Khởi Nghiệp Lẩu Nướng - Setup & Đóng Gói Theo Mô Hình Chuỗi

Khởi Nghiệp Lẩu Nướng - Setup & Đóng Gói Theo Mô Hình Chuỗi

Chuyên Tư Vấn Khởi Nghiệp Lẩu Nướng Theo Hình Thức Nhượng Quyền & Setup Bàn Giao Đóng Gói

Chuyên tư vấn khởi nghiệp lẩu nướng theo hình thức nhượng quyền & Setup bàn giao đóng gói theo mô hình Chuỗi

Xây dựng chiến lược truyền thông marketing & Phát triển nhận diện thương hiệu độc quyền

Cung ứng độc quyền hàng thực phẩm thịt đông lạnh, đồ viên thả lẩu, sốt nướng

19/07/2023

𝗕𝗔̣𝗡 Đ𝗔̃ 𝗛𝗜𝗘̂̉𝗨 Đ𝗨́𝗡𝗚 𝗩𝗘̂̀ 𝗦𝗘𝗧 𝗨𝗣 Đ𝗘̂̉ 𝗞𝗛𝗢̂𝗡𝗚 𝗣𝗛𝗔̉𝗜 𝗠𝗔̂́𝗧 𝗧𝗜𝗘̂̀𝗡 𝗢𝗔𝗡

Chắc anh chị em làm nghề đã ít nhất 1 lần nghe qua từ này: SET UP. Vậy chính xác là phải làm gì khi nhận SETUP 1 quán (cafe, nhà hàng, bar,...)

Nhiều bạn nghĩ đơn giản là: làm menu, định lượng, giá vốn, giá bán, training, vận hành,... Xong! Nhưng thật ra công việc đòi hỏi nhiều hơn rất rất nhiều các bạn trẻ ạ. SET UP - còn được hiểu là Operation. Cụ thể là:

TRƯỚC KHAI TRƯƠNG CẦN LÀM GÌ?
Nếu may mắn. Các bạn được gặp chủ đầu tư sớm lúc còn đang hình thành ý tưởng thì quá tốt. Lúc này, các bạn cần lắng nghe về ý tưởng mô hình chủ đầu tư hướng đến. Góp ý về mô hình (đòi hỏi kinh nghiệm tốt).

Tiếp theo. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG - Market research.
Hai bước này khá quá trọng. Ảnh hưởng tới 80% định hướng phát triển sau này của mô hình. Khảo sát cần làm gì?
1. Khu vực lân cận trong bán kính 3km có mô hình nào tương tự không?
2. Khu vực thành phố, tỉnh có bao nhiêu mô hình tương tự?
3. Điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình đó?
4. Mô hình nào thành công nhất? Vì sao?
5. Điểm mạnh điểm yếu của mô hình mình sắp xây dựng?

Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cũng như của mình để khai thác tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu thấp nhất có thể.
Tiếp theo, khi có thiết kế và layout của concept, các bạn cần xem kỹ nhất là LAYOUT BỐ TRÍ. Phải tính được lượng khách tối đa > sức tải của bar, bếp > trang thiết bị + công dụng cụ tối thiểu và tối đa > nhân sự tối thiểu và tối đa, từ đó chỉnh sửa kích thước quầy bar và bếp.

Bên cạnh đó, work flow (luồng vận hành làm việc) có ổn không? Bố trí bàn ghế làm sao để tối ưu thời gian phục vụ và các vị trí đặt service station.

Yên tâm đi, thiết kế nó không tính dùm mấy bạn mấy cái này đâu. Mình từng cãi nhau ầm trời với tụi thiết kế vì diện tích bar quá nhỏ không đủ tải.

Sau khi xong các bước này là đến VẤN ĐỀ NHÂN SỰ. Hãy lên định biên nhân sự, quỹ lương, nội quy, biên chế thưởng phạt, vân vân và mây mây. Tranh thủ làm lúc này đi. Vì thời gian các bạn còn lại ngắn lắm.

Ok bắt đầu vào thời gian cao điểm của các bạn nè. Vì từ lúc chốt bản vẽ xây dựng. Các bạn chỉ có tầm 1 tháng đến 1 tháng rưỡi là tối đa để đi vào vận hành. CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM TIẾP THEO LÀ:
1. Tuyển dụng nhân sự (tin mình đi, chua lè)
2. Xây dựng menu, định lượng, giá vốn, giá bán
3. Làm việc với nhà cung cấp, deal về công nợ, hỗ trợ, khuyến mãi, tài trợ,...
4. Danh sách công dụng cụ, hàng hóa, đồng phục,...
5. Kế hoạch marketing, trước khai trương (truyền thông) và sau khai trương (promtion, event)
6. Training nhân sự
7. Nhập hàng, kiểm kê,...
Sơ sơ vậy thôi. Liệt kê chi tiết ra mệt lắm.

Ok. Tiếp theo là CHẠY THỬ hoặc SOFT OPENING. Khúc này rất dễ có vấn đề với chủ đầu tư nè. Mấy ngày này thì nên hạn chế mời nhiều vì nhân sự chưa quen việc. Bị khách dập là gãy ngay.
Ngày chạy thử nhiều quán. Mình thấy mấy bạn hay lao vô chạy việc phụ nhân viên vì sợ gãy. Theo quan điểm của mình thì không lao vô làm mà chỉ điều động người để trám những chỗ khuyết và hạn chế vấn đề. Mình chỉ đứng quan sát và ghi lại, nhìn ra các thiếu sót. Nên nhớ, soft opening là để "GÃY".

Qua được khúc này thì tới GRAND OPENING (KHAI TRƯƠNG).
Event cho ngày đó + promotion. Nên nhớ chương trình khuyến mãi phải khéo được khách quay lại quán và tạo hiệu ứng đám đông, phải duy trì được nhiệt sau ngày này.

Bên cạnh đó, bạn cần chỉnh sửa vận hành, menu, cost,... lên kế hoạch Marketing cho 3 tháng tiếp theo. Kèm theo đó là cân đối thu chi, chỉnh sửa định lượng và giá vốn để tối đa hóa lợi nhuận (nếu cần thiết).

Rồi xong. Bàn giao. Ký kết thúc hợp đồng và nhận xèng.

Nguồn: Antonio To Nguyen

09/07/2023

13 CHỈ SỐ CẦN BIẾT KHI KINH DOANH QUÁN CAFE, QUÁN ĂN, NHÀ HÀNG

1. GIÁ VỐN HÀNG BÁN (COST OF GOOD SOLD)
Giá vốn hàng bán là chi phí cần thiết để xây dựng nên mỗi món ăn có trong menu của bạn. Giá vốn hàng bán cũng đại diện cho tổng số lượng bạn cần phải chi cho hàng tồn kho để có được nguyên liệu thô cần thiết cho việc chế biến trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, giá vốn hàng bán còn giúp bạn xác định liệu giá của món ăn trên menu có chính xác hay chi phí thực phẩm quá cao. Đây là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất đối với việc kinh doanh nhà hàng mà bạn cần phải theo dõi thường xuyên. Việc tính toán chỉ số này giúp bạn xác định và có thể so sánh với giá vốn hàng bán trung bình của thị trường kinh doanh nhà hàng.

Cách tính giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Ví dụ: 320 triệu tiền hàng tồn kho đầu kỳ + 280 triệu chi phí nhập nguyên liệu – 295 triệu tiền hàng tồn kho cuối kỳ = 305 triệu giá vốn hàng bán.

2. TỶ LỆ CHI PHÍ LAO ĐỘNG (LABOR COST PERCENTAGE)
Tỷ lệ chi phí lao động là tỷ lệ của nguồn doanh thu được chi trả cho nhân viên của nhà hàng.

Đây là khoản chi phí lớn thứ hai trong kinh doanh nhà hàng, chỉ đứng sau chi phí dành cho nguyên liệu. Để mang lại nhiều lợi nhuận nhất có thể, tỷ lệ chi phí lao động cần tối ưu nhất có thể.

Cách tính tỷ lệ chi phí lao động:

Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động ÷ Doanh thu) x 100
Ví dụ: (Tổng chi phí dành cho nhân công 1 tháng là 120 triệu ÷ Tổng doanh thu 1 tháng là 780 triệu) x 100 = Tỷ lệ chi phí lao động chiếm khoảng 15% doanh thu.

3. CHI PHÍ GỐC (PRIME COST)
Chi phí gốc là chi phí tổng hợp các chi phí lao động và giá vốn hàng bán, bao gồm chi phí dành cho thực phẩm, đồ uống. Đây là chi phí đóng vai trò là khoản chi lớn nhất của một nhà hàng, nó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh doanh của bạn, bao gồm việc bạn định giá món ăn trên menu, lên ngân sách và đưa ra mục tiêu kinh doanh cho nhà hàng của mình.

Cách tính chi phí gốc:
Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tổng chi phí lao động

4. ĐIỂM HÒA VỐN (BREAK-EVEN POINT)
Điểm hòa vốn là một trong những chỉ số nhà hàng thiết yếu cần phải tính tới. Điểm hòa vốn sẽ giúp bạn xác định hoạt động kinh doanh nhà hàng của mình cần thay đổi gì để có thể thu hồi số chi phí bạn đã bỏ ra. Bạn cũng có thể sử dụng chỉ số điểm hòa vốn để dự đoán để hoàn lại vốn sẽ cần bao nhiêu thời gian.

Nếu nhà hàng của bạn đang tìm kiếm những nhà đầu tư, thì đây sẽ là chỉ số vô cùng quan trọng, quyết định liệu việc kinh doanh nhà hàng của bạn có đủ thu hút các nhà đầu tư hay không.

Cách tính điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định ÷ [(Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi) ÷ Tổng doanh thu]

Ví dụ: Tổng chi phí cố định như tiền thuê nhà, lãi vay 1 tháng là 250 triệu ÷ [(780 triệu doanh thu 1 tháng – 360 triệu tổng chi phí biến đổi như tiền nguyên liệu,…) ÷ 780 triệu doanh thu 1 tháng] = 464.28 triệu. Vậy doanh thu của bạn phải lớn hơn 464.28 triệu mới có thể bắt đầu có lãi.

5. TỶ LỆ CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU (FOOD COST PERCENTAGE)
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu là sự chênh lệch giữa chi phí để tạo nên một món ăn trên menu và giá bán của món ăn đó.

Đây là một chỉ số quan trọng trong việc kinh doanh nhà hàng vì bạn cần phải biết được bạn đã bán món ăn của mình với giá hợp lý hay chưa và liệu mức giá bạn đưa ra đã đủ đem lại lợi nhuận cho nhà hàng của mình.

Cách tính tỷ lệ chi phí nguyên liệu:
Tỷ lệ chi phí nguyên liệu = (Chi phí món ÷ Giá bán) x 100

6. LỢI NHUẬN GỘP (GROSS PROFIT)
Lợi nhuận gộp là số tiền mà nhà hàng của bạn kiếm được sau khi đã khấu trừ đi giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp cho bạn biết rằng bạn còn lại bao nhiêu tiền để chi trả cho các khoản còn lại như tiền thuê mặt bằng, điện, nước, v.v… sau khi đã khấu trừ giá vốn hàng bán.

Cách tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán

7. HỆ SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO (INVENTORY TURNOVER RATIO)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số kinh doanh nhà hàng quan trọng khi mà chỉ số này đề cập đến số lần nhà hàng của bạn sử dụng được hết lượng hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo dõi được chỉ số này giúp bạn ngăn chặn tình trạng tồn kho quá mức hoặc thiếu hàng. Bên cạnh đó, hệ số vòng quay hàng tồn kho chỉ ra được rằng mất bao lâu thì bạn sẽ sử dụng hết lượng hàng tồn kho của mình.

Cách tính hệ số quay vòng hàng tồn kho:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán ÷ [(Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ) ÷ 2]

Ví dụ: Giá vốn hàng bán 1 tháng là 450 triệu ÷ [(320 triệu giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + 270 triệu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ) ÷ 2] = 1.5. Vậy mỗi 2 tháng bạn sẽ phải quay vòng hàng tồn kho của mình 3 lần.

8. BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG (NET PROFIT MARGIN)
Biên lợi nhuận ròng của nhà hàng của bạn là số tiền mà việc kinh doanh của bạn thu về được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, tiền thuê mặt bằng, điện, nước, v.v… Đây là tỷ suất lợi nhuận của bạn và là chỉ số quan trọng đối với việc kinh doanh nhà hàng.

Cách tính biên lợi nhuận ròng:
Biên lợi nhuận ròng = (Tổng doanh thu – Chi phí vận hành) ÷ Tổng doanh thu

9. ĐỘ PHỦ TRUNG BÌNH HAY DOANH THU NHÀ HÀNG TRÊN MỖI CHỖ NGỒI (AVERAGE COVER OR RESTAURANT REVENUE PER SEAT)
Đây là chỉ số chỉ ra rằng mỗi một khách hàng chi bao nhiêu tiền khi dùng bữa tại nhà hàng của bạn. Chỉ số này cũng cho bạn biết được rằng liệu nhân viên của mình đã làm việc hết công suất để khách hàng có trải nghiệm tốt, đem về doanh thu nhất có thể hơn hay chưa. Bạn cũng có thể sử dụng chỉ số này để dự đoán doanh thu của nhà hàng.

Cách tính độ phủ trung bình:
Độ phủ trung bình = Tổng doanh thu ÷ Số khách
Ví dụ: Tổng doanh thu 1 buổi tối là 50 triệu ÷ 100 khách dùng bữa tối hôm đó = 500 nghìn / 1 khách.

10. HỆ SỐ QUAY VÒNG BÀN (TABLE TURNOVER RATIO)
Đây là số lần bàn được dọn để phục vụ cho một khách hàng mới trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu nhà hàng của bạn có một hệ số quay vòng bàn càng nhanh, tức là nhà hàng của bạn phục vụ được một lượng khách hàng nhiều hơn trong một khoảng thời gian, từ đó doanh thu của nhà hàng được tăng lên.

Khi tính toán được chỉ số này, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho bếp của mình để phục vụ thực khách, cũng như có được thông tin tạo điều kiện đặt bàn cho khách hàng.

Cách tính hệ số quay vòng bàn:
Hệ số quay vòng bàn = Số lượng khách được phục vụ trong một khoảng thời gian ÷ Số chỗ ngồi

Ví dụ: Tổng lượng khách dùng bữa trong 1 buổi tối là 120 người ÷ Khả năng phục vụ chỗ ngồi của nhà hàng là 40 chỗ = 3. Vậy mỗi chỗ ngồi sẽ được quay vòng 3 lần, hay phục vụ 3 khách hàng trong 1 buổi tối.

11. TỶ LỆ NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC (EMPLOYEE TURNOVER RATIO)
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc có nghĩa là số tần suất mà nhân viên của nhà hàng của bạn nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm việc tự ý nghỉ việc, bị sa thải hay nghỉ hưu. Tỷ lệ này không bao gồm việc luân chuyển trong nội bộ.

Chỉ số này cho bạn biết rằng liệu môi trường làm việc của nhân viên có vấn đề nào không nếu như hệ số đổi nhân viên của bạn cao.

Cách tính tỷ lệ nhân viên nghỉ việc:
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc = (Số nhân viên rời đi ÷ Tổng số nhân viên) x 100

12. CHI PHÍ THU VỀ KHÁCH HÀNG MỚI (CUSTOMER ACQUISITION COST)
Đây là chỉ số marketing cho bạn biết rằng bạn mất bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng mới cho nhà hàng của bạn. Đây là một chỉ số quan trọng khi nó có thể giúp bạn xác định được liệu chiến lược / hoạt động marketing của bạn có hiệu quả hay không.

Bằng cách so sánh sự chênh lệch về chi phí của mỗi chiến lược marketing, bạn có thể ưu tiên những chiến lược marketing đem lại doanh thu lớn nhất so với chi phí bạn bỏ ra.

Cách tính chi phí thu về khách hàng mới:
Chi phí thu về khách hàng mới = Chi phí marketing ÷ Tổng số khách hàng mới

13. TỶ LỆ GIỮ CHâN KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RETENTION RATIO)
Chỉ số này cho bạn biết số lượng khách hàng mà nhà hàng của bạn “giữ chân” được. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra để thu về khách hàng mới luôn lớn hơn chi phí “giữ chân” khách hàng cũ; mặt khác, việc liên tục đo lường chỉ số thực khách nhà hàng và xác định những vấn đề còn đang gặp phải là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.

Cách tính tỷ lệ giữ chân khách hàng:
Tỷ lệ giữ chân khách hàng = [(Tổng số khách hàng – Tổng số khách hàng mới) ÷ Tổng số khách hàng] x 100

Nguồn: Kiến thức kinh tế

06/07/2023

𝗩𝗜̀ 𝗦𝗔𝗢 𝗤𝗨𝗔́𝗡 𝗧𝗨̛́ 𝗣𝗛𝗨̉ Đ𝗔̂̀𝗨 𝗧𝗨̛ 𝟭𝟱 𝗧𝗜̉ 𝗧𝗛𝗔̂́𝗧 𝗕𝗔̣𝗜 ?

Thường mình không thích viết mấy chủ đề này. Nó như xát muối vào lòng người khác á. Với kiểu chuyện qua rồi nói gì cả được.
Nhưng nay có 1 học trò nhờ mình phân tích. Nên mình viết sẵn post nhóm luôn

1. 𝗟𝗮̣̂𝗽 𝗸𝗲̂́ 𝗵𝗼𝗮̣𝗰𝗵 𝗸𝗶𝗻𝗵 𝗱𝗼𝗮𝗻𝗵 : Bạn đó xác định sai vị trí địa lý của khách hàng : Bán cho ai ?
Nếu với ý tưởng muốn đưa văn hóa dân gian đến giới trẻ. Với hình thức y hệt tương tự , nhưng bạn mở ở Q.12 , Gò Vấp , quận 9. Giá thuê rẻ , bạn thuê miếng đất 2000 m2 bạn làm theo mô hình tương tự , có nhiều cây xanh , nhiều hồ cá , không khí thoáng hơn, đỡ đáng sợ hơn. Bạn bán đồ uống , đồ ăn v.v. Cuối tuần bảo đảm không còn chỗ ngồi. Vì giới trẻ , gia đình sẽ giống như dắt con đi chơi Suối tiên vậy đó. Họ sẽ đến chơi, tìm hiểu văn hóa như đi vô Suối Tiên coi địa ngục mọi thứ không còn quá đáng sợ quá tâm linh.
Đằng này bạn mở ở Trung tâm Sì Gòn. Nơi người ta luôn vội vã , căng thẳng. Khách trung tâm chủ yếu là ai ? Học sinh , sinh viên , người đi làm. Thời gian họ đi cà phê là thời gian họ cần thư giãn , vui vẻ. Không cần tìm hiểu văn hóa, không cần quá tâm linh u ám , gây stress nhiều hơn là thư giản. Vì thế họ không đến.

2. 𝗠𝗮̣̆𝘁 𝗯𝗮̆̀𝗻𝗴 𝘀𝗮𝗶. Nằm trên đường 1 chiều, còn không có chỗ đậu xe hơi. Muốn đậu xe máy thì phải đậu xong phải băng qua 1 con đường mới vô được quán. Đó là 1 lý do người ta lười đến.

3. 𝗖𝗮̂𝘂 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗵𝗶𝗲̣̂𝘂 𝘀𝗮𝗶.
Để quảng cáo 1 quán , rõ ràng cần câu chuyện thương hiệu. Chính bạn chủ khi làm tictok cũng nói " khách chê quán mình tâm linh quá , u ám quá". Nhưng bạn không giải quyết câu chuyện đó , mà chăm chăm vô làm marketing câu chuyện quán mở 15 tỉ.
Khách không quan tâm bạn đầu tư bao nhiêu , họ chỉ quan tâm họ có được gì từ dịch vụ của bạn. Nếu lần đầu bạn tạo câu chuyện 15 tỷ gây tò mò được thôi. Nhưng khi nghe phản hồi kia bạn sẽ phải đổi câu chuyện.
Ví dụ nếu quán style tâm linh, mình sẽ nói về ích lợi tâm linh khi đến quán. Ví dụ làm mấy cái clip kiểu như : Hôm qua có 1 cô học sinh kể mình nghe, bạn đó đến ngồi trong sảnh "thiên phủ" học bài , dường như tâm hồn thư thái hơn, học bài mau thuộc hơn, hôm sau thi đạt điểm rất cao.
Hay có 1 dì kia , ngủ không ngon, vậy mà ngồi trong "địa phủ " uống cà phê xong tối lại về ngủ rất ngon.v.v
Nếu đã là tâm linh , mình tận dụng câu chuyện tâm linh đó để làm hình ảnh độc lạ cho quán luôn.

4. 𝗧𝗶́𝗻𝗵 𝘁𝗼𝗮́𝗻 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝘂̛ 𝘀𝗮𝗶:
Với đầu tư 15 tỉ , lý thuyết khấu hao tai sản cho 5 năm. Mỗi tháng phải thu về 15 tỷ/ 60 tháng = 250 triệu.
Tiền thuê nhà 286 triệu.
Lương nhân viên cho 300 m2 với phong cách phục vụ tận tình là cần tối thiểu 10 nhân viên 1 ca. Lương ước tính tối thiểu là 120 triệu / tháng.
Tổng cần chi chết là 656.000.000 / tháng. Tức 21.866.000/ ngày. Chưa bao gồm nguyên liệu , điện nước thuế .v.v
Giả tỉ bạn bán giá 90k/ Ly như đầu tiên bạn mở quán với mức lãi là 80%. ( cost 20%. Cost 18k bán 90k ) Mỗi ngày để trả 21.866.000 chi phí chết. + 20% nguyên liệu pha chế.
Bạn cần có doanh thu tối thiểu là 35.000.000 / 90k = 388 ly / ngày
Với sức chứa quán bạn đó với cách trang trí nọ, chỉ tầm hơn 100 khách. Thì 1 ngày phải luôn full bàn 4 lượt thì mới trả nổi.
Mà việc full bàn 4 lượt cho quán cà phê quận 1 là việc bất khả thi do khách ngồi 1 lần ngồi nửa ngày.
Vì vậy, chưa mở , nhưng bài tính là thua thì mở ra bán cái gì ?

5. 𝗧𝗵𝘂̛̣𝗰 đ𝗼̛𝗻 𝘀𝗮𝗶 𝗺𝗼́𝗻 , 𝘀𝗮𝗶 𝗿𝗮𝗻𝗴𝗲 𝗴𝗶𝗮́ 𝗰𝗵𝗼 đ𝗼̂́𝗶 𝘁𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗮́𝗰𝗵 𝗵𝗮̀𝗻𝗴. Ban đầu đặt giá 90k, sau bị phản đối hạ còn 45 đến 65k. Điều tối kỵ nhất trong mở quán là đổi range giá. Còn tại sao lúc học dạy rồi, viết lên đây dài không ai đọc.

Nên phân tích tới đây thôi.
Còn bạn hỏi sao không viết trước khi họ đóng cửa mà chờ họ đóng cửa mới viết. Tui thề là tui không biết có cái quán này tồn tại trên cuộc đời này cho đến khi tui thấy 1 bài trên hội nhóm về việc nó đóng cửa.

Vì chủ quán chỉ chăm chăm quảng cáo trên 1 nền tảng là top top..mà tui không bao giờ xem top top nên tui không biết.
Cre : Linh Easy Life.

02/07/2023

𝐅𝐍𝐁 𝐌𝐔̀𝐀 𝐓𝐀̂̀𝐌 𝐍𝐀̀𝐘: 𝐓𝐀̆𝐍𝐆 𝐆𝐈𝐀́ 𝐁𝐀́𝐍, 𝐍𝐄̂𝐍 𝐇𝐀𝐘 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 ?

Các quán sợ nhất là tăng giá xong liệu khách hàng có bỏ đi hay ko? Quan điểm của mình thì tùy vào mức độ tăng giá bao nhiêu %. Mức độ tăng không quá lớn và quán đã đủ lâu, có khách hàng trung thành thì có thể là có khách rời đi, nhưng rất ít.

Một số chuỗi quán café theo tăng giá theo mình âu cũng là chuyện bình thường. Guess why?

1. Biz = Lợi nhuận lành mạnh: Kinh doanh cuối cùng doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo được một biên lợi nhuận lành mạnh. Lành mạnh ở đây là đảm bảo được cho cả doanh nghiệp và vẫn đủ tốt để giữ chân khách hàng. Mức tăng của các chuỗi quán café đợt này từ 5-10%, theo mình nó nằm trong biên độ "lành mạnh". Vì sao? 3 lý do

2. Tăng “một chút”: Thứ nhất, nguyên vật liệu đầu vào của ngành F&B không phải bây giờ mới tăng mà đã tăng từ 18-24 tháng nay rồi... Nhiều doanh nghiệp F&B không dám tăng giá vì sợ mất khách, vì khách hàng thắt chặt chi tiêu, bla bla ba. Các thương hiệu có brand mạnh rồi thì khác, họ sẽ vẫn tăng "1 chút" mà không quá sợ tâm lý mất khách này, 4Ps đã tăng giá, Highland tăng âu cũng là chuyện thường… Các brand khác cũng ko thể bán lỗ được

3. Mức tăng mặt bằng chung: Thứ hai, nói về giá thì 5-10% không ảnh hưởng lắm đến mức chi tiêu của khách hàng. Trước đây mức tăng của Highlands là 10-18% tùy vào từng item đồ uống. Cơ bản với mức giá tăng mới thì các chuỗi quán cafe cũng đã tăng lên về một mặt bằng giá chung, thế nên 5-10% cũng very thường tình

4. Tiện lợi = quan trọng: Thứ ba, hành vi uống cafe ở các chuỗi quán (ngoài việc gần đây một số brand đẩy mạnh trên App - The Coffee House trước say NO giờ cũng YES roài) sẽ chủ yếu là sự tiện lợi, tiện lợi ở đây chủ yếu là GẦN. Các quán ngoài việc cạnh tranh về giá sẽ cạnh tranh cả về độ phủ. Và hành vi uống café nó thiên về tiện lợi. Thế nên giá có tăng nhưng vẫn đảm bảo được sự GẦN vời khách hàng thì khách hàng chẳng vì vài ngàn đồng tăng lên mà bỏ đi

Các chuỗi đồ uống giờ phát triển rất "thời trang". Một phong cách quán có thể bùng lên một thời gian rồi sau vài năm lại một phong cách khác nổi lên. Chạy theo kiểu phong cách trang trí rất mệt mỏi. Những cái tên mới stye to hơn, đẹp hơn kiểu "chiến hạm" như Laika chơi theo kiểu này. Mình thích nhưng concept kiểu "nhỏ mà có võ" như Yên hơn. Kết hợp được cả 2 như concept cắm trại và sản phẩm gốc tốt như Phê La rất đáng ngưỡng mộ…

Tác giả: Hoang Tung

29/06/2023

𝐒Ự 𝐊𝐇Ắ𝐂 𝐍𝐆𝐇𝐈Ệ𝐓 𝐂Ủ𝐀 𝐍𝐆À𝐍𝐇 𝐅&𝐁 𝐕𝐈Ệ𝐓 𝐍𝐀𝐌
(Dành cho những bạn có kế hoạch gia nhập ngành có sự chuẩn bị tốt hơn và những bạn đang làm trong ngành có tâm thế vững hơn)

- Nhiều người đứng ngoài nhìn vào thấy quán bán đông đúc mặc dù đồ ăn không có gì đặc biệt (theo đánh giá cá nhân họ) và nghĩ mọi thứ dễ dàng, dễ dàng tạo nên được hương vị như vậy, dễ dàng xây dựng nên 1 cái quán để kinh doanh và cũng dễ dàng thành công.
- Chính cái suy nghĩ dễ dàng của nhiều người muốn vào ngành tạo nên sự khắc nghiệt của ngành F&B, vậy đâu là những yếu tố thực sự tạo nên sự khắc nghiệt này, dưới góc nhìn cá nhân của Brian, hi vọng sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin về những điều mà bạn chưa từng nghĩ tới khi gia nhập ngành F&B.

1. SỰ SAO CHÉP
🔸Ở thị trường F&B Việt Nam chúng ta đang kinh doanh, sự sao chép diễn ra rất nhanh, nếu bạn đang kinh doanh 1 sản phẩm gì đó thành công ở địa phương (cụ thể là khách đông) thì trong 1 thời gian ngắn (tầm 1 – 3 tháng) sẽ xuất hiện những quán/ sản phẩm tương tự như bạn đang kinh doanh, nó không làm bạn thất bại vì có thể bạn tiên phong trong sản phẩm đó nhưng có thể nó làm ảnh hưởng đến lượng khách hàng mà bạn đang phục vụ và nếu đối thủ kinh doanh cùng sản phẩm họ ra sau và phân tích kỹ những điểm yếu của bạn để khắc phục cho họ thì bạn sẽ khá mệt.
Bên cạnh đó, việc đối thủ xuất hiện dày đặc sẽ làm bảo hòa sản phẩm bạn đang kinh doanh và khi doanh thu đạt dưới mức điểm hòa vốn, bạn có thể đóng cửa, đó cũng là vì sao mà 1 thương hiệu F&B tự phát không thể trụ quá 3 năm, đa phần sẽ ch.ê.t ỉu trong 1-2 năm đầu tiên.

2. SỰ ĐỔI MỚI
🔸Việt Nam có nền ẩm thực phong phú và du nhập từ nước ngoài vào cũng rất đa dạng, điều đó làm cho thị trường F&B Việt Nam luôn đón nhận những sản phẩm mới/ thương hiệu mới/ phong cách ăn uống mới mà mọi người hay gọi là HOT TREND. Khách hàng bây giờ chịu sự tác động nhiều từ mạng xã hội nên sự thay đổi hành vi tiêu dùng ăn uống dựa theo các trend trên các mạng xã hội hiện tại. Điều đó làm chủ quán phải trong tâm thế phải chạy đua với sự đổi mới trong sản phẩm, phong cách dịch vụ và marketing. Điều này làm nhiều bạn đuối sức đặc biệt phục vụ cho nhóm đối tượng gen alpha & gen Z với việc 100% sử dụng mạng xã hội và chịu sự tác động của mạng xã hội.
Vì vậy nếu gia nhập ngành F&B, chúng ta phải luôn trong tâm thế đổi mới, đổi mới liên tục không ngừng nghỉ, đôi khi sự đổi mới thôi chưa đủ còn phải chủ động xây dựng cho mình năng lực lõi để có được nền tảng vững chắc hơn.

3. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA THƯƠNG HIỆU/ SẢN PHẨM
🔸Ở Việt Nam chúng ta kinh doanh F&B 99.9% thường lệ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu đầu vào của các nhà cung cấp mà chúng ta không tự sản xuất (kiểm soát được chất lượng đầu vào) điều này tạo nên tính không ổn định về sản phẩm đầu ra 👉 hôm nay chất lượng khác, mai chất lượng khác, một phần là do điều mà Brian mới chia sẻ là nguồn NVL không ổn định chất lượng (đặc biệt nguyên vật liệu tươi) một phần do năng lực xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của người Việt chúng ta. Chúng ta hay đánh giá chất lượng theo cảm tính, ví dụ nêm nếm gia vị theo hướng tổ tiên mách bảo, lỡ hôm nay có nhạt miệng tí thì sẽ nếm mặn tí mà không biết và chúng ta thiếu đi năng lực xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ đầu ra.

🔸Chính vì không kiểm soát được tính ổn định của sản phẩm nên thương hiệu thường bị mất khách qua chất lượng thay đổi theo thời gian và dần ch.ế.t ỉu. Nếu các bạn để ý thì các chuỗi F&B ở nước ngoài du nhập vào thị trường Việt Nam ngoài năng lực tài chính thì họ còn có nhiều thứ rất mạnh: Hệ thống vận hành, tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt… và từng bước dành lấy thị phần của người Việt.

🔸Còn người Việt khi thành công được vài điểm sẽ bắt đầu có xu hướng mở rộng theo hướng bán Nhượng Quyền khi chưa hoàn thiện được bộ lõi của doanh nghiệp và nhiều thương hiệu đi theo hướng “lùa gà” trên thị trường và tiếp tục ch.ê.t ỉu.

🔸Sẽ còn nhiều yếu tố liên quan đến các rào cản pháp lý thấp nên việc gia nhập ngành F&B trở nên dễ hơn, điều đó khiến thị trường trở nên khốc liệt hơn nhưng 3 yếu tố trên nó quyết định sự thành bại của 1 thương hiệu F&B.

Làm F&B sẽ phải đương đầu với những yếu tố trên, hãy sẵn sàng đối mặt với thử thách khi gia nhập ngành F&B nhé.
Hãy xây dựng cho mình thế ĐỘC TÔN.
Chúc các bạn thành công.

Tác giả: Brian Dang

23/12/2022

TẤT TẦN TẬT VỀ MẶT BẰNG KINH DOANH ĂN UỐNG LẨU VÀ NƯỚNG

(Rõ ràng - Dễ hiểu - Dễ áp dụng)
Kiến thức chi tiết inbox ngay Fanpage để được tư vấn KHỞI NGHIỆP LẨU NƯỚNG ngay bây giờ.

1. Mặt tiền đường:

Hãy thuê mặt bằng nằm ở mặt tiền đường vì nó là điểm mấu chốt để khách hàng qua lại nhìn thấy quán của bạn.

Việc đưa quán vào những con hẻm sẽ tạo nên sự thách thức không nhỏ đối với khách hàng trong việc tìm kiếm và lưu lượng khách hàng qua lại ở những con hẻm ít hẳn so với quán nằm ở mặt tiền đường.

2. Chiều ngang của mặt tiền tối thiểu là 6 mét:

Sự bất lợi của những quán có mặt tiền < 6m:

- Không gian quán dễ rơi vào dạng nhà hình ống: bị hẹp, kín, cảm thấy chật chội.

- Bố cục sắp xếp cho bàn ghế hàng ngang sẽ bị hạn chế. (2 dãy bàn)

- Xây dựng nhận diện thương hiệu bằng bảng hiệu sẽ giảm hiệu quả, khách hàng sẽ ít chú ý hơn vì lướt qua quá nhanh.

Ở một số khu vực trung tâm thành phố, nhiều mặt bằng rơi vào chiều ngang 4m nhưng phần lớn do quy hoạch đô thị và đặc tính khách hàng khu vực đó bù lại phần nào giới hạn của điểm yếu này (lượng khách đông, khách đi bộ nhiều, đa số hàng quán giống nhau về chiều ngang mặt bằng).

3. Mặt bằng nằm ở góc ngã ba hoặc ngã tư:

Những ưu thế mà chỉ có mặt bằng nằm ở góc ngã ba/ngã tư có:

- Quán có 2 mặt tiền: Lúc này hoạt động marketing outdoor được khai thác tối ưu. Có thể đón khách hàng từ 2 mặt tiền & đón nhận lượng view về bảng hiệu, thương hiệu gấp đôi quán thông thường (1 mặt tiền)

- Thoáng và rộng là 2 từ để diễn tả quán có 2 mặt tiền, tùy vào cách bố trí & sắp xếp không gian của bạn để tối ưu nó.

Quán ở góc luôn ấn tượng hơn với khách hàng.

Đồng hành với mặt bằng góc 2 mặt tiền là giá thuê cũng sẽ cao hơn so với mặt bằng 1 mặt tiền trong khu vực, thông thường sẽ chênh lệch giá thuê khoảng gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với mặt bằng cùng diện tích.

Vì vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ trong việc thuê các mặt bằng góc, giá thuê & lưu lượng giao thông ở 2 mặt tiền là điều các bạn cần quan tâm nhất đối với mặt bằng loại này.

4. Chọn mặt bằng trên đường 2 chiều và đông xe qua lại:

Cố gắng chọn cho mình những mặt bằng nằm trên con đường 2 chiều, đường lớn càng tốt và đặc biệt không có "CON LƯƠN" chắn ngang.

Đường 2 chiều sẽ đón nhận được khách từ 2 chiều qua lại. Khách hàng dễ dàng ghé quán mà không có nhiều trở ngại.

Đường 1 chiều/có "con lươn" chắn ngang đường sẽ giới hạn lượng khách gần 1/2 và sẽ có nhiều bất tiện trong việc khách hàng đi lố hoặc trở ngại quay đầu xe ghé quán.

Brian chắc chắn có rất nhiều quán đang ch*t vì đặc điểm này.

5. Thuê nhà hoàn thiện hay thuê đất?

Đây là quyết định bạn phải xác định ngay từ đầu vì nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí bạn đầu tư cho quán & mô hình kinh doanh.

Thuê nhà hoàn thiện: Nhà hoàn thiện được định nghĩa có tường, mái hoặc có lầu.

Không tốn nhiều chi phí sửa chữa đầu tư, chủ yếu chi phí nằm ở decor.

Giới hạn trong việc thiết kế do đã có khung sẵn (số tầng có sẵn)

Giá trị thuê sẽ cao hơn so với thuê đất.

* Những lưu ý khi thuê nhà hoàn thiện:

Thời gian thuê tối thiểu là 3 năm (1-2 năm đầu để thu hồi vốn) – nếu có thể thuê dài hơn càng tốt.

Đàm phán chủ nhà 1 khoảng thời gian sửa chữa không tính tiền nhà (thông thường sẽ là 1/2 tháng đến 1 tháng)

Đừng đầu tư quá nhiều tiền vào phần thô (tường, trần, cột…)

Xác định với chủ nhà những hạn mục có thể tháo dỡ/ đập bỏ để decor và hiện trạng mặt bằng sẽ trả lại sau khi kết thúc hợp đồng (cần ghi rõ thỏa thuận này trên hợp đồng)

Nếu có thể hợp đồng cần công chứng để đảm bảo tính pháp lý.

-Thuê đất (đất trống chưa có gì)

Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất của việc thuê đất là giấy phép xây dựng trên miếng đất đó, có thể xây được bao nhiêu tầng, dạng nhà như thế nào, thủ tục xin phép ra sao – yêu cầu chủ đất hỗ trợ trong việc xin giấy phép xây dựng.

Đặc điểm thuê đất:

- Chi phí đầu tư cho việc thuê đất sẽ cao hơn so với nhà hoàn thiện vì bạn phải xây dựng mới hoàn toàn.

- Hiện tại có rất nhiều phương án cho việc xây dựng như: nhà thép tiết kiệm chi phí và tháo dỡ dễ dàng.

- Đối với thuê đất, do chi phí mặt bằng thấp nên bạn sẽ dễ dàng đạt được điểm hòa vốn & có lợi nhuận ngay từ trong thời gian đầu nhưng bù lại thời gian hoàn vốn cũng sẽ lâu hơn thuê nhà do chi phí đầu tư ban đầu cao.

Những lưu ý khi thuê đất:

- Thời gian tối thiểu cho thuê đất là 5 năm. Tốt nhất để thuê 1 miếng đất là 10 – 15 năm.

- Cố gắng đàm phán trong 2-3 năm đầu không tăng giá thuê (dự trù hoàn vốn trong 2 – 3 năm đầu)

- Đàm phán chủ nhà 1 khoảng thời gian đầu xây dựng không tính tiền thuê (thông thường sẽ là 1 tháng)

Ràng buộc trên hợp đồng việc nếu lấy lại mặt bằng sớm sẽ đền cọc & đền chi phí xây dựng khấu hao theo thời gian ký hợp đồng – thuê 1 bên thiết kế xây dựng thứ 3 để làm quán và có hợp đồng & nghiệm thu & quyết toán rõ ràng để có cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp vấn đề lấy mặt bằng sớm hơn thời hạn hợp đồng.

Hợp đồng cần công chứng để đảm bảo tính pháp lý.

6. Chỗ để xe cho khách:

Đây là yếu tố tiên quyết bắt buộc phải tính tới khi thuê mặt bằng. Nó quyết định đến công suất b.án http://xn--h-sfa.ng/ tại quán của 1 cửa hàng.
Vậy nếu quán không xử lý được bãi xe cho khách hàng thì điều gì sẽ xảy ra?

Brian sẽ đưa ra 1 ví dụ để bạn hiểu được nó quan trọng như thế này:

Ví dụ: Bạn mở ra 1 quán mà sức chứa 100 – 150 người. Ngày khai trương bạn đón 100 khách cùng 1 thời điểm và khách đều đi xe máy & 2 người đi chung 1 chiếc xe thì sẽ có ít nhất 50 chiếc xe cần gửi của khách. Bạn cứ tưởng tượng 50 chiếc xe cần giữ thì làm sao giải quyết được bãi xe cho quán?

Và nếu 1 quán có diện tích lớn mà chúng ta không có bãi xe chỉ để được 10 – 20 chiếc thì không khác nào bạn tự đuổi khách của mình.
Một bài học kinh nghiệm, ở những quán lớn như The Coffee House (TCH), vì sao Brian nói về TCH vì TCH xây dựng không gian quán dành cho khách hàng ngồi lại làm việc và học tập là chính vì vậy nhu cầu bãi xe của TCH rất lớn. TCH luôn cố gắng xử lý bãi xe một cách tốt nhất: tạo không gian giữ xe trước quán, thuê bãi xe kế bên quán, dành riêng tầng trệt để giữ xe máy.

7. Những điểm cần tránh khi đi thuê mặt bằng:

Điểm 1: Tránh mặt bằng nằm trên quốc lộ:

Khách chia làm 2 dạng khách: khách trung thành & khách vãng lai:

– Khách trung thành phần lớn rơi vào khu dân cư, khu vực họ đang sinh sống, khách sẽ có thói quen sử dụng dịch vụ ăn uống gần nơi mình sinh sống.

– Khách vãng lai phần lớn họ di chuyển qua lại, tiện đường ghé vào.

Đối với những mặt bằng nào nằm trên trục quốc lộ phần lớn khu dân cư sẽ không có nhiều, đa số sẽ rơi vào nhóm khách vãng lai.
Khách vãng lai, chúng ta khó (khó chứ không phải là không thể) biến họ thành khách hàng trung thành – vẫn tồn tại những quán cơm/ quán ăn dọc quốc lộ có lượng khách đông và luôn là nơi dừng chân của xe khách, xe tải… nhưng để xây dựng được lượng khách hàng ổn định như vậy cần 1 quá trình rất dài kiên trì hoạt động. Có 1 điểm các bạn hãy để ý ở những thương hiệu lớn hầu như không có quán đặt trên Quốc Lộ.

Vì vậy, đừng đặt chúng ta vào tình huống thách thức như vậy trừ khi bạn muốn chứng tỏ 1 điều gì đó với thế giới.

Điểm 2: Không nên sang lại quán của người khác:

Có rất nhiều lý do để lý giải cho việc sang quán: Đi nước ngoài, vợ đẻ, chuyển công tác, nhiều việc quản lý không nổi… nhưng thực tế chung quy về 95%- 99% phần lớn rơi vào trạng thái kinh doanh thua lỗ.

Trong vấn đề kinh doanh thua lỗ này sẽ có nhiều lý do:

- Vị trí đó không tốt (có thể rơi vào những tiêu chí Brian chia sẻ ở trên)

Không tìm được khách hàng (khu vực vắng)

- Đồ ăn không ngon

- Phục vụ không tốt

Theo quan điểm của Brian, ở những quán đó xuất hiện một thứ mà Brian hay gọi nó là cái Huông (cái dớp).

– Và đôi khi tâm lý những người khách hàng qua lại đã ăn uống ở quán cũ thì bản thân họ cũng sợ quay lại vị trí đó. Điều đó hình thành trong suy nghĩ khách hàng.

– Nhiều khi chúng ta mở ra thương hiệu mới, chúng ta cố gắng thay đổi nhưng khách hàng họ vẫn ngại vì trải nghiệm cũ.

– Một vấn đề nữa, sử dụng lại những trang bị cũ đã qua sử dụng của chủ cũ. Tâm lý người Việt là tiếc nên khi sang quán sẽ có thói quen sử dụng lại những gì chủ cũ đã sử dụng. Điều này khiến chúng ta bị bó hẹp suy nghĩ của trong việc set up quán.

Điểm 3: Không nên thuê những mặt bằng chung với chủ: (Chủ ở trên lầu, chúng ta ở dưới đất hoặc 1 căn nhà chia đôi: 1/2 cho thuê, 1/2 để ở)

Khi bạn thuê nhà chung chủ sẽ gặp những vấn đề sau:

– Giá điện & nước không theo đồng hồ của nhà nước: Sử dụng đồng hồ riêng tính mức giá riêng.

– Sự dòm ngó trong việc sửa chữa và kinh doanh của bạn: Nhận ý kiến quá nhiều từ chủ nhà trong việc sửa chữa 1 thứ gì đó trong mặt bằng thuê.

8. Những người/bộ phận cần chú ý khi đi thuê mặt bằng:

– Hàng xóm:

Tuy là không có tác động nhiều như chủ nhà nhưng họ cũng có tầm ảnh hưởng của họ – nhóm này có thể giúp bạn nhưng cũng có thể gây khó dễ cho bạn.

Khi muốn biết tình hình khu vực đó như thế nào, tình hình an ninh thì hàng xóm sẽ đối tượng cực tốt để liên hệ tìm hiểu. Khi mới bắt đầu thuê mặt bằng cần có mối quan hệ tốt với hàng xóm bằng cách qua chào hỏi, giới thiệu, nói chuẩn bị mở quán ở đây, có gì nhờ họ hỗ trợ, khai trương có thể mời free 1 món gì đó.

Thường xuyên hỏi thăm tạo nên sự thân thiện với người đó trong vấn đề khi xây dựng quán, tránh những trường hợp mình làm ồn trong lúc xây dựng, họ báo công an xuống kiểm tra giấy tờ.

– Cơ quan công quyền:

Khi mở quán, điều đầu tiên cần làm là đăng ký mọi giấy phép liên quan đến việc kinh doanh (giấy phép đăng ký kinh doanh, VSATTP, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, nguồn gốc thực phẩm, chứng từ…).

Bên cạnh đó, các bạn cần quan tâm đến các phòng trực tiếp quản lý địa bàn bạn đang kinh doanh.

Bộ phận thứ 1: Vệ sinh an toàn thực phẩm: thông thường ở Công An Phường sẽ có phòng công an kinh tế, anh/ chị phòng này phụ trách kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của quán, vấn đề hợp đồng lao động, giấy phép đăng ký kinh doanh…

Bộ phận thứ 2: Trật tự đô thị: Anh/chị thường đi tuần tra, kiểm tra lấn chiếm lòng lề đường, nếu các bạn không xử lý được bãi xe hoặc bãi xe nhỏ ở vị trí mặt bằng tốt quá vẫn muốn thuê thì các bạn nên làm việc kỹ càng với anh/chị phòng này.

Bộ phận thứ 3: Công an khu vực: Thực tế trong hoạt động kinh doanh F&B (ăn uống) trừ khi bạn có nhân viên ở lại quán cần đăng ký tạm vắng tạm trú, vai trò công an khu vực không sẽ thể hiện rõ khi quán xảy ra những vấn đề liên quan đánh nhau, đánh bài trong quán, hoặc những tay anh chị đến đòi này kia.

Việc xây dựng mối quan hệ tốt với những bộ phận/ người mà Brian đã đề cập ở trên sẽ giúp quán hoạt động trơn tru.

Trên đây là những chia sẻ của Khởi Nghiệp Lẩu Nướng về những tiêu chí chọn lựa mặt bằng, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn khởi nghiệp bằng kinh doanh F&B có nhiều thông tin hơn trong việc chọn lựa cho mình mặt bằng đúng.

Tác giả: Brian Dang

Want your business to be the top-listed Business in Buon Me Thuot?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Address


1 Đào Duy Từ, Thống Nhất, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Buon Me Thuot
630000

Other Business consultants in Buon Me Thuot (show all)
Giấy Phép Kinh Doanh Thành Phố Buôn Ma Thuột Giấy Phép Kinh Doanh Thành Phố Buôn Ma Thuột
16 Trường Chinh
Buon Me Thuot, 90000

Luôn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ ưu đãi với chi phí tiết kiệm nhất. Liên hệ: 0383.096.225

LiNi Hồng Thủy - Quảng Cáo Bão Đơn LiNi Hồng Thủy - Quảng Cáo Bão Đơn
Hà Huy Tập
Buon Me Thuot, 64000

Dịch Vụ QC Chyên Nghiệp : NHIỆT TINH - UY TÍN - TRÁCH NHIỆM Chuyên Nhận Chạy QC Fanpage - Shoppe +

Tinh dầu Hena Tinh dầu Hena
Buon Me Thuot, 63000–6400

Chuyên phân phối tinh dầu Hena

Sỉ Lẽ Hạt Giống Toàn Quốc Sỉ Lẽ Hạt Giống Toàn Quốc
100 NGUYỄN TẤT THÀNH
Buon Me Thuot, 630000

nơi cung cấp hạt giống tốt nhất đến người tiêu dùng

TQC_cn ĐĂK LĂk DU HỌC -XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TQC_cn ĐĂK LĂk DU HỌC -XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Đường Nguyễn Đức Cảnh 41, Buôn Ma Thuột
Buon Me Thuot

Chuyên sỉ lẻ đồ thiết kế, may mặc

NESO-Văn bản vận hành doanh nghiệp NESO-Văn bản vận hành doanh nghiệp
Buon Me Thuot, 18248

Neso

Công ty Công nghệ môi trường Đông Nam Á - CN daklak Công ty Công nghệ môi trường Đông Nam Á - CN daklak
38 Y Bih Aleo
Buon Me Thuot

dịch vụ môi trường

TVHT Doanh Nghiệp Đại Phát TVHT Doanh Nghiệp Đại Phát
Nguyễn An Ninh
Buon Me Thuot

Tư vấn Doanh nghiệp

Siro Ăn Ngon BabyPlus giá Sỉ Siro Ăn Ngon BabyPlus giá Sỉ
Buon Me Thuot

SIRO ĂN NGON BABYPLUS CHÍNH HÃNG

Lắp đặt mạng internet VNPT - Vinaphone Đaklak Lắp đặt mạng internet VNPT - Vinaphone Đaklak
Buon Me Thuot, 10000

Nơi tư vấn và hỗ trợ khách hàng về đăng ký mạng và các vấn đề liên quan

DC Solar - Dịch Vụ Vệ Sinh Bảo Dưỡng Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời DC Solar - Dịch Vụ Vệ Sinh Bảo Dưỡng Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời
Buon Me Thuot

Chuyên Tư Vấn - Thiết Kế - Lắp Đặt Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời

WINGO Du học - Ngoại ngữ - Việc làm WINGO Du học - Ngoại ngữ - Việc làm
Số 58 Đường Hướng Hương, ECO CITY, Buôn Ma Thuột
Buon Me Thuot

WINGO là đơn vị chuyên nghiệp và số 1 tại Tây Nguyên trong lĩnh vực du học