Y Tế Cộng Đồng -Sức Khỏe phát triển của Bé

- Bổ sung chất xơ cho người có chế độ ăn thiếu chất xơ
- Giúp làm giảm tình

Photos from Y Tế Cộng Đồng -Sức Khỏe phát triển của Bé's post 11/09/2020

𝐂𝐡𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐛𝐮́ 𝐧𝐠𝐮̛̣𝐜 𝐛𝐞̂𝐧 𝐭𝐨 𝐛𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐨̉: 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐩𝐡𝐚́𝐩

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐛𝐮́ 𝐧𝐠𝐮̛̣𝐜 𝐛𝐞̂𝐧 𝐭𝐨 𝐛𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐨̉
Theo các chuyên gia, nếu một bên bầu ngực bị kích thích nhiều hơn bên còn lại, chẳng hạn như bé chỉ bú một bên ngực thì phía ngực đó sẽ tiết ra nhiều sữa cũng như phát triển kích thước lớn hơn. Từ đó dẫn đến kết quả hai bầu ngực có kích thước không đều nhau.

Ngoài ra, việc bạn cho con bú ở tư thế nằm nghiêng một bên quá nhiều cũng dễ khiến ngực thiếu cân đối. Bên cạnh đó, lý do có thể xuất phát từ tuyến sữa ở hai bầu ngực không đồng nhất.

Dẫu cho như thế, miễn rằng bé yêu vẫn nhận được đủ sữa mẹ và phát triển với tốc độ ổn định thì vấn đề cho con bú khiến ngực bên to bên nhỏ không phải là điều gì đáng để bạn lo ngại.

𝐌𝐚́𝐜𝐡 𝐛𝐚̣𝐧 𝐦𝐞̣𝐨 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐜𝐚̉𝐢 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐛𝐮́ 𝐧𝐠𝐮̛̣𝐜 𝐛𝐞̂𝐧 𝐭𝐨 𝐛𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐨̉
Thông thường, tình trạng ngực không đều nhau sẽ tự khỏi, tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang lo lắng, hãy thử các biện pháp giúp cải thiện hiện tượng cho con bú ngực bên to bên nhỏ, chẳng hạn như:

-Tập nâng tạ dưới sự tư vấn của các chuyên gia.
-Cân bằng thời gian bé được bú mẹ ở cả hai bên ngực.
Massage nhẹ nhàng bầu ngực vào mỗi tối sẽ giúp cải thiện kích thước.
-Khi nghỉ ngơi, hãy tránh nằm nghiêng về phía ngực mà bạn cần cải thiện kích thước.
-Nếu em bé chỉ thích bú mẹ một bên, hãy cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau để có cách khắc phục.
-Cho bé bú mẹ bằng bên ngực hiện đang có kích thước nhỏ hơn. Sau một vài ngày, bầu ngực của bạn sẽ bắt đầu tạo ra nhiều sữa mẹ hơn và bạn sẽ nhận thấy hai bầu ngực của mình trở nên cân đối hơn.
-Sau khi cho bé bú, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích vòng 1. Biện pháp này đồng thời có thể làm tăng nguồn cung cấp sữa mẹ.
𝐊𝐡𝐢 𝐧𝐚̀𝐨 𝐧𝐞̂𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐛𝐚́𝐜 𝐬𝐢̃?
Khi gặp các vấn đề sau, mẹ sau sinh hãy đến bác sĩ để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời:

-Chảy dịch đầu ti
-Ngực có cảm giác căng tức
-Đầu ngực có hình dáng lạ thường
-Tuyến vú bắt đầu xuất hiện các nốt u lạ
-Vùng da ngực có màu lạ, da nhăn nheo, lỏng lẻo.

𝐓𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐛𝐮́ đ𝐮́𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜𝐡 đ𝐞̂̉ 𝐡𝐚̣𝐧 𝐜𝐡𝐞̂́ 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 đ𝐞̂̀𝐮
-Cách đỡ bé: Mặt của con nên hoàn toàn hướng về phía người mẹ. Bạn hãy nâng cằm bé lên và để bộ phận này chạm vào ngực mẹ, đầu nên hơi ngả về phía sau.
-Ngậm núm: Bạn hãy chà nhẹ đầu ti của mình lên môi trẻ để khuyến khích thiên thần nhỏ há miệng rộng hơn thay vì mím chặt. Khi bé bú, con sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa trong miệng. Bên cạnh đó, mẹ nên kiểm tra sao cho phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ nhiều hơn bên dưới miệng.
-Cho con bú kiểu bế ngang: Đây là tư thế phù hợp dành cho hầu hết mọi người. Bạn nên kê gối đằng sau lưng để có điểm tựa khi con bú mẹ. Trẻ sơ sinh nên nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay mẹ sau sinh. Tuy nhiên, bạn nên tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé nhé.
-Cho bé bú nằm: Người mẹ nằm nghiêng một bên, hướng mặt bé vào bầu ngực mẹ. Khi bé đã ngậm vú đúng cách, kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú.

Photos from Y Tế Cộng Đồng -Sức Khỏe phát triển của Bé's post 10/09/2020

𝐓𝐫𝐞̉ 𝟏𝟔 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢: 𝐌𝐨̂́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐝𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠
Trẻ 16 tháng tuổi là những thiên thần nhỏ đáng yêu. Bé ở độ tuổi này dần tập đi, bập bẹ và nhún nhảy theo điệu nhạc, hứng thú với màu sắc.

Bài viết sau, mời bạn cùng Hello Bacsi khám phá sự phát triển và chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng tuổi nhé.

𝐁𝐞́ 𝟏𝟔 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 𝐥𝐚̀𝐦 𝐠𝐢̀?
Khi được 16 tháng tuổi, trẻ sẽ thích nghe bạn hát những vần điệu và bài hát dành cho trẻ ở tuổi mẫu giáo hoặc cố gắng hát theo bố mẹ bằng vốn từ ngữ ít ỏi của mình. Bé 16 tháng sẽ nói được khoảng 3 từ, nhiều bé thậm chí nói được đến 15-20 từ.

Bạn sẽ rất dễ đoán được sở thích của bé yêu vì trẻ nhỏ có xu hướng thích lặp đi lặp lại một vài hành động.

Mặc dù bố mẹ có thể ngạc nhiên về những điều bé 16 tháng tuổi làm được trong quãng thời gian này nhưng bé yêu sẽ không kiên nhẫn lắm đâu. Đôi khi, thiên thần nhỏ dễ dàng khóc quấy nếu chẳng hài lòng về vấn đề nào đó.

𝐂𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐨̂́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞́ 𝟏𝟔 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢
Chập chững: Hầu hết trẻ 16 tháng tuổi đều tập đi khá thành thạo. Đây sẽ là tiền đề cho những cột mốc quan trọng tiếp thep như leo trèo, chạy, đi lùi, nhảy giậm chân theo nhạc.
Mọc răng: Ngay từ 16 tháng tuổi, răng nanh của bé có thể bắt đầu mọc ra rồi đấy.
Luyện con sử dụng bô: Mặc dù lúc này con vẫn sẽ chủ yếu cần đến tã nhưng bố mẹ vẫn có thể luyện cho bé sử dụng bô ngay từ sớm để con làm quen với việc ra hiệu cho người lớn biết mình cần đi vệ sinh hoặc biết ngồi trên bô, bồn cầu đúng cách.

𝐆𝐢𝐚̂́𝐜 𝐧𝐠𝐮̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞́ 𝟏𝟔 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢
Trẻ từ 1-2 tuổi cần ngủ từ 11-14 giờ mỗi ngày. Thông thường, các bé sẽ luôn ngủ trưa và đi ngủ sớm vào buổi tối để có thể phát triển một cách tốt nhất.

𝐃𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏𝟔 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢

Photos from Y Tế Cộng Đồng -Sức Khỏe phát triển của Bé's post 08/09/2020

Bà bầu uống dầu cá: Lợi ích và lưu ý đi kèm

I. Bà bầu uống dầu có an toàn không?
Theo các chuyên gia, việc uống dầu cá khi mang thai có an toàn hay không sẽ phụ thuộc vào loại dầu mà bạn bổ sung vào cơ thể, cụ thể như sau:

Dầu cá được lấy từ phần thịt của cá được xem là an toàn
Dầu lấy từ gan cá (chẳng hạn như dầu gan cá tuyết) không an toàn cho phụ nữ mang thai vì chúng chứa hàm lượng retinol (vitamin A) cao, khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Khi sử dụng đúng cách, dầu cá sẽ mang đến lợi ích cho quá trình mang thai của bạn.

II. Lợi ích của uống dầu cá khi mang thai
Dầu cá mang lại lợi ích nhờ vào hai loại axit béo omega-3: EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Đặc biệt DHA là thành phần cấu trúc quan trọng của não và mắt, DHA đặc biệt quan trọng cho sự phát triển não và võng mạc thai nhi trong TCN III và đến 18 tháng sau sinh.

Cân bằng sản xuất tuyến tiền liệt: Omega-3 có trong dầu cá sẽ hỗ trợ quản lý việc sản xuất các tuyến tiền liệt điều hòa huyết áp, đông máu, phản ứng viêm và dị ứng, chức năng đường tiêu hóa và thận, sản xuất hormone và dẫn truyền thần kinh.
Ngăn ngừa rối loạn tâm trạng: EPA và DHA được biết đến là 2 axit béo có thể giúp mẹ bầu nâng cao tâm trạng tích cực và hạnh phúc trong thời kỳ mang thai cũng như sau sinh.
Sự phát triển của thai nhi: Các nghiên cứu cho thấy bà bầu uống dầu cá giúp sẽ giúp bé con chào đời trong tương lai có sự phát triển tốt về mắt, não bộ, phối hợp vận động thần kinh, giảm nguy cơ tỷ lệ cân nặng lúc sinh thấp.
Giúp mang thai và chuyển dạ an toàn: Omega-3 trong dầu cá cũng được biết là làm giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và kiểm soát cân nặng của mẹ bầu, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải.
Cải thiện hệ miễn dịch của thai nhi: Omega-3 có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, do đó, khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ bầu uống dầu cá có thể được tăng cường giúp chống lại các tình trạng như dị ứng, cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh qua trung gian miễn dịch khác.
III .Tác dụng phụ không mong muốn
-Việc bổ sung quá nhiều dầu cá sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành cục máu đông của bạn, vì omega-3 làm giảm độ dính của tiểu cầu.
- Dầu cá nguồn gốc từ các loài cá nước ngọt thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn, có thể gây hại cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bé và hệ thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ dầu từ cá mập, cá ngói (còn gọi là cá vược vàng hoặc cá hồng vàng), cá kiếm và cá thu vua.
- Bà bầu uống dầu cá chiết xuất từ gan cá chứa hàm lượng vitamin A cao có thể gây hại cho em bé trong bụng.

IV. Liều dùng bà bầu uống dầu cá phù hợp
Liều lượng khuyến cáo hàng ngày của axit béo omega-3 nên rơi vào khoảng 650mg, trong đó có 300mg DHA. Vì vậy, bạn có thể có thể bổ sung khoảng 3 gram dầu cá mỗi ngày.

Photos from Y Tế Cộng Đồng -Sức Khỏe phát triển của Bé's post 08/09/2020

𝐓𝐫𝐞̉ 𝟏𝟕 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢: 𝐒𝐮̛̣ 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐞̂́ đ𝐨̣̂ 𝐝𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞́
I. 𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭
Ở giai đoạn này, sự phát triển thể chất của bé yêu nhà bạn đột nhiên được cải thiện. Một số điều mà bạn nhận thấy là:

-Có thể tự đi và đôi lúc sẽ tự muốn được bước đi mà không có người lớn ở kế bên để nâng đỡ
-Đôi khi, bạn sẽ nhận thấy em bé sẽ cố gắng lẻn ra khỏi giường hay nôi
-Trẻ 17 tháng tuổi sẽ thử leo trèo trên mọi thứ, từ đồ nội thất, giường ngủ hoặc bất cứ thứ gì cao mà bé cảm thấy hứng thú
-Đến bây giờ, bạn sẽ chú ý cách con bạn sử dụng tay để cầm đồ và ăn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy bé thuận tay nào vào thời điểm này.
Khi con được 17 tháng tuổi, bạn hãy cho bé được tự do khám phá thế giới xung quanh nhằm phát triển các kỹ năng phối hợp hoạt động tay chân nhưng đồng thời, coi chừng những rủi ro. Để an toàn hơn, hãy đánh dấu những nơi không an toàn và nói hoặc ra hiệu với con. Mặc dù bé chưa thể hiểu ngay lập tức nhưng theo thời gian, trẻ sẽ có thể xác định được nơi nào trong nhà có nguy cơ khiến con bị thương và tránh xa khu vực đó.

𝐏𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐚́𝐜
Trong giai đoạn này, bé 17 tháng tuổi sẽ khám phá các mối quan hệ và sẽ bắt đầu nhận ra những khuôn mặt quen thuộc mà con hay tiếp xúc
-Con bạn có thể sử dụng các hành động như đánh hay cắn khi bé bực bội. Các cảm giác như tức giận, hạnh phúc, buồn bã đều được thể hiện rõ ràng trên gương mặt của trẻ.
-Một sự phát triển khác về giao tiếp mà bạn có thể nhận thấy ở bé 17 tháng tuổi là con có thể nhận ra người lạ hay quen một cách khá dễ dàng. Tránh ép buộc con phải tương tác hay tỏ ra hòa đồng. Trẻ sẽ tìm cách kết bạn và tương tác trong thời gian và tốc độ của riêng con.
-Đôi khi bé yêu sẽ tỏ ra chống đối và cáu bẳn với tất cả mọi thứ nhưng thay vì quát nạt hay dỗ dành, bố mẹ hãy cho con thời gian để tự bình tĩnh lại nhé.
-Bạn cũng sẽ nhận thấy bé bắt đầu khóc mếu khi bố mẹ rời đi. Do vậy, bạn hãy dỗ dành để con an tâm nhé.

𝐆𝐢𝐚̂́𝐜 𝐧𝐠𝐮̉ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐞́ 𝟏𝟕 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢

Trẻ nhỏ 17 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của bạn, vì vậy hãy đảm bảo bé ngủ đủ giấc hoặc bạn cũng có thể cho con được chợp mắt bất cứ khi nào bé muốn nhé.

Khi bé ở độ tuổi này, bạn cũng có thể nhận thấy khá khó để dỗ con đi vào giấc ngủ hoặc đang ngủ ngon nhưng lại tỉnh dậy quấy khóc. Đây là hiện tượng khá bình thường dù khiến không ít bố mẹ mệt mỏi vì phải dỗ dành con gần như suốt cả đêm, dẫu cho như vậy, bạn hãy cố gắng kiên nhẫn và luôn cho trẻ biết bố mẹ yêu bé nhiều như thế nào nhé.

𝐃𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟏𝟕 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢
Một số vitamin, khoáng chất và thực phẩm tốt cho trẻ 17 tháng tuổi gồm:

Carbohydrate
Carbohydrate giúp bé có thể thực hiện tất cả các hoạt động trong một ngày. Ngoài việc cung cấp năng lượng, carbohydrate còn thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ 17 tháng tuổi. Một em bé trong giai đoạn tập đi nên bổ sung khoảng 135 gram carbohydrate mỗi ngày với các thực phẩm lành mạnh như sữa chua, khoai tây, gạo, chuối.

Protein
Protein là một yếu tố dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển toàn diện của con. Bạn hãy cho bé ăn dặm các món ăn từ thịt bò, thịt heo, đậu nành để giúp trẻ tích trữ đủ năng lượng giúp xây dựng cơ bắp chắc khỏe cũng như đủ sức vui chơi khám phá cả một ngày dài.

Sắt
Một khi em bé được cai sữa mẹ, lượng sắt mà con hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày có thể bị ảnh hưởng theo. Sắt là khoáng chất cần thiết cho mục đích tạo máu, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ bé phát triển trí não. Thiếu sắt dễ dẫn đến nhiều tình trạng ảnh hưởng xấu đến trẻ 17 tháng tuổi chẳng hạn như thiếu máu, suy dinh dưỡng, da xanh xao nhợt nhạt.

Các chuyên gia khuyến khích bé nên được bổ sung khoảng 7mg sắt mỗi ngày trong chế độ ăn uống từ những thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như:

Gan
Trứng
Thịt bò
Bông cải
Khoai lang
Các món ăn biến tấu từ đậu nành (đậu hũ, sữa đậu nành)
Các món ăn biến tấu từ sữa (sữa chua, váng sữa, phô mai)
Calo
Trẻ 17 tháng tuổi có thể khá biếng ăn và điều này cũng có nguy cơ khiến bé không nhận đủ lượng calo cần thiết để duy trì hoạt động trong ngày. Mỗi ngày, bé nên được nạp vào cơ thể từ 1000- 1400 calo. Đây là một cách tuyệt vời để giúp bé luôn khỏe mạnh, năng động.

Một số thực phẩm giàu calo tốt cho bé yêu mà bạn có thể tham khảo gồm:

Sữa
Phôi mai
Các loại thịt
Bơ đậu phộng
Các loại trái cây và rau.
Chất xơ

Để con yêu không bị táo bón, bạn hãy cho con ăn các loại rau đã được hầm mềm với màu sắc bắt mắt chẳng hạn như bông cải, cà rốt, đậu Hà Lan hoặc các loại trái cây như dưa hấu, dưa lưới.

Nước
Bên cạnh sữa thì người lớn cũng nên cho bé uống thêm nước đều đặn các cữ trong ngày để giúp bé không bị khô da cũng như tốt cho quá trình tiêu hóa bạn nhé.

08/09/2020

Đ𝐢 𝐛𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐛𝐞́ 𝐯𝐮̛̀𝐚 𝐚𝐧 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐯𝐮̛̀𝐚 𝐯𝐮𝐢 𝐯𝐞̉ 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝟓 𝐛𝐢́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 đ𝐨̛𝐧 𝐠𝐢𝐚̉𝐧
𝟏. Đ𝐚̉𝐦 𝐛𝐚̉𝐨 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐜𝐨́ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐛𝐨́𝐧𝐠 𝐦𝐚́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐞́
Một trong những vấn đề khó khăn nhất khi đi biển với bé là ở biển có quá nhiều nắng và bạn không muốn làn da của bé phơi dưới ánh nắng quá lâu dù bạn đã cho bé đội mũ và thoa kem chống nắng.

Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn có thể mang theo một chiếc dù che nắng cỡ lớn cho gia đình. Chiếc dù này không chỉ cung cấp bóng mát cho gia đình bạn mà còn giúp che chắn ánh mặt trời. Điều này sẽ giúp tạo ra một không gian tuyệt vời để bạn vui chơi với bé.

𝟐. 𝐓𝐢̀𝐦 𝐜𝐡𝐨̂̃ đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐞́ 𝐜𝐡𝐨̛𝐢
Một vấn đề khác khi đi biển với bé là bạn phải tìm được một nơi an toàn để đặt bé xuống. Bạn cần nghỉ ngơi chứ không thể bế bé hoài được. Nếu bạn để bé trên cát thì một lúc sau bé sẽ bỏ cát vào đầy miệng mình đấy. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể chuẩn bị một cái phao có mái che dành cho trẻ sơ sinh để bảo vệ bé trong khi bé chơi đùa với nước.

𝟑. 𝐂𝐡𝐨̣𝐧 𝐛𝐚̃𝐢 𝐛𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐨́ 𝐬𝐨́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐞̣
Khi đi biển với bé, bạn nên chọn những bãi biển thân thiện với trẻ nhỏ. Những bãi biển này ít có sóng hoặc sóng nhẹ, êm giống như hồ bơi, bãi thoai thoải chứ không sâu, tránh chọn những bãi biển với những con sóng mạnh và cao.

Những bãi biển có nhiều sóng có thể khiến bé đứng lên khó khăn và bạn phải dành nhiều thời gian trông chừng để đảm bảo rằng bé sẽ không bị té và uống đầy nước.

𝟒. 𝐂𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐭𝐡𝐞̂𝐦 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐚̂́𝐦 𝐯𝐚̉𝐢 𝐥𝐨̛́𝐧 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐚̉𝐢 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐜𝐚́𝐭
Hãy chuẩn bị một tấm trải lớn và dễ rũ cát để cho bé có thể vui chơi mà không phải quan tâm đến việc cát có thể khiến bé khó chịu.

𝟓. 𝐌𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐤𝐡𝐚̆𝐧 𝐭𝐚̆́𝐦 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐚̂́𝐦 𝐭𝐫𝐚̉𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐱𝐞
Dù có làm gì đi nữa thì sau khi đi biển, gia đình bạn dễ đem cát lên xe. Để dễ dàng vệ sinh, bạn có thể trải một tấm thảm cao su lên sàn xe. Ngoài ra, trước
cho bé về, bạn nên dùng khăn tắm vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ hết cát ra khỏi người bé. Khi đưa bé ra xe, hãy bế bé lên để tránh dính cát nhé.

08/09/2020

TRẺ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG
Đi ngoài phân sống là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và dễ ốm do giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về thể chất lẫn trí tuệ sau này của trẻ. Ngoài ra việc nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy cũng gây ra những hệ lụy lớn. Vậy các bà mẹ nên làm gì khi con đi ngoài phân sống?
⁉️Thế nào là phân sống?
🌼Trẻ em đi phân sống thường có biểu hiện phân lợn cợn, màu nhạt, mùi tanh chua, phân thường nhầy bọt sủi tăm hoặc có màu nước khác biệt so với màu phân. Nhiều bé đi phân sống còn thấy phân ngả màu xanh như màu rau thay vì màu vàng như bình thường.
⁉️Vì sao trẻ lại bị sống phân?
⛔Chế độ ăn uống chưa hợp lý: cha mẹ cần phải xem lại cách chế biến bữa ăn đã phù hợp theo lứa tuổi của bé chưa (với bé càng nhỏ tuổi thức ăn cần phải thật mềm và nhuyễn để con dễ tiêu hóa hơn).
⛔Trẻ ăn dặm, ăn bột quá sớm trong khi cơ thể chưa tiết được enzyme tiêu hóa các thức ăn mà bé ăn vào nên rất dễ gây ra tình trạng đi ngoài phân sống. Ví dụ: tinh bột được tiêu hóa chủ yếu nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt, tuy nhiên phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết đủ lượng cần thiết.
⛔Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, chất béo... để con lớn nhanh, dẫn đến rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ hết được dẫn đến việc trẻ đi ngoài phân sống.
⛔Do uống thuốc kháng sinh khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại lẫn những lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống, hậu quả là trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
⁉️Mẹ nên làm gì khi con đi ngoài phân sống?
Con đi ngoài phân sống, nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, gây mệt mỏi, chán ăn, còi cọc, chậm lớn. Khi con đã có những dấu hiệu đi ngoài sống phân, cha mẹ nên cho con đến bệnh viện khám để được thăm khám về tính trạng tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là cách xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài của bé, để có phương án điều trị kịp thời nhất.

08/09/2020

🍵🍵THỜI ĐIỂM NÀO CON SẴN SÀNG ĂN DẶM ?
❓ 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐚̆𝐧 𝐝𝐚̣̆𝐦 ?
Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô hơn sữa mẹ, nhằm góp phần bổ sung thêm dinh dưỡng phục vụ cho sự phát triển của trẻ. Đây là bước chuyển từ việc sử dụng sữa mẹ đơn độc sang một thực đơn đa dạng với sự phối hợp của nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ đã có khả năng bắt đầu bài tiết các loại men tiêu hóa cơ bản, nhưng mức độ hoàn thiện vẫn chưa thực sự tốt để đáp ứng các yêu cầu của việc ăn dặm. Chính vì thế, mặc dù đã có sự bài tiết các men tiêu hóa nhưng việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 4 vẫn là quá sớm và có thể gây hại cho trẻ.
Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện để tham gia hoạt động tiêu hóa hiệu quả, cũng như nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ cũng lớn hơn, nếu chỉ ăn sữa mẹ không thể đáp ứng được..
❓ 𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐡𝐨̛̣𝐩?
Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, nên cần có thời gian để phát triển các cơ quan và tuyến tiêu hóa. Vì vậy, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều gây nên những hậu quả khó lường cho sức khỏe của trẻ.
⚠️ Bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm: ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn toàn vì thế trẻ thường mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng hơi, tổn thương dạ dày, ruột, dị ứng... Hơn nữa, ở giai đoạn này thể tích dạ dày của trẻ rất nhỏ, cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này khiến trẻ có cảm giác mau no và không thèm bú, nên dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
⚠️ Ăn dặm quá muộn: khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu về khẩu phần ăn của con, nếu mẹ cho con ăn dặm muộn, trẻ sẽ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, hụt cân , thiếu máu và chậm phát triển hơn so với những trẻ khác.

08/09/2020

📣📣TIÊU CHẢY KÉO DÀI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tiêu chảy là một bệnh lý đường tiêu hóa dễ gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, cha mẹ không nên chủ quan khi con mắc các rối loạn này nhằm tránh các biến chứng không nên có.
➊𝐓𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐚̉𝐲 𝐤𝐞́𝐨 𝐝𝐚̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
🍅Tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy có khởi đầu cấp và kéo dài từ 14 ngày trở lên, có thể dẫn đến các rối loạn dinh dưỡng, và do đó đòi hỏi can thiệp của dinh dưỡng lâm sàng. Định nghĩa trên loại trừ các nguyên nhân riêng biệt gây tiêu chảy mạn tính như bệnh crohn hay bệnh celiac.
♻️Tiêu chảy kéo dài là một trong những vấn nạn lớn của các nước đang phát triển, nơi mà tỷ lệ tử vong do tiêu chảy chiếm khoảng 23- 62%, trẻ có dấu hiệu mất nước vừa hoặc nặng, suy dinh dưỡng nặng: tiêu chảy nặng, cần nhập viện và điều trị đặc biệt.
❷𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐚̉𝐲?
🍪Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
❌Chế độ ăn không hợp lý: ăn thực phẩm nhiều đường chứa sorbitol, mannitol, hoặc xylitol, thực phẩm quá nhiều chất dinh dưỡng; sử dụng thuốc kháng sinh, ăn thực phẩm nhiều giàu mỡ.
⛔Dị ứng thức ăn, ăn thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
🔍Người bị hội chứng IBS (hội chứng ruột kích thích) thường sẽ đại tiện phân lỏng kéo dài, phân không có máu và luôn có cảm giác chưa đi ngoài hết.
❸𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐚̉𝐲 𝐤𝐞́𝐨 𝐝𝐚̀𝐢
✔️Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày hợp vệ sinh. “Ăn chín, uống sôi” trong mỗi bữa ăn và không ăn thức ăn ôi thiu. Kiểm tra thực phẩm để tránh tình trạng ăn nhầm thực phẩm nhiễm bệnh (cúm gia cầm, heo tai xanh...). Ngoài ra, nên lưu ý không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua, ngâm ủ lâu ngày như dưa, cà...
✔️Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú sữa mẹ và tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ.
✔️Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn vi rút gây bệnh.

08/09/2020

HỘI CHỨNG NÔN TRỚ Ở TRẺ
♻️Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Đây là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn, cũng có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

♻️Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống, hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể

💠 Cách khắc phục :

✔️Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.

✔️Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

✔️Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

✔️Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

✔️Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

-Nếu trẻ nôn, trớ nhiều kèm theo các dấu hiệu như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v…Có thể trẻ đang gặp phải các tình trạng bệnh lý như : nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử...
Mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám và điều trị sớm

08/09/2020

9 NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG CHẬM TĂNG CÂN Ở TRẺ

Cân nặng và chiều cao là thước đo đánh giá sự phát triển ở trẻ. Thế nhưng, nhiều trẻ chậm tăng cân hay sút cân so với những đứa trẻ khác luôn làm bố mẹ lo lắng.

Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

✅ Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày đủ chất và đa dạng
Mẹ cần cho bé ăn đầy đủ nhóm dinh dưỡng thiết yếu (đạm, chất béo, chất bột, vitamin và khoáng chất) và chế biến đa dạng, bắt mắt giúp con luôn thấy thích thú trong mỗi bữa ăn.

✅Bổ sung vitamin từ nhiều nguồn dinh dưỡng
Vitamin và khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa cơ bản của cơ thể. Do đó, bố mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng này từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để vừa cung cấp cho trẻ đủ vi chất, đồng thời bổ sung nguồn chất xơ dồi dào, giúp bé tiêu hóa tốt.

✅Không quên bổ sung chất béo trong chế độ ăn hằng ngày
Trẻ càng lớn dần, càng vận động nhiều, nhu cầu năng lượng càng tăng cao. Chất béo cung cấp nguồn năng lượng rất lớn, gấp đôi chất đạm và chất bột. Vì thế, hãy chọn cho trẻ những loại dầu thực vật, chất béo không bão hòa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mẹ nhé.

✅Không nên ép bé ăn
Mẹ nên để bé chủ động ăn theo nhu cầu và không nên ép bé ăn. Việc này có thể gây nên tâm lý sợ sệt cho bé làm bé sợ ăn. Nếu bé ăn quá ít, mẹ hãy tăng cường thêm các bữa phụ để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nhé.

✅Không xay nhuyễn thức ăn khi bé đến độ tuổi có thể tự nhai
Khi bé mọc răng hoặc có thể tự nhai, nuốt mẹ không nên nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn, hãy để bé tự cảm nhận vị ngon của thức ăn và kích thích hệ tiêu hóa tiết nhiều enzyme tiêu hóa thức ăn hơn.

✅Tăng số bữa ăn hàng ngày cho trẻ
Mẹ có thể tăng số bữa ăn cho bé lên 5-6 bữa một ngày. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho bé vào các bữa ăn chính và ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.

✅Không nên tự ý cho bé dùng thuốc bổ
Hiện nay, có nhiều sản phẩm quảng cáo tràn lan trên thị trường là có thể mang lại những tác dụng rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó không được kiểm chứng lâm sàng, có thể nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, chỉ nên cho bé sử dụng các loại thuốc bổ khi được chuyên gia y tế hoặc bác sĩ khuyên dùng.

✅Tăng cường vận động thể chất cho bé
Hoạt động thể chất không những giúp bé phát triển chiều cao mà còn giúp trẻ kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.

✅Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa
Bổ sung các sản phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tiêu hóa của bé tốt hơn. Tuy nhiên, bố mẹ hãy tham khảo kỹ trước khi dùng nhé.

Bố mẹ hãy tuân thủ 9 nguyên tắc này để con luôn lớn khỏe mỗi ngày nhé!

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Hà Đông?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


60 Liên Cơ đại Mỗ Nam Từ Liêm
Hà Đông

Other Health & Wellness Websites in Hà Đông (show all)
Bác Sĩ Nguyễn Hồng Siêm - Chuyên Chữa Tiểu Đêm, Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Bác Sĩ Nguyễn Hồng Siêm - Chuyên Chữa Tiểu Đêm, Phì Đại Tuyến Tiền Liệt
197 Trần Phú
Hà Đông, 10000

Thầy thuốc Nhân Dân, Bác sĩ, PGS.TS Chuyên Khoa II Nguyễn Hồng Siêm giữ cương vị

BELLU VP9 BELLU VP9
2X38+GJQ, Ỷ Lan, Dương Xá, Gia Lâm, Hanoi
Hà Đông, 100000

PGS Nguyễn Hồng Siêm - Chữa Sỏi Mật, Sỏi Thận, Sỏi Tiết Niệu PGS Nguyễn Hồng Siêm - Chữa Sỏi Mật, Sỏi Thận, Sỏi Tiết Niệu
339 Quang Trung
Hà Đông, 10000

Điều Trị Sỏi Thận ,Sỏi Mật ,Sỏi Tiết Niệu Gọi Cho Bs Siêm : 0889.063.281 • N

Thanh Saxena -  Sản Phẩm Số Thanh Saxena - Sản Phẩm Số
Văn Phú
Hà Đông, 100000

Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm số, công cụ hỗ trợ marketing online như website, facebook, zalo, tiktok , fanpage

Khớp Mộc Khang Chính Hãng Khớp Mộc Khang Chính Hãng
Hà Đông, 100000

Khớp Mộc Khang hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, sản xu?

Fujikima Store Fujikima Store
Lê Lợi Hà đông
Hà Đông

Hỗ trợ chuyên sâu massage vùng vai, cổ, lưng Hàng chính hãng 100%

Dạ Dày Khang - Khắc Tinh của Viêm Loét, Trào Ngược, Khuẩn HP Dạ Dày Khang - Khắc Tinh của Viêm Loét, Trào Ngược, Khuẩn HP
Số 1/Bà Triệu
Hà Đông, 100000

Dạ Dày Khang - Khắc Tinh của Viêm Loét, Trào Ngược, Khuẩn HP

Tư Vấn Nam Khoa - Phòng Khám Đa Khoa Hà Nội Tư Vấn Nam Khoa - Phòng Khám Đa Khoa Hà Nội
Giải Phóng
Hà Đông, 10000

Ở đây chúng tôi có đội ngũ b.sĩ giàu kinh nghiệm trong tư vấn và điều trị c?

An Phế plus - Viên Ngậm Viêm Họng Chính Hãng VN An Phế plus - Viên Ngậm Viêm Họng Chính Hãng VN
Số 1/Bà Triệu
Hà Đông, 100000

An Phế plus - Viên Ngậm Viêm Họng Chính Hãng VN

PK Sức Khỏe Nam Giới PK Sức Khỏe Nam Giới
497 Quang Trung/
Hà Đông, 100000

Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh nam khoa, bệnh xã hội,...

Có Nguyên Sinh Group- Nuôi con nhàn tênh không kháng sinh Có Nguyên Sinh Group- Nuôi con nhàn tênh không kháng sinh
BT10/KDT An Hưng
Hà Đông, 1180000

Tất cả sản phẩm của Nguyên Sinh Group được sản xuất tại nhà máy đạt chứng nhận GMP, GPL,GSP,CGMP