Hỗ trợ tâm lý cùng bác sĩ - Vượt qua lo âu và căng thẳng

Hỗ trợ tâm lý cùng bác sĩ - Vượt qua lo âu và căng thẳng

Bác sĩ CK1 chuyên ngành Nội, 15 năm kinh nghiệm. Tôi không chỉ khám và chữa bệnh mà còn giúp

18/09/2024

CÁC TRIỆU CHỨNG DO RỐI LOẠN LO ÂU GÂY NÊN
Hiện nay rối loạn lo âu là tình trạng phổ biến ở người trẻ. Nguyên nhân gây hiện tượng này chủ yếu là do căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống. Nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời.
1. Rối loạn lo âu là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng rất vô lý. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
2. Các triệu chứng rối loạn lo âu
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Do vậy cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.
Những triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:
Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;
Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;
Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;
Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;
Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần;
Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.
Rối loạn lo âu gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, nếu để lâu sẽ dẫn đến trầm cảm
Rối loạn lo âu gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, nếu để lâu sẽ dẫn đến trầm cảm
Choáng váng, đau đầu kéo dài, buồn nôn: Các triệu chứng này xuất hiện nhiều và kéo dài sẽ làm giảm tự tin trong giao tiếp, cản trở công việc và quan hệ trong xã hội
Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm thay đổi khẩu vị. Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số người bệnh có thể bị tăng cân một cách không kiểm soát, trong khi đó, số khác lại bị sụt cân;
Rối loạn giấc ngủ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh sẽ liên tục thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ. Tình trạng này để lâu cũng tác động lại đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến tâm lý không ổn định;
Cảm thấy nghi ngờ bản thân: Đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu gây ra. Người bệnh thường tự đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và tình huống xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào chính bản thân.
Các triệu chứng do rối loạn lo âu gây ra nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời, để lâu có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với người bệnh và xã hội.

18/09/2024

Các loại rối loạn lo âu thường gặp
Rối loạn lo âu rất đa dạng, đó có thể là rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội hay các rối loạn lo âu tách biệt. Dưới đây là một số loại rối loạn lo âu thường gặp:

Rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể): Đây là tình trạng lo lắng quá mức, dai dẳng và khó kiểm soát nhưng không phụ thuộc vào bất kỳ hoàn cảnh đặc biệt nào. Dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa gồm lo lắng quá mức về một số sự kiện và hoạt động, kèm theo một số các triệu chứng như căng thẳng cơ, bực bội, khó ngủ, bứt rứt, khó chịu.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Các ám ảnh thường gặp là ý nghĩ lặp đi lặp lại về việc bị lây bệnh, nhu cầu sắp xếp đồ đạc theo thứ tự, nghi ngờ điều gì đó....Cưỡng chế là các hành vi lặp đi lặp lại. Bệnh nhân mắc dạng rối loạn này thường có những suy nghĩ ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại không thể kiểm soát, ví dụ như hành vi rửa tay liên tục, lau dọn đồ đạc liên tục vì sợ vi khuẩn, vi trùng...Các ám ảnh cưỡng chế chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và nghề nghiệp của người bệnh.
Rối loạn hoảng loạn: Triệu chứng điển hình là những cơn hoảng sợ. Cơn hoảng sợ thường ngắn và đột ngột, gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể như khó thở, đau tim, tim đập nhanh, choáng váng, đau ngực...Người bệnh có xu hướng tránh xa những nơi có thể gây ra cơn hoảng sợ. Trong một số trường hợp, nỗi hoảng sợ lấn át và chi phối người bệnh, khiến họ cố thủ trong nhà, hạn chế giao tiếp.
Ám ảnh sợ đặc hiệu: Đây là nỗi sợ hãi quá mức đối với một con vật, đồ vật, hiện tượng hoặc tình huống ít gây nguy hiểm nhưng lại gây ra phản ứng tâm lý và thể chất dữ dội. Những nỗi sợ này đôi khi xuất hiện một cách khá phi lý. Các ám ảnh sợ đặc hiệu sẽ khác nhau ở từng người, một số ám ảnh phổ biến như sợ động vật (sợ nhện, sợ động vật thân mềm, sợ chó, sợ mèo...), sợ độ cao, sợ tiếng động lớn, sợ sấm sét, sợ bóng tối,...
Nỗi ám ảnh xã hội (Rối loạn lo âu xã hội): Đây là loại rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu là lo sợ bị xấu hổ hoặc bị bẽ mặt nếu họ không đáp ứng được mong đợi. Ví dụ như sợ ánh đèn sân khấu, sợ nói trước đám đông, sợ gặp gỡ người lạ,...

14/09/2024

HƯỚNG DẪN CÁCH XẢ STRESS HIỆU QUẢ, GIẢM BỚT TRIỆU CHỨNG NHANH CHÓNG

1. Ghi nhận điều tích cực
Tìm kiếm và ghi nhận những điều tích cực xung quanh mình. Vào cuối ngày, bạn thử viết ra 3 chuyện tốt đã diễn ra trong ngày. Việc này sẽ tạo cho bạn cảm giác vui sướng, tự hào và sống tích cực hơn.

2. Kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống. Mất kiểm soát cảm xúc thuộc một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh stress và mệt mỏi. Người bệnh sẽ không thể làm gì để giải quyết vấn đề của mình, tình trạng stress của bản thân càng trở nên tệ hơn. Vì vậy, chính bạn cần kiểm soát cảm xúc hoặc đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được khám và điều trị kịp thời

3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Một số người bệnh cố gắng xả stress bằng cách dùng chất kích thích như rượu, bia, caffeine,.. hoặc ăn thật nhiều. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng cách này lâu dần sẽ khiến cơ thể càng stress hơn. Vì vậy, để giúp cơ thể xả stress, người bệnh hãy áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

4. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe thể chất mà còn là cách giảm stress hiệu quả. Vì vậy, người bệnh hãy đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút/ngày và thử sức một số loại hình thể thao như yoga, thể dục nhịp điệu, Thái Cực Quyền, cử tạ,… Đặc biệt, khi tập thể dục nhịp điệu cơ thể sẽ giải phóng endorphin giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tích cực hơn.

5. Ngừng sử dụng thuốc lá và nicotin
Nicotin tưởng chừng như một liều thuốc xả stress. Tuy nhiên, thực tế chất này làm thể chất hưng phấn, lưu lượng máu giảm ảnh hưởng đến hơi thở và cơ thể stress hơn. Ngoài ra, thuốc lá và nicotin còn làm cơn đau mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu người bệnh stress kéo dài và đau nhức cơ thể, việc hút thuốc hay dùng các sản phẩm chứa nicotin cũng không giúp ích được gì cho cơ thể.

6. Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn
Một số bài tập thư giãn, cách giảm stress hiệu quả, gồm:

6.1 Yoga
Đây là cách bớt stress rất phổ biến. Các bài tập yoga tập hợp cả yếu tố thể chất lẫn tinh thần giúp cơ thể và tâm trí thư giãn. Người bệnh hãy thử tập yoga, đặc biệt Hatha yoga có các động tác đơn giản và tốc độ chậm hơn giúp bạn dễ tập hơn.

6.2 Thiền
Thiền là một phương pháp giúp người bệnh xả stress hiệu quả và mang lại sự yên bình trong nội tâm. Việc giữ hơi thở chậm và sâu sẽ giúp cơ thể dịu các phản ứng của stress gây ra. Nếu mới tập thiền, người bệnh hãy dành khoảng 5 – 10 phút và tăng dần thời gian lên.

6.3 Bài tập hít thở sâu
Hơi thở là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nếu bạn thở không đúng cách sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, hoảng loạn và gặp nhiều triệu chứng rối loạn về thể chất và tinh thần khác. Vì vậy, người bệnh hãy thử các bài tập hít thở sâu để đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn và giúp não bộ xả stress [2]. Bài tập hít thở sâu bạn có thể thực hiện bất cứ đâu, bằng cách:

Hít và đưa không khí vào sâu trong bụng thông qua đường mũi.
Thở từ từ ra thông qua đường miệng.
Hít và thở nhẹ nhàng, đều đặn theo nhịp đếm từ 1 – 5.
Thực hiện bài tập thở này trong vòng 5 phút.
6.4 Liệu pháp cười
Khi bạn cười sẽ cảm thấy tâm trạng dễ chịu hơn, tinh thần thư giãn và sức khỏe cũng trở nên tốt hơn. Liệu pháp cười không điều trị được bệnh stress mà hỗ trợ cơ thể làm dịu các phản ứng stress gây ra. Vì vậy, bạn hãy thư giãn bằng những câu chuyện cười, phim hài hoặc chơi với bạn có tính tích cực.
6.5 Liệu pháp nói chuyện dài hạn
Khi stress, người bệnh thường rất dễ nổi nóng, khó chịu và thậm chí có thể cô lập bản thân khiến bản thân càng stress hơn. Thay vào đó, bạn hãy tâm sự với người thân, bạn bè sẽ giúp tâm trạng của bản thân trở nên tốt hơn. Bởi, khi bạn nói chuyện với mọi người, tâm trí sẽ thư giãn, không tập trung với những điều tiêu cực nữa. Ngoài ra, người lắng nghe bạn tâm sự có thể hỗ trợ, tư vấn hướng giải quyết hoặc giúp nhìn nhận vấn đề tích cực hơn. [3]

7. Quản lý hành vi
Người bệnh quản lý hành vi bằng cách trang bị cho bản thân những kỹ năng thực tế để đối phó với tình huống khiến bản thân dễ stress. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được khám và hướng dẫn các bài tập quản lý hành vi cho bản thân. Đồng thời, người bệnh cần dành vài phút mỗi ngày thực hành các bài này để xả stress.

8. Giảm các tác nhân gây stress
Người bệnh dành nhiều thời gian theo dõi những điều tiêu cực trong cuộc sống hay tin tức trên truyền hình và mạng xã hội sẽ khiến bệnh stress nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh hãy giảm các tác nhân gây stress và thay vào đó những hoạt động khác tích cực hơn như dành thời gian thư giãn bên người thân, tập thể dục, nghe nhạc,…

9. Dành thời gian cho bản thân
Đa phần người bệnh stress thường dành nhiều thời gian cho công việc và rất ít khi làm những việc mà bản thân yêu thích. Vì vậy, người bệnh hãy dành vài giờ cuối ngày để trò chuyện, giao lưu với mọi người xung quanh hoặc tập thể dục và thư giãn.

10. Đặt mục tiêu thử thách bản thân
Người bệnh hãy đặt mục tiêu và thử thách cho bản thân ở mọi tình huống như làm việc, học ngôn ngữ, chơi thể thao,… Cách này khiến bạn năng động, muốn làm mọi việc đạt hiệu quả. Sau khi đạt được mục tiêu, bạn sẽ trở nên tự tin hơn và giảm bớt stress cho bản thân.

11. Thử phản hồi sinh học
Liệu pháp phản hồi sinh học được tiến hành bằng cách dùng các thiết bị điện tử để giúp người bệnh kiểm soát các chức năng trong cơ thể. Các thiết bị này sẽ cung cấp thông số về các chức năng trong cơ thể gồm hoạt động của cơ, nhịp tim và huyết áp. Khi người bệnh stress, thông số thay đổi, các bác sĩ sẽ căn cứ vào điều này để hướng dẫn người bệnh một số bài tập thư giãn và cách giảm stress hiệu quả.

12. Kết nối với mọi người
Kết nối với mọi người cũng là một cách giảm stress hiệu quả. Cách này giúp người bệnh cảm nhận được sự thân thuộc và giá trị của bản thân. Người bệnh có thể chia sẻ cảm xúc và những trải nghiệm tích cực cho mọi người. Đồng thời, người bệnh có thể nhận được lời khuyên, hỗ trợ từ mọi người. Một số cách giúp người bệnh xây dựng mối quan hệ với mọi người, như:

Dành thời gian sinh hoạt và ăn tối cùng gia đình.
Sắp xếp một ngày đi chơi với bạn bè.
Dành thời gian trò chuyện với mọi người xung quanh thay vì dùng điện thoại, TV,.. liên tục
Tham gia hoạt động tình nguyện.
Tận dụng công nghệ, mạng xã hội để giữ liên lạc với mọi người.

13. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc rất quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi, thư giãn, trẻ hóa và đảo ngược các tác động tiêu cực do stress gây ra. Người bệnh thường mất ngủ vì stress, lo lắng hoặc tác dụng phụ của thuốc. Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng, sự tập trung và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nếu không ngủ được, người bệnh hãy thử một số cách sau:

Lên lịch ngủ: ngủ và dậy vào đúng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Đảm bảo giường, gối,…và môi trường xung quanh giúp cơ thể nằm thoải mái.
Giữ nơi ngủ tối và yên tĩnh.
Nghe nhạc thư giãn.
Hạn chế dùng các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại trước khi ngủ.
Không tập thói quen dùng thuốc ngủ.
Tránh ăn quá nhiều hoặc món khó tiêu, caffeine và rượu trước khi ngủ.
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn 30 phút/ ngày, không tập trước khi ngủ 2 – 3 tiếng.

14. Quản lý thời gian hiệu quả hơn
Việc lên lịch trình hàng ngày sẽ giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả và chủ động hơn trong mọi việc. Hơn nữa, ngoài thời gian dành cho công việc, người bệnh cần dành thời gian thư giãn cho bản thân như tập thể dục, giải trí, làm những việc mình yêu thích và ăn uống, sinh hoạt bên gia đình, bạn bè.

15. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi
Đôi khi, một số tình huống sẽ không thể thay đổi theo mong muốn của bản thân được. Vì vậy. người bệnh hãy chấp nhận những điều không thể thay đổi và tập trung vào những việc tích cực hơn để xả stress.

16. Tránh những thói quen không lành mạnh
Người bệnh hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá để xả stress. Các cách này chỉ giúp cơ thể xả stress tạm thời, sử dụng lâu dài có thể làm gia tăng mức độ stress.

17. Giúp đỡ người khác
Những hoạt động cộng đồng hoặc tình nguyện giúp người bệnh xả stress, có suy nghĩ tích cực và kết nối được nhiều bạn hơn. Ngoài ra, người bệnh sẽ nhận thấy bản thân có giá trị và cuộc sống có mục đích. Nếu không có thời gian cho những hoạt động này, bạn chỉ cần giúp đỡ ai đó nếu có thể như giúp người già, trẻ nhỏ qua đường, trò chuyện bầu bạn hoặc hỗ trợ người thân,…[4]

18. Bác sĩ tâm lý
Nếu bạn nhận thấy bản thân stress và không biết cách giải tỏa. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

14/09/2024

Stress ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?

Stress khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn với các hoạt động trong cuộc sống, khó thư giãn và mất tập trung. Stress kéo dài có thể gây ảnh hưởng nhiều về mặt cảm xúc và tinh thần, bao gồm:

Tâm trạng luôn cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng.
Trầm cảm.
Thường hoảng loạn.
Cảm thấy buồn và tiêu cực.
Ngoài ra, stress cũng tác động đến sức khỏe người bệnh, gồm:

Đau và nhức mỏi.
Cảm giác tim đập nhanh, đau ngực.
Kiệt sức.
Khó ngủ.
Run rẩy, nhức đầu hoặc chóng mặt.
Tăng huyết áp.
Nghiến răng, căng cơ hàm.
Hệ thống miễn dịch suy giảm.
Quan hệ tình dục khó khăn.
Stress mạn tính có thể khiến sức khỏe tệ hơn, người bệnh sẽ cố gắng kiểm soát stress bằng những chất kích thích hoặc các hoạt động không lành mạnh như:

Thường xuyên uống rượu, bia.
Bài bạc.
Ăn không kiểm soát.
Hút thuốc.
Giải tỏa tâm trạng bằng việc mua sắm, lướt mạng xã hội và quan hệ tình dục.
Sử dụng ma túy.

26/08/2024

RỐI LOẠN LO ÂU SẼ GÂY RA NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

Hiện nay rối loạn lo âu là tình trạng phổ biến ở người trẻ. Nguyên nhân gây hiện tượng này chủ yếu là do căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống. Nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời.

1. Rối loạn lo âu là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng rất vô lý. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

2. Các triệu chứng rối loạn lo âu
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Do vậy cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.

Những triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:

CĂNG THẲNG, LO LẮNG QUÁ MỨC: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;

ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;

GIẢM KHẢ NĂNG TẬP TRUNG: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;

CẢM THẤY SỢ HÃI VÔ LÝ: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;

TIM ĐẬP NHANH, HÍT THỞ KHÔNG SÂU, THỞ GẤP, RUN TAY RUN CHÂN, RA MỒ HÔI NHIỀU, TÊ BUỐT TAY CHÂN, ĐI TIỂU NHIỀU LẦN, CẢM THẤY MỆT MỎI UỂ OẢI.

CHOÁNG VÁNG, ĐAU ĐẦU KÉO DÀI, BUỒN NÔN: Các triệu chứng này xuất hiện nhiều và kéo dài sẽ làm giảm tự tin trong giao tiếp, cản trở công việc và quan hệ trong xã hội

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ, THAY ĐỔI KHẨU VỊ, TĂNG HOẶC SÚT CÂN: Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm thay đổi khẩu vị. Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số người bệnh có thể bị tăng cân một cách không kiểm soát, trong khi đó, số khác lại bị sụt cân;

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh sẽ liên tục thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ. Tình trạng này để lâu cũng tác động lại đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến tâm lý không ổn định;

CẢM THẤY NGHI NGỜ BẢN THÂN: Đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu gây ra. Người bệnh thường tự đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và tình huống xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào chính bản thân.

Các triệu chứng do rối loạn lo âu gây ra nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời, để lâu có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với người bệnh và xã hội.

09/08/2024

Vì không được thấu hiểu nên con đã trở nên "lì lợm" hơn.

Con bạn có đang ở ngã ba đường? Một bên là sự thúc ép của gia đình - Một bên là áp lực từ cô giáo - Người đứng giữa là con của chúng ta, con mong muốn có được hướng đi của riêng mình.

Mình vừa có cơ hội được làm việc với một bạn nhỏ rất thông minh, sáng tạo nhưng đang gặp khó khăn trong việc học và chọn trường năm cuối cấp. Đây là một phần nhỏ trong câu chuyện của bạn bé ấy.

Mẹ vì mong muốn con đạt được kết quả học tập tốt nên đã tìm cho con một lớp học thêm thật "chất", nhưng lại không biết rằng đến đó con đã bị cô giáo làm con sợ hãi đến mức con muốn nghỉ học, đánh mất đi niềm đam mê học hành, chán ngán với bài tập về nhà. Từ việc bối rối trong việc học, con đã trở nên cục cằn, xa lánh với người thân ở nhà. Nút thắt chính là sự không thấu hiểu được con làm cho mẹ và con không có cùng tiếng nói chung, con không thể nói lên được suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình, trong khi mẹ thì yên tâm rằng con đã có một môi trường tốt nhất để phát triển.

Vậy làm sao để cha mẹ có thể hiểu được tâm tư của con? Hãy cho con một môi trường thật bình đẳng, tôn trọng, ở đó có sự LẮNG NGHE và THẤU HIỂU.

Lắng nghe bằng cả trái tim các ba mẹ nhé, nghe hết, dù khó nghe cũng phải bình tĩnh lắng lại để hiểu thông điệp gì bên trong những thông tin ấy.

Hỏi nguyện vọng và mong muốn của con mà không phán xét, tránh tình trạng: con là đòi hỏi quá nhiều rồi đấy! được voi đòi tiên, mẹ không thể chấp nhận nổi đâu!

Sau khi con đã nói hết được tâm tư của mình rồi thì cả nhà tập trung các thông tin lại, phân tích tìm điểm tích cực và tiêu cực, Chia sẻ và thảo luận cùng với con, cho con biết những điều ba mẹ mong muốn. Sau đó đưa ra hướng giải quyết mà ba mẹ muốn hướng đến. Kết hợp lại để cùng nhau bàn bạc, chọn cách làm tốt nhất, sau đó cả nhà cùng thống nhất. Lựa chọn cuối cùng phải trên cơ sở mọi người đều cảm thấy hạnh phúc với nó, các khúc mắc đã được gỡ bỏ, thậm chí có thể có những rào cản nhưng cả nhà cùng thấy nó là động lực để quyết tâm vượt qua thì chúng ta vẫn lựa chọn các bạn nhé. Bởi cuộc đời này, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt: trái - phải, đúng - sai, tiêu cực và tích cực theo gọc nhìn của mỗi người, Chỉ có điều chúng ta cùng nhau chia sẻ để chấp nhận mặt trái để hướng đến mặt phải tích cực hơn mà thôi.

Trong cuộc thảo luận, người cần được tôn trọng nhất là trẻ, bởi vì trẻ mới là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, chỉ khi trẻ cảm thấy hạnh phúc thì chúng mới mạnh mẽ bước đi, chúng mới có sự tự chủ, và quyết tâm vượt qua khi gặp trở ngại. Hãy để con được là chính con các bạn nhé!

26/07/2024

Bác sĩ ơi, liệu em có đang bị bóc lột sức lao động không? Em có đang bị sếp đì không?

Có một bạn trẻ đến xin tư vấn vì bị căng thẳng (stress) mức độ nặng, đang trên bờ vực muốn nghỉ việc. Vấn đề chính là mối quan hệ của bạn với cấp trên. Bạn ấy không lấy làm vui khi làm việc với sếp giao quá nhiều việc, tạo áp lực lên bạn ấy, bạn muốn xin lời khuyên để sau cuộc nói chuyện này về bạn mạnh dạn hơn với lựa chọn của mình.
Sau cuộc nói chuyện bạn ấy thay đổi hẳn suy nghĩ về sếp: giờ em mới biết sếp em yêu quý em nhiều như vậy, lẽ ra em phải trân trọng và cảm ơn sếp chứ không phải như thế này. Em có một cơ hội phát triển rất lớn mà em không hề hay biết.

Có thế bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh này ở những bạn trẻ mới ra trường rất nhiều. Có những bạn lăng xả với cồng việc, nhưng có những bạn lại có suy nghĩ: làm việc này mình sẽ được trả bao nhiêu tiền, tôi sẽ được lợi ích gì từ công việc này. Nếu bạn thay đổi góc nhìn: đây là những cơ hội để mình được học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm, gia tăng thêm kĩ năng hoặc là cơ hội được giúp đỡ mọi người thì tâm thế làm việc của bạn sẽ rất khác, và kết quả bạn nhận về cũng hoàn toàn trái ngược, và cái được lớn nhất khi bạn làm với tâm thái đó thì bạn đang tận hưởng công việc chứ không phải đang "bị gò ép" phải làm việc, tâm trạng khác nhau thì bạn sẽ cho ra các kết quả hoàn toàn khác nhau.

Từ hôm nay, hãy nghĩ mình sẽ có cơ hội học hỏi gì qua công việc hoặc qua vấn đề bản thân gặp phải để đón nhận một cách hào hứng các bạn nhé!

Vậy để trả lời câu hỏi trên: Bác sĩ ơi, liệu em có đang bị bóc lột sức lao động không? Em có đang bị sếp đì không?
BS: không, bạn đang được tặng quà đấy, được tặng cơ hội để tăng trưởng và phát triển chính con người của bạn đấy! Hãy trân trọng nó nhế!

22/07/2024

ĐOÀN KẾT THÌ CHẾT HẾT - CHIA RẼ THÌ SỐNG LẺ TẺ. K*K
Tôi đang nói đến mối quan hệ bộ ba: Mẹ chồng - nàng dâu - con trai/chồng.
Đa số các bộ ba này đang sống theo quan điểm trên. Họ sợ đoàn kết sẽ chẳng ai còn sống, họ cũng vì thế mà chìm xuồng theo, thế rồi cứ cố chia rẽ, bắn phá nhau để thằng nào ngóp lên được thì ngóp.
Họ có khổ không? Có, rất rất khổ. không những bộ ba này mà còn những người xung quanh nữa - kiểu trâu bò uýnh nhau thì ruồi muỗi cũng xây xước (con/cháu, kinh tế, sự nghiệp...)
Trên đời này, lẽ ra, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu là mối quan hệ khăng khít nhất, bởi vì họ là hai người hoàn toàn xa lạ, được duyên trời se lại, hội ngộ để cùng chăm sóc cho người đàn ông mà họ yêu thương nhất, nhưng họ cứ nghĩ rằng, ai dành được tình yêu nhiều hơn thì người ấy mới chiến thắng mà họ không hề biết rằng càng cố gắng làm điều đó, họ càng làm tổn thương cho nhau và người ở giữa rơi vào thế bí. Thay vì tập trung toàn tâm toàn ý bồi đắp cho người đàn ông ấy, để anh ta hạnh phúc chăm lo sự nghiệp, gia đình thì họ lại vô tình tạo ra những rắc rối.
Kết cục là, họ tập hợp lại để phá rối nhau, phá hoại người đàn ông của cuộc đời họ.
Vậy ai là người có lỗi? Tuỳ vào mỗi hoàn cảnh, mỗi người mà ta tiếp cận thì ta sẽ nhận được câu trả lời khác nhau, nhưng đa phần không phải là người mà ta đang đối diện. Hihi.
Nếu ai dũng cảm nhận lỗi về mình thì đến gặp tôi nhé. Tôi sẽ phân tích cho đến mức yêu thương tha thiết những người còn lại luôn thì mới thôi. Hứa danh dự luôn đấy!
Tôi từng làm việc với một cô ngoài 60, cô ấy bị rối loạn lo âu mức độ nặng. Cuộc sống kinh tế của cô không có gì phải bàn, nhưng điều làm cô suy nghĩ nhiều nhất là những cảm xúc bị tắc nghẽn từ cuộc hôn nhân đã thất bại của cô, dẫn đến tình trạng bệnh thường xuyên. Mặc dù chú ấy đã mất sau li hôn vài năm nhưng cô vẫn không ngày nào ngừng suy nghĩ về quãng thời gian sống chung cùng mẹ chồng. Cô kể, mặc dù khi li hôn "phần Thắng" thuộc về cô rất nhiều, cô tưởng mình sẽ không vướng bận gì nữa hết, nhưng không, những kí ức về thời gian sống chung khiến cho cô luôn bồn chồn, khó chịu. Sau một thời gian làm việc cùng tôi, cô nói cần phải suy nghĩ nhiều hơn nữa về những điều tôi hướng dẫn. Đến nay đã 5 tháng trôi qua, cô gọi cho tôi báo rằng, cô đã nhận ra được rất nhiều điều tốt đẹp mà bản thân cô đã bỏ qua, cô có lỗi rất nhiều trong mối quan hệ ấy, trong cuộc gọi, cô không ngừng khóc, tiếng khóc trong sự ân hận, dằn vặt. Không sao hết, những gì cô đã làm tại thời điểm đó đã là tốt nhất đối với cô rồi. Chỉ cần cô đối diện được với sự thật bên trong mình thì cô sẽ gỡ được nút thắt, từ đó cô sẽ yêu thương được những con người ấy, rồi mọi việc sẽ nhẹ nhàng. Khi chịu trách nhiệm về mình, thì mọi việc dù khó cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết, còn khi đổ lỗi thì mãi mãi ta chỉ trông chờ vào thế giới bên ngoài chứ không phải chính ta.

Bởi vậy, nuôi dạy con cũng thế các bạn nhé. Phải cho con một tư duy đúng đắn: con phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những điều xảy ra trong cuộc đời của mình!
Chúc cho nhà nhà hạnh phúc các bạn nhé!

22/07/2024

Chúng ta TRƯỞNG THÀNH qua hai cách:
1. Phạm SAI LẦM
2. HỌC từ những SAI LẦM của người khác.

Hôm rồi có một người bạn góp ý với tôi về việc: sao lại viết bài nhạy cảm về bản thân thế, phải giữ hình ảnh chứ vì là bác sĩ mà!

Tôi vô cùng cảm động về lời góp ý của bạn mình, những gì tôi viết có thể hơi phản cảm đối với một người là bác sĩ như tôi, nhưng tôi mong muốn qua bài viết, tôi có thể giúp đỡ được ai đó đọc được bài của tôi, họ sẽ có góc nhìn mở hơn về quá khứ của bản thân, đó cũng có thể là tuổi thơ dữ dội, hoặc có thể là tuổi teen bồng bột, và cũng có khi là những nông nổi của tuổi trưởng thành nữa... Điều ta cần đối diện ở đây đó là nhìn được vào sự thật, rút kinh nghiệm cho bản thân, cho cả thế hệ tiếp sau ta nữa.

Tôi luôn có tư duy mở về sự góp ý, vì có được các bạn yêu quý thì mới nhận được sự quan tâm và giúp đỡ. Cảm ơn rất nhiều ạ!

21/07/2024

"Bác sĩ ơi, em phải trả lời con em như thế nào về hình xăm trên người em được ạ? vì đó là chữ HẬN"
Sau bài viết hôm qua của tôi, sáng nay có bạn bối rối nhắn tin hỏi: Em có hình xăm trên người, con gái 4 tuổi của em cũng tò mò hay hỏi, nhưng em toàn lảng tránh, thậm chí có khi em khó chịu quá quát nạt con. Cũng có lúc em muốn kể sự thật như bác sĩ nhưng em không biết phải làm như thế nào.
Tôi rất hiểu tâm trạng của bạn ấy, kể cả cảm xúc khó chịu của bạn xuất hiện khi có ai đó hỏi về nó, đó chính là yếu tố khơi lại kí ức trong bạn nên làm cho các cảm xúc bị dồn nén nay bị khơi lại và nó bùng nổ rất lớn.
Để trả lời câu hỏi đó, tôi khuyên bạn nên nhìn đi thẳng vào vấn đề, đối diện với sự thật và kể cho con nghe rằng đó là một kí ức của ba, nó không đẹp lắm nhưng nhờ có nó ba đã trưởng thành hơn rất nhiều, mạnh mẽ hơn rất nhiều trong cuộc sống, khi xăm hình lên người thế này nó là một việc làm mà ba nghĩ mọi người không nên lạm dụng, và ba không mong muốn các con của ba sẽ làm những việc như thế này khi con chưa đủ chín chắn, có thể một ngày nào đó ba sẽ xoá nó đi vì nó không còn ý nghĩa với mình nữa. Ngoài ra, trong câu chuyện ấy có những điều quá khó nói với một đứa trẻ thì bạn có thể nói rằng: khi nào lớn, ba sẽ nói với con rõ hơn.

Hình minh hoạ thôi ạ.

20/07/2024

11 DẤU HIỆU CẢNH BÁO TRẦM CẢM TÁI PHÁT

Có nhiều người chỉ xuất hiện triệu chứng của trầm cảm một lần trong đời, nhưng những người khác có thể tái phát nếu như xuất hiện một biến cố liên quan tới cảm xúc hoặc không được điều trị một cách triệt để. Những người càng tái phát nhiều lần thì nguy cơ tái phát những lần sau càng cao, cho nên khi có các dấu hiệu tái phát trầm cảm cần điều trị trầm cảm tái phát sớm để giảm nguy cơ tăng nặng bệnh.

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với triệu chứng như giảm hứng thú, mệt mỏi, mất ngủ, khí sắc trầm... Kéo dài trên 2 tuần. Bệnh được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu, tuy nhiên theo thống kê trầm cảm sau khi được điều trị khỏi vẫn có nguy cơ tái phát cao khoảng 50%, với những người đã tái phát 1 lần là 70%.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát trầm cảm bao gồm tự ý ngưng điều trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị; gặp một biến cố cảm xúc như người thân mất, ly hôn, phá sản, thất nghiệp...; sống trong môi trường quá u ám...

Khi bệnh quay lại điều quan trọng là chúng ta nhận ra nó sớm và gặp chuyên gia để có những biện pháp điều trị trầm cảm tái phát sớm tránh nguy cơ tử tự vì bệnh.

2. Những dấu hiệu cảnh bảo bệnh trầm cảm tái phát
Khi trầm cảm quay lại nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, có thể tương tự như lần đầu mắc bệnh. Dưới đây là 11 dấu hiệu thường thấy khi bệnh trầm tái phát:

* Thường xuyên cảm thấy chán nản: Chúng ta hoàn toàn có thể cảm thấy thất vọng vì một sự kiện cụ thể, chẳng hạn như mất việc làm hoặc ly hôn, chia tay người yêu...đó có thể là điều bình thường nhưng thường diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn cảm thấy tuyệt vọng, rất chán nản và điều đó xảy ra mỗi ngày trong hơn 2 tuần và cảm xúc đó cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
* Tự cô lập bản thân: Bạn hạn chế việc ra ngoài gặp gỡ bạn bè, một cuộc nói chuyện bình thường trước đây cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thường tự ở một mình không muốn giao tiếp với người trong gia đình...điều này khiến bạn lại càng cảm thấy chán nản và giảm những điều tích cực trong cuộc sống hơn. Đó là một trong những dấu hiệu của trầm cảm nếu nó kéo dài.
* Thay đổi giấc ngủ: Sự thay đổi thói quen ngủ như mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ hoặc có khi là ngủ quá nhiều thì đều có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Việc thiếu ngủ thường có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác liên quan đến trầm cảm, chẳng hạn như mệt mỏi. Bạn có đang nằm thao thức vào ban hay bạn ngủ quá nhiều, không muốn ra khỏi giường không? Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo của việc tái phát trầm cảm.
* Hay cáu gắt hơn: Bạn cảm thấy những điều nhỏ nhặt không đáng nói trước đây cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể vì lý do nhỏ mà gây gổ với bạn bè và gia đình hoặc thường xuyên tức giận. Trầm cảm thể hiện ở trạng thái cáu kỉnh và tức giận và điều đó làm cho bạn khó khăn để giải quyết những căng thẳng hàng ngày. Cho nên nếu như tình trạng cáu giận và khó chịu của bạn kéo dài thì hãy cẩn thận với nó.
* Giảm hứng thú với mọi hoạt động: Những hoạt động bạn từng yêu thích giờ đây có thể giống như một gánh nặng, bạn mất hoàn toàn hứng thú với nó. Ngại giao tiếp bạn bè, giảm nhu cầu tình dục, không quan tâm tới công việc yêu thích hay bất kỳ điều gì trước đây bạn thấy hứng thú. Triệu chứng này nếu như kéo dài trên 2 tuần thì bạn có thể đang bị bệnh trầm cảm tái phát.
* Cảm thấy vô dụng: Bạn thường xuyên thấy bản thân rất vô dụng, nghĩ về những tội lỗi trước đây, luôn chú ý tới những thất bại của bản thân hoặc có thể cảm thấy mình đáng trách vì những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Khi đó bạn thực sự cần một liệu pháp tâm lý để giúp nâng cao lòng tự trọng và xây dựng điểm mạnh của bạn.
* Tăng cảm giác đau và đau mãn tính: Bạn cảm thấy bị đau lưng dù chưa bị căng cơ hay bị bệnh ở vùng lưng, đau đầu kinh niên, đau bụng, đau ngực, đau nhức chân tay mà không có những nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Trầm cảm cũng có thể có các triệu chứng đau nhức trên cơ thể. Nếu tình trạng đau nhức của bạn không thuyên giảm sau khi điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ xem liệu bạn có đang tái phát trầm cảm không.
* Tăng hoặc giảm cân đột ngột: Trầm cảm có thể thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Bạn có thể quên đã đến giờ ăn và phải ép mình ăn một bữa. Hoặc đôi khi triệu chứng ngược lại bạn có thể ăn quá nhiều hoặc ăn không thể ngừng. Nếu bạn từng bị trầm cảm, hãy chú ý đến những thay đổi mạnh mẽ về thói quen ăn uống, sự thèm ăn và cân nặng của bạn.
* Mệt mỏi: Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc không thể làm việc thậm chí những việc như rửa bát, mặc quần áo, ăn uống... Để hạn chế triệu chứng này bạn cần có dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục và ngủ đủ giấc.
* Suy nghĩ chậm lại: Bạn thấy mình phản ứng với mọi thứ một cách chậm chạp, dễ bị mất tập trung, cảm thấy khó tập trung, khó khăn khi nhớ mọi thứ và có thể gặp khó khăn khi đưa ra quyết định như mặc gì vào buổi sáng hoặc giải quyết vấn đề tại nơi làm việc... là những dấu hiệu cảnh báo việc bệnh trầm cảm tái phát.

Want your practice to be the top-listed Clinic in Buon Ma Thuot?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Category

Website

Address


Vạn Xuân
Buon Ma Thuot

Other Medical & Health in Buon Ma Thuot (show all)
Shop Đồ chơi Người Lớn BMT Shop Đồ chơi Người Lớn BMT
141 Đinh Tiên Hoàng
Buon Ma Thuot

Shop đồ chơi người lớn tại Tp Buôn Ma Thuột Daklak cung cấp bao cao su (bi, g*i, đ?

Nha khoa Minh Khang Nha khoa Minh Khang
Thon6_xa Hoa Phú_buôn Mê Thuột
Buon Ma Thuot

Nha khoa thẩm mỹ

Tinh dầu dạ thảo liên đằk lằk  TRẦN THỊ MINH 0943727288 Tinh dầu dạ thảo liên đằk lằk TRẦN THỊ MINH 0943727288
286 Phan Bội Châu, Thống Nhâft
Buon Ma Thuot, 64000

tinh dầu dạ thảo liên trị sâu răng hôi miệng,ho viêm họng,viêm amidan,trị côn t

Quầy Thuốc Tây Lệ Thủy - 0978265848 Quầy Thuốc Tây Lệ Thủy - 0978265848
Thôn 2/easar/eakar/đăk Lăk
Buon Ma Thuot, 0092

Quầy thuốc tây Lệ Thủy thôn 2 easar eakar đăk lăk

Tinh Dầu Ho Sổ Mũi Lợi An Tinh Dầu Ho Sổ Mũi Lợi An
138/29/21 Y Ngong, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lắc
Buon Ma Thuot, 63000

Chuyên cung cấp sĩ - lẻ tinh dầu của Công ty TNHH Lợi An Địa chỉ: 138/29/21 Y Ngô

PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH
Thôn 2A
Buon Ma Thuot

Hoa thảo mộc Hoa thảo mộc
Mdrak
Buon Ma Thuot

Lan tỏa giá trị cuộc sống

ĐẶC TRỊ XƯƠNG KHỚP - Trần Kim Huyền ĐẶC TRỊ XƯƠNG KHỚP - Trần Kim Huyền
Buon Ma Thuot

KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ - SỨC KHỎE NÂNG CAO

Ngựa Thái Đắk Lắk Ngựa Thái Đắk Lắk
Cao Thắng/Tân An
Buon Ma Thuot, 630000

📛CUNG CẤP SP CHÍNH HÃNG 🎁BẢO HÀNH CHẤT LƯỢNG SP 7 NGÀY 🎁MIỄN PHÍ SHIP CODE 🎁MUA 2 LỌ TẶNG 1 LỌ

Đặc Trị Viêm Da, Hắc Lào Đặc Trị Viêm Da, Hắc Lào
138/29/21 Y Nghông
Buon Ma Thuot, 63000

Cam kết dứt điểm sau 1 liệu trình. cao bách thảo Lợi An chiết xuất 100% thảo d?

Kaitashi Ghế Massage Cao Cấp Kaitashi Ghế Massage Cao Cấp
64 Lý Thường Kiệt
Buon Ma Thuot, 63000

Kaitashi là đơn vị bán lẻ nằm trong top đầu tại Việt Nam với các dòng sản ph?

VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn
Số 07 Chu Văn An, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Buon Ma Thuot, 63000