Vrain by WATEC
Hệ thống đo mưa nhân dân VRAIN cung cấp miễn phí số liệu đo lượng mưa theo th?
LỄ BÀN GIAO VÀ TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG THÁP BÁO LŨ THÔNG MINH
---
Chiều ngày 4/4, tại xã Bình Lương, Dự án chuyển đổi số để thích ứng với biến đổi khí hậu phối hợp với Ban quản lý Chương trình Vùng huyện Như Xuân và Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước ((WATEC) tổ chức lễ bàn giao, tập huấn hướng dẫn sử dụng trạm đo mưa tự động, hệ thống Tháp báo lũ thông minh. Dự buổi lễ về phía tỉnh có đồng chí Ngô Minh Luân, Phó Trưởng phòng Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh; đại diện lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; Vườn quốc gia Bến En.Về phía huyện có đồng chí Lê Anh Tuấn, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban quản lý Chương trình Vùng huyện; lãnh đạo phòng Văn Hóa - Thông tin huyện; lãnh đạo và cán bộ Chương trình Vùng Như Xuân; đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật tài nguyên nước ((WATEC); Phó Chủ tịch UBND, các đồng chí trong Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai xã Bình Lương, Thanh Lâm và thị trấn Yên Cát đã về dự.
Công trình lắp đặt 03 Trạm đo mưa tự động và 01 Tháp báo lũ thông minh được cơ quan Hợp tác phát triển Áo tài trợ thông qua Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Áo và Tầm nhìn thế giới Việt Nam với tổng giá trị 346.500.000 đồng cho 3 đơn vị gồm Bình Lương, Thanh Lâm và thị trấn Yên Cát. Các trạm đo mưa, Tháp báo lũ thông minh và Trạm phát thanh cảnh báo tự động cung cấp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định kỹ thuật của Bộ tài nguyên và Môi trường - Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Sau lễ nghiệm thu và bàn giao, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) đã hướng dẫn cho thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai cấp huyện và 03 xã dự án cách vận hành, sử dụng và bảo trì hệ thống. Cách thu nhận và xử lý thông tin từ hệ thống và cập nhật thông tin lên cổng thông tin điện tử của huyện và hệ thống phát thanh tại địa phương.
Nguồn bài viết
https://nhuxuan.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2024-4-5/Le-ban-giao-va-tap-huan-huong-dan-su-dung-tram-do-i7g3ll.aspx
---
Sáng 21/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đã tiếp và làm việc với Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada, Công ty Weathernews Inc. (WNI) và Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC).
Tại buổi làm việc, ông Hiroshi Fukada nhấn mạnh sẽ kết nối để 2 công ty là WNI và WATEC hợp tác hiệu quả với tỉnh Quảng Ngãi, từ đó hỗ trợ hiệu quả hơn cho công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh. Buổi làm việc lần này là tiền đề vững chắc để tỉnh và 2 doanh nghiệp có những bước tiến trong hợp tác, làm việc cùng nhau trong thời gian tới.
Dịp này, đại diện Công ty WNI và WATEC đã giới thiệu tổng quan, cung cấp những thông tin cần thiết đến lãnh đạo tỉnh. Đây là hai doanh nghiệp có thế mạnh về các dự án hiện đại hoá hệ thống dự báo thời tiết với phần mềm trí tuệ nhân tạo và các thiết bị mới.
---
Sau tỉnh Quảng Ngãi, WNI và WATEC sẽ tiếp tục làm việc với 02 tỉnh thành là Quảng Nam và Đà Nẵng
WATEC CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN THIẾT BỊ QUAN TRẮC MỰC NƯỚC
---
Ngày 21/2, tại TP. Đà Nẵng, Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) và Tập đoàn Tokyo Keiki (Nhật Bản) chính thức Ký kết hợp tác và WATEC trở thành đại lý phân phối độc quyền sản phẩm Cảm biến đo mực nước tự động Radar của Tokyo Keiki tại Việt Nam.
Tham gia buổi lễ ký kết có đại diện Ban Lãnh đạo WATEC và Tokyo Keiki. Lãnh đạo hai bên đã giới thiệu tổng quan về đơn vị, quá trình hoạt động, quy mô, các dòng sản phẩm. Sự hợp tác của WATEC và Tokyo Keiki là minh chứng cho sự chủ động và kiên trì của WATEC trong việc phát triển các sản phẩm quan trắc khí tượng thủy văn tại Việt Nam. Ngoài ra, sự kiện này cũng là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và tinh thần của WATEC trong lĩnh vực quan trắc khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai.
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
---
Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 như sau:
1. Thời gian nghỉ
Từ thứ Tư, ngày 07/02/2024 (Nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư, ngày 14/02/2024 (Nhằm ngày Mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
2. Thời gian làm việc trở lại
Thứ Năm, ngày 15/02/2024 (Nhằm ngày Mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
WATEC trân trọng kính chúc Quý Đối tác, Quý Khách hàng và gia đình một năm mới An khang thịnh vượng - Vạn sự như ý 🎊🎉
WATEC NHẬN BẰNG KHEN CỦA CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NĂM 2023
---
Tối 19-1, Hội doanh nghiệp quận Thanh Khê đã tổ chức đêm Gala Dinner tổng kết công tác năm và gặp mặt hơn 150 doanh nghiệp thành viên nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tại cuộc gặp mặt nhân dịp chuẩn bị đón Xuân Giáp Thìn 2024, có 4 doanh nghiệp thành viên Hội Doanh nghiệp quận Thanh Khê được nhận Cờ thi đua của UBND TP Đà Nẵng gồm: Cty TNHH Kinh doanh Tổng hợp Ân Điển, Cty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Ông Bảy, Cty TNHH Đại Hiệp Phát, Cty Cổ phần Thành Quân do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu phong trào thi đua của Cụm thi đua các doanh nghiệp thuộc quận Thanh Khê năm 2023. Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng do đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023.
Theo Báo Công an TP Đà Nẵng
https://cadn.com.vn/4-doanh-nghiep-quan-thanh-khe-duoc-nhan-co-thi-dua-cua-ubnd-tp-da-nang-post289809.html
HAPPY NEW YEAR 2024
---
Sự tin tưởng và hợp tác của Quý Khách hàng, Quý Đối tác là yếu tố quan trọng và sự ủng hộ, theo dõi từ tất cả mọi người là động lực to lớn góp phần vào thành công của Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc tất cả năm mới an khang - thịnh vượng!
Chúc mừng năm mới 2024!
NGHIỆM THU BÀN GIAO 80 TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG VÀ 10 THÁP BÁO LŨ CHO CÁC TỈNH, THÀNH DO QUỸ CỘNG ĐỒNG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI VẬN ĐỘNG TÀI TRỢ NĂM 2023
---
Năm 2023, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai (QPT) tiếp tục vận động tài trợ từ Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) mua sắm, lắp đặt 80 Trạm đo mưa tự động cho 09 tỉnh, bao gồm Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và 10 Tháp cảnh báo lũ tự động cho các tỉnh/thành Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận
---
Trong vòng 08 năm, Quỹ cũng đã vận động tài trợ lắp đặt 843 trạm đo mưa tự động và 16 tháp cảnh báo lũ tự động với kinh phí 34,6 tỷ đồng tại các địa phương. Các trạm đo mưa và tháp cảnh báo lũ đang cung cấp số liệu quan trắc mưa và cảnh báo ngập nước theo thời gian thực cho 48 tỉnh, thành phố, phục vụ hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và tích hợp dữ liệu cho người dân qua các ứng dụng trên thiết thông minh VRain by Watec và website https://watec.vn/
(Nguồn ảnh: Các báo VnExpress, Vietnamnet, Nhân dân, Tài nguyên & Môi trường)
WATEC TÀI TRỢ 05 TRẠM ĐO MƯA TỰ ĐỘNG CHO CƠ QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA CUBA
Tháng 11/2023, Viện Khoa học tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường đại diện các Công ty của Việt Nam trao tặng một số thiết bị giám sát tài nguyên nước đến Cơ quan Tài nguyên nước quốc gia Cuba mà phía bạn đang cần tại La Habana trong khuôn khổ triển khai các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam – Cuba. Trong đó, Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) đã tài trợ 05 Trạm đo mưa tự động Vrain.
---
Ông Javier Toledo Tapanes - Phó Chủ tịch Cơ quan Tài nguyên nước quốc gia Cuba đặc biệt cảm ơn Viện Khoa học tài nguyên nước và nhóm thực hiện đề tài đã đồng hành cùng Cuba thực hiện Nhiệm vụ “Nghiên cứu hiện trạng nguồn nước mặt và dự báo xâm nhập mặn tại lưu vực sông Cauto làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường sản xuất lúa gạo và cải thiện cấp nước cho người dân”. Đây là nhiệm vụ khởi đầu đặt nền móng cho sự hợp tác giữa hai đơn vị là Cơ quan Tài nguyên nước quốc gia Cuba và Bộ TN&MT Việt Nam. Theo ông Javier Toledo Tapanes, việc nghiên cứu hiện trạng nguồn nước mặt và dự báo xâm nhập mặn tại lưu vực sông Cauto có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Cu Ba, bởi sông Cauto chảy qua địa phận 4 tỉnh ở nước này. Đồng thời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện để việc trao tặng các thiết bị giám sát tài nguyên nước cho phía Cuba thành công tốt đẹp.
Theo Viện Khoa học tài nguyên nước
WATEC ĐỒNG TÀI TRỢ LẮP ĐẶT THÍ ĐIỂM 02 THÁP BÁO LŨ THÔNG MINH PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI
---
Ngày 01/11/2023, WATEC đã hoàn thành lắp đặt 02 tháp báo lũ thông minh tại xã Quảng Thái và xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, ISET là cơ quan tài trợ, phối hợp cùng VPTT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai, giám sát đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và WATEC đơn vị đồng tài trợ, lắp đặt và vận hành thiết bị.
ISET là tổ chức phi Chính phủ có trụ sở chính tại thành phố Boulder, Colorado, Hoa Kỳ. ISET đã có 20 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án tại Châu Á và hơn 10 năm ở Việt Nam liên quan đến các lĩnh vực Biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý tài nguyên nước, phát triển đô thị bền vững và xây dựng khả năng chống chịu.
Được biết, huyện Quảng Điền vốn là vùng rốn lũ của tỉnh. Hàng năm vào mùa lũ về, nhiều vùng dân cư tại đây bị ngập sâu, đê kè bị sạt lở nghiêm trọng, thiệt hại do mưa lũ gây ra là vô cùng lớn. Nhằm nâng cao năng lực trong công tác điều hành và ứng phó với lũ lụt, đặc biệt là trong bối cảnh thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường như hiện nay do tác động của biến đổi khí hậu, dự án “Xây dựng khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” từ đó được triển khai thực hiện.
Hiện 02 tháp báo lũ thông minh đã đi vào hoạt động và kết nối dữ liệu vào Hệ thống giám sát ngập lụt tỉnh Thừa Thiên Huế.
---
MƯA LỚN, NHIỀU KHU DÂN CƯ Ở TP. ĐÔNG HÀ NGẬP NẶNG
---
Sau đêm mưa lớn, nhiều đường phố và khu dân cư ở TP.Đông Hà (Quảng Trị) lại lâm vào cảnh lụt lội làm người dân hết sức khổ sở…
Sáng 24.10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết từ đêm qua đến rạng sáng nay (24.10) trên địa bàn hứng một lượng mưa lớn. Lượng mưa đo được (từ 19 giờ ngày 23.10 đến 7 giờ ngày 24.10) ở nhiều địa phương đều vượt 100 mm, có nơi đạt 166,8 mm (xã A B**g, H.Đakrông), 154 mm (xã Triệu Ái, H.Triệu Phong)…
Tại TP.Đông Hà, mưa lớn không ngớt suốt đêm đã khiến nhiều tuyến đường ngập trong biển nước. Nước lụt cũng tràn vào các khu dân cư. Tình trạng nêu trên đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực các hẻm nhỏ của đường Lê Lợi, đường Nguyễn Huệ và đường Trường Chinh.
Đó là một trong những "điểm nóng" về ngập lụt ở TP. Đông Hà. Các năm 2021, 2022, người dân ở khu vực này nhiều lần bị nước lụt tấn công, có nơi ngập cả mét.
Đặc biệt tại khu vực đường Trường Chinh, vào sáng 24.10, học sinh và thầy cô Trường THCS Phan Đình Phùng chưa biết làm sao để vào trường vì lối vào đã mênh mông nước.
Theo Báo Thanh niên
---
Dưới đây là số liệu đo được tại các trạm đo mưa tự động Vrain và mực nước tại các tháp báo lũ thông minh Vfass trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TÍCH LŨY KINH NGHIỆM TRONG ỨNG PHÓ NGẬP ÚNG ĐÔ THỊ
---
Thành phố Đà Nẵng có nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống bão, lũ..., nhưng thiếu kinh nghiệm ứng phó với ngập lụt đô thị trên diện rộng xảy ra vào ngày 14-10-2022. Tuy nhiên, những bài học từ trận ngập lụt đô thị năm ngoái đã được thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm, triển khai ứng phó hiệu quả góp phần giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai.
Ứng dụng công nghệ mới, hành động sớm
Rút kinh nghiệm sau đợt ngập lụt sâu ngày 14-10-2022, có 3 tháp cảnh báo ngập lụt được lắp đặt trên nền đường có cao trình thấp nhất ở khu vực dân cư dọc tuyến cống Khe Cạn, phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê); kiệt 161 đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) và bờ hồ Thạc Gián (quận Thanh Khê) và được Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) tài trợ, lắp đặt và đưa dữ liệu vào hệ thống giám sát ngập lụt Đà Nẵng (http://danang.vfass.vn) để giúp các địa phương, đơn vị, nhân dân dễ dàng theo dõi, kịp thời ứng phó.
Lúc 14 giờ ngày 13-10, tháp cảnh báo ngập tại kiệt 161 đường Mẹ Suốt hiển thị mức ngập 0,25m, trời vẫn mưa to liên tục, các tổ dân phố ở khu vực đường Mẹ Suốt thông báo người dân kê cao đồ đạc và chuẩn bị ứng phó ngập lụt, những hộ dân không có gác lửng thì đi sơ tán.
Ông Phan Hòa (ở khu vực đường Mẹ Suốt) cho biết: “Trong trận lụt năm ngoái, nhà tôi ngập sâu hơn 1,2m khiến các tủ, bàn... đều bị lật nên rớt hết các đồ dùng xuống nước gây hư hỏng. Rút kinh nghiệm, năm nay, gia đình tôi không để đồ đạc lên bàn, tủ... nữa, mà để lên cao và chắc chắn hơn”.
Người dân ở hẻm 74, kiệt 138 đường Hoàng Văn Thái, phường Hòa Khánh Nam đã để xe máy tại điểm cao ráo ngay đầu kiệt để tránh bị ngập nước. Người dân cũng buộc chắc một dây thừng dọc theo đường để dễ dàng nắm dây, men theo đường để rời nơi ngập khi đi sơ tán nhất là trong đêm.
Tại khu vực Khe Cạn, từ chiều 13-10, khi thấy trời mưa to như trút nước, nhiều người dân đã thu dọn, kê cao đồ đạc lên gác lửng, trần nhà... Các lực lượng công an, quân sự, dân quân... của phường Thanh Khê Tây nhanh chóng xuống các kiệt, hẻm đang ngập nước ngang đầu gối hỗ trợ nhân dân đưa các vật dụng, thiết bị như tủ lạnh, tivi, máy lọc nước, máy giặt, xe máy... lên cao hoặc đặt trên xe cải tiến rồi chở đến nơi cao ráo, an toàn.
Người già, trẻ em, người sức khỏe yếu... được hỗ trợ sơ tán đến nhà cao ráo hoặc đến Trường Tiểu học Lê Văn Tám; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Trung tâm Học tập cộng đồng phường Thanh Khê Tây. Ông Trần Xuân Tới (ở khu vực Khe Cạn) kể: “Từ 9 giờ đến 15 giờ ngày 13-10-2023, tôi thấy trời mưa liên tục nên đã dọn dẹp và kê cao đồ đạc, chuẩn bị sẵn sàng đối phó tình huống nước tràn vào nhà. Đúng 15 giờ 35, nước bắt đầu dâng cao. Lúc này, các lực lượng của phường cũng xuống hỗ trợ gia đình tôi đưa thêm một số đồ đạc lên cao và sơ tán lên Trường Tiểu học Lê Văn Tám để tránh nước lụt”.
Đóng quân tại đường Huỳnh Ngọc Huệ (phường An Khê, quận Thanh Khê), khi thấy mưa như trút nước, lúc 17 giờ ngày 13-10, nhiều cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 906 (Binh chủng Hóa học) đã di chuyển đến khu vực ven kênh Phần Lăng để giúp dân kê cao đồ đạc, hỗ trợ người dân đi sơ tán. “Các cán bộ, chiến sĩ cũng đã đưa một số gia đình về đơn vị ăn, ở cho đến khi nước rút rồi đưa người dân trở lại nhà và hỗ trợ dọn vệ sinh, kê lại đồ đạc...”, Đại úy Nguyễn Trung Quân, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 906 cho biết.
Các địa phương, đơn vị đã triển khai lực lượng về các khu vực ngập từ sớm, lúc còn ngập thấp và dễ lội vào nơi ngập sâu với nhiều phao bè, xuồng cao su, phao tròn, dây... để thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, sơ tán... nhân dân nhanh chóng, an toàn. Các lực lượng đã kịp thời tổ chức rào chắn, chốt chặn, ngăn không cho người dân và các phương tiện giao thông di chuyển vào khu vực, đoạn đường ngập sâu, nước chảy xiết, người dân từ nơi sơ tán về lại nhà lúc nước chưa rút... Cảnh sát giao thông bố trí cán bộ, chiến sĩ túc trực ở các đoạn đường bị ngập để hướng dẫn, phân luồng giao thông và kịp thời hỗ trợ người, phương tiện di chuyển qua các đoạn đường ngập thấp an toàn, không để xảy ra tình trạng nhiều xe máy, ô-tô bị chết máy giữa đường như năm ngoái, hạn chế tai nạn và thiệt hại về tài sản cho nhân dân.
Hiệu quả từ tính chủ động phòng, chống
Trước và trong các đợt mưa lớn gây ngập lụt, lãnh đạo thành phố liên tục đến các điểm ngập để động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó. Đặc biệt, trưa 14-10, UBND thành phố tiếp tục đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Du lịch điều động thêm lực lượng về túc trực tại các điểm ngập sâu. Thành phố yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện huy động lực lượng tranh thủ ra quân khơi thông lại hệ thống thoát nước (dù đã liên tục ra quân nạo vét, khơi thông thoát nước trong 1 tháng), thu gom rác... để bảo đảm thoát nước.
Đến chiều 17-10, khi trời đang mưa rất to mà xuất hiện 3 hình thái thời tiết được dự báo diễn biến gần tương đồng với ngày 14-10-2022 gồm: mưa lớn, thời gian xuất hiện đỉnh triều cường, hoạt động của áp thấp nhiệt đới. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố đã tham mưu lãnh đạo thành phố triển khai 3 đoàn công tác đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác ứng phó với đa thiên tai do mưa lớn gồm: ngập lụt đô thị, lũ, lũ quét, sạt lở đất... tại các địa bàn trọng điểm.
Sự chủ động, hành động sớm trong chỉ đạo, triển khai ứng phó với thiên tai đã mang đến hiệu quả là thành phố không xảy ra thiệt hại về người, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản dù có đến 48 phường, xã bị ngập. Từ thiếu kinh nghiệm trong ứng phó với ngập lụt đô thị trên diện rộng, thông qua 2 đợt mưa lũ xảy ra liên tiếp, kéo dài từ ngày 12 đến 18-10, thành phố đã tích lũy kinh nghiệp chống ngập trong đô thị.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đánh giá khi kiểm tra tình hình vào ngày 17-10: “Đà Nẵng đã quá kinh nghiệm trong xử lý vấn đề ngập lụt đô thị. Đợt mưa lũ này không lớn như đợt mưa lũ xảy ra ở Đà Nẵng vào năm ngoái, nhưng cũng là một cảnh báo cho không chỉ Đà Nẵng mà còn các đô thị ven biển của Việt Nam. Đà Nẵng đã có kinh nghiệm quá rồi, nhưng cũng cần có một giải pháp căn cơ, lâu dài hơn về phòng, chống ngập lụt đô thị”.
Theo Báo Đà Nẵng
"RỐN LŨ" Ở ĐÀ NẴNG LẠI NGẬP GẦN 1M, NGƯỜI DÂN TẤT TẢ ĐI SƠ TÁN
---
Sáng 17/10, Đà Nẵng tiếp tục có mưa lớn, khiến khu dân cư ở tổ 27,36,42,47...thuộc phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) nước ngập trở lại.
Ghi nhận của PV trưa cùng ngày, tại khu dân cư ở ngõ 127, 161 đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam) nước ngập gần 1m. Trước đó, trận lũ ngày 14/10, khu dân cư ở đây ngập sâu hơn 1,5m, sau khi nước rút người dân dọn dẹp đồ đạc, nhưng đến sáng nay phải tiếp tục di chuyển tài sản lên cao để tránh hư hỏng.
Để đảm bảo an toàn, các lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an phường Hòa Khánh Nam, dân quân phường đến nhà dân ở vùng trũng hỗ trợ bà con di dời tài sản, sơ tán.
Theo người dân nơi đây, khoảng 3h cùng ngày, mưa bắt đầu trút xối xả và đến 6h thì nước bắt tràn vào nhà. Trong đó, nhiều nhà ngập khoảng từ 0,5 đến 1m.
Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Trung Khánh, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam cho biết, trong sáng nay chính quyền, công an phường và cảnh sát cơ động thành phố đã sơ tán hơn 1.000 người dân khỏi vùng ngập.
"Người dân chủ yếu sơ tán di chuyển đến các nhà kiên cố, cao ráo để đảm bảo an toàn. Có 25 người được đưa về các trụ sở của phường và được cung cấp lương thực đầy đủ", ông Khánh thông tin.
Nguồn: Báo mới
TIN MƯA LỚN KHU VỰC TỪ HÀ TĨNH ĐẾN QUẢNG NGÃI (9h ngày 14/10/2023)
---
Đêm qua và sáng nay (14/10), ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to; lượng mưa tính từ 19h ngày 13/10 đến 08h ngày 14/10 có nơi trên 250mm như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 253.2mm, Hòa Phú (Đà Nẵng) 339.4mm, Hòa Phong (Đà Nẵng) 298.2mm, Núi Thành (Quảng Nam) 257.8mm, …
Từ ngày 14/10 đến sáng 16/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 400mm, khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 300-500mm, có nơi trên 800mm; ở khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 150mm.
- Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (09h/14/10 - 09h/16/10): Tổng lượng mưa (mm) 150-250, có nơi trên 400; Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 300-500, có nơi trên 800.
- Khu vực Hà Tĩnh 09h/14/10 - 09h/16/10): Tổng lượng mưa (mm) 70-120, có nơi trên 150
Ngoài ra, ở khu vực phía Nam Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai có mưa vừa, cục bộ có mưa to với lượng mưa 30-60mm, có nơi trên 80mm; khu vực Nam Trung Bộ, các nơi khác ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa dông tập trung vào chiều và tối).
Giai đoạn từ ngày 16-17/10 khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa lớn 150-300mm, có nơi trên 700mm. Sau ngày 17/10 mưa lớn ở miền Trung còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các diện tích lúa, hoa màu tại các khu vực trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nguồn: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia
---
Xem lượng mưa theo thời gian thực tại website https://vrain.vn/landing hoặc Trên ứng dụng "Vrain by Watec"
Mưa lớn và ngập lụt đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Cập nhật vào lúc 15 giờ ngày 13/10/2023)
Trạm giám sát ngập lụt tại phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng - Sản phẩm do WATEC nghiên cứu và phát triển đang phát huy tốt công dụng trong đợt mưa ngày 13/10/2023.
CẢNH BÁO MƯA LỚN Ở KHU VỰC TỪ NGHỆ AN ĐẾN QUẢNG NGÃI
---
Đêm qua và sáng sớm nay (13/10), ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to; lượng mưa tính từ 19h ngày 12/10 đến 08h ngày 13/10 có nơi trên 170mm như: Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 216.6mm, Tân Lâm (Quảng Bình) 201.4mm, Thuận An (Thừa Thiên Huế) 171mm. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, riêng Nam Bộ cục bộ có mưa to đến rất to; lượng mưa tính từ 19h ngày 12/10 đến 08h ngày 13/10 có nơi trên 50mm như: Bắc Đông (Tiền Giang) 106mm, Tân An (Long An) 65.2mm, Vang Quới Đông (Bến Tre) 62.2mm,...
Từ sáng 13/10 đến sáng 15/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 200-350mm, có nơi trên 700mm; ở khu vực Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 200mm.
- Từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam (09h/13/10-09h/15/10): Tổng lượng mưa (mm) 200-350, có nơi trên 700.
- Nghệ An và Quảng Ngãi (09h/13/10-09h/15/10): Tổng lượng mưa (mm) 50-100, có nơi trên 200.
Cảnh báo: Giai đoạn từ 15-16/10 khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa lớn 150-300mm, có nơi trên 500mm. Sau ngày 17/10 mưa lớn ở miền Trung còn kéo dài và có diễn biến phức tạp.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các diện tích lúa, hoa màu tại các khu vực trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia
---
Xem lượng mưa theo thời gian thực tại từng khu vực cụ thể 👉 Website https://vrain.vn/landing
Ứng dụng "Vrain by Watec"
WATEC - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU SÁNG TẠO NĂM 2023
---
Ngày 28/9/2023, tại Thái Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VTS) đã tổ chức một lễ vinh danh các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2023.
VTS là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, với 167 hội viên. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp KH&CN đã thành công trong việc thương mại hóa nhiều sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa và quốc tế.
Trong bài phát biểu khai mạc, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, đã nhấn mạnh rằng khoa học và công nghệ đã trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các thành tựu nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tế đã đạt được những kết quả đáng kể. Ông Hoàng Đức Thảo cũng chúc mừng và kỳ vọng rằng các doanh nghiệp được vinh danh sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ và đề xuất các yêu cầu hỗ trợ từ Nhà nước, để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu đầu tư, chính sách hỗ trợ cho sản xuất và kinh doanh. Điều này sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của Việt Nam. Ông Hoàng Đức Thảo cũng hy vọng rằng các bộ, ngành quan tâm sẽ tiếp tục cung cấp điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để đầu tư và phát triển. Cụ thể, ông đề xuất các chính sách ưu đãi và các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, cũng như việc duyệt xét cấp chứng nhận "Doanh nghiệp khoa học và công nghệ."
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cùng Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã trao bảng vàng vinh danh cho các doanh nghiệp KH&CN sáng tạo xuất sắc năm 2023.
Hội nghị đã vinh danh 10 doanh nghiệp KH&CN sáng tạo xuất sắc năm 2023 bao gồm Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn THAIBINH SEED, Công ty CP Dược phẩm SaVi, Công ty CP Sao Thái Dương, Công ty CP Dụng cụ Thể thao DELTA, Công ty Thủy sản Đắc Lộc, HƯNG VIỆT GROUP, Công ty CP Tập đoàn MEEY LAND, Công ty CP Việt Nam Food và Công ty TNHH MTV TRAPHACO SAPA.
Ngoài ra, còn có 11 doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu sáng tạo năm 2023, bao gồm Công ty CP Dạ Lan, Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước, Công ty CP Giống cây trồng Bắc Giang, Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa, Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà, Công ty TNHH Hoàng Linh Biotech, Công ty TNHH MTV Thiên An, Công ty TNHH Sinh học Minh Hoàng - Gia Lai, Công ty TNHH MTV Công nghệ sau thu hoạch Dương Xuân Quả và Công ty CP THONGTIN.LAND.
Theo: Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
https://www.vista.gov.vn/vi/news/khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/vinh-doanh-doanh-nghiep-khoa-hoc-va-cong-nghe-tieu-bieu-nam-2023-7438.html
---
TIN DỰ BÁO MƯA DÔNG DIỆN RỘNG VÀ MƯA LỚN CỤC BỘ, LỐC, SÉT, GIÓ GIẬT MẠNH Ở KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ, NAM TRUNG BỘ, TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ
---
Đêm qua và sáng nay (03/10), ở khu vực Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to; khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có mưa rào và rải rác có dông. Lượng mưa tính từ 19h ngày 02/10 đến 08h ngày 03/10 có nơi trên 80mm như: Tam Nông (Đồng Tháp) 131.8mm, Tri Tôn (An Giang) 118mm, La Ngà (Đồng Nai) 94.2mm, An Phú (Tp.Hồ Chí Minh) 89.6mm, Vĩnh Châu A (Long An) 85.4mm, Mỹ Hiệp Sơn (Kiên Giang) 84.8mm,...
Dự báo: ngày và đêm 03/10, ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.
Theo: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia
---
Tháp báo lũ thông minh và thiết bị giám sát cảnh báo ngập lụt - Những sản phẩm do WATEC nghiên cứu và phát triển đã được ứng dụng trong thực tiễn và phục vụ cộng đồng!
WATEC TÀI TRỢ THIẾT BỊ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT NGẬP LỤT CHO QUẬN THANH KHÊ
---
Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) là doanh nghiệp khoa học công nghệ, có trụ sở tại số 299, Huỳnh Ngọc Huệ, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Tháng 7/2023 vừa qua, WATEC đã tài trợ và hoàn thành lắp đặt 01 thiết bị quan trắc, giám sát ngập lụt tự động tại quận Thanh Khê, cụ thể là khu vực Khe Cạn, phường Thanh Khê Tây.
Khu vực Khe Cạn là một trong những vùng dân cư dễ bị ngập úng cục bộ mỗi khi trải qua các trận mưa lớn cực đoan, người dân vô cùng khổ sở khi nhà cửa bị ngập thường xuyên. Để triển khai các phương án ứng phó và cảnh báo kịp thời đến người dân, thiết bị sẽ quan trắc độ ngập lụt theo thời gian thực (mực nước tại vị trí lắp đặt) và tức thì nhắn tin cảnh báo đến các cá nhân liên quan khi độ ngập tại vị trí lắp đặt vượt ngưỡng cảnh báo (được cài đặt theo yêu cầu cụ thể của cộng đồng).
Đây cũng là trách nhiệm xã hội của WATEC đối với địa phương, nơi Công ty đóng trụ sở và sinh hoạt. WATEC hy vọng với đóng góp này có thể giảm nhẹ rủi ro do thiên tai, ngập lụt gây ra trên địa bàn quận trong các đợt mưa lũ sắp tới.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRAO TẶNG BẰNG KHEN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
---
Ngày 22/8/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có Quyết định số 1979/QĐ-UBND về việc trao tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) vì đã có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Được biết, vào năm 2020, WATEC đã phối hợp lắp đặt và tặng 01 trạm đo mưa tự động Vrain tại Di tích lịch sử Quan Tượng Đài, thành phố Huế.
Năm 2022, WATEC tặng 01 trạm đo mưa tự động Vrain và lắp đặt tại VPTT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Năm 2023, WATEC hỗ trợ 02 thiết bị quan trắc, giám sát ngập lụt tự động.
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh miền Trung hằng năm phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai cực đoan gây ra, tổn thất về người và tài sản là vô cùng lớn. WATEC với sứ mệnh phục vụ cộng đồng, luôn thấu hiểu và mong muốn đóng góp công sức, trí tuệ vào nỗ lực giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây nên.
Trong tương lai, WATEC hy vọng sẽ tiếp tục được đồng hành và chia sẻ cùng địa phương, chung tay vì một cộng đồng an toàn hơn trước thiên tai.
20 NĂM – HÀNH TRÌNH KIẾN TẠO VÀ PHỤNG SỰ
---
Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển kỹ thuật Tài nguyên nước (WATEC) được thành lập vào năm 2003, chỉ với một số ít người và nguồn lực rất hạn chế. Trải qua nhiều khó khăn thử thách, có lúc tưởng chừng không vượt qua nổi nhưng với sự nhạy bén, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, liên tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới và đặc biệt là luôn lấy chữ Tín làm hàng đầu nên WATEC đã từng bước phát triển và bay cao hơn, vươn xa hơn.
Từ một doanh nghiệp chuyên về tư vấn xây dựng, WATEC đã chuyển mình mạnh mẽ sang nghiên cứu, ứng dụng công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai và nhanh chóng trở thành doanh nghiệp KHCN có thương hiệu ở tầm quốc gia. Ngay trong ngày kỷ niệm 20 năm thành lập công ty hôm nay, Hệ thống Đo mưa tự động chuyên dùng Vrain của WATEC đã vượt 2500 trạm. Trong điều kiện phải đối diện với rất nhiều rào cản về công nghệ, nguồn vốn, trình độ quản lý, nhưng chỉ trong 07 năm, số lượng và tỷ lệ bao phủ trạm đo mưa tự động Vrain như hôm nay có thể xem như là một thành quả “thần kỳ” của WATEC.
Hai mươi năm qua là một quá trình không ngơi nghỉ, một quá trình mà WATEC đã từng bước thay đổi, thay đổi từ sản phẩm dịch vụ cho đến phương thức quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh nhưng luôn kiên trì với mục tiêu, giá trị cốt lõi, đó là “Chất lượng - Chữ Tín - Trách nhiệm - Sáng tạo và Chuyên nghiệp”. Chắc hẳn, khi hồi tưởng lại những ngày đầu chập chững đó, mỗi thành viên đã và đang tiếp tục gắn bó với WATEC không thể không quên những công trình Thủy điện Khe Diên, Krong H Năng, Đập Xô Lô, Đê ngăn mặn Bình Thới - Bình Phước, hay trồng cỏ Vietiver ở Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và chứng nhận, kiểm định công trình ở Trà Vinh, Phú Quốc..
Và cho đến hôm nay, với Hệ thống đo mưa chuyên dùng Vrain, WATEC đã có mặt ở mọi miền tổ quốc, từ các bản làng vùng cao, vùng sâu cho đến vùng hải đảo xa xôi. Nhiều năm trước, chúng ta đã bắt đầu với hàng triệu ước mơ, hy vọng và nhiệt huyết vô cùng và hôm nay khi chúng ta kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, không có gì thay đổi, ngoại trừ việc chúng ta đã biến ước mơ của mình thành hiện thực và có những giấc mơ mới ngay bây giờ.
Để có được thành quả đó, WATEC xin gửi lời cảm ơn tới Quý khách hàng, Quý đối tác đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ WATEC.
Với tầm nhìn và sứ mệnh của mình, WATEC hy vọng rằng trong tương lai, WATEC sẽ phát triển hơn nữa và tiếp tục Hành trình Kiến tạo và Phụng sự để hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực quan trắc và cảnh báo mưa lũ. Để có thể đạt được điều đó, ngoài sự nỗ lực của từng thành viên công ty WATEC, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng hành, tin tưởng và ủng hộ từ những Quý khách hàng, Quý đối tác trong tương lai không xa.
- Chủ tịch HĐQT -
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Contact the organization
Website
Address
299 Huỳnh Ngọc Huệ
Da Nang
550000
Da Nang, 550000
Chúng tôi là nhà phân phối Randm chính hãng tại thị trường Việt Nam