Điêu Khắc Tượng Đá Non Nước Vĩ Hương Đà Nẵng
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Điêu Khắc Tượng Đá Non Nước Vĩ Hương Đà Nẵng, Shopping Service, 28 Thổ Sơn 1-Phường Hoà Hải-Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng-Việt Nam, Da Nang.
“𝑻𝒊𝒏 𝒍𝒂̀ 𝒄𝒂̆𝒏 𝒃𝒂̉𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒄𝒐̂𝒏𝒈, 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒈𝒐̂́𝒄 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒉𝒂̣𝒏𝒉 𝒍𝒂̀𝒏𝒉"
Điêu Khắc Tượng Đá Non Nước Vĩ Hương
☎️ 𝟎𝟗𝟎𝟓𝟐𝟔𝟏𝟏𝟖𝟐 🌐 www.tuongphatdanang.com
🏡28.Thổ Sơn1-Đà Nẵng
Cảm Ơn Quý Khách Đã Tín Nhiệm Cho Vĩ Hương Tạc Thủ Công Tôn Tượng Bổn Sư Chất Liệu Đá Xám Đen Cẩm Thạch.Sẽ Thỉnh Chuyển Ngài Về HCM ạ!
BẢO TÀNG PHẬT GIÁO QUỐC TẾ CỦA KANDY
Kandy's World Buddhist Museum
Sri Dalada Maligawa kandy đã thành lập Bảo tàng Phật giáo Quốc tế để giới thiệu sự mở rộng của Phật giáo trên khắp châu Á và phần còn lại của thế giới.
Bảo tàng Phật giáo Quốc tế này là Bảo tàng Phật giáo đầu tiên trên thế giới. Nó nằm bên cạnh Bảo tàng Quốc gia Kandy và Chùa Răng ở Kandy, Sri Lanka. Địa điểm này là Cung điện cũ của Vua Kandian,Wimaladharmasuriya, mà người Anh đã xây dựng một tòa nhà thời Victoria, nơi đặt Kandy Kachcheri.Bảo tàng được thành lập với sự đóng góp của 17 quốc gia như Sri Lanka,Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan,Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Lào,Việt Nam, Campuchia, Malaysia,Bhutan và Afghanistan,
7 ĐỨC PHẬT QUÁ KHỨ
Bảy vị Phật quá khứ hay còn gọi là nguyên thủy thất Phật thường được đề cập tới trong kinh sách Phật giáo đặc biệt là trong bộ Trường A Hàm Kinh - Kinh Đại Bản, Đức Phật Thích Ca có nói về bảy vị Phật quá khứ.
Ngoài ra, thường trong giai đoạn đầu, khi chư Phật ra đời, đệ tử đều thanh tịnh, chư Phật chỉ nói một bài kệ ngắn gọn, đệ tử y theo đó tu hành mà nhanh chóng chứng quả giác ngộ. Nội dung chung nhất là luôn phải chiết phục thân, khẩu, ý, đoạn hết thảy việc ác và làm tất cả việc lành.
Kiếp chia làm 3 loại: Đại kiếp, Trung kiếp, Tiểu kiếp. Đại kiếp hiện tại trong thời đại chúng ta gọi là Hiền kiếp. Phật Thích Ca Mâu Ni thuộc Hiền Kiếp là vị Phật cuối cùng. Danh hiệu của 7 vị Phật đó lần lượt như sau:
🪷 Tỳ Bà Thi Phật (Kiếp quá khứ): Đức Phật Tỳ Bà Thi giáng sinh tại thành Bandhumati, và đắc đạo dưới cây Patali (Ba –bà- la), cách nay 91 kiếp. Thuở ấy nhân loại sống 8 vạn tuổi. Giới kệ:
“Nhẫn nhục là bậc nhất
Niết-bàn là tối thượng
Xuất gia não hại người
Không xứng danh Sa-môn.”
🪷 Thi Khí Phật (Kiếp quá khứ): Ngài Nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, nhân loại thời này thọ bảy vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Phật Thức, trị vì đất nước tên A Lâu Na Hòa Đề. Giới kệ:
“Như mắt thấy sai quấy
Chỗ nằm ngồi cũng vậy
Giữ chí cho chuyên nhất
Là lời Chư Phật dạy.”
🪷 Tỳ Xá Phù Phật (Kiếp quá khứ): Ngài nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, nhân loại thọ sáu vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Tùy Diệp, trị vì đất nước tên A-nâu-ưu-ma. Giới kệ:
“Không hại không sai trái
Luôn hành trì đại giới
Ăn uống biết dừng đủ
Chỗ nằm ngồi cũng vậy.”
🪷 Câu Lưu Tôn Phật (Kiếp hiện tại): Ngài xuất hiện vào kiếp thứ sáu trong hiền kiếp, nhân loại sống đến bốn vạn tuổi. Ngài còn có tên gọi khác là Câu Lâu Tần, trị vì đất nước tên Luân-ha-lợi-đề-na. Giới kệ:
“Như ong hút mật hoa
Hương sắc hoa càng thắm
Đem vị ban cho người
Tỳ kheo vào làng xóm
Không phỉ báng một ai
Thị phi chẳng nhìn đến
Chỉ xét hành vi mình
Có đoan chính hay không.”
🪷 Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Kiếp hiện tại): Ngài xuất hiện vào kiếp thứ bảy, nhân loại thọ ba vạn tuổi. Ngài trị vì đất nước tên Sai-ma-việt-đề. Giới kệ:
“Giữ tâm chớ khinh đùa
Cần học đạo tịch diệt
Hiền giả không sầu lo
Quyết tâm diệt sở niệm.”
🪷 Ca Diếp Phật (Kiếp hiện tại): Ngài xuất hiện vào kiếp thứ tám, nhân loại thọ hai vạn tuổi. Ngài trị vì đất nước tên Ba-la-tư. Giới kệ:
“Giữ miệng, ý thanh tịnh
Thân hành cũng trong sạch
Ba nghiệp đều thanh tịnh
Đạo Như Lai tu hành.”
🪷 Thích Ca Mâu Ni Phật (Kiếp hiện tại): Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni xuất hiện vào kiếp thứ chín, nhân loại sống đến 100 tuổi hoặc hơn kém một chút. Ngài trị vì đất nước tên Ca-duy-la-vệ. Giới kệ:
“Không làm các điều ác
Luôn làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy.”
Trích Kinh Đại Bản
Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân trọng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu ai được nghe thấy
Liền phát tâm bồ đề
Khi hết báo thân nầy
Đồng sanh về Cực Lạc🙏
Nam mô A Di Đà Phật 🙏
💁♀️THỈNH TẠC TƯỢNG PHẬT BẰNG ĐÁ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI- XIN HÃY KẾT NỐI VỚI ĐIÊU KHẮC ĐÁ VĨ HƯƠNG CHÚNG CON Ạ!
👉https://youtu.be/xRpOLmHMWAQ?si=1L4QBbVAGkEVwskz
👉Tham khảo mẫu tượng đá non nước tại đây ạ 💁♀️
🌐 https://tuongphatdanang.com/tuong-phat-da
🔺 https://tuongphatdanang.com/linh-vat-da
XƯỞNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ VĨ HƯƠNG
📳0905261182📳
—————————♦️♦️♦️—————————
⚒️:Đường Quán Khái 10-khu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước -Hoà hải-ngũ hành sơn-Đà Nẵng
🏡Stone statue garden:28 THỔ SƠN 1-PHƯỜNG HOÀ HẢI-QUẬN NGŨ HÀNH SƠN-TP.ĐÀ NẴNG.
🌿🌿🌿🌿🌿==============🌿🌿🌿🌿🌿
Trong cuộc đời, ta sẽ gặp rất nhiều người, nếu có duyên có phận sẽ đi cùng nhau một đoạn, thậm chí may mắn là cả con đường... nhưng nếu không may, chúng ta chỉ đi cùng nhau một đoạn thôi rồi người rẽ trước, người rê sau... Có những người, khi đi lướt qua nhau sẽ thành người xa lạ. Nhưng mỗi cuộc gặp, mỗi đoạn đường, mỗi người đi cùng ta một đoạn đường, đều có ý nghĩa với ta.
Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.🐦🔥🐦🔥🐦🔥
💁♀️THỈNH TẠC TƯỢNG PHẬT BẰNG ĐÁ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI- XIN HÃY KẾT NỐI VỚI ĐIÊU KHẮC ĐÁ VĨ HƯƠNG CHÚNG CON Ạ!
👉https://youtu.be/xRpOLmHMWAQ?si=1L4QBbVAGkEVwskz
👉Tham khảo mẫu tượng đá non nước tại đây ạ 💁♀️
🌐 https://tuongphatdanang.com/tuong-phat-da
🔺 https://tuongphatdanang.com/linh-vat-da
XƯỞNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ VĨ HƯƠNG
📳0905261182📳
—————————♦️♦️♦️—————————
⚒️:Đường Quán Khái 10-khu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước -Hoà hải-ngũ hành sơn-Đà Nẵng
🏡Stone statue garden:28 THỔ SƠN 1-PHƯỜNG HOÀ HẢI-QUẬN NGŨ HÀNH SƠN-TP.ĐÀ NẴNG.
🌿🌿🌿🌿NAM MÔ QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT 🙏
💁♀️THỈNH TẠC TƯỢNG PHẬT BẰNG ĐÁ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI- XIN HÃY KẾT NỐI VỚI ĐIÊU KHẮC ĐÁ VĨ HƯƠNG CHÚNG CON Ạ!
👉https://youtu.be/xRpOLmHMWAQ?si=1L4QBbVAGkEVwskz
👉Tham khảo mẫu tượng đá non nước tại đây ạ 💁♀️
🌐 https://tuongphatdanang.com/tuong-phat-da
🔺 https://tuongphatdanang.com/linh-vat-da
XƯỞNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ VĨ HƯƠNG
📳0905261182📳
—————————♦️♦️♦️—————————
⚒️:Đường Quán Khái 10-khu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước -Hoà hải-ngũ hành sơn-Đà Nẵng
🏡Stone statue garden:28 THỔ SƠN 1-PHƯỜNG HOÀ HẢI-QUẬN NGŨ HÀNH SƠN-TP.ĐÀ NẴNG.
🐦🔥🐦🔥🐦🔥BÀN HƯƠNG ÁN ĐÁ TRẮNG 🐦🔥🐦🔥🐦🔥
🌿🌿CHẠM PHÙ ĐIÊU HOA DÀI 1 MÉT 75 🌿🌿
💁♀️THỈNH TẠC TƯỢNG PHẬT BẰNG ĐÁ TỰ NHIÊN NGUYÊN KHỐI- XIN HÃY KẾT NỐI VỚI ĐIÊU KHẮC ĐÁ VĨ HƯƠNG CHÚNG CON Ạ!
👉https://youtu.be/xRpOLmHMWAQ?si=1L4QBbVAGkEVwskz
👉Tham khảo mẫu tượng đá non nước tại đây ạ 💁♀️
🌐 https://tuongphatdanang.com/tuong-phat-da
🔺 https://tuongphatdanang.com/linh-vat-da
XƯỞNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ VĨ HƯƠNG
📳0905261182📳
—————————♦️♦️♦️—————————
⚒️:Đường Quán Khái 10-khu làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước -Hoà hải-ngũ hành sơn-Đà Nẵng
🏡Stone statue garden:28 THỔ SƠN 1-PHƯỜNG HOÀ HẢI-QUẬN NGŨ HÀNH SƠN-TP.ĐÀ NẴNG.
🙏🙏🙏
“Cuộc đời dù tốt xấu
Mọi chuyện cũng sẽ qua
Cả một đời tranh đấu
Cũng thành cát bụi mà.
Nắng lên rồi nắng tắt
Mưa tạnh rồi lại rơi
Phồn vinh hay hiu hắt
Cũng sẽ hết một đời.
Hôm nay hoa vẫn nở
Mây và gió vẫn bay
Em và tôi còn thở
Cứ yêu thế giới này.
Ngày sau đong đếm lại
Thấy cuộc đời thật hay
Vì mình không “tồn tại”
Mà đang “sống” mỗi ngày.”
BÁT CHÁNH ĐẠO – 𝗧𝗛𝗘 𝗡𝗢𝗕𝗟𝗘 𝗘𝗜𝗚𝗛𝗧𝗙𝗢𝗟𝗗 𝗣𝗔𝗧𝗛
Bản đầy đủ
Bát Chánh Đạo là cốt tuỷ, là tinh hoa của Phật giáo, là pháp môn chính của Đạo đế, là ‘’giáo pháp tạo ra sự giác ngộ, giải thoát’’.
Bát Chánh Đạo bao gồm:
-Chánh Kiến, Chánh Tư Duy: Phương pháp tu Huệ.
-Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định: Phương pháp tu Định.
-Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng: Phương pháp tu Trì Giới.
I. Chánh Kiến
Chánh Kiến đứng đầu trong Bát Chánh Đạo, là yếu tố quan trọng bậc nhất.
Người có chánh kiến là người biết tin vào nhân quả, thuyết nhân duyên, vô thường, khổ, vô ngã, nhìn rõ sự vật như nó là, thấy biết được thiện và bất thiện.
Người tu tập có chánh kiến thì sẽ cẩn trọng từng hành động của thân khẩu ý.
Chánh kiến ngược lại với tà kiến. Người rơi vào tà kiến sẽ có xu hướng chấp thường (nghĩ rằng tôi sinh ra giàu có thì sẽ mãi mãi giàu có, chấp cái thân này là của mình…) chấp đoạn (cuộc đời chỉ có 1 kiếp là hết).
Tà kiến khiến chúng sinh bị cột chặt trong sinh tử luân hồi !
Để thành tựu chánh kiến, chúng ta cần gần gũi bậc trí, lắng nghe, học hỏi giáo pháp, thiền quán, ít nhất cũng nắm rõ về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo (bất kì vị Phật nào muốn đạt đến giác ngộ đều phải đi qua con đường Bát Chánh Đạo và nắm rõ diệu pháp Tứ Thánh Đế).
II. Chánh Tư Duy
Chánh Tư Duy là tư duy đúng đắn, chân chính.
Phật dạy Chánh Tư Duy chính là:
-Xuất Ly Tư Duy: Tư duy về xuất ly các dục (thấp hèn), phải xuất ly các dục thì mới phát khởi được tâm từ và tâm bi.
-Vô Sân Tư Duy: Tư duy về tâm từ
-Vô Hại Tư Duy: Tư duy về tâm bi.
Có 2 kiểu tư duy tồn tại trong cuộc sống của chúng ta:
-Tư duy suy luận: đây là tư duy phân tích đánh giá, thống kê,so sánh, tổng hợp..cũng là tư duy thế gian mà tất cả mọi người đều sử dụng. Tuy nhiên loại tư duy này chỉ cho ta ‘’thấy’’ bên ngoài sự vật, chứ không phải bản chất của chúng.
Người ta dùng tư duy suy luận để tạo ra các đột phá công nghê, tuy nhiên có rất nhiều công nghệ lại làm hại con người (vũ khí sinh hoc, bom nguyên tử…)
- Kiểu tư duy thứ 2 đó là: Tư duy Trực giác, nó bao gồm tư duy xuất ly các dục thấp hèn sinh ra từ 3 cửa bất thiện tham, sân, si. Tam độc (tham sân si) chỉ được nhổ tận gốc nhờ chánh kiến và chánh tư duy.
Chánh tư duy giúp hành giả suy nghĩ hướng thiện, hướng thượng, nhẫn nhục, từ bi hỷ xả, không hại mình, không hại người, một lòng muốn giúp đỡ yêu thương hết thảy chúng sinh hữu hình và vô hình.
III. Chánh Ngữ
Chánh ngữ là giữ gìn kiểm soát lời nói.
Không nói lời gây chia rẽ, không nói sai, không thiên vị, không xuyên tạc, không nói lời ác ý kgây đau khổ, buồn tủi cho người khác.
Phật dạy chúng ta ‘’nên nói lời chân thật ĐÚNG LÚC, hợp chánh pháp, lợi cho mình cho người, không nên nói lời vô nghĩa’’. (bông đùa, trêu chọc, khích bác…)
Lời Phật dạy vể khẩu nghiệp:
‘’Giữ gìn kiểm soát lời người
Đừng vì nóng giận để rồi nói sai
Nói lành, nói thiện miệt mài tu thân’’
‘’Chớ nên phỉ báng một ai
Đừng gây tổn hại cho người xung quanh’’.
Có một lần tôn giả Mục Kiền Liên hỏi chúng cõi trời
vì nhân duyên gì họ được sinh thiên, thì trong Kinh có dạy 3 điều sau (mặc dù các việc làm này nhìn rất nhỏ bé đơn giản, nhưng lại là nhân duyên sinh cõi trời)
‘’Lời nói chân thật luôn luôn
Dẹp cơn nóng giân dỗi hờn khó coi
Dù ta có ít của thôi
Cũng chia bố thí cho người đến xin
Nhờ 3 việc tốt lành trên
Đưa ta đến cõi chư thiên cõi trời’’
IV. Chánh Nghiệp
Chánh nghiệp là những hành động THIỆN, không làm đau khổ cho mình, cho người và chúng sinh.
Chánh nghiệp là thực hiện các việc làm không gây ra các nghiệp ác về thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
Chánh nghiệp là có một nghề nghiệp sống chân chính, không làm hại mình và chúng sinh.
Thân, có 3 loại chánh nghiệp:
1. Thân không đánh đập, làm đau khổ, giết hại bản thân mình và người khác.
2. Thân không trộm cắp, không lấy của không cho.
3. Thân không tà dâm, làm điều bất chánh.
Miệng: Giữ gìn chánh ngữ là giữ gìn chánh nghiệp của miệng. Ngoài ra, miệng không nên ăn thịt chúng sinh.
Chánh nghiệp là rèn luyện hành động thân khẩu ý trong sạch, thanh tịnh, toàn thiện.
Người theo Chánh nghiệp thường dùng trí tuệ để quán tưởng Chánh pháp, ngồi thiền, trì chú, tụng Kinh…để luôn giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh.
V. Chánh Mạng
Chánh Mạng là nuôi mạng sống một cách chân chính, đúng đắn và có một nghề nghiệp lương thiện.
Phật dạy chúng ta không nên làm những nghề sau đây:
Không nên làm nghề buôn bán đao kiếm, vũ khí.
Không nên làm nghề buôn người (nô lệ, mại dâm...)
Không nên làm nghề nấu rượu, bán rượu, bia…
Không nên làm nghề bán thịt, chăn nuôi, giết mổ
Không nên bán thuốc độc.
Ngoài ra, chúng ta cũng không nên làm các nghề như bán thuốc giả, mở sòng bạc, đốt phá rừng, truyền thông bẩn sai sự thật, nghiên cứu thí nghiệm trên động vật...
Mặc dù có nhiều nghề nghiệp không phạm pháp, không trái với pháp luật NHƯNG nó gây tổn hại đến âm đức thì không nên làm.
Bởi vì trong nhiều trường hợp người ta vì đồng tiền mà bất chấp lương tâm, nhưng nếu không đủ phước, thì chắc chắn họ sẽ không dùng được, không giữ được những đồng tiền họ kiếm ra.
Có một câu chuyện về một người tài xế, ông lái xe thuê 30 năm cho ông chủ. Ông chủ vô cùng chăm chỉ, làm việc ngày đêm, miệt mài kiếm tiền. Một ngày nọ ông chủ mất đột ngột, và vợ ông tái giá với người tài xế.
Lúc đó người tài xế bèn nói: Tôi tưởng tôi đi làm thuê 30 năm, nhưng hoá ra ông chủ mới là làm thuê cho tôi!
Câu chuyện này tưởng chừng như đùa nhưng thật ra trong cuộc sống có rất nhiều người bất chấp để kiếm tiền mà không hề biết rằng khi phước cạn, âm đức bị tổn hại thì những thứ họ nỗ lực chỉ đem lại nghiệp xấu và đau khổ, mất mát cho chính họ.
Chánh mạng là có một đời sống ý nghĩa, lợi mình lợi người.
Chánh mạng bao gồm phương tiện kiếm sống không gây ảnh hưởng xấu đến người, và chúng sinh khác, không phạm giới, không gây bất an cho bản thân!
VI. Chánh Tinh Tấn
Chánh tinh tấn là nỗ lực đúng đắn, cố gắng đoạn trừ điều ác, thực hành điều thiện (Nhưng không phải là nỗ lực để hơn người khác).
Chánh tinh tấn là nỗ lực thực hiện 4 điều sau đây
1. Niệm ác chưa sinh, đừng cho phát sinh
2. Niệm ác đã sinh thì quyết tâm đoạn tận
3. Niệm thiện chưa sinh thì tinh tấn phát sinh
4. Niệm thện sinh rồi thì nên tăng trưởng.
“Không làm các điều ác,
Nguyện làm các điều lành
Giữ thân ý trong sạch
Là tinh hoa Phật dạy’’.
Người theo chánh tinh tấn luôn cẩn trọng với tâm ý của mình như cẩn trọng với củi lửa, để khi bất kì một niệm ác nào chỉ mới khởi lên, thì mình phải có dũng khí để giữ được đạo đức, giới hạnh của mình mà không làm điều sai.
‘’Sống điêu linh trong thế giới ta bà
Chỉ có tinh tấn là vượt qua tất cả’’.
VII. Chánh Định
Chánh định là tập trung tư tưởng một cách đúng đắn, không để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng để phát sinh tuệ giác.
Chánh định phải gồm 3 yếu tố sau
Thiện
Nhất tâm
Sử dụng chánh niệm để phát sinh trí tuệ.
Thiện: Không phải tất cả định đều thiện! Ví dụ khi ta chơi games, xem phim ta rất tập trung nhưng đây không phải là chánh định.
Một hành động trở thành chánh định khi động cơ thực hiện phải giàu tình thương và từ bi.
Tâm định thiện không có Tham, Sân, Si.
Nhất tâm là khi có chánh niệm liên tục
Niệm, định, tuệ luôn luôn đi cùng nhau.
Chúng ta thường nghe câu: Nhân giới sinh Định.
Điều này có nghĩa là khi chúng ta giữ gìn đạo đức (giới) thì tâm ta sẽ cân bằng, tĩnh lặng, trong sáng, không bị bất an. Khi suy nghĩ của mình chính giác, đúng đắn thì sẽ đưa mình vào định.
Người theo chánh định thường tập trung tư tưởng để quán xét
-Quán Thân Bất Tịnh
-Quán Từ Bi (quán tưởng để mở rộng tình yêu thương cứu độ chúng sinh)
-Quán Nhân Duyên (Mọi thứ đều là nhân duyên giả hợp, do duyên mà có chứ không thực có)
- Quán Giới Phân Biệt (quán tưởng sự giả hợp của 18 giới gồm 6 căn, 6 trần, 6 thức,…để diệt trừ chấp ngã)
- Quán hơi thở (trị vọng tưởng, tâm lăng xăng, để bắt đầu nhập thiền...)
VIII. Chánh Niệm
Chánh niệm (mindfulness, inner power ) là thận trọng chú tâm quan sát, cẩn trọng trong từng lời nói, ý nghĩ, hành vi.
Trái ngược với chánh niệm là thất niệm, vọng niệm, đôi khi là tà niệm.
“24 giờ tinh khôi
Xin được sống trọn vẹn
Mắt thường nhìn cuộc đời”.
Từ khi thức giấc đến khi đi ngủ chúng ta luôn cần thực hành chánh niệm. Chánh niệm giúp trí tuệ phát sinh, trong niệm có định và tuệ.
Một người thường xuyên thực hành chánh niệm, hiệu suất công việc sẽ cao, giờ nào làm việc ấy, ít sai sót trong mọi việc, đưa ra những quyết định quan trọng một cách sáng suốt hợp lý. Bởi vậy cả công việc và cuộc sống sẽ có ít sai lầm.
Với người tu, chúng ta biết rằng, khi mất chánh niệm chúng ta rất dễ dàng tạo nghiệp, 1 cái sai dù nhỏ có thể dẫn đến hàng loạt sai lầm lớn.
Một người thường xuyên chánh niệm sẽ tạo ra từ trường lớn, thương yêu và trí tuệ lan toả, khó nổi sân, dễ bao dung và quan trọng nhất là luôn đem đến năng lượng bình an.
Phật dạy tâm con người ta thường đi một mình và đi rất xa. Ý nói chúng ta thường vô thức để tâm hươu ý mã (tâm chạy như ngựa). Mặc dù giờ phút này ta đang ở đây, nhưng suy nghĩ có thể chạy rong khắp nơi, làm đủ thứ việc…
Sống có chánh niệm chính là sống thiện, tận hưởng từng giây phút trong thực tại, không so sánh với bên ngoài hay với người khác. Chúng ta sẽ tự thấy biết ơn, biết đủ, tu tập không bị vọng niệm mà tinh tấn, tỉnh giác, cuộc sống sẽ rất bình an.
🪷🪷🪷
Người bảo vệ Chánh Pháp thì sẽ được Chánh Pháp bảo vệ.
Nguyện cho Giáo Pháp của Như Lai luôn trường tồn với thời gian 🙏🏻
Nguyện cho tất cả chúng ta đều là cánh tay nối dài của Phật Pháp 🙏🏻🙏🏻🙏🏻
St (Hành giả Amanda Na Nguyen)
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Website
Address
28 Thổ Sơn 1-Phường Hoà Hải-Quận Ngũ Hành Sơn-Thành Phố Đà Nẵng-Việt Nam
Da Nang
550000
58 Pasteur, Hải Châu, Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Trung tâm mua sắm online, đa dạng sản phẩm, đảm bảo: - Chất lượng - An toàn - K
Da Nang
Chuyên cung cấp giải pháp đồng phục áo thun cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Chuyên Thiết kế-In-Thêu logo áo đồng phục cho Công ty/Doanh nghiệp
50 Đinh Nhật Tân, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Da Nang, 55000
Tampon Đà Nẵng chính hãng Tự do hoạt động bơi lội Thay thế hoàn toàn băng vệ sinh
Chợ Hòa Cường, 27 Lê Thanh Nghị, Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Cửa Hàng Chuyên Cung Cấp Và Bán Buôn Hoa Tại Miền Trung
Da Nang, 550000
Mua Bán Page có sẵn like từ nhỏ tới lớn - Đổi tên trang - Xóa nội dung cũ và se
Sô´50, Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Hoà Cường Nam, Quận Hải Châu
Da Nang
Shop Hoa Tươi chuyên cung cấp hoa tươi, giá rẻ, mẫu mã đẹp,, uy tín số 1. Thiết kế hoa theo yêu cầu.
86 Hàn Mặc Tử, Phường Thuận Phước, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Hộp Đông Trùng Hạ Thảo: tăng sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp.