foolish lover’s game
Haunted by the notion somewhere there’s a love in flames
Turning and returning to some secret place inside
Watching in slow motion as you turn to me and say

Take my breath away
My love, take my breath away


Take My Breath Away – Berlin
https://www.youtube.com/watch?v=Bx51eegLTY8

https://dotchuoinon.com/2024/06/16/take-my-breath-away-berlin-2/

Berlin - Take My Breath Away (Official Video - Top Gun) Berlin's official music video for 'Take My Breath Away'. Click to listen to Berlin on Spotify: http://smarturl.it/BerlinSpotify?IQid...As featured on Metro: ...

Xắn tay áo 06/15/2024

XẮN TAY ÁO

Trần Đình Hoành

Chào các bạn,

Từ hồi còn bé ta được bố mẹ bảo học hành để lớn lên làm việc này, việc nọ. Trong trí óc trẻ thơ, cuộc đời chia thành hai phần rõ rệt: nhỏ đi học, lớn làm việc. Khi không còn bé nữa, tiếc thay, ta lại quá quen với công thức suy tư “hai thời” như vậy, và nhiều người trong chúng ta hầu như không bao giờ thoát ra khỏi vòng kềm kẹp của công thức—đối với nhiều vấn đề trong cuộc sống, ta luôn luôn ngồi học, và không bao giờ thấy mình đủ kiến thức để làm.

Dĩ nhiên đó là một suy tư rất sai lầm, ít ra là đối với người lớn, vì thực ra học và làm là một. Cuộc đời thật không chia thành học và làm. Có con thì làm bố, và làm bố là làm bố chứ chẳng phải học làm bố, và học làm bố thực sự là làm bố. Dĩ nhiên, ta có thể vào một lớp “học làm bố” vài ba tiếng, nhưng mấy lớp đó thật là chẳng nghĩa lý gì cả. Bất kỳ người nào đã có con cũng đều xác nhận là lúc làm bố là lúc học làm bố, và ngày nào còn làm bố là ngày đó còn học làm bố, kể cả khi con mình đã trưởng thành và đã làm bố–lúc đó mình vẫn còn phải học làm bố của một người bố. Làm quản lý cũng vậy. Lúc bắt đầu làm quản lý là lúc thực sự học làm quản lý, và mình cứ từ từ tăng cấp làm quản lý và học làm quản lý hằng ngày. Bất cứ việc làm nào trên đời cũng là việc học—làm một tí là học thêm một tí kinh nghiệm, một tí kiến thức.

Đẩy!
Đẩy!
Điều này có nghĩa là gì? Thưa, có nghĩa là, sống là hành động. Sống không có nghĩa là ngồi lý thuyết cho đến lúc thấy mình đủ năng lực rồi mới làm. Thực ra nếu không làm thì chẳng bao giờ đủ năng lực, mà nếu làm thì khi nào cũng đủ năng lực. Ngay cả trẻ con học nói, chẳng có đứa bé nào “học nói” cho đến lúc “biết nói” rồi mới bắt đầu “nói”—học nói, biết nói và nói chỉ là một việc. Đó là công thức đương nhiên của cuộc sống. Học yêu, biết yêu, và yêu, là một. Học làm, biết làm, và làm, là một. Không làm là không học, không biết, và không sống.

Bên cạnh việc “ngồi học cho đến khi biết đủ”, nhiều người trong chúng ta còn có thói quen xem các vấn đề xã hội chung quanh là “việc của chúng nó.” Chúng nó nào? Xã hội ta đang sống là việc của mỗi người chúng ta. Chẳng có chúng nó nào từ một hành tinh khác chịu trách nhiệm về xã hội của ta cả. Ngay cả khi ta chỉ vào chính quyền và nói “chúng nó”, thì chẳng khác nào chỉ ngón tay vào một người anh trong gia đình và đổ lỗi “chính hắn”, cứ như là các vấn đề trong gia đình chỉ một người chịu trách nhiệm còn những anh chị em khác thì vô can. Einstein nói: “Thế giới là một nơi đầy nguy hiểm, không phải vì những kẻ làm ác, mà vì những kẻ đứng nhìn và chẳng làm gì cả.” Triết gia Anh Edmund Burke nói: “Điều cần thiết duy nhất để tội ác chiến thắng là những người tốt chẳng làm gì cả.” Im lặng là đồng lõa với tội ác. Không làm gì để giải quyết vấn đề là đồng lõa với vấn đề.

Đôi khi ta muốn làm gì đó để giúp giải quyết một vấn đề xã hội nào đó, câu “khuyến khích” ta có thể được nghe ngay lập tức là “Một con én không làm được mùa xuân.” A! Thái độ “chưa đánh đã thua” đó mà cũng đáng cho chúng ta tốn thời giờ bàn luận đến sao? Đa số các cuộc cách mạng–tư tưởng, kinh tế, thương mại, chính trị–trong lịch sử con người bắt đầu với chỉ một người. Nhà thuyết giảng Mỹ Edward Everett Hale nói: “Tôi chỉ là một, nhưng tôi vẫn là một. Tôi không thể làm được tất cả, nhưng tôi vẫn có thể làm được việc gì đó; và bởi vì tôi không thể làm được tất cả, tôi sẽ không từ chối việc gì đó mà tôi có thể làm.”

Goethe nói: “Cuộc đời không biết ngừng trong tiến hóa và phát triển, và luôn buông lời nguyền rủa sự bất động.” Ta làm việc gì là vì việc đó nên làm, như đói thì ăn, không cần phải đợi có người ăn cùng. Hữu xạ tự nhiên hương; ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Cứ bắt đầu hăng hái một mình, từ từ sẽ có hai mình, ba mình, và nhiều mình.

Mồ hôi và nụ cười
Mồ hôi và nụ cười
Và khi hành động thì ta thường nghe: “Thất bại là mẹ thành công.” Câu này cũng có một tí tính tích cực, và nghe qua thì rất có lý, nhưng nếu bạn đã là người hành động tích cực nhiều kinh nghiệm thì lại thấy là câu này sai từ trong căn bản, bởi vì từ “thất bại” không đúng. Thất bại là gì? Ta cứ tạm thời dùng định nghĩa thông thường—thất bại là không đạt được mục tiêu đề ra. Giả sử hai võ sĩ đấu đài, người thua trận gọi là người thất bại sao? Nếu bạn xem đấu võ thường xuyên thì bạn thấy các võ sĩ thua trận thường nói “Tôi không thắng,” chứ hầu như chẳng ai nói “Tôi thất bại.” Tại sao? Vì mục đích đầu tiên của các võ sĩ (và các vận động viên) luôn luôn là tự thắng mình. Mục đích thứ hai là cố gắng hết sức vì nghệ thuật. Đấu võ là vì hai mục đích đó. Hơn thua là chuyện thường tình, chẳng ai đặt nó lên hàng đầu. Hơn thua cũng chỉ là một trong những phương cách để tự thắng chính mình thôi. Vì vậy, dù là thua cuộc thì hai mục tiêu hàng đầu là tự thắng và phục vụ nghệ thuật vẫn luôn luôn đạt được. Sao có thể gọi đó là thất bại? Vì vậy, ta thấy các võ sĩ thua cuộc thường cũng rất vui vẻ, ôm hôn kẻ chiến thắng rất thân ái, vì thực ra họ là chiến hữu với nhau.

Tất cả mọi hoạt động của chúng ta trên đời cũng có ý nghĩa như vậy. Mở một công ty dịch vụ văn phòng chẳng hạn. Tất cả những người làm thương mãi đều nói với bạn rằng lý do quan trọng nhất mà họ mở công ty là để làm cho đời sống của họ có nhiều thử thách hơn và họ cảm thấy “tròn đầy” hơn. Dĩ nhiên làm ra tiền thường là lý do sau đó. Nhưng nếu vì tình trạng suy thoái kinh tế mà họ phải đóng cửa công ty, chắc chẳng ai cho đó là thất bại. Và dù có đóng cửa, thì những vui thích khi được làm chủ chính mình, cũng như những kinh nghiệm vô giá đã gặt được, cũng đã rất đáng đồng tiền bát gạo. Chẳng mấy chủ công ty gọi đó là “thất bại.” Cho nên, nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa về các họat động của mình trên đời, một cách tích cực, thì thực sự chẳng hề có cái gọi là “thất bại”. Chỉ có thành công nhiều hay thành công ít mà thôi. Nghĩa là nếu hành động với một tâm tư tích cực, ta luôn luôn thành công, hoặc ít hoặc nhiều. Từ “thất bại” không có trong tự điển của ta.

Xây dựng
Xây dựng
Helen Keller, người câm điếc Mỹ đầu tiên đạt được bằng cử nhân năm 1904 và sau đó thành một nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng của Mỹ, nói: “An ninh thường là chuyện mê tín. An ninh không có thật trong đời sống tự nhiên, và loài người nói chung không chứng nghiệm an ninh. Trong trường kỳ, chạy trốn hiểm nguy cũng chẳng khá hơn là cứ đối diện hiểm nguy thẳng mặt. Sống là phiêu lưu táo bạo, hay chẳng là gì cả.”

Một trong những lỗi lầm người ta hay gặp phải khi bắt đầu một dự án là bắt đầu quá lớn và quá xa vời với thực tế. Hãy mơ đến cả bầu trời, nhưng bắt đầu bằng từng bước chân. Think globally, work locally. Nếu bạn chưa làm nhà hàng bao giờ, đừng bỏ hết vốn liếng, vay mượn ngân hàng, để mở một quán phở có 500 chỗ ngồi. Làm một chỗ 30 chỗ ngồi trước đi. Nếu thành thì từ từ tăng diện tích, có mất mát gì đâu? Việc gì mà phải gia tăng may rủi một cách không cần thiết ngay từ đầu?

Bắt đầu nhỏ, nếu không thành thì cũng chẳng mất mát nhiều, coi như đó là bỏ tiền học kinh nghiệm. Những người bắt đầu quá lớn (so với kinh nghiệm của mình), thường bị tật háo danh chi phối. Không thích làm cái gì nhỏ. Dĩ nhiên ta luôn luôn nên “think big”, nhưng nên “start little”. Bạn có thể mơ ước đến một đám cưới to nhất nước, nhưng ngay lúc này thì bắt buộc phải chịu khó làm các việc lặt vặt như là ngồi đợi nàng trước cửa trường hằng ngày. Chẳng có cách nào khác. Hơn nữa, như Helen Keller nói: “Tôi muốn làm được những chuyện vĩ đại và cao quý, nhưng nhiệm vụ chính của tôi là làm những việc khiêm tốn cứ như chúng là những việc vĩ đại và cao quý. Thế giới chuyển động, không phải chỉ nhờ những cú tống đạp của các anh hùng, mà còn nhờ tổng hợp những đùn đẩy nhỏ bé của mỗi người lao đông chân chất.”

Thế giới thực sự không thể tự nó mà tiến hóa. Thế giới tiến hóa là vì những cá nhân trong thế giới tiến hóa. Một con kiến thợ thì nhỏ xíu. Nhưng đàn kiến tiến hóa là nhờ mọi kiến thợ. Và kiến thợ sinh ra chỉ để chạy tới chạy lui làm việc. Suy nghĩ cho cùng, chúng ta sinh ra cũng chỉ để làm cho thế giới con người tiến hóa. Ngoài mục đích này thì chẳng còn gì khác để làm cho đời sống con người có ý nghĩa. Và đã là kiến thợ thì hãy xắn tay áo lên. Vào cuộc!

Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Mến,

Hoành

Bài này đã được đăng trên ĐCN ngày 16-2-2009.

© copyright 2024
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use

Xắn tay áo Chào các bạn, Từ hồi còn bé ta được bố mẹ bảo học hành để lớn lên làm việc này, việc nọ. Trong trí óc trẻ thơ, cuộc đời chia thành hai phần rõ rệt: nhỏ đi học, lớn làm việc. Khi không còn bé nữa, t…

Huyền Đức 06/15/2024

HUYỀN ĐỨC

Phạm Thu Hương

Chào các bạn,

Đạo đức kinh (Tao Te Chinh) của Lão Tử (Lão giáo hay Đạo học, Taoism), Nguyễn Duy Cần dịch, Chương 51:

Đạo sinh đó,
Đức nuôi đó,
Chủng loại tạo hình đó,
Hoàn cảnh liên kết đó.
Vậy nên muôn vật đâu phải
tôn Đạo
quý Đức.

Tôn Đạo
quý Đức
Không là điều bắt buộc,
mà là chiều hướng tự nhiên.

Thế nên
Đạo sinh đó,
Đức nuôi đó,
Cấp dưỡng đó, chăm sóc đó,
Đùm bọc đó, che chở đó,
Dưỡng dục đó, bảo vệ đó,
Sinh mà không chiếm làm của mình.
Làm mà không cậy công,
Dẫn dắt mà không can thiệp,
Đó gọi là Huyền Đức.”

“Đạo sinh đó,
Đức nuôi đó,”

Đạo là nguyên lý vũ trụ. Đức hay đức hạnh là những việc cá nhân (mỗi người chúng ta thực hiện đúng nguyên lý của Đạo). Đạo sinh ra vũ trụ muôn loài; Đức của ta là thức ăn nuôi dưỡng chính ta cũng như mọi người quanh ta.

“Chủng loại tạo hình đó,
Hoàn cảnh liên kết đó.”

Vật thể tạo hình hài của muôn loài; và muôn loài liên kết với nhau qua hoàn cảnh và trong môi trường.

“Vậy nên muôn vật đâu phải
tôn Đạo
quý Đức.

Tôn Đạo
quý Đức
Không là điều bắt buộc,
mà là chiều hướng tự nhiên.”

Cho nên, mọi loài mọi vật không tôn Đạo quý Đức là không tôn trọng Đạo và không quý Đức, vì muôn loài muôn vật đã tự nhiên vận hành theo Đạo.

“Thế nên
Đạo sinh đó,
Đức nuôi đó,
Cấp dưỡng đó, chăm sóc đó,
Đùm bọc đó, che chở đó,
Dưỡng dục đó, bảo vệ đó,
Sinh mà không chiếm làm của mình.
Làm mà không cậy công,
Dẫn dắt mà không can thiệp,
Đó gọi là Huyền Đức.”

Đạo sinh ra muôn loài, Đức của ta tạo ra nuôi nấng, cấp dưỡng, chăm sóc, đùm bọc, che chở, dưỡng dục, và bảo vệ. Đức tạo ra mà không tuyên bố là của mình, làm việc mà không đòi hỏi công cán, dẫn dắt mà không can thiệp. Đó là Huyền Đức, đức hạnh huyền diệu của mỗi chúng ta.

Tóm lại, Đạo là nguyên lý huyền diệu vận hành vạn vật, kể cả loài người. Đức hạnh của ta là vận hành hợp với Đạo, khiêm cung, không quảng cáo việc ta làm, không kể công, không đòi hỏi gì cho riêng mình, mà chỉ làm việc theo nguyên lý của Đạo để âm thầm phục vụ mọi người, mọi loài quanh mình. Đó gọi là Huyền Đức, đức hạnh huyền diệu.

Chúc các bạn một ngày đức hạnh.

Phạm Thu Hương

Huyền Đức Chào các bạn, Đạo đức kinh (Tao Te Chinh) của Lão Tử (Lão giáo hay Đạo học, Taoism), Nguyễn Duy Cần dịch, Chương 51: Đạo sinh đó,Đức nuôi đó,Chủng loại tạo hình đó,Hoàn cảnh liên kết đó.Vậy nên muô…

Waka Waka (Lần này cho Phi Châu) – Nhạc World Cup 2010 06/15/2024

WAKA WAKA (LẦN NÀY CHO PHI CHÂU) – NHẠC WORLD CUP 2010

Trần Đình Hoành dịch và giới thiệu

Waka Waka (Lần này cho Phi Châu)
Shakira
Bạn là chiến binh tốt
Chọn trận chiến
Đứng đậy
Phủ sạch bụi
Và lên yên trở lại

Bạn ở trên chiến tuyến
Mọi người ngóng nhìn
Bạn biết hệ trọng thế nào
Chúng ta đang tiến gần
Vẫn chưa xong

Áp lực gia tăng
Bạn cảm được
Nhưng bạn đã có đủ
Hãy tin như vậy

Khi bạn ngã, đứng dậy
Ô ô…
Và nếu bạn ngã, đứng dậy
Ô ô…

Tsamina mina
Zangalewa
Vì đây là Phi Châu

Tsamina mina eh eh
Waka Waka eh eh

Tsamina mina zangalewa
Anawa aa
Lần nầy cho Phi Châu

Nghe thượng đế của bạn
Đây là khẩu hiệu của chúng ta
Thời của bạn để tỏa sáng
Đừng sắp hàng chờ đợi
Y vamos por Todo

Người ta đang tăng
Mong đợi
Hãy tiếp tục và mang đến cho họ
Đây là thời của bạn
Chẳng ngập ngừng

Hôm nay là ngày của bạn
Tôi cảm được
Bạn đã mở đường
Hãy tin như vậy

Nếu bạn rơi xuống
Đứng lên Ô ô…

Khi bạn rơi xuống
Đứng lên Ô ô…

Tsamina mina zangalewa
Anawa aa
Lần nầy cho Phi Châu

Tsamina mina eh eh
Waka Waka eh eh

Tsamina mina zangalewa
Anawa aa

Tsamina mina eh eh
Waka Waka eh eh
Tsamina mina zangalewa
Lần nầy cho Phi Châu

(TĐH dịch)


Waka Waka – Shakira – World Cup 2010 opening

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=pRpeEdMmmQ0&hl=en_US&fs=1]


Waka Waka
Artist: Shakira
You’re a good soldier
Choosing your battles
Pick yourself up
And dust yourself off
And back in the saddle

You’re on the frontline
Everyone’s watching
You know it’s serious
We’re getting closer
This isn’t over

The pressure is on
You feel it
But you’ve got it all
Believe it

When you fall get up
Oh oh…
And if you fall get up
Oh oh…

Tsamina mina
Zangalewa
Cuz this is Africa

Tsamina mina eh eh
Waka Waka eh eh

Tsamina mina zangalewa
Anawa aa
This time for Africa

Listen to your god
This is our motto
Your time to shine
Don’t wait in line
Y vamos por Todo

People are raising
Their Expectations
Go on and feed them
This is your moment
No hesitations

Today’s your day
I feel it
You paved the way
Believe it

If you get down
Get up Oh oh…
When you get down
Get up eh eh…

Tsamina mina zangalewa
Anawa aa
This time for Africa

Tsamina mina eh eh
Waka Waka eh eh

Tsamina mina zangalewa
Anawa aa

Tsamina mina eh eh
Waka Waka eh eh
Tsamina mina zangalewa
This time for Africa

https://dotchuoinon.com/2024/06/14/waka-waka-lan-nay-cho-phi-chau-nhac-world-cup-2010/

Waka Waka (Lần này cho Phi Châu) – Nhạc World Cup 2010 Waka Waka (Lần này cho Phi Châu) Shakira Bạn là chiến binh tốt Chọn trận chiến Đứng đậy Phủ sạch bụi Và lên yên trở lại

Mở rộng tư duy 06/14/2024

MỞ RỘNG TƯ DUY

Trần Đình Hoành

Chào các bạn,

Trong bài Đặt Nền Móng Cho Cường Thịnh, chúng ta có nói là muốn đặt nền tảng cường thịnh cho đất nước, chúng ta cần hai điều: Một là trái tim nhân ái, xem mọi người là anh em từ một mẹ trăm con. Hai là mở rộng tư duy để mở rộng trí tuệ.

Điều thứ nhất, xem mọi người như anh em thì chẳng có gì là khó hiểu và khó làm cả. Trong anh em không có thù hằn và từ “kẻ thù” không có trong tự điển anh em. Điều này ta đã học lúc 5, 6 tuổi với bài học sử k‎ý đầu tiên về mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân. Các quý vị không muốn thực hành điều này, vì “Nhưng mà…” hay “Tại vì…” thì đành chịu. Thiếu gì người trên thế giới biết chuyện phải làm mà vẫn làm ngược lại, như là hút thuốc, nghiện rượu, chửi thề… Đời mà!

Điều thứ hai, mở rộng tư duy, thì lại cực kỳ khó khăn, nhiều người muốn làm cũng không được, và ta có nói hoài, mỗi ngày một bài trà đàm, thì cũng chẳng dư.

Điều khó khăn căn bản rất dễ hiểu: Mỗi người chúng ta là một bộ máy computer, cứ như vậy mà cảm xúc, mà lý luận, mà suy nghĩ, với mọi thứ thành kiến, giới hạn, và thiên vị đã lập trình sẵn trong máy. Không khác hơn được.

Và trong đại đa số các trường hợp chúng ta cũng chẳng biết là chúng ta hoàn toàn là nô lệ cho cái máy của chính mình. Bằng chứng là, nếu ta hỏi mọi người tự định điểm là mình thoáng, rộng rãi, tự do trong tư duy, hay bị nghẹt thở bởi thành kiến, thì chẳng ai nghĩ là mình đang ở tù trong thành kiến cả. Ai cũng tự cho mình là thoáng, và nếu có thành kiến thì chỉ tí tí thôi!

Và chúng ta cũng đã thấy và đang thấy bao nhiều thù hận đổ máu đều được làm với danh xưng tình yêu–yêu Allah, yêu Thượng đế, yêu tổ quốc, yêu dân tộc–mà người giết chóc, thù hận, cũng không hề biết là mặt mình và tay mình đầy máu, và miệng mình chỉ phun ra hận thù, và họ vẫn tiếp tục tin rất thành thật là họ thực sự yêu Thượng đế, yêu dân tộc, yêu con người… Phật gia thật là trí tuệ đỉnh cao khi đặt trung tâm điểm của giáo pháp vào si mê/đại ngộ của con người!

Hai vị thầy lớn nhất về tâm, tức là về cái đầu và quả tim, của con người là Chúa Giêsu và Phật Thích Ca, đều có giải pháp như nhau. Chúa Giê Su nói “phải như trẻ em” và Phật Thích Ca nói phải “cởi bỏ mọi chấp trước”—tức là “vô chấp”.

Phải như trẻ em và vô chấp, tuy ngôn ngữ khác nhau, nhưng thực hành là một. Trẻ em thì chẳng chấp vào điều gì cả: Ai cũng yêu được; điều gì cũng mới, cũng thích thú; mọi tư tưởng trên đời đều như nhau, chẳng ôm cái gì bỏ cái gì; mọi vật trên đời như nhau, chẳng ham cái nào chê cái nào; trong lòng tinh khiết thành thật…

“Trưởng thành” là học các thứ trẻ em không biết: Học khen chê, theo cái này chống cái kia, theo người này bỏ người nọ, theo cái này chê cái nọ, thích đạo này chê đạo kia… Nói chung, trưởng thành là học phân cách, phân chia. Bởi vì vậy chỉ người lớn mới chia phe đánh nhau và giết nhau, trẻ em không làm thế.

“Như trẻ em” không phải là một môn học mới, mà là bỏ tất cả các thứ ta đã học thời “trưởng thành”, để về ngược lại bản tính trẻ em. Nói theo tiếng Anh thì ta không learn (học) để thành trẻ em, mà phải unlearn (xóa học) các thứ đã học để thành trẻ em trở lại.

Đó cũng chính là vô chấp của nhà Phật—xả bỏ, xóa bỏ tất cả các thành kiến định kiến trong đầu mà ta đã học trong nhiều năm “trưởng thành”. Học “vô chấp” không phải là học cái gì mới, mà là học xóa bỏ mọi thứ lăng nhăng ta đã học trong đời, để trở về quả tim tinh khiết của trẻ em.

Làm được thế thì ta sống hài hòa với mọi người và thế giới như thiền sư, hay như… trẻ em. Thiền sư và trẻ em là một. Cả hai chỉ thích nói “Vậy à.”

Và nếu ta có tâm vô chấp, thì làm lãnh đạo (chính trị, xã hội, kinh tế…) cũng giỏi, vì ta đọc một thấy mười. Người bình thường thì đọc một thấy được một, đôi khi chỉ thấy được phần tư hay một phần mười, vì cái đầu của họ bị cả hàng trăm thứ cửa che đậy, làm sao mà thấy được gì nhiều. Đầu của người càng vô chấp càng thông thái, vì họ đọc một thấy cả mấy mươi từ phía mấy mươi cánh cửa mở toang ánh sáng tràn đầy.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã gặp một mớ người bằng cấp cùng mình, tiến sĩ, thạc sĩ, viện sĩ, đủ thứ sĩ… lớ nga lớ ngớ u u mê mê. Không phải vì các vị có IQ thấp. Đã xong vài cái sĩ thì IQ cũng rất khá. Chỉ có điều là IQ chẳng giúp được gì mấy khi cái đầu của họ bị cả hàng trăm cánh cửa thành kiến bưng bít: tôn giáo, đảng phái, gốc gác gia đình, quê quán, tuổi tác, trường sở, ham tiền, ham tiếng, ham địa vị, kiêu căng, thiếu tự tin, kỳ thị giới tính, kỳ thị tuổi tác, kỳ thị chủng tộc, sợ bị chê, sợ bị mất việc, sợ bị mất bạn, sợ người ta nói mình ngu… Các bạn có thời giờ để viết thì cũng có thể tính lên đến hơn 100 danh mục giới hạn. Thế thì không u mê sao được?

Trí tuệ thực sự không thể đến được nếu cái đầu của ta bị che tối bởi thành kiến. Đó là quy luật. Trí tuệ là ánh sáng. Ánh sáng không thể vào đầu nếu đầu có quá nhiều cửa đóng.

Nhưng không phải muốn có xóa bỏ thành kiến là xóa bỏ được. Muốn xóa bỏ thành kiến chúng ta cần kỷ luật thường xuyên:

• Tập ngồi tĩnh lặng để “nhìn chính mình”, để thấy mình đang làm gì, suy nghĩ gì. Nếu mình có thể tách mình làm hai như thế, một người quan sát một người, thì khi thuần thục mình có thể thấy mình đang làm gì trong khi mình đang làm việc đó, để tùy nghi điều chỉnh. Điều này nói thì dễ làm thì khó–nếu các bạn chịu khó nghe giảng thường xuyên, sẽ có cơ may gặp được một số các vị mục sư, linh mục và nhà sư, trong lúc giảng đạo chỉ giảng thù hận từ đầu đến cuối giờ, bài giảng nào cũng vậy, và các vị không nhận ra là đó là phản lại lời dạy của Chúa và Phật.

Cho nên để nhìn được chính mình, chúng ta phải cực kỳ kỷ luật tinh thần và cực kỳ thành thật với chính mình.

• Tập “thấy mọi sự như nó là” (seeing thing as it is): Thấy anh Nhân ngồi ăn tối với cô Nguyệt thì thấy anh Nhân ngồi ăn tối với cô Nguyệt, chứ đừng “thấy” kiểu suy diễn thêm là “hai người này là bồ bịch.”

Thói quen suy diễn lăng nhăng là thành kiến số 1 của mọi người trên thế giới.

• Khi đối thoại, thì nghe cẩn thận, với con tim rộng mở. Đa số mọi người nghe (hay đọc trên Internet) rất dở, nếu không nói/viết kiểu bom nổ thì họ không hiểu được. Người nghe/đọc giỏi luôn luôn cực kỳ nhạy cảm, biết chuyện gì đang xảy ra và sắp xảy ra, trước khi mọi người khác có thể biết.

• Không phán đoán, trừ khi công việc đòi hỏi bạn phải phán đoán.

• Nếu có một ai đó trên thế giới (con nít, người lớn, giàu có, đói rách, da đen, da đỏ, da vàng, có học thức, thiếu học thức…) mà bạn nghĩ là bạn chẳng học được điều gì từ người đó, thì bạn đơn giản là chưa biết học và một mớ cửa của trí tuệ của bạn đang bị đóng.

• Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể chia thế giới thành hai nhóm người—tốt và xấu—thì bạn chưa hiểu gì về quả tim con người.

• Không biết sợ. Và khi sợ thì không để sợ hãi cản mình làm việc mà mình thấy cần làm.

• Và nếu là chúng ta có làm gì lớn lao cho thế giới, cho Chúa, cho Phật thì cũng nên nhớ rằng trong vũ trụ này chúng ta chưa lớn bằng hạt cát trên bờ đại dương.

Chúng ta là con Thượng đế, nhưng cũng chỉ là một hạt cát trong vũ trụ. Một hạt cát, nhưng vẫn là con Thượng đế.

Nếu nắm được quân bằng này, chúng ta vẫn tích cực, vẫn thấy mình lợi ích cho đời cho người, nhưng vẫn thấy được mình chỉ là một chớp mắt trong cõi vô cùng.

Chẳng có gì lớn lao!

Mở rộng trí tuệ không phải là đọc sách cho nhiều, mà là luyện tâm để tâm ta luôn luôn khiêm cung, rộng mở và vững mạnh. Như căn nhà nhỏ ở thôn quê, cửa ngõ luôn mở rộng để chào đón khách, và chẳng sợ có gì trong đó để mất.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Bài này đã được đăng trên ĐCN ngày 19-2-2010.

Bài cùng chuỗi:

Đầu năm mở bút: Đặt nền móng cường thịnh
Mở rộng tư duy

© copyright 2024
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use

Mở rộng tư duy Chào các bạn, Trong bài Đặt Nền Móng Cho Cường Thịnh, chúng ta có nói là muốn đặt nền tảng cường thịnh cho đất nước, chúng ta cần hai điều: Một là trái tim nhân ái, xem mọi người là anh em từ một m…

Want your school to be the top-listed School/college in Stafford?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Tư duy tích cực mỗi ngày

Cùng Luyện Tập Khiêm Tốn - Thành Thật - Yêu Người - Tĩnh Lặng

Videos (show all)

Vài nguyên tắc tâm linh để nhớ
Phỏng vấn Mẹ Teresa
Thưởng thức hay sống

Category

Address

Stafford, VA
22554

Other Education in Stafford (show all)
Breathe 4 Me CPR Breathe 4 Me CPR
Stafford

Breathe 4 Me CPR is a CPR training company focused on CPR, First Aid, BLS for healthcare providers and AED Training. Contact us to inquire about AEDS also.

Blue Note Piano Studio Blue Note Piano Studio
2726 Jefferson Davis Highway
Stafford, 22554

My name is Anna Garlem and I have been teaching piano lessons to children and adults for over 20 years. I have a degree in piano and have a passion to teach my students to read mus...

Code Ninjas Code Ninjas
373 Garrisonville Road Suite 101
Stafford, 22554

We make coding fun! At Code Ninjas, kids gain problem solving, critical thinking, and STEM skills in a fun, safe, and inspiring environment! Schedule a free tour today to learn mor...

Corps Solutions Corps Solutions
233 Garrisonville Road Ste 202
Stafford, 22554

For more info go to: www.corps-solutions.com

Lioness Defense Lioness Defense
Stafford County
Stafford, 22554

Providing the proper training and education in fi****ms safety, handling procedures, and self-defense

JF Computer Learning JF Computer Learning
Stafford, 22554

Want to learn more about computer, security, upgrading, applications, installations, Linux and how to operate. Good for any ages. Will travel 100 miles+. A+ and Security+ certific...

Babysitting Ayla Babysitting Ayla
Stafford

We "Like" Babysitting Ayla

Priscylla's Tutoring Services Priscylla's Tutoring Services
Stafford

� Online and Private Lessons. K-8 �American Citizenship Prep Classes. � Homework Support.

Winding Creek Winding Creek
475 Winding Creek Road
Stafford, 22554

Winding Creek Elementary School in Stafford, VA

UnLearn University UnLearn University
Stafford, 22554

Help millions of people ages 10-25 understand and obtain true wealth.