Ăn Dặm Mẹ Ruby

Ăn Dặm Mẹ Ruby

cảm ơn các mom đã ghé và ủng hộ shop nhà candy ��
chúc các thiên thần nhỏ ăn ngoan chóng lớn �

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 28/03/2022

Thực đơn ăn dặm 30ngày đầu adkn
St

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 19/07/2020

Đt em hư ít đăng bài thoy chứ em vẫn bán bt nghe cả nhà.
Chén em đang sale cả nhà tranh thủ rước ẻm nè

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 16/07/2020

Sáng giờ 2 đơn cho các bé yêu
Chúc các con ăn ngoan nè
Mẹ cần gì thì vào ủng hộ em nè

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 16/07/2020

Cả nhà mình có cần gì thì ủng hộ em nhé cả nhà ơi

15/07/2020

Chuẩn bị giao đến các bạn nhỏ nha

15/07/2020

Hàng về đẹp mê ly nhé cả nhà ơi.
Cả nhà cần gì ủng hộ em nhé

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 13/07/2020

💹NHỮNG CỘT MỐC QUAN TRỌNG ĐỂ THEO DÕI CON TRẺ TRONG 12 THÁNG ĐẦU 👦

❓ “Bé nhà mình 6 tháng mới chỉ được 6 kg, có bị thiếu chất không?”
❓ “Bé ngồi được lúc mới 5 tháng, có ảnh hưởng đến cột sống và phát triển chiều cao không?”....
👉Có cả hàng tỉ thắc mắc tương tự thế này đặc biệt là mẹ sinh con lần đầu, sự phát triển đến chóng mặt của bé khiến mẹ có phần bối rối phải không. 🤔🤔
Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng🌮, môi trường sống và quá trình bố mẹ tập luyện cho bé nên có thể sẽ có sự khác biệt, nhưng nhìn chung, đây là những mốc thời gian tiêu chuẩn mẹ nên tham khảo.
✔Hãy lưu về 12 mốc thời điểm phát triển của bé để theo dõi xem con mình có đang phát triển bình thường không nhé!
------------------------------------------

13/07/2020

Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến là:

- Ăn dặm truyền thống (ADTT)

- Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN)

- Ăn dặm bé chỉ huy (BLW)

❤ Đầu tiên là phương pháp Ăn dặm truyền thống (ADTT).

(Phương pháp mà chúng ta vẫn hay dùng là nấu 1 nồi cháo đủ hết cách thành phần ấy)

Đặc trưng của phương pháp này là cách nấu bột, cháo lẫn với thịt, rau thành một bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé; tiến độ ăn thô đi dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm người lớn, kéo dài từ 6 tháng đến khi bé được khoảng 2 tuổi. Bé thường được cho ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên bữa ăn thường kéo dài.

Ưu điểm:
- Đảm bảo cho bé bữa ăn đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm
- Dạ dày bé không phải làm việc quá sức sớm vì ăn từ nhuyễn sang đặc
- Việc chế biến của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian vì 1 bát cháo chỉ cần trộn mọi thứ vào và đun lên là xong

Nhưng nhược điểm của nó đó là:
- Do thức ăn được trộn lẫn vào nhau nên bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn, dẫn tới chóng ngán.
- Bé biết ăn thô muộn, nhất là khi mẹ không để ý đến việc tăng độ thô thức ăn dần dần cho bé
- Nếu cứ liên tục cho bé ăn cháo trong thời gian dài và không thay đổi phương pháp nấu thì bé sẽ bị chán ăn và sẽ dẫn đến phải dùng chiêu trò để con ăn (tivi, ipad, điện thoại...) sẽ làm cho con không có thói quen tập trung ăn uống.

Phương pháp này vẫn được hầu hết các gia đình Việt Nam sử dụng. Nếu chỉ dùng nguyên phương pháp này tất nhiên sẽ có hạn chế. Nhưng nếu chúng ta kết được với 2 phương pháp còn lại thì hiệu quả rất tuyệt vời đấy. Chúng ta tiếp tục nhé!

❤ Phương pháp ăn dặm phổ biến thứ 2 là Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN)

Với phương pháp này thì chú trọng chế biến riêng từng loại thức ăn, tinh bột, rau củ, thịt cá đều nếu thành món chứ không trộn lẫn vào nhau. Ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích cho bé ăn thô sớm, 1 tuổi đã có thể ăn cơm.

Ưu điểm
- Bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn do được ăn từng thứ 1
- Bé có khả năng ăn thô sớm vì 9 tháng đã được tập ăn bốc.
- Cho bé ăn nhạt
- Cho bé ngồi ghế ăn, ăn tập trung, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi, không ép ăn

Nhưng nhược điểm là:
- Mẹ mất nhiều thời gian nấu nướng, chế biến. Các mẹ ở Nhật sau khi sinh thường nghỉ hẳn ở nhà nuôi con nên có điều kiện thực hiện chế độ ăn uống này cho bé.
- Giai đoạn đầu tập cho bé ăn đủ các nhóm dinh dưỡng khá khó khăn nên có thể bé tăng cân chậm
- Mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và người xung quanh khi theo phương pháp này.

Phương pháp rất nhiều mẹ Việt Nam áp dụng và thành công rồi, nhưng không phải tất cả đều thành công được, vì hạn chế lớn nhất của nó là cầu kỳ trong chế biến. Bữa nào mà cũng nấu đủ 4 món cho con ăn thì những mẹ đi làm rất khó để làm được. Vậy nên ta phải kết hợp với phương pháp khác nữa. Và tiếp theo là phương pháp thứ 3.

❤ Phương pháp Ăn dặm bé chỉ huy BLW

Phương pháp này phổ biến ở các nước châu Âu và Mỹ. Đặc trưng của ăn dặm theo các này cho bé ăn thô như người lớn ngay từ đầu, không nấu cháo nấu bột. Bé ăn cùng bàn cũng bữa với gđ.
Chúc các mom thành công nhé

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 12/07/2020

Hàng em mới vừa cập bến nha mấy chế mai e quay Lên mấy chế xem được cái nào k nè
Đẹp mê ly à nha

12/07/2020

Pancake từ bả đậu gà hôm qua mẹ làm đậu hũ đậu gà ăn còn dư bã nên tận dụng luôn zị hihi
Nguyên liệu:
- bã đậu
- bột hotcake
- sữa công thức ( sữa mẹ nếu bé dưới 1y)
- trứng gà ( bé dưới 1y sd lòng đỏ)

11/07/2020

Chúc các mom và các thiên thần cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc nè

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 11/07/2020
11/07/2020

Xỉu

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 11/07/2020

Thực đơn blw bé 7-8m
.

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 11/07/2020

ĐẸP MÊ HỒN. KHAY DỌN CƠM CHO BÉ GIÁ HẠT DẺ

Khay ăn, Khay Decor, Khay Trái Cây Nhựa
3️⃣5️⃣k / khay

✅Chất liệu : nhựa - Xuất xứ : Quảng Châu
Màu sắc, chất liệu cứng cáp, thiết kế đẹp, lên hình ăn ảnh.
✅Có các mẫu : đám mây, cà rốt, dứa, quả dâu
✅Màu : hồng nhạt, trắng kem, xanh lá, cam đất

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 10/07/2020

Hót hót nghe mấy chế combo yến mạch Đức + khuôn đậu hũ giá siêu ưu đãi chỉ trong 3 ngày 11-12-13/07 nhé mấy chế
Tiết kiệm gần 30k cho chị em.

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 10/07/2020

Hơn 50 công thức bữa phụ cho con
Mom nào thấy bài e like trang em với nhé ♥

10/07/2020

Mẹ con em ngồi đây từ sáng tới chiều chờ hàng về thế nhưng lâu quá 😢
Cô chú thông cảm cho mẹ con em nghen về là em giao ngay và liền nè

10/07/2020

⁉⁉⁉TẤT TẦN TẦN BIẾNG ĂN DƯỚI 1 TUỔI
“Con em không chịu ăn gì cả chị ơi!”
“Con em toàn khóc khi nhìn thấy đồ ăn thôi!”
“Con em toàn nhai nhả đồ ăn mãi không chịu nuốt gì cả!”
“Con em chỉ ngậm đồ ăn thôi ạ!”
Nếu mẹ phàn nàn khi bé có những biểu hiện sau thì xin chúc mừng mẹ, bé của mẹ đang có các biểu hiện của biếng ăn điển hình! Nếu mẹ k có hướng xử lý phù hợp, căng thẳng, stress và dễ dẫn đến các hệ quả là phải cho con đi ăn rong, thậm chí phải ngồi ăn với cái ipad hoặc tivi mới xong bữa.
Mẹ candy sẽ nói về giai đoạn bé từ 6-12 tháng tuổi trước nha!
Biếng ăn dưới 1 tuổi có biểu hiện như là trẻ ăn k đủ lượng sữa (dưới 450ml/ngày với trẻ từ 6-12 tháng và có dấu hiệu như ngủ vặt, ăn vặt, quấy khóc, nước tiểu vàng) và trẻ k chịu ăn dặm, khóc lóc khi nhìn thấy đồ ăn, thích nhè hơn thích nuốt, quay đầu, ngậm miệng, đẩy đồ ăn ra, ngậm thức ăn và từ chối nhai….
Cùng Mẹ candy tìm hiểu các NGUYÊN NHÂN và GIẢI PHÁP nha.

+ BIẾNG ĂN DO RỐI LOẠN VỊ GIÁC
NGUYÊN NHÂN : con được giới thiệu ăn dặm quá sớm trước 5 tháng; con bắt đầu ăn dặm bằng bột làm sẵn (có nhiều đường và gia vị); con ăn quá nhiều gia vị muối/đường/nước mắm/bột nêm trước 1 tuổi; hay con thỉnh thoảng được cho ăn vặt chứa bột ngọt/mì chính trong các bánh/đồ ăn vặt mua bên ngoài/làm sẵn hoặc những thức ăn của gia đình chứa bột ngọt/mì chính; con uống quá nhiều nước hay là uống nước hoa quả nhiều.

GIẢI PHÁP: Hãy đúng từ khi bắt đầu để không phải sửa sai về sau vì ăn dặm sớm cơ thể con chưa có đủ men tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây khó chịu khi ăn, lâu ngày làm con biếng ăn. Ngưng bột ăn dặm làm sẵn và chuyển cấu trúc cháo xay nghiền nhuyễn. Kiên nhẫn giới thiệu riêng từng món và đợi con làm quen trở lại. Giới hạn 1 tuần chỉ nên giới thiệu 3 món mới, cứ 1 món lập lại 2-3 ngày (nguyên tắc 3-day-WAIT). Mục đích để con quen mùi vị, và thử dị ứng món mới và giúp men tiêu hóa hoạt động, hấp thu tốt hơn. Giảm dần và hạn chế gia vị trong bữa ăn của con. Cho bé ăn các thực phẩm lành mạnh như bánh ăn dặm cho bé, hạt ăn dặm, trái cây không quá ngọt, sữa chua, phô mai, tự làm các loại bánh cho bé…

Lượng nước bổ sung cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi (không kể sữa) không quá 70-80ml/ngày để không làm giảm lượng sữa và đồ ăn dẫn đến cơ thể không lấy đủ chất dinh dưỡng. Đối với nước ép hoa quả thì trẻ nên được uống nước ép pha loãng tỉ lệ 1:3 giai đoạn 6-7.5 tháng còn giai đoạn 7.5 tháng – 1 tuổi trẻ có thể uống nước ép nguyên chất giới hạn dưới 80ml/ngày, tuần không quá 3 ngày. (nước ép hoa quả cũng nằm trong lượng nước bổ sung cho trẻ)

+ BIẾNG ĂN SINH LÝ (rơi vào các tuần khủng hoảng)
NGUYÊN NHÂN : giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi con trải qua các tuần khủng hoảng 26 – 37 – 46. Trong giai đoạn này con đang tập trung cơ thể vào việc luyện tập các kĩ năng mà tạm thời quên đi nhu cầu năng lượng. Con có thể mè nheo khi ăn, đứng lên ghế hoặc trèo ra khỏi ghế chạy vòng quanh.

GIẢI PHÁP: khi mẹ thấy con có biếng ăn trong giai đoạn tuần khủng hoảng thì tuyệt đối mẹ không nên ép con ăn, không dụ dỗ con ăn bằng mọi cách. Tiếp tục áp dụng quy tắc bàn ăn, ăn đúng giờ, đúng bữa, áp dụng quy tắc 3 cơ hội, không cho con ăn vặt nếu đói. Dần qua tuần khủng hoảng con sẽ ăn bù lại.

***Quy tắc 3 cơ hội là gì? Nếu con không hợp tác ăn, không quát mắng con, bình tĩnh hỏi: “Con có muốn ăn tiếp không?”. Nhấc con ra khỏi ghế, nếu con đòi vào ghế thì cho vào nhưng nếu con tiếp tục không hợp tác thì lại hỏi lại con “Mẹ thấy con không muốn ăn nữa rồi, mẹ cho con ra nhé!”…Cho con đúng 3 cơ hội đến lần thứ 4 thì dừng bữa ăn và đợi đến bữa sau.

+ BIẾNG ĂN DO CƠ THỂ KHÔNG CÓ HOẶC GIẢM NHU CẦU TĂNG CÂN
NGUYÊN NHÂN : mỗi trẻ sẽ có đường tăng trưởng riêng (xem biểu đồ CDC hoặc WHO, tải app Pediatric Growth Chart), nên các bé đến giai đoạn nào đó sẽ không có nhu cầu ăn do cơ thể đang điều chỉnh theo đúng kênh tăng trưởng của mình.

GIẢI PHÁP: Con đang có cân nặng đạt chuẩn, đến bữa chỉ ăn 2-3 muỗng thì ngưng và ngậm hay quay mặt đi không ăn nữa. Nếu con có biểu hiện không muốn ăn thì nên ngưng ngay, không ép con ăn vì nhu cầu con chỉ đến đó. Mẹ hãy tôn trọng nhu cầu của con và đợi đến khi con có nhu cầu tăng trở lại sau khoảng 2 tuần mẹ có thể tăng thêm lượng ăn, nếu con cần con sẽ ăn. Cho con 3 cơ hội để ăn nếu không mời con ra khỏi bàn kết thúc bữa ăn. Con vẫn sinh hoạt bình thường, vui vẻ chạy nhảy thì cha mẹ cứ chờ đợi, khi nào có nhu cầu nạp năng lượng, con sẽ ăn trở lại.

+ BIẾNG ĂN DO CON BỊ SUY DINH DƯỠNG HOẶC THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG
NGUYÊN NHÂN : các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt) tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tham gia vào cấu tạo các men xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể nên nếu thiếu cũng khiến trẻ bị biếng ăn.

GIẢI PHÁP: Nếu cha mẹ nghi ngờ con bị thiếu chất, hãy cho con đi khám dinh dưỡng tại các cơ sở uy tín, kiểm tra và xét nghiệm xem con có bị thiếu chất gì không, nếu có thì nên bổ sung liều lượng như thế nào hợp lý và bổ sung bằng đường nào (có thể dùng thực phẩm hoặc vitamin theo gợi ý của bác sỹ dinh dưỡng).

+ BIẾNG ĂN DO BỆNH LÝ
NGUYÊN NHÂN: con gặp khó khăn nhai nuốt như mọc răng, viêm amidan; rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nôn trớ, hay nhiễm trùng tiêu hóa hay hệ hô hấp…Cơ thể con rất mệt vì phải chống lại bệnh tật nên tạm thời xao nhãng việc ăn.

GIẢI PHÁP: Khi này mẹ nhớ đi khám bác sỹ và không sử dụng thuốc và men tiêu hóa bừa bãi khiến cho con biếng ăn thêm. Trong thời gian con biếng ăn do bệnh lý, mẹ giảm độ thô của con xuống so với hiện tại con đang ăn được, hỗ trợ đồ lỏng, dễ ăn hoặc chia nhỏ bữa để con tập trung sức chống bệnh tật sau đó quay lại con ăn. Không nên ép con ăn. Sau 1-2 tuần mới phục hồi thì mới ăn ngon được và sẽ ăn bù. Hoặc nếu con mọc răng thì cho con ăn những rau củ lạnh để làm mát lợi và cảm giác dễ chịu khi nhai cắn, có thể dùng các loại gel làm mát lợi hỗ trợ giai đoạn này cho con.

+ BIẾNG ĂN DO TRẺ KHÔNG CÓ NẾP SINH HOẠT HOẶC NẾP SINH HOẠT KHÔNG HỢP LÝ
NGUYÊN NHÂN : mẹ cho con ăn quá nhiều bữa trong 1 ngày, cho con ăn vặt linh tinh quá nhiều, ăn uống không đúng giờ đúng bữa khiến con lúc nào cũng thấy lưng lửng, k cảm nhận no đói và ăn bữa ăn không hiệu quả. Con ăn vặt nhiều còn khiến cho con không học được cách ăn no, trữ năng lượng lâu nên con luôn cáu gắt vì ăn chưa đủ no nhưng khi ăn thì ăn ít và rất kén ăn.

GIẢI PHÁP: khi này mẹ cần sắp xếp lại lịch ăn cho con cho phù hợp. Bữa ăn dặm và sữa nên ăn liền nhau, không nên cách bữa (trừ BLW giai đoạn đầu do con đang tập ăn thì ăn liền sẽ dễ khiến con trớ sữa vì khi mới ăn con dễ ọe). Hãy cho con thời gian chờ đến bữa ăn để cơ thể con cảm nhận được cảm giác đói để ăn hiệu quả hơn, cơ thể con thích nghi dần và lấy đủ lượng đồ ăn con cần.
+ BIẾNG ĂN DO SỮA KHÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐỘ TUỔI
NGUYÊN NHÂN : Con còn bú đêm hay lượng sữa trong ngày uống quá nhiều dẫn đến con không còn nhu cầu ăn uống. Con từ 6 tháng nên được cai sữa đêm nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn ăn dặm này. Thường các con khi mẹ thấy lượng ăn ngày quá kém thì thường cai ti đêm cho con, có bé cai ti đêm khoảng 4 tháng.

GIẢI PHÁP: Mẹ cai ti đêm cho con theo các cách như gộp dần các cữ ăn lại, cắt dần từng cữ, cắt hết tất cả các cữ, cho con uống nước để cai sữa (không khuyến khích) – mẹ tham khảo thêm trong sách Nuôi con không phải là cuộc chiến – EASY (P.105-112). Giảm dần lượng sữa theo đúng lứa tuổi của con vì nếu con no sữa quá thì con sẽ không muốn ăn dặm nữa và kết quả là cơ thể con sẽ thiếu chất cần thiết cho cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của con.
Mẹ tham khảo lượng sữa theo độ tuổi:
6 tháng – 7 tháng: 600 - 700ml
7-9 tháng: 500 - 600ml
9-12 tháng: 500 - 600ml

+ BIẾNG ĂN DO CẤU TRÚC ĐỒ ĂN KHÔNG PHÙ HỢP: ĂN NHUYỄN HOẶC ĂN LẪN QUÁ LÂU
NGUYÊN NHÂN : con không được tăng dần thô hoặc tăng thô quá nhanh khi ăn dặm, cơ hàm không được luyện tập do không được ăn thô. Con tăng thô nên đúng theo lộ trình của con vì cấu trúc loãng đặc thức ăn không phụ thuộc vào số răng con có hay không, mà nó liên quan đến phát triển não bộ, do đó khi quan sát các biểu hiện của con hoặc khi đến độ tuổi là cần phải thay đổi cấu trúc đồ ăn của con. Con sẽ có các biểu hiện như là con ọe ra không ăn thô được khi có lợn cợn, hoặc từ chối ăn cháo chỉ thích ăn cơm nát hoặc cháo đặc, chỉ bú mẹ k thích ăn cháo nữa. Hoặc khi mẹ cho con ăn lẫn đồ ăn quá lâu, không tách riêng từng loại thực phẩm khiến con không cảm nhận được mùi vị đồ ăn sẽ không thấy ngon miệng.

GIẢI PHÁP: Cho con ăn riêng các loại thức ăn, và giới thiệu dạng đúng cấu trúc cho con, từ từ từng ít một. 1 -2 ngày, con có thể không ăn gì, vẫn không sao. Giữ đúng lượng sữa. Tăng dần lượng đồ thô của bát cháo chứ không tăng 1 phát cái này sang cái kia, ví dụ như cháo tấm: cho vào 1 phần hạt thô rồi tăng dần 3 rồi 5 phần để đến lúc con ăn được.
Độ tuổi tham khảo tăng thô:
5.5-7 tháng: dạng rây nhuyễn, mịn
7- 9 tháng: hạt vỡ gạo tấm, dạng cà nát, k cần rây, hạt lợn cợn
10 tháng tuổi: dạng xé nát, cà nát, có hình cấu trúc thức ăn. Cơm nát chuyển dần sang cơm hột nửa, hột nguyên. Sau đó có thể giới thiệu các loại thức ăn cắt hình ngón tay. Sau 1 tuổi con có thể ăn đa dạng những cấu trúc.

+ BIẾNG ĂN DO TÂM LÝ
NGUYÊN NHÂN: biếng ăn tâm lý có thể do con bị áp lực mỗi bữa ăn do bị ép ăn, quát mắng, bóp mồm bóp miệng để con ăn, bắt con phải cầm đũa hoặc cầm thìa khi con chưa sẵn sàng khiến cơ thể con luôn trong trại thái chiến đấu khi vào bữa ăn khiến con sợ hãi khi ăn. Hoặc mẹ cho con ăn theo nhu cầu của mẹ, phải ăn giống CON NHÀ HÀNG XÓM, phải mập như cái BẠN NHÀ HÀNG XÓM kia mới ổn, nên mẹ cho ăn quá nhiều so với nhu cầu thực tế của con, so với cơ thể con cần.

GIẢI PHÁP: Hãy TIN TƯỞNG VÀO CON! Con sẽ ăn theo nhu cầu của con, không phải ăn theo nhu cầu của bố mẹ. Bố mẹ là người cung cấp và giới thiệu đồ ăn cho con, con sẽ chọn đồ ăn con cần tương ứng với nhu cầu của con vì con có hệ tiêu hóa rất thông minh. Sẽ có tuầnn con thích ăn tinh bột hơn, có tuần con thích ăn rau hơn hay có tuần con thích ăn đạm hơn, mẹ không nên quá khắt khe miễn sao định lượng đồ ăn theo tháng của con vẫn đảm bảo cân bằng là được. Khi con tỏ ra không muốn ăn thì nên dừng lại đặc biệt các giai đoạn biếng ăn sinh lý của con thì mẹ không nên dọa nạt con hay bắt ép con ăn dẫn đến biếng ăn tâm lý.

+ BIẾNG ĂN DO MÔI TRƯỜNG ĂN THỤ ĐỘNG
NGUYÊN NHÂN : con ăn khi ngủ từ nhỏ nên không cảm nhận được no đói và nhu cầu của mình. Bố mẹ cho con đi ăn rong, xem tivi, ipad để ăn, chơi trò chơi, nói chuyện khi ăn khiến con ăn thụ động và con không tiết enzyme tiêu hóa thức ăn do không tập trung nhai thức ăn nên lâu dần sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa, ăn không ngon mà chỉ lấy lượng.

GIẢI PHÁP: Cho con ngồi ghế ăn dặm từ khi bắt đầu, cho con ăn trong vòng 20-30 phút và cắt giảm dần các tác nhân khiến con ăn thụ động, giảm dần 1 tác nhân nếu thành công thì giảm tiếp tục các tác nhân còn lại dần để con chấp nhận. Cùng với việc thiết lập giờ giấc ăn uống hợp lý để con hợp tác ăn uống hơn mà không cần đến những yếu tố khiến cho việc ăn uống của con trở nên bị động. Mới đầu con sẽ khó chấp nhận nhưng mẹ dần nhất quán thì con sẽ hiểu đâu là giờ ăn và đâu là giờ chơi để ăn uống chủ động hơn nếu không sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và phát triển vị giác khiến biếng ăn kéo dài rất khó hồi phục. Và quan trọng hơn là bố mẹ hãy làm gương cho con, tránh dùng điện thoại, xem tivi khi ăn để tránh khi con lớn và hiểu biết hơn sẽ hỏi tại sao bố mẹ được xem Tivi khi ăn nhưng lại cấm con xem?

+ BIẾNG ĂN DO BỮA ĂN QUÁ NHÀM CHÁN, KHÔNG ĐA DẠNG
NGUYÊN NHÂN: cha mẹ cho con ăn liên tục vài món ăn, không đa dạng về kết cấu, màu sắc hay mùi vị đồ ăn khiến con ăn lâu dần cũng chán. Như người lớn mình cũng vậy, nếu có hôm nào được đổi món ăn hay món ăn hấp dẫn thì cũng cảm thấy ngon miệng hơn nhiều mà.

GIẢI PHÁP: mẹ hãy học hỏi nhiều hơn để trở thành đầu bếp của con, nấu đa dạng và thay đổi đồ ăn cho bé thường xuyên! Quan trọng không phải là khó hay dễ mà quan trọng là mẹ có thực sự muốn thay đổi mình hay không thôi!

Trên đây là tất cả các về biếng ăn của trẻ giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi, các mẹ đã hiểu được ít nhiều nguyên nhân khiến con biếng ăn rồi đúng không ạ? Mẹ Bơ chỉ muốn các mẹ nhớ kỹ hai từ sau để cùng con vượt qua được giai đoạn biếng ăn là “KIÊN NHẪN & TỈNH TÁO”. Mẹ cần KIÊN NHẪN để giúp con vượt qua các giai đoạn biếng ăn vì mẹ hãy hiểu là con là con người, chứ không phải cái máy, sẽ có lúc thế này, lúc thế khác, lúc ăn nhiều lúc ăn ít là chuyện rất rất bình thường. Thứ hai là, mẹ luôn cần TỈNH TÁO tức là hãy trở thành 1 bà mẹ hiểu biết, hãy đọc nhiều, tìm hiểu nhiều để không cảm thấy áp lực mỗi khi con biếng ăn, trở nên tự tin hơn mỗi khi con ăn kém vì biết rằng mình không hề làm sai gì cả mà đây là giai đoạn của con, mình sẽ hỗ trợ con vượt qua các giai đoạn biếng ăn này, áp dụng thần chú MAKENO nếu con không ăn. Không tự ý dùng các sản phẩm nào được quảng cáo là điều trị biếng ăn hay giúp lợi khuẩn đường ruột mà nên được sự tư vấn của bác sỹ. Ngừng so sánh với CON NHÀ HÀNG XÓM, ngừng CÂN CON thường xuyên, và hãy TÔN TRỌNG NHU CẦU của con và cho con cái quyền rất đơn giản là QUYỀN ĐƯỢC ĐÓI nha các mẹ!

Chúc mẹ và con luôn vui vẻ trong hành trình ăn dặm của mình nha!
——-
Nguồn tham khảo:
Kinh nghiệm cá nhân, các sách về ăn dặm, bác sỹ Anh Nguyễn và các tài liệu khác.

10/07/2020

6 QUY TẮC BÀN ĂN ĐỂ CON ĂN CHỦ ĐỘNG & HIỆU QUẢ
“MÀY CÓ MUỐN ĂN NỮA KHÔNG?”
Có khi nào stress quá do con không ăn, các mẹ đã nói với con câu thế này chưa ạ? Thực sự, có lúc Mẹ Candy cũng stress vì con không ăn uống gì, bản thân em bé candy cũng thuộc dạng em bé “còi” nên cũng có 1 vài lần đã nổi nóng khi con không chịu ăn, cứ quay mặt đi. Chưa đến mức xưng mày tao với con nhưng mình nghĩ sự nổi nóng của mình thậm chí cái lườm nguýt của mình đối với con đã làm con sợ, và có thể con sẽ học theo mẹ. Mình đã rất ân hận và đã phải tìm hiểu kỹ hơn về giai đoạn của con để mình không cảm thấy stress với con nữa. Mình lại phải tự hứa với bản thân: Bình tĩnh nào! Bình tĩnh nào!

Nhiều mẹ ở giai đoạn bé biếng ăn, có thể do tuần khủng hoảng, do bệnh lý, do đồ ăn chưa phù hợp, do lịch ăn dặm chưa phù hợp hoặc do lượng sữa quá nhiều so với độ tuổi….,nhiều khi mẹ không biết làm gì, ngoài việc quát tháo con, cố gắng đút cho con được miếng nào tốt miếng đó hoặc làm đủ mọi cách để con ăn, dẫn đến con hình thành những thói quen ăn uống khó sửa về sau này. Nên việc thiết lập cho bé QUY TẮC BÀN ĂN là rất quan trọng, để con hình thành được những thói quen ăn uống tốt, nhận biết được khi nào là giờ ăn và con sẽ tôn trọng bữa ăn hơn đặc biệt rất cần áp dụng khi bé vào giai đoạn BIẾNG ĂN hoặc là khi bé từ chối ăn món gì đó do bé không thích.

Và cách làm của mình trong mọi tình huống bây giờ chỉ là áp dụng QUY TẮC BÀN ĂN này cho candy thôi. Trộm vía tỉ lần là em bé dần đã hiểu rằng nếu không ăn thì sẽ đói và mẹ sẽ không có đồ gì cho em ăn đâu, nên nhiều khi vẫn cố gắng ăn hơn dù đồ ăn em không thích hoặc vào giai đoạn biếng ăn của em thì k ăn thì nhịn đợi bữa sau thôi, mẹ không cố thêm miếng nữa!

Khi nào cần áp dụng QUY TẮC BÀN ĂN? (trừ lúc con ốm bệnh thì mẹ thông cảm nha, hỗ trợ con ăn những món dễ nuốt phù hợp khi con ốm)
+ Áp dụng ngay từ khi con bắt đầu ăn dặm.
+ Khi con từ chối ăn, nếu bé được mẹ đút thì sẽ quay mặt đi không ăn, đẩy thìa, lắc đầu.
+ Khi con ngồi ném đồ ăn, ném thìa, bát không chịu ăn, con đòi ra khỏi ghế ăn.
+ Khi con không chịu ăn một món ăn nào đó khi được giới thiệu, chỉ bắt đầu ăn khi có đồ ăn con thích.
+ Khi con chỉ ăn khi có các thiết bị điện thoại, ipad, đồ chơi…

Vậy áp dụng QUY TẮC BÀN ĂN thế nào?
1. Bé luôn NGỒI GHẾ KHI ĂN
Rèn cho bé thói quen ngồi ghế khi ăn ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm.
Việc cho bé ngồi ghế khi ăn vừa giúp con nhận biết được ăn là phải ngồi ghế, ra khỏi ghế sẽ không được ăn. Hơn nữa việc ăn trên ghế còn giúp các bé tránh được nguy cơ hóc nghẹn, sặc khi ăn uống không đúng cách, vừa ăn vừa chạy nhảy nô đùa rất nguy hiểm cho bé đặc biệt các bé theo phương pháp BLW.

Ngồi ghế khi ăn còn hữu ích khi gia đình đi ăn uống tại nhà hàng, sẽ không có tình trạng mẹ phải chạy theo con trong suốt bữa ăn. Nhưng nếu em bé của bạn thích khám phá khi đến nơi mới, thì mẹ có thể cho con chơi xung quanh nhà hàng trước khi ăn để bé bớt tò mò và khiến bé vui hơn và hợp tác hơn khi ăn.

2. ĂN CHỦ ĐỘNG
Tức là ăn uống không có tivi, ipad, điện thoại, không ăn rong, không nói chuyện nhiều với con trong bữa ăn, không dùng đồ chơi khi ăn.
Ăn uống thụ động sẽ khiến cơ thể con không nhận biết được no đói và nhu cầu của mình, ăn nhiều khi không nhai, cơ thể không tiết ra enzym tiêu hóa thức ăn, lâu dần có thể khiến con không chịu nhai khi ăn ảnh hưởng hệ tiêu hóa, ăn không ngon miệng mà chỉ ăn lấy lượng.

3. Thời gian ăn KHÔNG QUÁ 30 PHÚT cho bữa ăn dặm chính VÀ 20 PHÚT cho bữa phụ.
Việc con ăn quá lâu, không những ảnh hưởng đến men răng con do con nhai lâu hoặc ngậm đồ ăn trong miệng không ăn. Ngoài ra việc ăn lâu còn ảnh hưởng đến các bữa ăn khác của con do thời gian ăn giữa các bữa ăn không đảm bảo dẫn đến các bữa ăn kém hiệu quả.

Nếu cha mẹ cho con thói quen ăn uống chỉ trong 30 phút/ bữa ăn thì con sẽ hiểu là mình cần ăn nhanh để kết thúc bữa ăn, nếu không ăn xong mẹ sẽ dẹp đi, và mình sẽ đói. Con sẽ ăn uống hiệu quả hơn trong bữa ăn đó.

4. KHÔNG ĂN VẶT, KHÔNG ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT
Nếu con không ăn trong bữa ăn, cha mẹ cũng không nên thương con rồi cho con ăn lắt nhắt các bữa nhỏ, tạo thành vòng luẩn quẩn. Con không ăn bữa chính -> mẹ cho ăn vặt -> rồi đến bữa ăn sau lại không ăn -> lại tiếp tục cho ăn vặt…Con sẽ không học được cách tôn trọng mỗi bữa ăn và ăn uống sẽ không hiệu quả trong từng bữa. Nên có giờ ăn uống cố định, giờ nào bữa đó để con tự nhận thức được lịch sinh hoạt ăn uống của mình từ đó có thói quen ăn uống tốt hơn.

Trẻ không nên ăn đồ ngọt bánh kẹo nhiều vào các bữa trong ngày dễ khiến con có cảm giác no bụng và chán ăn. Cho bé ăn các thực phẩm lành mạnh như bánh ăn dặm cho bé, hạt ăn dặm, trái cây không quá ngọt, sữa chua, phô mai, tự làm các loại bánh cho bé…

5. KHÔNG ÉP CON ĂN hay KHÔNG DỤ DỖ CON ĂN
Hãy TIN TƯỞNG VÀO CON! Con sẽ ăn theo nhu cầu của con, không phải ăn theo nhu cầu của bố mẹ. Bố mẹ là người cung cấp và giới thiệu đồ ăn cho con, con sẽ chọn đồ ăn con cần tương ứng với nhu cầu của con vì con có hệ tiêu hóa rất thông minh. Khi con tỏ ra không muốn ăn thì nên dừng lại đặc biệt các giai đoạn biếng ăn sinh lý của con thì mẹ không nên dọa nạt, quát mắng con hay bắt ép con ăn dẫn đến biếng ăn bệnh lý.

Mẹ cũng không nên dụ dỗ con ăn kiểu như:”Ăn đi con, món này ngon lắm này!”, “Ăn đi tí mẹ cho đi chơi!”, “Ăn rau đi con tí mẹ cho ăn kem/ ăn kẹo nhá!”. Điều này sẽ khiến con biến việc ăn như 1 công việc chứ k phải là thưởng thức món ăn. Thay vì dụ dỗ bằng lời nói, hãy cho con tự cảm nhận bữa ăn bằng cách đa dạng đồ ăn cho con, chế biến đồ ăn đẹp mắt, hấp dẫn con, hay là tạo cho con không khí vui vẻ khi ăn để con luôn hứng thú ăn uống.

6. QUY TẮC 3 CƠ HỘI
Quy tắc 3 cơ hội là gì? Nếu con không hợp tác ăn, không quát mắng con, bình tĩnh hỏi: “Con có muốn ăn tiếp không?”. Nhấc con ra khỏi ghế, nếu con đòi vào ghế thì cho vào nhưng nếu con tiếp tục không hợp tác thì lại hỏi lại con “Mẹ thấy con không muốn ăn nữa rồi, mẹ cho con ra nhé!”…Cho con đúng 3 cơ hội đến lần thứ 4 thì dừng bữa ăn và đợi đến bữa sau.
Quy tắc 3 cơ hội với bé dưới 2 tuổi sẽ giảm dần còn 2 cơ hội với bé trên 2 tuổi.

Đối với các bé k chịu ăn rau, ăn thịt hay ăn tinh bột dài ngày, chỉ ăn những đồ bé thích thì mẹ cũng nên quán triệt quy tắc bàn ăn. Giới thiệu đồ con k thích ăn trước, cho 3 cơ hội. Không ăn thì mẹ cho nhịn đợi bữa sau ăn. Bữa sau lại giới thiệu món ăn đó đầu tiên. Dần để con biết là con cũng cần ăn những thực phẩm nhóm khác nữa! Dần con sẽ hợp tác ăn hơn. Lượng sữa bữa sau đó thì theo đúng lượng theo tuổi con thường ăn, k cho ăn bù. Nếu cần có thể tạm thời cắt sữa bữa sau để con hợp tác với bữa ăn dặm đã ạ. Chắc chắn khi k cho bé ăn thì bé sẽ quấy hơn bình thường nhưng mẹ cần chấp nhận 1-2 hôm nha!

Trên đây là 6 Quy tắc bàn ăn cho bé. Các mẹ hãy áp dụng triệt để các quy tắc trên mỗi khi bé từ chối ăn, đảm bảo với các mẹ là bé sẽ luôn có thói quen ăn uống tốt. Như bé candy bây giờ, nếu không ăn, mẹ cho ra khỏi ghế, xin xỏ năn nỉ mẹ cho vào ghế để ăn, ngồi vào ghế lại tươi như hoa và chén tiếp nếu còn nhu cầu, còn không ăn thì mẹ cho nhịn đợi bữa sau. Chỉ có giai đoạn candy bị biếng ăn quá khoảng 2 tháng liền thì mẹ có cho candy nhịn thì đến bữacandy cũng không ăn. Đó là giai đoạn mẹ cần chấp nhận sự thật là con đang không có nhu cầu ăn do nguyên nhân nào đó mẹ cần tìm hiểu.

Mẹ nhớ nguyên tắc của mọi nguyên tắc đó là tôn trọng con và trở thành cha mẹ nhất quán, không nên hôm thế này, hôm thế khác, con sẽ rối theo mẹ và khi đó thì con rất khó để học được các quy tắc bàn ăn mà mẹ muốn cho con tuân theo.

Cuối cùng, chúc mẹ và bé luôn ăn uống vui vẻ và không áp lực để mỗi bữa ăn không còn là cuộc chiến!
.

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 09/07/2020

Đầu tư cho bé yêu 1 set nhé mom ơi
Kích thích cho bé ăn ngon miệng hơn nè ♥
chén sứ cực xinh cho bé iu

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 09/07/2020

Kẹo chipp choa các bé yêu

Photos from Ăn Dặm Mẹ Ruby's post 09/07/2020

Thực đơn blw cho bé 8-9m

09/07/2020

👶🏻 0->1 tháng tuổi
-Cho con bú 10-15 phút/lần và 3 tiếng thì cho bé bú 1 lần để dần dần tạo thói quen bú đúng giờ.
-Tập cho con biết ngẩng đầu, mỗi lần ngẩng 10 giây và một ngày tập 2 lần (làm nhẹ nhàng, từ từ).
-Không nên bế trẻ quá nhiều vì sẽ khiến trẻ “khó tính, bám mẹ”, sau này sẽ rất khó tự lập.
-Tuyệt đối không được rung lắc, đưa võng mạnh để ru con ngủ vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não trẻ.

👶🏻 1->2 tháng tuổi
-Buổi sáng, trẻ có thể ngủ thêm khoảng 1-2 lần nên cứ để con ngủ thêm, không nên cố đánh thức con dậy sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc.
-Lúc này, mỗi ngày trẻ bú khoảng 6 lần, mỗi cữ khoảng 100-120ml. Trung bình lượng sữa nạp vào cơ thể trong 1 ngày là khoảng 600ml.
-Cho bé tập nhìn vào các đồ vật hình thù khác nhau rồi di chuyển đồ vật từ từ để con đưa mắt theo.
-Sau mỗi lần tắm, nhẹ nhàng massage lưng, bụng, chân tay cho con bằng dầu massage dành riêng cho da trẻ sơ sinh để trẻ phát triển hệ thống thần kinh và hoàn thiện cơ quan xúc giác.

👶🏻 2->3 tháng tuổi
-Thời điểm này, thay vì dùng khăn xô lót đầu cho con, có thể sử dụng một chiếc gối thấp mỏng để con gối đầu.
-Ai có điều kiện thì có thể cho con đi đến các trung tâm tập bơi để bé phát triển hệ thống miễn dịch, tăng dung tích phổi, giúp con tự tin và không đánh mất bản năng bơi lội bẩm sinh trong cơ thể.
-Không cho trẻ nhìn vào màn hình ti vi hoặc điện thoại quá 3 phút vì những tia bức xạ sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt trẻ.

👶🏻4->5 tháng tuổi
-Một số bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm ở thời điểm này. Tuy nhiên, đây là sai lầm cần tránh vì các bác sĩ khuyên từ 6 tháng trở đi mới đúng là thời điểm con tập ăn dặm.
-Răng bé có thể hơi nhú nên khó chịu, sốt, đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải.
-Nên nói chuyện với con nhiều hơn và dạy bé tập nói những từ cơ bản như mẹ, bà, ba… Kiên trì tập thì mai mốt con sẽ hiểu và biết nói rất sớm.

👶🏻5->6 tháng tuổi
-Giai đoạn này trẻ vẫn bú mẹ rất nhiều. Nên tránh cho trẻ ăn sữa chua, sữa bò.
-Khi con được 6 tháng tuổi, có thể tập cho bé ăn dặm.
-Trẻ cũng bắt đầu thể hiện tính khí ngang ngược, dễ khóc quấy, khó chịu khi người khác không chiều theo mình nên cần dạy con cách kiềm chế, điều gì nên và không nên làm.

👶🏻6->7 tháng tuổi
-Nếu cho con ăn dặm thì lượng ăn dặm vừa phải, mỗi ngày chỉ nên thử 1-2 thìa và cần quan sát phản ứng của trẻ. Và khi trẻ đã quen rồi thì mới bắt đầu tăng từ từ lượng ăn lên. Lưu ý: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh ở độ tuổi ăn dặm khuyên cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
-Để ý kĩ hơn tới chuyện mọc răng và vệ sinh khoang miệng cho trẻ.
-Bố mẹ thay phiên nhau đọc truyện cho bé làm quen âm thanh và năng lượng bme

👶🏻7->8 tháng tuổi
-Không cho trẻ uống nước lạnh, nước ngọt bừa bãi.
-Có thể tập cho con thói quen dùng thìa xúc ăn và cầm cốc để uống nước.
-Trẻ có khả năng lặp lại các động tác nên hãy tranh thủ dạy trẻ nhiều việc hơn để con phát triển tư duy và thể chất một cách tốt nhất.
-Không nên hù dọa khiến trẻ bị ám ảnh về chuyện ma cỏ, “ông ba bị”. Điều này khiến trẻ lớn lên nhút nhát, mất tự tin.

👶🏻8->9 tháng tuổi
-Trẻ ăn dặm thuần thục thì có thể đổi sang cho con ăn cơm nát, bánh bao để thay đổi, giúp con hứng thú hơn trong chuyện ăn uống.
-Cho trẻ uống nước ấm để tránh bị viêm họng. Đây là
-Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt không lành mạnh hay những món khó tiêu.
-Đừng quên nâng cao khả năng leo trèo cho trẻ (và nhớ giám sát con thật kĩ).

👶🏻9->10 tháng tuổi
-Không cho trẻ ăn kẹo, socola vì rất có hại cho răng và hệ tiêu hóa.
-Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn chính và cần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
-Cả gia đình nên ở bên nhau, cùng xem sách, đọc truyện cho con nghe vào mỗi tối để hình thành thói quen đọc sách cho con từ bé .

👶🏻11 ->12 tháng tuổi
-Dạy con cách lật mở từng trang sách và nhận biết các chữ số, chữ cái.
-Dạy con mạnh mẽ, tự đứng dậy khi bị ngã, không khóc nếu đó là lỗi do con gây ra.
-Cho con đi lại bằng chân trần sẽ giúp trẻ vững vàng hơn và phát triển xúc giác ở chân, rèn luyện khả năng miễn dịch.
-Dạy con nói nhiều từ hơn bằng cách gợi mở cho con nói rồi lặp đi lặp lại từ đó.

Nguồn: Sưu tầm

Want your business to be the top-listed Shop in Can Tho?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Hàng về đẹp mê ly nhé cả nhà ơi.Cả nhà cần gì ủng hộ em nhé
Pancake từ bả đậu gà hôm qua mẹ làm đậu hũ đậu gà ăn còn dư bã nên tận dụng luôn zị hihi Nguyên liệu:- bã đậu - bột hotc...
Xỉu
Những món cháo giúp bé tăng cân vèo vèo..... Các mom vào tham khảo nhé

Telephone

Website

Address


Nguyễn Văn Cừ
Can Tho