Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT, Business Center, Số 40, Đổng Dậu, Bàu Trúc, Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận, An Phuoc.

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 26/03/2024

Di sản văn hóa và các chủ đề, thành tố của nó luôn là chủ đề của sáng tạo hiện đại và công nghiệp văn hóa.
Xuất phát từ hình ảnh Ka-ing trong lễ Rija Nâgar (múa đầu năm mới) nhân dịp đầu năm Chăm lịch sắp đến. Cơ sở Phương Anh Shop phối hợp với công ty bảo tồn di sản văn hóa giới thiệu, áo lấy hình tượng cách điệu lễ hội làm chủ đề.

Nhân dịp: ngày đầu tiên của Chăm lịch năm nay là 8/4/2024.
Ngày 11 và 12/4/2024 sẽ là lễ Rija Nâgar ở các làng Chăm.

Thiết kế logo Bhap Ilimo
Sản phẩm sắp được phân phối bởi: Phương Anh shop

Nghi lễ cầu kinh Q'uan (Kakuk) trong tháng chay nhịn Ramâwan 25/03/2024

Nghi lễ cầu kinh Q'uan (Ba Kakuk) là một nghi lễ khá quan trọng trong tháng chay nhịn Ramâwan. Lễ do chức sắc Po Acar thực hiện vào lúc 7 giờ tối hàng ngày của tháng chay nhịn. Diễn trình của nghi lễ gồm: Lễ tẩy thể (mâk aia), Đánh trống (taong hagar), Gọi dự lễ (Bang), Cầu kinh Q'uan và kết thúc buổi lễ là nghi thức Mâk Asulam giữa các chức sắc Po Acar.

Nghi lễ cầu kinh Q'uan (Kakuk) trong tháng chay nhịn Ramâwan Nghi lễ cầu kinh Q'uan (Ba Kakuk) là một nghi lễ khá quan trọng trong tháng chay nhịn Ramâwan. Lễ do chức sắc Po Acar thực hiện vào lúc 7 giờ tối hàng ngày ...

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 25/03/2024

LÀNG VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Trong cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984), tác giả Trần Từ (tức nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi) viết: “làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt” (tr. 11-12). Điều đó có nghĩa: làng của người Việt không chỉ là một đơn vị hành chính, đơn vị văn hóa, mà còn là một đơn vị kinh tế, nơi tạo ra sinh kế và tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đang sinh tụ nơi đó. Đó cũng là lý do mà bên cạnh các làng thuần nông, lấy hoạt động sản xuất nông nghiệp làm sinh kế chính, thì trên lãnh thổ nước ta còn có hàng chục ngàn làng nghề (thủ công nghiệp, ngư nghiệp) với lịch sử hàng trăm năm tuổi, góp phần định hình bộ mặt nông thôn và nền kinh tế phi nông nghiệp của người Việt trong hàng thế kỷ qua.

Làng nghề ra đời ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 11, khi triều đình phong kiến ở nước ta đã xác lập vững chắc và tiến hành xây dựng cung điện, thành quách… để đặt bộ máy cai trị, đồng thời trong giai cấp cầm quyền cũng hình thành thói quen dùng những sản phẩm chuyên dụng trong sinh hoạt thường nhật hay phục vụ các nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của họ. Từ đó, các sản phẩm thủ công ra đời, dẫn đến việc hình thành các nghề thủ công truyền thống và các làng nghề ở Việt Nam.

Sang thế kỷ 13, sản phẩm thủ công của người Việt đã bắt đầu xuất khẩu khi có sự giao thương giữa Đại Việt và các lân bang, nên các làng nghề xuất hiện ngày càng nhiều, và trở thành một mô hình kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Việt Nam từ hàng nghìn năm nay. Các làng nghề không chỉ giải quyết sinh kế cho một bộ phận rất lớn cư dân nông thôn, mà còn góp phần phát triển mạng lưới thương nghiệp liên vùng, đồng thời kích thích óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ, những ngành nghề truyền thống mang đậm bản sắc và dấu ấn văn hóa dân tộc, thậm chí còn biến Việt Nam trở thành một thị trường xuất nhập khẩu nhộn nhịp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời đại Đại thương mại (Grand commercial age) vào các thế kỷ 16 - 17.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng nghề và nghề truyền thống của người Việt đã có nhiều biến động và đổi thay để thích ứng với thời đại, nhưng chưa bao giờ biến mất, cũng như vai trò của các làng nghề và nghề truyền thống trong cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị.

Nguồn: Heritage

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 20/03/2024

Lịch sử hình thành động Phong Nha - Quảng Bình - Việt Nam

Quá trình địa chất: Khoảng 450 triệu năm trước: Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay là một phần của biển cổ.
- Kỷ Devon (khoảng 360-340 triệu năm trước): Biển cạn, đá vôi được hình thành từ xác sinh vật biển.
- Kỷ Permi (khoảng 290-250 triệu năm trước): Núi đá vôi bị kiến tạo, nứt gãy, tạo ra các khe nứt và hang động.
- Kỷ Đệ Tam (khoảng 66 triệu năm trước): Nước ngầm chảy qua các khe nứt, bào mòn đá vôi, tạo ra các nhũ đá, măng đá.
Sự phát hiện và khám phá:

* Thời tiền sử: Người Champa cổ đã biết đến động Phong Nha và sử dụng nó như nơi trú ẩn, thờ cúng.
- Năm 1824: Một viên quan nhà Nguyễn tên là Phan Huy Ích đã ghi chép về động Phong Nha trong sách "Lịch triều hiến chương loại chí".
- Năm 1937: Người Pháp bắt đầu khai thác du lịch tại động Phong Nha.
- Năm 1990: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập.
- Năm 2003: UNESCO công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới.

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 19/03/2024

Đền Hòn Chén hay còn gọi là Đền Mẫu Liễu Hạnh, tọa lạc tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây được biết đến là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Thánh Mẫu Liễu Hạnh (chữ Hán: 聖母柳杏) hay Liễu Hạnh công chúa (chữ Hán: 柳杏公主)

Theo truyền thuyết, Đền Hòn Chén được xây dựng từ thời nhà Lê (thế kỷ 15) do một vị quan triều đình tên là Nguyễn Cảnh Chân.
Vị quan này được cho là đã được Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh báo mộng và giúp đỡ trong việc đánh giặc ngoại xâm.
Sau khi chiến thắng, ông đã xây dựng đền để thờ phụng Thánh Mẫu.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền Hòn Chén đã được trùng tu nhiều lần và vẫn giữ được giá trị kiến trúc và văn hóa tâm linh cho đến ngày nay./

Lễ cúng đền Po Cei Khar Mâh Bingu (Khu Đá Bàn thôn 1, xã Mỹ Thạnh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). 18/03/2024

Di tích Po Cei (Po Cei Khar Mâh Bingu) toa lạc tại Khu Đá Bàn thôn 1, xã Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Có toạ độ được ghim trên bản đồ Gogole Earth (11°05'48.8"N 107°51'54.1"E). Cách trung UBND xã Mỹ Thạnh khoảng 3.5km đường chim bay theo hướng Tây-Bắc. Khu di tích là điểm hành hương và thực hiện các nghi lễ quan trọng có giá trị về mặt tôn giáo-tín ngưỡng của cộng đồng Cham và Raglai. Chức sắc tham gia hành lễ gồm Po Acar, ông Ka-ing, ông Maduen, ông Kadhar và ông Pajau. Đặc biệt có cả dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, Chăm trên địa bàn huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc cùng thực hành chung nghi lễ.

Lễ cúng đền Po Cei Khar Mâh Bingu (Khu Đá Bàn thôn 1, xã Mỹ Thạnh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Di tích Po Cei (Po Cei Khar Mâh Bingu) toa lạc tại Khu Đá Bàn thôn 1, xã Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận. Có toạ độ được ghim trên bản đồ Gogole...

Lễ thanh tẩy thân thể (Ricaow) trước khi lên núi hành lễ cúng Po Haniim Par 15/03/2024

Hàng năm người Chăm làng Pacam (Lạc Tánh) tổ chức nghi lễ với quy mô lớn để cúng tạ lễ Po Haniim Par, lễ được tổ chức vào tháng 12 Chăm lịch. Trước khi hành lễ cúng Po Haniim Par trên núi Ông, các chức sắc và người dân phải thực hiện nghi lễ "Ricaow" để thanh tẩy thân thể sau đó mới hành lên núi thực hiện lễ cúng cho Ngài.

Lễ thanh tẩy thân thể (Ricaow) trước khi lên núi hành lễ cúng Po Haniim Par Hàng năm người Chăm làng Pacam (Lạc Tánh) tổ chức nghi lễ với quy mô lớn để cúng tạ lễ Po Haniim Par, lễ được tổ chức vào tháng 12 Chăm lịch. Trước khi hành ...

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 13/03/2024

Công ty TNHH Bảo tồn Di sản Văn hoá NT tự hào là đơn vị tiên phong trong việc gìn giữ và phát triển nghề gốm truyền thống Bàu Trúc - một di sản văn hóa độc đáo của người Chăm. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gốm Bàu Trúc (trên Cơ sở gốm Champa Phan Bàu Trúc) chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm.

Sản phẩm đa dạng, tinh tế: bao gồm các loại sản phẩm như:

1. Gốm gia dụng: Lọ hoa, bình trà, chén dĩa, ấm đun nước,...
2. Gốm trang trí: Tượng phật, Phù điêu, đồ gốm lưu niệm,...
3. Gốm kiến trúc: Gạch ốp tường, phù điêu, tượng trang trí sân vườn,...

Chất lượng vượt trội:

- Nguyên liệu: Đất sét được khai thác tại Bàu Trúc, nung bằng lò nung củi truyền thống.
- Kỹ thuật: Tạo hình thủ công, trang trí hoa văn tinh xảo bằng tay.
Chất lượng: Bền đẹp, chịu nhiệt tốt, an toàn cho sức khỏe.
- Giá cả hợp lý: Chúng tôi trực tiếp sản xuất và phân phối sản phẩm, không qua trung gian.
Mức giá cạnh tranh, phù hợp với mọi nhu cầu.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, am hiểu sản phẩm.
Hệ thống bán hàng online và offline tiện lợi.
Giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng có giá trị cao.
* Công ty TNHH Bảo tồn Di sản Văn hoá NT luôn mong muốn được mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm gốm Bàu Trúc chất lượng cao, góp phần tô điểm cho không gian sống của bạn thêm đẹp và sang trọng.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và đặt hàng qua địa chỉ Email: [email protected]. hoặc liên hệ trực tiếp qua điện thoại zalo: 0903370155 (Đình Tuyển - GĐ Công ty)

Trân trọng !

Lễ tạo mộ của người Chăm theo đạo Bàni 12/03/2024

Hàng năm, vào tháng 9 Hồi Lịch người Chăm theo đạo Bàni tổ chức nghi lễ với quy mô lớn đó là lễ Ramâwan. Mục đích của nghi lễ là nhầm tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và những người thân trong gia đình đã khuất. Sau nghi thức tạo mộ, người thân sẽ tổ chức nghi thức dâng cúng lễ vật để tạ lễ tại tư gia của mình.

Lễ tạo mộ của người Chăm theo đạo Bàni Hàng năm, vào tháng 9 Hồi Lịch người Chăm theo đạo Bàni tổ chức nghi lễ với quy mô lớn đó là lễ Ramâwan. Mục đích của nghi lễ là nhầm tưởng nhớ, tri ân tới ô...

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 11/03/2024

Lễ hội Ramưwan bắt đầu với Lễ Tảo mộ. Đây là hoạt động quan trọng thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Trong 3-4 ngày trước khi bắt đầu tháng chay, con cháu sẽ đến thăm viếng, dọn dẹp và sửa sang lại mồ mả cho người thân đã khuất. Họ cũng cầu nguyện cho linh hồn người quá cố được thanh thản và phù hộ cho gia đình được bình an, hạnh phúc.

Ramưwan là một nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm Awal. Lễ hội không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với Allah và tổ tiên mà còn là dịp để người Chăm gắn kết cộng đồng và lưu giữ bản sắc văn hóa của mình.

Nhân dịp tháng Ramưwan, Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT xin kính chúc toàn thể bà con Chăm Awal lời chúc tốt đẹp nhất và hạnh phúc nhất./.

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 11/03/2024

Lễ tảo mộ của người Chăm Bàni.

Nghi lễ "Ngap Pabah" của chức sắc Po Acar trước khi vào Sang Mâghik chay tịnh 09/03/2024

Nghi lễ "Ngap Pabah" của chức sắc Po Acar là một trong những khá quan trọng của chức sắc Po Acar. Mục đích của nghi lễ là nhầm mục đích để thanh tẩy thân thể, thâm tâm được thanh tịnh... bước vào Sang Mâghik để chay tịnh, cầu kinh Q'uan trong suốt tháng Ramâwan.

Nghi lễ "Ngap Pabah" của chức sắc Po Acar trước khi vào Sang Mâghik chay tịnh Nghi lễ "Ngap Pabah" của chức sắc Po Acar là một trong những khá quan trọng của chức sắc Po Acar. Mục đích của nghi lễ là nhầm mục đích để thanh tẩy thân thể...

07/03/2024

Mùa tảo mộ - Ramưwan

Ảnh : Jamen

Nghi lễ tôn chức chức sắc Kadhar Gru. 05/03/2024

Ông Kadhar thuộc hệ thống chức sắc tín ngưỡng, Họ theo tín ngưỡng đa thần, có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng đối với cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Cấp bậc cao nhất của chức sắc Kadhar là được tôn chức thành Kadhar gru (thầy cả). Trong quá trình hành lễ chức sắc Kadhar thường đi đôi với muk Pajau (Bà bóng cộng đồng).Chuyên cúng tế lễ nghi tín ngưỡng dân gian Chăm như: Lễ nhập K*t, các lễ nghi trên đền Tháp, ngap puis - Payak..

Nghi lễ tôn chức chức sắc Kadhar Gru. Ông Kadhar thuộc hệ thống chức sắc tín ngưỡng, Họ theo tín ngưỡng đa thần, có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng đối với cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamô...

Kadha adaoh tamia uen (Múa mừng trong nghi lễ Chăm) 04/03/2024

Kadha adaoh tamia uen (Múa mừng trong nghi lễ Chăm) là bài hát do chức sắc Kadhar thực hiện trong các nghi lễ người Chăm do ông Kadhar đảm trách.

Kadha adaoh tamia uen (Múa mừng trong nghi lễ Chăm) Kadha adaoh tamia uen (Múa mừng trong nghi lễ Chăm) là bài hát do chức sắc Kadhar thực hiện trong các nghi lễ người Chăm do ông Kadhar đẩm trách.

04/03/2024

Lễ tảo mộ ...

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 02/03/2024

Nghi thức hát và tái hiện hình ảnh "caok anưk cho con ăn" và "ru anưk/ru con" - những biểu tượng mang ý nghĩa đặc biệt trong lễ Puix Payak của người Chăm.

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 02/03/2024

Tamia halang halep - múa úp mở váy (biểu tượng phồn thực) trong lễ Payak của người Chăm

02/03/2024

Tamia Juak Padei - Múa đạp lúa trong lễ Puix Payak

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 29/02/2024

Lễ tôn chức Kadhar gru (Thầy Cả)

Nghệ thuật hát ngâm Ariya Chăm (Ariya Hatai Paran) 27/02/2024

Ariya là một loại di sản văn hóa có từ lâu đời của người Chăm. Nghệ thuật hát ngâm Ariya có từ lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay và hiện nay loại hình di sản này đang trên đà mai mọt, vì vậy cần có chính sách bảo tồn và phát huy.

Nghệ thuật hát ngâm Ariya Chăm (Ariya Hatai Paran) Ariya là một loại di sản văn hóa có từ lâu đời của người Chăm. Nghệ thuật hát ngâm Ariya có từ lâu đời và tồn tại cho đến ngày nay và hiện nay loại hình di s...

27/02/2024

Vũ điệu đạp lửa của Ôn Ka-ing trong nghi lễ Rija Nưgar

26/02/2024

Mùa Xuân về bên tháp cổ
Sáng tác: Amư Nhân
Trình bày: Vươn Rock - SaBen

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 26/02/2024

Ngày 24 và 25/2/2024, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, không khí Tết cổ truyền đang rộn ràng lan tỏa với Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc. Ngày hội là bức tranh đa sắc, tái hiện những nét đẹp văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em, mang đến cho du khách một mùa xuân trọn vẹn.

26/02/2024

Tình làng gốm.
Sáng tác: Amư Nhân
Trình bày: Vươn Rock - SaBen

26/02/2024

Lời hẹn đêm trăng.
Sáng tác: Hán Văn Trà
Trình bày: Vươn Rock múa phụ hoạ

Photos from Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT 's post 23/02/2024

Gốm Bàu Trúc trên nền thổ cẩm Mỹ Nghiệp - một sự gợi mở tuyệt vời cho những ý tưởng liên kết, kết nối 2 dòng thủ công Chăm thành một tác phẩm...

Nghệ thuật múa Chăm - Múa đội Lu 22/02/2024

https://youtu.be/4gGvwbWGxeQ

Nghệ thuật múa Chăm - Múa đội Lu Nghệ thuật múa Chăm - Múa đội Lu

15/02/2024

Trải qua một mùa Tết ấm áp, sum vầy bên gia đình và bạn bè, chúng ta lại hân hoan chào đón những ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Với tinh thần hăng say và quyết tâm cao độ, Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT tin tưởng rằng Quý khách hàng sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong năm mới.

Nhân dịp năm mới, Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Kính chúc Quý khách hàng năm mới Giáp Thìn 2024:

Đa lộc, đa tài, đa phú quý

Đắc thời, đắc thắng, đắc nhân tâm

Tiếp tục đồng hành cùng công ty chúng tôi!

Trân trọng,

Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa NT

Want your business to be the top-listed Business in An Phuoc?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

T
H
Tình làng gốm - sáng tác Amư Nhân Trinhf bày: Vươn Róc-SaBen
Lỗi hẹn đêm trăng - sáng tác: Hán Văn Trà
Cty Bảo tồn Di sản Văn hóa Nt ngoài việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, còn có dịch vụ tư vấn khôi phục...
Nhạc Lễ dân tộc Chăm
Hòa tấu
Gốm Chăm xưa
Lễ hội Katê...
Lể hội Katê năm nay sẽ diển ra vào hai ngày chính là 13 và 14 tháng 10 năm 2023, tức là chỉ hơn 1 tháng nửa. Hình ảnh: s...
Quy trình dệt vải, thổ cẩm của người Chăm p2Nguồn: st
Quy trình dệt vải, thổ cẩm của người Chăm p1Nguồn: st

Category

Telephone

Address


Số 40, Đổng Dậu, Bàu Trúc, Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận
An Phuoc
590000

Other Business Centers in An Phuoc (show all)