Đại Thắng Miền Trung
Nearby realtors & realty services
Hải Châu
Quận Sơn Trà
Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đà Nẵng
Xô Viết Nghệ Tĩnh
550000
Xô Viết Nghệ Tĩnh
Tp Đà Nẵng
Đại Thắng Miền Trung là một công ty bất động sản uy tín tại các tỉnh miền Trung!
📋 Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và thống nhất về nhiều vấn đề quan trọng. Trung ương đánh giá cao cách làm đổi mới, cầu thị của hội nghị lần này.
Trung ương cơ bản thống nhất với các đánh giá, bài học kinh nghiệm, bối cảnh tình hình, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá đã nêu trong các dự thảo báo cáo.
Thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương tinh thần làm việc khoa học, thẳng thắn, trách nhiệm, hiệu quả, đổi mới của Trung ương; công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, chất lượng của các tiểu ban, của Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan có liên quan. Hội nghị Trung ương rút ngắn thời gian nhưng rất bảo đảm chất lượng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Hội nghị đã thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cụ thể, thống nhất xác định thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong năm 2025. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm với các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, tập trung mọi nguồn lực, biện pháp, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đề ra.
Trung ương thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, về bối cảnh tình hình, quan điểm phát triển, mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Trung ương yêu cầu cả hệ thống chính trị, trước hết là Chính phủ, người đứng đầu các ban, bộ, ngành, địa phương phải thực sự quyết tâm, quyết làm, có các giải pháp quyết liệt, dứt điểm, tăng tốc để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 được Trung ương thông qua; đạt cho được các chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu GDP và tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Cần chú trọng tập trung cao nhất các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng cao của nền kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống người dân, đặc biệt là đối với các địa phương chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 3; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và không ngừng nâng cao vị thế và đóng góp của Việt Nam vào hoà bình, ổn định phát triển của khu vực và thế giới.
Về văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Trung ương thống nhất đánh giá: Với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết và văn kiện Đại hội XIV phải đề ra được định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Trung ương cơ bản đã đáp ứng yêu cầu là báo cáo trung tâm, rõ và mới ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương lớn; các báo cáo về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng thực sự là các báo cáo chuyên đề, bổ sung quan trọng và cụ thể hoá Báo cáo chính trị; Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới đã đúc rút khá toàn diện các căn cứ phục vụ xây dựng Báo cáo chính trị.
Trên cơ sở kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc của Đảng, các báo cáo đã làm rõ những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, cơ bản đã hoàn thiện chỉnh thể chủ trương, biện pháp,"đúng", "trúng", có tính đột phá để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới. Tổng kết 40 năm đổi mới đã thể hiện được những vấn đề mới về lý luận rút ra từ thực tiễn, là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Tuy nhiên, Trung ương cũng yêu cầu cần phải tiếp tục tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các báo cáo.
Trung ương thống nhất xác định các nhóm vấn đề lớn để tiếp tục hoàn thiện Văn kiện, đó là: Về đột phá chiến lược; về phương hướng, giải pháp chiến lược; về một số vấn đề mới từ thực tiễn cần tiếp tục khẩn trương tổng kết, làm rõ để xác định trong Văn kiện; khắc phục các hạn chế đã nêu trong các báo cáo chính trị, kinh tế-xã hội.
Về công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Trung ương nhất trí cao trong trong giai đoạn mới, tiếp tục tập trung vào các nhóm giải pháp xây dựng Đảng, đó là: Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng; đổi mới mạnh mẽ việc ban hành, quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; làm cho mỗi nghị quyết mới ban hành phải giải quyết được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, mang tính dẫn dắt, mở đường và được thực hiện hiệu quả trên thực tế cho nhân tố mới phát triển.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong Đảng; đổi mới phong cách lãnh đạo, phương thức, nguyên tắc, đường lối công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của Đảng.
Trung ương thống nhất đánh giá việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng là vấn đề rất lớn, hệ trọng, cần được chuẩn bị hết sức thận trọng, khoa học, nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng và tiến hành đồng thời với việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển Cương lĩnh của Đảng khi Đảng ta tròn 100 năm thành lập.
Cơ bản các nội dung của Điều lệ Đảng hiện hành phù hợp với thực tiễn; các quy định, hướng dẫn của Trung ương cụ thể, thuận lợi trong thi hành, bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới. Các vướng mắc, bất cập trong thi hành Điều lệ Đảng có thể được giải quyết, khắc phục thông qua việc bổ sung, sửa đổi các văn bản, quy định hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trung ương thống nhất chủ trương chưa bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội XIV; trên cơ sở tổng kết công tác thi hành Điều lệ Đảng, đề nghị Đại hội XIV giao Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành Điều lệ Đảng ngay từ đầu nhiệm kỳ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng vào thời điểm phù hợp.
Bên cạnh đó, Trung ương tán thành các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; thống nhất giao Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh để kịp thời ban hành.
Về phương hướng công tác nhân sự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, Trung ương thống nhất với Tờ trình, Báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV, giao Tiểu ban Nhân sự nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để ban hành theo quy định.
Đồng thời, Trung ương thống nhất cao, cơ bản đồng tình với Báo cáo kinh tế-xã hội, thu chi ngân sách Nhà nước năm 2024 và định hướng phát triển kinh tế-xã hội 2025.
Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm; thống nhất chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và một số vấn đề quan trọng khác.
"Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành chương trình đề ra và thành công rất tốt đẹp, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, thành công, lãnh đạo cấp uỷ, đơn vị mình thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, tập trung cao nhất các công việc 'về đích' để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các công việc chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng; các tiểu ban tập trung hoàn thiện, bảo đảm cao nhất chất lượng Văn kiện phục vụ thảo luận tại Đại hội Đảng các cấp, lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu.
TOÀN TUYẾN CAO TỐC BẮC NAM PHÍA ĐÔNG
👉10 dự án trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020
Các đoạn tuyến được đầu tư, gồm:
- Đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh),
- Từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế),
- Từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long) với tổng chiều dài khoảng 654km.
Các đoạn tuyến thuộc dự án được chia thành 11 dự án thành phần, trong đó có 10 đoạn tuyến cao tốc và cầu Mỹ Thuận 2. Dự án thành phần đầu tiên được khởi công vào tháng 9/2019 (đoạn Cam Lộ - La Sơn).
Hai đoạn tuyến cao tốc còn lại và cầu Mỹ Thuận 2 đang tiếp tục được triển khai thi công. Trong đó, dự án thành phần cuối cùng sẽ được hoàn thành vào tháng 5/2024 (đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt).
👉 12 dự án trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025
Các đoạn được đầu tư trong giai đoạn này, gồm:
- Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị),
- Từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa)
- Từ Cần Thơ đến Cà Mau. Dự án được chia thành 12 dự án thành phần, đi qua 12 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 729km.
Với hàng loạt chính sách đặc thù được Quốc hội, Chính phủ cho phép thực hiện, sau gần 1 năm thần tốc triển khai các thủ tục đầu tư, 12 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được chính thức khởi công xây dựng từ ngày 1/1/2023.
Hiện tại, các dự án đang trong quá trình triển khai thi công. Theo lộ trình, 12 dự án thành phần này sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Áp dụng Bảng giá đất hiện hành đến hết ngày 31/12/2025.
Trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
Trình tự điều chỉnh Bảng giá đất đối với trường hợp này (nếu có) thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Chủ nhật tháng 7AL làm điều ý nghĩa.
Anh em công ty cùng nhau hưởng ứng đi Hiến Máu Nhân Đạo
Kế hoạch thực hiện tổng thể quy hoạch sân bay trên cả nước giai đoạn 2021- 2030 tầm nhìn 2050
NGHỊ QUYẾT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CƠ CHẾ ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN TP ĐÀ NẴNG
Chương trình dành riêng cho bà con Đồng Hương Quảng Nam
Chiết khấu 8%/Trả góp 24 không lãi suất khi mua sản phẩm của công ty
Quý bà con liên hệ hotline: 0945900008
🎊XÃ ĐỨC TÂN TỔ CHỨC LỄ CÔNG BỐ VÀ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO 💐
Sáng nay 18/5/2024, UBND xã Đức Tân long trọng tổ chức lễ công bố và đón nhận xã nông thôn mới nâng cao. Tham dự buổi lễ về phía lãnh đạo tỉnh có đồng chí Từ Văn Tám- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; về phía lãnh đạo huyện có đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; đồng chí Phạm Ngọc Lân- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Vũ Nhân - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện; tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện và lãnh đạo các xã, thị trấn và cán bộ và nhân dân xã Đức Tân.
Xã Đức Tân là xã đầu tiên của huyện Mộ Đức đạt chuẩn xã nông thôn mới và là xã thứ hai của huyện đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.
Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn, xã Đức Tân đã bám sát các Kế hoạch và sự chỉ đạo của huyện, tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia, đã huy động lồng ghép nhiều nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả 2 chương trình mục tiêu quốc gia. Trong 2 năm (2021-2022), xã Đức Tân đã vận động nhân dân tham gia đóng góp hàng ngàn ngày công, hiến trên 7000 m2 đất, tự nguyện tháo dỡ tường rào, cây cối, vật kiến trúc để mở rộng đường; đã bê tông hóa hơn 13km đường xã; gần 12 km đường thôn; hơn 7,4 km đường ngõ xóm và 8,4 km kênh mương… đã từng bước làm cho bộ mặt nông thôn của địa phương có nhiều thay đổi tích cực: Nhà cửa của nhân dân khang trang hơn; hạ tầng giao thông, thủy lợi được đầu tư nâng cấp; các tuyến đường xã, thôn, xóm được bê tông hóa, trồng cây cảnh quang, thắp sáng điện đường sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giao thông nội đồng được nâng cấp cứng hóa thuận lợi cho đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; các tuyến kênh mương nội đồng được kiên cố hóa đáp ứng tưới tiêu. Cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục được đầu tư xây dựng khang trang; môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. Lĩnh vực Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hoạt động văn hoá, du lịch của xã đã tạo ra sức lan toả, đã có những hoạt động thiết thực, gắn kết với di tích lịch sử Quốc gia của Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, như Lễ hội ngày mùa, du lịch cộng đồng xóm Cây Gạo,…
Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã trên 52 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn dưới 1,5%; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Đức Tân đã huy động được sức dân, tạo nên sự đồng thuận của nười dân hưởng ứng, tích cực tham gia và trở thành phong trào quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ, đều khắp.
Đến nay, xã Đức Tân đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Xã nông thôn mới nâng cao và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tại Quyết định số 1989/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023), và là địa phương thứ hai của huyện Mộ Đức được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao góp phần quan trọng vào các tiêu chí để huyện Mộ Đức đạt tiêu chí huyện NTM trong năm 2024 theo KH.
Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đức Tân.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo huyện nhà, đồng chí Phạm Ngọc Lân- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích và kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đức Tân đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua.
Đồng chí nhấn mạnh thành công của xã Đức Tân trong thời gian qua là rất đáng trân trọng, tự hào và cần được tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế, XH của xã nhà thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong tiến trình xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đức Tân sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, tận dụng tốt hơn những thế mạnh tiềm năng, nguồn lực của địa phương, sự đồng thuận của người dân và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để tiếp tục tiến trình thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Đồng chí Chủ tịch UBND huyện tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng ngoan cường, với bề dày lịch sử của xã nhà; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đức Tân sẽ tiếp tục đoàn kết, nhất trí, nỗ lực, sáng tạo, trong quá trình thực hiện tiếp tục đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, xây dựng xã Đức Tân ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng là quê hương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng kính yêu.
😍😍
Đà Nẵng về đêm thật lung linh và huyền ảo
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.
Đối với các khu vực còn lại, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Trong khi hiện nay, khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị…
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III và 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V. Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại tổng cộng tới 105 thành phố, thị xã; tăng 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.
Cụ thể, các đô thị sau trên cả nước sẽ bị siết phân lô bán nền:
+ 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và TP.HCM.
+ 22 đô thị loại I, bao gồm: 3 thành phố trực thuộc trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.
+ 36 Đô thị loại II, bao gồm các thành phố thuộc tỉnh: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.
+ 45 Đô thị loại III, bao gồm:
29 thành phố: Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.
16 thị xã: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, La Gi, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn, Kiến Tường.
Hình hài cao tốc 20.000 tỉ đồng Quảng Ngãi - Hoài Nhơn sau một năm thi công. 🇻🇳
Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là dự án có vốn đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng, lớn nhất trong số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021 - 2025, được khởi công vào ngày 1.1.2023.
Với chiều dài hơn 88 km, dự án đi qua 4 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Ngãi và TX.Hoài Nhơn (Bình Định). Dù trong quá trình tổ chức thi công ở giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cùng với sự nỗ lực và đồng lòng của các cơ quan, đơn vị, địa phương nên tiến độ dự án có những chuyển biến khá tích cực.
Trong đó, cầu sông Vệ nối 2 huyện Mộ Đức và Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) là cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn với chiều dài 610m, toàn bộ 134 cọc khoan nhồi đã hoàn thành. Nhà thầu đã thi công được 13/16 bệ móng, mố trụ, 12/14 thân mố trụ, 55/105 dầm cầu, tiến độ đáp ứng kế hoạch.
Trong số các hạng mục đường găng tác động lớn đến dự án, hạng mục 3 hầm xuyên núi trên tuyến chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng đơn vị thi công (Tập đoàn Đèo Cả) đã hoàn thành việc thông cả hai hầm số 1 và số 2 vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra. Riêng hầm số 3, hầm xuyên núi lớn nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam được xây mới với chiều dài 3.200m, hiện đã đạt gần 900m của cả hai ống hầm.
Việc thông hầm đã rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển chở vật liệu, điều phối nhân lực đến công trường phía bắc hầm số 3 so với kế hoạch. Trước đây, thi công phải đi đường công vụ vòng qua các ngọn núi hiểm trở, mất an toàn.
Ông Bùi Nhật Hiển, Giám đốc Ban Quản lý dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Ban Quản lý dự án 2, Bộ GTVT) cho biết, có những lúc tưởng chừng tiến độ dự án sẽ không đạt được như kế hoạch đề ra nhưng kết thúc năm 2023, các hạng mục đường găng của dự án đã cơ bản đạt và đảm bảo.
"Để có được kết quả sau một năm thi công, các nhà thầu trên tuyến đã huy động 44/45 mũi thi công với hơn 3.050 nhân sự và 1.161 máy móc, thiết bị tổ chức thi công 3 ca. Riêng với hạng mục thi công hầm, các kỹ sư, công nhân thay ca nhau làm việc liên tục 24/24 giờ không nghỉ", ông Hiền thông tin.
Theo: Bộ GTVT & Thôn tin Quy Hoạch
CÔNG BỐ QUY HOẠCH 30 CẢNG HÀNG KHÔNG ĐẾN NĂM 2030
Bộ Giao thông Vận tải công bố quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không toàn quốc với 30 cảng đến năm 2030 và hình thành 33 cảng đến năm 2050.
Theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng hàng không theo mô hình trục nan với hai đầu mối vận tải chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và TP HCM.
Thời kỳ 2021-2030, cả nước hình thành 30 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế là Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc; 16 cảng quốc nội là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.
Tầm nhìn đến năm 2050 cả nước có 33 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng quốc tế đã có, trong đó sân bay quốc tế Hải Phòng thay thế Cát Bi; 19 cảng quốc nội, có thêm sân bay Cao Bằng, Cát Bi, Nam Thủ đô Hà Nội.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, số lượng cảng hàng không được quy hoạch như trên đảm bảo đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 có trên 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100 km, cao hơn mức trung bình của thế giới hiện nay là 75%, tương đương các nước trong khu vực.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG GIAO THÔNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050.
Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: thành phố Đà Nẵng và 13 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Phương hướng phát triển đô thị
Phát triển hệ thống đô thị vùng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh; kết nối trong nước và quốc tế thông qua các cảng hàng không quốc tế; các cảng biển loại I, Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc – Nam; đường Hồ Chí Minh và kết nối với các đô thị phía Tây các địa phương trong vùng; kết nối quốc tế theo hướng Đông Tây theo tuyến đường QL8, gắn với cẩu khẩu Cầu Treo.
Đường QL9 gắn với cửa khẩu Lao Bảo. đường QL19 gắn với cửa khẩu Bờ Y. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại với hạ tầng dịch vụ, thương mại và tôn trọng, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống về kiến trúc.
Phát triển mạng lưới đô thị gắn với phát triển các KKT, KCN, khu công nghệ cao, KKT cửa khẩu, các trung tâm thương mại, dịch vụ theo hướng đa trung tâm tạo mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng; hình thành ba tiểu vùng đô thị hóa. Phát triển các đô thị vừa và nhỉ, các đô thị mới trở thành hạt nhân tăng trưởng của vùng gắn với các KKT tổng hợp.
Tiếp tục phát triển các đô thị gắn với chức năng chuyên ngành như đô thị du lịch (đô thị cổ Hội An, thị trấn Thuận An, thị trấn Lăng Cô), đô thị công nghiệp (Tứ Hạ, Phú Bài, Điện Nam – Điện Ngọc, Tịnh Phong), đô thị dịch vụ cho các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và một số cụm đô thị ở vùng miền núi gắn với tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các đô thị lớn gắn với các khu kinh tế, thúc đẩy giao lưu kinh tế tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam.
Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc trung ương vào trước năm 2025; tỉnh Khánh Hòa trở thành Thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030; các thành phố như Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn trở thành các trung tâm du lịch, thương mại và trung tâm du lịch quốc tế lớn của vùng và cả nước, đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Xây dựng cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hóa); huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
Đầu tư xây dựng thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics; huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) trở thành đô thị biển cao cấp; thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại I; thành phố Đông Hà (Quảng Trị), thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) thành đô thị xanh, thông minh và cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II; thành phố Vinh gắn với thị xã Cửa Lò và thị xã Thái Hòa trở thành đô thị động lực; Hoàng Mai thành đô thị trung tâm vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ; thành phố Quảng Ngãi cơ bản đạt chuẩn đô thị loại I.
Chi tiết xem phần bình luận....
Nguồn: Sưu tầm & THÔNG TIN QUY HOẠCH
🚧 CHÍNH THỨC: DỰ ÁN AEON MALL ĐÀ NẴNG SẼ ĐẶT TẠI TTC PLAZA ĐÀ NẴNG
Theo kế hoạch, trung tâm thương mại Aeon Mall sẽ được triển khai tại dự án TTC Plaza Đà Nẵng do TTC Land là đơn vị phát triển.
CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, Mã: SCR) và Công ty TNHH AeonMall Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU).Theo thỏa thuận, AeonMall Việt Nam sẽ triển khai trung tâm thương mại (TTTM) Aeon Mall tại dự án TTC Plaza Đà Nẵng do TTC Land là đơn vị phát triển.
TTC Plaza Đà Nẵng là một dự án cao ốc phức hợp tại khu vực miền Trung, bao gồm 18 tầng với 4 sàn thương mại (TTTM Aeon Mall), 126 căn hộ du lịch, 150 phòng khách sạn và hơn 30.000 m2 sàn văn phòng cho thuê.
Ông Tetsuyuki Nakagawa, Tổng Giám đốc AeonMall Việt Nam, chia sẻ: “Sau hơn 10 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, AeonMall Việt Nam đã từng bước xây dựng, hiện thực hóa mục tiêu mở cửa 30 trung tâm mua sắm trong thời gian tới.
Nhân giai đoạn đặc biệt đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973 - 2023), AeonMall Việt Nam cũng đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước bằng việc hợp tác hình thức thuê tổng TTTM TTC Plaza Đà Nẵng với TTC Land”.
Vị trí: Đường Điện Biên Phủ đối diện CV 29/3.
🛑 According to the plan, Aeon Mall commercial center will be deployed at TTC Plaza Da Nang project developed by TTC Land.
Location: Dien Bien Phu St
🎉🎉 Khánh thành các công trình: Đường ĐT601, Đường ĐH2 và đường Vành đai phía Tây 2 (đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến nút giao cuối tuyến)
Sáng 30-1, UBND thành phố tổ chức lễ khánh thành các công trình: Đường ĐT601, Đường ĐH2 và đường Vành đai phía Tây 2 (đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến nút giao cuối tuyến).
Đến dự buổi lễ có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng; Chủ tịch tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Trần Phước Sơn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi; Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 72/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi Quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính phần lãnh thổ đất liền tỉnh Quảng Nam và vùng không gian biển được xác định theo Luật biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia; có cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; có nền văn hóa giàu bản sắc; đa số các cơ sở y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc gia; có hệ thống đô thị đồng bộ, gắn kết với nông thôn.
Mục tiêu cụ thể, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 9 - 9,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 37,5 - 37,8%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36 - 37,0%; thuế trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 16,2 - 17,0%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD.
Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người Xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, có đóng góp lớn cho ngân sách trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Lấy phát triển bền vững kinh tế biển làm trọng tâm
Một trong các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển của Quảng Nam là hoàn thiện hệ thống hạ tầng.
Cụ thể, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược như giao thông liên vùng Đông - Tây, cảng hàng không, cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, hạ tầng trọng yếu của khu vực nông thôn, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục.
Lấy phát triển bền vững kinh tế biển làm trọng tâm, xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên với hệ thống giao thông đồng bộ; liên kết vùng và quốc tế thông suốt; hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch ven biển sinh thái, hiện đại; hạ tầng nông thôn cải thiện rõ nét, hạ tầng nông nghiệp phát triển bền vững.
Nâng cao chất lượng đô thị hóa ở cả các đô thị hiện hữu và đô thị mới. Từng bước giảm áp lực cho đô thị cổ Hội An trên cơ sở phát triển không gian đô thị vùng Đông thị xã Điện Bàn và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình; phát triển mạnh thành phố Tam Kỳ trên cơ sở tổ chức sáp nhập hợp lý không gian với huyện Núi Thành, liên kết phát triển với các khu vực xung quanh.
Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Một nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá phát triển nữa của Quảng Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, phát huy tiềm năng, vai trò có tính động lực, lợi thế cạnh tranh của Khu kinh tế mở Chu Lai; tiềm năng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang; mở rộng và hình thành thêm các khu công nghiệp tại các vị trí thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp cơ khí, tự động hóa, chế biến, chế tạo, vật liệu xây dựng.
Tổ chức lại và nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản, công nghiệp dệt may, da giày; phát triển thêm các ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, sản xuất vật liệu mới, công nghiệp silica, công nghiệp dược liệu. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới như: Du lịch sự kiện, hội nghị, thể thao, du lịch nông thôn, miền núi; phát triển mạnh các khu du lịch ven biển, ven sông với đa dạng các loại hình vui chơi, giải trí, điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó khuyến khích các loại hình kinh tế tập thể liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến sâu; phát triển mạnh về số lượng và chất lượng các sản phẩm OCOP gắn với hoạt động khởi nghiệp. Hình thành một số cụm liên kết ngành trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch, nông nghiệp với một số doanh nghiệp lớn làm hạt nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm vệ tinh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút, quản lý dự án đầu tư nước ngoài; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, trong đó với ngành công nghiệp, Quảng Nam sẽ phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo và trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử; hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn với dịch vụ hậu cần, logistic cảng biển, sân bay, đường sắt. Thúc đẩy phát triển dự án Trung tâm điện khí miền Trung gắn với các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và sản phẩm sau khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo động lực phát triển mới cho tỉnh và vùng.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, tự động hóa, giá trị gia tăng cao, đóng góp ngân sách lớn.
Đổi mới công nghệ, phát triển hợp lý, bền vững các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến silica, may mặc, thời trang, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm gỗ. Đầu tư các cụm công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp gắn với giải quyết lao động, nguyên liệu tại chỗ; hạn chế tiếp nhận các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm.
Khai thác không gian thiên nhiên - văn hóa Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế
Với ngành thương mại, dịch vụ và du lịch, Quảng Nam sẽ phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, giữ vai trò chủ đạo; hình thành trung tâm logistics, vận tải đa phương thức; phát triển Cảng hàng không quốc tế Chu Lai và hệ thống Cảng biển Quảng Nam gắn với các khu phi thuế quan, khu công nghiệp; xây dựng trung tâm logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang phục vụ hàng hóa từ Thái Lan, Lào vào Việt Nam và ngược lại.
Nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi; đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia sản xuất tại Quảng Nam đồng thời với đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam chất lượng cao. Hình thành mạng lưới chợ, siêu thị văn minh, an toàn tại các trung tâm cấp huyện, xã, đồng thời với đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử. Phát triển dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng hiện đại. Dịch vụ thông tin liên lạc, vận tải hàng hóa, chuyển phát nhanh đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cấp, đổi mới các hình thức vận tải công cộng.
Khai thác không gian thiên nhiên - văn hóa Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các Di sản văn hoá thế giới Hội An, Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, tài nguyên biển, đảo, sông, hồ, núi rừng, các di tích lịch sử, văn hóa và đặc trưng con người Xứ Quảng; trọng tâm là phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, sự kiện, hội nghị, chăm sóc sức khỏe...
Theo page Thongtinchinhphu
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Telephone
Website
Address
51/Xô Viết Nghệ Tĩnh/Hải Châu/Đà Nẵng
Da Nang
Opening Hours
Monday | 07:30 - 17:30 |
Tuesday | 07:30 - 17:30 |
Wednesday | 07:30 - 17:30 |
Thursday | 07:30 - 17:30 |
Friday | 07:30 - 17:30 |
Saturday | 07:30 - 17:30 |
Sunday | 07:30 - 17:30 |
333 Chương Dương
Da Nang
House For Rent In Danang - visit our website: https://cvr.com.vn or email us: [email protected] - CVR
Minh Mạng, Ngũ Hành Sơn. Đà Nẵng
Da Nang
� Chuyên nhận ký gửi nhà đất! � Chuyên tư vấn pháp lý và vay vốn ngân hàng! �Chuyên định giá bđs tại khu vực NAm hoà xuân! � Làm việc nhanh gọn, uy tín và có trách nhiệm!!
Đường Nguyễn Hữu Thọ 363, Đà Nẵng
Da Nang
Xây dựng được đội ngũ lãnh đạo giỏi, nhân viên chuyên nghiệp “Đánh đâu,
Đảo Đồng Nò Đà Nẵng
Da Nang
Page chính thức của dự án cung cấp các thông tin chi tiết về dự án Sunneva Island của Sungroup
BQL DA One World Regency
Da Nang
One World Regency là dự án đất nền, biệt thư, shophouse nằm ven sông Cổ Cò và bi?
Da Nang, 55000
Chuyên mua bán nhà phố, đất nền tại Đà Nẵng. Nay bán thêm sản phẩm của SunGroup tại Đà Nẵng...
41 Nguyễn Thuật, Hòa An, Cẩm Lệ
Da Nang
Chuyên : Mua - Bán - Cho Thuê Nhà - Đất Tại Đà Nẵng Hotline : 0707344443 - 0828.482.482
Hòa Quý Ngũ Hành Sơn
Da Nang
Quần thể dự án phía Đông Nam Đà Nẵng được phát triển bởi Sun Group sẽ mang
Nguyễn Hữu Thọ
Da Nang
Nhận kí gửi, cho thuê nhà Nguyên căn, Căn hộ, Toà nhà, Mặt bằng kinh doanh khu vực Đà Nẵng.