Phòng khám EA SIÊN

Phòng khám EA SIÊN

Khám và chữa bệnh chuyên khoa Nội - Nhi - Nhiễm

11/12/2022

Cách xử lý khi trẻ bị sốt cao co giật!
Nguồn:st

10/12/2022

Các thời điểm vàng bổ sung canxi!

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 27/11/2022

—————KHUYẾN CÁO WHO————————
BỔ SUNG SẮT CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI 📣📣📣

1️⃣. Vai trò của chất sắt trong cơ thể
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.

Nếu chế độ ăn không có đủ chất sắt, con người có thể gặp phải một tình trạng gọi là thiếu sắt. Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được điều trị. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt - khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực tế, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất được cho là do thiếu sắt.

2️⃣. Trẻ em cần bao nhiêu sắt?
Bổ sung sắt cho bé 3 tháng thường không cần thiết vì trẻ khi mới được sinh ra đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:

Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

3️⃣. Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?
Nếu bé đang dùng sữa công thức có tăng cường chất sắt, nhiều khả năng con bạn đã nhận được đủ lượng chất sắt khuyến nghị. Trong trường đang cho con bú hoàn toàn, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu và như thế nào. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dược phẩm bổ sung sắt dưới dạng dung dịch (liều lượng cụ thể) hoặc chất sắt có trong vitamin.


Hiện tại bên Phòng khám EA SIÊN đang có sắt dạng ống Femerry bổ sung sắt cho tất cả các lứa tuổi. Trẻ nhỏ,phụ nữ có thai,đang cho con bú,người già...
Zá: 100 xu

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 26/11/2022

S𝙖̉𝙣 𝙥𝙝𝙖̂̉𝙢 𝙜𝙞𝙪́𝙥 𝙗𝙚́ 𝙩𝙞𝙚̂𝙪 𝙝𝙤𝙖́ 𝙩𝙤̂́𝙩, 𝙖̆𝙣 𝙣𝙜𝙤𝙣
Con hay đi ngoài phân sống, tiêu chảy, biếng ăn,
Bị đầy bụng khó tiêu , táo bón , loạn khuẩn đường ruột , ăn uống kém hấp thu...
Dạng nước dễ uống vặn đầu tép là dùng được luôn nha.
Mỗi ống chứa tới 03 tỷ bào tử lợi khuẩn.

21/11/2022

VIỆT NAM PHÁT HIỆN GẦN 1000 CA MẮC HIV MỚI MỖI THÁNG!
Nguồn:VTC9

18/11/2022

VITAMIN C

Thiếu vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh đặc trưng như thiếu máu, nướu dễ bị chảy máu, cơ thể dễ bị bầm tím và lâu lành vết thương. Vậy vitamin C là gì và vai trò của nó đối với cơ thể như thế nào?

1. Vitamin C là gì?
Thiếu vitamin C nghiêm trọng có thể dẫn đến một bệnh đặc trưng là thiếu máu, nướu dễ bị chảy máu, bầm tím và lâu lành vết thương. Đặc biệt ở những người có vấn đề về đường tiêu hoá và mắc bệnh ung thư, thiếu vitamin C làm giảm hấp thụ sắt từ đường tiêu hoá.

Vitamin C (hay còn gọi là axit ascorbic) là vitamin mà cơ thể cần để hình thành các mạch máu, sụn, cơ và collagen trong xương. Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tác động của các gốc tự do. Đây là các phân tử được tạo ra khi cơ thể phân giải thức ăn hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá và chất phóng xạ. Các gốc tự do đóng một vai trò trong nguyên nhân gây bệnh tim, ung thư và các bệnh khác. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ và lưu trữ sắt.

Vì cơ thể không tự sản xuất được vitamin C, do đó bạn cần bổ sung vitamin C đầy đủ thông qua chế độ ăn uống từ trái cây họ cam quýt, quả mọng, khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, bắp cải tí hon (Brussels Sprout), bông cải xanh và rau bina. Ngoài ra, vitamin C cũng có sẵn dưới dạng viên nang và viên nhai.

17/11/2022

Dịch covid hiện đang có xu hướng tăng trở lại. Mọi người chú ý phòng tránh dịch nhé! Nếu có bất cứ triệu chứng gì nghi ngờ hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ!
Hiện phòng khám vẫn đang thực hiện test covid và tư vấn điều trị cũng như phòng bệnh cho mọi người ạ

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 13/11/2022

Bù nước và điện giải trong trường hợp sốt cao,tiêu chảy,nôn ói nhiều,làm việc nặng ra nhiều mồ hôi là việc rất quan trọng để tránh mất nước và rối loạn điện giải gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt,đang trong mùa cưới tưng bừng,uống rượu bia nhiều dẫn tới gặp em "Huệ" ngày càng trở nên thường xuyên hơn thì việc bổ sung điện giải nạp năng lượng để tiếp tục 1 đám tiệc mới là việc không thể thiếu 😆😆
Hiện bên mình có nhiều dạng bổ sung nước điện giải đa dạng : dạng gói,dạng sủi. Và đặc biệt dạng chai pha sẵn,vị ngọt siêu dễ uống.

30/10/2022

Cắn 1 miếng áp lực gấp đôi 😂😂

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 27/10/2022

Hiện tại sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh. Mọi người nhớ chú ý các triệu chứng bệnh,tuyệt đối không được chủ quan,hãy đến cơ sở khám chữa bệnh ngay để được thăm khám và điều trị nhé!

16/10/2022

Bất ngờ chưa bà zà 🤭🤭
St

15/10/2022

Nay bên pk có lại combo sắt + canxi cho bà bầu,trẻ em đều uống được. Hôm rồi chị nào dặn thì ghé em lấy ạ!
Combo bán chạy nhất , giá rẻ,dễ uống,hiệu quả cao!

15/10/2022

Pk thông báo lại giờ làm việc cho mọi người nắm ạ! Nay nghe chị khách bảo đi qua đi lại 3 lần mới gặp mà thương quá ạ! Cần gấp thì mọi người gọi thẳng bsi để hẹn giờ khám luôn nhé! 📞 0359213299 hoặc 0985 468 030

Phòng khám Ea Siên thông báo

10/10/2022

Đến mùa bệnh hô hấp của trẻ nhỏ rồi. Các phụ huynh lưu ý nhé.

Thời tiết, khí hậu vào thời điểm giao mùa thay đổi thất thường lúc nắng, lúc mưa là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ vốn còn non yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó, khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

NHÀ CÓ TRẺ NHỎ CẦN CÓ THUỐC GÌ????
Mình xin chia sẻ với mọi người những loại thuốc căn bản và vật dụng y tế cần thiết nên có sẵn trong nhà,đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ thì rất rất cần ạ!
Đây là mình soạn theo kinh nghiệm sau hơn 5 năm đi làm bệnh viện,và theo kinh nghiệm của 1 bà mẹ bỉm sữa 😜😜
1. NHIỆT KẾ: các mẹ nên sắm 1 cái để trong nhà. Nhiệt kế thì có nhiều loại,loại thông dụng nhất và cũng là rẻ nhất,là nhiệt kế thủy ngân. Còn các mẹ có điều kiện hơn thì có thể mua nhiệt kế điện tử. Nhiệt kế mình để lên vị trí đầu tiên vì sao ạ? Vì da tay mỗi người sẽ có 1 cảm nhận khác nhau. Khi trẻ sốt,phản xạ đầu tiên của mẹ sẽ là gì? Là đưa tay sờ vào trán con! Nhưng thật sự làm vậy không thể nào ước chừng được con đang sốt bao nhiêu độ. Mình đã gặp nhiều trường hợp đưa con đi khám,con sốt 40 độ. Mà hỏi mẹ bảo thì qua giờ sờ trán nó cứ "ấm ấm" vậy thôi,vì chỉ "ấm ấm" nên mẹ cũng không cho uống thuốc gì! Và thêm nữa là,khi kẹp nhiệt cho trẻ,xác định được trẻ sốt mức độ nào. Mình sẽ có hướng xử trí tốt nhất và sớm nhất cho trẻ!
2. THUỐC HẠ SỐT:
Khi kẹp nhiệt thấy trẻ sốt từ 38.5 độ đổ lên (38 độ đối với những trẻ có tiền sử sốt cao co giật) thì các mẹ hãy bình tĩnh,cho con uống thuốc hạ sốt,lau mát. Và sau đó hoặc là theo dõi con nếu con không có triệu chứng khác nặng kèm theo,hoặc đưa con đi gặp bác sĩ. Trẻ kịp thời được hạ sốt thì trẻ sẽ đỡ mệt hơn.
👍Liều thuốc hạ sốt cho trẻ: 10-15mg/kg/ 1 lần uống. Cách 4-6 tiếng có thể cho trẻ uống lại nếu như trẻ sốt lại. Các mẹ tính con mình cân nặng bao nhiêu nhân lên là sẽ ra được gói nào phù hợp với con mình nhé. Mình ví dụ: trẻ 10-11-12-13kg thì sẽ dùng paracetamol 150mg.
Ở đây mình chia thành 2 nhóm nhé
2.1: Thuốc hạ sốt dạng uống:
Đối với trẻ nhỏ thì các công ty dược hầu như sẽ bào chế thuốc theo dạng bột hoặc siro. Có thêm hương vị dâu,cam...cho dễ uống. Và giá thành cũng rẻ thôi ạ. Mình sẽ dùng hạ sốt đường uống nếu trẻ uống dễ,chịu hợp tác.
2.2: Thuốc hạ sốt dạng viên đặt:
Đây là thuốc viên đạn đặt hậu môn. Trong trường hợp trẻ sốt cao quá,cần hạ sốt ngay,hay trẻ khó uống thuốc,Không hợp tác thì đây có lẽ là chân ái luôn ạ! Mình khuyên nhà nào có tủ lạnh thì nên mua 1 vỉ thuốc hạ sốt viên đặt bỏ sẵn trong tủ lạnh,cần là đem ra nhét nhét thôi ạ!
3. MEN TIÊU HOÁ:
Hệ tiêu hoá của trẻ rất non nớt,thêm vào đó là trẻ nhỏ là lứa tuổi thích khám phá,hay nghịch ngợm. Thì chuyện trẻ bị rối loạn tiêu hoá là hay gặp. Đi cầu phân hơi lỏng,trẻ đau bụng,nôn 1 -2 lần.... Những lúc như vậy,mẹ cho trẻ bổ sung men tiêu hoá nhé! Còn trẻ mà đi cầu nhiều,đi cầu kèm sốt,nôn ói nhiều,phân nhầy máu,mệt lả...thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay ạ!
Men tiêu hoá thì có nhiều dạng bào chế: dạng bột,viên nang,dạng nước...
Riêng mình thì mình ưng dùng dạng nước cho con mình nhất. Vì tiện,và dễ uống!
4. NƯỚC MUỐI SINH LÝ VỆ SINH MŨI
Lúc đầu mình không định đem mục này vào,vì mình nghĩ cái này tùy suy nghĩ mỗi người. Trong thời gian mình đi làm khoa nhi,và khi chuyển qua khoa mới làm 1 năm lại đây. Mình đã hỏi rất nhiều bà mẹ là mẹ có thường xuyên vệ sinh mũi cho em không? Thì hầu như các mẹ bảo không! Đây là mình đang nói về nơi mình đang ở nhé. Chứ mình không đánh đồng tất cả mọi nơi. Và đặc biệt là nhiều bà mẹ cũng có suy nghĩ là: "ây xời,mấy đứa nhỏ đứa nào chẳng sổ mũi,ngày xưa mình cũng thế. Có sao đâu?" 😁😁 Và ngay bản thân mình,mình cũng đã phạm phải sai lầm này,để con sổ mũi hơn 1 tuần rồi dẫn đến viêm tai giữa,con đau khóc cả ngày,phải dùng kháng sinh liều cao. Đó là bài học có lẽ đến mãi sau này mình cũng không bao giờ quên!
Vì đường TAI -MŨI-HỌNG đều liên quan tới nhau,và cũng liên quan tới phổi. Khi trẻ chảy nước mũi,dịch đó sẽ xuống họng,về lâu dài gây viêm họng,xuống nữa là tới phổi. Và mũi cũng liên quan tới tai,dịch nhiều đi qua tai,ứ tại đó,gây VIÊM TAI GIỮA. Rất nhiều nguy hại đằng sau cái việc sổ mũi cỏn con đó! Nên các mẹ ạ,nếu được,hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho con nhé! Vì em bé còn nhỏ quá,em bé chưa biết hỉ mũi,em bé cũng chưa biết nói "mẹ ơi,mũi em chảy em khó chịu quá". Và ngay cả người lớn mình sổ mũi 1 2 ngày mình cũng thấy rất khó chịu phải không ạ?

Trên đây là những thứ theo bản thân mình là rất cần thiết,cũng rất dễ mua. Chỉ cần ra tiệm thuốc hỏi là có,giá thành cũng rất rẻ! Mình chia sẻ bài viết này theo kinh nghiệm của mình,và cũng theo tình hình chung của nơi mình sống. Lời văn mình chọn những từ để mọi người dễ hiểu nhất,cách diễn đạt dễ hiểu nhất nên có thể cách nói chưa chuẩn y khoa lắm thì mn bỏ qua lỗi này cho mình nhé. Nếu như các bạn thấy cái này tầm thường quá,ai chả biết. Thì các bạn có thể nhẹ nhàng lướt qua. Hoặc cho mình góp ý để mình sửa. Còn các bạn nào chưa biết,thì mong các bạn đọc được và sắm cho em bé của mình nhé!

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 20/09/2022

NHỮNG BIỂU HIỆN VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ SƠ SINH MẸ CẦN LƯU Ý:

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý trẻ sơ sinh thường hay mắc phải. Nếu như không có biện pháp chữa trị kịp thời trẻ sẽ dễ bị tái đi tái lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường gặp.

Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ bị viêm hệ thống hòm nhĩ và xương chũm. Lúc này trong tai của trẻ sẽ có dịch, dịch này có thể vô trùng hoặc làm trẻ bị nhiễm trùng. Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ chia làm 2 loại, bao gồm:

-Viêm tai giữa cấp tính: Trẻ sẽ có tình trạng đau tai do tai giữa bị viêm hoặc do nhiễm trùng. Nếu như không được xử lý kịp thời có thể bị biến chứng gây mủ hoặc mất thính lực. Trẻ thường bị viêm tai giữa cấp tính vào những lúc thời tiết giao mùa, nhất là vào mùa mưa.

-Viêm tai giữa mãn tính: Tình trạng này xảy ra khi trẻ bị viêm tai cấp tính không được chữa trị dứt điểm, bệnh tình tái đi tái lại nhiều lần làm cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng và có thể làm chảy mủ trong tai.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh nếu như được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ được chữa khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên nếu như cha mẹ không trang bị đủ kiến thức và đưa trẻ đi điều trị sớm sẽ dễ dẫn tới nguy cơ bị điếc, chậm nói, viêm màng não hay thậm chí tử vong ở trẻ.

👍Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mẹ bỉm cần lưu ý

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, vẫn chưa được phát triển hoàn toàn nên rất dễ mắc phải bệnh này. Do đó, cha mẹ nên lưu ý khi trẻ có những biểu hiện như:

-Sốt cao lên đến 39 độ C

-Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ

-Dùng tay dụi, kéo vành tai

-Bú kém hoặc bỏ bú

-Nôn ói hoặc tiêu chảy

-Có hiện tượng chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài

-Kém phản ứng với âm thanh

Khi cha mẹ phát hiện trẻ có những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh nêu trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu hoặc tự chữa trị tại nhà sẽ khiến bé dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

👍Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ. Tránh để bé bị cảm lạnh và hạn chế để trẻ tiếp xúc với các bé đang bị bệnh này. Không được để trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá. Thêm vào đó, việc bú sữa mẹ cũng sẽ giúp trẻ nâng cao được sức đề kháng. Tuy nhiên, mẹ bỉm cần lưu ý khi cho bé bú bình thì nên để bé ở tư thế thẳng đứng, tránh để sữa chảy vào tai của bé

👍Các mẹ có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ chẳng hạn như tiêm vắc xin cần thiết để phòng chống tình trạng này. Hơn hết, các bậc phụ huynh cũng nên chăm sóc và quan tâm đến bé yêu hết mực để có thể nắm rõ tình hình sức khỏe hay nhanh chóng phát hiện những biểu hiện lạ ở trẻ. Có như vậy mới có thể đảm bảo con yêu của mình được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Nguồn:st

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 05/09/2022

Quản lý thai nghén tốt để giảm thiểu tỉ lệ tai biến cho cả mẹ và con

30/08/2022

🔊🔊🔊 phòng khám mở cửa cả ngày trong 4 ngày nghỉ lễ nhé mn !

04/08/2022

ĐIỀU TRỊ CHÀM SỮA ( LÁC SỮA ) Ở TRẺ EM

I . Nguyên tắc
- Chăm sóc , làm ẩm da
- Điều trị kháng viêm
- Điều trị ngứa

II. Điều trị đặc hiệu
1. Giữ ẩm da :
- có thể dùng 1 trong các loại sau : Cetaphil, Ceradan , Physiogel.. giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu sử dụng corticoid.
- Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm , ngày 2-4 lần
2. Chống viêm : corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp : Hydrocortisol 1 % , clobetasol butyrate 0.05 % thoa ngày 1-2 lần
3. Với sang thương đang bội nhiễm , rỉ dịch nhiều : millian 1 % hay Eosine 2 % ...thoa ngày 2 lần
4. Điều trị triệu chứng :
- Giảm ngứa : kháng histamin : Chlopheniramin , alimemazin.....
- Kháng sinh : Khi nghi ngờ nhiễm trùng , ưu tiện chọn loại có hoạt tính lên tụ cầu vàng như Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin
5. Dự phòng lâu dài : Atopiclair có vẻ an toàn và hiệu quả khi dùng thời gian dài.
6. Cảnh giác dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có chàm sữa. Khoảng 30 % Trẻ có chàm sữa có thể liên quan tới dị ứng đạm bò.
7. Ghi nhớ tiền căn lác sữa sẽ giúp ích cho bác sĩ chẩn đoán bệnh hen về sau

III. Chăm sóc tại nhà :
1. Vệ sinh _ tắm rửa
- Tắm nước ấm, ngày 1-2 lần , không nên tắm quá lâu ( dưới 15 phút 0.
- Sữa tắm nên chọn các loại như : Cetaphil. Physiogel, Oilatum....
- Lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn , không chà sát mạnh lên da bé.
- Thoa chất giữ ẩm thường xuyên
- Không cho tiếp cúc với chất kiềm : xà bông , bột giặt , thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.
2. Áo quần :
- Áo quần , vớ tay , chân chọn 100 % cotton
- Không mặc đò chật , vải len , sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
- Tránh cào gãi :
+ Cắt móng tay
= nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang vớ tay.
3. Phòng ốc :
- Phòng thoáng , không khói thuốc , không thú nuôi , không nước hoa.
- Không để nhiệt dộ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp quá.
4. Ăn uống :
- Nếu có kinh nghiệm thấy có loại thực phẩm nào làm bệnh chàm nặng hơn phụ huynh cần tránh loại đó.
- Uống nhiều nước ( nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn ).
- Vẹ sinh mặt , miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

IV . DẤU HỆU CẦN KHÁM NGAY ;
- Sang thương da lan rộng hết mặt hay toàn thân.
- Bội nhiễm mủ trên sang thương chàm.
- Sốt, lừ đừ , bỏ ăn , bỏ bú, bứt rứt , quấy khóc khó chịu.

Nguồn : FB Bs Nguyễn Thái Hiệp

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 04/08/2022

SẮT VÀ CANXI
⚠️🆘[CẢNH BÁO] Thiếu Sắt và Canxi trong thai kỳ- Những hệ lụy mẹ có thể phòng ngừa, sao không bổ sung sớm cho con mẹ bầu ơi !!!️⁉
😰 Đợi đến khi mẹ THIẾU MÁU, con CÒI_CỌC, phát triển không đạt chuẩn, lúc ấy mới cuống cuồng bổ sung cho con thì quá muộn.
Thức ăn chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu Sắt và Canxi hằng ngày cho cả mẹ và bé, vì vậy việc bổ sung thêm viên Sắt và Canxi trong thai kỳ là việc làm cực kỳ cần thiết và cần được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay từ lúc bắt đầu mang thai.

***MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG thiếu SẮT và CANXI khi mẹ mang bầu:
+ Hay đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, tê bì chân tay, cảm thấy khó thở, hụt hơi (đặc biệt là những mẹ thiếu sắt trong giai đoạn đầu của thai kỳ).
+ Đau lưng,Đau nhức cơ bắp.
+ Thường bị chuột rút, nhất là ban đêm.
+ Đau, ê buốt răng, răng dễ lung lay,Dễ gãy móng tay....

*** uống SẮT và CANXI như thế nào ???
để đạt hiệu quả tối đa, các mẹ cần chú ý thời gian uống,cũng như cách uống đúng.
– SẮT và CANXI khi uống cùng nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vào cơ thể, vì vậy KHÔNG UỐNG CHUNG SẮT với CANXI
– Với SẮT bạn nên uống trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Nếu hay quên hoặc không tiện uống sắt trước khi ăn, các mẹ cũng có thể uống canxi buổi sáng và uống sắt vào buổi trưa
– Sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng sau, bạn có thể uống canxi. Vì sao thời gian phải cách xa như vậy, là do một số thực phẩm trong bữa ăn có thể chứa chất oxalat hoặc các loại ngũ cốc chứa chất phytat sẽ hạn chế canxi hấp thu vào cơ thể.
CHÚ Ý : Cả sắt và canxi đều có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 tiếng. Vậy nên, khi kết hợp 2 loại này, miễn là không uống cùng lúc với nhau, còn các mẹ có thể tự điều chỉnh thời gian uống sắt và canxi cho mẹ bầu để phù hợp với thời gian của mình. KHÔNG NÊN uống cả 2 loại vào BUỔI TỐI để tránh khó hấp thu, nóng người, khó ngủ, hại thận.

👩‍⚕️

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 02/08/2022

CHỐC Ở TRẺ EM

Bệnh hay gặp nhưng có thể gây biến chứng nặng!
- Mùa hè trẻ hay bị ngứa ngáy do ra nhiều mồ hôi, bị côn trùng đốt. Đây là 1 trong những lý do làm trẻ dễ bị bệnh chốc. Đặc biệt, sau 2 tuần mưa to gió lớn, lượng muỗi sẽ rầm rộ phát triển trong vài ngày nữa và các em bé dễ bị muỗi đốt=>bé gãi nhiều => dễ bị chốc.

- Chốc là bệnh nhiễm khuẩn ở da hay gặp ở Việt Nam. Bệnh thường nhẹ, tuy nhiên một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, hoặc gây biến chứng viêm cầu thận. Chính vì thế chúng ta cần dự phòng, phát hiện và điều trị sớm.

Cùng bác sĩ Tâm tìm hiểu về bệnh này qua các câu hỏi:
1. Nguyên nhân của chốc: Do vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.

2. Chốc có lây không?
- Có, dễ lây từ người này sang người khác, từ vị trí này sang vị trí khác. Có thể gây thành dịch nhỏ.

3. Tuổi hay gặp?
- Trẻ nhỏ 2-5 tuổi. Người lớn cũng có thể gặp nhưng ít hơn.

4. Bệnh biểu hiện thế nào?
- Chốc bọng nước: hay gặp do tụ cầu, gặp khoảng 30%. Bệnh biểu hiện là bọng nước nhỏ sau đó tăng kích thước, hóa mủ nhanh. Thường gặp ở vùng kẽ như vùng tã lót của trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh sau 2 tuần tuổi), ngoài ra có thể gặp ở tay, chân.
- Chốc vảy tiết: hay gặp nhất (70%) thường do tụ cầu hoặc liên cầu hoặc phối hợp tụ cầu với liên cầu.

5. Bệnh điều trị thế nào?
- Với tổn thương khu trú, = 5 tổn thương cần dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh hay dùng nhất là amoxicillin + clavulanic trong 5-7 ngày.

6. Tiến triển bệnh thế nào?
- Có thể tự hết sau 2-3 tuần không để lại sẹo.
- Viêm mô bào, nhiễm khuẩn huyết…
- Tiến triển thành hội chứng b**g vảy da do tụ cầu: bệnh nặng, có thể gây tử vong.
- Viêm cầu thận cấp: có thể gặp sau 1 vài tuần bị chốc do liên cầu.
Chính vì vậy nên các mẹ để ý tới con hơn 1 chút, hãy đến gặp bác sĩ của mình khi con có biểu hiện sớm của chốc nhé!

7. Phòng bệnh thế nào?
- Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
- Khi trẻ bị côn trùng đốt hay bị ngứa do bất kì nguyên nhân gì nên dùng thuốc bôi tại chỗ để giảm ngứa cho trẻ, có thể dùng thuốc corticoid bôi như hydrocortisone, mometasone, clobetason butyrat... ngày 2 lần trong vài ngày.
-Cắt ngắn móng tay thường xuyên. Chú ý các biện pháp phòng tránh muỗi đẻ trứng và đốt trẻ.
- Cho trẻ nghỉ học khi có triệu chứng để tránh lây sang các bạn khác.

Ps: Vừa rồi mình gặp nhiều trẻ bị chốc khi đi tắm bể bơi công cộng. Điều này làm các bà mẹ lo lắng rằng bệnh truyền qua nước. Nhưng thực tế không phải, khi bé vào bể bơi đông đúc, bé dễ bị tiếc xúc trực tiếp với bé khác bị chốc nên bị lây!

Nguồn: BS. Hoàng Văn Tâm

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 01/08/2022

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VITAMIN

1. VITAMIN C :
✅ Thiếu Vitamin C :
- Chảy máu chân răng,Chảy máu cam
- Xuất huyết dưới da. Da hay bị bầm tím
- Da xuất hiện nhăn,Đề kháng suy giảm.
- Hay bị dị ứng,Răng dễ rụng
- Viêm lợi,Hay bị cúm.
✅ Thừa vitamin C :
- Rối loan tiêu hoá, loét dạ dày tá tràng, viêm bàng quang, tiêu chảy.
- Tạo sỏi thận
- Gây bệnh Gout
- Cản trở hấp thu vitamin A.
- Giảm độ bền hồng cầu.

2. VITAMIN E :
✅ Thiếu Vitamin E :
- Da nhăn lão hoá,Tính thay đổi
- Tóc nhanh xơ và gẫy rụng
- Hay ra mồ hôi,Căng thẳng stress.
- Người già bị loãng xương,Căng thẳng mất ngủ.
✅ Thừa vitamin E :
- Buồn nôn, tiêu chảy kéo dài
- Rối loạn thị giác
- Tắc kinh rong kinh mất kinh ở phụ nữ.

3. Thiếu collagen :
- Da chảy xệ nhăn lão hoá
- Da mềm nhũn nhẽo.
- Nám, sạm, đen, khô
- Tóc móng khô rụng
- Mắt nhìn mờ
- Xương khớp đau nhức mỏi.
- Dễ mắc các bệnh về nha chu.
- Mất ngủ mệt mỏi.
- Vết thương lâu lành.

4. Thiếu estrogen( mầm đậu nành):
- Cô bé khô hạn, giảm ham muốn tình dục, rát khi yêu.
- Rối loạn kinh nguyệt, hay mắc các bênh về phụ khoa
- Bốc hoả, cáu gắt, stress...
- Da sạm nám sắc da xanh tái.
- Ngực chảy xệ, nhũn nhăn.
- Da khô nhăn chảy xệ kém đàn hồi.
- Thay đổi vóc dáng bắp tay to. Mỡ bụng tích nhiều chảy xệ.

5. VITAMIN A :
✅ Thiếu vitamin A:
-Thị lực giảm, quáng gà.
- Đau mắt từ mức độ nhẹ đến nặng.
- Hay đau hốc mắt, nhìn mờ.
- Sợ ánh sáng.
- Hay bị b**g tróc viêm nhiễm trên da.
- Vết thương ngoài da hay bị nhiễm trùng.
- Các tuyến nhờn ita hoạt động da sần sùi.
- Dễ mắc bệnh xơ gan.
✅ Thừa Vitamin A nếu dùng liều lượng cao kéo dài.
- Gây quái thai ở bà bầu.
- Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.
- Da phát ban, khô và b**g vảy.
- Môi khô và nứt, rụng tóc.
- Viêm niêm mạc miệng, đau các xương, tăng lipid máu, tăng calci máu.
- Trẻ nhỏ có thể tăng áp lực nội sọ, thóp phồng, đau đầu co giật.
- Trẻ bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân...

6. CALCIUM :
✅ Thiếu hụt Calcium:
- Người lớn đau nhức xương khớp thoái hoá, loãnh xương.
- Trẻ em còi cọc chậm lớn.
- Xương dễ gẫy
- Chuột rút, tê chân tê tay.
- Mất ngủ ở người lớn.
- Ngủ trằn trọc không ngon giấc ở trẻ em.
- Răng dễ vàng ố và gẫy răng.
- Xuất hiện nốt lốm đốm màu trắng trên móng tay.
- Đau nhức cơ bắp.
✅ Thừa Calcium :
- Cơ thể mệt mỏi, trầm cảm.
- Chóng mặt, buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều.
- Giảm hấp thu dinh dưỡng.

7. VITAMIN B1 :
✅ Thiếu hụt Vitamin B1:
- Giảm cân nhanh.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Tiêu chảy kéo dài
- Đau nhức dây TK
- Đau rát gan bàn chân.
- Mệt ỏi uể oải thiếu năng lượng.
✅ Thừa Vitamin B1.
- Táo bón, tê liệt dây tk, đau bắp thịt.
- Tim đập nhanh phù nề.

8. VITAMIN B2 :
✅ Thiếu hụt Vitamin B2:
- Nhiệt mồm lở loét trong khoang miệng
- Lưỡi đau, môi nứt nẻ.
- Gây đục thuỷ tinh thể, mắt kém nhìn mờ.
- Móng tay móng chân giòn dễ gẫy.
✅ Thừa vitamin B2.
- Chuột rút.
- Phụ nữ có thai ảnh hưởng đến nhau thai, trẻ em châm phát triển.

9. VITAMIN B3 :
✅ Thiếu Vitamin B3(pp):
- Nóng rát đau nhói như kim đâm trên da.
- Rl hấp thu tiêu hoá.
- Đau đầu chóng mặt rl tk.
- Rối loạn thị giác, thiểu năng trí nhớ
✅Thừa vitamin Pp.
- Giãn mạch ngoại vi
- Buồn nôn, chóng mặt, đánh trống ngực.

10. Thiếu Vitamin B5:
- Tóc móng mỏng giòn dễ gẫy rụng.
- Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, da tiết nhiều dầu, mụn trứng cá nổi lên.
- Đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt.
- Trên da nổi cộm viêm do tiết nhiều bã.

11. VITAMIN B6 :
✅ Thiếu hụt Vitamin B6:
- Mệt mỏi, khó chịu
- Mất ngủ mãn tính
- Rối loạn tâm thần.
-Môi khô nứt nẻ.
- Mụn trứng cá mọc nhiều.
- Mắt hay bị đỏ, nhìn mờ
- Vết thương chậm lên da non
✅ Thừa Vitamin B6.
- Rối loạn TK cảm giác.
- Tê bàn chân bàn tay.

12. Thiếu Vitamin B9:
- Đau nhức xương khớp.
- Các vấn để về tiêu hoá: Buồn nôn sau khi ăn, tiêu chảy sau khi ăn.
- Loét nhiệt miệng.

13. VITAMIN B12 :
✅ Thiếu hụt Vitamin B12:
- Suy nhược mệt mỏi.
- Buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức.
- Dây tk bị tổn thương, tê tay
- Da tái nhợt.
- Lưỡi sưng viêm.
- Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn.
- Giảm thị lực.
- Trầm cảm.
- Mất trí nhớ.
- Xương yếu.
✅ Thừa vitamin B12 :
- Sốc phản vệ.
- Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy
- Nhức đầu phát ban, ngứa ngáy.
- Gay tê bại, liệt yếu ở chân, tay, cơ mặt.
- Tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
- làm tăng đông máu, tắc mạch.

14. VITAMIN B7 :
✅ Thiếu vitamin B7( biotin) :
- tóc dễ gãy rụng, yếu, chẽ ngọn
- móng phát triển không đều, gãy và nhợt màu.
✅ Thừa vitamin B7( biotin) :
- Nổi mụn, da mẩn đỏ.
- Đau dạ dày, phát ban ở da, du ứng, đi tiểu thường

15. VITAMIN D :
✅ Thiếu vitamin D :
-Trẻ em còi cọc chậm lớn.
- Chuột rút, tê chân tê tay.
- Ngủ trằn trọc không ngon giấc ở trẻ em.
- Răng dễ vàng ố và gẫy răng
✅ Thừa vitamin D :
- Tăng calci huyết.
- Đau đầu, chóng mặt, chán ăn, khô miệng.
- Chuột rút, táo bón, buồn nôn, đau cơ.
- Mạch máu bị vôi hoá.

Nguồn: BS. Coca Đạt

23/07/2022

Combo Sắt và Canxi cho bà bầu cháy hàng nhanh nhất tại Phòng Khám EA SIÊN nay đã có lại đầy đủ rồi ạ! Các chị trước đặt bên em thì ghé em lấy ạ 🥰🥰🥰

22/07/2022

Phòng khám Ea Siên ( Bs Hùng) hiện tại đang kết hợp với Bệnh viện Đa Khoa Medlatec có triển khai chương trình xét nghiệm VIÊM GAN B - MIỄN PHÍ , người dân ai có nhu cầu thì liên hệ mình nhé sđt 0988052521 (Bs Hiền)

MEDLATEC là tập đoàn, có chuỗi bệnh viện với máy móc trang thiết bị xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều Giáo sư,Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành đang làm việc, Hiện đã có cơ sở ở TP Buôn Ma Thuật.
Mọi người có nhu cầu xét nghiệm ,từ cơ bản đến nâng cao đều có thể thực hiện được mà không cần phải tới Sài Gòn nhé.

Photos from Phòng khám EA SIÊN's post 21/07/2022

Thuốc SẮT bên mình về hàng lại rồi nhé!
👍Ống nhựa, dạng nước,hương vị dễ uống
👍 Không gây táo bón
👍 Phù hợp cho trẻ nhỏ,phụ nữ có thai và cho con bú
👍 Zá siêu yêu

17/07/2022

NHÀ CÓ TRẺ NHỎ CẦN CÓ THUỐC GÌ????
Mình xin chia sẻ với mọi người những loại thuốc căn bản và vật dụng y tế cần thiết nên có sẵn trong nhà,đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ thì rất rất cần ạ!
Đây là mình soạn theo kinh nghiệm sau hơn 5 năm đi làm bệnh viện,và theo kinh nghiệm của 1 bà mẹ bỉm sữa 😜😜
1. NHIỆT KẾ: các mẹ nên sắm 1 cái để trong nhà. Nhiệt kế thì có nhiều loại,loại thông dụng nhất và cũng là rẻ nhất,là nhiệt kế thủy ngân. Còn các mẹ có điều kiện hơn thì có thể mua nhiệt kế điện tử. Nhiệt kế mình để lên vị trí đầu tiên vì sao ạ? Vì da tay mỗi người sẽ có 1 cảm nhận khác nhau. Khi trẻ sốt,phản xạ đầu tiên của mẹ sẽ là gì? Là đưa tay sờ vào trán con! Nhưng thật sự làm vậy không thể nào ước chừng được con đang sốt bao nhiêu độ. Mình đã gặp nhiều trường hợp đưa con đi khám,con sốt 40 độ. Mà hỏi mẹ bảo thì qua giờ sờ trán nó cứ "ấm ấm" vậy thôi,vì chỉ "ấm ấm" nên mẹ cũng không cho uống thuốc gì! Và thêm nữa là,khi kẹp nhiệt cho trẻ,xác định được trẻ sốt mức độ nào. Mình sẽ có hướng xử trí tốt nhất và sớm nhất cho trẻ!
2. THUỐC HẠ SỐT:
Khi kẹp nhiệt thấy trẻ sốt từ 38.5 độ đổ lên (38 độ đối với những trẻ có tiền sử sốt cao co giật) thì các mẹ hãy bình tĩnh,cho con uống thuốc hạ sốt,lau mát. Và sau đó hoặc là theo dõi con nếu con không có triệu chứng khác nặng kèm theo,hoặc đưa con đi gặp bác sĩ. Trẻ kịp thời được hạ sốt thì trẻ sẽ đỡ mệt hơn.
👍Liều thuốc hạ sốt cho trẻ: 10-15mg/kg/ 1 lần uống. Cách 4-6 tiếng có thể cho trẻ uống lại nếu như trẻ sốt lại. Các mẹ tính con mình cân nặng bao nhiêu nhân lên là sẽ ra được gói nào phù hợp với con mình nhé. Mình ví dụ: trẻ 10-11-12-13kg thì sẽ dùng paracetamol 150mg.
Ở đây mình chia thành 2 nhóm nhé
2.1: Thuốc hạ sốt dạng uống:
Đối với trẻ nhỏ thì các công ty dược hầu như sẽ bào chế thuốc theo dạng bột hoặc siro. Có thêm hương vị dâu,cam...cho dễ uống. Và giá thành cũng rẻ thôi ạ. Mình sẽ dùng hạ sốt đường uống nếu trẻ uống dễ,chịu hợp tác.
2.2: Thuốc hạ sốt dạng viên đặt:
Đây là thuốc viên đạn đặt hậu môn. Trong trường hợp trẻ sốt cao quá,cần hạ sốt ngay,hay trẻ khó uống thuốc,Không hợp tác thì đây có lẽ là chân ái luôn ạ! Mình khuyên nhà nào có tủ lạnh thì nên mua 1 vỉ thuốc hạ sốt viên đặt bỏ sẵn trong tủ lạnh,cần là đem ra nhét nhét thôi ạ!
3. MEN TIÊU HOÁ:
Hệ tiêu hoá của trẻ rất non nớt,thêm vào đó là trẻ nhỏ là lứa tuổi thích khám phá,hay nghịch ngợm. Thì chuyện trẻ bị rối loạn tiêu hoá là hay gặp. Đi cầu phân hơi lỏng,trẻ đau bụng,nôn 1 -2 lần.... Những lúc như vậy,mẹ cho trẻ bổ sung men tiêu hoá nhé! Còn trẻ mà đi cầu nhiều,đi cầu kèm sốt,nôn ói nhiều,phân nhầy máu,mệt lả...thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay ạ!
Men tiêu hoá thì có nhiều dạng bào chế: dạng bột,viên nang,dạng nước...
Riêng mình thì mình ưng dùng dạng nước cho con mình nhất. Vì tiện,và dễ uống!
4. NƯỚC MUỐI SINH LÝ VỆ SINH MŨI
Lúc đầu mình không định đem mục này vào,vì mình nghĩ cái này tùy suy nghĩ mỗi người. Trong thời gian mình đi làm khoa nhi,và khi chuyển qua khoa mới làm 1 năm lại đây. Mình đã hỏi rất nhiều bà mẹ là mẹ có thường xuyên vệ sinh mũi cho em không? Thì hầu như các mẹ bảo không! Đây là mình đang nói về nơi mình đang ở nhé. Chứ mình không đánh đồng tất cả mọi nơi. Và đặc biệt là nhiều bà mẹ cũng có suy nghĩ là: "ây xời,mấy đứa nhỏ đứa nào chẳng sổ mũi,ngày xưa mình cũng thế. Có sao đâu?" 😁😁 Và ngay bản thân mình,mình cũng đã phạm phải sai lầm này,để con sổ mũi hơn 1 tuần rồi dẫn đến viêm tai giữa,con đau khóc cả ngày,phải dùng kháng sinh liều cao. Đó là bài học có lẽ đến mãi sau này mình cũng không bao giờ quên!
Vì đường TAI -MŨI-HỌNG đều liên quan tới nhau,và cũng liên quan tới phổi. Khi trẻ chảy nước mũi,dịch đó sẽ xuống họng,về lâu dài gây viêm họng,xuống nữa là tới phổi. Và mũi cũng liên quan tới tai,dịch nhiều đi qua tai,ứ tại đó,gây VIÊM TAI GIỮA. Rất nhiều nguy hại đằng sau cái việc sổ mũi cỏn con đó! Nên các mẹ ạ,nếu được,hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho con nhé! Vì em bé còn nhỏ quá,em bé chưa biết hỉ mũi,em bé cũng chưa biết nói "mẹ ơi,mũi em chảy em khó chịu quá". Và ngay cả người lớn mình sổ mũi 1 2 ngày mình cũng thấy rất khó chịu phải không ạ?

Trên đây là những thứ theo bản thân mình là rất cần thiết,cũng rất dễ mua. Chỉ cần ra tiệm thuốc hỏi là có,giá thành cũng rất rẻ! Mình chia sẻ bài viết này theo kinh nghiệm của mình,và cũng theo tình hình chung của nơi mình sống. Lời văn mình chọn những từ để mọi người dễ hiểu nhất,cách diễn đạt dễ hiểu nhất nên có thể cách nói chưa chuẩn y khoa lắm thì mn bỏ qua lỗi này cho mình nhé. Nếu như các bạn thấy cái này tầm thường quá,ai chả biết. Thì các bạn có thể nhẹ nhàng lướt qua. Hoặc cho mình góp ý để mình sửa. Còn các bạn nào chưa biết,thì mong các bạn đọc được và sắm cho em bé của mình nhé!

Want your practice to be the top-listed Clinic in Buôn Hô?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Nó lạ lắm 🤣🤣🤣

Category

Telephone

Website

Address


Buôn Hô
63000

Opening Hours

Monday 11:30 - 13:00
16:30 - 18:30
Tuesday 11:30 - 13:00
16:30 - 18:30
Wednesday 11:30 - 13:00
16:30 - 18:30
Thursday 11:30 - 13:00
16:30 - 18:30
Friday 11:30 - 13:00
16:30 - 18:30
Saturday 07:00 - 18:30
Sunday 07:00 - 18:30