Sữa dinh dưỡng của viện dinh dưỡng quốc gia
Nearby clinics
Đà Nẵng
10000
Đà Nẵng
550000
Đà Nẳng
24000
0236
550000
Đà Nẵng
Đồng Tháp, Thanh Bình
Đà Nẵng
da nang
Đà Nẵng
Đường Phan Văn Đáng. Khu A Nam cầu Cẩm Lệ. Hòa Châu. ĐÀ NẴNG
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Sữa dinh dưỡng của viện dinh dưỡng quốc gia, Vitamins/Supplements, Đà nẵng, Da Nang.
Con bạn chậm tăng cân, hay ốm vặt mặc dù đã điều trì và khám theo phác đồ bác sỹ nhiều nơi mà không đỡ .
Hãy inbox để được từ vấn miễn phí
Tăng đề kháng cho trẻ sau mỗi lộ trình trước và sữa khi ốm dạy . Vậy làm gì để hiểu được rõ khi nào cần bổ sung
Inbox ngặt để được hướng dẫn chi tiết .
Sản phẩm mới cho người tiêu dùng thông minh
Bé bị viêm đường ruột , nhiễm khuẩn đường ruột,chậm tăng cân vì đường ruột yếu. Đã đi bệnh viện điều trị kháng sinh mà không đỡ tiêu chảy . Alpha gigi là liệu trình cần thiết cho trẻ .vui lòng inbox để được tư vấn kỹ hơn về bệnh lý cho trẻ .
FDA chấp thuận thuốc uống đầu tiên để điều trị chứng trầm cảm sau sinh: Zuranolone
❤️
Bởi vậy các ông chồng nên quan tâm yêu thương vợ nhiều hơn .vì đây không đơn thuần là các bà mẹ làm quá vấn đề
Mon đang trong quá trình mang thai và cho con bú, mom đang lo lắng về chế độ dinh dưỡng . Hãy ib để được tư vấn miễn phí.
BỔ SUNG SẮT CHO TRẺ TỪ KHI NÀO? CÁCH LỰA CHỌN SẮT PHÙ HỢP CHO TRẺ?
Câu 1: Bổ sung sắt cho trẻ từ khi nào?
Câu này lại chia 2 trường hợp các mẹ lưu ý đúng trường hợp con mình nhé!
1️⃣ Nếu bé sinh đủ tháng.
− Không cần bổ sung sắt trong 4-6 tháng đầu tiên vì lượng sắt này được tích luỹ trong bụng mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ.
− Sau 6 tháng - 1 tuổi: trẻ cần 1mg/kg thể trọng. Giai đoạn này bé ăn dặm còn đơn giản, bé bú mẹ toàn toàn thì nên bổ sung theo liều khuyến cáo ở trên (1mg/kg thể trọng). Nếu bé bú sữa công thức thì tính toán lại liều cho phù hợp.
− Trẻ lớn hơn 1 tuổi: nhu cầu này có thể đáp ứng qua bữa ăn, tuy nhiên nếu bé thiếu máu thiếu sắt (qua xét nghiệm) thì có thể bổ sung thêm sắt liều phù hợp.
2️⃣ Trẻ sinh thiếu tháng: Liều 2mg/kg từ tháng thứ 1 đến tháng 12. Sau 12 tháng thì xem phần trên.
Câu 2: Cách lựa chọn sắt phù hợp cho trẻ?
✅ Sắt hữu cơ 👉 giảm tác dụng phụ táo bón, nôn trớ
✅ Sắt II hoặc sắt III tương đương nhau về hiệu quả, lựa chọn sắt II thì dễ hấp thu hơn, không cần uống kèm vitamin C...
✅ Vị dễ uống. Vấn đề này nhỏ nhưng lại CỰC KỲ QUAN TRỌNG, bởi sắt có tốt đến mấy nhưng khó uống/ trẻ không hợp tác thì không có tác dụng.
✅ Dễ chia liều
Nguồn: The Johns Hopkins Hospital - The Harriet Lane Handbook 22nd Edition (2020).
CẢNH GIÁC BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
“Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Việt Nam công bố đã thanh toán bệnh đậu mùa ở người năm 1978. Trường hợp mắc bệnh đậu mùa tự nhiên cuối cùng trên thế giới xảy ra ở Somali, Châu Phi vào tháng 10/1977. Sau đó 2 năm (1979), việc thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn cầu đã được WHO xác nhận và Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) phê chuẩn vào tháng 5/1980. Từ đó đến nay, không có trường hợp bệnh đậu mùa nào ở người được báo cáo và vaccin phòng bệnh đậu mùa thông thường ở người đã không còn được sử dụng. Trên thế giới, chỉ có 2 nơi được cấp phép lưu trữ virus bệnh đậu mùa đảm bảo an toàn tuyệt đối là Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về virus học và kỹ thuật sinh học Koltsovo, Novosibirsk, Liên bang Nga.”
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus). Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, virus gây bệnh đậu mùa ở ngựa, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ…
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát bệnh tương tự như thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu bệnh đậu mùa tại Copenhagen (Đan Mạch), do đó có tên là "bệnh đậu mùa khỉ". Bệnh đậu mùa trên khỉ lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo ở một cậu bé 9 tuổi trong một khu vực đã loại trừ bệnh đậu mùa vào năm 1968.
Kể từ đó, bệnh đậu mùa ở khỉ đã được báo cáo xuất hiện trên người dân ở một số quốc gia Trung và Tây Phi khác: Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo và Sierra Leone. Phần lớn các ca bệnh xảy ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Các ca bệnh đậu mùa khỉ ở người đã xảy ra bên ngoài châu Phi liên quan đến đi du lịch quốc tế hoặc động vật nhập khẩu từ các quốc gia có dịch bệnh này.
Bệnh đậu mùa khỉ ít lây hơn bệnh đậu mùa người và ít gây bệnh nặng hơn. Vaccin chủng ngừa được sử dụng trong chương trình thanh toán bệnh đậu mùa ở người cũng giúp bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa ở khỉ.
Các ổ chứa tự nhiên của bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm châu Phi và các loài linh trưởng không phải người (như khỉ) có thể chứa virus và lây nhiễm sang người.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa ở người nhưng nhẹ hơn. Bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu với sốt, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức. Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa ở người và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên (nổi hạch) trong khi bệnh đậu mùa thì không. Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) đối với bệnh đậu mùa khỉ thường là 7-14 ngày nhưng có thể từ 5-21 ngày.
Bệnh bắt đầu với:
Sốt
Đau đầu
Đau cơ
Đau lưng
Sưng hạch bạch huyết
Ớn lạnh
Kiệt sức
Trong vòng 1 đến 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi xuất hiện sốt, bệnh nhân phát ban, thường bắt đầu ở mặt sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn sau trước khi tự khỏi: Dát (tổn thương da dạng phẳng) => Nốt sần => Mụn nước => Mụn mủ => Vảy
Bệnh thường kéo dài trong 2-4 tuần. Ở Châu Phi, bệnh đậu mùa khỉ đã được chứng minh là có thể gây tử vong cho 1/10 số người mắc bệnh.
Các trường hợp bệnh nghiêm trọng xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em và có liên quan đến mức độ phơi nhiễm virus, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tính chất của các biến chứng. Sự phát sinh thiếu hụt miễn dịch có thể dẫn đến kết quả tồi tệ hơn, nhất là những người dưới 40 đến 50 tuổi (tùy thuộc vào quốc gia) có thể dễ bị bệnh đậu mùa hơn do các chiến dịch tiêm phòng bệnh đậu mùa trên toàn cầu đã chấm dứt sau khi loại trừ dịch bệnh. Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể bao gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực.
Quá trình lây truyền bệnh đậu mùa khỉ
Sự lây truyền virus đậu mùa ở khỉ xảy ra khi một người tiếp xúc với virus từ động vật, người hoặc vật liệu bị nhiễm virus (dịch tiết, chất thải, áo quần, chăn ga gối nệm…). Virus xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc (mắt, mũi hoặc miệng).
Sự lây truyền từ động vật sang người có thể xảy ra do vết cắn hoặc vết xước, sơ chế thịt động vật, tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật liệu bị nhiễm virus.
Sự lây truyền từ người sang người được cho là chủ yếu xảy ra qua các giọt bắn lớn đường hô hấp. Các giọt bắn lớn đường hô hấp thường không thể di chuyển quá vài mét, vì vậy cần phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài (nhân viên y tế, các thành viên trong gia đình bệnh nhân, người tiếp xúc gần là có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn). Các phương thức lây truyền từ người sang người khác bao gồm tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật liệu bị nhiễm virus.
Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Mặc dù tiếp xúc cơ thể gần gũi là một yếu tố nguy cơ lây truyền được biết đến nhiều, nhưng tại thời điểm này vẫn chưa rõ liệu bệnh đậu khỉ có thể lây truyền cụ thể qua đường tình dục hay không.
Vật chủ tự nhiên của virus đậu mùa khỉ (vật mang mầm bệnh chính):
Nhiều loài động vật khác nhau đã được xác định là bị bệnh đậu mùa khỉ: bao gồm sóc Congo, chuột túi khổng lồ Châu Phi, chuột sóc, động vật linh trưởng không phải người và các loài khác. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định (các) ổ chứa chính xác và cách thức tồn tại virust trong tự nhiên.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa ở khỉ, nhân viên y tế nên thu thập mẫu bệnh phẩm thích hợp và vận chuyển an toàn đến phòng thí nghiệm. Việc xác nhận bệnh đậu mùa ở khỉ phụ thuộc vào loại và chất lượng của bệnh phẩm và loại xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là xét nghiệm thường được dùng trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Có một số biện pháp có thể được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm virus đậu mùa khỉ:
Hạn chế buôn bán động vật hoang dã
Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa virus (bao gồm động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
Nấu chín thịt và các sản phẩm động vật khác.
Tránh tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào, chẳng hạn như khăn trải giường…đã tiếp xúc với động vật bị bệnh.
Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác có thể có nguy cơ nhiễm bệnh.
Thực hành tốt vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) khi chăm sóc bệnh nhân.
Năm 2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccin JYNNEOSTM phòng bệnh đậu mùa ở người (còn được gọi là Imvamune hoặc Imvanex) để phòng chống bệnh đậu mùa ở khỉ (có hiệu quả ít nhất 85%). Việc tiêm phòng sau khi tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở khỉ có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn. Điểm hạn chế là tính không có sẳn của vaccin này.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ:
Tại thời điểm này, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho nhiễm trùng đậu mùa ở khỉ, nhưng các đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở khỉ có thể được kiểm soát. Để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, có thể sử dụng vaccin đậu mùa, thuốc kháng virus và huyết thanh miễn dịch (VIG). .
Thuốc kháng virus
- Cidofovir và Brincidofovir (CMX001)
Không có dữ liệu về hiệu quả của Cidofovir và Brincidofovir trong điều trị các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở người. Tuy nhiên, cả hai đều đã được chứng minh hoạt động chống lại poxvirus trong các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm.
- Tecovirimat (ST-246)
Không có dữ liệu về hiệu quả của thuốc này trong việc điều trị các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở người.
Các nghiên cứu sử dụng nhiều loài động vật khác nhau đã chỉ ra rằng Tecovirimat có hiệu quả trong điều trị bệnh do virus gây ra bởi orthopoxvirus. Các thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy loại thuốc này an toàn và có thể dung nạp được với chỉ những tác dụng phụ nhỏ. Hiệp hội Y tế Châu Âu (EMA) đã cấp phép sử dụng Tecovirimat cho bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2022 dựa trên dữ liệu trong các nghiên cứu trên động vật và con người. Tuy nhiên thuốc này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi
- Huyết thanh miễn dịch (VIG)
Không có dữ liệu về hiệu quả của VIG trong điều trị các biến chứng bệnh đậu mùa ở khỉ. Việc sử dụng VIG được thực hiện theo Chương trình thuốc mới (IND) và không có lợi ích nào được chứng minh trong điều trị các biến chứng đậu mùa. Người ta vẫn chưa biết liệu một người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nặng có được lợi khi điều trị bằng VIG hay không, tuy nhiên, việc sử dụng nó có thể được xem xét trong những trường hợp như vậy.
VIG có thể được xem xét để sử dụng dự phòng cho người bị phơi nhiễm bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Tóm lại, việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là chăm sóc toàn diện, nâng cao chế độ dinh dưỡng, điều trị giảm nhẹ triệu chứng, quản lý biến chứng và tránh di chứng lâu dài. Phòng ngừa, phát hiện sớm là công tác then chốt để kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ.
BS Nguyễn Anh Tuyến
Trưởng Khoa Nội Tổng hợp-Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng (tổng hợp từ CDC Hoa Kỳ và WHO).
D3k2 chân ái cho mọi e bé
Nguồn gốc balan
D3k2 được bác sĩ khuyên dùng cho bé từ 0 tháng tuổi , giúp bé hấp thu canxi được tốt hơn . Tránh tình trạng đổ mồ hôi trộm , quấy đêm ,còi cọc , chậm lớn, hay quấy khóc ❤️
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC MOLNUPIRAVIR
• Được bác sĩ cho chỉ định điều trị.
• Không dùng thuốc cho người dưới 18 tuổi .
• Không được cho con bú khi dùng thuốc và 100 ngày sau khi dừng thuốc .
• Không có thai khi dùng thuốc và 100 ngày sau khi dừng thuốc .
• Nam giới cũng không được để người khác mang thai trong thời gian dùng thuốc và sau khi ngừng thuốc 100 ngày .
• Thuốc dùng trước khi có triệu chứng 5 ngày có hiệu quả cao .
• Không dùng thuốc khi SpO2 < 96% ; đau ngực ; khó thở .
• Nghe giang hồ đồn uống thuốc 5 ngày xét âm tính nhưng người dùng phải lưu ý : XN ÂM TÍNH CŨNG PHẢI THEO DÕI SPO2, TÌNH TRẠNG THIẾU OXY MÁU THẦM LẶNG đến hết ngày thứ 10.
• THIẾU OXY MÁU THẦM LẶNG: Khi có một trong bốn dấu hiệu sau :
1/ Sáng ngủ mệt nhiều không muốn dậy
2/ Tiếng nói có vẻ hụt hơi
3/ Ăn ít hơn mọi ngày
4/ đi vệ sinh xong thấy mệt
Hãy gọi cấp cứu và đến bệnh viện .
Theo tôi không chỉ người dưới 18 tuổi mà người trong độ tuổi sinh sản cũng không nên dùng .
“Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”
Nguồn: Ths. Bs . Cao Văn Tuân
Bs Giang bs Tây y nhưng cũng là 1 người bố. Và mình thấy rất sốt ruột với cách mà nhiều người đối xử với trẻ nhỏ mỗi khi bị ốm. Ảnh này là các loại thuốc (còn thiếu 3 loại bổ béo) mà 1 bé chưa đầy 1 tuổi bị F0 ngày thứ 2 phải uống. Uống 1 ngày thì bé nằm ngủ hoài, chả dậy được luôn.
Với quan điểm của mình, bé không khác gì bị bạo hành.
Đố mọi người ko trong ngành y biết vì sao? :((
St
‼️ BỆNH NHÂN NHIỄM OMICRON TÁI NHIỄM SAU 15 NGÀY.
BÁC SĨ KHUYẾN CÁO KHẨN. ‼️
Chi tiết bình luận.👇
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Telephone
Website
Address
Đà Nẵng
Da Nang
Opening Hours
Monday | 08:00 - 21:00 |
Tuesday | 08:00 - 21:00 |
Wednesday | 08:00 - 21:00 |
Thursday | 08:00 - 21:00 |
Friday | 08:00 - 21:00 |
Saturday | 08:00 - 21:00 |
Sunday | 08:00 - 21:00 |
Đường Nguyễn Phước Nguyên, Đà Nẵng
Da Nang
� Chuyên Hàng Chuẩn Mỹ- Úc- Đức- Pháp- Nga- Nhật- Thái...� & �Chuyên Order China- TQXK- VNXK�
Nông Sơn Quảng Nam
Da Nang, 70000
mầm đậu nành có thành phần từ tự nhiên. nên an toàn cho mẹ cho bé bú. tăng v?
Da Nang
ISOduce chăm sóc buồng trứng của phụ nữ. Thực phẩm chức năng cao cấp chăm sóc
48 Đào Doãn Địch Phường Hòa Minh
Da Nang
Dược , mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, chăm sóc da, làm đẹp.
65 Ngô Thế Lân, Hoà An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng 550000
Da Nang, 352F+CWCẨMLỆ,ĐÀNẴNG,VIỆTNAM
𝗬𝗲̂́𝗻 𝗡𝗴𝗼̣𝗰 Đ𝗮̀ 𝗡𝗮̆̃𝗻𝗴 𝟲𝟱 𝗡𝗴𝗼̂ 𝗧𝗵𝗲̂́ 𝗟𝗮̂𝗻 𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲:𝟬𝟵𝟯𝟱𝟵𝟯𝟳𝟵𝟰𝟰
Kiệt 298 Lê Duẩn, Phường Tân Chính, Quận Thanh Khê
Da Nang
Sữa, vitamin, tpcn có bill, hàng bay Air do chính vợ chồng Như sinh sống tại Anh mua mang về
Nguyễn Như Đãi- Cẩm Lệ
Da Nang, 550000
Xuất xứ 100% Pháp 📌 1 OneGum (50mg Caffeine) = 125ml cafe 📌 100% ENERGY, 25% VITAMIN B, 0% SUGAR 📌 Tác động trong 5' kéo dài trong 4h
Khu Tái định Cư Số 6, Xã Hòa Sơn, Huyện Hòa Vang
Da Nang, 550000
Chuyên bán dược phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế, sữa dinh dưỡng....
164B Nguyễn Chí Thanh, Hải Châu
Da Nang, 55000
Sứ mệnh của Baby Garoo là mang đến các sản phẩm dinh dưỡng chính hãng từ Úc ?
70 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Hải Châu
Da Nang, 551950
Cung cấp thực phẩm bổ sung, Whey protein, Gym - Thể thai
28 Lỗ Giáng 9, Phường Hoà Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành Phố Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Nhà cung cấp dầu cá omega-3, thực phẩm chức năng chính gốc Nauy đa dạng nhất Việt Nam