Phòng khám Bs Lý Thanh- Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng: Thần kinh- Cơ xương khớp- Cột sống- Tự kỷ- Chậm nói Phòng khám Ths.
Bs Lý Thanh chuyên khám và điều trị:
- Phục hồi chức năng
- Thần kinh
- Cơ xương khớp
- Cột sống
- Tự kỷ
- Chậm nói
👉👉Thời gian màn hình có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Điều mà quí phụ huynh hay thắc mắc với Bs Thanh. Bài viết này sẽ giải đáp cho quí phụ huynh.
Thời gian màn hình được định nghĩa là thời gian một cá nhân dành ra để xem tivi, chơi điện tử, sử dụng điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác. Để đảm bảo trẻ em tham gia các hoạt động thể chất và ngủ đủ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã công bố hướng dẫn điều trị khuyến cáo hạn chế thời gian màn hình 1 giờ/ngày cho trẻ em 2 – 5 tuổi [1]. Tuy nhiên, một phân tích gộp gần đây đã cho thấy chỉ có số ít trẻ em tuân thủ thời gian màn hình khuyến cáo [2]. Không những vậy, thời gian màn hình của trẻ trong những năm gần đây có xu hướng tăng do sự thịnh hành của các thiết bị điện tử. Do vậy, việc theo dõi tác động của thời gian màn hình đối với sự phát triển của trẻ là cần thiết.
Một vài nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa thời gian màn hình và sự phát triển của trẻ, bao gồm khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, xã hội hóa, kỹ năng vận động thô và vận động tinh, phát triển nhân cách, phát triển nhận thức, khả năng chú ý và các vấn đề hành vi. Tuy vậy, các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự cho thấy được thời gian màn hình thực sự ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển nào và liệu sự ảnh hưởng của thời gian màn hình đến sự phát triển của trẻ có tiếp tục tiến triển theo độ tuổi.
Một nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thời gian màn hình khi trẻ được 1 tuổi đến khả năng giải quyết vấn đề của trẻ khi được 2 – 4 tuổi đã được công bố. Bài viết nhằm tóm tắt kết quả nghiên cứu đến bạn đọc [3].
Tóm tắt nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 7097 trẻ em, trong đó có 51.8% trẻ là bé trai và 48.5% trẻ là bé gái. Thời gian màn hình của trẻ được ghi nhận câu hỏi khảo sát. Sự chậm phát triển trí tuệ của trẻ được đánh giá bằng bảng câu hỏi Ages & Stages Questionnaires phiên bản 3 (ASQ-3). Bảng câu hỏi ASQ-3 được sử dụng để đánh giá sự phát triển ở trẻ 1 – 66 tháng tuổi trên 5 lĩnh vực: giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội.
Kết quả cho thấy có 48.5% trẻ có thời gian màn hình < 1 giờ, 29.5% trẻ có thời gian màn hình 1 – 2 giờ, 17.9% trẻ có thời gian màn hình 2 – 4 giờ và 4.1% trẻ có thời gian màn hình > 4 giờ. Kết quả cho thấy tình trạng chậm phát triển trong lĩnh vực giao tiếp được quan sát thấy ở 5.1% trẻ, chậm phát triển vận động thô ở 5.6% trẻ, chậm phát triển vận động tinh ở 4.6% trẻ, giải quyết vấn đề ở 4.2% trẻ, kỹ năng cá nhân và xã hội ở 5.5% trẻ. Vào năm 4 tuổi, tình trạng chậm phát triển giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và kỹ năng cá nhân, xã hội được quan sát lần lượt là 4.0%, 4.3%, 4.9%, 3.8% và 4.6%. Các bà mẹ có con với thời gian màn hình cao hơn có tuổi trung bình cao hơn, mới sinh nở lần đầu, có mức thu nhập thấp hơn, trình độ học vấn thấp hơn và bị trầm cảm hậu sản.
Thời gian màn hình khi trẻ được 1 tuổi có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ chậm phát triển về giao tiếp, vận động tinh, giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội. Đối với trẻ 4 tuổi, thời gian màn hình gây ảnh hưởng đến sự phát triển vận động và khả năng giải quyết vấn đề. Phân tích mối liên hệ đáp ứng liều cho thấy thời gian màn hình > 4 tiếng làm tăng nguy cơ chậm phát triển giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy thời gian màn hình kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ 2 – 4 tuổi. Mối liên hệ giữa thời gian màn hình của trẻ 1 tuổi và khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề ổn định theo thời gian.
Khuyến cáo thời gian màn hình cho trẻ em của WHO
Tài liệu tham khảo
1.Council on Communications and Media. Media and young minds. Pediatrics. 2016;138(5):e20162591. doi:10.1542/peds.2016-2591
2.McArthur BA, Volkova V, Tomopoulos S, Madigan S. Global prevalence of meeting screen time guidelines among children 5 years and younger: a systematic review and meta-analysis.JAMA Pediatr. 2022;176(4):373-383. doi:10.1001/jamapediatrics. 2021.6386
3.Takahashi I, Obara T, Ishikuro M, Murakami K, Ueno F, Noda A, Onuma T, Shinoda G, Nishimura T, Tsuchiya KJ, Kuriyama S. Screen Time at Age 1 Year and Communication and Problem-Solving Developmental Delay at 2 and 4 Years. JAMA Pediatr. 2023 Oct 1;177(10):1039-1046. doi: 10.1001/jamapediatrics.2023.3057.
Món quà vô giá mà bệnh nhân dành tặng Bs Thanh và đồng nghiệp.
Hãy cố gắng làm việc bằng tất cả khả năng mình có, rồi vạn sự tuỳ duyên… và sẽ gặp duyên lành🥰
Để đáp ứng nhu cầu của rất nhiều khách hàng và bệnh nhân, Bs Thanh mở thêm cửa hàng vật tư thiết bị y tế- dụng cụ hỗ trợ tập gym, yoga, các loại hình thể dục thể thao… để hỗ trợ điều trị và dự phòng chấn thương thể thao. Nhờ các anh chị em, bà con, bạn bè ủng hộ và giới thiệu, chia sẻ giúp nhé. Bs Thanh xin cảm ơn rất nhiều!
CÁC DỊ TẬT BẨM SINH BÀN CHÂN Ở TRẺ SƠ SINH!
Một số dị tật bẩm sinh bàn chân các mẹ cần chú ý:
1️⃣Bàn chân khoèo: gặp ở 1/1000 trẻ sơ sinh, trai nhiều hơn gái. Biến dạng phổ biến là bàn chân gập lòng, vẹo trong, biến dạng áp và vòm bàn chân, kèm theo triệu chứng co rút gân gót, hạn chế tầm vận động ở cổ chân và bàn chân.
2️⃣Bàn chân lõm: hiếm gặp hơn bàn chân khoèo, đặc trưng bởi tình trạng trật khớp gót- sên- thuyền, trật khớp gót- hộp, bàn chân ngựa, gập lưng mặt trước bàn chân, võng lòng bàn chân
3️⃣Bàn chân bẹt: hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt, nghĩa là lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm ở lòng bàn chân, từ 2-3 tuổi vòm bàn chân sẽ dần hình thành đến 6 tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp vẫn không tạo được vòm sau độ tuổi này. ( Bs Thanh đã có bài viết về bàn chân bẹt trước đây)
4️⃣Bàn chân trước áp: thường gặp ở trẻ sơ sinh, nửa bàn chân áp về phía trước, đặc biệt kaf ngón cái áp vào trong nhiều nhất.
5️⃣Bàn chân đụng gót: thường gặp ở trẻ sơ sinh, bàn chân gập mu quá mức kèm nghiêng ngoài bàn chân.
☘️Nguyên nhân:
- Do tư thế của trẻ trong tử cung, gây sự đè ép lên bàn chân trong suốt thai kì, đặc biệt các tháng cuối của thai kì trọng lượng thai tăng lên, khung chậu hẹp lại, hoặc tình trạng thai đôi, thai ba cũng gây tác động đến tình trạng này
- Do di truyền, nhiễm virut trong thai kì, tư thế làm việc, sinh hoạt của mẹ trong thời gian mang thai cũng có mối liên quan
☘️Các dị tật này được điều trị như thế nào và kết quả ra sao?
- Các dị tật này thường được phát hiện rất sớm ngay sau sinh khi được Bs thăm khám hoặc phụ huynh có kiến thức. Việc phát hiện càng sớm và được can thiệp càng sớm thì phương pháp can thiệp càng đơn giản, hiệu quả đạt được rất cao, bàn chân có thể trở lại bình thường.
- Các trường hợp đến trễ thì hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn và đôi khi cần đến các phương pháp phức tạp hơn tuỳ tình trạng biến dạng, cứng khớp bàn chân của trẻ.
☘️Các phương pháp can thiệp?
Tuỳ tình trạng mỗi trẻ mà có các phương pháp can thiệp từ đơn giản đến phức tạp như sau:
- Tập vật lý trị liệu- phục hồi chức năng: thường được áp dụng thường xuyên và hướng dẫn cho phụ huynh tập lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, khi trẻ đến sớm ngay sau sinh thì hiệu quả đem lại rất cao
- Dán băng kinesio, băng dán chỉnh hình
- Ponseti
- Mang giày, nẹp chỉnh hình
- Phẫu thuật: trong những trường hợp đến muộn, đã có cứng khớp và các phương pháp trên điều trị không hiệu quả.
☘️Dự phòng như thế nào?
- Khi có dự định mang thai:
+ Kiểm tra sức khoẻ tổng quát
+ Tiêm ngừa đầy đủ
+ Bổ sung acid folic sớm
+ Giám định di truyền
+ Ngưng các thuốc ảnh hưởng thai kì, nếu cần thiết phải tham vấn Bs
- Khi mang thai:
+ Giữ tinh thần thoả mái
+ Làm việc vừa sức
+ Ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh
+ Tránh tiếp xúc, sử dụng các chất kích thích, thuốc, hoá chất ảnh hưởng thai nhi
+ Khám thai định kì, dùng thuốc theo chỉ định của Bs.
Tài liệu tham khảo:
1. Hart, E. S., Grottkau, B. E., Rebello, G., & Albright, M. (2005). The newborn foot. Orthopedic Nursing, 24(5), 313???321.
https://doi.org/10.1097/00006416-200509000-00004
2. Newborn feet: common deformities. HealthyChildren.org.
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/orthopedic/Pages/Newborn-Feet-Common-Deformities.aspx
3. Gore, A. I., & Spencer, J. P. (2004, February 15). The newborn foot. AAFP.
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2004/0215/p865.html
4. Cluett, J., MD. (2023, January 13). Foot problems and deformities in newborn babies. Verywell Health. https://www.verywellhealth.com/foot-problems-in-newborns-babies-2549388.
Ths. Bs. Trần Thị Lý Thanh
0️⃣9️⃣3️⃣2️⃣4️⃣2️⃣4️⃣5️⃣7️⃣8️⃣
Đầu tư em này để điều trị một lúc được 5 bệnh nhân hoặc hơn và nhiều vùng điều trị cùng lúc, đủ các tần số, cường độ, hiệu quả cho nhiều loại bệnh, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, bệnh nhân không phải chờ đợi nhau. Bệnh nhân của em chỉ có thể phê và mê thôi ạ.
Cứ có ít tiền là em đi sắm các dụng cụ cho phòng khám của em.
Vậy em đã trả lời được câu hỏi mà nhiều người hay hỏi em: làm ra nhiều tiền để làm gì???? Lại để phục vụ cho các bệnh nhân yêu quí của Bs Thanh chứ để làm gì🥰
Cuối tuần cười xả xì chét xíu nha cả nhà😁😁😁.
Lâu lắm mới có bữa cà phê cùng cả nhà, nhưng cũng là tranh thủ sau khi đưa các con đi biển về, chạy đến nhà bệnh nhân khám bệnh xong lúc 7h 30 sáng, một bệnh nhân bị chóng mặt cấp, không thể ngồi dậy và đi lại, Bs Thanh đã khám và điều trị từ chiều qua, sáng nay đã ổn hơn nhiều.
Bs Thanh vẫn luôn nhận khám bệnh và có đội ngũ phục hồi chức năng tận nhà khi bệnh nhân không thể đến được phòng khám.
Hãy nhấn điện thoại và alo Bs Thanh khi cần nha cả nhà.
Cuối tuần an yên!
Bạn phải tin vào tiềm năng của con bạn, bất kể chúng ra sao. Nếu con bạn mắc chứng tự kỷ, đừng nghĩ chúng là gánh nặng, có thể con bạn có một khả năng học hỏi không ngừng. Nếu bạn vui vẻ, tử tế và quan tâm, bạn có thể chuyển những cảm xúc này cho con bạn và chúng sẽ hạnh phúc, tự tin phát triển bản.
Cậu bé tự kỷ có thể nói 9 ngôn ngữ, chơi nhiều nhạc cụ và sáng tác bài hát nhờ phương pháp dạy con tuyệt vời của cha mẹ Công sức của họ đã được đền đáp xứng đáng bởi kết quả học tập đáng kinh ngạc của con. Năm 7 tuổi, cậu bé đã có thể nói được hơn 9 ngôn ngữ và sáng tác bài hát từ niềm đam mê chơi nhạc cụ.
Các tiết dạy cho các Bác sĩ tương lai
-Dạy để truyền đạt kinh nghiệm cho đàn em, cũng như có cơ hội để Bs Thanh củng cố lý thuyết, cập nhật nhiều kiến thức mới hơn trong quá trình soạn giáo trình cho sinh viên.
- Còn đi làm ở Bệnh viện để vận dụng lý thuyết vào thực hành cũng như đúc kết kinh nghiệm từ thực tế để một lần nữa chứng minh thực tế có hoàn toàn giống lý thuyết.
Cả 2 luôn đi cùng nhau đã 15 năm, một lợi thế cho Bs Thanh trong quá trình hành nghề, giúp Bs Thanh chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân ngày một tốt hơn.
Ơn trời đã phú cho Bs Thanh 2 cái nghề cao cả, đáng quí, đáng trân trọng! Một ước mơ từ bé đã thành hiện thực
Cảm ơn những cơ duyên, quí nhân luôn giúp đỡ Bs Thanh trên con đường sự nghiệp!🥰
Bs Thanh luôn sẵn sàng vì nhu cầu khách hàng.
Một cái lễ vui vẻ của Bs Thanh🥰
Hằng ngày cô Thanh áp dụng mô hình dạy 1:1 trong 1h nhưng tối nay là 1:87 trong 3h ( 17h45- 21h)
Sinh viên bây giờ lạ lắm: khi cô đặt câu hỏi thảo luận thì vài bạn giơ tay đại diện trình bày nhưng khi cô nói bạn nào có câu trả lời hay hoặc góp ý cho bạn hay sẽ được điểm cộng thì một loạt giơ tay mà còn giơ tay cao nữa chớ🤣
Ps: giờ dạy cho sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa
Bệnh nhân có tiền sử viêm gân gót nhưng mai phải đi công tác xa mà phải đi bộ nhiều nên alo Bs để chọn phương pháp dự phòng tối ưu nhất.
Băng dán Kinesio giúp hỗ trợ cho các tổn thương gân gót và cơ bắp chân hoạt động quá mức, không tẩm thuốc, hiệu quả đạt được là do kĩ thuật dán, lưu băng được 5-7 ngày không b**g tróc khi dính nước.
Giao lưu, học hỏi để nâng tầm tri thức bản thân, phục vụ tốt hơn cho bệnh nhân và đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Ps: Phục vụ cái bệnh nhân cần chứ không chỉ đơn giản là cái Bs thích.🥰
Tối ni về giám sát các bệnh tập ở phòng khám và khám cho 2 bạn nhỏ chậm nói ( mỗi bạn nhanh nhất cũng mất 1 tiếng), đứng lên là 21h, cũng không thấy đói nhưng thôi kệ ăn để tiếp tục chiến đấu😂
Nếu không chịu khó, kiên trì, không biết cảm thông, yêu thương thì khó mà theo được cái nghề đã chọn, sứ mệnh của em là vậy, phải biết bảo tồn và phát huy🥰
Dành cho phụ huynh quan tâm, đăng kí tham gia online miễn phí nhé.
Rất cần cho các phụ huynh có con hạn chế giao tiếp
Luôn nâng cấp bản thân để truyền đạt cho đàn em và cũng để điều trị bệnh nhân ngày một tốt hơn. Chill để đầu óc nó sáng tạo hơn🥰
Cuối tuần vui vẻ của em😂
Tăng tốc cho buổi huấn luyện toàn viện sắp tới cũng như làm tài liệu giảng dạy cho Bs đa khoa và cử nhân vật lý trị liệu.
Một tuần thức đến 2h sáng chứ nhiêu, xong cũng dễ sập nguồn🤣
Phòng khám em về chiều cũng vui🥰
Các phụ huynh có con em mắc chứng Rối loạn phổ tự kỉ hãy đăng kí tham gia nhé.
Hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (02.04). Mạng lưới Cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam (VDDN) gửi đi thông điệp "Người can thiệp cần liên tục học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn". Đồng thời, VDDN cũng tổ chức nhiều chương trình online và offline hướng đến cộng đồng.
Mời các bạn cùng dõi theo và tham gia:
1. Cùng nhau thay đổi khung avatar Autism Day
Bấm vào link để tạo khung https://khunghinh.net/p/vddn2024
2. Tham dự buổi tập huấn online miễn phí do VDDN tổ chức vào 20h ngày 31/03/2024 (Chủ nhật) với chuyên đề "Nhận diện những vấn đề tâm lý của trẻ tự kỷ và những chiến lược giúp đỡ" được trình bày bởi NCS. Chu Tú Lệ.
Đăng ký tham dự tại link: https://forms.gle/CTM51dQpjGbDnuM3A
3. Các hoạt động tọa đàm, hoạt động truyền thông offline và online,...sẽ được thông báo trên fanpage của VDDN.
Hãy theo dõi page để không bỏ lỡ sự kiện nào bạn nhé.
📣📣📣Phòng khám cần tuyển gấp một bạn có chứng nhận, kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỉ, chậm nói, lương thưởng hấp dẫn📣📣📣
Sáng ngày rằm, phòng khám trộm vía khám bệnh từ 8h đến 13h mới xong, khám đánh giá ngôn ngữ cho 4 bạn nhỏ, vừa kết hợp lấy đờm, khám bàn chân bẹt.
Thương nhất là bạn nhỏ từ Bình Định ra, do không đặt lịch trước nên phải chờ Bs Thanh khám 3 bệnh hẹn rồi mới đến lượt (đợi 3 tiếng , vì mỗi bạn khám, đánh giá và tư vấn hết 1 tiếng, nhưng vẫn kiên trì ngồi đợi). Hy vọng những bạn nhỏ cũng như phụ huynh sau khi khám Bs Thanh sẽ có hướng đi tốt hơn và có nhiều tiến bộ hơn trong hành trình can thiệp. Xin cảm ơn quí phụ huynh cũng như các khách hàng luôn tin tưởng Bs Thanh!
Ps: Nếu bạn luôn cố gắng, luôn chịu khó học hỏi, nâng cao chuyên môn, làm việc tận tậm thì điều kì diệu và phước lành sẽ đến.
Em bé 6 tuổi khó khăn về diễn đạt ngôn ngữ, được khám và can thiệp tại phòng khám Bs Thanh, 3 buổi/ tuần
Em bé ở xa đến Bs Thanh để khám bàn chân bẹt và lượng giá ngôn ngữ🥰
☘️VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Viêm khớp thái dương hàm (còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, viêm khớp hàm thái dương) là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân?
Nguyên nhân chưa được biết chính xác nhưng có một số yếu tố liên quan đến viêm khớp thái dương hàm như:
- Chấn thương, vi chấn thương vùng hàm mặt
- Cấu trúc giải phẫu vùng hàm mặt: rối loạn khớp cắn, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc, nhổ răng hàm, răng khôn…
- Thói quen nhai bút, cắn môi má, chống cằm, nghiến răng khi ngủ, ăn thức ăn cứng, nhai kẹo cao su quá mức, há miệng to, ăn thức ăn cứng
- Liên quan đến thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp
- Liên quan đến nội tiết tố estrogen ( nên nữ mắc bệnh cao hơn nam)
- Các yếu tố cảm xúc: stress, thiếu ngủ, lo lắng, trầm cảm…
3. Dấu hiệu?
- Đau khi sờ vào cơ nhai hay chính khớp, vị trí ngay trước tai, đau tăng khi ngáp, nhai cắn chặt, sau khi thức dậy, đau âm ỉ, nhức nhói, không liên tục, trường hợp nặng sẽ đau nhiều và liên tục
- Hạn chế vận động hàm dưới
- Tiếng kêu lục khục, lách cách, bốp khi cử động hàm dưới
- Có thể đau đầu vùng chẩm hoặc trán hoặc đau nửa đầu, đau cân cơ
- Đau răng
- Đau mỏi cổ gáy
- Chóng mặt, ù tai
- Giảm thính lực
- Cảm giác răng không khớp với nhau đúng mức( sai khớp cắn)
4. Điều trị?
- Giảm đau, kháng viêm, giãn cơ
- Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng bao gồm các phương pháp không dùng thuốc và các bài tập vùng hàm miệng, cổ gáy
- Nếu liên quan đến răng thì nhổ bớt răng, niềng răng, chỉnh nha, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật xương ổ răng, phục hình thẩm mỹ
Trường hợp bệnh nhẹ sẽ khỏi sau vài ngày, nhưng trường hợp nặng, nguyên nhân phức tạp thì có thể kéo dài cả năm, thậm chí chung sống suốt đời
5. Dự phòng?
- Tránh thói quen cắn móng tay, cắn bút, chống cằm, nhai kẹo cao su quá mức, há miệng to, ăn thức ăn cứng, nghiến răng
- Chỉnh nha
- Tránh stress, luôn thư giãn, điều chỉnh cảm xúc, lối sống
Bs Lý Thanh.
0️⃣9️⃣3️⃣2️⃣4️⃣2️⃣4️⃣5️⃣7️⃣8️⃣
☘️BÀN CHÂN BẸT Ở TRẺ EM!👣
🌷Bàn chân bẹt ở trẻ em là gì?
Bàn chân bẹt là bàn chân không có vòm ở mặt trong bàn chân kéo dài từ gót chân đến gốc ngón cái.
🌹Nguyên nhân?
- Bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ hay đi chân trần, mang dép sandal hay dép đế bằng từ nhỏ
- Một số do gen khớp mềm ở bàn chân
- Có tính chất gia đình, ba mẹ có bàn chân bẹt thì con cái cũng thường có bàn chân bẹt
- Trẻ em chậm phát triển tinh thần, vận động, trẻ tự kỉ thường có bàn chân bẹt
🌺Bàn chân bẹt ở trẻ em có bình thường không? Nếu không điều trị thì có để lại hậu quả gì không?
Tất cả trẻ sơ sinh đến 5 tuổi đều có bàn chân bẹt, đây là sự phát triển bình thường, 95% trẻ từ 2-3 tuổi đã bắt đầu hình thành vòm bàn chân và lớn dần sẽ hết bàn chân bẹt và vòm bàn chân sẽ bình thường , còn 5% vẫn tiếp tục có bàn chân bẹt nhưng chỉ một số ít gây ra triệu chứng.
🌙Tuy nhiên trẻ có bàn chân bẹt sẽ ít linh hoạt hơn khi đi lại, chạy nhảy nên dễ bị vấp ngã, dễ biến dạng bàn chân và chi dưới dẫn đến mất cân bằng chi dưới, gây mỏi , đau bàn chân, cổ chân, khớp gối, thắt lưng do lệch trục, vẹo cột sống, mất cân đối 2 vai, phát hiện khi trẻ lớn hoặc khi đã trưởng thành
🌼Làm sao để phát hiện trẻ có bàn chân bẹt?
Thông thường kiểm tra bàn chân bẹt sớm nhất khi trẻ từ 2-3 tuổi bằng cách:
- Làm chân trẻ ướt và cho đứng in chân trên tờ giấy trắng hoặc tấm thiệp hoặc cho trẻ bước đi trên cát.
Nếu nhìn thấy dấu chân của toàn bộ bàn chân thì có thể trẻ bị bàn chân bẹt
- Hoặc ba mẹ có thể dùng ngón tay đặt trực tiếp dưới lòng bàn chân ở mặt trong bàn chân khi cho trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu không lọt được ngón tay thì có thể trẻ bị bàn chân bẹt.
🌻Cần phải làm gì khi phát hiện trẻ bị bàn chân bẹt
- Đưa đến Bs chuyên khoa để khám và tư vấn
- Nếu cần sẽ cho mang tấm lót để hỗ trợ vòm bàn chân
- Mang giày chỉnh hình
- Tập Phục hồi chức năng
- Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng khi bàn chân bẹt vẫn tiếp tục khi trẻ ở tuổi thiếu niên và chức năng chi dưới bị ảnh hưởng nhiều.
👉Hãy liên hệ Bs Thanh 0️⃣9️⃣3️⃣2️⃣4️⃣2️⃣4️⃣5️⃣7️⃣8️⃣ để được tư vấn và khám khi nghi ngờ con mình bị bàn chân bẹt.
Một cái “party” nho nhỏ để mừng và chia tay cô Bác sĩ trẻ là bệnh nhân đã gắn bó với Phòng khám Bs Thanh 2 tháng qua 🥰.
Cô bị chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo trước khớp gối phải. Hôm đầu tiên đến khám Bs Thanh, khớp gối phải đau và sưng nhiều, đi lại với cặp nạng nách, chân phải đeo nẹp từ đùi đến cẳng chân, chưa chạm đất trên chân phải, gối chỉ có thể gấp được 20 độ. Hằng ngày ba chở cô đi làm, chiều về rất chăm chỉ tập đều đặn không nghỉ ngày nào từ thứ 2 đến chủ nhật, và kết quả đã không phụ công của cô, của Bs và KTV. Sau 1,5 tháng cô đã tự tin để đi xe máy và hôm nay cô đã bắt đầu đi trực lại, có thể chạy để cấp cứu bệnh nhân 😁.
Cô vui, Bs và KTV cũng vui không kém.
Ps: Từ lúc không quen nhau, ngày ngày gặp nhau dần dần trò chuyện đủ thứ trên đời, đến cả cô Út thúi của Bs Thanh cũng quen sự có mặt của cô, nói chuyện cười đùa rất vui vẻ, hôm ni Út thúi cũng tham dự tiệc chia tay á nhoa🥰.
Kinesio taping: kỹ thuật mới đang được triển khai tại phòng khám Bs Thanh
Ứng dụng trong điều trị:
👉🏻Bệnh lý hệ thần kinh
👉🏻 Bệnh lý hệ cơ xương khớp
👉🏻 Hệ tuần hoàn bạch huyết
👉🏻 Các vấn đề về cơ
👉🏻 Hỗ trợ sau phẫu thuật
Và hiệu quả ở giai đoạn cấp, bán cấp, Phục hồi chức năng, mãn tính, sau phẫu thuật, ngừa chấn thương
- Có thế phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác.
- Giải pháp cho những bệnh nhân ngại dùng thuốc
Chúng mình là 2 chị em ruột, cùng làm trong lĩnh vực PHCN, đang hoạt động cho PK Bs Thanh.
💫 Bs Thanh:
Chuyên khám, tư vấn, điều trị:
👉🏻Thần kinh, cơ xương khớp, cột sống
👉🏻 Trẻ em chậm nói, chậm phát triển tinh thần, vận động, tự kỷ, khiếm thính, nói lắp, nói ngọng
💫 Cử nhân Trần Nhật Tú:
👉🏻 Chuyên dạy trẻ chậm nói, chậm phát triển tinh thần, vận động, tự kỷ, khiếm thính, nói ngọng, nói lắp
👉🏻Chuyên tư vấn, cung cấp sỉ và lẻ các loại đồ chơi cho trẻ
Chúng mình là những con người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, làm việc với cả cái tâm, luôn lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu và chia sẻ. Luôn đem đến sự hài lòng, an tâm và quan trọng vẫn là hiệu quả cho khách hàng.
🤝 Hãy liên hệ PK Bs Thanh để được chăm sóc sức khoẻ một cách trọn vẹn nhất!
TRẺ EM HÔM NAY, THẾ GIỚI NGÀY MAI!
Một đứa trẻ được gọi là phát triển khoẻ mạnh khi đứa trẻ đó khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này liên quan đến nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền, các vấn đề chăm sóc trẻ trước, trong và sau sinh ( dinh dưỡng, giáo dục, môi trường,…).Trong đó, việc chơi với trẻ (hay còn gọi là giáo dục trẻ) là một trong những vấn đề cần được các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt giai đoạn trẻ 0- 3 tuổi được gọi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển của trẻ, tạo nền tảng tốt cho sự phát triển sau này của trẻ.
👉🏻 Chơi giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần.
- Thể chất: giúp trẻ phát triển cả vận động thô và vận động tinh tốt hơn
- Tinh thần: giúp trẻ phát triển các giác quan, ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp, sự tập trung, sự tương tác, tư duy và sáng tạo…
👉🏻 Chơi giúp trẻ giảm bớt thời gian tiếp xúc với ti vi, điện thoại… một trong những kẻ thù vô hình góp phần làm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giảm tập trung, chú ý, giảm tương tác, rối loạn giấc ngủ…
👉🏻 Chơi giúp trẻ kết nối tình cảm với ba mẹ cũng như người cùng chơi
Tuỳ vào mỗi giai đoạn, mà phụ huynh nên chọn các trò chơi cũng như các món đồ chơi phù hợp để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện nhất.
Vì tương lai của trẻ, phụ huynh hãy dành thời gian quan tâm và chơi với trẻ nhiều hơn nhé.
Liên hệ cô Trần Nhật Tú,
Sdt: 036 7986850 để được tư vấn về cách chơi cho trẻ phù hợp nhất.
👉🏻 Cô Trần Nhật Tú là người đã được đào tạo và có nhiều năm kinh nghiệm trong can thiệp trẻ tự kỷ, chậm nói, trẻ chậm phát triển tinh thần- vận động, đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
👉🏻 Cô Trần Nhật Tú chuyên cung cấp sỉ và lẻ đồ chơi phát triển trẻ em, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khoẻ của trẻ.
👉🏻 Còn để biết con mình có phát triển vận động và thể chất tương xứng với tuổi hay không ? thì phụ huynh hãy liên hệ phòng khám Bs Thanh nhé.
Xin chân thành cảm ơn và chúc quí phụ huynh có một buổi tối vui vẻ!❤️.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Contact the practice
Telephone
Website
Address
Trần Cao Vân
Da Nang
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Vật Lý Trị Liệu tại nhà nhằm tiết kiệm thời gia
NGUYỄN ĐĂNG GIAI, Sơn Trà
Da Nang, 550000
- Massage Bấm Huyệt Trị Liệu Bằng Tay kết hợp với Phương Pháp Vật Lí Trị Li?
101 Kinh Dương Vương
Da Nang, 5000
Điều trị các bệnh về cổ, lưng, vai, tay, chân. Xông hơi thuốc bắc, massage thư giãn chữa nhức mỏi, th
Đà Nẵng
Da Nang
Trị Liệu Vận Động Bằng Tay - Không Dùng Thuốc Xử Lý Các Cơn Đau Cơ & Khớp Cân Bằng Dinh Dưỡng
28 Hoài Thanh, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Da Nang
Phòng khám Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng Đà Nẵng
49 Nguyễn Tường Phổ, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Yhct
68 Bàu Gia Thượng 2, Phường Hòa Thọ Đông
Da Nang, 550000
Chuyên chẩn trị các bệnh Thoái hóa cột sống cổ và lưng Thoát vị đĩa đệm Viêm khớp Phục hồi chức nă
CƠ SỞ 1: 52 LÊ LAI, THẠCH THANG, HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG, CƠ SỞ 2: 181 NGUYỄN XÍ, HÒA MINH, LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG
Da Nang, 1234
Phòng Khám Trẻ tự kỷ Hướng Dương Đà Nẵng
Lô19 Đường Phạm Văn đồng
Da Nang, 0776333778
ốc thái cay nơi đây là ngon nhất thành phố Đà Nẵng.
51 Hồ Xuân Hương
Da Nang, 700000
Cung cấp dịch vụ Spa, Massage, body Massage, foot Massage, head Massage, Oil Sauna.
379 Phan Châu Trinh/P. Bình Thuận/Q. Hải Châu
Da Nang
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ VỀ CƠ XƯƠNG KHỚP - CỘT SỐNG BẰNG CHUYÊN KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU - Y HỌC CỔ TRUYỀN.