Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Bạc Liêu

Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Bạc Liêu

You may also like

Ngoc Thuy Linh
Ngoc Thuy Linh

Đây là fanpage chính thức của Phòng An ninh mạng & PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bạc Liêu

22/12/2023

Chào mừng 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và 34 năm "Ngày hội Quốc phòng toàn dân" (22/12/1989 - 22/12/2023)

15/12/2023

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ an toàn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng ngày 15/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết vừa đấu tranh, bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kêu gọi từ thiện trên không gian mạng...
https://congan.baclieu.gov.vn/ch40/4649-Bat-giu-nhom-doi-tuong-lua-dao-chiem-doat-tai-san.mhtml

04/12/2023

Thủ tướng bổ nhiệm lãnh đạo 2 cơ quan
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Cụ thể, tại Quyết định 1568/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tại Quyết định 1569/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Ngọc Huỳnh, Trợ lý đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

01/12/2023

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

28/11/2023

THƯ KÊU GỌI: "Quyên góp ủng hộ đồng chí Trần Hoàng Ngôi bị thương (đứt lìa 2 chân) khi làm nhiệm vụ!

Nguồn: Tuổi trẻ Công an tỉnh Vĩnh Long.

27/11/2023

Quốc hội thông qua Luật Căn cước: Bỏ quê quán, vân tay trên thẻ căn cước

27/11/2023

Thông qua tên gọi mới thẻ căn cước, bỏ quê quán và vân tay

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Luật được thông qua bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước và chỉ lưu trong cơ sở dữ liệu.

Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Căn cước.

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật; đề nghị không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp UBTVQH giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước. UBTVQH cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

“Từ những vấn đề trên, UBTVQH nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân. Vì vậy, UBTVQH trân trọng đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước”, ông Tới nêu.

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước (Điều 30), có ý kiến đề nghị nghiên cứu cấp giấy chứng nhận căn cước cho tất cả những người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

UBTVQH lý giải, thực tế cho thấy, ở Việt Nam có nhiều người có quốc tịch nước ngoài nhưng cố tình giấu hoặc vứt bỏ các giấy tờ chứng minh quốc tịch của mình nhằm mục đích ở lại Việt Nam bất hợp pháp.

Nếu mở rộng đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước có thể sẽ có nhiều đối tượng là người không quốc tịch di cư đến Việt Nam để sinh sống, tác động phức tạp đến tình hình an ninh, trật tự ở nước ta.

Do vậy, UBTVQH đề nghị không mở rộng đối tượng cấp giấy chứng nhận căn cước đối với toàn bộ người không quốc tịch.

Về cấp, quản lý căn cước điện tử (Chương IV), có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.

UBTVQH cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.

Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.

Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin.

Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh nhân dân tại khoản 3 Điều 46 như sau: “Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 1 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.”; theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 45 quy định về hiệu lực thi hành như sau: “Quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 1 năm 2024”; đồng thời chỉnh lý một số nội dung của Điều 45 và Điều 46 bảo đảm cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế.

25/11/2023

Đại úy Công an đứt lìa hai chân khi bắt cát tặc

Các đối tượng cát tặc chống đối quyết liệt, lái ghe bỏ chạy dẫn đến va chạm vào tàu tuần tra khiến 4 Công an rơi xuống sông. Đại úy Trần Hoàng Ngôi, bị “chân vịt” của phương tiện khai thác cát lậu cắt lìa 2 chân.
Ngày 24/11, Công an huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cho biết, khuya 23/11, Tổ tuần tra Công an huyện gồm 4 cán bộ tuần tra đảm bảo an ninh trật tự lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn.

Tổ tuần tra phát hiện ghe gỗ (không số hiệu) có 2 đối tượng đang khai thác cát trái phép trên tuyến sông Hậu. Các cán bộ Công an ra hiệu lệnh dừng phương tiện và bắn chỉ thiên nhưng các đối tượng ngoan cố không chấp hành, điều khiển phương tiện tăng ga bỏ chạy.

Ghe của các đối tượng đã va chạm vào tàu của Tổ tuần tra, khiến cả 4 cán bộ rơi xuống sông. 3 cán bộ trèo lên được ghe của đối tượng. Riêng Đại úy Trần Hoàng Ngôi, cán bộ Đội CSĐTTP về Kinh tế và Môi trường bị thương nặng.

Hai chân dưới gối của Đại úy Trần Hoàng Ngôi bị đứt lìa nghi do bị cuốn vào “chân vịt” ghe của các đối tượng cát tặc.
Đại úy Trần Hoàng Ngôi đã được đồng đội khẩn trương đưa đi cấp cứu, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Các bác sĩ đã hội chẩn và kết luận phải giải phẫu ngay. Đến 2h sáng 24/11, ca phẫu thuật đã hoàn tất. Do vết thương 2 chân của Đại úy Ngôi rất nặng, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1/2 đùi phải và cắt bỏ trên gối chân trái.

Trong sáng 24/11, Đoàn công tác Công an tỉnh Vĩnh Long do Đại tá Huỳnh Thanh Mộng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn đã đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP Cần Thơ thăm hỏi, động viên người thân và Đại úy Trần Hoàng Ngôi đang điều trị tại đây.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Đại úy Trần Hoàng Ngôi nhập viện trong tình trạng 2 chân đã đứt lìa. “Bệnh nhân đang cai máy thở, đã qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ đang tích cực điều trị”, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thông tin.

Được biết, Đại úy Trần Hoàng Ngôi chưa lập gia đình, cán bộ trưởng thành từ cơ sở.

Riêng về đối tượng cát tặc, sau khi xảy ra vụ việc, cả hai đã bỏ trốn. Lực lượng công an đã truy tìm được 1 đối tượng, tạm giữ phương tiện và đang truy bắt đối tượng còn lại.

23/11/2023

Dự thảo Luật Căn cước đảm bảo chất lượng, đạt sự đồng thuận cao
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

23/11/2023

Nhiều bảng LED trên cả nước bị đổi nội dung

Hàng loạt bảng đèn LED bị chỉnh sửa do có người truy cập được vào kết nối wifi và thay đổi nội dung qua ứng dụng di động.

Tiến Tư, chuyên làm biển LED tại Quận 12 (TP HCM), đã phải "kêu cứu" trên một nhóm Facebook của những người chuyên làm quảng cáo vào cuối tháng 10, vì tình trạng bảng hiệu của khách hàng liên tục bị can thiệp nội dung. Anh cho biết bảng này được thiết lập thông qua ứng dụng smartphone. Tuy nhiên không lâu sau khi cài đặt, bảng LED lại bị sửa thành nội dung khác mà anh không thể kiểm soát.

Ngày 22/11, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết từ cuối tháng 10 đến nay, tình trạng này được ghi nhận trên khắp cả nước, trong đó bảng điện tử quảng cáo bằng đèn LED của nhiều cá nhân, tổ chức bị xâm nhập và đổi thông tin hiển thị.

Theo đại diện Cục, phần lớn bảng hiệu bị can thiệp đều là sản phẩm đời cũ hoặc có xuất xứ không rõ ràng. Chỉ cần điện thoại kết nối chung wifi với bảng LED, người dùng có thể thay thông tin bằng cách sử dụng một số ứng dụng, như Led Art trên smartphone.

Trong các trường hợp được ghi nhận, Cục cho biết người quản lý bảng hiệu chủ yếu sử dụng mật khẩu wifi mặc định hoặc dễ đoán như 88888888, 11111111, 12345678.

Việc hàng loạt bảng LED bị sửa nội dung còn xuất phát từ trào lưu trên mạng xã hội. Cục An toàn thông tin cho rằng hàng loạt video trên TikTok, Facebook đã góp phần lan truyền cách làm này. "Các bạn trẻ coi đây là chiến tích để khoe khoang, dẫn đến nhiều người học và làm theo, khiến tình trạng này xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước", đại diện Cục nói.

Để khắc phục, đơn vị này khuyến nghị cá nhân, tổ chức sử dụng bảng quảng cáo LED cần kiểm tra, rà soát mật khẩu wifi đang sử dụng, đổi sang mật khẩu khác phức tạp và khó đoán hơn. Trong trường hợp có thể thiết lập bảng LED bằng kết nối dây cáp, người dùng cũng được khuyến nghị nên tắt wifi để tránh bị truy cập trái phép.

19/11/2023

Nhiệt huyết tuổi trẻ của đại úy công an hy sinh khi bắt nghi phạm
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

09/11/2023

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tích hợp sổ đỏ vào ứng dụng VNeID để chiếm đoạt thông tin, tài sản
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

06/11/2023

Cảnh báo tội phạm lừa đảo từ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân

Từ sự bất cẩn của người dân trên môi trường mạng dẫn đến bị lộ dữ liệu thông tin cá nhân. Việc này đã tạo kẽ hở cho các đối tượng thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân nhằm thu lợi trái phép và sử dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, rửa tiền... và các hoạt động phạm tội khác.
Ngày 1/11, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh phát đi thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án thu thập, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng của các công ty tài chính để bán thu lợi nhuận, thu lợi bất chính trên 10 tỷ đồng mà đơn vị này đã triệt phá thành công trước đó.

Cụ thể, qua công tác nắm tình hình các đối tượng lợi dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội, Công an Hà Tĩnh phát hiện nhóm “Data chất lượng toàn quốc” với gần 1.000 thành viên, thường xuyên đăng bài bán dữ liệu cá nhân như thẻ tín dụng, chứng khoán, bất động sản... Vào cuộc xác minh, cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh xác định cặp vợ chồng hờ Nguyễn Phúc Vinh (SN 1999) trú tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và Nhữ Thị Nguyên (1988), trú tại quận 7, TP Hồ Chí Minh đã nhiều lần thu thập, mua trên mạng xã hội hơn 45.000 dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng của các công ty tài chính để bán thu lợi nhuận. Hai đối tượng này đã lập nhiều tài khoản trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Telegram... để bán 629.050 dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng cho nhiều người khác nhau, thu lợi bất chính số tiền trên 340 triệu đồng.

Từ tháng 9/2022, Đinh Quốc Tuấn (SN 1987), Nguyễn Thị Thắm (SN 1990), cùng trú tại TP Hà Nội và Nguyễn Xuân Tùng (SN 1990), trú tại huyện Trần Yên, tỉnh Yên Bái là nhóm đối tượng thường xuyên mua dữ liệu từ Nguyễn Phúc Vinh và Nhữ Thị Nguyên để thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng cách lập các trang web giả mạo có hình thức, giao diện giống các trang web của ngân hàng và công ty cho vay tài chính rồi liên hệ với khách hàng qua các dữ liệu đã mua. Khi bị hại có nhu cầu, các đối tượng yêu cầu phải nộp một khoản tiền mới được giải ngân và bị chúng chiếm đoạt.

Với phương thức thủ đoạn như trên, từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023, nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều bị hại trên khắp cả nước với số tiền hơn 10 tỷ đồng. Công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 5 đối tượng nói trên về các hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”. Hiện, vụ án đang được mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đang tiếp tục phát đi thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, vào tháng 2/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đào Xuân Đỉnh (SN 1992) và Nguyễn Đức Quảng (SN 1992), cùng trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự. Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 6/2022 đến tháng 11/2022, Đào Xuân Đỉnh đã tìm kiếm, tải hơn 2 triệu thông tin cá nhân do các tổ chức, cá nhân đang quản lý về máy tính của mình. Sau đó, Đỉnh cùng Nguyễn Đức Quảng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thông qua các ứng dụng mạng xã hội facebook, zalo, gmail bán hơn 1 triệu thông tin cá nhân, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Được biết, thời gian gần đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh và một số Công an các đơn vị địa phương nhận được phản ánh của người dân về tình trạng thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, CCCD, quan hệ gia đình, nghề nghiệp, số tài khoản ngân hàng, số dư tài khoản ngân hàng… của họ bị lộ lọt. Nhiều đối tượng đã lợi dụng gọi điện, nhắn tin qua điện thoại qua mạng xã hội Facebook, Zalo để quấy rầy, thuyết phục mua bán hàng gia dụng, thời trang, mở các lớp đào tạo tiếng Anh, quảng cáo cho vay tín dụng, thậm chí là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đe dọa đến tính mạng. Theo nhận định của cơ quan điều tra, điều này xuất phát từ việc thời gian qua, tình trạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng.

Nguyên nhân lộ, lọt thông tin chủ yếu xuất phát từ sự bất cẩn của người dân trên môi trường mạng, người dùng chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc thực hiện các biện pháp bảo vệ chưa tương xứng, đăng tải công khai thông tin cá nhân trên không gian mạng hoặc bị lộ dữ liệu cá nhân trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi thông tin. Một số trường hợp nhân viên quản lý dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp móc nối, chia sẻ trái phép thông tin với bên thứ ba. Từ việc lộ, lọt dữ liệu thông tin cá nhân đã tạo kẽ hở cho các đối tượng thu thập, mua bán dữ liệu cá nhân nhằm thu lợi trái phép và sử dụng dữ liệu cá nhân để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, rửa tiền... và sử dụng vào các hoạt động phạm tội khác. Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa cá nhân với cá nhân mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, thông tin dữ liệu cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng của một số người dân được rao bán công khai ở các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook và được sử dụng vào một số hành vi vi phạm pháp luật khác. Qua xác minh, điều tra xác định các dữ liệu này được khai thác trên các nền tảng sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki; các tổ chức cho vay tài chính như Fe Credit, Home Credit; các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, TikTok... Mặc dù chưa phát hiện các đối tượng trên địa bàn Hà Tĩnh có hành vi khai thác, mua bán dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba, song đã có trường hợp người dân trên địa bàn là nạn nhân của loại tội phạm này. Thậm chí, có tình trạng học sinh, sinh viên, người lao động… tại địa bàn Hà Tĩnh trực tiếp đến các ngân hàng trên địa bàn tỉnh mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc, sau đó bán cho các đối tượng ở Campuchia với giá từ 500.000 đồng đến 1.500.000 triệu đồng/1 tài khoản. Các đối tượng này sử dụng các tài khoản trên để nhận tiền lừa đảo của các nạn nhân, tiền đánh bạc trực tuyến, rửa tiền và sử dụng vào các hoạt động phạm tội khác.

Để ngăn ngừa tình trạng nói trên, Công an tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên khuyến cáo đến toàn thể người dân, đồng thời phối hợp các sở, ban ngành đánh giá thực trạng hệ thống thông tin quản lý, lưu trữ thông tin, tài liệu. Tổ chức rà quét phát hiện, cảnh báo khắc phục các lỗ hổng bảo mật. Kiểm tra việc chấp hành đảm bảo an toàn, an ninh mạng đối với các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành phòng chống hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng nói chung và bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng nói riêng. Kết hợp các hình thức tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp và cán bộ các cơ quan, đơn vị phổ biến nâng cao nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

Từ năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện, đấu tranh, bắt giữ 3 vụ, 57 đối tượng về hành vi mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, thông tin khách hàng điện lực, Viettel Post diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Qua đó, khởi tố 3 vụ, 12 bị can và xử lý hành chính 45 đối tượng.

05/11/2023

Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phần 2

05/11/2023

Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

04/11/2023

Các đối tượng đã lừa bán phần mềm định vị, nghe lén, đọc trộm tin nhắn điện thoại như thế nào?

Chi tiết: Xem phần bình luận👇👇👇

02/11/2023

Ra mắt Trang thông tin Bộ Công an trên Facebook
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

29/10/2023

⚠️Cảnh báo⚠️
mã QR trở thành vũ khí lừa đảo mới

29/10/2023

Cảnh giác với thủ đoạn bắt cóc trẻ em với công nghệ Deepfake

28/10/2023

Từ hôm nay, các nhà mạng sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh

Kể từ ngày 27-10, tất cả số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ TT-TT gọi đến người dân sẽ đều hiển thị tên định danh 'BO TTTT'. Cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng.
Theo Bộ TT-TT, gần đây, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ TT-TT, Công an, Viện kiểm sát, ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân.

Mục đích của các đối tượng là để thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ TT-TT đã chỉ đạo triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ, cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định : VNPT, Viettel, MobiFone, FPT…

Giải pháp này cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo.

Cụ thể, kể từ ngày 27-10-2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân của các đơn vị thuộc Bộ TT-TTlà Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện sẽ có hiển thị tên định danh “BO TTTT”.

Đồng thời, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng đều hiển thị tên định danh như: VNPT, VinaPhone (nhà mạng Vinaphone), VIETTELCSKH (nhà mạng Viettel); FPT SHOP (nhà mạng FPT), LOCAL (nhà mạng ASIM)…

Các số điện thoại gọi đến người dân mà xưng danh là đơn vị thuộc Bộ TT-TT hay doanh nghiệp viễn thông nhưng không hiển thị tên định danh kèm theo đều là các số điện thoại giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo.

Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ TT-TT là 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý.

Photos from Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Bạc Liêu's post 25/10/2023

Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liểu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh

24/10/2023

Chiến công vẻ vang của lực lượng Cảnh sát Cơ động
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

Photos from Tuổi trẻ Công an Bạc Liêu's post 24/10/2023
23/10/2023

Hoàn thiện 2 dự án luật trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
Chi tiết dưới phần bình luận👇👇👇

Photos from Đoàn cơ sở  Phường 1-TP. Bạc Liêu's post 22/10/2023
Photos from Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Bạc Liêu's post 17/10/2023

Hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

Ban Dân vận Trung ương đề nghị Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo triển khai tăng cường tuyên truyền về truyền thống công tác dân vận của Đảng; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận.
Ban Dân vận Trung ương vừa ban hành công văn số 1608-CV/BDVTW gửi Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn kỷ nhiệm 93 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng.

Thực hiện chương trình công tác năm 2023, hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2023) và 24 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2023), Ban Dân vận Trung ương đề nghị Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo triển khai tăng cường tuyên truyền về truyền thống công tác dân vận của Đảng; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận.

Tổ chức sinh hoạt chính trị, tọa đàm, nghiên cứu, học tập về tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trao đổi kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay trong công tác dân vận; tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân vận" cho cán bộ có nhiều cống hiến đối với công tác dân vận.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát động các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức hội thi “Dân vận khéo” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.

Tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở, nắm chắc tình hình, tập trung tham mưu và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, phức tạp trong Nhân dân. Động viên cán bộ, Nhân dân tích cực công tác, lao động, sản xuất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2023) và 24 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2023) là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng của ngành Dân vận. Ban Dân vận Trung ương đề nghị Ban Dân vận các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức./.

16/10/2023

Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập.

Căn bếp sáng đèn từ 4g30. Ông chủ đã ngoài 60 vẫn khệ nệ với những cái âu to chứa đầy xương hầm. Sau khoảng 45 phút chuẩn bị, ông bắc một cái ghế tựa và ngồi gần cửa quán.

"Bố ơi, tính tiền cho chú Năm."

"Ông ơi, thối lại cho chị Tư."

"Bố ơi, bố gọi giao thêm rau thơm nhé."

Ba bốn nhân viên trẻ măng quay ra gọi ông, trong khi tay vẫn thoăn thoắt bê bún, múc nước dùng. Điều này khiến những vị khách mới ghé quán lần đầu thắc mắc: Sao ông chủ lớn tuổi như thế nhưng những đứa con mới vừa trạc đôi mươi. Bởi, mấy ai biết được, tiếng gọi nghe thân thương là thế nhưng họ không chung máu mủ mà vẫn ngày ngày nương tựa nhau như người trong gia đình.

“Tao không có vợ con nên cho tiền tụi bây tiêu xài xả láng đó” câu nói được ông Hùng cười đùa khi nói chuyện cùng những người phụ tá, hay gọi thân thương là những đứa con nuôi của mình. Những tưởng cuộc sống gà trống nuôi con rất khó khăn, thế nhưng hơn 20 năm qua, ông Hùng đã nuôi gần 100 người con nên người. “Tôi không có vợ, con, gia đình nên cuộc sống khá tự do. Tôi muốn giúp ai thì giúp, muốn sống thế nào cũng được”, ông Hùng vui vẻ cho biết.

May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Đối với ông, việc này không phải là làm thiện nguyện mà chỉ là ông đang trả “nợ đời”. Vì cuộc đời đã cho ông công ăn việc làm, có điều kiện hơn nhiều người nên ông mong muốn san sẻ bớt với những ai khó khăn hơn.

Theo: Báo Tổ Quốc

Photos from Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Bạc Liêu's post 16/10/2023

🔊Tại sao cần sửa đổi Luật Căn cước công dân?
📣Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung. Do đó, Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tới đây.
🌈Để tìm hiểu kỹ hơn về dự án Luật này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Thượng tá Lê Quốc Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh xoay quanh một số điểm mới cũng như sự cần thiết phải ban hành Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

🎤Phóng viên: Thưa đồng chí, được biết dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung từ Luật Căn cước công dân năm 2014, vậy đồng chí có thể cho biết cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn cần thiết phải ban hành Luật mới này như thế nào?

🎤Thượng tá Lê Quốc Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu:

✏️Thứ nhất là về cơ sở chính trị, pháp lý. Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của Nhân dân, phục vụ công tác Công an. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp quản lý Căn cước công dân được xây dựng, hoàn thiện, đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng đã tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức hoạt động, quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, bỏ Sổ hộ khẩu giấy, xác lập danh tính điện tử của công dân thông qua mã số định danh cá nhân, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

✏️Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 – 2030) đã xác định nhiệm vụ: (1) Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia. (2) Đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân cư, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử, kinh tế số.

✏️Thứ hai là về cơ sở thực tiễn. Trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

⭐️Một là, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề... Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số đang ngày càng phát triển ở nước ta. Trong khi đó, Luật Căn cước công dân không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR-code) nên việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất.

⭐️Hai là, theo quy định Luật Căn cước công dân năm 2014, thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chỉ bao gồm một số nhóm thông tin; tuy nhiên, qua triển khai Đề án 06/CP, việc mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là rất cần thiết; trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư.

⭐️Ba là, Luật Căn cước công dân năm 2014 không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Do nhiều yếu tố liên quan đến lịch sử, chiến tranh nên thực tế hiện nay còn rất nhiều trường hợp nêu trên cần phải có chính sách, quy định pháp luật để giải quyết, quản lý chặt chẽ; bảo đảm cơ chế để họ có thể tham gia vào các giao dịch dân sự, dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu bảo đảm cuộc sống. Luật Căn cước công dân chưa có quy định về việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp công dân có quyết định thôi quốc tịch, công dân được nhập trở lại quốc tịch Việt Nam; chưa có quy định về cấp lại thẻ Căn cước công dân theo hồ sơ đề nghị cấp thẻ gần nhất trên hệ thống cấp Căn cước công dân nên có trường hợp công dân vừa được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng bị thất lạc, hư hỏng... đều phải trực tiếp đến cơ quan Công an để thực hiện cấp lại thẻ Căn cước công dân khác.

⭐️Bốn là, Luật Căn cước công dân năm 2014 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định việc chuyển đổi từ cấp, sử dụng Chứng minh nhân dân sang cấp, sử dụng bằng thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, nhiều cơ quan, tổ chức đã yêu cầu công dân bắt buộc phải thực hiện các thủ tục để cập nhật, điều chỉnh lại thông tin trên giấy tờ, tài liệu đã cấp trước đây cho công dân có thông tin về Chứng minh nhân dân bằng thông tin về thẻ Căn cước công dân (như trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng...) gây khó khăn, phiền hà cho công dân. Do vậy, cần bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm việc sử dụng, thay thế từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân của công dân được thuận lợi hơn; hạn chế phát sinh các thủ tục khác đối với công dân.

⭐️Bên cạnh đó, Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu số quốc gia tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số, bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu chất lượng thông suốt giữa các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để hỗ trợ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đã xác định nhiệm vụ nâng cao việc ứng dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị của thẻ Căn cước công dân vào các hoạt động quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

⭐️Do vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ xác định cụ thể nêu trên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.

🎤Phóng viên: Vậy mục đích, quan điểm xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) là gì thưa đồng chí?

🎤Thượng tá Lê Quốc Cường: Việc xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm mục đích sau:
⭐️Một là, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu như lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động... để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
⭐️Hai là, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, triển khai việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ Căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước; mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm…
⭐️Ba là, phục vụ công dân số. Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ… Nhằm tạo điều kiện cho công dân, cần phải xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe… từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNeID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.
⭐️Bốn là, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có như: Cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thuế…, bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi.
⭐️Năm là, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội.
🌈Quá trình xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được thực hiện trên cơ sở bảo đảm xuyên suốt theo các quan điểm sau:
⭐️Một là, quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước công dân; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
⭐️Hai là, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân hiện nay và những năm tiếp theo; phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.
⭐️Ba là, việc xây dựng dự án Luật được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong đi lại, giao dịch, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật.
⭐️Bốn là, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác quản lý căn cước công dân; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của công dân. Năm là, tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý và sử dụng căn cước công dân của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

🎤Phóng viên: Thưa đồng chí, về tổng quan, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm những nội dung trọng tâm gì?

🎤Thượng tá Lê Quốc Cường: Qua nghiên cứu, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bao gồm những nội dung lớn sau:

⭐️Thứ nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Dự án Luật quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; căn cước công dân điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, dự án Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước và số định danh cho những người này.

⭐️Thứ hai về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dự án Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, như bổ sung thông tin về diện chính sách (lao động, thương binh, xã hội; giáo dục – đào tạo; y tế; bảo hiểm và các diện chính sách khác theo quy định pháp luật), thông tin về số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử, thông tin khác được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành… để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án 06/CP.

⭐️Thứ ba về nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ Căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ Căn cước công dân, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ Căn cước công dân và bảo đảm tính riêng tư của công dân. Các thông tin căn cước của công dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ Căn cước công dân. Đối với những thẻ Căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

⭐️Thứ tư về tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân vào thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ Căn cước công dân để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính như: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…
🌈Quá trình xây dựng dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được thực hiện trên cơ sở bảo đảm xuyên suốt theo các quan điểm sau:
⭐️Một là, quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước công dân; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
⭐️Hai là, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân hiện nay và những năm tiếp theo; phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.
⭐️Ba là, việc xây dựng dự án Luật được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong đi lại, giao dịch, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật.
⭐️Bốn là, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác quản lý căn cước công dân; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của công dân. ⭐️Năm là, tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý và sử dụng căn cước công dân của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

🎤Phóng viên: Thưa đồng chí, về tổng quan, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm những nội dung trọng tâm gì?

🎤Thượng tá Lê Quốc Cường: Qua nghiên cứu, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bao gồm những nội dung lớn sau:

✏️Thứ nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Dự án Luật quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; căn cước công dân điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, dự án Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước và số định danh cho những người này.

✏️Thứ hai về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dự án Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, như bổ sung thông tin về diện chính sách (lao động, thương binh, xã hội; giáo dục – đào tạo; y tế; bảo hiểm và các diện chính sách khác theo quy định pháp luật), thông tin về số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử, thông tin khác được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành… để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án 06/CP.

✏️Thứ ba về nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ Căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ Căn cước công dân, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ Căn cước công dân và bảo đảm tính riêng tư của công dân. Các thông tin căn cước của công dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ Căn cước công dân. Đối với những thẻ Căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

✏️Thứ tư về tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân. Dự án Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân vào thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ Căn cước công dân để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính như: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…

Want your organization to be the top-listed Government Service in Bac Lieu?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Quốc hội thông qua Luật Căn cước: Bỏ quê quán, vân tay trên thẻ căn cước
Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phần 2
Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Cảnh giác với thủ đoạn bắt cóc trẻ em với công nghệ Deepfake
Bạc Liêu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
GIẢ DANH NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG LỪA ĐẢO HÀNG NGHÌN NGƯỜI
NHỮNG CHIẾN CÔNG THẦM LẶNG
Xúc động hình ảnh chiến sĩ PCCC sơ cứu em bé được ôm ra từ vụ cháy ở Phan Thiết, Bình Thuận
🆘 Deepfake giả như thật, làm sao để tránh bị lừa. (sử dụng công nghệ AI để giả khuôn mặt...)Cùng xem cuối video để tránh...
Dữ liệu cá nhân - Cần làm gì để bảo vệ
TRẺ EM SỬ DỤNG INTERNET - LỢI HAY HẠI?

Address


Số 05 Nguyễn Tất Thành, K7, P1, TP. Bạc Liêu
Bac Lieu
84291

Other Government Organizations in Bac Lieu (show all)
Đảng bộ BHXH tỉnh Bạc Liêu Đảng bộ BHXH tỉnh Bạc Liêu
Số 8, Đường Võ Văn Kiệt, Phường 1
Bac Lieu

Công an thị xã Giá Rai Công an thị xã Giá Rai
Ấp Hô Phòng
Bạc Liêu

Đây là fanpage Công an thị xã Giá Rai

Hà nè :3 Hà nè :3
Aiiii Oiii
Bac Lieu, 6400