Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai

BV PHCN 2 Bộ Công Thương BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI.

KTV - VLTL Lữ Đình Ninh. Điều trị ĐAU NHỨC lưng, cổ, vai gáy, TAI BIẾN, sau chấn thương...bằng pp VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHÂM CỨU BẤM HUYỆT tại nhà VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG tại nhà ở BIÊN HÒA_Đồng Nai: Điều trị ĐAU NHỨC và VẸO CỘT SỐNG lưng, cổ gáy, vai, LIỆT MẶT, gối, di chứng sau TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO, sau phẫu thuật, chấn thương,cứng khớp..bằng CHÂM CỨU, XOA BÓP BẤM HUYỆT, xoa bóp cục

22/02/2024

♦️ ♦️ Tìm hiểu về phương pháp châm cứu bấm huyệt
Châm cứu là phương pháp điều trị tác dụng lên các huyệt đạo cơ thể bằng cách sử dụng kim chuyên dụng. Châm cứu chính xác vào các vị trí đó nhằm đả thông khí huyết trong cơ thể. Thông thường trước khi châm cứu, người ta sẽ xoa bóp bấm huyệt để giúp tăng hiệu quả chữa bệnh cho bệnh nhân.
Tương tự với châm cứu, bấm huyệt cũng là phương pháp tác dụng lên các huyệt đạo bằng tay chứ không sử dụng đến kim chân. Một số bệnh nhân có chứng sợ kim thì nên sử dụng biện pháp bấm huyệt để trị bệnh.
👉Hạn chế những tác động gây áp lực lên nội đĩa đệm mặc dù các đốt sống bị tách xa. Đồng thời, kích thích sự thẩm thấu dung dịch và các chất dinh dưỡng cũng như làm giảm bớt diện tích bị lồi ra của đĩa đệm.
👍Giúp khắc phục khoảng trống của các đốt sống nằm lệch nhau. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống, hạn chế khả năng gây đau do dây thần kinh bị chèn ép.
👍Góp phần làm giãn các cơ cũng như giảm thiểu triệu chứng đau và tình trạng lệch (vẹo) cột sống ở bệnh nhân.
💥💥Theo bác sĩ, đây là một trong những phương pháp vật lý trị liệu tại nhà dễ vận dụng nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật và trong giai đoạn đầu nên tập luyện cùng kỹ thuật viên để nắm bắt các bài tập một cách tốt nhất. Ngoài ra, liệu pháp này thường có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như: đau hoặc cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm,...
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 01/02/2024

🪀 🪀 SAU THAY KHỚP GỐI NHÂN TẠO CÓ CẦN PHẢI TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHCN ???

👉👉Câu trả lời: - Rất cần

💥💥Lợi ích VLTL- PHCN mang lại cho người bệnh :

👉 Thúc đẩy nhanh tiến trình phục hồi của người bệnh.

👉Hạn chế tối đa các biến chứng sau PT như : tắc mạch, sưng đau do dịch tụ trong gối, teo yếu cơ, cứng gối, gối mất duỗi, mất vững khớp gối,...

👉Tiết kiệm tối đa thời gian & chi phí hồi phục.

⏰⏰KHI NÀO CÓ THỂ BẮT ĐẦU TẬP VLTL- PHCN ??? - TRẢ LỜI: NGAY SAU PT KHI NGƯỜI BỆNH ĐÃ TỈNH TÁO.

📢📢Nếu tập VLTL- PHCN không đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng xấu đến khớp gối mới thay.

💥💥Hãy liên hệ với chúng tôi để trị liệu đảm bảo hiệu quả - an toàn - tiết kiệm thời gian & chi phí .

☎️☎️, ZaLo : 0982 25 65 75
___________________________

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 23/01/2024

🩷 🩷 5 bài tập rất hiệu quả cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Nên kiên trì tập luyện hàng ngày sẽ rất hiệu quả.

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 16/01/2024

🎯🎯Xoa bóp bấm huyệt , châm cứu tại nhà phường Tân Phong cho bệnh nhân bị đau mỏi cổ- vai gáy do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Chúc anh nhanh khỏi bệnh.
Bệnh nhân và người nhà vui lòng liên hệ:
☎️☎️ 0982 25 65 75
------------------------

28/12/2023

💞💞 Châm Cứu và tập vật lý trị liệu tại nhà cho bệnh bị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh ở phường bình đa, biên hòa.
Bệnh nhân và người nhà vui lòng liên hệ:
☎️☎️, Zalo: 0982 25 65 75

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 20/12/2023

♦️CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM GÂN♦️
Viêm gân bao gồm : viêm gân bám tận, viêm bao hoạt dịch gân hay gọi là viêm bao gân, hội chứng đường hầm cổ tay và ngón tay lò xo.
Tại sao viêm gân?
Người ta bị viêm gân trong các trường hợp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa; Thoái hóa gân do tuổi già; Các hoạt động quá mức do nghề nghiệp, chấn thương trực tiếp, co cơ quá mức, đột ngột, cử động sai tư thế, vi chấn thương...
Mắc bệnh viêm gân khi
Đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng khi cử động. Vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân làm đau tăng lên. Một số viêm gân cụ thể, được nhận biết tùy theo triệu chứng mà viêm gân gây ra như sau:
Viêm gân bám tận của cơ bám vào đầu xương: Một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch, với nhiệm vụ làm đệm, ngăn cách gân với nền xương và các gân lân cận khác. Tổn thương ở phần màng ngoài xương, gọi là viêm cốt mạc ngoài gân, tổn thương ở phần thanh dịch thì gọi là viêm túi thanh dịch, thực tế khó phân biệt hai loại viêm này nên gọi chung là viêm gân bám tận.
Viêm bao gân: Một số gân dài khi đi qua các vị trí đặc biệt, nhất là khi gân đổi hướng, có một bao hoạt dịch bọc lấy, đóng vai trò như một ròng rọc cố định đường đi của gân. Bao gân có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, ở giữa có dịch nhầy, nếu bị tổn thương sẽ gây cản trở hoạt động của gân.
Viêm bao gân vùng mỏm châm quay: (hay) còn gọi là bệnh De Quervain: Về giải phẫu, vùng mỏm châm quay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài và dạng ngắn ngón tay cái. Bệnh gây sưng và đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau tăng khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi. Khám thấy vùng mỏm châm quay hơi nề, ấn vào đau, chống lại động tác duỗi ngón cái. Bệnh hay gặp ở phụ nữ làm việc bằng tay nhiều như giặt, xách, dệt, đan..
Hội chứng đường hầm cổ tay: Vùng cổ tay phía trước có các gân gấp chung các ngón tay và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ. Bao bọc hai gân là hai bao hoạt dịch, ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm bị viêm sẽ chèn ép dây thần kinh giữa gây ra hội chứng đường hầm cổ tay rất giống với những dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh ở lỗ tiếp hợp cột sống cổ. Hội chứng gồm các triệu chứng: dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay trong khu vực chi phối của thần kinh giữa như tê và đau buốt ở đầu các ngón tay 1,2,3. Tê và đau gan bàn tay, đau tăng lên về ban đêm. Khám có thể thấy vùng cổ tay hơi sưng. Cảm giác nông các ngón tay 1,2,3 giảm rõ rệt. Nếu duỗi bàn tay hết cỡ, dùng búa phản xạ gõ vào cổ tay thấy tê và đau các ngón 1,2,3. Dùng dây garo quấn phía trên cổ tay, sau thời gian ngắn thấy đau và tê các ngón tay 1,2,3. Bệnh thường xảy ra sau viêm khớp dạng thấp (thường thấy cả hai bên), chấn thương vùng cổ tay, một số nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cổ tay như ép, vặn, quay...
Ngón tay lò xo: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu là gân gấp các ngón tay đi từ bàn tay vào ngón thường chui qua các vòng dây chằng để cố định đường đi. Nếu các dây chằng này bị viêm hay gân gấp bị viêm nổi cục thì di động của gân gấp bị cản trở, làm khó duỗi ngón tay, lúc đầu phải cố gắng mới bật ra được giống như lò xo, về sau không tự bật ra được mà phải cần có trợ giúp.
Viêm gân gót Achille: Thường xảy ra sau khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, phần lớn là do vận động quá mức bàn chân. Triệu chứng sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì đau tăng.
Các phương pháp điều trị:
Điều trị nội khoa: Tại chỗ đau xoa các loại thuốc mỡ nhóm non-steroid như methyl salicilat, profenid, voltaren. Trường hợp nặng có thể tiêm vào bao gân hydrocortisol. Các thuốc dùng đường uống ít có hiệu quả.
Phẫu thuật nếu gân bị dính gây cản trở vận động, giải phóng dính trong hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo.
Các phương pháp vật lý trị liệu: Nhiệt nóng như dùng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, điện di novocain hay salicilat tại chỗ.
Để phòng bệnh cần điều trị tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp. Khởi động tốt các khớp trước khi vận động. Hạn chế các chấn thương tác động lên vùng cổ tay, gót chân, xử lý tốt các trường hợp b**g gân do chấn thương, do lao động...

HotLine:☎️☎️ 0982 25 65 75
____________________________________

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 08/12/2023

💥💥THAY ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ💥💥

✳️KHI NÀO THÌ MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là trường hợp đĩa đệm bị vỡ ra do quá trình thoái hóa, chèn ép vào tủy sống cổ hay các dây (chỗ này gọi là rễ) thần kinh. Quá trình chèn ép này gây ra đau, và các loại bệnh lí thần kinh, gồm bệnh lí tủy và bệnh lí rễ thần kinh.

Bệnh lí tủy là biểu hiện của việc khối thoát vị chèn ép, làm gián đoạn dẫn truyền thần kinh từ não xuống, gây ra tê bì vùng bụng, vùng chân, vùng quanh bộ phận sinh dục, khó điều khiển cơ hai chân (hoặc cả hai tay), yếu hai chân, rối loạn tiêu tiểu… Bệnh lí rễ thần kinh là việc khối đĩa đệm thoát vị chèn vào rễ thần kinh, làm cho rễ thần kinh đó bị ảnh hưởng, gây tê, mất cảm giác một vùng tay, yếu hoặc có thể có teo cơ một nhóm cơ ở vai, tay…

Không phải cứ có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phải mổ. Trên thực tế hành nghề, chỉ có khoảng 5% số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đến khám ở chỗ tôi là có chỉ định mổ. Số còn lại thì chỉ cần điều trị bảo tồn, bao gồm uống thuốc, tập vật lí trị liệu, giữ tư thế làm việc, sinh hoạt đúng, thay đổi cách thức luyện tập thể dục thể thao khoa học… là đủ.

Hầu hết các bác sĩ đều chỉ quyết định mổ khi người bệnh có biểu hiện về bệnh lí tủy. Nói cách khác, khi người bệnh có biểu hiện của bệnh lí tủy, thì cần được mổ ngay. Còn nếu chỉ có biểu hiện của bệnh lí rễ, thì chỉ trừ khi đã có yếu cơ, hoặc teo cơ, hoặc mất cảm giác rõ, là phải chỉ định mổ ngay, còn lại thì chỉ mổ khi điều trị bảo tồn thất bại, yếu cơ gia tăng, tê gia tăng…

Riêng triệu chứng đau thì trong đa số trường hợp không được chỉ định mổ. Chỉ mổ khi đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, đến khả năng làm việc, đồng thời, điều trị bảo tồn (không mổ) thất bại.

✳️LÀM GÌ KHI MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ?

Mục tiêu của cuộc mổ là lấy đi khối đĩa đệm thoát vị đang chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, giải phóng tủy sống và rễ thần kinh ra khỏi sự chèn ép. Do đặc điểm giải phẫu của đốt sống cổ mà thoát vị đĩa đệm ở khu vực này phần nhiều các khối thoát vị nằm ở giữa hoặc cạnh giữa, chỉ một số ít khối thoát vị nằm hẳn sang bên. Điều này ngược với vùng thắt lưng, khi khối thoát vị chủ yếu nằm ở hai bên.

So với tủy sống, một cấu trúc mềm, rất dễ bị tổn thương khi có sang chấn, thì khối thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nằm ở phía trước của tủy sống (hình 1). Do vậy, nếu mổ từ phía sau, người ta sẽ phải vén tủy sống sang một bên mới thấy được khối thoát vị để lấy nó. Mà nếu vén tủy sống sang một bên thì động tác ấy sẽ làm cho tủy bị thương tổn. Khi đó thì không những không giải phóng được tủy sống, mà còn bức hại thêm cho tủy sống.

Vì vậy, đường mổ an toàn nhất là từ phía trước. Tuy nhiên, để đi từ phía trước đến được chỗ khối thoát vị chèn vào tủy sống hay rễ thần kinh, người ta phải cắt bỏ toàn bộ cái đĩa đệm đi, thì mới nhìn thấy, và lấy khối thoát vị đĩa đệm ra được. Cái này ngược lại với vùng cột sống thắt lưng, khi đi từ phía sau, vén bao rễ thần kinh sang bên là thấy được khối thoát vị, gắp lấy khối thoát vị ra, siêng nữa thì lấy hết phần nhân nhầy còn lại ra, là xong. Phần đĩa đệm cột sống thắt lưng còn lại đang “ngon lành” thì để nguyên.

Khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ phía trước, như đã nói, phải lấy bỏ đi toàn bộ đĩa đệm. Việc này sẽ tạo ra một khoảng trống. Từ gần 100 năm nay, có nhiều nghiên cứu đưa ra nhiều cách xử lí khoảng trống này.

Việc để nguyên khoảng trống đó, không làm gì cả, đã gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Nên nhiều bác sĩ chủ trương dùng cái gì đó chêm trở lại vào khoảng trống. Người ta thấy, việc chêm cái gì vào đó vừa xử lí được việc cột sống bị “thun” ngắn lại, vừa tạo điều kiện cho việc xương từ đầu các đốt sống trên và dưới mọc ra, hàn dính vào với nhau.

Người ta gọi phương pháp này là ACDF (Anterior Cervical Discectomy and Fusion), tức là Cắt đĩa đệm bằng đường trước và hàn xương (hình 2). Phương pháp này đã có từ gần 100 năm nay. Các cải tiến sau này đều chỉ tập trung vào việc dùng cái gì để ghép vô khoảng trống, cố định nó như thế nào. Còn về cơ bản, cách mổ, nguyên lí mổ thì gần 100 năm nay không thay đổi.

✳️✳️THAY ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Thay vì dùng một mảnh ghép để hàn dính hai đốt sống kế cận lại với nhau, thì người ta nghĩ ra việc dùng một cái khớp nhân tạo, để vẫn giữ được cử động của khớp nối giữa hai đốt sống trên và dưới của khối thoát vị. Việc làm này có rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là việc bảo tồn được cử động của khớp nối. Điều này giúp cho người bệnh xoay trở thoải mái, không bị giới hạn. Kĩ thuật này gọi là TDR (Total Disc Replacement) – Thay Đĩa đệm toàn phần.

Quan trọng hơn, do TDR bảo tồn được cử động, lực tác động khi bệnh nhân cử động cổ sẽ được chia đều lên các đốt sống. Trong khi nếu hàn xương, lực tác động lên khớp nối bị hàn lại được chuyển sang các khớp nối kế cận, gây gia tăng áp lực, từ đó làm cho các tầng này dễ bị thoát vị đĩa đệm tiếp theo hơn. Đó chính là lợi ích lớn nhất của TDR: hạn chế việc xuất hiện thoát vị đĩa đệm ở các tầng kế cận với tầng đã được mổ.

Thế nhưng, đời không phải lúc nào cũng màu hồng. TDR có những lợi ích vô cùng lớn, nhưng nó cũng có những hạn chế, mà nếu không hiểu rõ, bác sĩ có thể sẽ mang lại thảm họa cho người bệnh, thay vì mang cho họ một lợi ích to lớn khi thực hiện việc này (TDR) cho người bệnh.

Muốn cột sống thực sự là một cây cột chống đỡ cho cơ thể, muốn các cấu trúc thần kinh trong cái cột sống không bị sang chấn, thì cột sống phải thực sự vững. Vững là sự kết nối giữa các đốt sống chắc chắn, cử động của các đốt sống phải đồng bộ với nhau, và với cả cột sống, khi người bệnh cử động.

Có ba trục vững cơ bản của cột sống. Đó là trục hợp bởi các thân sống ở phía trước chồng lên nhau, và hai trục hai bên hợp bởi hệ thống khớp hoạt dịch, kết nối các khớp của các đốt sống hai bên ở phía sau (hình 3). Trong khi, trục phía trước chủ yếu chịu lực tác động dọc trục cột sống (lực nén từ trên xuống), thì hai trục khớp phía sau chịu tất cả các lực giằng xé cột sống như cúi, ngửa, xoay, ngả, nghiêng… của cột sống.

Khi mổ lấy khối thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ phía trước, toàn bộ hệ thống dây chằng, đĩa đệm của cột phía trước bị cắt đứt. Cái đĩa đệm nhân tạo, thực chất chỉ là hai mảnh kim loại (có thể có thêm nhựa, gốm…) úp vô nhau, chẳng có gì liên kết với nhau cả (hình 4). Cho nên, sau khi thực hiện TDR, thì cái trục vững phía trước của cột sống cổ sẽ không còn vững nữa, toàn bộ sự vững chắc của cột sống chỉ còn được đặt lên hai trục khớp hoạt dịch phía sau.

Do vậy, điều kiện để thực hiện TDR, là hai trục vững hợp thành bởi các khớp hoạt dịch hai bên phía sau của cột sống cổ này phải còn tốt. Nếu hai trục này không còn vững, thì việc thực hiện TDR sẽ tạo ra một thảm họa cho người bệnh. Khi đó, phần phía trên và phần phía dưới nơi lắp cái đĩa đệm nhân tạo, sẽ là hai phần chuyển động theo hai kiểu khác nhau, khu vực đĩa đệm nhân tạo được thay sẽ trở thành khu vực giằng xé tủy, rễ thần kinh, và các thành phần khác của cột sống.

Đây cũng là lí do tại sao rất nhiều bác sĩ, trong đó có tôi, phản đối thay đĩa đệm (TDR) ở cột sống thắt lưng. So với cột sống cổ, các khớp hoạt dịch ở hai bên cột sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương, gây hiện tượng mất vững. Thậm chí, nó có thể còn vững khi chúng ta thực hiện TDR, nhưng sau đó một thời gian, nó có thể dễ dàng bị mất vững, tạo ra thảm họa cho người bệnh.

28/11/2023

💥💥Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và vật lý trị liệu tại nhà cho bệnh nhân 35 tuổi bị thoái hóa cột sống cổ ở phường long bình, biên hòa.
Sau 5 ngày điều trị hiện tại bệnh nhân đã đỡ đau nhiều khi ngủ dậy và làm việc.
Chúc chị nhanh khỏi bệnh hoàn toàn.
Liên hệ: 0982 25 65 75
''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

15/11/2023

💝💝Châm cứu và xoa bóp bấm huyệt tại nhà cho bệnh nhân ở phường Long Bình bị bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Sau 5 ngày điều trị hiện tại bệnh nhân đã đỡ đau nhiều,đi lại nhẹ nhàng.
Bệnh nhân và người nhà liên hệ:
☎️☎️0982 25 65 75 để được tư vấn.
***********************

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 11/11/2023

🌼🌼 Thanh niên 13 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh.
Rất dũng cảm sau hơn 20 ngày điều trị bằng châm, cứu, xoa bóp, tập vật lý trị liệu đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Chúc mừng con và gia đình 💝💝
☎️☎️: 0982 25 65 75

7

02/11/2023

Lợi ích từ phương pháp châm cứu, bấm huyệt
Chỉ với tác động của lực tay, cây kim nhỏ, phương pháp châm cứu, bấm huyệt cũng có thể làm nên điều kỳ diệu đối với sức khỏe con người, đặc biệt trong vấn đề giảm đau… Việc sử dụng châm cứu, bấm huyệt thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sự dẻo dai của cơ thể và phòng tránh được một số bệnh tật…
LÀM GIẢM CÁC CƠN ĐAU MẠN TÍNH
Tác dụng giảm đau là một trong những tác dụng hàng đầu của phương pháp chữa bệnh bằng chấm cứu, bấm huyệt mà bệnh nhân có thể cảm nhận ngay từ lần trị liệu đầu tiên. Với tác dụng tuyệt vời này, những người mắc các bệnh mạn tính có cơ hội thoát khỏi đau đớn, đặc biệt là những cơn đau dai dẳng, đau đầu, đau lưng, sưng khớp hay đau vai gáy. Nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà châm cứu, bấm huyệt càng khẳng định vai trò của mình trong công tác điều trị bệnh.
CẢI THIỆN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA
Nhiều nghiên cứu của các thầy thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền cho biết, châm cứu, bấm huyệt giúp tăng cường nhu động ruột dạ dày và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa sử dụng phương pháp kết hợp châm cứu, bấm huyệt và dùng thuốc.
Cải thiện và nâng cao vẻ đẹp làn da
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, châm cứu, bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, săn chắc cơ mặt và thúc đẩy sản xuất collagen. Chính vì vậy, phương pháp này không chỉ giúp căng da mặt mà còn đẩy lùi dấu hiệu lão hóa và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp.
GIÚP HỆ THẦN KINH LÀM VIỆC TỐT HƠN
Một trong những công dụng trị bệnh hiệu quả nhờ châm cứu bấm huyệt không thể bỏ qua đó là đả thông kinh mạch giúp cho con người ta dễ tĩnh tâm, thư thái và dễ dàng kiểm soát trạng thái của mình tốt nhất. Chính vì vậy mà phương pháp này được các bác sĩ vật lý trị liệu sử dụng ngày càng nhiều cho các trường hợp bệnh nhân hay căng thẳng, trầm cảm hoặc stress.
Nhờ những tác dụng kì diệu của châm cứu, bấm huyệt tới sức khỏe làm đẹp của con người mà phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng có thể thực hiện và ai cũng có thể ứng dụng được phương pháp này. Để đạt được hiệu quả như mong muốn và tránh những trường hợp đáng tiếc, chúng ta nên lựa chọn địa chỉ uy tín, được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC
Với ứng dụng phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với sử dụng thuốc mở ra hướng đi mới quan trọng trong công tác điều trị bệnh hiệu quả. Những nghiên cứu mới đây cho biết, những bệnh nhân sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt mang lại hiệu quả cao hơn đến 47% so với những bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc. Khi có sự kết hợp của hai phương pháp này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều./.

hotlline: 0982 25 65 75
💞💞💞💞💞💞💞💞💞💞💞
_lưng

16/10/2023

♦️♦️ Châm cứu, bấm huyệt tại nhà cho bệnh nhân hoà, 43 tuổi tại phường An Bình bị hội chứng cổ vai gáy.
Sau 5 ngày điều trị hiện tại bệnh nhân đã giảm các triệu chứng đau mỏi vai gáy và tê bì tay rõ rệt.
Chúc anh nhanh hết bệnh hoàn toàn.
☎️☎️: 0982 25 65 75

28/07/2023

🏠 Châm cứu và xoa bóp bấm huyệt tại nhà cho bệnh nhân loan 54tuổi tại phường Bửu Long bị đau dây thần kinh toạ.
♦️ Sau 5 ngày điều trị bệnh nhân đã đỡ nhiều.
Cảm ơn sự tin tưởng và hợp tác của bệnh nhân.

19/07/2023

♦️♦️CÁC BÀI TẬP CẦN THIẾT SAU CHẤN THƯƠNG XƯƠNG CHÀY

Sau khi bị gãy http://xn--x-tqa8b.ng/ chày sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng vận động do các khớp http://xn--x-tqa8b.ng/ của bệnh nhân trải qua một thời gian dài bất động do phải bó bột hoặc bắt nẹp chỉnh hình.
💥 Tuần đầu tiên
▪️ Nhiệt trị liệu: chườm lạnh ngắt quãng, ngày chườm 3-5 lần. Mỗi lần 10-20 phút. Sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau và tăng cường dinh dưỡng cho cơ
▪️ Gác chân cao trên mức tim trong vòng 5 -7 ngày sau mổ.
▪️ Tập vận động khớp cổ chân, khớp gối chủ động.
▪️ Tập đi thăng bằng nạng không đặt chân xuống đất.

💥 Sau từ 2- 4 tuần: Tập lấy lại sức cơ và tối đa tầm vận động
▪️ Tập sức mạnh cơ
▪️ Các bài tập xoa bóp, lưu thông tuần hoàn mạch máu.
▪️ Nếu việc luyện tập có tiến triển tốt, thuận lợi có thể tiến hành tập luyện tăng cường độ cũng như biên độ luyện tập. Cố gắng luyện tập tốt, khoảng thời gian này cơ còn yếu, tuy đã lấy lại được cảm giác nhưng cần tập luyện hơn để vận động được linh hoạt.
▪️ Tập luyện chịu lực tỳ đè với các xương gãy tăng dần theo cảm nhận bệnh nhân

💥Sau từ 4 - 8 tuần
▪️ Bắt đầu đi tì nạng 25% trọng lượng cơ thể và tăng dần 25% trọng lượng sau mỗi 7 ngày. Có thể tập để đi bằng 1 nạng ở tuần 9 và bỏ nạng hoàn toàn 10 tuần sau mổ.

💥 Sau từ 9 - 10 tuần
▪️ Tập đi bỏ nạng, lấy lại thăng bằng
▪️ Tập đạp xe tại chỗ, tránh tập các bài tì lực lên khớp gối
▪️ Tập vận động chuỗi đóng 2 chân và từng chân
▪️ Bắt đầu tập cảm nhận khớp

💥 Sau 10 - 16 tuần
▪️ Tập thể lực, tập căng giãn cơ 2 chân và từng chân
▪️ Tập nâng cao chân, tập kiễng gót, tập gân hamstring, tập squats, tập xoay người, tập duỗi gối đặc biệt là duỗi từ 30 độ -> 0 độ để lấy lại chức năng tối đa của khớp chè đùi.





☎️, Hotline: 0982 25 65 75

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 22/06/2023

💖💖 Xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu cho bệnh nhân bị thoái hóa 2 khớp gối nặng ở phường Tân Hiệp, Biên Hòa.
Hotline: ☎️, Zalo: 0982 25 65 75

23/03/2023

NHIỀU NGƯỜI NÓI TÔI BỊ “CỔ RÙA”, NHƯ THẾ LÀ THẾ NÀO?
CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?
Tư thế “cổ rùa” 🐢🐢 hay còn gọi là “cằm đưa về phía trước” . Đây là tư thế cột sống cổ có độ ưỡn quá mức kèm theo sự suy yếu của nhóm cơ phía trước cổ thực hiện động tác gập cổ, làm cho cằm đưa ra nhiều về phía trước. Lúc này, cột sống cổ sẽ ưỡn quá mức để “khoá” 🔑🗝 đầu lại trong khi các cơ làm việc tối thiểu với lực cơ rất hạn chế.
Chắc nhiều bạn đọc đang giật mình, sao mà giống mình quá! 😲
Đây thật sự đã là rối loạn cơ học cột sống cổ, kéo theo sự mất cân bằng ở cả cột sống ngực và thắt lưng, đương nhiên cũng là cả hệ thống xương khớp trong cơ thể.
Ban đầu, tình trạng này thường không gây ảnh hưởng gì ngoài vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác ở vùng cột sống cổ, như và .
🎈🎈ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY, CẦN THỰC HIỆN 2 VIỆC:
📌Thứ 1: Từ bỏ thói quen “chống cằm lên mà xem” khi sử dụng máy tính hay khi ngồi xem tivi. Đồng thời sắp xếp lại bàn làm việc, sắp đặt máy vi tính, bàn phím, màn hình máy tính sao cho phù hợp với thể trạng như đã được hướng dẫn ở phần trước.
📍Thứ 2: Bạn cần tập luyện theo bài tập như sau: Đứng hoặc ngồi, từ từ kéo cằm về ngực rồi giữ lại trong 10 – 15 giây, lặp lại 15 – 20 lần.
👈👈 Mỗi ngày, bạn hãy cố gắng thực hiện vào buổi sáng và cả buổi chiều. Việc tập luyện cần rất kiên trì để đạt kết quả tốt. Cho dù tư thế đã được cải thiện, việc tập luyện vẫn nên được duy trì thường xuyên.

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 15/11/2022

💐💐 Châm cứu, bấm huyệt, tập vận động trị liệu tại nhà cho bệnh nhân Cô Bé bị thoái hóa khớp gối ở phường An Bình,Biên Hòa.
🎉Sau thời gian điều trị 5 ngày, hiện tại bệnh nhân đã đỡ nhiều.
☎️, Zalo: 0982 25 65 75

Photos from Vật lý trị liệu PHCN - Châm cứu Bấm huyệt tại nhà - Biên Hòa Đồng Nai's post 31/10/2022

♦️♦️Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt,châm cứu tại nhà cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về thần kinh- cơ -xương-khớp như: thoát vị đĩa đệm-thoái hóa cột sống cổ, lưng, thoái hóa khớp gối.
☎️☎️ : 0982 25 65 75

Want your practice to be the top-listed Clinic in Biên Hòa?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Category

Telephone

Website

Address


Chính: Kế Văn Phòng Công Chứng Trấn Biên(BV ShingMark). Các Cơ Sở: Phường Trung Dũng, Phường Long Bình Tân, Phường Thống Nhất, Phường Tân Hiệp, Phường Hố Nai
Biên Hòa
810000

Other Acupuncture in Biên Hòa (show all)
Châm cứu, bấm huyệt tại biên hoà, đồng nai Châm cứu, bấm huyệt tại biên hoà, đồng nai
Kp2, Long Bình Tân
Biên Hòa

chuyên châm cứu, bấm huyệt, bốc thuốc nam tại TP biên hoà_ đồng nai uy tín, tận tâm, tận tình

Châm Cứu - Xoa Bóp Trị Liệu Châm Cứu - Xoa Bóp Trị Liệu
Ấp Việt Kiều, Xuân Hiệp, Xuân Lộc Đồng Nai
Biên Hòa, 810000

Châm cứu - Xoa bóp Bấm huyệt - Nắn chỉnh cột sống chuyên điều trị các bệnh

Châm Cứu Xoa Bóp Trị Liệu YS Ngọc Châm Cứu Xoa Bóp Trị Liệu YS Ngọc
ấp Việt Kiều, Đường Xuân Hiệp 2, Xã Xuân Hiệp, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai
Biên Hòa, 810000

Châm cứu - Xoa Bóp - Bấm Huyệt - Nắn Chỉnh Cột Sống Chia sẻ và Cập nhật các