Bassac Cruise Mekong Delta

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Bassac Cruise Mekong Delta, Travel Service, 144 Hai Bà Trưng, Ninh Kiều, Can Tho.

01/08/2022

Cycling is a pleasant yet exciting way to discover the village during your visit on shore. Free your mind while riding on the tree-lined paths, you might stop whenever you wish to capture a beautiful moment of the local inhabitants.

Your bicycle is ready. Time to get your Bassac tickets and join the ride.

Chuyến du ngoạn trên bờ sẽ thêm phần hứng khởi với tùy chọn tour xe đạp. Bạn có thể thả hồn trôi theo những cung đường rợp bóng cây hay dừng chân bất cứ lúc nào để ghi lại khung cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân.

Xe đạp đã sẵn sàng rồi. Bạn hãy tham gia cùng Bassac nhé.





---
Credit: Bassac River Retreatriver.retreat
[email protected]
Hotline: 0903033148

23/05/2022

Happiness is a welcoming place
A welcoming place is happiness.

Hạnh phúc khi ta có một nơi an yên để trở về.



---

Bassac River Retreatriver.retreat
[email protected]
Hotline 0903033148
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ

10/12/2021

Một chút màu xanh và không khí trong lành sẽ giúp tâm hồn chúng ta thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.



Photo credit: Bassac River Retreat



TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 - 0365787900
Văn phòng 02923829540

30/11/2021

Cuộc sống bận rộn hằng ngày đôi khi lặp lại liên tục và không ngừng nghỉ, nhiều lúc chúng ta cần dừng lại và dành một phút cho bản thân. Hòa mình vào sự bình yên của thiên nhiên và sông nước, ta có cơ hội lùi lại để khám phá chính mình và tái nạp năng lượng để tiếp tục tiến lên trong cuộc sống.

Bassac River Retreat, nơi bạn có thể dừng chân một lát để chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi.



---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 29/11/2021

Từ lâu, hình ảnh chiếc áo bà ba và khăn rằn đã đồng hành cùng người phụ nữ miền Tây như một y phục đặc trưng cho sự mộc mạc, thuần khiết và toát lên tính cách đôn hậu, dung dị khiến bao du khách say lòng.

Khăn rằn có nguồn gốc từ người Khmer (tiếng Khmer đọc là krama) và trong quá trình cộng cư của các dân tộc trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, nó đã được chuyển thành thứ trang phục đặc trưng. Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2m, rộng chừng 40–50 cm, không cầu kỳ, sặc sỡ mà bình dị, đơn giản.

Để làm ra chiếc khăn rằn hoàn chỉnh, người thợ phải tốn nhiều thời gian bởi trải qua nhiều công đoạn, từ việc xả những cuộn chỉ lớn thành những búi nhỏ, cho chỉ vào nồi nhuộm màu rồi phơi trên giàn. Sau đó, đến công đoạn lên bột hồ cho chỉ, quấn chỉ vào những con thoi đưa lên khung dệt, dệt thành những tấm khăn rằn hoàn chỉnh nối liền nhau, cuối cùng là cắt khăn rằn thành từng chiếc lẻ (người trong nghề gọi là “xé khăn”).

Trong suốt quá trình sản xuất khăn rằn, công đoạn lên hồ (bột hồ được lấy từ bột gạo) được xem là quan trọng nhất, bởi nó giúp những sợi chỉ cứng hơn, dễ dàng dệt khăn và khi dệt xong khăn rằn sẽ có độ cứng vừa phải, dễ gấp nếp; nhưng khi sử dụng, giặt qua nhiều lần lớp hồ trôi đi, khăn sẽ trở nên mềm mại; đó là một trong những đặc điểm vô cùng độc đáo của những chiếc khăn rằn.

Hãy đồng hành cùng với về thăm miền Tây không chỉ để thưởng thức phong cảnh sông nước hữa tình, mà còn là dịp để nhìn ngắm hình ảnh chiếc khăn rằn giản dị, mộc mạc nhưng gắn bó với con người nơi đây như những người bạn tri kỉ.

Photo credit: https://thamhiemmekong.com/

TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 23/11/2021

Những âm thanh cuộc sống sẽ rõ ràng hơn khi ta nhắm mắt trên boong tàu lộng gió.

Lắng nghe dòng sông đầy tiếng sóng

Lắng nghe chim bìm bịp gọi nước lớn nước ròng

Lắng nghe tiếng tàu ghe xuôi ngược

Lắng nghe tiếng lòng mình trong giây phút bình yên.



Photo credits: TransMékong, kienthuc.net.vn

---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 16/11/2021

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 4/4 - Rộn ràng hội đua ghe ngo

Mùa lễ hội Ok Om Bok hằng năm không thể thiếu sự rộn ràng của cuộc thi đua ghe ngo. Mặt sông yên lặng thường ngày nay trở nên sôi động bởi những nhịp chèo đều tay của những đội thi đấu cùng tiếng hò reo cổ vũ nhiệt tình của khán giả hai bên bờ sông.

Đua ghe ngo là môn thể thao đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và chính xác của tất cả các thành viên trong đội. Mỗi chiếc ghe ngo dài trên 30 mét có sức chứa một đội hơn 50 tay chèo, có đầu, đuôi ghe cong và thân được sơn nhiều màu sắc sặc sỡ. Hoa văn trên chiếc ghe ngo cùng đồng phục của các đội thi khiến cho mặt sông trở nên sinh động đầy màu sắc.

Các đội nghe ngo phải tập dượt ròng rã cả tháng để chuẩn bị cho hội thi vì màu cờ sắc áo của đội nhà. Đua ghe ngo là một môn thể thao đồng đội, do đó ngoài việc tập luyện cho sức dẻo dai thì các vận động viên còn phải học cách sao cho phối hợp với nhau thật ăn ý.

Việc tổ chức cúng hạ thủy ghe ngo là nghi thức rất quan trọng đối với các đội ghe ngo trước khi đi tham dự hội thi. Các vị chư tăng trong chùa sẽ đến tụng kinh chúc phúc, buộc một miếng vải đỏ ngay đầu ghe ngo và rải nước cho tất cả tay chèo có mặt để cầu bình an, tăng thêm sức mạnh và sự tự tin để đạt kết quả cao. Khi nghi thức đã xong, mọi người chung sức nhấc chiếc ghe ngo lên để di chuyển ra bờ kênh hạ xuống nước.

Trong đội hình thi đấu, ngồi đầu ghe là một vị lão làng cầm trịch vốn là người có uy tín trong cộng đồng, có nhiều kinh nghiệm trong thi đấu. Đứng giữa ghe là người giữ nhịp thông qua hiệu lệnh bằng còi để chỉ huy nhịp điệu của các tay chèo. Tùy vào chiến thuật của từng giai đoạn thi đấu, cả đội có thể gia tăng tốc độ chèo hoặc chèo đều tay nhằm giữ sức cho trận tiếp theo.

Vào ngày diễn ra hội thi, cả một đoạn sông chật kín người hai bên bờ cổ vũ. Tiếng trống hòa cùng dàn nhạc ngũ âm và tiếng còi vang lên từng hồi rộn rã. Khi hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng cặp ghe đua phóng nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa vang vang hoà trong tiếng reo hò vỗ tay cỗ vũ náo động cả mặt sông.


Photo credits: https://tourdulichmientay.vn, Báo dân tộc, VnExpress

--
Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/ok_om_bok_4_-_dua_ghe_ngo



---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 10/11/2021

Khi mặt trăng đã lên cao tỏa sáng, nghi lễ cúng trăng trang nghiêm của lễ hội Ok Om Bok bắt đầu. Lễ cúng trăng thường tổ chức tại nhà hoặc trong khuôn viên chùa Khmer, miễn sao phải đảm bảo không gian thông thoáng và không có bóng cây.

Chuẩn bị mâm cúng trăng là một việc công phu. Trước tiên người ta cắm hai cây mía và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng vòm có giăng dây cột 12 lá trầu tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

Dưới cổng lá dừa là bàn cúng gồm các lễ vật như dừa, chuối, khoai lang, khoai môn, bánh in và cốm dẹp. Trong đó, cốm dẹp là món không thể thiếu trong mâm cúng trăng

Lễ cúng trăng bắt đầu khi Mặt Trăng đã lên cao. Mọi người bắt đầu đốt nhang, đèn rồi ngồi chắp tay hướng về Mặt Trăng để làm lễ. Một người cao tuổi và có uy tín nhất trong xóm hay trong nhà sẽ tiến hành làm lễ. Người chủ lễ khấn vái nói lên lòng biết ơn của con người đối với Mặt Trăng, xin Mặt Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng tươi tốt.

Sau lễ cúng, các em nhỏ trong nhà được gọi lên để làm lễ Ok Om Bok. Người chủ lễ gọi các em nhỏ lại đứng chắp tay về hướng Mặt Trăng rồi lấy cốm dẹp và một ít thức cúng khác đút vào miệng các em, còn tay kia vỗ nhẹ vào lưng và hỏi các em ước muốn gì. Bà con Khmer tin rằng, những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin và động lực của người lớn vào năm tới.

Mọi người vui vẻ quây quần ăn bánh trái, cốm dẹp, đợi đến sớm mai để xem đua ghe Ngo. Mời bạn cùng đón đọc kỳ tới để tìm hiểu về cuộc thi đua ghe ngo, phần hội đặc sắc của lễ hội Ok Om Bok.


Photo credits: https://laodong.vn


Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/blog/ok_om_bok_3_-_le_cung_trang


---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

05/11/2021

Ngày xưa, cái ăn cái mặc còn khó khăn, phải đợi đến ngày Tết Trung Thu gia đình tôi mới được thưởng thức chiếc bánh pía thơm ngon mà mỗi người chỉ được nếm một phần tư chiếc bánh. Ăn xong rồi mà mùi vị béo thơm của chiếc bánh vẫn còn trên đầu lưỡi. Ngày đó tôi chỉ ước rằng mình có tiền để có thể ăn được gấp nhiều lần hơn nữa.

Bánh pía ngày xưa được làm khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, nhân làm bằng, sầu riêng, đậu xanh và mỡ heo chứ không có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như hiện nay. Lớp vỏ bánh mềm dẻo, mịn màng ôm lấy nhân bánh thơm ngọt phía trong. Điểm đặc biệt nhất của bánh pía là hoàn toàn không sử dụng hương liệu. Mùi thơm của bánh được tạo ra từ những múi sầu riêng được tuyển chọn từ khắp miệt vườn miền Tây.

Bánh pía có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu, do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang theo. Từ “pía” có gốc từ tiếng Triều Châu “pi-é”, âm Hán Việt có nghĩa là bánh. Trước đây, việc làm bánh pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Các lò bánh pía tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và cũng không quá béo, khiến người ăn có thể nếm lai rai mà không thấy ngán.

Do thị hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh hiện nay đã thêm vào bánh pía các thành phần hương liệu khác như khoai môn, chà bông trứng muối hay lá dứa. Bây giờ, không cần đợi đến Trung thu, chúng ta dễ dàng tìm mua được bánh pía ở siêu thị hay các tiệm tạp hóa lớn kể cả ngày thường. Cùng một loại bánh nhưng hoàn cảnh thưởng thức hoàn toàn khác nhau, bánh pía đặc biệt ngon hơn vào đêm hội trăng rằm.


Photo credit: https://www.webtretho.com/

---------------
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 02/11/2021

Chiếc bánh xèo xuất hiện trong cả ẩm thực miền Trung lẫn miền Nam với nhiều sự khác biệt. Bánh xèo miền Nam làm say lòng nhiều thực khách với vẻ ngoài to vàng đầy đặn, khi ăn có thể cảm nhận được vỏ bánh giòn béo cùng vị ngọt tự nhiên từ rau và tôm thịt của nhân bánh. Một chiếc bánh xèo miền Nam ngon và tròn vị được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, giản dị nhưng đầy cuốn hút.

Phần vỏ bánh xèo làm từ bột gạo pha loãng được nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần bột bánh xèo còn có thêm chút bột nghệ, nước cốt dừa và hành lá xắt nhỏ. Bột nghệ giúp chiếc bánh khi chiên xong có màu vàng tươi đẹp mắt và tỏa ra một mùi thơm hấp dẫn.

Ẩn bên trong lớp vỏ bánh vàng ươm, mỏng giòn là phần nhân bánh xèo cũng được chăm chút không kém. Nhân bánh xèo thường được làm từ tôm thịt hay thịt vịt xiêm băm nhuyễn xào chín với giá hẹ hoặc phần lõi non của cây dừa. Đặc sắc hơn nữa có thể kể đến món bánh xèo nhân tép trấu bông điên điển, một loại hoa mọc dại chỉ có ở miền Tây vào mùa nước nổi.

Người miền Nam dùng chảo lớn để đổ bánh nên chiếc bánh xèo khá to. Khi đổ bánh chỉ cần phết một ít dầu hoặc dùng mỡ heo thoa đều trong lòng chảo rồi đổ bột bánh, xoay đều chảo để bột được trải đều tạo thành lớp bánh mỏng khắp chảo. Bánh xèo miền Nam ngon thì bánh phải mỏng, vành bánh giòn, không bị nát và tròn trịa, nhân trải đều sau khi được gập đôi lại. Bánh xèo ngon nhất khi vừa mới ra lò và nên ăn ngay khi còn nóng.

Các loại rau ăn kèm với bánh xèo miền Nam hầu hết là rau hái từ vườn nhà như lá cách, lá cát lồi, đọt bằng lăng, lá lốt và lá tía tô. Khi ăn, lấy một phần vỏ bánh, một chút nhân bánh cuốn với rau và chấm nước mắm chua ngọt. Chén nước mắm chua ngọt với những sợi cà rốt và củ cải trắng bào mỏng là một phần quan trọng của món ăn, góp phần kết nối hương vị của những nguyên liệu lại với nhau tạo nên món bánh xèo miền Nam thanh đạm nhưng hấp dẫn.

Khi có dịp đến Cần Thơ, bạn hãy thử ghé quán bánh xèo Bảy Tới (đường Cái Sơn, Hàng Bàng) hoặc bánh xèo Huê Viên (đường Đề Thám) để trải nghiệm hương vị khó quên của món bánh xèo miền Tây nhé.


Photo credits: Bánh xèo 7 Tới Cần Thơ, Nhà hàng Sao Hôm

---
Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/banh_xeo_mien_nam



---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 26/10/2021

Cảnh ghe, xuồng tấp nập trên bến dưới thuyền miền quê nào cũng có, song có lẽ không đâu sánh bằng những khu chợ nổi chen chút ghe thuyền như ở miền Tây, đặc biệt là chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Từ 4-5 giờ sáng, âm thanh ghe tàu hòa vào tiếng người mua, người bán làm không khí thật náo nhiệt dù lúc này có lẽ vẫn còn nhiều người đang say giấc.

Ngày nay, chợ nổi không thiếu thứ gì, song nhiều nhất vẫn là nông sản. Dưới nắng sớm bình minh, những chiếc thuyền đầy ấp trái cây, cùng tiếng chào hàng nồng nhiệt, tiếng máy nổ xập xình, càng làm không khí thêm huyên náo. Chỉ khác các cửa hàng trên bộ, bởi ít thấy những biển quảng cáo, biển hiệu,… mà từng ghe, xuồng mở trần mui bày bán đủ đồ, hoặc chỉ cần dựng một cây tre (người dân gọi là cây bẹo) mắc đủ thứ hàng mẫu trên đó, thế là người mua biết ngay, không cần phải quảng cáo rùm beng.

Trên những chiếc ghe chất đầy hàng hóa ấy, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người thương buôn ăn vội bát cơm, tận dụng không gian nhỏ hẹp phía sau ghe để giặt giũ, nấu cơm, rửa chén,… Chiếc ghe không chỉ là phương tiện chuyên chở mà còn là ngôi nhà của những người dân sống bằng nghề này. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều diễn ra trên đó. Có gia đình còn mang theo cả con nhỏ vì ở quê không có người trông coi. Những em bé với gương mặt kháu khỉnh, cười toe toét mỗi lần thấy khách du lịch chụp hình. Các em vì hoàn cảnh mà phải theo chân ba mẹ lênh đênh trên sông nước, không thể đến trường…

Và dù cuộc sống khó khăn là vậy nhưng trên sông không bao giờ vắng bóng ghe xuồng mỗi ngày. Chợ nổi miền Tây đã trở thành đặc sản văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi đường bộ ngày càng phát triển và thuận tiện, người ta đành chấp nhận sự thật rằng, văn hóa chợ nổi đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Nhưng có lẽ, điều khiến du khách luôn mong muốn một lần đến thăm chợ nổi là vì những con người hiền hòa, dễ mến nơi đây. Cuộc sống sông nước nay đây mai đó nhưng lúc nào họ cũng vui vẻ, lạc quan. Khó mà quên được nụ cười hiền từ của bà bán bún riêu, tay múc bát bún miệng bà kể cho khách nghe về cách người miền Tây nấu món ăn này. Rồi bà kể về những năm tháng lênh đênh sông nước của mình và gia đình… Tất cả những điều giản đơn ấy làm chợ nổi trở thành điểm đến không thể bỏ qua nếu chúng ta có dịp về miền Tây!



Bài viết này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/cho_noi_cai_rang

Photo credits: https://tourdulich24h.com , https://dantri.com.vn

TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 23/10/2021

Đám dừa nước rậm rạp ở mé kênh sau nhà tôi không biết đã tồn tại từ khi nào. Chỉ biết rằng tôi đã thấy những tàu lá dừa nước to cao chĩa thẳng đứng lên trời kể từ khi bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh. Cây dừa nước đã ở đó trong suốt những năm tháng tuổi thơ tôi, chúng hiện diện một cách thầm lặng và có nhiều đóng góp cho đời sống của con người dân nơi vùng đồng bằng sông nước.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, dừa nước thường mọc thành từng đám lớn dọc theo mé kênh rạch hay bãi bồi. Rễ và thân của chúng nằm ngập trong bùn đất, chắt chiu dinh dưỡng từ phù sa để nuôi những tàu lá dừa to cao ấn tượng. Người dân miền Tây quý cây dừa nước bởi ngoài việc góp phần hạn chế sạt lở, loại cây này còn có nhiều ứng dụng trong lao động và đời sống thường ngày.

Khi mà cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhà cửa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được cất bằng lá dừa nước. Người ta róc những phiến lá dừa nước khỏi cuống sau đó chằm lá thành từng tấm để lợp mái nhà. Lá dừa nước còn được xẻ dọc và phơi khô để dựng thành vách nhà hay vách chái bếp nấu cơm. Mỗi khi đến mùa cắt lúa, tía tôi chẻ bẹ dừa thành từng cọng nhỏ rồi đem phơi khô để dùng bó lúa.

Đối với tụi con nít chúng tôi, cây dừa nước mang đến những món ăn tuổi thơ khó quên. Chúng tôi dùng sống dao để tìm những quày dừa nước vừa ăn, chẻ đôi từng trái dừa nước và lấy phần cơm dừa mềm dẻo bên trong. Thêm chút đường và nước đá là đã có một món giải nhiệt vào những buổi trưa nóng nực. Mẹ tôi lấy lá dừa nước để làm món bánh lá mơ ăn chung với nước cốt dừa. Tất cả những món ăn dân dã có sự hiện diện của cây dừa nước là một phần ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên nơi vùng sông nước.

Khi tôi lớn lên, đám dừa nước sau nhà dần trở nên ít đi, nhường không gian cho những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Những mái nhà lợp dừa nước ở quê hiện giờ đã được thay bằng mái tôn sáng bóng và tụi con nít cũng chẳng còn mặn mà lắm với món dừa nước dầm đường hay bánh lá. Tuy vậy, những cây dừa nước vẫn kiêu hãnh soi bóng xuống những mương rạch, cũng như trong ký ức của những người sinh ra và lớn lên tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Photo credits: http://travinh.tintuc.vn,https://tintucmientay.baoangiang.com.vn,https://danviet.vn,

--
Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/dua_nuoc

---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 19/10/2021

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 2/4 - Đút cốm dẹp

Hương vị cốm dẹp dân dã và cuộc thi đua ghe ngo sôi động là những nét đặc trưng của lễ hội “Ok Om Bok”, một lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ok Om Bok, có nghĩa là “Đút cốm dẹp”, diễn ra long trọng vào rằm tháng 10 hằng năm tại những tỉnh có đông bà con dân tộc người Khmer sinh sống như Trà Vinh và Sóc Trăng.

Năm 2021, Ok Om Bok rơi vào ngày 19 tháng 11 theo dương lịch.

Nghi lễ quan trọng của Ok Om Bok là Lễ cúng trăng diễn ra ở trước sân nhà hay trong khuôn viên chùa khi mặt trăng đã lên cao. Mâm cúng thường gồm các loại nông sản tự trồng như khoai cau, chuối chín và đặc biệt không thể thiếu món cốm dẹp. Sau khi cúng xong, một người lớn sẽ đút cho trẻ em một nắm cốm dẹp và hỏi về những ước muốn của em trong năm tới. Qua nghi lễ cúng trăng, bà con thể hiện sự biết ơn đối với thần Mặt trăng đã giúp điều hòa thời tiết, đem lại một mùa màng bội thu cùng sự ấm no sung túc cho xóm làng.

Lễ hội Ok Om Bok còn mang ý nghĩa đưa tiễn nước ra sông sau khi kết thúc một vụ mùa. Do vậy, ngoài nghi lễ cúng trăng và đút cốm dẹp bà con Khmer còn tổ chức phần hội với nhiều hoạt động như đua ghe ngo, thả hoa đăng và biểu diễn văn nghệ. Tại Sóc Trăng thường tổ chức hội thi đua ghe ngo thu hút nhiều đội dự thi từ khắp nơi ở đồng bằng và rất đông bà con tham gia cổ vũ.

Cứ mỗi mùa trăng đến, nơi làng quê yên bình của bà con Khmer lại rộn rã tiếng chày quết cốm dẹp chuẩn bị cho Ok Om Bok. Hương vị cốm dẹp cùng sự sôi động của hội thi đua ghe ngo trong lễ hội Ok Om Bok là những nét đẹp văn hóa luôn được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hãy cùng đón đọc bài viết kỳ tới để tìm hiểu rõ hơn về nghi lễ cúng trăng và đút cốm dẹp của lễ hội Ok Om Bok nhé.



Photo credits: http://www.tapchidulich.net.vn,Trung Hiếu/TTXVN, https://vntravellive.com


Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/dut_com_dep


---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 - 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 15/10/2021

Bạn đồng hành mùa nước nổi

Chiếc xuồng năm quăng vốn là phương tiện được đóng chỉ để đồng hành cùng người dân miền Tây mưu sinh qua một mùa nước nổi. Từ một chiếc xuồng có tên gọi vui mang nghĩa sử dụng một năm rồi quăng bỏ để mua chiếc khác do chất lượng không cao, xuồng năm quăng đã trở thành bạn đồng hành quan trọng trong đời sống của người dân lao động nơi miền Tây sông nước.

"Năm quăng” là có thể là xuồng ba lá, năm lá hay bảy lá, tùy theo thị hiếu và mục đích sử dụng của người mua ở từng vùng mà chiếc xuồng được đóng thành nhiều kích thước khác nhau. Xuồng năm quăng gọn và nhẹ do đóng bằng ván xẻ chỉ dày khoảng một phân từ các loại gỗ tạp như xoài, còng, gáo, bạch đàn được khai thác từ những vườn cây tại địa phương.

Chính nhờ chất liệu gỗ bình dân và độ mỏng vừa đủ để đảm bảo có thể sử dụng qua một mùa nước nổi, xuồng năm quăng được rất nhiều người dân ưa chuộng. Trong hoàn cảnh kinh tế ngày trước còn nhiều khó khăn, không phải ai cũng có thể sắm một chiếc ghe đóng bằng gỗ xịn để làm phương tiện đi lại hay làm kế sinh nhai. Xuồng năm quăng ra đời đã giúp giải quyết được những khó khăn về giá thành, tạo điều kiện cho bà con vùng sông nước có được phương tiện đồng hành để mưu sinh mỗi khi mùa nước về.

Chiếc xuồng năm quăng như đôi chân của người dân nơi vùng nước nổi. Người ta đi cắm câu, giăng lưới, đặt lợp, hái bông súng bông điên điển, đưa trẻ con sang sông đi học cũng trên chiếc xuồng gọn nhẹ và đơn giản này. Bà con giữ gìn chiếc xuồng bằng cách lắp vò, trét chai để chiếc xuồng được bền. Do vậy, dù mang tên "năm quăng" nhưng chiếc xuồng có thể bền bỉ đồng hành cùng bà con lao động trong nhiều năm nếu được bảo quản tốt.

Khi mùa nước nổi ở miền Tây không còn đong đầy như trước, vai trò của chiếc xuồng trong đời sống cũng bớt đi phần quan trọng. Tuy đã qua thời kỳ vàng son, chiếc xuồng năm quăng nhỏ bé và gọn nhẹ vẫn là một phương tiện bình dân hữu dụng trong đời sống và lao động. Chiếc xuồng như người bạn cần mẫn, không ngại nắng mưa đồng hành cùng con người miền Tây.

--

Photo credits: https://www.huongquenha.com, https://vovgiaothong.vn, https://www.ivivu.com

---
Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/xuong_nam_quang



----
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 - 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 12/10/2021

Một chuyến du lịch nghỉ dưỡng sẽ là món quà thật tuyệt dành cho người phụ nữ bạn thương yêu. Khi bạn đặt chân lên Du thuyền Bassac, món quà ý nghĩa từ cuộc hành trình sẽ mang lại những trải nghiệm thật đáng nhớ dành tặng cho bạn và người phụ nữ quan trọng của cuộc đời!


Photo credit: Nguyễn Ánh
-----------------------
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 09/10/2021

Every year now, the river enters Cần Thơ twice a day for a few days in the weeks following the equinox.

With their cohort of drama and the tremendous cost they let society bear, the floods may be just history in the making: they are caused by so many factors, some global and out of reach, others we can do something about. Or can we, really?

Floods in general are not necessarily bad, especially seasonal floods from a river. They bring alluvium from upstream, and deposit it in fresh strata over the land, and the days of high water usually bring much wanted life-carrying capacity to the land of a delta. Indeed, without floods there would actually be no Mekong delta. Yet, the floods bear a cost in damaged property, in health and even in lost lives.

The October floods are foreseeable: right after the Autumn equinox, the tides out at sea are the highest in the year, and the Mekong is high too, carrying melted snow from the Himalayas and the rains in South East Asia. As the currents from the sea tides collide with the flow of the Mekong, the surge covers a large part of the Mekong delta. But the floods have been more and more extensive over the recent decades.

What makes the predicament of the Mekong delta change over time is about the climate, the Mekong, and the use people make of land and underground water in the delta itself.

In the cities, people have been eager to build higher above the ground, not only the floors of houses but also the streets and curbs, so as to retain the freedom to move when the water is high. This may be of some use against the high water in the river when the tides are too short for the river to really overflow, but then when it does, or simply when the monsoon rains come, there is little that can be done against the sheer volume of water involved.

Autumn floods purge black water into Cần Thơ in October 2020

Worse, the paving of the roads and curbs in itself, useful as it is for sanitary reasons in drier times, prevents the water from filtering through the ground and escaping to the water banks.

The piped underground sewers play a role too: not only do they throttle the drainage of flood water, but they may also provide a passage for the river into the land across high ground and roads, and even dikes. Indeed, sewers will empty out in the streets, and black water will show in places –unsanitary, even though as most houses have septic tanks, the black water is less of a health risk than it could seem.

But then again there are floods in the countryside too,

and then there is erosion of the land and the banks,

and then there is a looming scarcity of fresh water in the delta.

The autumn floods would not mean much drama if they were not announcing a deeper evolution. Let's talk about exhausting the water banks, and let's talk about changes in quality in the Mekong's water. More about that soon.

Already posted in https://mekong-delta.com/en/blog/autumn_floods



Photos: TransMékong, vietnamnet

TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Office 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 05/10/2021

Một trong những lý do mà bạn phải đến thăm miền Tây chính là vì những con người vô cùng dễ mến nơi đây. Với tấm lòng hào sảng, mến khách, người dân đồng bằng tiếp đãi du khách như những người thân ở xa mới về. Người miền Tây làm việc hết mình, nhưng chơi thì cũng chơi “ tới bến”:

“Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”

Trăm nghe không bằng một thấy, hãy chọn Du Thuyền Bassac làm bạn đồng hành để đến thăm người dân nơi đây và khám phá những điều tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này!

Photo credit: https://zingnews.vn

-----------------------
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Photos from Bassac Cruise Mekong Delta's post 02/10/2021

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 1/4 - Cốm dẹp

Hương vị cốm dẹp tuy mộc mạc nhưng lại khó quên, nhất là đối với những người con Khmer của vùng đất miền Tây mỗi khi đến mùa lễ hội Ok Om Bok. Cốm dẹp là lễ vật được dâng lên thần Mặt Trăng trong lễ hội Ok Om Bok, được làm từ loại nếp ngon đầu mùa được rang đều trên chảo với lửa nhỏ vừa cho đến khi có hạt nếp nổ là vừa chín tới.

Nếp đã rang chín được trút vào cối quết dẹp để tách vỏ, sau đó được đổ ra nia sàng sảy loại bỏ vỏ trấu và vụn cốm. Khi chế biến, chỉ cần thêm rắc thêm vào cốm khô chút nước dừa rám vỏ, đường cát mịn và dừa nạo rồi trộn đều, để một lát cho thấm là có thể thưởng thức.

Hãy vào bếp thực hiện món cốm dẹp trộn dừa chuẩn vị miền Tây với công thức truyền thống như sau:

1/ Nguyên liệu: công thức cho tầm 4 người ăn

* 250g cốm dẹp (mua ở các tiệm gạo, tiệm tạp hóa)

* Nước dừa (lưu ý chọn dừa rám vỏ)

* 100g dừa nạo

* 4 muỗng đường (gia giảm theo sở thích)

2/ Cách làm:

a. Cốm dẹp mua về dùng rây để sàng loại bỏ hết bụi và vụn cốm dẹp, nhặt các hạt thóc còn sót trong cốm.

b. Cho cốm dẹp đã sơ chế vào thau, từ từ rưới nước dừa vào cốm và trộn đều. Lưu ý: chỉ thêm nước dừa đủ để ngấm vào cốm, không cho quá nhiều nước dừa vì sẽ làm cốm bị nhão. Để 1 tiếng cho cốm ngấm nước dừa và trở nên mềm dẻo.

c. Thêm dừa nạo và đường vào cốm là có thể thưởng thức.

Khi ăn, dùng tay bốc từng nắm cốm dẹp nhỏ và nhâm nhi để cảm nhận độ dẻo thơm của hạt cốm non hòa quyện cùng vị ngọt của đường và vị béo của dừa nạo. Hương vị cốm dẹp tuy có phần bình dị nhưng lại gợi nhiều cảm xúc về lễ hội Ok Om Bok đối với những người con Khmer ở miền Tây. Mời bạn đón đọc kỳ tới để hiểu thêm về lễ hội Ok Om Bok của người Khmer nhé.


Photo credits: https://plo.vn, https://dulichvietnam.com.vn, https://dacsanngon3mien.net


Bài này đã xuất bản tại: https://mekong-delta.com/vi/terms/blog/ok_om_bok_1_-_com_dep



---
TransMékong - 144 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều , TP. Cần Thơ
https://mekong-delta.com
[email protected]
Hotline 0903033148 0365787900
Văn phòng 02923829540

Want your business to be the top-listed Travel Agency in Can Tho?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Telephone

Address


144 Hai Bà Trưng, Ninh Kiều
Can Tho

Other Can Tho travel agencies (show all)
Xe Đưa Đón Sân Bay Cần Thơ - Lê Hùng Dvdl Xe Đưa Đón Sân Bay Cần Thơ - Lê Hùng Dvdl
583 Trần Quang Diệu, An Thới, Bình Thủy, TP. Cần Thơ
Can Tho, 94213

Nhận tuor du lịch Miền Tây; Thuê xe hoa cưới, Gặp đối tác ký hợp đồng.

Vó Sông Farm Vó Sông Farm
Trương Vĩnh Nguyên
Can Tho

Trang trại hoa và cafe - checkin chụp ảnh

Bassac River Retreat Bassac River Retreat
142-144 Hai Ba Trung, P. Tan An, Q. Ninh Kieu
Can Tho, 900000

🌱 Mekong Delta, Vietnam. 🗓 Chuyến đi tiếp theo: 18/03 từ Cần Thơ. 🗓 Next departur

Jenna Quyên - Dịch vụ vé máy bay chất lượng Jenna Quyên - Dịch vụ vé máy bay chất lượng
10 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều
Can Tho, 10ĐƯỜNGHAIBÀTRƯNG,TÂNAN,NINHKIỀU,CẦNTHƠ90000,VIỆTNAM

Dịch vụ vé máy bay, book tour du lịch giá rẻ cho mọi người

Chở Đi Phượt Chở Đi Phượt
Can Tho

Bạn có phải là người mê phượt không? Cảm giác phấn khích, mới lạ khi đượ

Cty TNHH việt Anh 86 Cty TNHH việt Anh 86
154/15 Trần Quang Diệu
Can Tho

dịch vụ cho thuê xe nhận tour

Grap cần thơ Grap cần thơ
217 Nguyễn Trãi
Can Tho, 90000

0379501439 Grap cần thơ phục vụ 24/24 gọi là có

Trải nghiệm Kayak cùng MAK Trải nghiệm Kayak cùng MAK
178 Trương Vĩnh Nguyên/Khu Vực Thạnh Mỹ ( Cầu Ông Tiêm)/Phường Thường Thạnh
Can Tho

Dịch vụ du lịch, bơi Kayak và ẩm thực miệt vườn.

M4u M4u
Can Tho, 900000

Kênh thông tin giới thiệu địa điểm du lịch, ăn uống làm đẹp và vui chơi miến phí.

ComboTrip24h ComboTrip24h
33 Phạm Ngọc Thạch
Can Tho, 90000

Chuyên cung cấp vé máy bay nội địa và quốc tế Nhận làm visa các nước Cung cấp Combo du lịch

Phòng vé Tàu Cao Tốc PhuQuocexpress Phòng vé Tàu Cao Tốc PhuQuocexpress
146/148, Đường D6, KĐT Mỹ Hưng (Hồng Loan)
Can Tho, 94000

- Chào mừng bạn đến với Happy Boat - Đại lý vé tàu cao tốc chi nhánh Cần Thơ.

Xe Dịch Vụ CẦN THƠ - Hoài Thanh Xe Dịch Vụ CẦN THƠ - Hoài Thanh
115i/3 Hẻm 1, Trần Vĩnh Khiết, P. An Bình, Q. Ninh Kiều
Can Tho, 94000

Dịch Vụ Cho Thuê Xe CẦN THƠ-Hoài Thanh