Conando Academy
Nearby schools & colleges
Thành Phố Đà Nẵng
Khu Đô Thị Fpt
Le Quy Don Gifted High School
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
da, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Da Nang, Da Phuoc
Đà Nẵng
Da Nang, Da Phuoc
You may also like
Giúp các thành viên trong đội ngũ Conando trưởng thành và phát triển hơn mỗi ngày
𝐓𝐎̂̉𝐍𝐆 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐕𝐄̂̀ 𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐂𝐔̣ 𝐂𝐇𝐎̂́𝐍𝐆 𝐒𝐀𝐈 𝐋𝐎̂̃𝐈 𝐏𝐎𝐊𝐀 𝐘𝐎𝐊𝐄
---------------------------------------------------------------
Poka Yoke là thuật ngữ tiếng Nhật, có nghĩa là phòng ngừa sai lỗi hay chống sai lỗi, được phát triển bởi nhà tư vấn quản lí Shigeo Shingo như một phần của hệ thống sản xuất Toyota. Mục đích của Poka Yoke là để loại bỏ các khuyết tật sản phẩm bằng cách ngăn ngừa, sửa chữa hoặc cảnh báo kịp thời khi chúng xảy ra. Shigeo Shingo phân biệt giữa khái niệm sai sót không thể tránh được của con người và khiếm khuyết trong sản xuất. Mục đích của Poka Yoke là thiết kế quá trình khiến có thể phát hiện được những sai sót và sửa chữa ngay lập tức, loại bỏ các khuyết tật tại nguồn.
🔆 Lợi ích:
- Giúp con người và quá trình làm việc đúng ngay từ đầu;
- Giúp loại bỏ những sai sót xảy ra do con người và thiết bị;
- Phòng ngừa được những sai lỗi về sản phẩm và quá trình, do đó cải thiện đáng kể chất lượng và giảm thiểu các lãng phí do việc làm lại hoặc loại bỏ, giúp các thao tác trở nên đơn giản hơn.
🔺 Công cụ chống sai lỗi Poka–Yoke có 3 chức năng chính là :
𝗣𝗼𝗸𝗮–𝗬𝗼𝗸𝗲 𝗴𝗶𝘂́𝗽 𝗽𝗵𝗮́𝘁 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗰𝗮́𝗰 𝘀𝗮𝗶 𝗹𝗼̂̃𝗶, 𝘀𝘂̛̣ 𝗰𝗼̂́
Trong một qui trình sản xuất, việc xuất hiện các lỗi kĩ thuật, sai sót dẫn đến sản phẩm khuyết tật là điều không tránh khỏi, trong khi con người không thể kiểm soát hết. Lúc này công cụ chống sai lỗi sẽ được áp dụng để phát hiện kịp thời các sai sót, thông báo đến con người, để có biện pháp khắc phục nhanh nhất.
Khi xuất hiện sai lỗi, công cụ Poka Yoke sẽ tự động ngắt hệ thống làm việc, đồng thời báo cho người liên quan. Việc phát hiện kịp thời các lỗi, sự cố ngăn ngừa các sản phẩm khuyết tật, đồng thời giảm thiểu chi phí hư hỏng, bảo hành.
Ví dụ dễ thấy nhất tất cả hệ thống máy móc của các doanh nghiệp Nhật và Hàn Quốc đều trang bị đèn báo ba màu Xanh – Vàng – Đỏ. Khi máy chạy bình thường báo màu xanh, khi xảy ra bất thường đèn vàng, khi màu đỏ máy có lỗi nghiêm trọng.
Nhân viên thao tác quan sát những bất thường này để xử lí sản phẩm. Nhân viên các bộ phận vận hành bảo trì, sản xuất, kĩ sư quá trình tiếp cận giải quyết vấn đề.
𝗣𝗼𝗸𝗮-𝗬𝗼𝗸𝗲 𝗸𝗵𝗮̆́𝗰 𝗽𝗵𝘂̣𝗰 𝗹𝗼̂̃𝗶, 𝘀𝘂̛̣ 𝗰𝗼̂́
Một khi phát hiện được các lỗi, sự cố một cách nhanh nhất thì việc khắc phục các lỗi và sự cố trở nên dễ dàng hơn. Một số hoạt động có thể tự khắc phục lỗi quá trình, như thiết bị tự động chỉnh lỗi và đánh dấu lỗi chính tả.
𝗣𝗼𝗸𝗮-𝗬𝗼𝗸𝗲 𝗻𝗴𝗮̆𝗻 𝗻𝗴𝘂̛̀𝗮 𝗰𝗮́𝗰 𝗹𝗼̂̃𝗶, 𝘀𝘂̛̣ 𝗰𝗼̂́
Công cụ chống sai lỗi Poka Yoke giúp con người kiểm soát quá trình làm việc, khi bất cứ một sai sót nào xảy ra, công cụ ngay lập tức thông báo đến người liên quan, đồng thời dừng ngay hệ thống sản xuất. Nhờ đó các loại sai hỏng sẽ ngay lập tức bị loại bỏ. Các sản phẩm khuyết tật không xuất hiện.
⭕ Trình từ áp dụng chống sai lỗi bao gồm các bước:
Bước 1: Xác định những sai lỗi có thể xảy ra ngay cả khi có các hành động phòng ngừa. Xem xét lại mỗi | bước trong quá trình đang làm đồng thời đặt ra câu hỏi: “trong bước này, lỗi nào có khả năng xảy ra nhất, lỗi Con người hay do thiết bị?”
Bước 2: Quyết định một phương thức phát hiện ra một số lỗi hay sự CỐ máy móc có thể xảy ra hoặc sắp xảy ra. Ví dụ: đèn báo trong ô tô nhắc giúp bạn về việc đã thắt dây an toàn chưa? Hay trong một dây chuyên lắp ráp, khay giữ các phụ kiện sẽ giúp cho công nhân phát hiện ngay liệu có phụ kiện nào bị thiêu | hay không?
Bước 3: Xác định và lựa chọn hành động phù hợp khi sai lỗi bị phát hiện:
• Kiểm soát hoạt động nhằm tự khắc phục lỗi quá trình. Ví dụ như thiết bị di động chính lỗi hay đánh dấu lỗi chính tả
• Dừng hệ thống quá trình hoặc thiết bị ngăn chặn hoặc chấm dứt quá trình khi có lỗi xảy ra.
• Cảnh báo: báo động cho những người liên quan đến công việc khi có một sai lỗi xảy ra.
Tài liệu tham khảo: "Poka-Yoke Công cụ phân tích cách thức sinh ra sai sót"
---------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝗠𝗢̂ 𝗛𝗜̀𝗡𝗛 𝗦𝗖𝗔𝗠𝗣𝗘𝗥 𝗦𝗔́𝗡𝗚 𝗧𝗔̣𝗢 𝗬́ 𝗧𝗨̛𝗢̛̉𝗡𝗚 𝗠𝗢̛́𝗜
---------------------------------------------------
Mô hình SCAMPER là kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên, là công cụ tư duy khá hiệu quả trong việc tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh mới. SCAMPER là từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, và Reverse.
▶ Substitue/Thay thế
Khi sử dụng nguyên tắc thay thế để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, chúng ta đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi như Có thể sử dụng những nguyên vật liệu khác để cải tiến sản phẩm này không? Có thể thay thế bước nào trong quy trình sản xuất? Dựa trên những sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn trên thị trường, bạn có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ khác tối ưu hơn, thuận lợi cho người dùng mà vẫn đảm bảo giá bán hợp lý. Vận dụng nguyên tắc thay thế, chúng ta không những có thế này ra các ý tưởng khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cách liên tục cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm của doanh nghiệp.
▶ Combine/Kết hợp
Nguyên tắc này dựa trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những ý tưởng sáng tạo với nhau có thể dẫn đến những sản phẩm mang tính đột phá.
▶ Adapt/Thích nghi
Nguyên tắc thích nghi dựa trên cơ sở xem xét sản phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp khác. Thử nghĩ về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ đang có mặt trên thị trường để giải quyết những vấn đề khác của khác hàng và chúng ta có thể tìm ra ý tưởng khởi nghiệp mới.
▶ Modify/Điều chỉnh
Đúng như tên gọi, nguyên tắc này gợi mở cho chúng ta những câu hỏi như: Có thể thay đổi hình dáng và kích thước của sản phẩm không? Có thể bổ sung những tính năng nào cho sản phẩm để tăng thêm giá trị cho khách hàng? Bằng cách đặt những câu hỏi theo nguyên tắc điều chỉnh này, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm/dịch vụ khác biệt và phù hợp hơn với những phân khúc khách hàng khác nhau.
▶ Put to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác
Áp dụng nguyên tắc này có nghĩa là chúng ta phải tìm cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thông thường vào những việc khác với thường lệ. Chuỗi cửa hàng café “nhai luôn ly" Monkey in Black là ví dụ tiêu biểu cho lối tư duy này.
▶ Eliminate/Loại bỏ
Nguyên tắc này được sử dụng khi chúng ta nhận thấy sản phẩm/dịch vụ hiện tại có thể loại bỏ hay chia nhỏ một số yếu tố, chức năng để giảm bớt chi phí, công
sức và thời gian sản xuất mà sản phẩm/dịch vụ mới được tạo ra vẫn có chất lượng | tốt, đáp ứng yêu cầu của phân khúc khách hàng khác. Apple với chính triết lý “Tôi
giản và cực hảo - chỉ giữ lại những gì cần thiết” của Steve Jobs đã tạo ra những sản phẩm mang tính cách mạng và thay đổi cách con người sử dụng công nghệ.
▶ Reverse/Đảo ngược
Với nguyên tắc này, chúng ta sẽ có được ý tưởng khởi nghiệp mà trong đó sản phẩm/dịch vụ có cấu trúc, một trật tự sắp xếp khác so với thông thường. Đơn giản nhất là chúng sẽ đảo ngược với hiện tại. Các cửa hàng thức ăn nhanh chính là minh chứng tiêu biểu cho nguyên tắc này. Thay vì ngồi vào bàn và đợi nhân viên phục vụ đến tận bàn để gọi món và trả tiền sau bữa ăn, khách hàng thực hiện tất cả những việc này ngay tại quầy thanh toán khi vừa bước vào cửa hàng.
Để sử dụng SCAMPER, bạn chỉ cần theo danh sách và đặt câu hỏi liên quan đến từng yếu tố. Hãy nhớ rằng không phải mọi ý tưởng bạn tạo ra đều khả thi; tuy nhiên, bạn có thể lấy những ý tưởng hay và khám phá chúng thêm.
Nguồn: Interaction Design Foundation
-------------------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝐂𝐔̛̉𝐀 𝐒𝐎̂̉ 𝐉𝐎𝐇𝐀𝐑𝐈 - 𝐍𝐇𝐈̀𝐍 𝐌𝐈̀𝐍𝐇 𝐁𝐀̆̀𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐈𝐄̂̀𝐔 𝐂𝐎𝐍 𝐌𝐀̆́𝐓
-------------------------------------------------------------
Cửa sổ Johari là một mô hình có thể giúp bạn phát triển cá nhân, cải thiện kỹ năng giao tiếp, phát triển nhóm cũng như nhiều lợi ích khác… Mô hình này hiện được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động giao tiếp. .Cửa sổ Johari được sáng tạo bởi 2 nhà tâm lý học Joseph Luft và Harry Ingham (Johari là tên viết tắt của 2 người) với 2 mục đích chính:
- Tìm hiểu bản thân 1 người qua cả góc nhìn của bản thân và của người khác
- Xây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa các thành viên trong nhóm qua nói chuyện và chia sẻ
Mỗi người được đại diện bởi mô hình Johari thông qua bốn góc một phần tư. Mỗi góc này biểu thị thông tin cá nhân, cảm xúc, động lực và liệu thông tin đó được biết hay chưa biết đối với bản thân hoặc người khác theo bốn quan điểm.
⭕ Những gì một người biết về mình và cũng được những người khác biết – Vùng MỞ (Open Area)
Vùng đầu tiên là Vùng Mở. Đây là thông tin về con người – hành vi, thái độ, cảm xúc, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, quan điểm, v.v. – được biết bởi một người (‘bản thân’) và được biết bởi nhóm (‘người khác’).
Mục tiêu của bất kỳ nhóm nào cũng phải luôn là phát triển Vùng Mở cho mỗi người bởi vì khi mỗi chúng talàm việc trong vùng này với những người khác, mỗi cá nhân sẽ đạt hiệu quả và năng suất cao nhất, đồng thời đội nhóm cũng đạt năng suất cao nhất. Vùng Mở có thể được coi là không gian diễn ra giao tiếp và hợp tác tốt, không bị phân tâm, không có sự không tin tưởng, nhầm lẫn, xung đột và hiểu lầm.
⭕ Những gì một người không biết về mình nhưng những người khác biết – Vùng MÙ (Blind Area)
Vùng Mù này không phải là một vùng hữu ích cho các cá nhân hoặc nhóm. Vùng Mù này cũng có thể được gọi là sự thiếu hiểu biết về bản thân, hoặc bị ảo tưởng về mình. Khi rơi vào vùng mù, bạn thường sẽ có những thói quen biểu hiện ra bên ngoài, những hành vi vô thức như gãi đầu, gãi tai, tránh giao tiếp bằng mắt với người đối diện, cảm thấy lo lắng, hồi hộp…
Các nhà quản lý nên thúc đẩy một môi trường phản hồi an toàn, tức là không phán xét và không phản ứng của nhóm đối với sự tiết lộ của cá nhân, điều này làm giảm sự sợ hãi và do đó khuyến khích cả hai quá trình xảy ra.
⭕ Những gì người đó biết về mình mà người khác không biết – Vùng ẨN (Hidden Area), khu vực bị che giấu, khu vực tránh, tự tránh.
Vùng Ẩn đại diện cho thông tin, cảm xúc, v.v., bất cứ điều gì mà một người biết về bản thân, nhưng được giấu kín với người khác. Vùng Ẩn cũng có thể bao gồm sự nhạy cảm, nỗi sợ hãi, ý định thao túng, bí mật – bất cứ điều gì… mà một người không tiết lộ, vì bất kỳ lý do gì.
Tuy nhiên, rất nhiều thông tin ẩn không phải là thông tin cá nhân cho lắm, nó liên quan đến công việc hoặc hiệu suất (kiểu giấu nghề để mình là người giỏi nhất, hoặc hưởng lợi một mình chẳng hạn), và do đó, tốt hơn nên được nằm trong Vùng Mở.
Bằng cách nói cho người khác biết cảm nhận của chúng ta và các thông tin khác về bản thân chúng ta, giảm vùng che giấu và tăng Vùng Mở, giúp hiểu rõ hơn, hợp tác, tin tưởng, tăng hiệu quả làm việc nhóm và năng suất.
⭕ Những gì người đó không biết về mình và người khác cũng không biết – Vùng KHÔNG XÁC ĐỊNH (Unknown Area)
Vùng này chứa thông tin, cảm xúc, khả năng tiềm ẩn, năng khiếu, kinh nghiệm, v.v., những thứ mà bản thân họ chưa biết và những người khác trong nhóm chưa biết. Chúng có thể là cảm xúc, hành vi, thái độ, khả năng, năng khiếu, có thể khá gần với bề ngoài, có thể tích cực và hữu ích, hoặc chúng có thể là những khía cạnh sâu sắc hơn trong tính cách của một người, ảnh hưởng đến hành vi của người đó ở nhiều mức độ khác nhau. Những lĩnh vực lớn chưa được biết đến thường được mong đợi ở những người trẻ hơn và những người thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin.
Việc kiến thức “được khám phá” chưa biết có di chuyển vào Vùng Ẩn, Vùng Mù hay Vùng Mở hay không, thì phụ thuộc vào người phát hiện ra nó và họ làm gì với kiến thức, đặc biệt là liệu sau đó nó được đưa ra dưới dạng phản hồi hay được tiết lộ. Cung cấp cho mọi người cơ hội để thử những điều mới, không có áp lực lớn, thường là một cách hữu ích để khám phá những khả năng chưa được biết đến, và do đó giảm bớt Vùng Không Xác Định.
Bốn ‘Vùng’ có thể được thay đổi kích thước, phản ánh tỷ lệ có liên quan của từng loại "nhận thức" về một người cụ thể trong một nhóm nhất định. Các nhà quản lý và lãnh đạo có thể giúp đỡ bằng cách tạo ra một môi trường khuyến khích tự khám phá và thúc đẩy quá trình tự khám phá, quan sát và phản hồi mang tính xây dựng giữa các thành viên trong nhóm. Tạo ra một nền văn hóa, môi trường và kỳ vọng khám phá bản thân giúp mọi người phát huy nhiều hơn tiềm năng của mình và do đó đạt được nhiều thành tích hơn và đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Nguồn: The Johari Window (Luft and Ingham, 1955)
------------------------------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝐊𝐘̃ 𝐍𝐀̆𝐍𝐆 𝐐𝐔𝐀̉𝐍 𝐋𝐘́ 𝐂𝐀̂́𝐏 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐋𝐀̀𝐌 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐂
------------------------------------------------------------------------
Quản lý cấp trên (Managing Up) là sử dụng những đặc điểm của một nhà quản lý giỏi để giúp phát huy những điều tốt nhất ở một nhân viên. Việc quản lý cấp trên sẽ giúp công việc của người quản lý và của bạn trở nên dễ dàng hơn. Hiểu được cách tốt nhất để giao tiếp với sếp của bạn, chứng tỏ rằng bạn quan tâm, đáp ứng các mục tiêu hiệu suất và hơn thế nữa, sẽ không bị chú ý. Quản lý cấp trên có thể đặc biệt quan trọng với một người quản lý mới hoặc khi bạn thay đổi phòng ban. Việc thể hiện những hành vi này ngay từ đầu sẽ giúp mối quan hệ của bạn bắt đầu tốt hơn.
Quản lý cấp trên với một người sếp lâu năm cũng có thể giúp bạn làm mới mối quan hệ của mình. Hãy ưu tiên một số mục tiêu ở trên trong mục tiêu riêng tiếp theo của bạn, chẳng hạn như trò chuyện thông qua giao tiếp, tìm hiểu điều gì đó cá nhân hoặc hiểu mục tiêu phát triển của họ. Với những hành động này, bạn đang tiến tới một mối quan hệ quản lý tốt hơn tại nơi làm việc.
Quản lý cấp trên là kỹ năng tuyệt tác của kẻ đi làm chuyên nghiệp. Ai đi làm mà toàn để sếp suốt ngày đi nhắc nhở, la lối, quản lý mình là chưa biết cách đi làm. Quản lý cấp trên đòi hỏi người đi làm có những khả năng sau:
1. Communicating your priority and seeking feedback: thứ mình nghĩ và làm, cách mình đặt chế độ ưu tiên trong công việc chưa chắc đã align – hài hoà với cách nghĩ của sếp. Bạn thấy một góc vườn. Sếp nhìn cả khu vườn.
Do đó, đừng có ngồi im tự nghĩ, tự làm mà chẳng nói gì với ai. Cho sếp biết cách mình sắp xếp công việc và lắng nghe phản hồi để công việc triển khai êm ả là điều cực kỳ quan trọng.
2. Anticipating needs – Đoán trước nhu cầu của sếp: sếp sẽ rất trân trọng nếu bạn biết họ đang bận hay cần được giúp đỡ & chủ động đề nghị giúp đỡ. Người biết managing up quan sát, hiểu, và sẵn sàng gánh vác mà không cần chờ ai lên tiếng.
Họ cũng không bao giờ ngồi không chờ mà luôn chủ động yêu cầu sếp giao việc cho mình khi thời gian còn trống. Họ luôn tự tìm kiếm cơ hội để add value – tạo giá trị cho tổ chức.
3. Accommodating working style – Giao tiếp theo cách của sếp: nếu biết quan sát, bạn sẽ hiểu sếp mình thích cách giao tiếp, làm việc thế nào. Có người hiệu quả nhất là gặp trực tiếp. Có người qua tin nhắn. Có người qua email, nền tảng. Biết sếp mình thích & sử dụng cách giao tiếp nào nhất thì chọn cách đó để giao tiếp.
4. Being the go-to person – trở thành người được tín nhiệm: khi bạn luôn là người chủ động, xung phong, chìa tay ra giúp đỡ mà không cần sếp hỏi, sau một thời gian bạn trở thành người được tín nhiệm, người trợ thủ đắc lực mà sếp sẽ nhờ vả đến mỗi khi cần. Người đi làm, được tín nhiệm vì khả năng managing up của mình, là người đi làm thành công.
Rất nhiều bạn trẻ đi làm hiện nay có 0% kỹ năng managing up, có thể vì không biết, có thể vì không quan tâm, cũng có thể vì không muốn. Có điều, không đi làm thì thôi. Đã đi làm, nên bỏ chút tâm vào đó. Làm gì cũng vậy, chỉ cần bỏ tâm vào, sẽ nghĩ ra một vạn cách để trở nên xuất sắc.
Nguồn: Nguyễn Phi Vân
--------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝐏𝐇𝐎𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐇𝐎̣𝐂 𝐓𝐀̣̂𝐏 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐐𝐔𝐀̉
----------------------------------------
Tất cả ai trong chúng ta đều mong muốn sẽ bỏ qua một số loại thông tin không cần thiết và dành tâm trí cho một số loại thông tin khác cần thiết hơn. Một trong những lý do chính của việc nghiên cứu phong cách học là để chúng ta có thể thành công hơn, và mỗi người cần phải có một sự kiên định trong việc học. Rõ ràng sự hiểu biết và có nhiều kiến thức luôn được coi là điều quan trọng nhất để duy trì những lợi thế cạnh tranh.
⭕ Có hai khía cạnh chính của phong cách học. Khía cạnh về việc thu thập thông tin: Nhiều người có khuynh hướng thiên về việc nắm bắt thông tin trực tiếp thông qua những kinh nghiệm thực tế mà họ gặp phải (concrete experience - CE). Một số người có khuynh hướng nắm bắt những thông tin tốt nhất khi những thông tin đó có các đặc tính như sự trừu tượng, hình tượng hay giả thiết, ý tưởng, lý thuyết (abstract conceptualization: AC)
Khía cạnh về việc phản hồi những thông tin. Khi có thông tin, thì có một số người nghiêng về việc đặt nó trong những hoàn cảnh khác, quan sát và xem xét kỹ lưỡng thông tin (reflective observation: RO). Mặt khác, một số người thì lại có khuynh hướng đưa ra những hành động một cách nhanh chóng trước những thông tin mà họ nhận được, thử nghiệm hoặc phản ứng lại vấn đề với những hành động thực tiễn (active experimentation: AE). Mỗi định hướng hay khuynh hướng đại diện cho một sự lựa chọn cụ thể.
▶ Một cuộc nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng nếu các bạn biết áp dụng một cách trình tự thì hiệu quả của việc học của các bạn sẽ được cải thiện một cách rõ rệt, kiến thức sẽ được các bạn tiếp thu dễ dàng hơn và nó sẽ được lưu giữ lại trong một khoảng thời gian lâu hơn, và các kỹ năng của bạn cũng ngày càng được nâng cao hơn. Các bước trong vòng tròn của việc học:
Bước 1️⃣: Kinh nghiệm thực tế (CE): Học nhờ vào những kinh nghiệm
+ Học từ những kinh nghiệm đặc biệt
+ Quan hệ nói chuyện chia sẻ với mọi người
+ Tích cực trong việc cảm nhận và tiếp xúc với những người khác
Bước 2️⃣: Sự quan sát có suy nghĩ (RO): Học nhờ vào sự suy nghĩ
+ Quan sát thật cẩn thận trước khi đưa ra những sự phán xét
+ Xem xét vấn đề từ những khía cạnh và hoàn cảnh khác nhau
+ Hãy cố gắng suy nghĩ về ý nghĩa của mọi thứ
Bước 3️⃣: Nhận thức trừu tượng (AC): Học nhờ vào sự suy nghĩ
+ Phân tích những ý tưởng một cách hợp lý
+ Tìm ra được những lý thuyết mới và tạo ra những sự liên kết đối với những lý thuyết đó
Bước 4️⃣: Kinh nghiệm hành động (AE): Học nhờ vào sự thực hành
+ Hãy cố gắng liệt kê ra tất cả những khả năng khi gặp một vấn đề nào đó
+ Hãy đề cập đến những nguy cơ có thể đe dọa bản thân mình
+ Tác động đến mọi người xung quanh và những vấn đề bằng những hành động
Nhiều trường học phổ thông chú trọng quá mức đến bước RO và AC trong việc họ. Hơn nữa, việc tập trung vào phương pháp giải quyết tình huống (case study) hoặc là những bài tập mang tính chỉ dựa trên kinh nghiệm (Experiential Exercises) để dạy cho sinh viên về những kỹ năng quản trị hiệu quả và phong cách lãnh đạo thì thường kém tác dụng hơn những khoá học được áp dụng một cách bài bản những hoạt động học tập dựa trên 4 bước. Hầu hết những chương trình giảng dạy về kỹ năng quản trị cần đảm bảo đúng 4 bước chính của quá trình học, tức trong chương trình đó cần bao gồm: những hoạt động liên quan đến việc học và liên quan đến những kinh nghiệm của sinh viên, cũng như việc thảo luận nhóm, đọc hiểu cùng với những cuộc thi.
Nguồn: Cengage
-------------------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝐐𝐔𝐀̉𝐍 𝐋𝐘́ 𝐂𝐀̉𝐌 𝐗𝐔́𝐂 𝐓𝐈𝐄̂𝐔 𝐂𝐔̛̣𝐂
----------------------------------
Kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một điều rất khó khăn với nhiều người. Tuy nhiên, nó có thể học được, theo thời gian thực hiện các bài tập và các thói quen hình thành, khả năng làm chủ cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
💢 Cảm xúc tiêu cực là bất kỳ cảm giác nào gây ra đau khổ và buồn bã. Những cảm xúc này có thể khiến bạn không thích bản thân hoặc người khác, làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng và giảm nhiệt huyết đối với cuộc sống. Cảm xúc tiêu cực xảy đến rất đa dạng, có thể là ghét, tức giận, ghen tị và buồn bã. Trong bối cảnh phù hợp, những cảm giác này là hoàn toàn tự nhiên.
Ý tưởng về “quản lý” những cảm xúc tiêu cực là một sự phức tạp và đầy khó khăn. Nó không có nghĩa là tránh né những cảm xúc tiêu cực – đây thực sự là một hình thức đối phó với những cảm xúc đó, và nó thường có thể phản kháng lại bạn. Nó cũng không có nghĩa là để cho những cảm xúc tiêu cực tàn phá cuộc sống của bạn, mối quan hệ của bạn. Ví dụ như, sự tức giận không được quản lý có thể khiến bạn tự hủy hoại các mối quan hệ với mọi người nếu bạn cho phép những cảm xúc đó làm chủ chính bản thân mình
Quản lý các cảm xúc tiêu cực là bạn cảm thấy nó, xác định lý do tại sao bạn cảm thấy theo cách này, và cho phép bạn nhận được những thông điệp mà những cảm xúc tiêu cực gửi cho bạn trước khi bạn giải phóng họ và tiến lên phía trước. (Vâng, lời tuyên bố đó nghe có vẻ hơi kỳ cục, nhưng cảm xúc của bạn chắc chắn được thiết kế để trở thành những người đưa thông điệp cho bạn biết, và những thông điệp này có thể rất có giá trị nếu bạn biết lắng nghe bản thân). Chúng ta có thể giữ chúng dưới sự kiểm soát mà không phủ nhận rằng bạn đang cảm nhận chúng.
⭕ Một chiến lược tốt là chấp nhận các trạng thái tiêu cực của bạn, đồng thời tham gia vào các hoạt động có thể xoa dịu những cảm xúc khó chịu này theo chiều hướng tích cực lên. Đã có một số chiến lược được khám phá ra và đề xuất như là một phương pháp giúp bạn chấp nhận và quản lý các cảm xúc tiêu cực trong đó có 1 chiến lược rất hay mang tên: TEARS of HOPE.
T – (Teach and learn) Dạy và học. Điều này có nghĩa là chấp nhận bản thân và nâng cao kiến thức cá nhân về cơ thể và tinh thần của bạn, và cách chúng đáp ứng với stress và các trạng thái cảm xúc khác. Điều này cho phép bạn hiểu khi nào bạn buồn và tại sao, và có khả năng giải thích tốt hơn các tín hiệu mà cơ thể bạn gửi đến.
E- (Express) Diễn giải. Cho phép trải nghiệm cảm quan và thể hiện. Điều này có vẻ phức tạp hơn một chút nhưng nó chỉ đơn giản liên quan đến việc khuyến khích sự cởi mở và tò mò trong chính mình để tăng sự chấp nhận của bạn về những gì xảy ra.
A – (Accept and befriend) Chấp nhận và thành bạn với những cảm xúc tiêu cực rất có lợi cho việc tăng lòng từ bi và khoan dung cho sự thất vọng của chính bạn.
R – (Re-appraise) Đánh giá lại. Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận nhận thức-hành vi để nhìn nhận ra những điều khác nhau mà cảm xúc tiêu cực – cảm xúc tích cực mang lại và từ đó rút ra những kinh nghiệm về hành vi của mình trong cuộc sống cũng như công việc học tập.
S – (Social support) Hỗ trợ cộng đồng. Mở rộng cảm giác liên kết với người khác trong các mối quan hệ xã hội
[of]
H – (Happiness) Sự hạnh phúc. Có nghĩa là bạn thêm những trải nghiệm tích cực vào cuộc sống của bạn, tập trung vào những kỷ niệm hạnh phúc và thưởng thức những thành công, ví dụ như tăng số lượng thời gian bạn thực sự cảm thấy tốt như đọc 1 quyển sách bạn yêu thích hay đi du lịch .
O – (Observation) Quan sát và quan tâm; Quan sát cuộc sống xung quanh bạn và quan tâm tới những điều làm bạn vui, lạc quan và yêu đời
P – (Physiology and behavioral changes) Sinh lý học và thay đổi hành vi. Tập trung vào việc thư giãn, tập thể dục và chăm sóc bản thân.
E – (Eudaimonia) Điều này có nghĩa là phấn đấu cho các mục tiêu trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân bạn hơn
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc là một công việc khó. Hãy rèn luyện bản thân từng ngày, bởi bạn chỉ có thể thành công khi bạn học được cách quản lý cảm xúc. Hơn thế nữa, bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều tích cực khi bạn quản lý được cảm xúc của chính mình, và chính những cảm xúc tiêu cực và tích cực đó đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Nguồn: healthshots.com
--------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐐𝐔𝐘𝐄̂̀𝐍 𝐋𝐔̛̣𝐂 𝐂𝐇𝐎 𝐌𝐎̣̂𝐓 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐐𝐔𝐀̉𝐍 𝐋𝐘́
-------------------------------------------------------
Sử dụng quyền lực một cách hiệu quả là yếu tố then chốt nhất của quản lý. Những người lãnh đạo này có quyền lực bởi họ học được cách xây dựng một nền tảng về quyền lực trong công ty hoặc trong tổ chức của họ. Họ gây được ảnh hưởng bởi vì họ sử dụng sức mạnh của mình để giúp đỡ đồng nghiệp và cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn.
💥 Một nhà quản lý có quyền lực có thể:
- Đứng ra can thiệp cho những nhân viên đang gặp rắc rối.
- Có thể bố trí được một vị trí công tác thuận lợi cho một cấp dưới có năng lực
- Có thể được cấp trên thông qua cho những khoản chi vượt dự toán
- Đưa vào hoặc gạt bỏ những vấn đề ra khỏi chương trình cuộc họp
- Nhanh chóng được liên hệ với những người ra quyết định cao nhất
- Duy trì được các mối liên hệ đều đặn thường xuyên với các nhà lãnh đạo cao nhất
- Có những thông tin nhanh về các thay đổi trong quyết định và chính sách
CÁC YẾU TỐ TẠO DỰNG QUYỀN LỰC TRONG TỔ CHỨC
Hai yếu tố cơ bản xác định quyền lực của một cá nhân trong một tổ chức: Thuộc tính cá nhân và Đặc điểm vị trí công việc. Tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào từng công ty khác nhau. Có 04 thuộc tính cá nhân có thể mang lại quyền lực đó là: kiến thức chuyên môn, sự hấp dẫn cá nhân, sự nỗ lực và sự phù hợp với văn hóa tổ chức.
📚 Kiến thức chuyên môn là một nguồn gốc quan trọng của quyền lực. Kiến thức chuyên môn có thể có được từ sự giáo dục, đào tạo chính thức cũng như là các kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong một môi trường mà các quyết định được đưa ra trên cơ sở đánh giá các thông tin một cách khách quan cho mỗi phương án thì một người có kiến thức sẽ dễ dàng tăng thêm quyền lực.
😎 Sự hấp dẫn cá nhân được thể hiện theo nhiều cách. Người ta không nhất thiết phải trở thành bạn của nhau trong công việc, nhưng những người có tính cách dễ thương đối với đồng thường được trao quyền lực hơn. Thực sự đối với những người được ưa thích, các lập luận họ đưa ra thường tạo được sự tin cậy hơn, đồng nghiệp cũng cảm thấy ít bị đe dọa.
Nền tảng thứ hai của sự cuốn hút cá nhân là vẻ bề ngoài hấp dẫn. Những người có bề ngoài hấp dẫn sẽ được đánh giá là dễ thành công trong cuộc sống. Người ta cũng cho rằng họ có nghề nghiệp tốt, làm chủ số phận mình, theo đuổi mục đích riêng. Nói chung, dường như người ta cho rằng những người có hình thức đẹp cũng rất hiệu quả và có đạo đức tốt.
💪 Cần có nỗ lực để làm gia tăng những đặc điểm cá nhân. Nỗ lực cá nhân cao độ có thể mang lại trách nhiệm và các cơ hội cao hơn. Khi cá nhân có nhiều nỗ lực hơn mong đợi, theo chính sách hoặc tiêu chuẩn, đã tồn tại sự khác biệt. Bởi phần thưởng của một người dựa trên sự hoàn thành khối lượng công việc, sự khác biệt có thể xoá bỏ bằng cách giảm các nỗ lực đi, hoặc gia tăng trách nhiệm.
👨⚖️ Sự phù hợp với văn hóa tổ chức. Các giá trị của tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức. Nó mang lại sự phù hợp và hướng dẫn hành vi của các cá nhân gắn kết với tổ chức. Những nhà lãnh đạo thường thận trọng trong việc bảo vệ những giá trị cốt lõi của tổ chức và hội nhập những nhân viên vào các cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp với các những giá trị cốt lõi này.
Không phải quyền lực chỉ bắt nguồn từ các đặc điểm cá nhân, mà còn bắt nguồn từ vị trí và công việc. Các đặc điểm quan trọng của một vị trí có liên quan đến quyền lực là:
✅ Tính tập trung. Trở thành nhân vật trung tâm quan trọng trong mạng lưới truyền thông của mình.
✅ Tính quan trọng. Những công việc chung chung thường được nhiều người làm, do đó sẽ có ít quyền lực hơn là những trách nhiệm toàn bộ đối với những chức năng đặc thù đòi hỏi kỹ thuật cao.
✅ Tính linh hoạt. Một vị trí linh hoạt có rất ít các quy định hay các thiết chế hướng dẫn cách thức thực hiện công việc. Những người đảm nhận các vị trí đó thường được giao nhiều loại hoạt động khác nhau, mỗi loại đòi hỏi cần phải được đánh giá đáng kể. Nếu nhân viên được thưởng cho năng suất cao đột xuất và tính sáng tạo thì cũng có nghĩa là người ta khuyến khích sự linh hoạt.
✅ Tính thể hiện: Nếu có năng lực, song năng lực của bạn không được mọi người nhận ra thì cũng khó có thể có quyền lực.
✅ Sự phù hợp. Sự phù hợp của một vị trí công việc nào đó chính là mối liên hệ giữa công việc đó với hoạt động kinh doanh chính của công ty. Quyền lực bắt nguồn từ mối quan hệ giữa công việc do một người nào đó thực hiện với công việc của người khác.
Tất cả mọi người, dù cho họ ở cấp độ nào trong tổ chức đều nên cư xử với người khác theo nền tảng những nguyên tắc đúng đắn. Bạn không thể kiểm soát hoàn toàn cách thức mà người khác quản lý bạn, song bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cách mà bạn quản lý người khác.
Nguồn: Cengage
-------------------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
𝐁𝐀̀𝐈 𝐇𝐎̣𝐂 𝐋𝐀̀𝐌 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐂 𝐍𝐇𝐎́𝐌 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐐𝐔𝐀̉ 𝐓𝐔̛̀ 𝐓𝐇𝐎́𝐈 𝐐𝐔𝐄𝐍 𝐁𝐀𝐘 𝐂𝐔̉𝐀 𝐍𝐆𝐎̂̃𝐍𝐆
-------------------------------
Vào hầu hết các buổi sáng của mùa xuân, những con ngỗng ở Canada thường bay từ các ngôi nhà đến những vùng ao, vịnh tự nhiên. Điểm khác biệt của những chuyến bay này là đàn ngỗng luôn bay và xếp thành hình chữ 'V'. Lý do của điều này là vì việc vỗ cánh của một con ngỗng đi trước sẽ tạo ra sức nâng cho con bay sau. Đàn bay hình chữ 'V' tăng tầm bay của đàn ngỗng 71% so với việc bay một mình. Trong những chuyến hành trình dài, sau khi con ngỗng lãnh đạo bay ở đỉnh đầu của chữ 'V' cho toàn bộ nhóm, nó tụt lại đằng sau để có thể bay dễ nhất. Một con ngỗng khác sau đó sẽ lên nhận vị trí dẫn đầu, đảm nhiệm việc bay vất vả nhất. Nếu một con ngỗng bắt đầu bay rời đàn, sẽ không lâu sau đó nó lại quay lại bay theo đàn hình chữ 'V'.
Một đặc tính đáng kể khác của những con ngỗng là tiếng kêu ầm ĩ khi chúng bay. Ngỗng Canada không bao giờ bay trong im lặng. Bất kỳ ai cũng có thể xác định chúng đang ở đâu trên bầu trời nhờ vào tiếng ồn của chúng. Lý do của tiếng kêu là không hề vô căn cứ. Chúng xuất hiện trong bầy ngỗng phía đằng sau của đàn nhằm khích lệ con ngỗng đầu đàn. Con lãnh đạo sẽ không kêu, chỉ những con bay sau hỗ trợ mới kêu nhằm thôi thúc con lãnh đạo. Nếu một con ngỗng bị ốm và rơi khỏi đàn, hai con ngỗng khác cũng sẽ rời đàn và bay theo hỗ trợ con ngỗng bị ốm cho đến mặt đất. Ở đó hai con ngỗng này sẽ chăm sóc cho bạn mình cho đến khi tất cả cùng khỏe để quay lại đàn, hoặc là chết.
Hiện tượng đáng lưu ý này là một ví dụ thích hợp về nhóm làm việc. Bài học thu được từ việc bay theo hình chữ V giúp làm rõ những đặc tính quan trọng của nhóm hiệu quả và làm việc nhóm có kỹ năng:
✔ Nhóm hiệu quả có các thành viên phụ thuộc lẫn nhau. Giống như bầy ngỗng, năng suất và tính hiệu quả của toàn bộ nhóm được xác định bởi các nỗ lực tương tác và phối hợp của tất cả các thành viên của nó.
✔ Nhóm hiệu quả giúp các thành viên làm việc với nhau hiệu quả hơn so với làm việc một mình. Giống như đàn ngỗng, nhóm hiệu quả đạt được thành tích cao hơn so với thành tích đơn lẻ của một cá nhân giỏi.
✔ Nhóm hiệu quả hoạt động tốt tạo ra sức hấp dẫn của chính nhóm mình. Giống như đàn ngỗng, các thành viên nhóm muốn gắn kết với nhóm vì các lợi ích họ nhận được từ việc là thành viên.
✔ Nhóm hiệu quả không phải luôn có cùng một nhà lãnh đạo. Như với trường hợp của ngỗng, trách nhiệm lãnh đạo thường quay vòng và được chia sẻ rộng rãi khi nhóm phát triển theo thời gian.
✔ Trong nhóm hiệu quả, các thành viên chăm sóc và quan tâm lẫn nhau. Không một ai là bị đánh giá thấp hoặc không được coi trọng. Tất cả đều được đối xử như một phần không thể thiếu của nhóm.
✔ Nhóm hiệu quả có các thành viên ủng hộ và cổ vũ cho lãnh đạo và ngược lại. Sự khích lệ lẫn nhau được cố gắng thực hiện và được tiếp nhận bởi mỗi thành viên.
✔ Nhóm hiệu quả có mức độ tin cậy lẫn nhau cao. Các thành viên chứng tỏ tính chính trực và quan tâm đến sự thành công của người khác như của chính bản thân.
Bất cứ một ví dụ nào cũng có thể có một số vấn đề cực đoan, vì thế chúng ta không nên quá chú trọng vào sự tương đồng giữa đàn ngỗng Canada và nhóm làm việc thực tiễn. Tuy nhiên, bảy đặc tính của nhóm hiệu quả sẽ giúp chúng ta xác định cách thức để bạn cải thiện khả năng trong việc lãnh đạo nhóm, để trở thành một thành viên nhóm hiệu quả, và để khuyến khích các quy trình nhóm hiệu quả. Ý nghĩa của ví dụ là xác định những kỹ thuật và kỹ năng đã được chứng minh giúp bạn vận hành hiệu quả hơn trong nhóm.
Cho dù bạn có đóng vai trò lãnh đạo nhóm hoặc thành viên nhóm, nhằm vận hành một cách hiệu quả trong một nhóm, bạn cần phải hiểu rằng tất cả các nhóm đều trải qua các bước phát triển. Những bước này tạo ra những cơ chế trong đó nhóm thay đổi, những mối quan hệ giữa các thành viên và những hành vi lãnh đạo hiệu quả phải được thay đổi.
▶ Hình thành: Nhóm đối mặt với việc làm quen sự riêng biệt của các thành viên, với mục tiêu và với các giới hạn của nhóm. Các mối quan hệ phải được hình thành và niềm tin được thiết lập. Người lãnh đạo nhóm cần có một sự định hướng rõ ràng.
▶ Xây dựng chuẩn mực: Nhóm đối mặt với việc tạo ra sự liên kết và thống nhất, chỉ ra sự khác biệt giữa các vai trò, xác định những kỳ vọng đối với các thành viên, các cam kết. Người lãnh đạo nhóm cần cung cấp những phản hồi mang tính khuyến khích và cổ vũ sự cam kết.
▶ Xung đột: Nhóm đối mặt với những sự bất đồng, những thách thức gồm sự phá rối các qui định và kỳ vọng của nhóm và những suy nghĩ bất đồng của nhóm. Các nhà lãnh đạo cần tập trung tiến trình cải thiện, nhận biết thành quả của nhóm và cổ vũ, nuôi dưỡng những mối quan hệ win-win.
▶ Thực hiện: Nhóm đối mặt với nhu cầu cải thiện liên tục, đổi mới, tăng tốc và chú trọng vào những năng lực cốt lõi. Các nhà lãnh đạo cần khuyến khích các ý tưởng mới của thành viên, việc thực hiện chúng, và công nhận những thành tựu tốt.
Trong mỗi giai đoạn của quá trình phát triển này, trước hết chúng ta phải xác định những vấn đề của các thành viên nhóm, sau đó chúng ta giúp cho nhóm vượt qua một cách hiệu quả các giai đoạn phát triển đó.
Một lý do quan trọng của sự chú trọng vào nhóm là việc tham gia vào nhóm sẽ là rất thú vị đối với hầu hết mọi người. Đó là những gì vốn dĩ hấp dẫn khi tham gia vào làm việc nhóm. Để trở thành một nhà quản lý có kỹ năng, bạn sẽ cần rèn dũa khả năng của mình một cách thành thạo.
Nguồn: Cengage
--------------------------------------------------
Conando Academy - Learning the right thing
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Contact the school
Website
Address
Tầng 2 – Số 23 Trường Thi 1, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Da Nang
21 An Hải Bắc 1, Phường An Hải Bắc, Sơn Trà
Da Nang
Luyện thi Toán, lớp 10, lớp 11, lớp 12, toán, dạy kèm
70 Phạm Văn Nghị, Thanh Khê, Đà Nẵng
Da Nang, 550000
TOEIC - GIAO TIẾP - ÔN KHẢO SÁT ĐẦU RA DTU Hiệu quả, Tiết kiệm chi phí-thời gian chỉ với một khoá học
33 Xô Viết Nghệ Tĩnh
Da Nang
Là nơi chia sẻ thông tin của sinh viên ngành Quản trị nhận lực Đại học Đông
Gò Nãy 5, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng
Da Nang
Nhóm dạy tiếng anh từ cấp 1 đến cấp 2 theo nhóm
254 Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê
Da Nang
Trường Đại Học Duy Tân - Đà nẵng thuộc top 500 châu á. Trường Đào tạo đa ng
K199/17 Ngô Quyền
Da Nang, 550000
Người ta trồng cây mong mười năm hái quả. Ta trồng người mong lợi ích trăm năm.
Da Nang
Luyện thi IELTS không cần đến lớp!! Book lịch test & tư vấn https://sinhielts.simplybook.asia/v2/
284 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ
Da Nang, 550000
Học tập và nghiên cứu mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị có kết nối interne
41 Lê Duẩn
Da Nang, 550000
Đào tạo Lập trình, Kiểm thử Phần mềm(Tester), Tin học quốc tế MOS, Digital Mark