NEWGATE TOUR GUIDE TEAM

Trang thành lập với mục đích chia sẻ thông tin du lịch Việt Nam đến cộng đồng Facebook. Đồng thời là nơi chia sẻ, học tập kinh nghiệm của hướng dẫn viên trẻ.

Photos from Miền Tây Một Chuyến's post 04/12/2023

Ai về làng chiếu Định Yên
Chợ Ma là nét rất riêng Lấp Vò

Photos from Miền Tây Một Chuyến's post 03/12/2023

Đình Định Yên

11/08/2023

Chúng ta đã làm được điều mà chúng ta mong ước - vươn ra thế giới 🌍. "Bạn" chọn ở lại nơi xứ người. Hẹn gặp lại "bạn" trong diện mạo mới !

19/11/2021

20 giờ tối nay, tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19
https://media.qdnd.vn//tin-do-hoa/20-gio-toi-nay-tuong-niem-dong-bao-tu-vong-va-can-bo-chien-si-hy-sinh-trong-dai-dich-covid-19-53379
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân điện tử

28/09/2021

Cùng thắt dây an toàn và ổn định chỗ ngồi để cùng nhau bay đến một nơi mệnh danh là "Xứ Sở Cờ Hoa". Và đồng hành cùng mình trong suốt chuyến bay.
Sẽ là 3 hành khách vô cùng đặc biệt
(mr) Dương Quang Ánh TL Âu - Mỹ - Phi - Á
(mr) Phú Huỳnh - Aviation Commerce - TikTok (Phú Mập)
(mr) Lưu Bá Côn - TL chuyên Tour Mỹ
và Host Travel Talk Vic Nguyễn
Chuyến bay của chúng ta sẽ khởi hành lúc 19h30 ngày 28/9 tại sân bay https://www.getonmic.com/event/6713
✈ And Enjoy your flight

Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 21/02/2021
Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 21/02/2021

Mùng 10 tháng 10 vía Thần Tài.

31/12/2020

Năm 2020 đã sắp sữa khép lại với biết bao biến động không chỉ đối với ngành Du Lịch mà còn đối với mọi mặt của thế giới. "năm Chuột" coi như là "nháp" chào đón "năm Trâu" với một sự tốt đẹp cho chúng ta và tất cả mọi người...CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2021 🎇🎉🎇

Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 05/12/2020

Khi bạn có thể kể được tên những cấu kiện kiến trúc và vật dụng trong những bức hình này thì bạn sẽ mở được ít nhất một cánh cửa vào thế giới văn minh Trung Hoa .

15/09/2020

XE TĂNG ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Ngày 15/9/1916, Xe tăng, "vũ khí bí mật" của Quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, được sử dụng trong trận chiến lần đầu tiên tại Trận Somme (1916) ở Somme, Picardy, Pháp, cho phép phe Đồng minh chiến thắng.

Tại Flers Courcelette, khoảng 40 chiếc xe tăng sơ khai đã tiến khoảng hơn một dặm vào phòng tuyến kẻ thù nhưng do di quá chậm nên không thể để giữ vững được vị trí của mình sau các cuộc phản công của quân Đức và gặp phải các sự cố về cơ khí. Tuy nhiên, Tướng Douglas Haig, chỉ huy lực lượng Đồng Minh tại Somme, nhìn thấy sự hứa hẹn của công cụ chiến tranh mới này và yêu cầu Bộ Quốc phòng cho sản xuất thêm hàng trăm cỗ xe tăng mới.
Nguồn: Diễn Đàn Lịch Sử - VPC

Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 14/09/2020

Các bạn có biết ngôi chùa super lung linh này?
Nguồn: LTG

13/09/2020

Giải trí buổi sáng nha các bạn!
Nguồn: TikTok

Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 11/09/2020

NGÀY NÀY NĂM XƯA

9h02 ngày 11/9/2001, 17 phút sau khi chiếc máy bay đầu tiên lao vào tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), chiếc máy bay mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines bất ngờ hạ thấp độ cao khi trên bầu trời New York. Đó chính là chiếc máy bay thứ hai bị các không tặc chiếm quyền kiểm soát để lao vào hai tòa tháp của WTC, biểu tượng cho sức mạnh kinh tế của Mỹ. Chiếc 175 nhắm thẳng vào tháp Nam.

Tổng cộng 4 chiếc máy bay bị 19 tên không tặc chiếm quyền kiểm soát để tiến hành các vụ tấn công khủng bố trên lãnh thổ Mỹ sáng 11/9/2001. Những phần tử khủng bố được xác nhận là thành viên tổ chức Hồi giáo cực đoan al-Qaeda. Hai máy bay còn lại nhắm đến Lầu Năm Góc và Tòa nhà Quốc hội ở Washington, nhưng chỉ máy bay tấn công cơ quan đầu não quân sự Mỹ đánh trúng mục tiêu.

Số liệu tính đến 10h30 ngày 11/9/2001 của giới chức thành phố cho biết có 14.154 người kẹt trong hai tòa tháp vào thời điểm vụ tấn công bắt đầu. Trong khi đó, theo một nghiên cứu sau đó của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST), vào thời điểm tháp đôi WTC bị tấn công có gần 17.400 người đang có mặt bên trong hai tòa tháp. Công trình này có những ngày đón đến gần 100.000 người đến thăm và làm việc.

Sự kiện 11/9 trở thành vụ tấn công do nước ngoài tổ chức trên lãnh thổ Mỹ gây thiệt hại lớn nhất kể từ sau trận chiến Trân Châu Cảng tại Hawaii vào Thế chiến II. Tổng cộng 2.976 người thiệt mạng trong vụ khủng bố liên hoàn bằng không tặc lái máy bay liều chết.

Có 2.606 người tử vong tại Tháp đôi WTC. Có hơn 300 lính cứu hỏa và cảnh sát thiệt mạng khi tham gia giải cứu người kẹt trong Tháp đôi. Khói bụi từ vụ tấn công Tháp đôi WTC bốc lên tại khu vực hạ Manhattan cao đến mức có thể được nhìn thấy trong ảnh chụp của vệ tinh Cục Khảo sát Địa chất Mỹ vào 9h30 sáng 11/9/2001.
Nguồn: Diễn Đàn Lịch Sử - VPC

07/09/2020

Nguồn: HDVQT Nguyễn Quang Toản

KÊ GÀ là Kê gà nào ?

Kê Gà – một địa danh kỳ lạ. Đã là Kê (danh từ tiếng Việt cổ), sao còn có Gà (danh từ tiếng Việt hiện đại) ?

A. XEM QUA MỘT SỐ GIẢ THUYẾT LÝ GIẢI CÁI TÊN

* Kê chính là Gà:

Nguyên văn từ báo Bình Thuận online ngày 19/01/2017, “Địa danh xưa của mũi Kê Gà”:

1) Mũi Gà

“Địa danh Xích Khảm Sơn được nhắc đến, đó là một dãy núi đất màu đỏ trong truyện “Đông tây dương khảo” của Chiêm Thành. Nơi này có lưu dấu vua Chăm cổ lai bôn tẩu để tránh bị Giao Chỉ truy bức vào năm 1481 và trong “Thông quốc diên cách hải chử” mô tả vùng đồi núi nhô ra sát biển ghi là Kê Úc Đại Sơn (Núi lớn Vũng Gà), nhưng trong “Đại Nam toàn đồ 1838” lại ghi là Kê Chủy (Mũi Gà)”.

2) Núi Gà, Đảo Gà, Khe Gà

“Ngày nay, cặp theo đường ĐT719 có ngọn đồi đất cát pha màu đỏ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí mô tả, gọi đây là Cẩm Kê Sơn (núi Gà Gấm), có những tảng đá lớn nằm ngang ra bờ biển và không xa, ngoài biển có hòn đảo tên Kê Dữ (Đảo Gà). Cách đặt địa danh thời xưa thường dựa theo địa hình thiên nhiên, những động đồi cát cao cũng nhầm là núi. Cho đến sau này, khu vực núi Cẩm Kê có loài chim trĩ giống như gà rừng với bộ lông màu sặc sỡ, thường tụ tập thành bầy ở khe suối để uống nước bên cạnh mũi đá nhô ra biển nên mới có tên Khe Gà. Như vậy cũng địa điểm này trước đó là Xích Khảm Sơn do căn cứ vào màu đất đỏ của dãy núi mà có. Trải qua thời kỳ bị biển xâm thực xói mòn, một phần đất mũi của núi Cẩm Kê tách rời ra biển cách xa đất liền gần 400m, hình thành một hòn đảo nhỏ thơ mộng, kỳ vĩ này. Nhưng ít ai gọi đảo Kê Dữ này là hòn đảo mà quen dùng với tên gọi mũi Kê Gà vì khoảng cách với bờ không xa, gần như một phần đất nối dài, có mùa con nước thủy triều xuống thấp ngư dân có thể lội qua.”

** Gà chính là con Gà, Kê không phải là Gà:

3) Khe mỏ Gà

Kê Gà vốn là Khe Gà, nhưng người Pháp không đọc được âm ‘khờ’ mà đọc thành âm ‘cờ’. Từ đó Khe Gà thành Ke Gà, rồi thành Kê Gà.
- Khe Gà là vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà.

*** Không có con gà con kê nào cả:

4) Khe Cả

Cũng trích từ báo Bình Thuận: “trong tiếng Pháp không có các phụ âm KH và H nên các địa danh trên bản đồ Pháp ghi chép theo phiên âm, chỉ ghi phụ âm K (Kéga). Có thể hiểu Kê (Ké) ở đây là Khe hoặc Khê vì cách đó không xa có một con suối từ núi chảy ra biển, sách xưa ghi là Đại Khê và người địa phương quen gọi là Khe Cả”.

B. CÓ BAO NHIÊU MŨI KÊ GÀ ?

Cho đến hiện giờ, qua công tác sưu tra bản đồ, Mỗ tìm ra thêm hai mũi Kê Gà nữa, bên cạnh mũi Kê Gà nổi danh tại Bình Thuận.

(1) Mũi Kê Gà ở Bình Thuận

Thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Mũi đất nằm theo hướng bắc nam, cách mũi 250 mét có hòn đảo (đảo núi) núi diện tích khoảng 4000 mét vuông, đỉnh cao nhất 40 mét. Trên đảo có ngọn hải đăng.

Từ sau khi dựng ngọn hải đăng (1897) thì dân đi biển gọi là mũi Đèn.

Bản đồ cũ thì ghi nơi đây có hai ngôi làng. Làng Kê Gà ngay mũi và làng Vân Kê ở hướng tây, cách đó vài cây số ngàn.

(2) Mũi Kê Gà ở Phú Yên

Thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa. Mũi đất nằm theo hướng tây nam đông bắc, nằm ở rìa đông của bán đảo (mạch núi) Mò O (bán đảo bọc bên ngoài Vũng Rô, dãy núi nằm trên bán đảo có đỉnh cao nhất 324 mét).

Rìa đông của bán đảo có 3 mũi nhỏ ra biển, từ nam lên bắc là mũi Ba, mũi mũi Mao, mũi Điện. Trong đó mũi Mao và mũi Điện là có cùng trên một kinh tuyến. Sở dĩ nói rõ như vậy vì có người cho rằng cực đông của lãnh thổ Việt Nam là mũi Điện; nếu như vậy thì mũi Mao cũng phải có phần trong việc này, nhưng không ai buồn nhắc đến ! Mũi Mao nằm theo hướng tây bắc đông nam, giống như một mũi đất sinh đôi với mũi Điện, cả hai tạo thành hình chữ V ngữa ra biển Đông.

Mũi Điện vốn có tên là mũi Kê Gà, được người Pháp gọi là “Cap Varella”. Từ sau khi xây dựng ngọn hải đăng (1902) thì dân đi biển gọi là mũi Điện.

(3) Mũi Kê Gà Khánh Hòa

Ranh giới giữa xã Vĩnh Lương và phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang. Mũi đất ở cực đông bán đảo núi Hòn Ngang (đỉnh cao nhất 352 mét). Bờ biển phía bắc mũi là những vách đá dựng đứng, ghềnh đá lởm, bị chia cắt mãnh liệt. Trong số đó đó một mũi đá có hang khá rộng có tên Hang Ông Già, lại do có nhiều dơi đến trú ngụ nên còn gọi Hang Dơi. Phía nam có nhiều ghềnh đá nổi ngầm, bãi san hô, bãi triều đầy sỏi và đá cuộc, gọi là Bãi Tiên. Nơi nơi đang xây dựng các khu nghỉ dưỡng nhiều tai tiếng.

Khu vực này, ngoài dân đi biển thì ít người biết đến các địa danh này, kể cả khi con đường Phạm Văn Đồng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ngoại trừ số ít “phượt thủ” là dân Nha Trang.

(Ảnh : Hang Ông Già tại mũi Kê Gà, Nha Trang)

06/09/2020

CỐ TỔNG BÍ THƯ LÊ HỒNG PHONG

Ngày 6/9 là ngày sinh và cũng là ngày mất của cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (6/9/1902 - 6/9/1942).

Ông là Tổng Bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông sinh tại làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Ngày 17/2/1924, Lê Hồng Phong xuât dương sang Xiêm (Thái Lan) gia nhập Trại Cày của cụ Đặng Thúc Hứa. Năm 1924, sang Trung Quốc và gia nhập nhóm Tâm Tâm Xã, sau đó được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Năm 1925, Lê Hồng Phong vào học trường quân sự Hoàng Phố và một năm sau được cử sang học trường không quân Quảng Châu. Tháng 2/1926, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Tháng 7/1927, Lê Hồng Phong được cử sang học trường Không quân số 2 Borisoglebsk (Liên Xô). Tháng 10/1928, đồng chí học đại học ở trường Phương Đông trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô, thành viên trong Ủy ban tổ chức Đảng nhóm Đông Dương.

Cuối năm 1931, đồng chí Lê Hồng Phong trở về Trung Quốc hoạt động, đồng thời tìm hiểu, liên lạc với tổ chức Đảng trong nước nhằm khôi phục phong trào và soạn thảo chương trình hành động của Đảng, được quốc tế Cộng sản công nhận. Tháng 3/1934, Lê Hồng Phong làm Tổng thư ký (Bí thư) Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đến tháng 3/1935, Lê Hồng Phong đã lên giữ chức Tổng Bí thư tại đại hội I của Đảng ở Ma Cao. Và đến tháng 7/1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta dự đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Tháng 1/1936, đồng chí trở về Trung Quốc hoạt động, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng tại Thượng Hải (7/1936). Tháng 11/1937, trở về Sài Gòn cùng Trung ương Đảng chỉ đạo cách mạng. Đến tháng 3/1938, Lê Hồng Phong dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hóc Môn, Gia Định.

Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt và bị Tòa án Sài Gòn kết án 6 tháng tù giam, 3 năm quản thúc. Đến năm 1940, đồng chí Lê Hồng Phong thêm một lần nữa bị thực dân Pháp bắt lần thức hai tại quê hương, rồi đưa vào giam ở Khám Lớn, Sài Gòn và bị kết án 5 năm tù, đày ra Côn Đảo. Và đến ngày 6/9/1942, đồng chí Lê Hồng Phong đã hy sinh tại xà lim cầm cô Banh II, Côn Đảo.

P/s: Theo đài Tiếng nói nước Nga, TBT Lê Hồng Phong chính là người Việt đầu tiên tham gia Hồng quân và là phi công đầu tiên của Việt Nam. Ảnh dưới là chân dung TBT Lê Hồng Phong trên bảng danh dự của Trường đào tạo phi công Borisoglebsk, Liên Xô.
Nguồn: Diễn Đàn Lịch Sử - VPC

04/09/2020

KINH ĐÀO Ở NAM KỲ THỜI PHÁP THUỘC.

Năm 1866, ngay khi chưa chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, thực dân Pháp đã nghĩ đến việc đào những con kinh nhằm phục vụ cho các cuộc hành quân bình định bằng đường thủy, một thế mạnh của đội quân thực dân. Đô đốc Dupré cho hai tàu cuốc đi theo hải quân đến nạo vét và mở rộng kinh Bến Lức và kinh Trạm (arroyo de la Poste, kinh Bảo Định). Kinh Bảo Định dài 22 km, nối liền sông Vàm Cỏ Tây nơi thị xã Tân An bây giờ với sông Mỹ Tho (Tiền giang nay). Một kế hoạch đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây bằng con đường thuỷ ngắn nhứt từ Saigon đến đồng bằng sông Cửu Long được vạch ra.

Năm 1867, sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam kỳ, Pháp thành lập ngay một ủy ban nằm trong Soái phủ Saigon, nghiên cứu xác định những kinh rạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng theo thứ tự trước sau nhằm nhiều mục đích, nhưng quân sự vẫn nổi lên hàng đầu. Các đoạn kinh rạch nạo vét trong giai đoạn nầy không có tên, thường dựa trên những đoạn kinh rạch sẵn có.

Năm 1875, Pháp thành lập một uỷ ban thường trực lo việc hoàn chỉnh hệ thống đường thuỷ từ Saigon đi các tỉnh miền Tây. Ủy ban được Dupré (lúc này đã chuyển sang dân sự) duyệt cho phép lấy dân phu Việt Nam đào kinh. Ngoài việc nạo vét các kinh cũ, đến năm 1879 đã đào xong các kinh: Cột Cờ (còn có các tên Mirador - Vọng Gác, Nước Mặn, Hiến Binh, 1875), Trà Ôn (1876), Chợ Gạo (1876), Sét Nay (1878), Phú Túc (1879), Xanh Ta (1879). Những lợi ích về kinh tế luôn gắn liền với mục đích quân sự từ những con kinh đào vào buổi đầu của chánh quyền thuộc địa. Tuy nhiên, việc đào kinh từ 1874 đến 1884 cũng chỉ mang tính thử nghiệm của giới quân sự chứ chưa phải của các nhà đầu tư tư bổn vào Nam kỳ.

Từ năm 1880 - 1890, ở Nam kỳ thực dân Pháp đã đào được 2,1 triệu m3 đất kinh rạch, tăng được 169.000 ha đất canh tác so với thời Nguyễn. Trung bình cứ đào 12 m3 đất thì có thêm 1 ha canh tác. Phần lớn là nạo vét, mở rộng các kinh có sẵn, chưa theo một quy hoạch chuyên môn nào. Một số kinh đáng kể như: Ba Lăng, Cái Côn, Carabelli, Bocquillon, Kế Sách, Thạnh Lợi, Bà Tích, Trà Nóc, Ông Trương, Cái Mương.

Dân nghèo phiêu tán tự động kéo nhau đến cất lều trên bờ kinh, khai khẩn ruộng đất. Diện tích đất khẩn hoang tăng lên nhanh chóng. Năm 1880, hai tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá mới có 20.000 ha, thì năm 1890 đã có 83.000 ha đất được khai thác. Khối lượng đào đắp tăng lên không ngừng, năm 1903 - 1904 đã đạt đến 3,4 triệu m3. Chương trình nầy kết thúc vào năm 1904. Hai kinh lớn được đào là Trà Ót và Saintenoy (1904).

Dân phu vẫn bị bắt đào hàng loạt kinh nhỏ, rạch vừa và nhỏ như : Ba Rinh, An Tập, Tiếp Nhựt (1911), Rạch Vọp ở Sóc Trăng; Phổ Dương - Trà Long ở Cần Thơ; Ô Môn, Xà No (1903), Trà Bồng, Tân Phước thuộc Cần Thơ - Rạch Giá - Sóc Trăng.

Toàn quyền Paul Doumer thay De Lanessan càng ra sức đẩy mạnh việc đào kinh. Ngày 8/9/1900, thành lập một hội đồng gồm các kỹ sư công chánh, các tỉnh trưởng và đại diện các điền chủ người Pháp để hoạch định một chương trình đào kinh cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long với nhiệm vụ chủ yếu là “cải tạo kinh rạch hiện có là thượng khẩn”. Điều nầy chứng tỏ, ngay từ dưới triều Nguyễn, nhơn dân Nam kỳ đã đào rất nhiều kinh rạch nhưng không được sử sách nhắc đến. Chương trình nầy được duyệt vào tháng 11/1900. Năm 1901, thành lập Công ty đào sông và các việc công chánh Đông Dương. Kế hoạch hàng năm được chi 2 triệu francs từ ngân sách Đông Dương và 240.000 francs trích ở ngân sách Nam kỳ. Chương trình nầy được đưa ra đấu thầu ngày 6/2/1904 và tháng 3/1904 được duyệt. Công ty Kỹ nghệ Pháp tại Viễn Đông trúng thầu.

Kinh Xà No được xem như là một công trình thủy lợi lớn nhứt ở Nam kỳ, có thể sánh ngang với việc thiết lập đường xe lửa Saigon - Mỹ Tho. Kinh được đào từ 1901 đến tháng 7/1903, mặt nước rộng 60 m, đáy rộng 40 m, kinh phí 3,6 triệu francs. Nhà thầu xử dụng loại xáng lớn chạy bằng hơi nước với những giàn gàu bằng sắt. Máy của xáng có công suất 350 mã lực, mỗi gàu múc được 375 lít, thổi bùn xa đến 60 m. Giàn gàu của xáng chạy theo vòng tròn, trông như xa đạp nước. Chiếc xáng giống như chiếc chiến hạm, tiếng máy vang rền cả góc trời, chở theo hàng trăm nhân viên và nhân công. Dọc theo hai bên bờ phải chuẩn bị củi sẵn để chạy nồi sốtde trên xáng. Kinh được khởi đào do sáng kiến của hai người Pháp là Duval và Guéry, nhằm khai thác một vùng đất rộng hàng chục ngàn hecta thuộc địa phân Cần Thơ. Lễ khánh thành kinh Xà No có Toàn quyền Đông Dương tới dự, có rước ban quân nhạc từ Saigon và tổ chức dạ vũ.

Giai đoạn 1904 - 1911, đã thực hiện được một số công việc sau. Từ 1904 - 1906, cải tạo mở rộng sông Mân Thít, đào kinh Lấp Vò, cải tạo kinh Ba Xuyên - Thạnh Lợi, đào kinh Cổ Chiên đi Trà Vinh ở vùng giữa hai sông.

Từ 1906 - 1908, đào thêm một đoạn kinh ở Saigon, song song với kinh Tàu Hủ (thường gọi là kinh Đôi); đào kinh Hậu Giang - Long Mỹ, trên cánh đồng Cần Thơ - Sóc Trăng; tiếp tục mở rộng kinh Saintenoy. Từ 1906 - 1910, đào sâu mở rộng kinh Chợ Gạo cũng trên cánh đồng Cần Thơ - Sóc Trăng. Đào thêm các kinh mới: Phụng Hiệp, Phổ Dương, Xẻo Von, Carabelli, Mang Cá, Ba Rinh, Lacoste. Bắt đầu đào kinh Cái Lớn đi Trèm Trẹm. Vùng giữa sông Tiền - sông Hậu đào xẻ cù lao May, mở rộng kinh Cổ Chiên - Trà Vinh, đào sâu sông Mân Thít; đào các kinh Chàng Ré (1917), Nàng Rền (1911), Thốt Nốt - Cái Bè. Từ 1911 - 1913, mở rộng kinh Bassac - Long Mỹ, Ba Xuyên - Ô Môn, Sóc Trăng - Phụng Hiệp, Hậu Giang - Long Mỹ, Bạc Liêu - Cà Mau và kinh Tiếp Nhựt. Ở Bến Tre chỉ đào kinh Mỏ Cày.

Khối lượng đào kinh tăng vọt lên, chỉ trong 9 năm (1905 - 1913), khối lượng đào kinh bằng tàu cuốc đã lên đến 37,5 triệu m3.

Ngày 23/5/1913, một cuộc đấu thầu lần thứ ba, Công ty đào sông và các việc công chánh Đông Dương lại trúng thầu chương trình đào kinh 1913 - 1918. Nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhứt, hợp đồng phải thay đổi rất nhiều lần và gia hạn lại trong các năm 1927, 1928, 1929.

Từ 1914 - 1929, tàu cuốc đã đào 177 triệu m3 đất kinh. Nếu cộng cả kinh đào xáng và đào tay thì đã có con số 1.664 km. Những kinh đào lớn trong đợt này bao gồm: cải tạo mở rộng kinh Ô Môn - Thị Đôi (1917 - 1918), đào kinh Ba Rinh (1925), kinh Sóc Trăng - Bố Thảo (1914 - 1915), kinh Cái Lớn (1925 - 1926).

Quy mô nhứt trong đợt nầy là đào kinh Rạch Giá - Hà Tiên, được tiến hành vào cuối thời kỳ, đánh dấu một bước thực dân chuyển sang khai thác vùng tứ giác Long Xuyên. Khu khai thác rộng trên 220.000 ha, nằm giữa Rạch Giá - Hà Tiên - Tri Tôn. Đây là vùng ngập úng quanh năm, phủ đầy lau sậy và rừng tràm, phèn tích đọng lâu năm, một vùng hoang vu rộng lớn. Năm 1926, thiết kế được duyệt, gồm một kinh chánh Rạch Giá - Hà Tiên đi song song với bờ biển trên chiều dài 81 km, sâu 3,5 - 3,8 m, khối lượng đào đắp 7,2 triệu m3. Kinh chánh được nối thông với biển bằng 4 kinh nhánh, bề rộng mặt nước 28 m, để thoát nước ra biển Tây. Từ kinh chánh có 4 kinh phụ đi sâu vào vùng trũng để tiêu úng và phèn: kinh Tri Tôn (31 km), kinh Ba Thê (40 km), kinh Hà Giang, kinh Tám Ngàn. Kinh Rạch giá - Hà Tiên được thi công vào cuối năm 1926, những tầu cuốc hiện đại nhứt thời đó được tập trung về đây để thi công. Công trình được thi công trong những điều kiện hết sức gian khổ: thiếu nước sanh hoạt, nền đất không ổn định, rễ cây mọc sâu.

Việc thi công kéo dài mãi đến 1928 mới xong kinh Tri Tôn. năm 1930, xong kinh Ba Thê. Đến tháng 9 năm 1930, kinh chánh Rạch Giá - Hà Tiên cùng 4 kinh xẻ ra biển mới hoàn thành. Hệ thống kinh nầy cho phép thâm nhập sâu và rộng vào vùng đất hoang hoá của khu tứ giác Long Xuyên để chở lúa gạo ở những vùng đất khai khẩn. Quan trọng hơn nữa là vận chuyển vôi, phốt phát và sau nầy là xi măng từ Hà Tiên về Saigon một cách nhanh nhứt, để mở mang công nghiệp, vật liệu xây dựng.

Khoảng thời gian 1923 - 1931, trong vùng Cần Thơ còn cải tạo mở rộng nhiều kinh rạch khác như: Tiếp Nhựt, Ông Ray, Ô Môn, Xẻo Vọng, Saintnoy. Hình thành một khu thủy nông có nhiều kinh rạch nhứt đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 1895, Tổng đốc Lộc cho đào một con kinh lớn dài 45 km, rộng 10 m. Bắt đầu từ rạch Bà Bèo (arroyo Commercial, rạch Thương Mại), đào thời Tây Sơn, bao quanh cả vùng Mỹ Tho đổ ra rạch Ruộng gần Sa Đéc. Để phục vụ cho công trình nầy, dân phu phải đào 3 con rạch nhỏ, đi từ Cái Thia, Trà Lót, Cái Bè, lấy lối vào kinh chánh, dài tổng cộng 81 km, trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Kinh đi qua vùng hoàn toàn không có người ở, phải tiếp tế lương thực, thuốc men và nước sanh hoạt cho dân phu. Đào xong 3 con kinh mở lối nầy mới dùng thuyền tiếp tế các nhu yếu phẩm nói trên cho việc đào con kinh chánh. Tháng 4 năm 1897, kinh được chủ tỉnh Mỹ Tho Paul Bocquillon tổ chức khánh thành và tháng 7 năm đó được Toàn quyền Paul Doummer chấp thuận đặt tên là Tổng Đốc Lộc. Cho đến 1945, tên nầy mới bị xoá bỏ và đặt tên là kinh Nguyễn Văn Tiếp (Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh đầu tiên của tỉnh Mỹ Tho). Về sau người ta đào thêm nhiều con kinh cấp 2, nối kinh Tổng Đốc Lộc với rạch Cái Bè - Cai Lậy, đánh số thứ tự từ 1 đến 11.

Cũng giai đoạn nầy, Lagrange, viên tham biện Tân An (Long An nay) đứng ra điều hành đào con kinh vào những năm 1899 - 1903 (cùng với các kinh Cờ Nhíp, Đá Biên), nối sông Vàm Cỏ Tây ở đầu phía đông và kinh Phước Xuyên, kinh Đông Tiến ở đầu phía tây tại ngã tư gãy Cờ Đen. Kinh có chiều dài 45 km, rộng 40 m, sâu 4 m. Đây là đường thuỷ quan trọng từ miền Đông về miền Tây qua ngõ Vàm Cỏ Tây theo hai hướng: kinh Đông Tiến hoặc kinh Phước Xuyên. Năm 1925 - 1927, kinh được hãng thầu Pháp là Monvéneux tổ chức nạo vét với quy mô lớn hơn. Kinh được đặt tên là Lagrange, ngoài ra còn có những tên khác như kinh Ông Lớn, kinh Cùng. năm 1947, chánh quyền cách mạng đổi tên kinh Lagrange thành kinh Dương Văn Dương, Khu bộ phó khu 7, hy sanh trong một cuộc hành quân Bến Tre, được truy phong hàm thiếu tướng. Ngày nay, con kinh nầy tiếp nhận nước ngọt từ sông Tiền để tưới cho những cánh đồng hai vụ của huyện Tân Thạnh (Long An).

Năm 1907, trong cuộc họp của Hội đồng Thuộc địa, Tổng thanh tra công chánh Đông Dương A.Pounyanne đưa ra một quy hoạch vừa đào mới vừa nạo vét, mở rộng cải tạo các kinh: Lagrange, Tổng Đốc Lộc, Đá Biên, Phủ Sửu, Tân Châu - Vàm Cỏ, cù lao Sung, cù lao Tây - Vàm Cỏ. Nhưng cho đến năm 1914 cũng chỉ khảo sát mà thôi.

Tỉnh Cần Thơ, khoảng từ 1900 - 1920, có hơn 350 km kinh đào thêm nối qua Rạch Giá và Sóc Trăng. Năm 1915, Pháp lại cho nạo vét và cải tạo kinh Giây Thép (sông Bảo Định). Năm 1917, cải tạo rạch Ba Rài, đào những đoạn bị ngắt quãng. Năm 1918, cải tạo kinh Tổng Đốc Lộc. Từ 1923 - 1925, đào kinh nối rạch Thương Mại với sông Mỹ Tho. Từ 1921 - 1924, cải tạo mở rộng kinh Tổng Đốc Lộc và kinh số 4. Từ 1927 - 1931, đào nối kinh số 4 một đoạn 4 bis và kinh Lagrange. Tính đến năm 1930, khối lượng đào kinh bằng tàu cuốc ở đồng bằng sông Cửu Long là 155 triệu m3, khối lượng nầy gia tăng đều đặn hàng năm. Sang đến năm 1936, Pháp đã cho đào 1.360 km kinh chánh, 2.500 kinh phụ và hàng ngàn km kinh nhỏ với kinh phí lên đến 58 triệu đồng.

Công bằng mà nói, với hệ thống kinh đào được thực hiện trong khoảng 80 năm ở Nam kỳ, người Pháp đã làm thay đổi hẳn diện mạo nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất canh tác được mở rộng không ngừng, đồng nghĩa với sản lượng lúa ngày một tăng, hình thành nên thị trường hàng hoá trên lãnh vực nông nghiệp. Giao thông vận tải cũng phát huy hiệu quả qua hệ thống giao thông đường thủ. Đó là những tiền đề quan trọng giúp cho việc phát triển sản xuất, đời sống và bảo đảm an ninh lương thực của cả nước ở một vựa lúa lớn nhứt nước.

Hình là kinh Chợ Gạo.

Nguồn: Nguyễn Thành Lợi - Nam-Kỳ Đất cũ người xưa.

03/09/2020

Nhớ ngày 3 tháng 9 năm 1945🇻🇳

Không đầy 24 giờ sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sáng ngày 3-9-1945, các Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự phiên họp đầu tiên của Chính phủ tại Bắc Bộ Phủ (Dinh Thống sứ Bắc Kỳ cũ), dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mở đầu phiên họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chính phủ đối với đất nước. Người nêu rõ: " Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền độc lập tự do. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, làm cho chính quyền đó thực sự là của dân, do dân và vì dân"
Người cũng nêu lên sáu công việc cấp bách của cách mạng nước ta:

Một là, phải phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói. Người đề nghị trong khi chờ đợi ngô, khoai và các thứ lương thực phụ khác phải ba bốn tháng mới có, phải mở một cuộc lạc quyên, mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ góp lại cho người nghèo.

Hai là, mở ngay một chiến dịch chống nạn mù chữ.

Ba là, tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Bốn là, mở một chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại.

Năm là, bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.

Sáu là, tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Các Bộ trưởng đã thảo luận sôi nổi và hoàn toàn nhất trí những đề nghị của Người.

Phiên họp kết thúc trong buổi sáng cùng ngày.
Ảnh: Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt tháng 8/1945. Ảnh: TTXVN
Nguồn: Diễn đàn lịch sử - VPC

02/09/2020

Chào mừng 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020).

Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 01/09/2020

NGÀY NÀY NĂM XƯA.

Ngày 1/9/1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho việc xâm lược Việt Nam. Từ đây, nhân dân Việt Nam phải sống dưới ách thống trị của 2 tầng áp bức, thực dân nửa phong kiến cho đến khi Cách mạng tháng 8 thành công.

Ngày 1/9/1939, quân Đức quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Đây là cuộc chiến khốc liệt nhất và gây thiệt hại lớn nhất về nhân mạng và tiền bạc trong lịch sử nhân loại.
Nguồn: Diễn đàng lịch sử - VPC

27/07/2020

Tròn 73 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2020)
ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ.

Photos from NEWGATE TOUR GUIDE TEAM's post 01/05/2020

Lịch sử qua màn ảnh nhỏ
THÔNG TIN GÓP NHẶT MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
A. Tiết nghi trượng
Tiết nghi trượng hay còn gọi là "đạo", "độc". Đây được biểu trưng cho quyền lực của nhà vua. Vì tính chất thiêng liêng của cờ này mà các quan, các tướng nhận cờ tiết làm nhiệm vụ phải ghi rõ tên và chức vụ lên cờ và làm lễ tế kỳ đạo trước rồi mới thực hiện nhiệm vụ. Cây cờ có hình đầu rồng cụp xuống thể hiện sự quy phục quyền lực đối Hoàng Đê. Đầu rồng ngậm chuỗi 5 chùm tua có thể là tượng trưng cho Ngũ Hành hoặc có thể là tượng trưng cho con số tham thiên, lưỡng địa. Ngoài ra còn có mao nghi trượng tương tự tiết nghi trượng chỉ khác chỗ thay tua bằng lông thú và tiết trượng cắm bên phải xe, mao trượng cắm bên trái xe.
B. Kim sách
+ Kim sách Triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, thường được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại sắc mệnh, chiếu dụ vua ban về các việc chính sự, lễ nghi triều đình. Đó là sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích... Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút.
+ Sách vàng dùng trong cách lễ kính dâng huy hiệu hoàng đế, hoàng hậu các đời trước; kính dâng tôn hiệu hoàng thái hậu; sách phong hoàng tử, các công trong hoàng thân; sách phong các bậc trong cung (hoàng quý phi thì làm sách bằng vàng, sáu ngôi phi khác thì làm sách bằng bạc mạ vàng, (cung) tần trở xuống thì làm sách bằng bạc).
+ Bìa trước và sau của kim sách hầu hết đều chạm hình rồng 5 móng tượng trưng cho vương quyền. Số tờ sách có từ 3, 5, 7, 9 tờ. Sách của Hoàng Đế có 9 tờ. Có trường hợp 4, 6 và gần 20 tờ.
+ Bố cục sách văn thường gồm 3 phần: mở đầu ghi niên hiệu và tên người dâng, ban kim sách; chính văn nêu lý do, ca ngợi phẩm hạnh, công đức người được dâng, ban kim sách và cuối cùng là tước hiệu được tôn, phong cùng những lời chúc tụng, những điều răn bảo cho được xứng với tước hiệu mới. Nội dung kim sách không những chứa đựng những thông tin giá trị về lịch sử, tư tưởng đạo đức, điển chế, điển lễ đương triều mà còn phản ảnh chân thực chân dung cuộc đời, sự nghiệp của các hoàng đế và các nhân vật ghi trong kim sách.
+ “Đây là bằng chứng vật chất còn lại để thế hệ mai sau biết về văn hiến nước nhà, để con cháu còn có bằng chứng mà tự hào với các nước” - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
*********
Tham khảo:
https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/bau-vat-kim-sach-trieu-nguyen-594826.ldo
http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/4002/68896/bao-vat-hoang-cung-kim-sach-trieu-nguyen-1802-1945.html
Nguồn ảnh: https://pops.vn/series/phuong-khau-5da547082769b5003b21cd4a

_________
Newgate Operations Department
Phone: 0899 50 03 02
Mail: [email protected]
Facebook: Newgate Tour Guide Team
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCT8k2CkjZd9cgXo0RqaZJpg
_________
Newgate tự hào là một trong những đội, nhóm HDV đầu tiên tại ĐBSCL. Với phương châm "con người trên hết", Newgate chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cung cấp cho thị trường lao động những HDV chuyên nghiệp.
Newgate được thành lập để đồng hành cùng các đơn vị lữ hành, du lịch trong việc xây dựng, phát triển du lịch Việt Nam bền vững.
Vì một ngành Du lịch Việt Nam thịnh vượng!

Newgate TV 19/04/2020

SỬ DỤNG CỘT KILOMET
Có bao giờ bạn từng thắc mắc cột Kilomet bên đường có ý nghĩa gì không?
Cột Kilomet (Km) hay còn gọi là cột cây số, cột mốc đường. Việc cắm cột Km nhằm mục đích xác định lý trình để phục vụ yêu cầu quản lý đường và kết hợp chỉ dẫn cho những người tham gia giao thông biết khoảng cách trên hướng đi.
PHÂN LOẠI THẾ NÀO?
Phần đầu hình bán nguyệt có màu đỏ với hệ thống đường quốc lộ, màu xanh với hệ thống đường tỉnh, màu nâu với hệ thống đường huyện và màu vàng với hệ thống đường chuyên dụng. Phần thân cột là màu trắng. Hai cột lớn cách nhau 01 Kilomet. Điểm đầu của tuyến đường được ghi trên cột Km là “Km00”.
Ngoài cột lớn có đầu hình bán nguyệt thì còn có cả cột H nữa. Cột H đóng vai trò như độ chia nhỏ nhất của tuyến đường. Giữa hai cột lớn sẽ có 9 cột H cách đều nhau 100 met lần lượt được đánh số từ H1 đến H9. Trên cột H còn ghi số Km hiện tại cách cột Km đầu tiên (Km00).
CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HIỆN TẠI DỰA VÀO CỘT KM?
Cột Km giúp bạn xác định vị trí của bạn trên trên tuyến đường đang lưu thông (lý trình). Dựa vào cột Km bạn có thể biết mình cách điểm đầu và điểm cuối bao xa. Thậm chí bạn có thể biết được vị trí chính xác của điểm tham quan, điểm dừng, từng ngã ba, ngã tư,...nằm trên tuyến đường nếu bạn nắm rõ vị trí của các điểm đó.
Bạn có tin được không, nhờ sử dụng cột Km mà tôi đã biết chính xác vị trí bệnh viện và kịp cấp cứu cho du khách đấy!
Những yêu cầu khi sử dụng cột Km:
Bạn phải xác định chính xác độ dài, điểm đầu, điểm cuối của tuyến đường đang lưu thông.
Bạn phải xác định chính xác vị trí của cột Km hoặc cột H gần nhất.
Bạn phải xác định chính xác vị trí của điểm dừng tiếp theo.
Nếu bạn là HDVDL thì bạn phải tính nhẩm siêu nhanh để kịp trả lời một câu hỏi kinh niên của hầu hết các du khách là “Bao lâu nữa tới vậy em?”.
Cách tính như sau:
Gọi A là điểm đầu (Km00), B là điểm cuối/điểm dừng tiếp theo (Km-n), M là điểm dừng hiện tại (M phải nằm giữa AB).
Ta có:
M - A = khoảng cách so với điểm đầu
B - M = khoảng cách so với điểm cuối/điểm dừng tiếp theo
Ví dụ 1: bạn đang đang lưu thông trên QL1 (dài 2301 km) theo hướng Bắc - Nam, qua địa phận Tp Cần Thơ (Km 2068) và bạn muốn đến Tp. Bạc Liêu (Km 2180) thì bạn cần phải di chuyển một quãng đường bằng = 2180 - 2068 = 112 km.
Ví dụ 2: bạn đang lưu thông trên QL20 (dài 264 km) theo hướng về Đà Lạt và bạn muốn đến đồi chè Cầu Đất (Km256+500). Xe bạn dừng dâng lễ tại suối Đức Mẹ Bình An trên đèo Bảo Lộc có cột H = H5/102, có nghĩa là:
Bạn đang cách điểm đầu ngã ba Dầu Dây (Km00) 102,5 km (102 km + 500 m) và cách điểm cuối ngã ba Đơn Dương (Km264) = 161.5 km. Bạn còn phải di chuyển thêm 154 km nữa mới tới đồi chè Cầu Đất (256.5 - 102.5).
Khá là đơn giản phải không? Còn chần chừ gì nữa mà không sử dụng cột Km ngay hôm nay để vẽ sơ đồ tuyến điểm cho riêng mình đi nào! Chúc bạn thành công!
* Bài copy từ FB HDV Trọng Huyền. Anh, chị copy vui lòng nhớ ghi nguồn!
_________
Newgate Operations Department
Phone: 0899 50 03 02
Mail: [email protected]
Facebook: Newgate Tour Guide Team
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCT8k2CkjZd9cgXo0RqaZJpg
_________
Newgate tự hào là một trong những đội, nhóm HDV đầu tiên tại ĐBSCL. Với phương châm "con người trên hết", Newgate chú trọng việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cung cấp cho thị trường lao động những HDV chuyên nghiệp, bền kiến thức, vững nghiệp vụ.
Newgate được thành lập để đồng hành cùng các đơn vị lữ hành, du lịch trong việc xây dựng, phát triển du lịch Việt Nam bền vững.
Vì một ngành Du lịch Việt Nam thịnh vượng!

Newgate TV Kênh chia sẻ thông tin du lịch chính thức của nhóm Hướng dẫn viên Newgate. The official Youtube chanel of team Newgate tour guide.

Want your business to be the top-listed Travel Agency in Can Tho?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Nhiệt huyết - Năng động - Sáng tạo


  • Official name: NEWGATE TOUR GUIDE TEAM

  • Day of birth: February 13th, 2020

  • Team Leader: Đoàn Trọng Huyền

  • Area: Mekong Delta (Việt Nam).
  • Telephone

    Address


    3 Tháng 2 Street, Ninh Kiều
    Can Tho
    902480

    Other Can Tho travel agencies (show all)
    Review Du Lịch Cần Thơ Review Du Lịch Cần Thơ
    Hai Bà Trưng, Ninh Kiều
    Can Tho, 900000

    Review Du Lịch Cần Thơ mong muốn giới thiệu những sản phẩm đặc sắc và hấp dẫn nhất cho du khách.

    Local Tour Guide Mekong Delta Local Tour Guide Mekong Delta
    Hai Bà Trưng
    Can Tho, 94000

    I am a local guide in Can Tho. If you need any information about Mekong delta, feel free to contact!

    Du Lịch  Rồng Á Châu Du Lịch Rồng Á Châu
    15B Trần Khánh Dư, Ninh Kiều, Cần Thơ
    Can Tho, 900000

    Hội Thi Hướng Dẫn Viên Du Lịch DNC Lần II - Năm 2021 Hội Thi Hướng Dẫn Viên Du Lịch DNC Lần II - Năm 2021
    Can Tho

    Hội thi hướng dẫn viên du lịch DNC lần 2 năm 2021

    Du Lịch Đài Loan Tự Túc Du Lịch Đài Loan Tự Túc
    Cần Thơ
    Cần Thơ

    Dịch vụ Visa Đài Loan Visa Nhật , Hàn , Mỹ , EU....... Liên hệ : 0849189252

    Tây Nam Bộ Tây Nam Bộ
    An Khánh
    Can Tho

    Khám phá 13 tỉnh của vùng Tây Nam Bộ: Văn hoá - Thiên Nhiên - Con người - Ẩm th?

    Du lịch Bình Thủy - Tìm về Di sản Du lịch Bình Thủy - Tìm về Di sản
    Số 43 Đường Đặng Văn Dầy, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy
    Can Tho

    giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa địa phương, hỗ trợ thông tin du lịch

    Saigontourist Travel Saigontourist Travel
    104-106 Nguyễn An Ninh, Ninh Kiều
    Can Tho, 70000

    Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tại Cần Thơ

    Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Sông Nước Việt Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Du Lịch Sông Nước Việt
    414 Đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
    Can Tho, 123456

    Tour du lịch trong nước & ngoài nước, vé máy bay, dịch vụ cho thuê xe

    Mekong Delta Local Guide Mekong Delta Local Guide
    Cach Mang Thang 8
    Can Tho, 900000

    A tour planner, a guide, a real experience

    Mekong Tours Information Bureau Mekong Tours Information Bureau
    93 Mau Thanh, Xuan Khanh, Ninh Kieu
    Can Tho, 9000

    Mekong Tours Information Bureau is your friendly local tour and hotel provider operated from Can Tho